BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
I . Giới thiệu chung về công ty.
Công ty cổ phần cửa sổ nhựa châu âu có tên tiếng anh là European Plastics Window Company (Eurowindow), là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ngày 29/08/2002 theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Tháng 05/2007, Eurowindow đã chính thức chuyển đổi thành hình thức công ty cổ phần theo luật đầu tư mới. Eurowindow chuyên sản xuất các loại cửa sổ, cửa đi, vách ngăn bằng vật liệu u-PVC cao cấp, có lõi thép gia cường và hộp
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần cửa sổ nhựa châu âu - Eurowindow2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kính tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu. Nhà máy Eurowindow được xây dựng tại khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và Khu 4 thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ, có tính tự động hoá cao, nhập từ các hãng URBAN, MACOTEC… của CHLB Đức và Italy với tổng công suất thiết kế là 440.000 m2 cửa/năm. Các sản phẩm của Eurowindow có nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn các loại cửa làm từ vật liệu truyền thống như gỗ, nhôm về tính cách âm, cách nhiệt, độ bền, khả năng chịu lực cao và không cong vênh, co ngót. Mặc dù mới xuất hiện khoảng 50 năm trở lại đây, sản phẩm này đã được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, không chỉ ở Châu Âu mà còn ở các nước Châu Á như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và hiện nay là Việt Nam.
Sau gần năm năm hoạt động, đến nay, trên cả nước đã có hơn 5000 công trình bao gồm các toà nhà văn phòng, khách sạn, chung cư, biệt thự, căn hộ… sử dụng sản phẩm cửa Eurowindow. Eurowindow là nhà cung cấp độc quyền sản phẩm profile KOMMERLING (CHLB Đức) tại Việt Nam và đã được tập đoàn KOMMERLING cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, được tổ chức DNV (CH Na - uy) đánh giá và cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Sản phẩm và thương hiệu Eurowindow đã nhận được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Sao vàng đất Việt của Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Giải thưởng chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tặng, Giải thưởng Rồng vàng dành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Danh hiệu Thương hiệu mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam tặng, Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn… Ngoài ra, Eurowindow còn nhận được nhiều huy chương vàng, cúp vàng tại các hội chợ trong nước và quốc tế như: Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, Hội chợ Hàng hoá người tiêu dùng ưa thích, Hội chợ Hàng tiêu dùng & Triển lãm nội thất, Triển lãm Quốc tế Vietbuild… và nhiều hội chợ khác.
Với việc ứng dụng công nghệ sản xuất hộp kính cách âm, cách nhiệt, cộng với những ưu điểm nổi bật của vật liệu u-PVC cao cấp, Eurowindow không chỉ tạo nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm mà còn áp dụng thành công những công nghệ tiên tiến và vật liệu mới có chất lượng cao trong ngành xây dựng Việt Nam.
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Eurowindow đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm và từng bước nội địa hoá nhằm hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài sản phẩm cửa Eurowindow, công ty còn có hai dòng sản phẩm là Asiawindow và Vietwindow với mức giá rẻ hơn do sử dụng nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam và các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… Ngoài ra, Eurowindow còn cung cấp các sản phẩm kính an toàn, các loại cửa cuốn, cửa tự động cao cấp có khả năng cách âm, cách nhiệt cao với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài. Eurowindow phấn đấu trở thành nhà cung cấp cửa uPVC cao cấp hàng đầu tại Việt Nam với chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ không ngừng được nâng cao; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích chung của xã hội và góp phần bảo vệ môi trường.
Sản phẩm chất lượng tốt, đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đó là các yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu Eurowindow.
II . Nhà máy I.
2.1 . Giới thiệu chung về nhà máy I
Công ty cổ phẩn cửa sổ nhựa châu âu có 2 nhà máy sản xuất là nhà máy I và nhà máy II. Sau một thời gian tìm hiểu và được sự giới thiệu của nhà trường và Giám đốc nhân sự, em được đi thực tập tại phòng quản lý chất lượng ở nhà máy I.
Nhà máy I
Địa chỉ : Lô 15 – Khu công nghiệp Quang Minh – Mê Linh – Vĩnh phúc.
Tel : 0211 834420 Fax : 0211 834421
Nhà máy được đầu tư với số vốn 5 triệu USD, xây dựng trên diện tích 21.500 m2. Đây là nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ có tính tự động hóa cao được nhập từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như Đức, Ý…với quy mô sản xuất lớn nhất Việt Nam
2.2 . Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy
- Tổ chức sản xuất, lắp đặt và bảo hành sản phẩm kịp thời gian và chính xác trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã được thỏa thuận với khách hàng, hạn chế đến mức tối đa sản phẩm bị sai hỏng.
- Quản lý và sử dụng lao động trên cơ sở luật lao động, các quy định của nhà nước với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và nội quy lao động của công ty.
- Tổ chức nghiên cứu về dây chuyền công nghệ nhằm phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
- Tư vần cho Chủ Tịch, Tổng Giám Đốc các chính sách về nguyên vật liệu, phụ kiện và công cụ sản xuất, lắp đặt.
- Tổ chức tiếp thu kiến thức do chuyên gia truyền đạt về quy trình công nghệ và quy trình quản lý xí nghiệp.
- Xây dựng các định mức tiêu hao vật tư, định mức sử dụng nhân công, các định mức khác trong phạm vi sản xuất và tổ chức thực hiện.
- Ngoài các chức năng nhiệm vụ trên, nhà máy có thể chủ động mở rộng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu thị trường trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có và tự huy động, tôn trọng các quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.
2.3 . Cơ cấu tổ chức
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Kỹ Thuật
Phó Giám Đốc
Lắp Đặt
Phó Giám Đốc
Sản Xuất
P. Hành chính nhân sự
P.Thiết kế
Kỹ Thuật
P.Vật Tư kho bãi
P.Kế hoạch vận chuyển
P.Kế toán
P.Bảo Dưỡng
Thiết bị
Xưởng
Sản xuất
P.Quản lý
Chất lượng
P.Lắp đặt
Cơ cấu tổ chức của nhà máy gồm:
+ Giám Đốc nhà máy : Lương Quốc Bình
+ Phó Giám Đốc Kỹ Thuật : Vũ Trọng Trung
+ Phó Giám Đốc Sản Xuất :
+ Phó Giám Đốc Lắp Đặt : Nguyễn Văn Ba
Và 9 phòng trực thuộc: Phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán, phòng vật tư kho bãi, phòng thiết kế kỹ thuật, phòng bảo dưỡng thiết bị, xưởng sản xuất, phòng quản lý chất lượng, phòng kế hoạch vận chuyển, phòng lắp đặt.
2.4 . Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng
2.4.1 . Phòng hành chính nhân sự
a . Chức năng nhiệm vụ
- Thực hiện công tác quản lý hành chính, nhân sự tại nhà máy.
- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc nhà máy về công tác quản lý và sử dụng lao động đảm bảo các chế độ chính sách đối với người lao động đang làm việc tại nhà máy.
- Tham mưu cho ban Giám Đốc nhà máy các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và tối ưu hóa sản xuất.
- Trực tiếp quản lý điều hành công tác hành chính quản trị, công tác an ninh an toàn và phòng chống cháy nổ trong phạm vi toàn nhà máy. Tổ chức các cuộc họp tại nhà máy.
- Trực tiếp quản lý điều hành công tác lao động tiền lương của nhà máy. Định kỳ, báo cáo phòng hánh chính nhân sự công ty về tình hình lao động, tiền lương theo quy định.
- Chỉ đạo và kiểm tra công tác duy trì kỷ luật lao động, an toàn lao động, y tế, vệ sinh môi trường và nhà bếp tại nhà máy.
- Đảm bảo các nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt bao gồm: cung ứng điện nước, trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh công nghiệp, các điều kiện làm việc chăm lo sức khỏe cho người lao động.
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch đào tạo nội bộ, bồi dưỡng kiến thức quản lý và kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên nhà máy theo nhu cầu phát triển của nhà máy.
- Phối hợp với phòng hành chính nhân sự công ty, xây dựng chuẩn mực cho các chức danh nhà máy, tổ chức đào tạo, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện các công việc có ảnh hưởng đến chất lượng phải được đào tạo và duy trì hồ sơ đào tạo theo quy định của công ty.
- Tham gia đánh giá nội bộ và soát xét hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy khi được yêu cầu.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám Đốc nhà máy.
b . Quyền hạn
- Ký các văn bản trong phạm vi trách nhiệm được phân công hoặc ủy quyền của Giám Đốc nhà máy.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm quyền hạn của tất cả các cán bộ chức danh của nhà máy (từ trưởng phòng trở xuống).
- Được quyền ra lệnh ngừng sản xuất khi phát hiện các vi phạm về kỷ luật lao động, vi phạm các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và báo cáo cho Giám Đốc nhà máy biết các quyết định của mình ngay sau khi ra quyết định.
2.4.2 . Phòng vật tư kho bãi
a . Chức năng nhiệm vụ
- Lập định mức, quản lý vật tư và kho bãi tại nhà máy.
- Quản lý việc lập kế hoạch và đề nghị mua vật tư nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất của nhà máy.
- Phối hợp với ban kiểm soát chật lượng tổ chức tiếp nhận và kiểm tra các vật tư, nguyên liệu nhập về, đảm bảo chất lượng đầu vào được kiểm soát.
- Phối hợp với phòng vật tu – xuất nhập khẩu – kho bãi nghiên cứu, triển khai các phương pháp quản lý kho tàng, bảo quản sản phẩm của nhà máy, đảm bảo không làm suy giảm chất lượng, dễ nhận biết và thuận tiện khi sử dụng.
- Quản lý, kiểm soát việc cấp phát và sử dụng vật tư nguyên liệu, công cụ dụng cụ theo định mức của công ty và nhà máy.
- Tổng hợp các số liệu tồn kho để báo cáo với phòng Vật tư – Xuất nhập khẩu – Kho bãi cân đối nhu cầu nhập vật tư nguyên liệu đảm bảo kế hoạc sản xuất và lắp đặt.
- Quyết toàn vật tư, nguyên liệu cho từng đơn hàng đối với sản xuất và lắp đặt.
- Tham gia đánh giá nội bộ và soát xét hệ thống quản lý chất lượng khi có yêu cầu.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám Đốc nhà máy và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của công ty và nhà máy.
b . Quyền hạn
- Ký các văn bản thuộc phạm vi trách nhiệm được giao theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc nhà máy.
- Có quyền lập biê bản kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập về nhà máy và từ chối nhận các nguyên vật liệu không đạt yêu cầu chất lượng nhưng phải báo cáo ngay với Giám Đốc nhà máy.
- Có quyền yêu cầu các phòng Kế hoạch, Xưởng sản xuất, Bảo dưỡng báo cáo về tình hình sử dụng vật tư nguyên liệu, công cụ dụng cụ và các vần đề khác có liên quan.
2.4.3 . Phòng thiết kế kỹ thuật
a . Chức năng nhiệm vụ
- Triển khai hoạt động thiết kế, giám sát công nghệ sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới.
- Lập kế hoạc thiết kế triển khai sản xuất tại nhà máy theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Phối hợp với các đơn vị kinh doanh về tính đồng bộ và độ chính xác theo yêu cầu, đảm bảo cho việc thiết kế tránh được sai sót, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng và của công ty về chất lượng và tiến độ. Kiểm soát toàn bộ các bản vẽ thiết kế của phòng.
- Kiểm soát sự thay đổi của các bản thiết kế, đảm bảo các bản vẽ được cập nhật, kịp thời phục vụ sản xuất đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
- Nghiên cứu và triển khai các mẫu thiết kế mới để đa dạng hóa sản phẩm, phối hợp với các đơn vị kinh doanh để đưa ra tiếp thị trên thị trường.
- Quản lý công tác sáng kiển cải tiến kỹ thuật, lập kế hoạch và triển khai kiểm soát các loại vật tư và sản phẩm trưng bày mẫu về mặt kỹ thuật khi có yên cầu từ các phòng và ban Giám Đốc nhà máy.
- Tham gia nghiên cứu đề xuất biện pháp sửa chữa những sản phẩm không phù hợp.
- Phối hợp với các phòng liên quan trong nhà máy chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đáp ứng tốt các yêu cầu của quảng cáo và triển lãm…
- Giám sát kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ của Xưởng sản xuất.
- Tổ chức ghi chép, theo dõi và báo cáo thống kê chất lượng thiết kế và lưu chữ thành hệ thống theo quy định của hệ thống QLCL ISO 9000:2000.
b . Quyền hạn
- Được ký các văn bản thuộc phạm vi trách nhiệm được giao theo sự phân công và ủy quyền của Giám Đốc nhà máy.
- Được yêu cầu đình chỉ sản xuất nếu phát hiện có sự sai sót trong thiết kế hoặc sản xuất không đúng quy trình công nghệ có nguy cơ gây thiệt hại cho công ty và báo cáo Phó Giám Đốc Kỹ Thuật.
- Được quyền yêu cầu các trưởng phòng có liên quan trong nhà máy cung cấp thông tin về yêu cầu sản xuất để có biện pháp triển khai hoạt động của phòng.
- Được quyền yêu cầu các phòng tuân thủ đúng thiết kế và sửa đổi thiết kế trên cơ sở có sự phê duyệt của ban Giám Đốc nhà máy. Đề xuất tham mưu cho ban Giám Đốc về vấn đề tổ chức nhân sự và thay đổi vị trí làm việc của các nhân viện.
2.4.4 . Phòng bảo dưỡng thiết bị
a . Chức năng nhiệm vụ
- Xây dựng phương án và kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị sản xuất định kỳ và dài hạn theo quy trình, trình Giám Đốc nhà máy phê duyệt.
- Xem xét trình phê duyệt những đề xuất trang bị thêm các thiết bị, công cụ dụng cụ và phụ tùng thay thế dự phòng.
- Định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc thiết bị, đảm bảo các thiết bị hoạt động bình thường.
- Tổ chức sửa chữa các máy móc thiết bị trong nhà máy khi có sự cố xảy ra theo đúng quy định của quá trình quản lý thiết bị, đảm bảo kịp thời và tiết kiệm.
- Lập và quản lý các hồ sơ lý lịch máy móc thiết bị của nhà máy theo quy định của Công ty.
- Xây dựng hướng dẫn vận hành, sử dụng máy cho từng loại máy móc thiết bị tại xưởng sản xuất. Phổ biến, đào tạo các hướng dẫn đó cho toàn bộ công nhân sản xuất.
- Lập kế hoạch và đặt mua phụ tùng vật tư phục vụ cho lĩnh vức cơ điện và bảo dưỡng thiết bị trong nhà máy.
- Quản lý các thiết bị áp lực, thiết bị điện, hệ thống phòng chống cháy nổ của nhà máy.
- Quản lý và giám sát toàn diện, an toàn thiết bị và phòng chống cháy nổ trong nhà máy. Tổ chức đào tạo về phòng chống cháy nổ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy.
- Gia công chế tạo các chi tiết lắp dựng và công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất và lắp đặt …
- Nghiên cứu đề xuất các phương án, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao hiệu suất cũng như hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị.
- Thay mặt Giám Đốc Nhà Máy làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
b . Quyền hạn
- Có quyển yêu cầu các phòng kế hoạch, vật tư, công nghệ và QĐ xưởng sản xuất báo cáo tình hình sử dụng thiết bị và các vấn đề liên quan đến phòng mình.
- Được quyền yêu cầu ngừng sản xuất khi phát hiện các vi phạm về an toàn vận hành thiết bị, các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và an toàn điện, đồng thời báo cáo ngay cho Giám Đốc nhà máy.
- Được ký các văn bản trong phạm vi trách nhiệm được phân công hoặc ủy quyền của Giám Đốc nhà máy.
2.4.5 . Phòng quản lý chất lượng
a . Chức năng nhiệm vụ
- Trực tiếp lập kế hoạch kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm của toàn nhà máy.
- Chỉ đạo mọi hoạt động kiểm soát chất lượng theo kế hoạch các phòng có liên quan đến quản lý chất lượng.
- Điều hành giám sát các nhân viên kiểm tra chất lượng tại các công đoạn trong quá trình sản xuất, lắp đặt của nhà máy theo quy trình kiểm soát chất lượng. Tham gia ban kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
- Xây dựng và trình phê duyệt các tiêu chuẩn, hướng dẫn kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm của nhà máy.
- Quản lý các dụng cụ kiểm tra, đo lường, thử nghiệm của nhà máy và của công ty. Định kỳ tiến hành kiểm tra hiệu chuẩn và kiểm định các thiết bị đo theo quy định của nhà nước và của công ty. Làm việc với các tổ chức bên ngoài để hiệu chuẩn và kiểm định các thiệt bị đo.
- Chỉ đạo việc kiểm tra các sản phẩm không phù hợp, xác định nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Theo dõi nắm bắt thông tin, phối hợp với phòng vật tư – xuất nhập khẩu, Kinh doanh và các phòng khác trong nhà máy để kiểm soát chất lượng.
- Tham gia giải quyết các yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
- Thường xuyên thống kê, phân tích và đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất, lắp đặt trong kỳ. Định kỳ hoặc đột xuất lập báo cáo trình Giám Đốc nhà máy và lãnh đạo công ty.
- Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa các sai lỗi có thể xảy ra nhằm đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, quá trình.
- Tham gia đào tạo tay nghề cho nhân viên trong phòng và các công nhân nhà máy về sử dụng các dụng cụ đo và cách thức kiểm soát thống kê chất lượng.
- Tham gia đánh giá chất lượng nội bộ và soát xét hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám Đốc nhà máy, phó Giám Đốc sản xuất.
b . Quyền hạn
- Được yêu cầu các phòng liên quan cung cấp các thông tin cần thiết để kiểm soát chất lượng sản phẩm, yêu cầu tuân thủ đúng quy trình công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Được yêu cầu tạm ngừng sự hoạt động của thiết bị khi phát hiện dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng đến tiêu chuẩn kỹ thuật, đến quy trình công nghệ và không an toàn cho con người, sau đó báo cáo ngay cho Giám Đốc nhà máy tìm biện pháp sửa chữa khắc phục.
- Được yêu cầu QĐ sưởng sản xuất loại ra khỏi dây chuyền các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm không đạt chất lượng. Các dụng cụ kiểm tra, đo lường không được hiệu chuẩn và kiểm định theo quy định.
- Được ký các văn bản trong phạm vi trách nhiệm được phân công hoặc ủy quyền của Giám Đốc nhà máy. Có quyền xác nhận chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm xuất xưởng và giao cho khách hàng.
2.4.6 . Phòng kế hoạch – vận chuyển
a . Chức năng nhiệm vụ
- Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch vận chuyển và tổ chức vận chuyển sản phẩm từ nhà máy tới công trình.
- Tham gia điều tra năng lực sản xuất của các đơn vị kinh doanh mới chuyển đến.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với kế hoạch công ty giao cho và các đơn hàng từ các đơn vị kinh doanh chuyển tới, trình Giám Đốc nhà máy phê duyệt.
- Phát lệch sản xuất tới quản đốc phân xưởng sản xuất và thực hiện công tác điều độ kế hoạch sản xuất để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt.
- Chỉ đạo công tác theo dõi quá trình sản xuất theo kế hoạch, kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp với thực tế, đảm bảo đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng.
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch và tổ chức đóng gói, vận chuyển, bốc xếp sản phẩm tới chân công trình hoặc nơi yêu cầu.
- Liên hệ với các công ty vận tải bên ngoài, làm hợp đồng thuê xe vận chuyển hàng tới các công trình khu vực miền trung và miền nam.
- Thực hiện các công việc khác khi được Giám Đốc phân công.
b . Quyền hạn
- Được quyền yêu cầu quản đốc phân xưởng tổ chức sản xuất đảm bảo tiến độ giao hàng theo yêu cầu của các đơn hàng, đề nghị với các phòng trong nhà máy phối hợp để tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Được quyền kiến nghị, từ chối thực hiện công việc khi có đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng hoạt động đó sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và uy tín của nhà máy.
- Được ký các văn bản trong phạm vi trách nhiệm được phân công hoặc ủy quyền của Giám Đốc nhà máy.
2.4.7 . Xưởng sản xuất
a . Chức năng nhiệm vụ
- Thực hiện công tác sản xuất sản phẩm theo kế hoạch.
- Quản lý hoạt động của các phân xưởng, đảm bảo luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất, đạt mức chất lượng theo yêu cầu với chi phí vật tư thấp nhất.
- Lập và triển khai kế hoạch sản xuất của công ty.
- Kiểm tra đôn đốc các tổ sản xuất thực hiện đúng tiến độ kế hoạch. Làm đúng quy trình công nghệ và các yêu cầu chất lượng sản phẩm.
- Kiểm soát chặt chẽ tình hình chất lượng sản phẩm, giải quyết kịp thời các điểm không phù hợp về chất lượng phát sinh trong quá trình sản xuất, thực hiện kiểm tra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
- Điều phối sử dụng lao động hợp lý, đảm bảo tối ưu hóa sản xuất.
- Tổ chức tốt các biện pháp thực hiện các định mức vật tư, nguyên vật liệu, quản lý thiết bị và công cụ sản xuất.
- Nắm chắc các số liệu thống kê, áp dụng các kỹ thuật thống kê để phân tích tình hình sản xuất. Tổng hợp kết quả sản xuất, giao hàng báo cáo hàng ngày cho Giám Đốc nhà máy.
- Đôn đốc phân xưởng thực hiện tốt nội quy lao động, cá quy định an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và các quy chế vận hành máy móc thiệt bị.
- Tham gia thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân.
- Kiểm soát xử lý các tình huống không thuận lợi xảy ra trong phân xưởng, đánh gia chất lượng công việc của từng công nhân của phân xưởng.
b . Quyền hạn
- Điều động, sắp xếp lao động phù hợp với tay nghề của từng người trong nội bộ phân xưởng để hoàn thành kế hoạch sản xuất.
- Kiểm tra công việc, đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật đối với cá nhân, tổ sản xuất trong phân xưởng.
- Ra quyết định và ký các văn bản trong phạm vi trách nhiệm được giao theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng Giám Đốc hay Giám Đốc nhà máy.
- Được yêu cầu phòng kế hoạch sản xuất báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, các giải pháp xử lý khắc phục các sự cố xảy ra trong sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2.4.8 . Phòng lắp đặt
a . Chức năng nhiệm vụ
- Đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ theo kế hoạch trong việc lắp đặt sản phẩm của công ty.
- Khắc phục và sửa chữa kịp thời những sai hỏng, phát sinh trong quá trình lắp đặt.
- Bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm đã lắp đặt theo định kỳ của hướng dẫn kỹ thuật và theo yêu cầu của khách hàng.
- Tham gia các hoạt động khác của công ty và nhà máy.
- Đào tạo sàng lọc đội ngũ công nhân lắp đặt.
- Lập kế hoạch lắp đặt và bảo hành.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lắp đặt và bảo hành sản phẩm.
- Quản lý công cụ dụng cụ, vật tư, phân bổ các trang thiết bị thi công.
b . Quyền hạn
- Chịu trách nhiệm trước phó Giám Đốc nhà máy phụ trách lắp đặt.
- Quyết định phương án thi công trong điều kiện thực tế tại công trường.
- Lập biên bản về vi phạm kỹ thuật, hành chính tại công trường.
- Đánh giá kết quả thi công hàng ngày.
- Từ chối nhận sản phẩm khi không đảm bảo chất lượng, số lượng theo thiết kế.
- Dừng vận chuyển khi đóng gói không đảm bảo, phương tiện không đủ các điều kiện tham gia giao thông.
- Đề xuất với ban Giám Đốc nhà máy các giải pháp để nâng cao chất lượng, tiến độ và cải tiến quy trình giao nhận, vận chuyển.
2.4.9 . Bộ phận kế toán
a . Chức năng nhiệm vụ
- Tham mưu giúp Tổng Giám Đốc công ty trong tổ chức và điều hành công tác tài chính kế toán thống nhất toàn công ty.
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán, công tác kế hoạch hóa tài chính – tín dụng.
- Thực hiện công tác quản lý đầu tư dự án, đôn đốc và kiểm tra công tác thu hồi vốn.
- Thực hiện công tác đổi mới công nghệ, chương trình kế toán theo chế độ kế toán hiện hành.
2.5 . Một số sản phẩm của nhà máy
2.5.1 . Cửa tự động xoay tròn 3 cánh GEZE
Đặc điểm
* Cửa tự động xoay tròn 3 cánh được dùng tại các ngân hàng, khách sạn, những tòa nhà có lưu lượng người qua lại lớn, tốc độ lưu thông cao nhưng vẫn bảo đảm độ an toàn. Giữ nhiệt, tránh gió, bụi…
* Cửa có thể làm việc tự động hoàn toàn, bán tự động (có sự trợ giúp của động cơ điện để mở cửa) và báng tay (dùng lực của người để đẩy cửa).
* Cửa được gắn mắt thần cảm biến, khi có người ra vào, cửa tự động hoạt động, bình thường cửa sẽ dừng lại để tiết kiệm năng lượng. Cảm biến cũng sẽ đảm bảo an toàn cho người đi qua vì khi vướng hành lý hoặc người đi vào buồng cửa dừng lại thì cửa cũng sẽ dừng lại.
* Khung cửa được làm bằng nhôm hợp kim nên bền, đẹp và nhẹ.
2.5.2 . Cửa trượt tự động 4 cánh G-U
Đặc điểm
- Cửa xếp trượt tự động G – U có loại 2 cánh và 4 cánh. Các chi tiêt cơ khí chủ yếu được làm bằng hợp kim nhôm chất lượng cao nên chịu lực tốt, bền đẹp và nhẹ. Các vách kính, cánh cửa trượt dạng kính hộp, sử dụng kính an toàn, ở giữa các lớp kính được bơm khí trơ nên có khả năng cách âm, cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng.
- Cửa trượt 4 cánh cho phép mở cửa với chiều rộng lớn nhưng kích thước mỗi cánh lại nhỏ, nhẹ, chạy êm. Mở một lúc cả 4 cánh.
2.5.3 . Cửa đi xếp trượt 4 cánh
Đặc điểm
- Có tính cách âm, cách nhiệt và độ kín, khít cao.
- Được làm từ Profile định hình có kích thước lớn, vững chắc.
- Đa dạng kích thước, kiểu dáng, phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc
- Với hai kiểu mở đạc biệt trên cùng một hệ cửa (xếp trượt và quay), mang lại nhiều sự lựa chọn về không gian cho người sử dụng.
- Thay đổi kích thước không gian khi sử dụng bằng hai khả năng xếp trượt và mở quay 1 hoặc 2 cánh.
2.5.4 . Cửa cuốn tự động
Đặc điểm
Cửa nhôm cuốn tự động Alulux -Eurowindow dành cho gara, mặt tiền cửa hàng và nhà ở do công ty Eurowindow sản xuất và lắp ráp bằng nguyên liệu được nhập khẩu từ hãng Alulux CHLB Đức, có ba dòng chính: Resident, Detolux và Vertico. Đây là loại cửa sử dụng thanh nhôm cao cấp và lớp lõi xốp đặc biệt có khả năng cách âm, cách nhiệt cao. Với cấu tạo tinh vi, chính xác, với màu sắc phong phú, cửa cuốn Alulux-Eurowindow thực sự hội tụ các tiêu chuẩn: Hiện đại - Vững chắc – An toàn – Êm - Đẹp.
2.5.5 . Cửa sổ mở quay lật vào trong
Đặc điểm
- Cánh cửa có thể mở theo hai chế độ là mở quay vào trong hoặc là mở lật góc 10-15 độ vào trong.
- Thuận tiện cho việc lắp lưới chống côn trừng bên ngoài và lau chùi bảo dưỡng.- Chế độ mở lật vào trong đảm bảo sự thông thoáng cho căn phòng nhưng vẫn giữ được vẻ kín đáo, tránh hắt mưa, tránh gió dập, đồng thời không ảnh hưởng đến việc bài trí các đồ đạc gần cửa như rèm cửa, đèn bàn...- Phù hợp với những nhà bị hạn chế không gian mở bên ngoài.- Cả hai chế độ mở đều có độ an toàn sử dụng cao, đặc biệt phù hợp cho việc sử dụng tại các toà nhà cao tầng.
- Đảm bảo tính cách âm, cách nhiệt và độ kín, khít cao.
- Đây là loại cửa thông dụng nhất được sử dụng tại Châu Âu.
2.5.6 . Cửa sổ mở hất ra ngoài
Đặc điểm
- Khi đóng cửa không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử dụng của căn phòng.
- Đảm bảo sự thông thoáng cho căn phòng nhưng vẫn giữ được vẻ kín đáo, tránh hắt mưa.
- Đảm bảo độ cách âm, cách nhiệt, độ kín, khít
2.5.7 . Cửa sổ mở trượt
Đặc điểm
- Khi đóng mở không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử dụng của căn phòng.
- Độ an toàn cao, tránh được nguy cơ gió dập, đặc biệt phù hợp cho việc sử dụng tại các toà nhà cao tầng.
- Giá cả thấp hơn so với các loại cửa sổ Eurowindow khác.- Đảm bảo độ cách âm, cách nhiệt, độ kín, khít.
2.5.8 . Cửa đi mở trượt
Đặc điểm- Đảm bảo độ cách âm, cách nhiệt, độ kín, khít.- Khi đóng mở không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử dụng của căn phòng.- Tránh được nguy cơ gió dập.- Cho phép làm cánh cửa có kích thước lớn.- Giá cả thấp hơn so với các loại cửa đi Eurowindow khác.
2.5.9 . Cửa đi hai cánh mở quay
Đặc điểm
- Có tính cách âm, cách nhiệt và độ kín, khít cao.
- Được làm từ profile định hình có kích thước lớn, vững chắc.
- Đa dạng kích thước, kiểu dáng, phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc.
- Thích hợp với tập quán sử dụng của người Việt Nam
2.5.10 . Vách ngăn tấm uPVC, vách ngăn kính
Vách ngăn tấm uPVC
Kín đáo nhưng vẫn mang phong cách hiện đại, phù hợp với tập quán sử dụng của người Việt. Tạo nét đặc trưng riêng cho căn phòng, rất tiện ích với khả năng cách âm, cách nhiệt, độ bền cao, linh hoạt và gọn nhẹ trong sử dụng và lắp đặt.
Vách ngăn kính
Vách ngăn kính là một phần tô điểm tạo nét sang trọng mà nhẹ nhàng, năng động cho căn phòng hiện đại, đồng thời dễ bài trí với các đồ nội thất, rất linh hoạt và gọn nhẹ trong sử dụng và lắp ráp.
Ngoài ra công ty còn rất nhiều sản phẩm khác như : Cửa trượt tự động 2 cánh GEZE, Cửa sổ mở quay vào trong, cửa sổ mở quay ra ngoài, cửa đi một cánh mở quay, cửa đi thông phòng, cửa ra ban công, ra loggia, nan kính, kính màu, kính hoa văn, kính an toàn.
III . Đề tài
Năm 2007 được đánh dấu là mốc Việt Nam ra nhập WTO. Đây là một bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích do gia nhập WTO mang lại, thì những khó khăn mang lại cũng không hề ít. Một trong những khó khăn đó là sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Sức cạnh tranh của hàng Việt Nam so với các nước vốn đã kém nay lại càng gặp khó khăn hơn khi mà hàng hòa nước ngoài vào Việt Nam dễ dàng hơn. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh về giá chỉ mang tính chất ngắn hạn, không phải là một chiến lược tốt và dài hạn. Chính vì vậy yếu tố chất lượng trở thành yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh dài hạn và có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Chất lượng là một yếu tố không có điểm dừng, là vô cùng. Vì vậy mọi doanh nghiệp hay tổ chức đều phải không ngừng hoàn thiện chất lượng của sản phẩm. Cũng trong quy luật đó nên em đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện chất lượng sản phẩm tại nhà máy I của công ty cổ phần cửa sổ nhựa châu âu”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Web site :
2. Quy định về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và mô tả công việc các chức danh bộ phận lắp đặt.
3. Quy định về chức năng nhiệm vụ và mô tả công việc các chức danh nhà máy I.
MỤC LỤC
I . Giới thiệu chung về công ty………………………………………………...1 II . Nhà máy I ………………………………………………………………....2 2.1. Giới thiệu chung về nhà máy I …………………………………………..2 2.2. Chức năng nhiệm vụ của nhà máy I ……………………………………...2 2.3. Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………….4 2.4. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ………………………6 2.4.1. Phòng hành chính nhân sự……………………………………………...6 2.4.2. Phòng vật tư kho bãi……………………………………………………7 2.4.3. Phòng thiết kế mỹ thuật…………………………………………………8 2.4.4. Phòng bảo dưỡng thiết bị……………………………………………10 2.4.5. Phòng quản lý chất lượng……………………………………………..11 2.4.6. Phòng kế hoạch vận chuyển…………………………………………..13 2.4.7. Xưởng sản xuất ……………………………………………………….14 2.4.8. Phòng lắp đặt ………………………………………………………….16 2.4.9. Bộ phận kế toán………………………………………………………..16 2.5. Một số sản phẩm của nhà máy…………………………….…………….17 2.5.1. Cửa tự động xoay tròn 3 cánh GEZE……………………………….…17 2.5.2 . Cửa trượt tự động 4 cánh G-U………………………………………..17 2.5.3. Cửa đi xếp trượt 4 cánh ………………………………………………18 2.5.4. Cửa cuốn tự động……………………………………………………18 2.5.5. Cửa sổ mở quay lật vào trong…………………………………………19 2.5.6. Cửa sổ mở hất ra ngoài……………………………………….……….20 2.5.7. Cửa sổ mở trượt……………………………………………………….20 2.5.8. Cửa đi mở trượt………………………………………………………..20 2.5.9. Cửa đi hai cánh mở quay………………………………………………21 2.5.10. Vách ngăn tấm uPVC, vách ngăn kính………………………………21 III. Đề tài……………………………………………………………………22 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………...24
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24617.doc