MỤC LỤC
Phần I : Tổng quan về Công ty Cổ phần đầu tư Sông Đà Sao Việt 2
Giới thiệu về Công ty 2
Quá trình hình thành và tiềm năng cơ sở vật chất 4
Quá trình hình thành 4
Tiềm năng cơ sở vật chất 7
Báo cáo kết quả hoạt động của Công ty trong những năm qua 9
Hệ thống tổ chức của Công ty 11
Sơ đồ tổ chức 11
Cơ cấu bộ máy quản lý điều hành 12
Phần II: Tổ chức hoạt động Phòng kế hoạch Đầu tư trong Công ty 15
2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Phòng 15
2.2 Mối quan hệ với các P
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư Sông Đà Sao Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòng, Ban khác trong Công ty 17
2.3 Phân tích công việc từng nhân viên trong Phòng 19
2.3.1 Trưởng phòng 19
2.3.2 Bộ phận kinh tế đầu tư 19
2.3.3 Bộ phận kế hoạch 22
Phần III: Đề xuất đề tài chuyên đề thực tập 22
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ SAO VIỆT
Giới thiệu về công ty
Tên công ty :
Tên giao dịch :
Tên viết tắt :
Địa chỉ trụ sở chính :
Điện thoại :
Fax :
Website :
Email :
Tài khoản
Vốn điều lệ :
Vốn pháp định :
Mã số thuế :
Đăng ký kinh doanh :
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SÔNG ĐÀ SAO VIỆT
SONG DA VIET STAR INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
VISTAR.,JSC
Phòng 125 – ĐN5 – CT4 Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
(84 – 4) 37853748 / 37855659
(84 – 4) 37853748 / 37855716
vistar.company@gmail.com
21510000338575
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy
200.000.000.000 VNĐ ( hai trăm tỷ đồng)
6.000.000.000 VNĐ ( sáu tỷ đồng)
0101887733
0103011179
Do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 8/3/2006.
Thay đổi lần 4 ngày 17/12/2008
Lĩnh vực kinh doanh:
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi;
Kinh doanh vật liệu xây dựng và đồ trang trí nội, ngoại thất;
Trang trí nội, ngoại thất;
Kinh doanh khai thác dịch vụ về nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp;
Đại lý kinh doanh xăng dầu;
Kinh doanh bất động sản;
Kinh doanh, khai thác và các dịch vụ vệ sinh công nghiệp;
Khoan, thăm dò địa hình, địa chất, thuỷ văn;
Đo đạc bản đồ địa hình, địa chất;
Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc ngành công nghiệp, ngành xây dựng, giao thông;
Vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá bằng ô tô;
Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử, điện lạnh và điện dân dụng;
Mua bán, khai thác các loại khoáng sản ( trừ loại khoáng sản Nhà nước cấm);
Sản xuất, mua bán các sản phẩm đồ nhựa, đồ kim loại;
Kinh doanh phôi thép, thép thành phẩm các loại sản phẩm và trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ phục vụ ngành sản xuất thép, xây dựng công nghiệp và dân dụng;
Sửa chữa, lắp ráp, kinh doanh ô tô các loại;
Dịch vụ môi giới bất động sản;
Dịch vụ định giá bất động sản;
Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;
Dịch vụ tư vấn bất động sản;
Dịch vụ đấu giá bất động sản;
Dịch vụ quảng cáo bất động sản;
Dịch vụ quản lý bất động sản;
Dịch vụ uỷ thác đầu tư;
Quá trình hình thành và tiềm năng cơ sở vật chất
Quá trình hình thành
Năm 2006:
Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà Sao Việt được thành lập ngày 8/3/2006 theo đăng ký kinh doanh số 0103011179 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp, với số vốn điều lệ là 50 000 000 000 đồng (năm mươi tỷ đồng), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực lập dự án đầu tư, đầu tư, xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, các dự án kinh doanh phát triển nhà,... ; kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị máy móc ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông; kinh doanh vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội, ngoại thất,...; và các ngành nghề khác.
Công ty được thành lập bởi các cổ đông đều là những cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm, đã từng hoạt động và làm việc trong các công ty lớn về lĩnh vực lập dự án, đầu tư, xây dựng. Họ là những người có khả năng lãnh đạo, có khả năng phân tích thị trường, họ nhận thấy sự phát triển của ngành xây dựng, tương lai phát triển của thị trường bất động sản nên đã cùng nhau thành lập lên Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Sông Đà Sao Việt với mục tiêu xây dựng Công ty thành một trong những Công ty có năng lực và uy tín cao trong lĩnh vực lập dự án, đầu tư và xây dựng.
Trong thời gian đầu thành lập, Công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn : các dự án phát triển bất động sản hầu hết còn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, việc lập báo cáo đầu tư, thiết kế cơ sở, phê duyệt quy hoạch gặp nhiều vướng mắc do các thủ tục hành chính phức tạp,... nhưng Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn không ngừng cố gắng, và phấn đấu để phát triển Công ty ngày càng vững mạnh như mục tiêu đã đề ra.
Cũng trong năm 2006 này, Ban lãnh đạo Công ty đã có một ý tưởng giúp cho ngành xây dựng tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn trong vấn đề thi công xây lắp. Nhận thấy rằng, đầu nối thép công nghiệp là một sản phẩm rất tiện lợi, giúp tiết kiệm chi phí trong xây dựng, nhưng sản phẩm này hiện nay đang phải nhập khẩu từ nước ngoài, do đó giá thành vẫn rất cao. Ban lãnh đạo Công ty đã quyết định lên kế hoạch thành lập một nhà máy sản xuất đầu nối thép công nghiệp tại Việt Nam.
Năm 2007:
Sau khi Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn đặc biệt là về các mảng thị trường: chung cư, biệt thự, văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại. Nguyên nhân của sự phát triển này, một mặt là do sự hội nhập kinh tế, khiến những nhà đầu tư trong và ngoài nước nhận thấy sự phát triển của thi trường bất động sản Việt Nam, họ thấy rằng đây là một cơ hội lớn để đầu tư; mặt khác cũng vào thời điểm này, một nguồn vốn cũng khá lớn được chuyển vào kênh đầu tư bất động sản đó là sự chuyển đổi vốn từ kênh đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, vào thời điểm này, Chính phủ cũng quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của thi trường bất động sản bằng cách ban hành luật kinh doanh bất động sản cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật.
Nhận thấy được sự phát triển của thị trường và nắm bắt được những quy định của Pháp luật, ngày 11 tháng 12 năm 2007, Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà Sao Việt thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ hai với nội dung tăng thêm một số lĩnh vực kinh doanh mới đó là: Dịch vụ môi giới bất động sản; định giá bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; tư vấn bất động sản; đấu giá bất động sản; quảng cáo bất động sản; quản lý bất động sản; và uỷ thác đầu tư. Với số vốn điều lệ là 200 000 000 000 đồng (hai trăm tỷ đồng) và vốn pháp định là 6 000 000 000 đồng (sáu tỷ đồng).
Năm 2008:
Ngày 13 tháng 4 năm 2008, Công ty cổ phần đầu tư Sông Đà Sao Việt thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ ba, với nội dung mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 17 tháng 12 năm 2008, Công ty Cổ phần đầu tư Sông Đà Sao Việt thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ tư, với nội dung thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty. Hiện nay, người đại diện theo pháp luật của công ty đó là ông: Trần Việt Sơn - Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc.
Công ty Cổ phần đầu tư Sông Đà Sao Việt với mục tiêu phát triển Công ty thành một Công ty có năng lực và uy tín cao, do đó Ban lãnh đạo Công ty luôn tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên trong Công ty có một môi trường làm việc tốt nhất, hỗ trợ nhân viên trong việc học hỏi kinh nghiệm để trở thành những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản. Do đó, cho đến nay, các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm và được công ty cử đi học các lớp đào tạo chuyên môn về kinh doanh bất động sản có chứng chỉ hành nghề như môi giới bất động sản, định giá bất động sản và quản lý sàn.
Năm 2009:
Sau ba năm nghiên cứu, sản xuất và đưa vào thử nghiệm, đến nay sản phẩm đầu nối thép công nghiệp của Công ty Cổ phần đầu tư Sông Đà Sao Việt đã được chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao và chính thức được cấp phép sản xuất sản phẩm này. Đây là một trong những bước tiến lớn cho ngành xây dựng trong việc tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng xây dựng.
Tiềm năng cơ sở vật chất
Các đơn vị sản xuất kinh doanh:
Nhà máy sản xuất đầu nối thép công nghiệp ( Coupler);
Sàn kinh doanh bất động sản;
Các ban điều hành dự án;
Dự án khu đô thị Văn Phú – Hà Đông;
Kinh doanh xuất nhập khẩu/ Uỷ thác/ Phân phối các sản phẩm thép, cao su và các kim loại khác.
Kinh doanh các thiết bị máy móc, vật liệu ngành xây dựng.
Công ty là doanh nghiệp được phép hoạt động đa chức năng, có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của ngành xây dựng, bất động sản, thương mại,…
Lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân viên:
Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà Sao Việt có lực lượng chuyên gia, cán bộ có trình độ kỹ thuật cao, có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành các dự án, được đào tạo chính quy, trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ công nhân và kỹ thuật đông đảo gồm các nghề: thợ nề, thợ mộc, thợ cốp pha, thợ sắt, thợ bê tông, thợ máy, trắc địa,… Bên cạnh đó, với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt tình và chuyên nghiệp về lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng là thế mạnh thực sự của Công ty.
Hình 1.2.2.1 : Lực lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân viên:
TT
DANH MỤC
SL
THEO THÂM NIÊN
> 5 NĂM
> 10 NĂM
1
ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC
Thạc sỹ kỹ thuật
Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư máy xây dựng
Kỹ sư địa chất công trình
Kỹ sư kinh tế xây dựng, giao thông
Cử nhân kinh tế tài chính
Kiến trúc sư
Kỹ sư trắc đạc
Kỹ sư công trình giao thông
Kỹ sư thuỷ lợi
Kỹ sư các ngành nghề khác
51
2
10
3
3
8
8
6
2
4
2
3
24
1
3
2
2
4
3
2
1
3
1
2
27
1
7
1
1
4
5
4
1
1
1
1
2
CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP
4
2
2
3
CÔNG NHÂN
150
-
-
( Nguồn : Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà Sao Việt )
Cơ sở vật chất trang thiết bị:
Công ty có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác thi công xây lắp công trình gồm:
Nhà máy sản xuất đầu nối thép công nghiệp quy mô 10.000 m2 tại huyện Hoài Đức - Tỉnh Hà Tây
Dự án Khu Đô thị quy mô 30ha tại Huyện Hoài Đức - Tỉnh Hà Tây
Sàn giao dịch Bất động sản
Hình 1.2.2.2 : Năng lực thiết bị phục vụ thi công xây lắp
Số
TT
Tên thiết bị
Loại kiểu
Nhãn hiệu
Nước
sản xuất
Năm
sản xuất
Số lượng
Giá trị
1
Dây truyền sản xuất đầu nối ống thép
Nhật
2007
2
45 tỷ
( Nguồn : Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà Sao Việt )
Hình 1.2.2.3 : Các công trình xây lắp và dự án đầu tư đã và đang triển khai
STT
Tên công trình
Quy mô CT
Giá trị CT
1
Công trình cải tạo nhà Maxport
2,6 tỷ
2
Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì
4 tỷ
3
Thi công hạ tầng KĐT Nam An Khánh
16ha
12 tỷ
4
Dự án khu nhà ở Nam Hồng – Đông Anh
5,8ha
500 tỷ
5
Dự án toà nhà cao cấp số 49 Trung Kính
4000m2
800 tỷ
( Nguồn : Công ty Cổ phần Đầu tư Sông Đà Sao Việt )
Báo cáo kết quả hoạt động của Công ty trong những năm qua
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
từ 08/03/2006 đến 31/12/2007
Quý II/2008
Tổng giá trị tài sản
314.099.711.251
489.990.827.821
Doanh thu thuần
397.427.566.361
102.769.996.849
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
41.979.506.184
8.299.297.128
Lợi nhuận khác
109.051.003
(7.500.000)
Lợi nhuận trước thuế
42.088.557.187
8.291.797.128
Lợi nhuận sau thuế
30.288.053.174
8.291.797.128
Nguồn: CTCP Đầu tư Sông Đà - Sao Việt
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
* Thuận lợi
Sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, cùng với những thay đổi tích cực trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo cơ hội cho việc mở rộng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt là nhu cầu về nhà ở tăng lên đã tạo ra những cơn sốt mạnh đối với thị trường bất động sản trong năm 2007. Điều này tạo thuận lợi cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị.
Với quy mô hoạt động lớn, địa bàn hoạt động dàn trải trên nhiều miền đất nước, Công ty có một loạt các nhà cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào là những bạn hàng truyền thống nên Công ty đã chủ động được phần lớn lượng vật tư và các chi phí đầu vào khác trên cơ sở chào giá cạnh tranh của các đối tác cung cấp làm giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
Với lực lượng các cán bộ công nhân viên, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, Công ty rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công các công trình lớn. Ngoài ra nhờ có kiến thức sâu sắc về máy móc thiết bị và địa hình khu vực Bắc trung bộ, nên đội ngũ này giúp cho Công ty luôn thực hiện tốt các yêu cầu của chủ đầu tư và đảm bảo cho các sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt nhất, với thời gian thi công nhanh nhất.
Sự chỉ đạo và đề ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban lãnh đạo Công ty là nhân tố làm nên thắng lợi của Công ty trong năm qua.
* Khó khăn
Địa bàn hoạt động của Công ty xuyên suốt từ Bắc vào Nam, dàn trải trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau gây khó khăn cho công tác quản lý và điều hành, kéo theo bộ máy mở rộng, phát sinh chi phí quản lý.
Giá cả các loại nhiên liệu trên thị trường phụ thuộc vào sự biến động của giá cả trên thế giới. Trong thời gian qua giá cả nhiên liệu luôn có xu hướng biến động tăng, làm gia tăng chi phí hoạt động của máy móc thiết bị, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng tương ứng và hệ quả tất yếu làm giảm lợi nhuận hoạt động của Công ty trong năm.
Hệ thống tổ chức của Công ty
Sơ đồ tổ chức
BAN
KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
Sàn
GD BĐS
GĐ Sàn
Nhà máy
GĐ
Phòng Dự Án
Trưởng Phòng
Phòng KH-ĐT
Trưởng Phòng
Phòng TC-KT
Trưởng Phòng
Phòng TC-HC Trưởng Phòng
BP
Môi giới
BP
Định giá
Phòng KD ĐT
BP
Kế toán
BP
Hỗ Trợ
BP
Sản xuất
KCS
BP
Kho
BP Công nghệ
VP
Nhà máy
Phòng KD
Phòng Vật tư
BP chuẩn bị DA
Dự án A
BP kinh tế đầu tư
BP
Pháp lý
BP
QL DA
Dự án B
Dự án C
CV
Đầu tư
Thủ Quỹ
Kế toán chi phí
Kế Toán
th. toán
Kế toán công nợ
Kế toán
thuế
Bảo vệ
Lái xe
Nhân viên IT
Nhân viên HC
CV Nhân sự
CV tài chính
CV
Kỹ thuật
CV
Kế hoạch
BP
Kế hoạch
NV
KDXNK
CV Thống kê
Cơ cấu bộ máy quản lý điều hành
Hội đồng quản trị
HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ. HĐQT có các quyền sau:
Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty;
Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty;
Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty trình ĐHĐCĐ;
Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ;
Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty;
Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
Ban kiểm soát
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra để thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, bao gồm:
Kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của Công ty, kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính Công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;
Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh, hoạt động của của HĐQT và Ban Giám đốc;
Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấy cần thiết;
Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
Ban Giám đốc
Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó Tổng Giám đốc có trách nhiệm giúp đỡ Tổng Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban Giám đốc có nhiệm vụ:
Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, Điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật;
Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của Công ty;
Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng văn phòng đại diện;
Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật;
Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho Công ty;
Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua;
Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
Các phòng ban chức năng, nhà máy và sàn giao dịch bất động sản
Nhóm này trực tiếp tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty. Các Phòng nghiệp vụ gồm có các Trưởng, Phó trưởng phòng trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của phòng và dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.
PHẦN II :
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Phòng
Cơ cấu tổ chức:
Phòng Kế hoạch Đầu tư được chia làm hai bộ phận : Bộ phận Kinh tế đầu tư và Bộ phận Kế hoạch. Trong đó:
+ Bộ phận Kinh tế đầu tư bao gồm các chuyên viên đầu tư, chuyên viên tài chính, chuyên viên kỹ thuật và nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Bộ phận Kế hoạch bao gồm các chuyên viên kế hoạch và chuyên viên thống kê.
Chức năng của Phòng:
Là bộ phận lập, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển của Công ty. Báo cáo và đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch các bộ phận trong công ty.
Phòng kế hoạch đầu tư chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của lãnh đạo công ty, có nhiệm vụ tham mưu giúp cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc trong công tác đầu tư, lập dự án đầu tư, quản lý đầu tư trong các lĩnh vực sau:
+ Đầu tư các dự án sản xuất các trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp, ngành xây dựng và giao thông như: đầu nối ống thép, thép thành phẩm,...
+ Đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và các dự án kinh doanh phát triển nhà
+ Đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
+ Đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư chiều sâu, mở rộng năng lực sản xuất của công ty
+ Đầu tư các dự án liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.
Nhiệm vụ của Phòng:
Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, lập kế hoạch đầu tư, trình Lãnh đạo công ty về các dự án đầu tư sản xuất trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp, ngành xây dựng và giao thông; các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị; dự án kinh doanh phát triển nhà; dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng cơ bản, đầu tư chiều sâu, mở rộng năng lực sản xuất của công ty; dự án liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.
Lập hoặc xin ý kiến lãnh đạo công ty thuê tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, báo cáo đầu tư xây dựng công trình
Trình Ban giám đốc và HĐQT công ty phê duyệt chủ trương đầu tư, Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình; báo cáo đầu tư xây dựng công trình theo các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Phối hợp cùng Phòng dự án và các Phòng, Ban liên quan trong quá trình thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư; lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, báo cáo đầu tư xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng.
Lập hồ sơ xin ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lãi suất đầu tư, marketing, bán hàng,... khi có yêu cầu.
Trên cơ sở thực tiễn kinh doanh phối hợp cùng Phòng, Ban chức năng có liên quan để phân tích đánh giá hiệu quả, đúc rút kinh nghiệm sau đầu tư, tập hợp hồ sơ. dự án lưu trữ theo quy định.
Định kỳ tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện ( giai đoạn chuẩn bị dự án ) lên lãnh đạo Công ty, và các cơ quan Nhà nước theo quy định.
Các công việc khác khi được phân công.
2.2 Mối quan hệ với các phòng ban khác:
Mối quan hệ với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc (gọi chung là Ban lãnh đạo):
Ban lãnh đạo là bộ phận quyết định trực tiếp đến mọi hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của Công ty. Tất cả mọi đề xuất, kiến nghị của các Phòng, Ban liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch Đầu tư đều có thể trình trực tiếp lên Ban lãnh đạo hoặc có thể bàn bạc, thống nhất với Phòng Kế hoạch Đầu tư, sau đó Phòng Kế hoạch Đầu tư sẽ trình lên Ban lãnh đạo Công ty. Ban lãnh đạo Công ty sẽ xem xét và ra quyết định thực hiện.
Mối quan hệ giữa Phòng kế hoạch đầu tư và các Phòng, Ban khác:
Chú thích : A B : Nhiệm vụ chủ yếu của A đối với B
Trong đó: A : Phòng A
B : Phòng B
PHÒNG
KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ
SÀN GIAO DỊCH
BĐS
PHÒNG
DỰ ÁN
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
NHÀ MÁY
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
Tiêu thụ BĐS do Công ty đầu tư
Tìm kiếm các dự án BĐS cần đầu tư, cần liên doanh, liên kết
Sau khi hoàn thành dự án
Cung cấp BĐS do Công ty đầu tư
Sản xuất SP
Kinh doanh SP
Quản lý nguồn nhân sự
Quản lý nguồn tài chính
Trước khi lập dự án
Giải quyết các vấn đề về pháp lý
Sau khi lập dự án
Chuẩn bị dự án
Quản lý dự án
Dự án sản xuất
2.3 Phân tích công việc từng nhân viên trong Phòng :
2.3.1 Trưởng phòng:
Nhận nhiệm vụ từ Ban giám đốc về các vấn đề : Đầu tư, lập dự án đầu tư bất động sản, lập dự án sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch cho công ty...
Truyền đạt lại nhiệm vụ mà Ban giám đốc giao phó cho các nhân viên trong Phòng
Phân công công việc cho các nhân viên trong Phòng
Trình Ban giám đốc phê duyệt chủ trương đầu tư
Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình lập dự án đầu tư
Thu thập những đề xuất, kiến nghị của nhân viên để trình lên Ban giám đốc
Kiểm tra nhân viên thường xuyên
Đề nghị lên Ban giám đốc trong việc khen thưởng và phê bình nhân viên
Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc lựa chọn tổ chức tư vấn để thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán; lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp.
Tham mưu cho Ban giám đốc trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, trong việc ký hợp đồng xây dựng công trình
Phối hợp cùng Trưởng phòng dự án trong việc quản lý dự án (khi dự án bắt đầu được đưa vào khai thác)
Phối hợp cùng Ban giám đốc và các Phòng Ban chức năng có liên quan trong việc nghiệm thu dự án
Phối hợp cùng Giám đốc Sàn giao dịch trong việc tiêu thụ sản phẩm
2.3.2 Bộ phận kinh tế đầu tư:
Chuyên viên đầu tư:
Thu thập các thông tin đầu tư từ Sàn giao dịch Bất động sản
Trình trưởng phòng các dự án mang tính khả thi
Thực hiện các thủ tục, giấy tờ, và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai, bất động sản
Thực hiện các thủ tục với các cơ quan có thẩm quyền để được chấp thuận nghiên cứu lập dự án tại địa điểm đầu tư theo quy định của pháp luật
Đánh giá địa điểm đầu tư về mặt pháp lý, kinh tế, xã hội, môi trường
Lập và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định của Pháp luật
Thực hiện các thủ tục xin ưu đãi đầu tư
Làm thủ tục tại Sở Tài nguyên Môi trường về việc xin giao mốc giới chính thức (sau khi hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và các nghĩa vụ tài chính)
Đánh giá môi trường hiện trạng của dự án
Phân tích, dự báo các yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường, và đưa ra các giải pháp, kiến nghị
Làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình
Chuyên viên tài chính:
Xác định nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu vốn theo tiến độ dự án
Tìm hiểu các nguồn vốn từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân,...
Phân tích để lựa chọn nguồn vốn đầu tư
Đánh giá các phương án sử dụng vốn
Tính toán các phương án doanh thu của dự án
Lập kế hoạch vay và trả nợ vốn vay
Tính toán hiệu quả chính của dự án đầu tư
Đánh giá các tác động và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
Quyết toán vốn đầu tư
Chuyên viên kỹ thuật:
Kiểm tra hiện trạng địa chất, thuỷ văn của địa điểm đầu tư
Thiết kế kỹ thuật quy hoạch chi tiết mặt bằng dự án
Thiết kế kỹ thuật từng hạng mục công trình của dự án
Đưa ra giải pháp thiết kế kỹ thuật chung và từng hạng mục công trình dự án
Lập hồ sơ Thiết kế kỹ thuật thi công và Tổng dự toán
Xin phê duyệt Thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán sau khi đã thẩm định
Thay mặt Công ty trong vấn đề thoả thuận với các cơ quan quản lý chuyên ngành trên địa bàn Tỉnh / Thành phố về các vấn đề: môi trường, phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp thoát nước, phương án kiến trúc và quy hoạch Tổng mặt bằng xây dựng.
Kiểm tra điều kiện khởi công trước khi thi công xây lắp
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu:
Đối với sản phẩm xuất khầu:
+ Xác nhận mẫu, sản phẩm mà Khách hàng đặt
+ Tìm hiểu các cơ sở sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu Khách hàng
+ Tham mưu cho Trưởng phòng về việc ký kết hợp đồng sản xuất, kinh doanh
+ Kiểm tra quá trình sản xuất sản phẩm
+ Mở tờ khai hàng xuất khẩu ( sau khi sản phẩm hoàn thành để xuất khẩu )
+ Thực hiện các chứng từ giao hàng : giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, hoá đơn, bảng kê chi tiết hàng hoá,…
+ Fax và gửi chứng từ cho Khách hàng
Đối với sản phẩm nhập khẩu:
+ Tìm hiểu các công ty xuất nhập khẩu bên nước ngoài về sản phẩm muốn nhập khẩu
+ Gửi mẫu mã hàng hoá cho nhà cung cấp
+ Gửi đơn đặt hàng
+ Nghiệm thu sản phẩm
+ Thực hiện các thủ tục giấy tờ để thanh toán cho nhà cung cấp
2.3.3 Bộ phận kế hoạch:
Chuyên viên kế hoạch:
Phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Lập kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho công ty
Chuyên viên thống kê:
Thu thập số liệu thống kê liên quan đến các lĩnh vực đầu tư mà công ty đang triển khai (các thông tin về thị trường, các thông tin về dự án,...) từ các nguồn: báo, tạp chí, truyền hình, internet,... hoặc liên hệ mua từ Tổng cục thống kê.
Thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng đất và các hoạt động kinh tế trên địa bàn, các thông tin kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật
Tổng hợp các số liệu trên vào một form cho sẵn để dễ dàng trong việc tra cứu thông tin.
PHẦN III:
ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
3.1 Lập dự án đầu tư
3.2 Phân tích dự án đầu tư
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22898.doc