I. khái quát chung về của Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần đại lý FORD hà nội
Tiền thân của Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội là Công ty cổ phần TAXI Hà Nội được thành lập theo quyết định số 2011/GP-VB ngày 15/08/1995.
Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, Công ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được thành lập dưới hình thức góp vốn hoạt động kinh doanh. Là một doanh nghiệp đa thành phần kinh tế do đó các chủ sở hữ
16 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u của Công ty bao gồm cả pháp nhân và thể nhân, Công ty hoạt động theo luật Công ty do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1990 và luật sửa đổi bổ sung điều luật Công ty do Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 khoá IX ngày 22/06/1994.
Công ty đã tìm ra hướng kinh doanh riêng của mình đồng thời chứng tỏ vị thế trên thị trường kinh doanh. Ngay từ những ngày đầu mới hoạt động với số vốn điều lệ là 7 tỷ đồng, với hình thức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe TAXI, Công ty luôn đáp ứng được nhu cầu đi lại bằng phương tiện của đông đảo người dân trong thành phố cũng như những khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại Hà Nội. Công ty là một trong những đơn vị được UBND thành phố Hà Nội và Sở giao thông công chính tuyên dương và tặng bằng khen. Không chỉ dừng lại ở như vậy, Công ty đã luôn tìm tòi và định cho mình những hướng đi mới nhằm phát huy hết khả năng kinh doanh.
Công ty đã trở thành đại lý chính thức duy nhất của Công ty FORD Việt Nam tại miền Bắc có nhiệm vụ kinh doanh đồng bộ 3 chức năng : kinh doanh ô tô, bảo hành bảo dưỡng sửa chữa và cung ứng phụ tùng chính hãng. Tháng 9/1997 được sự đồng ý của UBND thành phố và Bộ Tài chính, Công ty cổ phần TAXI Hà Nội chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội (quyết định số 3658/QĐ-UB) với thời gian hoạt động là 30 năm và được phép phát hành thêm cổ phiếu để nâng số vốn điều lệ hoạt động lên 25 tỷ đồng.
Về nhân lực, với sự nỗ lực của Ban giám đốc cùng toàn thể hơn 300 cán bộ công nhân viên luôn tận tình đóng góp công sức vào công việc kinh doanh đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển và tăng trưởng Công ty.
Về địa điểm kinh doanh, nhờ có vị trí thuận lợi, trụ sở của Công ty được đặt tại số 1 phố Cảm Hội - Lò Đúc với cơ sở vật chất khang trang, tại đây có một trung tâm bảo hành bảo dưỡng sửa chữa lớn với hệ thống nhà xưởng và thiết bị hiện đại. Ngoài ra 2 phòng trưng bày và bán xe ô tô được đặt tại 32 Nguyễn Công Trứ và 22 Láng Hạ đều là một trong những trung tâm kinh tế của thủ đô.
Từ năm 1998, Công ty đã có hướng đi mới trong kinh doanh, từng bước khai thác lợi thế, tiềm năng kinh tế mà ngành nghề kinh doanh hứa hẹn mang lại nên đã phát huy tác dụng tốt trong sản xuất kinh doanh.
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế của cả nước, hoạt động kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định, phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện nâng cao.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần đại lý FORD Hà nội
Năm 1998 Công ty mới thực sự bắt tay vào mô hình kinh doanh mới, đó là kinh doanh đồng bộ 3 chức năng : bán ô tô, bảo dưỡng sửa chữa ôtô, kinh doanh phụ tùng ô tô và Công ty tiếp tục kinh doanh mặt hàng truyền thống của mình là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe TAXI.
Với tổng số nhân lực của toàn Công ty là 320 người, trong đó có 240 lao động trực tiếp và 80 lao động là nhân viên văn phòng. Do vậy, việc hoàn thiện bộ máy tổ chức điều hành của Công ty là rất cần thiết. Công ty đã tách bộ phận TAXI thành 1 xí nghiệp thành viên nhỏ, hạch toán độc lập trực thuộc Công ty. Bộ phận kinh doanh đồng bộ 3 chức năng do Công ty trực tiếp chỉ đạo sản xuất. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Biểu số 1
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty FORD Hà Nội
Đại hội đồng
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó Giám đốc II
Phó Giám đốc I
PhòngKế toán thống kê
Phòng Hành chính quản trị
Gara Ôtô
Phòng Kỹ thuật
Phòng kinh doanh phụ tùng
Trung tâm BDSC ôtô
Phòng kinh doanh ôtô
Thanh tra
an
toàn
Trung tâm điều hành Taxi
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu quản lý :
a. Ban giám đốc
* Giám đốc : Là người phụ trách chung tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty. Giám đốc do hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và có quyền bãi miễn. Giám đốc chịu sự quản lý trực tiếp của hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Giám đốc là người đại diện của Công ty trước pháp luật, trong các quan hệ kinh tế phát sinh giữa Công ty với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước. Giám đốc có quyền tổ chức quản lý chỉ đạo về công tác tài chính như quay vòng vốn, bảo toàn vốn, sử dụng vốn , tài sản của Công ty có hiệu quả. Là người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, có quyền bố trí sản xuất kinh doanh, quyết định những phương án cụ thể, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh phù hợp với luật lao động, có quyền chấm dứt lao động, cho thôi việc đối với công nhân viên theo đúng luật lao động. Tổ chức công tác kế toán thống kê tài chính, lập báo cáo quyết toán hàng năm để trình bày trước hội đồng quản trị.
* Phó Giám đốc (2 người) : do giám đốc Công ty đề nghị và hội đồng quản trị của Công ty xét duyệt bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc là người giúp việc đắc lực cho Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc do Giám đốc giao.
+ Phó Giám đốc Xí nghiệp (1) : Là người chỉ đạo công tác quản lý nhân sự toàn Xí nghiệp và hoạt động kinh doanh của toàn xí nghiệp TAXI.
+ Phó Giám đốc Công ty (2) : Là người phụ trách hoạt động kinh doanh sản xuất của bộ phận kinh doanh đồng bộ 3 chức năng .
b. Các bộ phận chức năng
Các bộ phận này được phân công chuyên môn hóa các chức năng quản lý, có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc đề ra quyết định theo dõi, hướng dẫn bộ phận sản xuất và cấp dưới thực hiện các quyết định và nhiệm vụ đã được phân công. Các bộ phận chức năng không những hoàn thành nhiệm vụ của mình được giao mà còn phải phối hợp lẫn nhau đảm bảo cho hoạt động sản xuất của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao.
* Phòng kỹ thuật : Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý chỉ đạo công tác kỹ thuật của Xí nghiệp, tập hợp, nghiên cứu, đề xuất những đề tài, những biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng , cải tiến kỹ thuật, ...
+ Kiểm tra chất lượng của xe trước khi đưa vào hoạt động kinh doanh.
+ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức phù hợp.
+ Phối hợp với các phòng chức năng (khi đã có đầy đủ số liệu) để điều chỉnh tăng hoặc giảm các định mức kinh tế - kỹ thuật theo qui định chung hoặc cung nhau giải quyết khi có sự cố của xe nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện .
+ Quản lý tủ sách, tài liệu kỹ thuật, các bản vẽ kỹ thuật, quản lý và phổ biến sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất.
* Trung tâm điều hành TAXI : trực tiếp điều hành sự hoạt động của các xe cho phù hợp góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng xe, tìm tòi và phát triển thị trường kinh doanh.
* Gara ô tô : Tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong vịêc quản lý lái xe, phối hợp cùng phòng kỹ thuật, trung tâm điều hành đảm bảo cho đầu xe luôn hoạt động đầy đủ, tìm ra các biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc cho anh em lái xe cũng như quan tâm chú ý đến công tác giáo dục tư tưởng, tỉ lệ % ăn chia cho phù hợp, phối hợp cùng phòng hành chính xét thưởng cho những người lao động giỏi, trang bị đồng phục cho anh em....
* Thanh tra an toàn : Tham mưu và giúp giám đốc trong việc đảm bảo an toàn giao thông khi xe đang hoạt động, phát hiện những thiếu sót và những vi phạm về quy chế của lái xe, phối hợp cùng với gara và phòng kỹ thuật nhắc nhở, kiểm tra anh em lái xe về thực hiện tốt các quy chế của công ty, sử dụng phương tiện đúng quy trình kỹ thuật.
* Phòng Hành chính quản trị : Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với công nhân viên chức.
+ Quản lý hồ sơ, lý lịch và danh sách cán bộ công nhân viên của toàn Công ty
+ Tổ chức bộ máy quản lý ở các Phân xưởng, Phòng, Ban.
+ Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế, vệ sinh công nghiệp...
* Phòng Kế toán thống kê : đây là bộ phận quan trọng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý toàn bộ tài sản, vốn liếng, nhằm đảm bảo cho việc sản xuất - kinh doanh của Công ty được cân đối nhịp nhàng.
+ Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính kế toán.
+ Theo dõi kịp thời liên tục hệ thống các số liệu về sản lượng tài sản, tiền vốn và các quỹ hiện có của Công ty
+ Tính toán các khoản chi phí sản xuất để lập biểu giá thành thực hiện, tính toán lỗ lãi, các khoản thanh toán với ngân sách theo chế độ kế toán hiện hành.
+ Phân tích hoạt động kinh tế của từng thời kỳ.
+ Lập kế hoạch giao dịch với Ngân hàng để cung ứng các khoản thanh toán kịp thời.
+ Thu chi tiền mặt, thu chi tài chính và hạch toán kinh tế.
+ Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng quý theo qui định của Nhà nước, thực hiện về kế hoạch vốn cho sản xuất, thực hiện hạch toán kế toán và hạch toán nghiệp vụ đầy đủ quá trình vận động về vật tư, tiền vốn, tài sản của Công ty, lập báo cáo tài chính. Đồng thời cung cấp thông tin về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh làm cơ sở cho Ban Giám đốc ra quyết định kinh doanh.
* Phòng kinh doanh ôtô : Làm nhiệm vụ kinh doanh ô tô, tham mưu và giúp giám đốc trong việc ký kết những hợp đồng kinh tế mua bán theo đúng các thủ tục và quy định của Công ty, tổ chức công tác tiếp thị mở rộng thị trường hoạt động. Phối hợp cùng với phòng dịch vụ và phụ tùng để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm hoàn hảo.
* Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa ô tô : Làm nhiệm vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa các xe FORD mà phòng bán xe đã bán cũng như các loại xe khác khi khách hàng có nhu cầu sửa chữa. Tư vấn và giúp khách hàng những thông tin về thông số kỹ thuật của xe, cách sử dụng để khách hàng yên tâm khi sử dụng xe. Tiếp tục đầu tư thiết bị, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị đã có. Mở rộng thị trường, mở rộng hình thức kinh doanh, nắm bắt được yêu cầu của khách. Thường xuyên đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp của các kỹ sư cũng như công nhân sản xuất.
* Phòng phụ tùng : Làm nhiệm vụ kinh doanh vật tư phụ tùng xe ô tô các loại, đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời khi khách hàng có nhu cầu. Lập kế hoạch dự trữ và đặt hàng với số lượng lớn, quản lý hàng hóa theo đúng chế độ quy định .Tìm kiếm các đối tác kinh doanh để phát triển, mở rộng thị trờng tiêu thụ hàng hóa.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội trong năm qua
Những năm vừa qua, trước những thử thách gay gắt của thị trường, đặc biệt là tình hình khủng hoảng kinh tế khu vực đã có tác động rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và của Công ty nói riêng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công việc tổ chức sản xuất kinh doanh, phải cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên thị trường kinh doanh như : các hãng xe TAXI ra quá nhiều và họ hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, làm số lượng khách cũng như doanh thu và thị phần của công ty bị giảm sút; Kinh doanh ô tô FORD còn quá mới mẻ, thị hiếu của người tiêu dùng dành cho sản phẩm này cũng chưa nhiều so với các loại xe của Nhật và các hãng ô tô khác ; Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa mới ra đời nên số lượng khách hàng vào sửa chữa bảo dưỡng cũng chưa nhiều, xe FORD là xe mới nên chưa phải thay thế phụ tùng và sửa chữa.... Nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty, dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của hội đồng quản trị và sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc, Công ty luôn đề ra những biện pháp đổi mới phương thức kinh doanh, mạnh dạn đưa ra các quyết định và có chính sách mềm dẻo để đối phó kịp thời với sự biến động của thị trường.
Trong những năm vừa qua với hướng đúng đắn trong kinh doanh, Công ty đã khẳng định được vị trí của mình, và kết quả kinh doanh mà Công ty đã đạt được là minh chứng rõ nét nhất.
Biểu 2 :
Bảng tổng HợP tình hình KếT QUả kinh doanh
Công ty cổ phần đại lý FORD Hà nội năm 2000-2001
Đơn vị tính : 1.000 đ
Chỉ tiêu
năm 2000
năm 2001
so sánh
tuyệt đối
tương đối
1. doanh thu
12.801.346
16.202.872
3.401.526
126,5 %
2. Trị giá vốn
11.802.410
14.420.556
2.618.146
122 %
3. Thuế phải nộp
670.930
1.032.005
361.075
154 %
4. lợI NHUậN kd
328.006
750.311
422.305
229 %
ii. tình hình chung về công tác kế toán
1. mô hình tổ chức bộ máy công tác kế toán
Tổ chức bộ máy công tác kế toán hợp lý khoa học phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát huy vai trò của kế toán là một yêu cầu quan trọng. Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập với hình thức tổ chức kế toán tập trung, phòng kế toán của Công ty đã tích cực tổ chức tốt công tác kế toán với tư cách là một công cụ quản lý hoạt động kinh tế của Công ty, luôn bám sát quá trình kinh doanh bảo đảm cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác quản lý.
Biểu số 3 :
Sơ đồ bộ máy kế toán
công ty cổ phần đại lý FORD Hà nội
Kế toán trưởng, kiêm kế toán tổng hợp và kế toán TSCĐ
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương, bán hàng và thanh toán
Kế toán vật liệu, hàng hóa, CCDC
Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ chức năng
2. Nhiệm vụ và chức năng của từng cán bộ trong bộ máy kế toán của công ty cổ phần đại lý FORd hà nội
- Kế toán trưởng : Là người giúp việc cho Giám đốc và công tác chuyên môn của bộ phận kế toán. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về chấp hành luật pháp, thể lệ, chế độ tài chính hiện hành. Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức, sử dụng vốn có hiệu quả, khai thác các khả năng tiềm tàng, tài sản, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác, kịp thời và toàn diện để Ban Giám đốc ra quyết định kinh doanh cho phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty.
- Kế toán vật liệu- hàng hóa - công cụ dụng cụ : Là người theo dõi tình hình xuất nhập các vật liệu, hàng hóa và công cụ dụng cụ trong kỳ. Hàng ngày hay định kỳ kế toán vật liệu, hàng hóa, công cụ dụng cụ phải ghi số liệu từ chứng từ vào sổ chi tiết tính trị giá vốn thực tế xuất kho, cuối tháng lập bảng tổng hợp tình hình nhập xuất vật liệu, hàng hóa, công cụ dụng cụ, lập chứng từ ghi sổ để chuyển cho kế toán tổng hợp.
- Kế toán tiền lương, bán hàng và thanh toán : Là người tính lương để trả cho công nhân viên và phân bổ chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào các đối tượng tính giá thành, theo dõi về doanh thu bán hàng, theo dõi công nợ của khách hàng, theo dõi về các thanh toán với người bán hàng.
-Thủ quỹ: Là người quản lý số lượng tiền mặt tại Công ty, có trách nhiệm thu tiền bán hàng, các khoản thu khác khi có các chứng từ thu hợp lệ & thực hiện chi các khoản tiền mặt khi có phiếu chi hợp lệ. Thực hiện các nghiệp vụ gửi tiền mặt vào ngân hàng & rút tiền gửi Ngân hàng về quỹ tiền mặt.
3 Một số đặc điểm trong công tác kế toán
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ hạch toán thống nhất dựa trên cơ sở hệ thống kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài Chính ban hành theo quy định số 1141 TC/QĐ/CĐKT.
Công ty áp dụng hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ" là một hình thức kế toán đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu kiểm tra, tạo điều kiện cho việc theo dõi, đánh giá thành phẩm, bán hàng, và xác định kết quả bán hàng. Hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ và đúng chế độ kế toán hiện hành.
- Chứng từ sử dụng theo chế độ ban hành như :
+ Phiếu thu, chi tiền mặt.
+ Hóa đơn GTGT.
+ Phiếu xuất kho nội bộ, phiếu nhập kho.
+ Bảng thanh toán tiền lương.
+ Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.
+ Giấy báo Có, Nợ của Ngân hàng.
- Sổ kế toán chi tiết : Công ty sử dụng sổ chi tiết các tài khoản như tài khoản 1111; 1121 ; 131;...
Sử dụng chứng từ ghi sổ theo các nghiệp vụ kế toán phát sinh cùng loại.- Sổ kế toán tổng hợp
+ Sổ Cái các tài khoản 152, 156, 632, 511
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ tổng hợp tài khoản.
+ Sổ tổng hợp công nợ.
+ Sổ tổng hợp vật tư, ngoại tệ.
+ Sổ tổng hợp chi phí.
+ Sổ tổng hợp hàng xuất bán.
- Hệ thống báo cáo tài chính trong Công ty bao gồm :
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
*Trình tự ghi chép và hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ :
Dựa vào các chứng từ gốc sau khi đã được tập hợp, phân loại kế toán cập nhập vào chứng từ ghi sổ trên máy tính.
Tuỳ mức độ khối lượng công việc (3 đến 5 ngày hoặc cuối tháng), kế toán trưởng ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, ghi vào Sổ Cái theo thứ tự nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã ghi ở chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ gốc sau khi đã làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào các sổ chi tiết. Cuối tháng khóa sổ tính tổng số tiền mà các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, Có và số dư trên sổ các tài khoản. Căn cứ vào Sổ Cái tài khoản, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp số liệu giữa Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết, lập các báo cáo tài chính.
Biểu số 4 :sơ đồ trình tự ghi sổvà hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại công ty cổ phần Đại lý Ford hà nội
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Ngoài ra, Công ty tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, để có được sự phát triển này chúng ta đã và đang phải trải qua cuộc cách mạng kinh tế. Đó là việc chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên tầm vĩ mô của sự nghiệp đổi mới, tư duy kinh tế bắt đầu bằng việc sửa đổi bổ sung và ban hành hệ thống luật, các chính sách, văn bản mới cho phù hợp với thực trạng của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp cũng dần dần đưa và áp dụng các chế độ mới thực hiện trong doanh nghiệp của mình. Một trong những bí quyết dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp kinh doanh đó là vận dụng nguyên tắc tự hạch toán kinh tế, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của mình. Bởi vậy mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình hướng đi và các giải pháp đúng đắn để có thể tồn tại, phát triển và giành thắng lợi trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt này.
Mục tiêu hàng đầu và cũng là điều kiện tồn tại của mọi hoạt động kinh doanh là sinh lợi. Để thực hiện mục tiêu trên đây các doanh nghiệp cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật, quản lý sản xuất. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, trao đổi và tiêu dùng có tác động mạnh mẽ, kích thích sự phát triển của sản xuất kinh doanh. Vấn đề tiêu thụ những hàng hóa, dịch vụ đã sản xuất ra có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của sản xuất và thị trường, càng ngày doanh nghiệp càng quan tâm đến các phương pháp thúc đẩy tiêu thụ.
Làm thế nào để bán được hàng hóa, dịch vụ đã sản xuất ra để có được doanh thu bù đắp các chi phí đã bỏ ra và có lãi, thậm chí lãi càng nhiều càng tốt. Để có được điều này đòi hỏi công tác tổ chức quản trị ở các doanh nghiệp phải được thực hiện tốt, cải tiến một cách hợp lý, khoa học nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là công cụ có hiệu lực để điều hành và quản lý các hoạt động tính toán kinh tế, kiểm tra, quản lý tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính ở các doanh nghiệp, là công cụ để hạch toán kinh doanh, đặc biệt là công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Với nhận thức trên, sau khi được trang bị kiến thức lý luận ở nhà trường, kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội đồng thời để đi sâu tìm hiểu vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài : "Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội".
Đề tài được trình bày trong chuyên đề gồm 3 phần chính :
Phần thứ nhất : Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp.
Phần thứ hai : Tình hình thực tế về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội.
Phần thứ ba : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng và nâng cao hiệu quả bán hàng tại Công ty cổ phần đại lý FORD Hà Nội.
Với thời gian thực tập ít ỏi, khả năng tìm hiểu về tình hình thực tế có hạn, mong rằng các ý kiến và các phương hướng mà tôi đưa ra trong chuyên đề này sẽ góp phần nhỏ bé để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định bán hàng của Công ty.
Trong thời gian thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người trong Công Ty đặc biệt tôi xin được bày tỏ sự cám ơn đối với Ban Lãnh đạo, Phòng Tài vụ của Công Ty.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25190.doc