Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan

LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến nay nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tích đáng kể. Cùng với những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên và con người, những chính sách thu hút đầu tư góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế. Hầu như tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều có các khu công nghiệp thu hút rất nhiều các nhà đầu tư. Hưng Yên cũng không nằm ngoài con đường phát

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển đó. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 03 khu công nghiệp đi vào hoạt động và 01 khu công nghiệp đang triển khai. Một trong số đó có thể kể đến khu công nghiệp dệt may Phố Nối. Khu công nghiệp dệt may Phố Nối đặt tại tỉnh Hưng Yên có diện tích 120,6 ha, do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối (VINATEX-ID) làm Chủ đầu tư, Công ty là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) với sự tham gia của Nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB). Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối có vị trí chiến lược, nằm trên trục đường giao thông quan trọng tại khu vực giao nhau giữa đường Quốc lộ 5 và 39, nối liền các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, cách Hà Nội 28 km, cảng Hải Phòng 73 km, cảng Cái Lân 90 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài trên 40 km, ga đường sắt Lạc Đạo 15km (đường sắt Hà Nội – Hải Phòng), gần trạm thông quan của tỉnh Hưng Yên trên đường quốc lộ 5 đang hoạt động và Khu đô thị Thăng Long đang đầu tư. Tại khu vực Phố Nối có nguồn lao động trẻ phổ thông dồi dào và có tay nghề từ các trường đào tạo kỹ thuật của Trung ương và địa phương đặt tại vùng này và vùng lân cận sẽ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư. Ông bà ta có câu “ đất lành chim đậu”, nhận thấy những ưu điểm trên ban lãnh đạo công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan quyết định xây dụng công ty tại khu công nghiệp Phố Nối. Sau một thời gian tìm hiểu, quan sát và làm việc thực tế tại công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan, đặc biệt với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo công ty, các cô chú, anh chị ở các phòng ban đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan. Em xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân - những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế và xã hội, người đã trực tiếp hướng dẫn để em có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Ths. Nguyễn Đình Trung la người trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập. Trong thời gian qua thầy đã hướng dẫn và chỉ bảo rất nhiều cho em. Tuy nhiên do kiến thức, hiểu biết và sự nhìn nhận vấn đề còn hạn chế nên mong thầy góp ý và sửa chữa để báo cáo của em được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn. Báo cáo tổng hợp của em gồm các phần: Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan trong những năm qua Chương III: Định hướng ( phương hướng ) phát triển của công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan trong những năm tới. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THIÊN QUAN 1.1Thông tin chung về công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan - Trụ sở: Công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan nằm trong khu công nghiệp dệt may Phố Nối- xã Nghĩa Hiệp- Yên Mỹ- Hưng Yên. - Website: thienquan.vn -Email: N/A -Điện thoại: 084-0321-972900 - Hình thức pháp lý: công ty cổ phần - Vốn điều lệ của công ty: 120.000.000.000 đồng ( một trăm hai mươi tỷ đồng). CÔNG TY CPCN THIÊN QUAN được thành lập theo luật doanh nghiệp, là sự kết hợp đặc trưng giữa các thành phần kinh tế, có sự hợp tác của Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất bao bì và đồ dùng bằng nhựa, bao gồm: Giấy kraft và PE có in, Túi PE có in, Túi AL và PE có in; In trên bao bì bằng nhựa và sản xuất khuôn in ống đồng; Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, khuôn in ống đồng phục vụ sản xuất. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan. Công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan được thành lập vào năm 2000 và chính thức đi vào hoạt động năm 2001. Từ đó cho đến nay công ty vẫn giữ nguyên hinh thức kinh doanh của mình. 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: - Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và được thông qua hàng năm tại đại hội đồng cổ đông thường niên, là người tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo định hướng và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Hội đồng cổ đông thông qua. Tổng giám đốc có nhiệm kỳ cung với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. - Phòng bán: chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị sản phẩm, bao gồm định hướng sản phẩm, đối tượng khách hàng, giá cả và chế độ khuyến mãi. Kiểm soát chiến lược bán hàng, theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng hậu mãi… - Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm thiết lập, triển khai và kiểm soát chính sách, hệ thống quy trình kế toán tài chính đúng theo quy định của nhà nước. Thực hiện công tác quản trị tài chính tại công ty, xem xét và đề xuất các giải pháp với ban Tổng giám đốc trong việc kiểm soát chi phí. - Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho toàn công ty; xây dựng quy trình tuyển dụng; xây dựng và kiểm soát thực thi Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể; giải quyết các tranh chấp về lao động và xây dựng các chương trình huấn luyện và đào tạo…Chiu trách nhiệm trong việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện công việc về hành chính, y tế, an ninh…Thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan chức năng. Tổ chức thực hiện an toàn lao động và vệ sinh an toàn thức phẩm. - Phòng kỹ thuật công nghệ: tổ chức xây dựng định mức sản xuất, xây dựng và giám sát việc áp dụng chính sách, tiêu chuẩn, quy trình về kỹ thuật công nghệ như: lưu trữ mẫu, định mức sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp.., tổ chức xét duyệt mẫu thiết kế, giải quyết khiếu nại của khách hàng. Phụ trách đào tạo về công nghệ cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Phòng đảm bảo chất lượng (QA): chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống chất lượng ISO 9001 : 2000 toàn công ty. Chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo về chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. - Phòng mua: Triển khai và kiểm soát hoạt động mua hàng, nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, máy móc thiết bị…với mục tiêu đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất. - Phòng điều độ và kho vận: lập kế hoạch sản xuất cho các nhà máy bao bì; lập yêu cầu nguyên vật liệu, phụ liệu; Lập kế hoạch và kiểm soát việc gia công sản xuất màng ghép; điều phối hàng hoa, nguyên vật liệu giữa các kho với mục tiêu đảm bảo kế hoạch giao hàng, cung cấp đủ nguyên vật liệu cho sản xuất và hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. - Phòng R&D: kiểm soát hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ hiện tại; đề xuất và giám sát thực hiện kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị và nhà xưởng với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại; phát triển sản phẩm mới và hoàn tất các kế hoạch đầu tư của công ty. - Ngành cơ điện: chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát quy trình sửa chữa và bảo quản máy móc thiết bị, đánh giá yếu tố kỹ thuật của các máy móc thiết bị chuẩn bị mua, đè xuất các quy định về an toàn lao động-phòng chống cháy nỏ, tổ chức và giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, chất thải. - Nhà máy chế bản: giao dịch trực tiếp với khách hàng, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm soát công tác thiết kế mẫu cho khách hàng, đảm bảo mẫu thiết kế đúng tiêu chuẩn để tạo ra những sản phẩm đúng chất lượng và quy cách theo yêu cầu của khách hàng. 1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty Sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Thiên Quan là các mặt hàng bao bì nhựa phức hợp, trong đó bao bì thực phẩm và hàng tiêu dung chiếm khoảng 80%. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia hoạt động gia công chế bản trục in cho khách hàng. Sản phẩm bao bì của công ty hiện nay được chia thành các nhóm như: bánh kẹo, bột ngọt, bột giặt, mỹ phẩm, hàng đông lạnh, mì ăn liền, thực phẩm chế biến, thuốc trừ sâu… 1.4.2 Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ chủ yếu của doanh nghiệp là thị trương nội địa, tập trung ở khu vực phía Bắc và một số tỉnh ở khu vực phía Nam. Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dược phẩm, nông sản, thực phẩm… Tuy nhiên từ năm 2008 công ty đã mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài như: Úc, Philppin 1.4.3 Đặc điểm về quy trình sản xuất Sơ đồ tổ chức sản xuất taị doanh nghiệp: Phòng sản xuất Bên đặt hàng Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Giám đốc Phòng kế toán Ghi chú: (1) Phòng kinh doanh tìm kiếm hợp đồng về trình giám đốc. (2) Giám đốc xem xét đưa cho phòng kỹ thuật xem xét, xem trình độ kỹ thuật ở doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng hay không. (3) Sau khi xem xét, phòng kỹ thuật báo cáo lại cho giám đốc (4) Giám đốc đưa hợp đồng cho kế toán tính chi phí, và khoản lãi có thể thu được từ hợp đồng. (5) Kế toán sau khi tính toán sẽ báo cáo lại cho giám đốc để giám đốc ra quyết định. (6) Nếu đồng ý với yêu cầu của hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ tiến hành ký hợp đồng với bên đặt hàng. (7) sau khi đã ký hợp đồng thì giám đốc sẽ ra quyết định sản xuất, yêu cầu bộ phận sản xuất tiến hành sản xuất. (8) sản xuất xong bộ phận sản xuất sẽ báo cho phòng kỹ thuật kiểm tra nghiệm thu. (9) Bên đặt hàng tiến hành nghiệm thu. (10) Nếu đạt chất lượng yêu cầu thi doanh nghiệp sẽ tiến hànhgiao hàng và thu tiền (thanh lý ợp đông và ghi nhận doanh thu). 1.4.4 Tình hình về lao động Tổng số lao động của Công ty đến cuối năm 2009 là 1007người. Trong đó:     - Trình độ Đại học và Cao đẳng: 119 người ( chiếm 11,82%)     - Trung cấp, Công nhân kỹ thuật: 500 người ( chiếm 49,65%) - Dưới trung cấp: 388 người (chiếm 38,53%) Lực lượng lao động trong công ty được tuyển dụng thông qua: các trung tâm, trường dạy nghề, cao đẳng, đại học trong cả nước. Người lao động được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và luôn được công ty bảo đảm về vật chất lẫn tinh thần. Ban giám đốc công ty rất chú trọng việc lưu giữ những cán bộ công nhân viên có năng lực, tuy nhiên trước tình hình các đối thủ cạnh tranh lôi kéo nhân lực của công ty bằng chính sách lương nên công ty cũng gặp không ít khó khăn trong việc hạn chế việc chảy máu chất xám. Trong những năm qua công ty đã cố gắng trong việc đảm bảo thu nhập cho người lao động trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Công ty cũng đã cố gắng hoàn thiện các chính sách đối với nguồn nhân lực của công ty như: chính sách tuyển dụng, chính sách động viên khen thưởng đối với đội ngũ nhân viên có năng lực và các chính sách liên quan đến việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về phục vụ cho sự phát triển của công ty. Công ty sẽ tiếp tục chương trình nâng cao năng suất lao động bằng các phương thức như: giảm lao động sống trên các dây truyền sản xuất, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư cà công nhân kỹ thuật nhất là tìm hiểu, ứng dụng về các công nghệ mới. Có chính sách tài trợ cho cán bộ quản lý tham gia các lớp học dài hạn và ngắn hạn nhằm nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh. Ban giám đốc công ty đã chú trọng tổ chức phong trào thi đua trong lao động sản xuất của toàn doanh nghiệp, lồng ghép thi đua vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển. Từng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể được đề ra, vào đầu năm Ban giám đốc và BCH Công đoàn sẽ tổ chức đại hội công đoàn và người lao động, thực hiện ký thỏa ước lao động và thi đua gắn liền với những sự kiện quan trọng của đất nước 1.4.5. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị Hệ thống máy móc thiết bị của Thiên Quan được đầu tư hiện đại theo công nghệ tiên tiến của các nước châu Âu. Công suất máy móc, thiết bị của công ty có khả năng tiếp tục hoạt động ở mức khoảng từ 85% đến 90% công suất thiết kế.Công ty không đầu tư thêm nhà máy mới trong vong 5 năm tiếp theo và từ năm 2009-2011, mỗi năm công ty chỉ đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất. Đầu năm 2009, công ty đã tiến hành đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mới trị giá 2 triệu USD và đã đưa dây chuyền vào hoạt động sản xuất từ đầu quý 3 năm 2009, góp phần tăng công suất của công ty thêm từ 12%- 15%. Bên cạnh đó Công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, công ty liên tục đầu tư các thiết bị kiểm tra để quá trình sản xuất đạt yêu cầu và kết quả cao nhất. 1.4.6 Đặc điểm về nguyên vật liệu Phần lớn nguyên vật liệu nhựa nhập khẩu của Công ty là từ các nước trong khu vực ASEAN như Thái lan, Indonesia, Phillipine và Malaysia do chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu thấp. Bên cạnh đó, Công ty cũng nhập khẩu một số nguyên vật liệu nhựa của các nhà cung cấp có xuất xứ từ Mỹ, Ý, Bỉ, Nhật, Hàn Quốc ... Nguồn nguyên nhiên vật liệu của Công ty được cung cấp bởi các doanh nghiệp lớn, có uy tín nên Công ty luôn đảm bảo được yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Là doanh nghiệp lớn, uy tín trong ngành bao bì nhựa, có mối quan hệ rất tốt với nhiều nhà cung cấp lớn  trong và ngoài nước nên Thiên Quan luôn có nhiều sự lựa chọn để mua được những nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu có giá cạnh tranh. 1.4.7 Tình hình tài chính của công ty Các chỉ số tài chính cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty, ngoại trừ hàng tồn khó có sự biến động đột biến vào các tháng cuối năm 2008. Tính đến cuối tháng 6/2009, tỷ lệ hàng tồn kho vẫn ở mức 15% trên tổng số tài sản, cao hơn so với mức 9% tại thời điểm cuối quý I/2009. Nguyên nhân có thể do giá dầu thế giới đang co chiều hướng tăng, nên công ty gia tăng tích trữ lượng hàng nguyên vật liệu tồn kho. Cơ cấu nợ hầu hết là các khoản nợ ngắn hạn, công ty gần như rất ít sử dụng đến nợ vay ngân hàng. Nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính chủ yếu đến từ các khoản trả trước của khách hàng. Công ty cũng luôn tích cực tìm kiếm các nguồn vốn vay với chi phí thấp để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tăng cường kiểm soát sự trữ hàng tồn kho, công nợ, chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THIÊN QUAN TRONG NHỮNG NĂM QUA Dưới đây là bản số liệu về công ty: BC lãi/lỗ( triệu VND) 2009 2008 2007 2006 2005 Doanh thu thuần 1.044.571 1.041.292 853.947 759.069 686.199 lợi nhuận gộp 119.042 117.11 95.89 86.807 63.668 Lợi nhuận từ HĐKD 95.604 77.54 59.833 54.04 34.297 Lợi nhuận trước thuế 96.073 77.92 60.324 55.441 34.606 Lợi nhuận sau thuế 84.041 67.119 51.918 55.441 34.606 Bảng CĐKT(triệu VND) Tài sản ngắn hạn 408.859 368.982 356.433 245.12 207.865 TSCĐ và XDCB dở dang 123.725 115.389 133.451 61.184 67.046 Tài sản dài hạn khác 1.241 2.148 0 10.505 12.997 Tổng tài sản 533.825 484.38 489.884 316.81 274.912 Nợ ngắn hạn 77.712 66.06 96.68 117.284 137.536 Nợ dài hạn 0 183 309 20.615 10.491 Vốn chủ sở hữu (VCSH) 456.112 418.136 392.895 178.91 126.887 Tổng nguồn vốn 533.824 484.38 489.884 316.81 274.912 Các chỉ số tài chính Tăng chưởng Doanh thu thuần 9,81 21,90 12,50 10,62 Lợi nhuận thuần(%) 25,21 22,13 -630 60,12 Vốn chủ sở hữu (%) 9,08 6,42 119,60 41,00 Tổng tài sản(%) 10,21 36,23 54,63 15,24 lợi nhuận gộp biên(%) 11,93 11,25 11,23 11,44 Lợi nhuận thuần biên(%) 7,9 6,45 6,08 7,30 ROA(%) 15.74 13,86 12,87 18,73 12,59 ROE(%) 18,43 16,05 18,26 36,24 27,29 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua của công ty cổ phần công nghiệp Thiên Quan 2.1.1 Tình hình sản xuất sản phẩm Hiện nay máy móc của công ty đã đạt 85-90% công xuất nên việc sản xuất luôn đáp ứng đủ và kịp thời các đơn hàng, không có tình trạng chậm giao hàng. Vì hệ thống máy móc của công ty được nhập từ Châu Âu bên cạnh đó đội ngũ công nhân sản xuất được đào tạo và có tay nghề cao nên sản phẩm được sản xuất ra đạt chất lượng cả về chất lượng và mẫu mã. Sản phẩm của công ty có 96% là bao bì nhựa phức hợp, trong đó bao bì cho thực phẩm và hàng tiêu dùng chiếm tới 80% doanh thu. Mặt khác hoạt động kinh doanh của công ty có tính chất mùa vụ nên công ty đã cố gắng xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý để đáp ứng được yêu cầu. 2.1.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Các mặt hàng của công ty luôn được sự đón nhận của khách hàng nhờ sự chất lượng và mẫu mã. Cho đến nay thì 90% sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thị trong nước. Vì từ năm 2008 Công ty đã kỹ được nhiều hợp đồng xuất khẩu với các khách hàng nước ngoài nhằm tìm kiếm thị trường mới cho công ty, đây cũng là một bước đột phá của công ty vì trước đây khách hàng của công ty chỉ là khách hàng trong nước. Bên cạnh đó thì công ty cũng đã gặp nhiều khó khăn vì đối với thị trường xuất khẩu chất lượng sản phẩm có yêu cầu rất cao nhưng doanh nghiệp đã vượt qua và đáp ứng được các điều kiện và đã xâm nhập thành công vào thị trường nước ngoài. 2.1.3 Tình hình marketing, phân phối sản phẩm Công ty đã xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp, những khách hàng tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến thị trường trong nước và chiếm thị phần cao. Công ty cũng tăng cường công tác hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng lớn, công ty không theo đuổi chính sách mở rộng kinh doanh bằng việc tìm kiếm những khách hàng nhỏ, lẻ, không chạy theo doanh thu. Do vậy hệ thống phân phối của công ty là những văn phòng đại diện của công ty ở Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh. Công ty luôn cố gắng thực hiện tốt về các điều khoản trong hợp đồng, luôn đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách tôt nhất. Bên cạnh đó công ty luôn cố gắng xây dựng tốt hình ảnh của mình thông qua những hành động thiết thực như: tổ chức tốt công tác an toàn cho người lao động, công tác phòng cháy chữa cháy, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường…Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý ISO 14000 điều đó cho thấy công ty luôn cố gắng để đưa tới khách hàng những sản phẩm tốt nhất cùng với sự phục vụ tận tình nhất. 2.1.4 Tình hình quản lý và sử dụng vốn Thiên Quan là một trong những doanh nghiệp tập trung hầu hết nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chủ chốt, cũng như hoạt động phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Công ty chỉ dành 1% giá trị tổng tài sản cho hoạt động đầu tư tài chính. Qua bảng só liệu trên ta có thể thấy tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty rất hiệu quả. Doanh thu thuần của công ty từ 686.199 triệu VND năm 2005 đã tăng lên 1.044.571 triệu VND. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng từ 34.297 triệu VND năm 2005 lên 95.604 triệu VND năm 2009. Các khoản nợ cũng đã giảm rất nhiều đặc biệt là các khoản nợ dài hạn. Một phần vì sản phẩm của công ty là sản phẩm tiêu dùng nên việc thanh toán nhanh mặt khác công ty có chính sách là hạn chế những khoản đi vay quá lơn và lâu dài. Thay vào đó công ty luôn tìm cách để có được nguồn vố để hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi và hợp lý nhất. 2.2 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh 2.2.1 Ưu điểm Chỉ tiêu doanh thu các năm gần đây và 6 tháng đầu năm 2009 đạt mức tăng trưởng trên 10%. Đặc biệt, năm 2008 giá cả nguyên vật liệu biến động bất thường nhưng doanh thu vẫn đạt mức tăng 22% so với năm trước là một kết quả đáng nể. Theo số liệu 2 năm gần đây, ta có thể thấy doanh thu quý III, quý IV của công ty thường tăng cao hơn so với 2 quý đầu năm, có thể là do cuối năm là thời điểm khách hàng tiêu thụ bao bì của công ty gia tăng sản lượng sản xuất. Tuy vậy, tỷ suất lợp nhuận gộp và tỷ lệ hoạt động kinh doanh trên doanh thu lại không tăng theo chu kỳ này, cho nên lợi nhuận không tăng trưởng tương ứng với doanh thu. Trong 6 tháng đầu năm 2009, tỷ lệ hoạt động kinh doanh trên doanh thu có sự gia tăng so với năm 2008, cho thấy công ty đang tích cực giảm thiểu chi phí quản lý và bán hàng. Ngoài ra, việc hoàn nhập dự phòng tính đến cuối tháng 6/2009 khoảng 1,35 tỷ đồng là một trong những yếu tố làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận biên lên 8,2% so với năm 2008 là 7,6%. Trong năm 2008 điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn do tình hình kinh tế thế giới cùng với việc giá cả nguyên vật liệu đầu vào thất thường, giữ được thị trường hiện có là một điều rất khó và việc mở rộng thị trường càng khó hơn nhưng nhờ làm tốt công tác thị trường, có chiến lược kinh doanh rõ ràng, xây dựng và quảng bá thương hiệu cùng với việc thực hiện tốt chính sách khách hàng, chính sách chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng nên đã tạo được uy tín của thương hiệu Thiên Quan ngày càng cao trong lĩnh vực sản xuất bao bì, điều này được chứng minh qua tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty trong năm 2008 nhất là những tháng cuối năm trong khi một số doanh nghiệp cùng ngành nghề phải tổ chức cầm chừng nhưng doanh thu của công ty vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, không những khai thác mảng thi trường nội địa, công ty đã từng bước tạo mối quan hệ làm ăn để phát triển thị trường xuất khẩu. Trong năm 2008, công ty đã tiến hành cung cấp một số đơn hàng xuất khẩu cho các thị trường như: Úc, Philippin. Một trong số những ưu điểm của khác là Công ty cũng đã chú trọng vào đầu tư hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng vật chất của công ty khá đồng bộ. Bộ máy hoạt động có hiệu quả. Từ đó góp phần nâng cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. 2.2.2 Nhược điểm Trong các năm 2005, 2006, 2007 do tình hình kinh tế thế giới có phần ổn định và phát triển nên công ty gặp nhìu thuận lợi trong việc sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên trong năm 2008 được nhìn nhận là một năm mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động phức tạp, khó khăn thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều. Tác động của cuộc khủng hoảng kép ( tình trạng phát triển quá nóng trong 06 tháng đầu năm và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong 06 tháng cuối năm ) đã kéo đà tăng trưởng kinh tế trong nước đi xuống và các chỉ số cơ bản đều sụt giảm. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ các nước Châu Mỹ lan tỏa đến Châu Âu, Châu Úc, Châu Á và không loại trừ Việt Nam, khiến nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng trầm trọng. Trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các công ty đều tìm mọi phương án hoạt động kinh doanh để giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại của mình. Năm 2008 là một năm trôi qua đầy thử thách đối với các công ty sản xuất nhựa, bao bì nhựa do giá nguyên liệu biến động mạnh tỷ lệ thuận với việc biến động giá dầu thô trên thế giới ( giá nguyên vật liệu tăng cao trong một thời gian sau đó là thời gian giảm không phanh ) cộng với việc biến động của tỷ giá ngoại tệ đã ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất thuộc ngành nhựa. Đến năm 2009 tình hình nền kinh tế trong nước và thế giới đã đi dần vào ổn định nên tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty đã tốt hơn nhiều. Và một trong nhứng khó khăn hiện nay vẫn chưa giải quyết được của công ty là không có một trường Đại hoc, trung học chuyên nghiệp nào đào tạo chuyên ngành về bao bì mềm nên công ty gặp khó khăn lớn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề của công nhân nhất là trong điều kiện công nghệ thay đổi nhanh như hiện nay. Để đào tạo công nhân có tay nghề Công ty phải mất nhiều thời gian và chi phí: trong khi đó các đối thủ sử dụng chính sách tiền lương để thu hút chất xám của công ty. 2.2.3 Giải pháp Để có thể khắc phục được những khó khăn trên công ty đã đưa ra một số giải pháp như: Xây dựng lai chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình bất ổn của kinh tế thế giới dựa trên thế mạnh của Công ty cũng như lợi thế có được. Nắm sát tình hình để chỉ đạo điều hành kịp thời trước những thay đổi của thị trường. Xây dựng và thực hiện chương trình soát xét và đo lường độ thỏa mãn của khách hàng. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu thương hiệu sản phẩm Công ty một cách hiệu quả, thiết thực để không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu của Công ty nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản phẩm mới theo chiều sâu nhằm tìm kiếm giá trị gia tăng của sản phẩm, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh hiện có của Công ty. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn trong từng bộ phận để đáp ứng kịp thời theo yêu cầu phát triển của công ty nhất là chú trọng vào đào tạo cho đội ngũ quản lý cấp trung. Đảm bảo thu nhập của người lao động, tăng cường chăm lo đời sống của người lao động nhằm chống chảy máu chất xám qua các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình kiểm soát chất lượng toàn diện về năng suất, chất lượng, giảm tỷ lệ hao phí trong sản xuất; thời gian giao hàng; chương trình 5S; TPM; chương trình tiết giảm chi phi hành chính; chương trình thay đổi hành vi ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, gia tăng hiệu quả phối hợp giữa các phòng ban. Triển khai các bước công việc để đạt được chứng nhận hệ thống chất lượng môi trương ISO 14000… 2.3 Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Theo điều tra của Thiên Quan thì hiện nay cả nước có khoảng trên 60 cơ sở sản xuất và gia công bán thành phẩm bao bì mềm. Năng lực sản xuất đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân 25-30%/năm, ngành bao bì mềm đã có những đóng góp tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Với triển vọng phát triển của nền kinh tế, của ngành công nghiệp nhựa nói chung và ngành bao bì mềm nói riêng, theo đánh giá của các chuyên gia thì thị trường bao bì mềm đang là một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng của Việt Nam ít nhất là trong 10 năm tới. Tuy nhiên, Nhựa Thiên Quan cũng có thể gặp không ít rủi ro trong những năm tới: Nhựa Thiên Quan là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công bán thành sản phẩm làm tư liệu sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất khác nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Thiên Quan phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Đồng thời sự phát triển của các doanh nghiệp này lại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế, do đó sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ gây ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trên 90% nguyên vật liệu sản xuất chính của Nhựa Thiên Quan phải nhập khẩu từ nước ngoài, chiếm khoảng từ 50%-70% giá thành sản xuất của công ty. Do đó, khi giá nguyên vật liệu biến động theo hướng tăng lên và biến động về tỷ giá hối đoái sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá nhập khẩu nguyên vật liệu và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhựa Thiên Quan. Cụ thể, khi đồng Việt Nam mất giá so với ngoại tệ mạnh (tỷ giá đồng Việt Nam/ngoại tệ trên thị trường tăng) và giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng sẽ làm cho giá thành nhập khẩu nguyên vật liệu của Nhựa Thiên Quan tăng cao, giá thành thành phẩm cũng sẽ tăng mạnh trong khi giá bán (đầu ra) không thể tăng cùng tốc độ (do ngày càng có cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành sản xuất bao bì nhựa), do đó sẽ làm cho lợi nhuận của Nhựa Thiên Quan giảm sút. Hiện nay, phần lớn nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm của Nhựa Thiên Quan (màng nhựa, hạt nhựa PE...) phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong thời gian vừa qua, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa tăng mạnh, nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu nhựa của các quốc gia lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan tăng cao cùng với việc giá dầu thô trên thế giới tăng cao làm giá của các loại nguyên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhựa Thiên Quan. Hầu hết các nguyên liệu nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ và phần lớn (55%-65%) có xuất xứ từ các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới như Iran, Iraq, Kuwait, Ả rập Saudi... Những năm vừa qua, tình hình biến động về kinh tế, chính trị tại các quốc gia này thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nguyên liệu nhựa trên thị trường thế giới do đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn ngành nhựa và Công ty Nhựa Thiên Quan. 2.4 Chính sách, quy định của nhà nước và những tác động bên ngoài. Với tình hình kinh tế của đất nước hiện nay, việc ngân hàng tăng cao lãi suất cho vay, hạn chế tín dụng, tỷ giá đồng ngoại tệ biến động, lạm phát tăng cao…ảnh hưởng rất nhiều đến quá trìh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước nói chung và khách hàng công ty nói riêng, điều này vô hình chung làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty do thị trường không ổn định. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh không lành manh của các đối thủ cạnh tranh cũng khiến công ty gặp nhiều khó khăn. CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG( PHƯƠNG HƯỚNG) PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THIÊN QUAN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1. Cơ hội , thách thức đối với công ty Mặc dù đã đạt được những thành tích đáng kể nhưng trước mắt Thiên Quan vẫn còn rât nhiều cơ hội và thách thức. Vì vậy công ty vẫn đang cố gắng để phát triển không ngừng. Có thể thấy những cơ hội mà công ty có thể tận dụng và những thách thức cần vượt qua như: Cơ hội: -Thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng vẫn chưa được khai thác hết là cơ hội để công ty đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất. - Xu hướng sử dụng các mặt hàng tái chế đang ngày càng mở rộng và phát triển. Công ty có thể hướng vào thị trường này dựa vào những lợi thế đã có sẵn của mình. Thách thức: - Ở Việt Nam hiện nay không có 1 trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp nào đào tạo chuyên ngành về bao bì mềm nên Công ty gặp khó khăn lớn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh thu hut chất xám từ công ty của các đối thủ cạnh tranh.   -Với tiềm năng phát triển rất hấp dẫn nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Việt Nam hiện nay vẫn là nước nhập khẩu trên 90% nguyên vật liệu nên nguy cơ bị ảnh hưởng từ sự biến động giá nguyên vật liệu nhựa là không thể tránh khỏi. Và Tân Tiến cũng không ngoại lệ. - Thách thức nữa là làm sao nhanh chóng giảm được tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ phế liệu phát sinh trong sản xuất các sản phẩm nhựa, tăng cường tận dụng triệt để những sản phẩm hàng thông qua quy trình tái chế, tạo bột từ những sản phẩm hàng này và đưa bột nhựa tái chế trở lại quy trình sản xuất the._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31186.doc
Tài liệu liên quan