Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Đại La

MỤC LỤC A. Lời mở đầu B. Nội Dung I. Khái quát về công ty. Tên công ty: công ty cổ phần Đại La. Tên giao dịch quốc tế: Dai La joint stock company Tên viết tắt: DAILACO Đơn vị chủ quản: Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Trụ sở chính: Vĩnh Quỳnh- Thanh Trì – Hà Nội. ( Km 01- Đường 70 Văn Điển- Hà Đông) Giám đốc công ty : Hoàng Văn Bình Tel: (04) 6881372- (04) 6881373 Fax : (04) 6883229 Vốn điều lệ của công ty: 3.200.000.000 VND Trong đó: - vốn nhà nước: 0 VND vốn cổ đ

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Đại La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông trong công ty: 3.036.800.000 VND vốn cổ đông ngoài công ty: 163.200.000 VND Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và có con dấu riêng và được mở tài khoản tại nhân hàng theo qui định hiên hành của Nhà Nước. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty cổ phần Đại La nguyên là xí nghiệp gạch ngói Văn Điển được nhà Nước cấp đất xây dựng từ năm 1969 và chính thức thành lập năm 1971, với chức năng chuyên sản xuất gạch ngói đất sét nung trên lò thủ công. Xí nghiệp trực thuộc Sở Xây Dựng Hà Nội, chịu sự quản lý cả về quản lý Nhà Nước và quản lý chức năng. Hàng năm Xí nghiệp thực hiên chỉ tiêu pháp lệnh trên giao được cụ thể hóa bằng các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán trao đổi hàng hóa về số lượng, chất lượng được phân đều cho các tháng, quí trong năm. Từ năm 1971 đến 1980 công ty sản xuất trên dây chuyền lò liên hoàn với công suất 16 triệu viên/năm và là một trong những nhà máy sản xuất đất sét nung lớn nhất cả nước. Từ 1981 đến 1998 sản xuất trên dây chuyền lò đứng với sản phẩm gạch đặc máy văn Điển truyền thống. Theo xu thế đổi mới, nền kinh tế bước vào cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, Xí nghiệp gạch ngói Văn Điển tiến hành tổ chức lại để phù hợp với tình hình mới. Tháng 2/1999 công ty đã đưa dây chuyền đồng bộ lò nung tuynel vào sản xuất với chi phí là 6 tỷ VND, và đổi tên công ty thành công ty vật liệu và xây dựng Đại La( ngày 29/01/1999 theo quyết định số 573/QĐ-UB của UBND thành phố HN). Tên công ty cổ phần Đại La chính thức được công nhận và đi vào hoạt động theo quyết định số 6700/QĐ-UB ngày 12/10/2004. Đơn vị chủ quản cấp trên của công ty nay là Tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị, và chủ yếu là quản lý về chức năng.Tổng công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ công ty con, gồm 21 công ty trực thuộc và 6 công ty vốn nước ngoài, trong đó chỉ có duy nhất công ty cổ phần Đại La là đã cổ phần 100%. Cùng với việc thay đổi mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức, công ty tiến hành lắp đặt thêm hệ thống dây chuyền lò nung tuynel mới với chi phí là 7 tỷ VND. Từ đây dự báo cho một thời kỳ phát triển mới của công ty. Nhiệm vụ của công ty. Với mô hình tổ chức mới, ngoài chức năng sản xuất các sản phẩm gạch ngói đất sét nung công ty còn có chức năng nhiệm vụ đó là. -Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng - Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi -Tư vấn đầu tư xây dựng, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và dây chuỳen lò nung Tuynel. - Gia công lắp đặt kết cấu thép và sản phẩm từ thép. - cho thuê và lám dịch vụ kho tàng, sân bãi và nhà xưởng. - Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Bộ máy quản lý của công ty. a) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. Giám đốc Phó giám đốc kĩ thuật Phó giám đốc nội chính, tổ chức Phòng kế hoạch tổng hợp Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2 Phòng kinh tế Phòng tổ chức hành chính Hội đồng quản trị b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.Với hình thức này các bộ phận chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mọi hoạt động trong toàn công ty. Đứng đầu công ty là giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc. Hội đồng quản trị gồm có 5 người Giám đốc: là người điều hành công việc chung của công ty, quyết định mọi phương án sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của công ty hiện tại và tương lai. Quản lý toàn bộ tài chích của doanh nghiệp, có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các xí nghiệp, các phòng ban về việc thực hiên nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Giám đốc phải chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và toàn thể công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc kĩ thuật: chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, kiểm tra và giám sát toàn bộ khâu kĩ thuật,công tác an toàn và bảo hộ lao động. Đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến kĩ thuật, đề ra các giải pháp cho việc đầu tư,cải tiến kĩ thuật nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày cao của xã hội. Phó giám đốc tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức lao động, tiền lương, y tế và quản lý kho Nội công ty, thực hiện việc tiếp công dân, cán bộ công nhân viên có khiếu nại, tố cáo. Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các qui chế, nội qui về công tác tổ chức hành chính và cókế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân viên. Phòng Kế hoạch tổng hợp: căn cứ vào nang lực lao động, thiết bị và tình hình tiêu thụ sản phẩm để xây dựng kế hoạch sản xuất, các phương án sản xuất mới. Tham mưu giúp giám đốc quản lý công tác kĩ thuật,cung ứng vật tư và quản lý kho hàng. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, các phương án, đề án quản lý thực hiện kế hoạch sản xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các nguyên tắc phối hợp công tác giữa các đơn vị sản xuất, quản lý kỹ thuật, đổi mới sản phẩm, công nghệ, phân phối chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau nhằm hỗ trợ lẫn nhau thực hiện tốt kế hoạch của công ty Phòng tổ chức hành chính: tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ chức lao động tiền lương, hành chính, tổ chức quản lý công tác bảo vệ,an ninh chính trị, công tác an toan lao động Phòng kinh tế: tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Với qui mô vừa, đặc thù của công ty là sản xuất vật liệu xây dựng, công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, nghĩa là công ty sẽ có phòng kế toán trung tâm còn các xí nghiệp cũng có tổ chức kế toán riêng. Phòng kinh tế có nhiệm vụ phản ánh kịp thời tình hình sử dụng và biến động tài sản, vốn, thường xuyên đối chiếu công nợ, xác định và phân loại các khoản nợ tồn đọng,phân tích khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý phù hợp. Tổ chức khâu bán hàng đầy đủ, kịp thời, tham mưu giúp giám đốc xử lý nhanh, chính xác giá cả vật tư, nguyên liệu và các bán thành phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các xí nghiệp: Được giao trực tiếp lao động, các máy móc thiết bị, vật tư, tổ chức sản xuất, hạch toán kinh doanh, theo các chỉ tiêu được giao và tổ chức thực hiện đúng theo các chính sách của nhà nước và nội qui, qui chế của công ty. II. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Máy móc thiết bị. Công ty có hai dây chuyền sản xuất : dây chuyền sản xuất gạch ngói số 1 và dây chuyền sản xuất gạch ngói số 2. Công suất 15-18 triệu viên/ năm/ dây chuyền, với hệ thống thiết bị như sau: TT Tên thiết bị Đặc tính kĩ thuật Số lượng 1 Máy cấp liệu thùng, có trang bị cào băm đất -năng suất Q≥ 12T/h -khối lượng G=3.500 kg 02 2 Máy cán thô Năng suất Q≥ 12T/h Khối lượng G= 3600 kg 02 3 Máy cán mịn Năng suất Q≥ 12T/h Khối lựợng G=4500kg 02 4 Băng tải cao su B500 chuyển liệu Năng suất Q≥ 12T/h 02 5 Băng tải cao su B500 ra gạch mộc Năng suất Q≥ 20T/h 02 6 Máy nhào lọc mở sàng cơ khí Năng suất Q≥ 12T/h Khối lựơng G=5800kg 02 7 Máy nhào đùn chân không EVA350 Năng suất ép Q>6000 viên/ ngày Khối lựong G=8500kg 02 8 Máy nén khí( cho ly hợp) Động cơ N= 1.5KW 02 9 Máy cắt gạch tự động Năng suất > 6000 viên/h 02 10 Băng tải cấp than cao su B300 Năng suất Q≥5T/h 02 11 Máy nghiền than Năng suất Q=700÷800 kg/h 02 12 Sàn thao tác cầu thang 2 ( hệ) 13 hệ thống lò nung sấy Tuynel liên hợp tủ điện điều khiển Cáp từ tủ điện đến động cơ 2(hệ) Ngoài ra công ty còn có máy móc thiết bị hỗ trợ khác như: hệ thống xe goòng, xe tải, máy ủi, hệ thống máy điện, máy nhào trộn… Ta có thể thấy về mặt công suất và trình độ công nghệ của máy móc thiết bị là khá đồng bộ, và các bộ phận đều có khả năng đáp ứng nhu cầu cho nhau. Nguồn nhân lực. Trình độ số người Chuyên môn 1. Đại học 10 Công nghệ vật liệu, xây dựng, kinh tế, tin học. 2. trung cấp, cao đẳng 11 Công nghệ vật liệu, xây dựng, tài chính, cơ điện 3. công nhân kĩ thuật 45 vận hành lò tuynel, vận hành máy tạo hình, xây dựng, lái máy ủi, sửa máy, điện, hàn, nguội… 4. Công nhân lao động phổ thông 220 sản xuất vật liệu xây dựng, lao động tạp vụ khác. 5. cộng tác viên 10 Thiết kế, xây dựng, khí động lực học, kết cấu thép, vật liệu xây dựng. Vật tư và nguồn cung vật tư. 1.3.1. Nguyên liệu : nguồn vật tư chủ yếu là đất, than. Nguyên liệu sản xuất là đất sét. Với định mức tiêu hao cho 1000 viên sản phẩm là 1.7 m3.. do dặc thù lĩnh vực nghề nghiệp, các nhà cung cấp cho công ty không có nhiều và mang tính thời vụ ( đất), do đó, công ty thường có mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, hoặc các nhà cung cấp chủ động tìm đến công ty chào hàng ( qua các kênh thông tin trong và ngoài công ty). Khi có các nhà cung cấp đến chào hàng, giám đốc công ty xem xét các tiêu chí đánh gía có đủ tư cách pháp nhân đáp ứng được yêu cầu của công ty về chất lượng, giá cả, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán Kết quả thực hiện trước đó( đối với nhà cung cấp đang tồn tại) Việc đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp được thông báo trong cuộc họp giao ban gần nhất. Với nguồn than thì chủ yếu là quan hệ với những nhà cung cấp lâu dài( Tổng công ty than miền Bắc). Tiến hành kí kết hợp đồng theo BM74-06( kế hoạch vật tư) Hợp đồng sau khi ký kết được chuyển tới các bộ phận có liên quan để thực hiện Toàn bộ vật tư chủ yếu của công ty được theo dõi và đo lường theo qui trình theo dõi và đo lường sản phẩm( QT 82-03) Quá trình nhập kho được thực hiện theo hướng dẫn xuất nhập lưu kho và bảo quản HD75-02. 1.3.2.Các vật tư khác. Khi có nhu cầu mua vật tư phục vụ sản xuất: sửa chữa thiết bị, xây dựng cơ bản, bảo hộ lao động…các xí nghiệp, phòng nghiệp v ụ phải có kế hoạch, tổng hợp vào phiếu yêu cầu mua vật tư( BM74-05) gửi phòng KHTH giải quyết( Những trường hợp khẩn cấp để phục vụ kịp thời cho sản xuất có thể thông tin trực tiếp). Thị trường và Đối thủ cạnh tranh. Thị trường. Đối với mặt hàng sản xuất chủ yếu là gạch ngói, giá trị tính trên một đơn vị sản phẩm là thấp, do đó tâm lý của khách hàng là thường mua ở những địa điểm cung cấp gần để tránh bị đội giá cả lên do chi phí vận chuyển, hơn nữa đây không phải là mặt hàng hiếm và thực sự khan hiếm. Do đó công ty chủ yếu cung cấp trên địa phận Hà Nội và các vùng phụ cận. Đối thủ cạnh tranh. Tính trên địa phận Hà Nội, có các nguồn cung về gạch ngói là: Gạch Thạch Bàn: 30 triệu viên/ năm Gạch Hữu Hưng: 30 triệu viên/ năm Gạch Từ Sơn: 50 triệu viên/ năm Gạch 382: 50 triệu viên/ năm Gạch Cầu Đuống :50 triệu viên/ năm Gạch Phúc thịnh : 30 triệu viên/ năm Gạch Đan Phượng: 30 triệu viên/ năm Ngoài ra còn có một số đơn vị cung cấp gạch xây cho địa bàn Hà Nội như: gạch Xuân Hòa( Vĩnh Phúc), các nhà máy gạch của Hưng Yên, Hà Tây…Tuy nhiên do đặc điểm của sản phẩm này là gía trị tính trên một đơn vị sản phẩm thấp do đó nếu quãng đường vận chuyển xa sẽ đội chi phí lên cao do cước phí vận chuyển.Nên khả năng cạnh tranh của các đơn vị ngoại tỉnh là thấp. Theo dự báo của viện vật liệu xây dựng thì nhu cầu gạch của thị trường Hà Nội trong giai đoạn 2005-2010 khoảng 765 triệu viên/ năm. Nhưng hiện nay sau khi VN gia nhập WTO, nhu cầu đầu tư xây dựng tăng lên đến chóng mặt thì nhu cầu về gạch xây dựng phải là một con số lớn hơn nhiều. Như vậy có thể khẳng định là lượng gạch xây dựng đáp ứng cho thị trường Hà Nội là cung không đủ cầu. Nhất là hiện nay, công ty gạch Đại Thanh đã chuyển địa điểm sản xuất sang vùng Hà Tây, do đó nguồn cung cho cả khu Thanh Trì và khu Nam Hà Nội phụ thuộc rất lớn vào công ty Đại La. Kết quả sản xuất kinh doanh. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm đã sản xuất của công ty bao gồm: gạch xây 2 lỗ các loại, gạch xây 6 lỗ, 6 lỗ ½, gạch lát men tách 200, 250, 300, gạch chống nóng, cách nhiệt 3 lỗ,4 lỗ, gạch đặc xây các loại, gạch men Tuynel cao cấp. Hiện nay công ty với 2 hệ thống dây chuyền đồng bộ lò nung tuynel cao cấp với công suất thiết kế là 18 triệu viên/1 dây chuyền, sản lượng sản xuất khoảng 35 triệu viên đã đáp ứng được nhu cầu khá lớn của thị trường. Công ty có những khách hàng lớn truyền thống như: các công ty xây dựng thuộc sở xây dựng Hà Nội, LICOGI, công ty xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh, và các đại lý vật liệu xây dựng trên các quận huyện Từ Liêm, Thanh Trì, các khu công nghiệp mới: Định Công, Pháp Vân-Tứ Hiệp, Yên Hòa.. Đội ngũ và năng lực bán hàng của công ty 1 cửa hàng tại khu vực thị trấn Văn Điển 1 cửa hàng ở khu đô thị Cầu Bươu 1 cửa hàng đường Láng Để đẩy nhanh tốc độ bán hàng công ty tập trung vào chế độ ưu tiên cho các bạn hàng lớn và bạn hàng truyền thống Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng: truyền hinh, đài phát thanh Tham gia các hội chợ triển lãm toàn quốc Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Có các chính sách tiếp thị hợp lý: trả lương cho người bán theo phương pháp lũy tiến, cho tiếp thị vay vốn để mua phương tiện vận chuyển với lãi suất ưu đãi Qui định giá cước cụ thể với từng cung đoạn đường để đảm bảo giá bán hàng của nhà máy từ chân công trình là hợp lý và ổn định. Một số hoạt động khác. Công ty đã chuyển giao công nghệ cho nhiều đơn vị gạch ngói trong cả nước: Phú Thọ, Hà Tây, Hải Dương, Bình Dương, …với uy tín cao. Nhận thầu xây lắp các dây chuyền sản xuất gạch ngói đồng bộ bằng lò nung tuynel với sự đảm bảo về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động. Kết quả kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm chỉ số sản xuất kinh doanh Đơn vị tính 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Gía trị sản xuất kinh doanh. triệu đồng 6.108 8.602 11.981 Doanh thu triệu đồng 9.287 18.002 15.826 Sản lượng qui tiêu chuẩn triệu viên 24,502 35,51 37,372 TN bình quân người/tháng 1000đ 724 969 1.062 Nộp ngân sách triệu đồng 594 1.328 1.468 Doanh thu của công ty tăng do cả hai yếu tố lượng và giá. Xét về yếu tố giá, với gạch đặc xây dựng năm 2007 đã tăng gấp đôi so với năm 2005( từ 300đ/ viên lên 600đ/ viên). Sản lượng và sức tiêu thụ cũng tăng lên mạnh mẽ. Sự thịnh vượng của công ty đã làm cải thiện đáng kể thu nhập của người lao động và góp phần tăng thu ngân sách. III. Thực trạng công tác KH cuả công ty. III.1. Tổ chức của phòng KH. trưởng phòng tổ phó tổ bốc xếp Nhân viên 1 Nhân viên 2 Nhân viên 3 Nhân viên 4 Nhân viên ti êu thụ Nhân viên bán l ẻ công nhân bốc xếp phó phòng tổ trưởng tổ bốc xếp tổ trưởng tổ tiêu thụ 1. Sơ đồ tổ chức. Chức năng, nhiệm vụ. Trưởng phòng. phụ trách chung phòng KHTH Tham mưu giúp giám đốc công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án cho KH trung và dài hạn, công tác KHCN, chất lượng sản phẩm, cung ứng vật tư, xây dựng cơ bản, quy hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. trực tiếp điều độ KH sản xuất toàn công ty Trực tiếp phụ trách mảng KHKT, quản lý chất lượng, kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm trong công ty. Phó phòng : giúp trưỏng phòng thực hiện thực hiện hoàn thành chức năng nhiệm vụ của phòng KHTH. Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, thí nghiệm sản phẩm, nguyên- nhiên liệu Phụ trách tổ bốc xếp sản phẩm, kể cả việc làm lương cho tổ bốc xếp Nhân viên 1. trực tiếp quản lý mảng tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm: quản lý thương hiệu của công ty, quản lý mạng lưới tiêu thụ toàn công ty, trực tiếp xem xét các ý kiến phản hồi của khách hàng. Quản lý hệ thống máy tính toàn công ty và giúp trưỏng phòng thực hiện công tác tổng hợp KH toàn công ty. Nhân viên 2: Thủ kho sản phẩm( kho ngoại) Nhân viên 3: Phụ thủ kho ngoại. Nhân viên 4: cung ứng vật tư. Tổ trưởng tổ tiêu thụ : Giúp cán bộ quản lý tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm phòng KHTH thực hiện hoàn thành chức năng nhiệm vụ. Nhân viên tiêu thụ sản phẩm: Chịu trách nhiệm khai thác, tìm kiếm khách hàng, điều tra thị trường và tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng. Nhân viên bán lẻ: thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhân viên tiêu thụ sản phẩm. Tổ trưởng tổ bốc xếp: phân ca bốc xếp và trực tiếp phụ trách các ca bốc xếp. Tổ phó tổ bốc xếp: hỗ trợ cho tổ trưởng tổ bốc xếp Công nhân bốc xếp: bốc xếp sản phẩm và có trách nhiệm loại bỏ sản phẩm hư hỏng, có trách nhiệm tham gia quản lý kho sản phẩm cùng thủ kho trogn quá trình bốc xếp. Có thể thấy phòng KH không chỉ có chức năng lập, thực hiện và theo dõi đánh giá thực hiện KH mà còn kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác của công ty, đặc biệt là sau khi cổ phần, công ty tiến hành tinh giảm biên chế và tinh gọn bộ máy quản lý. Đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn trong công tác KH của công ty. III.2. Qui trình KHH trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hai cấp KH là KH cấp công ty do phòng KHTH lập và KH cấp doanh nghiệp do ban giám đốc Xí nghiệp lập. Doanh nghiệp cũng có nhiều KH chức năng như: KH vật tư, KH sản xuất, KH chất lượng, và các loại KH cấp công ty đều áp dụng qui trình PDCA bao gồm các giai đoạn: lập KH( Plan), Thực hiện( Do), kiểm tra( Check), điều chỉnh( Act), còn KH cấp xí nghiệp thì được xây dựng dựa vào KH cấp công ty và tình hình thực tế của xí nghiệp. Sau đây sẽ trình bày qui trình KHH cấp công ty. Soạn lập KH. Soạn lập KH không là nhiệm vụ riêng của phòng KHTH mà thường đến kỳ lập KH thì sẽ tiến hành thành lập nhóm chuyên trách, đứng đầu là trưởng phòng KH. Sau khi đã hoàn thiện việc soạn lập KH thì nhóm này sẽ giải thể và giao lại trách nhiệm quản lý và phổ biến thực hiện cho trưởng phòng KH Căn cứ xây dựng KH. Vào quí IV hàng năm, trưởng phòng KH tiến hành lập KH cho năm sau. trưởng phòng KH dựa vào: Các báo cáo của các Xí nghiệp và các phòng chức năng về tình hình sản xuất kinh doanh, các vấn đề về chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu vật tư, nhu cầu lao động và sản phẩm mới. Năng lực và khả năng thực tế của các xí nghiệp thành viên trong công ty. Phòng KHTH soạn lập KH, sau đó tham khảo ý kiến của các Xí nghiệp và các phòng chức năng về các chỉ tiêu. Sau khi đã thống nhất ý kiến, phòng KH trình bản KH lên GĐ để phê duyệt. Nội dung của bản KH. Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu. KH chất lượng. Đối với một sản phẩm: tạo sản phẩm mới, cải tiến chất lượng sản phẩm( thay đổi đặc tính kĩ thuật, mẫu mã…) Đối với hệ thống chất lượng: Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng lực quản lý, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên… Kế hoạch chất lượng Số……./ năm……… Triển khai thực hiện mục tiêu chất lượng ………...................................... STT Nội dung công việc Người thực hiện Thời gian hoàn thành Người kiểm tra Kết quả KH sản xuất. Lập các mục tiêu về tổng sản phẩm qui đổi toàn công ty, sản phẩm qui đổi của từng xí nghiệp,doanh thu,… theo năm và chi tiết cho từng quí. Kế hoạch sản xuất kinh doanh Năm……………. Diễn giải Đvt Năm… sản lượng Phẩm cấp sản phẩm Q1 Q2 Q3 Q4 A/M A1/A A1X/A I.Toàn công ty 1.Giá trị SXCN 2. tổng SP qui đổi 3. Doanh thu. II. XN1 1.Giá trị SXCN 2. tổng SP qui đổi 3. các sản phẩm chủ yếu III. XN2 1.Giá trị SXCN 2. tổng SP qui đổi 3. các sản phẩm chủ yếu IV. Phục vụ + bán hàng 1.tiêu thụ sản phẩm( số thực) 2. than xay 3. thu tiền bán hàng. ( các chủng loại có thể được hiệu chỉnh khi có lệnh của giám đốc công ty) KH vật tư. Xác định nhu cầu vật tư, các loại vật tư cần dự trù đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và đúng chất lượng các vật tư phục vụ sản xuất. Kế hoạch vật tư. Năm …………. Tên vật tư ĐVT Khối lượng Ghi chú Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Thực hiện KH. KH cấp công ty sau khi đã chính thức được giám đốc phê duyệt sẽ được chuyển đến các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện. Dựa vào KH tổng thể, các đơn vị tiến hành triển khai tại đơn vị mình, phân phối cho các tập thể và cá nhân thực hiện. Đánh giá, giám sát. Bản KH mà đặc biệt là các chỉ tiêu KH là căn cứ để đánh giá, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh ở các đơn vị. Người lập KH đồng thời là người chủ trì dự án đôn đốc việc kiểm tra thực hiện để đảm bảo KH được thực hiện đúng yêu cầu đã đề ra, sau đó báo cáo với giám đốc về kết quả thực hiện các mục tiêu. Tại các xí nghiệp, người trực tiếp giám sát các hoạt động là các trưởng ca, theo dõi thực hiên sản xuất, cập nhật sản lượng thực hiện hàng ngày vào sổ nhật trình của tổ, tình hình về nhân lực, sản lượng, chủng loại sản phẩm, bán sản phẩm của từng tổ vào sổ tổng hợp của Xí nghiệp. Các tình hình khác trong ca sản xuất ( sự cố, tình trạng thiết bị máy móc…) kể cả các ý kiến chỉ đạo của giám đốc XN và lãnh đạo của công ty ( nếu có) được thực hiện trong tổ giao ca Xí Nghiệp. Điều chỉnh. Phòng kinh tế có trách nhiệm theo dõi cập nhật các số liệu thực hiên hàng ngày hoặc theo đợt. Phòng KHTH có trách nhiệm điều độ kế hoạch để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Kế hoạch sản xuất kinh doanh có thể được điều chỉnh( căn cứ vào biến động thị trường và các yếu tố chủ quan, khách quan khác) để phù hợp với thực tế của công ty. IV. Đánh giá tình hình doanh nghiệp. IV.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuận lợi: Vị trí: công ty nằm ở ngoại thành Hà Nội, đất rộng, gần đường giao thông, gần bến sông Thanh Trì. Do đó thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư và sản phẩm gạch ngói. Điều này rất có ý nghĩa vì: TCP = CPSX + CPVC; П = DT – TCP. Do đó, khi chi phí sản xuất không đổi thì chi phí vận chuyển càng nhỏ, lợi nhuận sẽ càng lớn. Nên vị trí thuận lợi của doanh nghiệp giúp giảm chi phí vận chuyển, có nhiều cơ hội tìm kiếm nguồn vật tư giá rẻ, và có ưu thế về chi phí. Ban lãnh đạo: có trình độ và kinh nghiệm quản lý. Trình độ Đại học 50% Cao đẳng và trung cấp 50% Tuổi Dưới 45 tuổi 58% Trên 45 tuổi 42% Số năm kinh nghiệm Dưới 5 năm 55% Trên 5 năm 45% Công nhân: chủ yếu ở độ tuổi 25- 45,có kinh nghiệm và không quá lớn tuổi, phù hợp với ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Công nhân hầu hết là công nhân bậc thợ từ bậc 2 đến bậc 6. Máy móc: sau khi xây dựng thêm một lò sản xuất Tuynel ( từ năm 2002-2004), qui mô sản xuất đã được mở rộng mạnh mẽ. Công ty sản xuất gạch ngói dựa trên dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất giảm thiểu được lượng bụi và khói độc hại, cải thiện được môi trường làm việc cho người lao động và môi trường sống xung quanh. Mặt khác, gạch mộc sau khi được chuyển ra chờ lên lò gần như đã khô ráo hoàn toàn, do đó không cần phải tốn thời gian phơi gạch, đồng thời giúp việc sản xuất không còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết. Đây là những ưu điểm rất lớn so với lò thủ công và những loại lò khác. Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, đã tạo sự thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm, và xây dựng thương hiệu của công ty. Nhờ đó công ty đã có những bạn hàng lớn và thuận lợi trong trường hợp phải đấu thầu. Công ty đã 100% cổ phần đã kích thích tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích tổ chức lại bộ máy quản lý và đầu tư phát triển công nghệ sản xuất, hoạt động theo quy luật của thị trường. Khó khăn: Nguyên liệu chính để sản xuất gạch ngói là đất sét. Nhưng hiện nay, đất ngày càng đắt đỏ, nguồn cung đất lại ngày càng khan hiếm. Mặt khác, không phải là loại đất nào cũng có thể sản xuất được. Công ty đã có biện pháp là đấu thầu những khu đất ở các công trường xây dựng nhưng đây không phải là biện pháp lâu dài vì đất ở những khu xây dựng chứa nhiều tạp chất, khối lượng không lớn và bị động. Công ty tồn tại và phát triển chủ yếu dựa vào việc sản xuất gạch ngói, còn các hoạt động khác không tạo được doanh thu lớn và manh mún. Vì chủ yếu do thiếu cán bộ có chuyên môn và phương tiện. Môi trường làm việc tuy đã được cải thiện rất nhiều nhưng ô nhiễm không khí, tiếng ồn vẫn là một vấn nạn rất lớn đối với ngành sản suất gạch ngói nói riêng và ngàh sản xuất vật liệu xây dựng nói chung. Cơ hội. Cơ hội phát triển của công ty là rất lớn. Thị trường có nhu cầu về gạch ngói xây dựng ngày càng lớn. Mấy năm trở lại đây, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho tăng trưởng kinh tế đã tạo ra cơn sốt về vật liệu xây dựng. Nguồn cung nhỏ hơn cầu nên áp lực cạnh tranh là không đáng kể. Thách thức. Áp lực về vệ sinh và tiêu chuẩn môi trường đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển của công ty. Đặc biệt công ty lại giáp với nội thành. Do đó sự phụ thuộc lớn vào thị trường tiêu thụ và chính sách của thành phố và nhà nước đã ảnh hưởng lớn tới chính sách phát triển của công ty. IV.2. Công tác KH. Là công ty sản xuất với qui mô vừa, phòng KH không phải là phòng chuyên trách nhưng công tác KH là chức năng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì do đặc thù của công ty dựa vào sản xuất là chính, hơn nữa lại là sản xuất hàng loạt và theo công đoạn, có những công đoạn lại theo dây chuyền nên công tác KH đặc biệt phát huy tác dụng, tạo sự phối hợp hài hoà trong dây chuyền sản xuất, các chức năng sản xuất, điều độ sản xuất… Tuy có rất nhiều ưu điểm: cán bộ, tính linh hoạt trong công tác KH, sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng khá nhịp nhàng, KH đã được phân cấp rõ ràng và qui trách nhiệm rõ ràng, vấn đề kiểm tra giám sát và tập hợp dữ liệu kịp thời cũng là yếu tố khá quan trọng để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra; nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định: Căn cứ xây dựng KH: chủ yếu vẫn dựa vào những căn cứ bên trong( công suất, nhân lực, tình hình sản suất của những năm trước…), các yếu tố bên ngoài chưa được chú trọng đúng mức( Thị trường, cung nguyên liệu, đối thủ cạnh tranh, các yếu tố pháp luật…). Xây dựng mục tiêu: chủ yếu dựa vào phương pháp giản đơn và phương pháp trung bình có trọng số. Những phương pháp đơn giản này phát huy tác dụng trong rất nhiều năm nhưng không phải là vẫn thực sự có hiệu quả. Ví dụ năm 2004, công ty đã phải sửa lại mục tiêu vì đã đặt ra quá xa so với thực tế. Mặt khác KH không có nghĩa là không thể chỉnh sửa để phù hợp thực tế, nhưng sửa KH là để có thể đạt được chỉ tiêu thì lại là vấn đề khác. Hiện nay khâu dự báo và xây dựng nhiều phương án KH vẫn còn bị xem nhẹ. Cách xây dựng mục tiêu chủ yếu là định lượng, ít định tính, và các chỉ tiêu thường là những con số cụ thể, ít khi xây dựng theo một khoảng. Công ty đã xây dựng nhiều cấp KH với các cấp mục tiêu khác nhau với phương thức từ trên xuống dưới, chưa bảo đảm thực sự KH là của tất cả người lao động – KH có sự tham gia. Khi lập KH, chủ yếu là xác định các chỉ số, chỉ tiêu, còn những giải pháp, chính sách cơ bản để có thể đạt được các mục tiêu KH thì hầu như không được nhắc tới. Những biện pháp chỉ đạo chỉ được chỉ định khi việc thực hiện ở bên dưới có vấn đề. Điều này nhiều khi gây ra tình trạng bị động và đình trệ sản xuất. Công ty chủ yếu lập KH hàng năm, không có KH 5 năm. Đây có lẽ cũng là một hạn chế vì như vậy sẽ không có tầm nhìn dài hạn, có chiến lược để sử dụng và phát triển nhân lực, có KH cho nguồn cung vật tư dài hạn. C. Đề xuất hướng đề tài. Hoàn thiện công tác lập KH sản xuất tại công ty Cổ Phần Đại La. Một số giải pháp nhằm thực hiện KH sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đại La năm 2008. Hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá thực hiện KH sản xuất của công ty Cổ Phần Đại La. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24618.doc
Tài liệu liên quan