Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư kinh tế Hồng Hà

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư kinh tế Hồng Hà: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư kinh tế Hồng Hà

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư kinh tế Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH TẾ HỒNG HÀ 1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty : Công ty cổ phần đầu tư kinh tế Hồng Hà (gọi tắt là công ty Hồng Hà), trụ sở chính ở số 482 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội ; Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103018410 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 10/07/2007, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 02/10/2008. Tên giao dịch HONG HA ECONOMY INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY, tên viết tắt là HONG HA ECOIN.JSC Tiền thân là công ty TNHH kim khí Hồng Hà, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 048154 do phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 17/02/1996. Được sự giúp đỡ to lớn của Tổng Công ty thép Việt Nam,Công ty thép Việt Úc, công ty Hồng Hà đã chính thức đi vào hoạt động, mặt hàng chủ yếu là kinh doanh thép xây dựng, thị trường chủ yếu là thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong nhiều năm qua, nhờ sự hợp tác của các chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng, công ty Hồng Hà đã trở thành nhà cung ứng chuyên nghiệp về các sản phẩm thép cho các nhà thầu xây dựng trên toàn quốc, cho nhiều công trình xây dựng như: -Các công trình giao thông: cầu Phả Lại, Kim Thành, cầu Vĩnh Tuy… - Các công trình công nghiệp: nhiệt điện Phả Lại 2, thuỷ điện Sơn La… - Các công trình dân dụng: khách sạn Daewoo, tháp Hà Nội, SVĐ Mỹ Đình… Công ty hiện là nhà phân phối cấp 1 của nhiều nhà sản xuất, là nhà cung ứng truyền thống của các nhà thầu như các Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty ĐTPT nhà Hà Nội, Vinashin… 2) Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: Đơn vị tính: 1 triệu đồng N¨m ChØ tiªu 2008 2009 2009/2008 +/- % 1. Doanh thu BH và CCDV 183.273 518.288 335.015 171,98 2. DTT vÒ BH và CCDV 183.273 518.288 335.015 171,98 3. Gi¸ vèn hµng b¸n 177.372 495.248 317.876 179,21 4. Lîi nhuËn gép vÒ BH và CCDV 5.900 23.040 17.140 290,51 5. Doanh thu HĐTC 8,6 43,5 34,9 405,81 6.Sè l­îng CNV 338 352 14 4,14 7.Thu nhËp b×nh qu©n 3540 3850 310 12,12 8. Chi phÝ tµi chÝnh 2.661 10.487 7.826 294,1 9. Chi phÝ QLKD 2.799 12.221 9.422 336,62 10. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 448,6 375,5 -73,1 -16,29 11. Thu nhËp kh¸c 97,3 726,6 629,3 646,76 12. Chi phÝ kh¸c 208 208 0 13. Lîi nhuËn kh¸c 97,3 518,6 421,3 432,99 14. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tr­íc thuÕ 545,9 894,1 348,2 63,78 15. Chi phÝ thuÕ TNDN 152 250 98 64,47 16. LN sau thuÕ TNDN 393,9 644,1 250,2 63,52 Trên đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua. Ta thấy, so với năm trước, tổng số lợi nhuận trước thuế và sau thuế trong năm 2009 đều tăng, trong đó lợi nhuận sau thuế năm 2009 đã tăng 250,5 triệu đồng, với tỉ lệ tăng là 63,52%.Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác, như trích lập các quỹ, bổ sung thêm vốn…Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2009 tăng 335.015 triệu đồng (171,98%), các khoản chi phí đồng thời cũng tăng theo như CPHĐTC 294,1%, CPQLKD 336,62% nên có thể thấy tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Giá vốn của hàng xuất bán trong năm 2009 tăng 317.876 triệu đồng cùng với tốc độ tăng nhanh của chi phí, đã làm giảm lợi nhuận trong năm 2009 là 73,1 triệu đồng tương ứng với 16,29% so với năm 2008. Tuy vậy, công ty vẫn đang có chiều hướng phát triển mà ta có thể nhận thấy một cách khá rõ ràng, với việc tăng lợi nhuận trước và sau thuế, lợi nhuận từ các hoạt động tài chính khác. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty Hồng Hà là rất khả quan, tạo chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường thép Việt Nam. 3) Đặc điểm quy trình công nghệ kinh doanh,cung cấp dịch vụ của công ty Công ty CP đầu tư kinh tế Hồng Hà là một đơn vị kinh doanh thương mại nên hoạt động kinh tế chủ yếu là lưu chuyển hàng hoá.( Sơ đồ 1 phần phụ lục) Đặc điểm quá trình mua hàng của công ty như sau: Công ty luôn theo dõi khả năng cung ứng hàng hoá thực tế của thị trường bằng cách thường xuyên thực hiện công tác quảng cáo (tel, fax, gặp trực tiếp…) với các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, các đại lý để có thể nắm chắc nguồn hàng hoá khi cần. Công ty lập sổ tay các doanh nghiệp có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của mình để chọn lựa được nhà cung cấp phù hợp nhất. Khi cần mua hàng, công ty thảo đơn đặt hàng gửi đến nhà cung cấp, nhận báo giá chào hàng từ nhà cung cấp, sau đó sẽ hạch toán sơ bộ tại Phòng kinh doanh. Sau khi xác nhận đơn hàng có đầy đủ xác nhận của cả hai bên, đồng ý việc mua bán hàng hoá, công ty sẽ xác lập hợp đồng kinh tế. Việc thanh toán được thực hiện ngay sau khi nhà cung ứng cung cấp hàng hoá theo hợp đồng. Phương thức thanh toán của công ty là qua chuyển khoản tại ngân hàng. 4) Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh (sơ đồ 2 phần phụ lục): Công ty Hồng Hà là một doanh nghiệp biết phát huy thế mạnh về con người,công nghệ và các hoạt động marketing…trên thị trường sôi động nằm ở khu vực kinh tế mở cửa ngõ của thành phố Hà Nội, thị trường đầy tiềm năng. Vì vậy, hoạt động về công tác tổ chức và quản lý của các cấp lãnh đạo công ty Hồng Hà đã thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt nhanh chóng tạo nên uy tín của một doanh nghiệp trên thị trường. Công ty đã sử dụng mô hình trực tuyến chức năng để phù hợp với thực tế của mình. Đứng đầu công ty là hội đồng quản trị do hội đồng thành viên bầu ra. Ban giám đốc,các văn phòng, phòng ban. Mỗi bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ của mình để thực hiện có hiệu quả. + Giám đốc công ty : phụ trách chung,chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Phó giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh trong công ty,chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao và ủy quyền. +Các phòng ban: Phòng kinh doanh: phụ trách thương mại và các hoạt động kinh doanh của công ty,thực hiện việc nghiên cứu chiến lược thị trường và định hướng bán hàng, chỉ đạo các hoạt động về tài chính và hạch toán kế toán của công ty Phòng kế toán tài vụ: Lập và quản lý kế hoạch, chi phí tài chính doanh nghiệp,hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng vốn., phân tích tình hình tài chính và kết quả tài chính của doanh nghiệp Phòng tổ chức hành chính: quản lý các lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nhân lực tiền lương, an toàn lao động,bảo hiểm xã hội, công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật, công tác an ninh chính trị nội bộ trong toàn công ty ; trực tiếp tham mưu cho giám đốc về công tác tuyển dụng cán bộ công nhân viên,theo yêu cầu nhiệm vụ và sản xuất kinh doanh,trực tiếp giải quyết các thủ tục về hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ cá nhân năng lực, bổ nhiệm,miễn nhiệm cán bộ trong doanh nghiệp theo quy định được phân cấp quản lý của nhà nước. Trưởng phòng hành chính là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và lãnh đạo công ty về lĩnh vực công việc theo phần hành của mình, do phòng phụ trách và được quyền phân công điều hành đối với cán bộ,chuyên viên, nhân viên phòng mình nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. PHẦN II TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 1) Tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung (sơ đồ phần phụ lục) toàn bộ công tác kế toán được xử lý tại phòng kế toán của công ty. (sơ đồ 3 phần phụ lục) Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán thì công ty tổ chức như sau: + Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm điều hành chung mọi công việc văn phòng kế toán, có trách nhiệm thực hiện chế độ, thể lệ của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giúp tổng giám đốc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế,kiểm soát tình hình tài chính của công ty. + Kế toán thanh toán công nợ: lập các chứng từ thu chi tiền mặt, thủ tục vay trả hàng ngày,quản lý kho vật tư, làm thủ tục xuất nhập kho vật tư căn cứ vào các lệnh sản xuất phiếu, yêu cầu các vật tư thanh toán các chi phí phát sinh. Giúp trưởng phòng kế toán thực hiện các nghiệp vụ thanh toán của đơn vị, lập phiếu thu chi, theo dõi tổng hợp và chi tiết việc thanh toán theo mặt hàng nhà cung cấp và hợp đồng kinh tế cụ thể. Theo dõi phát sinh,số dư tức thời và số dư cuối kỳ của các khoản phải thanh toán với các tổ chức tín dụng, thanh toán với ngân hàng và các khoản bảo hiểm xã hội – y tế. + Kế toán vật tư: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng kế toán theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư phụ tùng,hạch toán chi phí vật liệu vào giá thành vật tư hàng hoá. + Kế toán tổng hợp: Giúp kế toán trưởng theo dõi tiền lương, BHXH, phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên công ty, duyệt và thanh toán tiền BHXH. Thực hiện ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình biến động của TSCĐ, cả về số lượng và giá trị, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng. Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển của hàng hoá về mặt giá trị và hiện vật. Tính toán phản ánh trị giá vốn hàng nhập - xuất kho, và trị giá của hàng tiêu thụ. 2) Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty: Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán: Việt Nam đồng Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký - Chứng từ (trình tự ghi sổ sơ đồ 4 phần phụ lục) Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: phương pháp KKTX Phương pháp xác định giá trị vật tư, thành phẩm xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền. Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 15 ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006. 3) Tổ chức công tác kế toán một số phần hành kế toán chủ yếu: 3.1) Kế toán vật tư, hàng hoá Nguồn cung cấp hàng hoá và mục đích xuất vật tư hàng hoá: - Toàn bộ vật tư hàng hoá của công ty mua theo kế hoạch của công ty, đơn vị cung cấp hàng hoá chủ yếu cho công ty là công ty gang thép Thái Nguyên, nhà máy thép HSP( Việt-Nhật), nhà máy thép VUC(Việt – Úc), nhà máy thép VNA(Việt – Nga)…và một số nhà máy khác. - Công ty CP đầu tư kinh tế Hồng Hà là một đơn vị kinh doanh thương mại nên hoạt động kinh tế chủ yếu là lưu chuyển hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá là tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá.Chính vì vậy mục đích xuất vật tư chủ yếu của công ty là: nhằm mục đích lợi nhuận và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước. * Chứng từ và sổ kế toán sử dụng: hệ thống sổ kế toán tổng hợp tại công ty - Bảng kê số 3, 4, 5 - Nhật ký chứng từ số 5 - Sổ cái tài khoản 156 * Hàng hoá, vật tư được hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song. (sơ đồ 5phần phụ lục) * Hàng hoá xuất kho được đánh giá theo giá thực tế bình quân gia quyền, giá hàng hoá được tính như sau: Thực tế của hàng hoá xuất kho = SL hàng xuất kho × đơn giá thực tế bình quân Trong đó: Đơn giá thực tế bình quân = Trị giá thực tế HH tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế HH nhập t.kỳ Số lượng HH tồn đầu kỳ + Số lượng HH nhập t.kỳ VD: ngày 01/01/2009 thép Φ32 tồn kho là 31.536.810 đồng tương ứng là 4300,75 kg. Trong tháng 1/2009 công ty nhập kho 25.497kg thép có giá trị là 185.745.645 đồng và chi phí vận chuyển là 132.000 đồng Như vậy ta có đơn giá xuất kho thép Φ32 trong tháng 1 như sau (31.536.810+185.745.645+132.000) : (4.300,75 + 25.497) = 7.296,34 (đồng/kg) Trị giá xuất kho thép Φ32 trong tháng 01/2009 là 7.296,34 x 4.300,75 = 31.379.734,26 (đồng) * Chứng từ, sổ kế toán sử dụng khi xuất kho hàng hoá: - Hoá đơn GTGT (MS 01 – GTKB – 3LL) - Sổ chi tiết bán hàng - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Thẻ kho - Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn * Tài khoản sử dụng: - TK156: phản ánh trị giá hàng hoá hiện có tại kho, tại quầy và tình hình biến động tăng giảm hàng hoá tại kho, tại quầy theo trị giá mua thực tế. - TK 511: doanh Thu BH và CCDV - TK 512: doanh thu BH nội bộ - TK 521: chiết khấu thương mại - TK 531: hàng bán bị trả lại - TK 532: giảm giá hàng bán - TK 632: giá vốn hàng bán - TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp - TK 641: chi phí bán hàng - TK 911: xác định kết quả kinh doanh Và một số TK khác liên quan như TK 111, 112, 133, 331… Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: được thể hiện thông qua sơ đồ 6 phần phụ lục VD: ngày 30/01/2009 nhập kho hàng hoá mua của doanh nghiệp tư nhân Thành Công 14.320kg thép cây Φ 11+12, tổng số tiền là 102.975.120 vnđ, chưa thanh toán tiền hàng, thuế GTGT 10% Nợ Tk 156 : 92.677.608 đ Nợ TK 133: 10.297.512 đ Có TK 331: 102.975.120 đ 3.2) Kế toán tài sản cố định Tuy mới được thành lập trong thời gian chưa lâu nhưng với quy mô kinh doanh không nhỏ (các nhà máy, kho bãi, và nhiều đơn vị, phòng ban chức năng) nên số lượng TSCĐ tại công ty là khá lớn, được hình thành và mua sắm ngay từ những năm đầu thành lập. TSCĐ tại công ty Hồng Hà được chia thành hai loại chính: * TSCĐ hữu hình như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị công tác, phương tiện vận chuyển, truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, TSCĐ khác. * TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, phần mềm kế toán… Hiện nay hầu hết TSCĐ của công ty chủ yếu là do mua ngoài,số khác thì do XDCB hoàn thành hoặc do được điều động từ đơn vị khác sang nên cách tính giá TSCĐ được xác định như sau: + Nếu tăng do mua ngoài: NG TSCĐ = giá mua + chi phí mua - chiết khấu, giảm giá + thuế + Nếu tăng do XDCB hoàn thành: NG TSCĐ = giá thực tế công trình hoàn thành bàn giao + Nếu TSCĐ tăng do điều chuyển từ đơn vị khác sang Nguyên giá TSCĐ được xác định theo giá của bên điều chuyển đến Còn giá của TSCĐ vô hình được xác định như với TSCĐ HH vì nó chỉ bao gồm quyền sử dụng đất. * Phương pháp tính khấu hao: Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao hàng năm = Số năm sử dụng Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao hàng tháng = Số năm sử dụng x 12 * Chứng từ sử dụng Để hạch toán TSCĐ, công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà sử dụng các chứng từ sau: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Thẻ TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Giấy báo tình hình tăng giảm TSCĐ… Ngoài ra còn có các chứng từ khác liên quan như: hoá đơn, biên lai thuế,phiếu chi… * Tài khoản sử dụng Để hạch toán TSCĐ, công ty CPĐT Kinh Tế Hồng Hà sử dụng các tài khoản sau: - TK 211 – TSCĐ hữu hình - TK 213 – TSCĐ vô hình - TK 214 – Hao mòn tài sản cố định, để thuận tiện cho việc hạch toán và quản lý, tài khoản này được chi tiết thành các tiểu khoản sau: TK 2141 – hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2142 – hao mòn TSCĐ vô hình VD: căn cứ hoá đơn mua hàng, ngày 31/01/2008 mua một ôtô Camry bằng tiền mặt, với tổng giá thanh toán là 683.926.777,6 đồng đã bao gồm thuế GTGT 10%, công ty xác định thời gian khấu hao là 10 năm, tỉ lệ khấu hao là 12% Ta có nguyên giá TSCĐ là 621.751.616 VNĐ Mức khấu hao hàng tháng = (621.751.616 : 12) x 12% = 6.217.516,6 VNĐ Tính từ thời điểm TS được đưa vào sử dụng là 01/02/2008 cho đến thời điểm em vào thực tập tại công ty là 01/01/2010, công ty đã khấu hao TSCĐ này được 1,92 năm Vậy giá trị còn lại của TS tính đến thời điểm ngày 01/01/2010 là 621.751.616 - 6.217.516,6 x12 x 1,92 = 478.500.033,5 VNĐ 3.3) Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Mặc dù lao động trong công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà bao gồm nhiều thành phần với chức năng và trình độ, tay nghề khác nhau nhưng công tác quản lý lao động và vấn đề tiền lương, các khoản trích theo lương trong công ty được thực hiện rất tốt. Hàng tháng người lao động được lĩnh tiền lương và hưởng BHXH đầy đủ, đều đặn phù hợp với năng lực làm việc của mỗi người. * Các loại chứng từ mà công ty sử dụng để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm: - Quyết định tuyển dụng lao động - Bảng thanh toán lương - Bảng chấm công - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán ăn ca - Bảng thanh toán BHXH * Tài khoản sử dụng TK334 - phải trả công nhân viên, tài khoản này được chi tiết thành các tiểu khoản sau: +TK3341 - tiền lương phải trả CNV +TK3342 - tiền ăn ca +TK3348 – các khoản phải trả khác TK338 - phải trả, phải nộp khác, tài khoản này được chia thành +TK3382 – kinh phí công đoàn +TK3383 – BHXH +TK3384 – BHYT. Ngoài ra còn một số TK khác như 111, 112, 641, 642… *Hạch toán chi tiết lương và các khoản trích theo lương: + Tính lương: _Căn cứ trả lương: hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công, bảng điểm sản phẩm thực tế làm việc của các đơn vị, cá nhân để trả lương. _Hình thức trả lương: công ty áp dụng phương pháp là trả lương theo thời gian _Nội dung tính lương: Lương giờ = Lương ngày : Số giờ làm việc trong ngày Lương ngày = Lương tháng : Số ngày làm việc trong tháng Lương tuần = ( Lương tháng x 12) : Số tuần trong năm Lương tháng = Lương cơ bản x (hệ số lương + hệ số phụ cấp) Tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ tháng x 150% hay 200% hay 300% Tiền lương làm thêm giờ = Số giờ tiêu chuẩn quy định trong tháng Trong đó : Làm thêm giờ vào ngày thường nhân 150%, ngày chủ nhật 200%, ngày lễ ngày nghỉ 300% + Tính BHXH, BHYT, KPCĐ: Công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định của nhà nước là 25% tổng quỹ lương - Tỷ lệ trích BHXH 20% trên tiền lương cơ bản của CNVC, trong đó 5% trừ vào lương CNVC, 15% tính vào chi phí doanh nghiệp -Tỷ lệ trích BHYT là 3% trên lương cơ bản, trong đó 1% trừ vào lương CNVC, 2% tính vào chi phí của doanh nghiệp -Tỷ lệ trích KPCĐ là 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNVC và tính vào chi phí sản xuất trong tháng của công ty. Kinh phí này do doanh nghiệp xác lập và chi tiêu theo chế độ quy định : 1% nộp cho cấp trên, 1% sử dụng chi tiêu cho công đoàn đơn vị. * Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: sơ đồ 7 phần phụ lục. 3.4) Kế toán vốn bằng tiền Tại công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà, vốn bằng tiền được thể hiện dưới hai hình thức chủ yếu là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và sử dụng duy nhất đồng tiền Việt Nam đồng. Hoạt động thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tại công ty diễn ra thường xuyên, liên tục, do vậy công tác hạch toán, kiểm tra vốn bằng tiền rất được chú trọng. Mức dự trữ tiền mặt tại đây luôn được đặt ở mức độ phù hợp vừa tránh được các rủi ro do không có khả năng thanh toán. Ngoài ra, đơn vị còn có biện pháp quản lý, sử dụng vốn một cách chặt chẽ, an toàn như: thực hiện mọi hoạt động thu chi tiền mặt thông qua quỹ, có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý, khi xảy ra các trường hợp thừa thiếu vốn tiền mặt tại quỹ công ty, có sự phát hiện và xử lý kịp thời, giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. 3.4.1) Hạch toán tiền mặt tại quỹ của công ty Tại công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà, tiền mặt tại quỹ chỉ sử dụng tiền VNĐ, không sử dụng ngoại tệ. * Chứng từ sử dụng Công ty CP ĐT Kinh Tế Hồng Hà sử dụng những chứng từ chủ yếu sau để hạch toán tiền mặt Phiếu thu - Phiếu chi ……. * Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tình hình biến động về tiền mặt tại quỹ của mình, công ty sử dụng tài khoản sau: TK 111: tiền mặt tại quỹ Chi tiết cho: - TK 11111: tiền mặt VNĐ Ngoài ra nhà máy còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 131, 141, 112… * Một số nghiệp vụ chủ yếu : ( sơ đồ 8 phần phụ lục) - Đối với nghiệp vụ tăng tiền mặt Nợ TK 111 Có TK 511,3331,515,711,112,131… - Đối với nghiệp vụ giảm tiền mặt Nợ TK 152,156,611,211,213,214,133… Có TK111 VD: Thanh toán tiền mua TSCĐ là ô tô Camry Nợ TK 211 :621.751.616 đ Nợ TK133: 62.175.161,6 đ Có TK 111: 683.926.777,6 đ 3.4.2) Hạch toán tiền gửi ngân hàng * Chứng từ kế toán sử dụng: - Giấy báo có - Giấy báo nợ - Uỷ nhiệm chi - Uỷ nhiệm thu - Séc chuyển khoản… * Tài khoản sử dụng: TK 112: tiền gửi ngân hàng Công ty mở chi tiết cho tài khoản cấp hai là TK1121 “tiền VNĐ” * Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng (sơ đồ 8 phần phụ lục) Phản ánh số tiền lãi được hưởng Nợ TK 112 Có TK 515 3.4.3) Tổ chức kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà là một công ty kinh doanh thương mại. Hàng quý, công ty tự hạch toán và xác định kết quả kinh doanh của mình theo phương châm “Lãi hưởng, lỗ chịu”. Tài khoản Công ty sử dụng để hạch toán như sau: TK 411: Nguồn vốn kinh doanh phát triển TK 414: Quỹ đầu tư phát triển TK 451: Quỹ dự phòng tài chính TK 421: LN chưa phân phối TK 431: Quỹ phúc lợi và phúc lợi Việc hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu của công ty do kế toán trưởng chịu trách nhiệm theo dõi. 3.5) Hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 3.5.1) Hạch toán tiêu thụ hàng hoá Tại công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà, công tác tiêu thụ hàng hoá được tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau: tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ nội bộ, tiêu thụ với bên ngoài, thanh toán trực tiếp hoặc trả chậm theo thời gian nhất định. Hơn nữa đây lại là một công ty kinh doanh thương mại, nên hoạt động tiêu thụ diễn ra một cách thường xuyên do đó, kế toán tiêu thụ được hạch toán thành tiêu thụ nội bộ bên ngoài. * Tài khoản sử dụng gồm có: TK 511: doanh thu bán hàng (chiếm tỷ trọng lớn) TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ (chiếm tỉ trọng nhỏ) TK 632: giá vốn hàng bán + TK6321: giá bán hàng vốn nội bộ + TK 6322: giá vốn hàng bán ngoài TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước + TK 33311: thuế GTGT phải nộp… *Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu được thể hiện bằng sơ đồ 9 phần phụ lục 3.5.2)Hạch toán kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: KQKD = DTT – GVHB – CPBH – CPQLDN * Tài khoản sử dụng: TK 511: doanh thu bán hàng TK 632: GVHB TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ TK 641: CPBH TK 642: CPQLDN TK911: KQ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi tiết: +Tk 9111: kết quả HĐSXKD nội bộ +Tk 9112: kết quả HĐSXKD ngoài Các nghiệp vụ phát sinh tại công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà liên quan đến TK 641, 642 thì được tập hợp vào bảng kê số 5 - tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. *Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: được thể hiện bằng sơ đồ 9 phần phụ lục PHẦN III THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT 1) Thu hoạch Sau thời gian thực tập tại công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà, tuy trong một thời gian ngắn, nhưng em cảm thấy đó là khoảng thời gian vô cùng quý báu. Trong thời gian đó, em đã có thể kết hợp được giữa những điều đã học được từ các bài giảng của các thầy cô ở trường với thực tế công tác kế toán trong doanh nghiệp. Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các bác, các cô chú, các anh chị trong công ty, em đã có cơ hội được tiếp cận và làm quen được với công việc kế toán nơi đây, như việc nhập chứng từ…Em đã vận dụng được những kiến thức đã học được ở trường vào thực tế làm việc dù cũng có đôi chút khác biệt. Đối với công tác kế toán tại công ty đã có sự sắp xếp, bố trí hợp lý giữa các phòng ban, bộ phận và có sự tương trợ lẫn nhau. Cán bộ công nhân viên trong công ty luôn có sự nhất trí, đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện, cùng nhau nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển chung của công ty. Em cũng được tiếp cận với phong cách làm việc chuyên môn hoá của đội ngũ nhân viên phòng kế toán trong công ty. Điều đó đã giúp cho việc làm báo cáo được nhanh gọn, chính xác, công tác hạch toán được thực hiện đúng với quy định của Nhà nước, có sự điều chỉnh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị, đem lại hiệu quả làm việc cao nhất. 2) Một số nhận xét và kiến nghị 2.1) Những ưu điểm: - Về bộ máy kế toán: Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ, chặt chẽ với quy trình làm việc khoa học, phù hợp với quy trình hoạt động của mình. Cán bộ kế toán được bố trí hợp lý với công việc phù hợp với trình độ của mỗi người. Mỗi phần hành kế toán đều được phân công, giao việc cụ thể để tránh chồng chéo. Việc phân chia nhiệm vụ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán giúp cho việc hạch toán được chính xác, đầy đủ với các nghiệp vụ phát sinh. Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, luôn tạo điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cũng như tay nghề cho nhân viên kế toán, vì thế đội ngũ kế toán khá vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực tác phong làm việc khoa học. Công ty cũng sử dụng tiền mặt làm động lực làm việc cho nhân viên kế toán, áp dụng hình thức thưởng đối với kế toán giỏi. - Về hệ thống sổ sách: Công ty sử dụng hình thức ghi sổ là NK-CT, rất phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất của công ty. Với hình thức này, khối lượng công việc cho nhân viên được giảm bớt phần nào, khắc phục được việc ghi sổ kế toán trùng lặp, đảm bảo chính xác, hợp lý do việc kiểm tra số liệu được tiến hành thường xuyên. Sổ sách kế toán được mở rộng tương đối đủ, việc ghi chép thường xuyên phản ánh đúng trình tự của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ giúp cho việc tổng hợp lập báo cáo tài chính nhanh gọn, đúng thời gian quy định. - Về hệ thống tài khoản và hình thức hạch toán: Hiện nay, công ty CP Đầu Tư Kinh Tế Hồng Hà áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số 15/QĐ/BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006. Công ty Hồng Hà là một doanh nghiệp thương mại, chuyên mua bán, kinh doanh hàng hoá là vật liệu xây dựng nên hệ thống tài khoản mà Công ty sử dụng là tương đối hợp lý và linh hoạt. Công ty đăng ký sử dụng các tài khoản do Bộ Tài chính ban hành, và một số tài khoản được mở chi tiết cho phù hợp với nội dung kinh tế của từng phần hành trong công việc. Công ty áp dụng hình thức hạch toán chi tiết vật tư là phương pháp thẻ song song, rất thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, dễ dàng phân chia khối lượng công việc giữa các nhân viên trong từng thời điểm của tháng. 2.2) Những tồn tại và một số kiến nghị: Trong thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy trong công tác kế toán của công ty còn tồn tại một vài những điểm nhỏ mà em xin được mạnh dạn trình bày. + Như trên đã nói, tổ chức bộ máy kế toán của công ty khá gọn nhẹ, tập trung thuận lợi cho công tác quản lý và giám đốc. Tuy nhiên, có thể vì thế mà kế toán phải kiêm nhiệm: thủ kho, thủ quỹ, kế toán vật tư kiêm tài sản cố định…do vậy các phần việc còn đôi lục chồng chéo đan xem nhau, đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian hoàn thành.Hơn nữa, theo quy định thì việc kiêm nhiệm là vi phạm luật kế toán. + Về chứng từ sử dụng: quy trình luân chuyển chứng từ kế toán của công ty là khoa học, phù hợp với chế độ lưu trữ chứng từ. Tuy nhiên ở một số chứng từ còn hiện tượng bị sửa chữa thứ tự. + Do sử dụng phương pháp thực tế BQGQ để tính giá hàng hoá vật tư xuất kho nên công ty không thể hạch toán và theo dõi hàng ngày tình hình N- X - T kho vật tư, hàng hoá, mà chỉ được tính vào cuối tháng. Theo em, công ty nên áp dụng phương pháp tính trị giá vật tư xuất kho là phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập, hoặc phương pháp NT-XT, như vậy sẽ có thể phản ánh được một cách chính xác và kịp thời trị giá vật tư, hàng hoá xuất kho, và từ đó, có thể tính được giá thành sản phẩm đúng hơn, chính xác hơn. + Thêm nữa, do áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng nên việc thu hồi vốn của công ty còn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình do tiến bộ kỹ thuật nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư trang bị TSCĐ mới. Theo em, công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, có thể hạn chế được tối đa các hạn chế kể trên. + Công ty cũng nên chú ý thường xuyên hơn nữa tới công tác kiểm kê tài sản, nguyên vật liệu để theo dõi một cách chặt chẽ các tài sản, vật liệu trong công ty, hạn chế những thiếu sót có thể xảy ra. Khi tìm ra nguyên nhân phải có biện pháp xử lý kịp thời. Thêm vào đó, công ty nên đầu tư mua mới các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình làm việc của kế toán viên. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26139.doc
Tài liệu liên quan