MỤC LỤC
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
I. Quá trình hình thành của tập đoàn Vinashin
Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của nhà nước được thành lập theo Quyết định số No 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ và ban hành ngày 31 - 01 - 1996 trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt nam.
Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm
34 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vj hoạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh, gần 13.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có liên doanh HYUNDAI-VINASHIN là lớn nhất với vốn đầu tư gần 160 triệu USD; có năng lực vào ụ sửa chữa cho các loại tàu đến 400.000 DWT.
Các đơn vị thành viên VINASHIN nằm trên khắp đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam.
Để xúc tiến mở rộng thị trường VINASHIN hiện có cơ quan đại diện ở các nước Đức, Hà lan, Ban lan, Úc, I rắc và Mỹ.
VINASHIN đã từng đóng cần cẩu nổi 600T, sà lan tự nâng hạ 2000T, tàu hút bùn 1500m3/h xuất khẩu cho I rắc, các tàu vận tải quân sự cho Bộ Quốc Phòng, tàu khách tốc độ cao 200 chỗ, tàu nghiên cứu biển, tàu dầu 3500T, tàu chở khí hoá lỏng 2500T, tàu hàng khô 6500DWT, ụ nổi 8500T và các tàu tuần tra cho Hải quan v..v..
Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và phù hợp với kế hoạch phát triển đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VINASHIN đang tích cực đầu tư nâng cấp các nhà máy hiện có để khởi công trong 2002 đóng các tàu lớn hơn như tàu hàng 12000DWT, tàu chở dầu sản phẩm 13,500DWT, tàu chở dầu thô 100.000T, tàu Container 1016TEU và tàu hút bùn 1500m3/h
Với cơ sở vật chất cùng đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật bậc cao VINASHIN đã và đang cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đóng mới và sửa chữa với tính năng kỹ thuật và chất lượng cao. Sản phẩm của chúng tôi đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu của các ngành kinh tế trong nước và xuất khẩu.
Sự tăng trưởng của VINASHIN hằng năm đạt xấp xỉ 30%.
Mục tiêu phát triển của VINASHIN đến năm 2005 đã được xác định là: VINASHIN sẽ xây dựng 3 trung tâm đóng tàu lớn ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Đến năm 2005, công nghiệp tàu thuỷ cùa VINASHIN thông qua các hình thức liên doanh và hợp tác với nước ngoài có thể đóng tàu có trọng tải đến 80.000T và sửa chữa tàu có trọng tải đến 400.000T, sản xuất thép đóng tàu, các loại máy thuỷ, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ.v..v..
Sau năm 2005, VINASHIN sẽ tiếp tục phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, nâng cao năng lực các nhà máy để đóng được các loại tàu kỹ thuật cao phục vụ ngành dầu khí và quốc phòng, sản xuất, lắp ráp các thiết bị thuỷ, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá vật tư thiết bị phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu cho khách hàng trong và ngoài nước.
Đến năm 2010, Việt Nam có thể trở thành quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu ngang bằng với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm tàu thuỷ cũng sẽ đạt tới 60-70% sản phẩm, góp phần có hiệu quả cao vào chương trình cải thiện, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tạo động lực cùng phát triển cho các ngành kinh tế khác.
II. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin ( gọi tắt là Công ty ) được thành lập dựa trên cơ sở góp vốn giữa Công ty xe máy Lisohaka có trụ sở chính tại: Xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam có trụ sở chính: Số 109 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, thành phố Hà Nội.
Công ty thành lập theo Quyết định số: 672/QĐ-CNT-TCCB-TCKT do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã ký ngày 12 tháng 10 năm 2005; Giấy phép kinh doanh số: 0103014440 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01/11/2005.
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin là một đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam hoạt động đa ngành, lấy công nghiệp tàu thủy công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy là lĩnh vực chính làm đà phát triển cho Công ty trong xu thế hội nhập kinh tế của Tập đoàn cũng như của Đất nước.
Công ty đang tập trung phát triển nhanh đẩy nhanh các lĩnh vực: Sản xuất động cơ và phụ tùng ô tô, xe máy; Lắp ráp hoàn chỉnh ô tô, xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải; Sản xuất phụ tùng và lắp ráp hàng điện tử, điện lạnh; Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi; Sản xuất chế tạo hàng cơ khí, kết cấu thép siêu trường, siêu trọng và các phụ tùng phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy và các ngành công nghiệp khác; Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng được Nhà nước cho phép.
Hiện nay Công ty đang tiến hành đầu tư, mở rộng nhà xưởng tại Khu Công nghiệp Lai Vu, thành phố Hải Dương với diện tích 126.220,8 m2; Xây dựng nhà máy sản xuất bình chứa ga bằng Composite; Nhà máy sản xuất xe máy và công nghiệp phụ trợ công nghiệp tàu thủy. Tiến tới đầu tư phát triển các ngành du lịch, giải trí, sân golf, tổ hợp dịch vụ du lịch, lữ hành...
Vươn tới thành Công ty hàng đầu trong các lĩnh vực đầu tư.
2. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh của VINASHIN MOTOR
2.1. Mục tiêu hoạt động
Phát triển Công ty theo hướng kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, trong đó lĩnh vực chính là sản xuất động cơ, phụ tùng ô tô, xe máy; tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty; đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Công ty; hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu sản xuất kinh doanh do tập đoàn giao.
2.2. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất, lắp ráp, mua bán động cơ, phụ tùng ô tô, xe máy; lắp ráp hoàn chỉnh ô tô xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải.
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ các sản phẩm thuộc các lĩnh vực: điện, điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hoá phục vụ nhu cầu trong và ngoài ngành công nghịêp tàu thuỷ trong nước và xuất khẩu ( không bao gồm thiết kế các phương tiện vận tải).
- Mua bán, xuất khẩu, tổng đại lý, cung cấp các sản phẩm: vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng linh kiện cho sản xuất và tiêu dung.
- Thi công, xây dựng các công trình dân dụng, giao thông và thuỷ lợi.
- Đại lý kinh doanh xăng dầu, gas, khí công nghiệp; sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và dụng cụ y tế.
- Kinh doanh bất động sản ( không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất), khu đô thị và nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng ( không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán Bar, vũ trường), nhà cho thuê, văn phòng cho thuê.
- Kinh doanh dịch vụ giải trí, sân golf ( không bao gồm các loại hình vui chơi giải trí nhà nước cấm); dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.
- Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách; mua bán và cho thuê tàu.
- Sản xuất, kinh doanh nước giải khát, rượu, bia, sữa ( không bao gồm kinh doanh quán Bar)
- Sản xuất, chế tạo hàng cơ khí, kết cấu sắt thép siêu trường, siêu trọng và các phụ tùng, phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ và các ngành công nghiệp khác.
- Đầu tư, xây dựng, khai thác và tổ chức kinh doanh chợ, siêu thị, bách hoá, trung tâm thương mại.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
3. Cơ cấu tổ chức các phòng ban chức năng tại VINASHIN MOTOR.
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
3.2.1. Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý của Công ty do Đai hội đồng quản trị bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đông cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng Giám Đốc điều hành và những người quản lý khác của công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do pháp luật và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
3.2.2. Tổng Giám Đốc
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
+ Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty.
+ Tuyển dụng lao động.
3.2.3. Phó Tổng Giám Đốc
Là người giúp việc Tổng giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công của Tổng Giám Đốc với nhiệm vụ cụ thể như sau: giúp Tổng Giám Đốc quản lý giải quyết một hoặc một số lĩnh vực được Tổng Giám Đốc phân công. Phó Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về công việc được giao, tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về các văn bản do mình ban hành và những hành vi được thực hiện trên cơ sở các văn bản đó.
3.2.4. Phòng bán hàng- Marketing
- Chức năng: tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác tiêu thụ các sản phẩm của công ty, tổ chức mạng lưới bán hàng.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng và quảng bá sản phẩm ra ngoài thị truờng nhằm mục tiêu cao nhất tiêu thụ sản phẩm.
+ Tiếp xúc với khách hàng, tiếp thị sản phẩm để nắm được tâm lý, sở thích của khách hàng đối với sản phẩm mang nhãn hiệu công ty.
+ Báo giá, tư vấn giải pháp về sản phẩm và dịch vụ.
+ Tiếp nhận yêu cầu đặt hàng, xây dựng và theo dõi các hợp đồng khách hàng.
+ Phối hợp với các phòng kỹ thuật để phụ trách dự án.
+ Đề xuất các giải pháp kinh doanh tiếp thụ hợp lý nhất làm thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Theo dõi các công nợ và đi thu nợ đối với đối tác là doanh nghiệp, đại lý.
+ Thực hiện tổ chức, quản lý kho sản phẩm và bán thành phẩm trong sản xuất kinh doanh.
+ Đề xuất và thực hiện các phương án dự trữ sản phẩm.
+ Phát triển kinh doanh tiếp thị trên hệ thống thương mại điện tử.
+ Chủ động đề xuất phương án, bố trí phân công lao động trong phòng theo năng lực của nguời lao động và đặc biệt phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Giám Đốc phân công.
3.2.5. Phòng Kế toán – tài chính
- Chức năng: Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác quản lý tài chính kế toán.
- Nhiệm vụ:
+ Lập, ghi chép và quản lý sổ sách kế toán theo quy điịnh của pháp luật, thiết lập hệ thống kế toán, sổ sách chứng từ, báo cáo tài chính.
+ Lập dự toán vốn lưu động và quản lý nguồn vốn, phân tích, dự báo chi phí, kiểm tra, kiểm soat các chi phí sao cho có hiệu quả nhất, quản lý nguồn tiền thu chi theo quy định pháp luật và những mục tiêu của công ty.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, kế hoạch tài chính cho hoạt động kinh doanh, kế hoạch chi phí và lợi nhuận hàng quý hàng tháng theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện nộp thuế và lập báo cáo thuế theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý, sử dụng và bảo mật chứng từ, chương trình phần mềm kế toán.
+ Phân tích các chỉ số tài chính, tình hình tài chính, kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty và tư vấn những giải pháp về tài chính cho lãnh đạo Công ty.
+ Hoạch định các chiến lược và các phương án tài chính, chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai và duy trì cơ chế kiểm soát hiệu quả.
+ Phối hợp thẩm định về hiệu quả kinh tế của các dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
+ Quản lý các nguồn vốn ( Vốn điều lê, vốn vay và các loại vốn khác), các quỹ ( quỹ khấu hao, quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi).
+ Quản lý bảo mật và đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt của công ty và thực hiện kiểm kê báo cáo theo quy định; thực hiện những nhiệm vụ khác đáp ứng yêu cầu của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.
+ Phối hợp và liên hệ công tác với các cơ quan liên quan để giải quyết công việc liên quan đến tài chính kế toán một cách hiệu quả nhất cho hoạt động của công ty.
+ Chủ động đề xuất phương án bố trí phân công lao động trong phòng theo năng lực của người lao động và đặc biệt phát huy năng động, sáng tạo của người lao động.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc phân công.
3.2.6. Phòng Tổ chức hành chính nhân sự
- Chức năng: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác hành chính, quản trị, tổ chức, lao động, tiền lương và chế độ chính sách.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, xây dựng phương án tổ chức bộ máy công ty, các quy chế quản lý nội bộ trình lãnh đạo công ty phê duyệt để thực hiện.
+ Xây dựng, trình lãnh đạo công ty phương án về công tác cán bộ; tuyển dụng lao động và tổ chức thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.
+ Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với kế hoạch đào tạo và phương án tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trình lãnh đạo công ty phê duyệt để thực hiện.
+ Xây dựng qưy chế trả lương, thang bảng lương báo cáo lãnh đạo công ty để trình lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt và tổ chức thực hiện theo phương án đượcduyệt.
+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên và người lao động. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn lập hồ sơ, sổ sách theo dõi, báo cáo lao động, thu thập theo định kỳ.
+ Thực hiện công tác văn thư lưu trữ và các công tác hành chính khác của công ty.
+ Thống kê lập hồ sơ, kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị, văn phòng phẩm của toàn công ty hàng quý, hàng năm trình lãnh đạo công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch, lịch đi công tác của lãnh đạo và cán bộ trong công ty.
+ Lập các bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên trong công ty.
+ Luôn kiểm tra, đảm bảo công ty luôn gọn gàng, sạch sẽ.
+ Giữ các hồ sơ cán bộ nhân viên trong công ty.
+ Lập và giữ các hợp đồng lao động của các cán bộ nhân viên trong công ty.
+ Công tác an ninh quốc phòng.
+ Công tác bảo hộ và vệ sinh an toàn công nghiệp.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Giám Đốc phân công.
3.2.7. Phòng Dự án
- Chức năng: tham mưu cho lãnh đạo công ty về các dự án của công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Theo dõi triển khai các dự án đã được phê duyệt hoặc ký kết và thực hiện công việc xúc tiến dự án, duy trì mối quan hệ với đối tác.
+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác trong việc chuẩn bị các báo cáo về tình hình triển khai các dự án, đưa ra phương hướng thực hiện các dự án của công ty vào các cuộc họp thường kỳ.
+ Xây dựng báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện các dự án và phương hướng các dự án của công ty.
+ Chủ động đề xuất phương án, bố trí phân công lao động trong phòng theo năng lực của người lao động và đặc biệt phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc phân công.
3.2.8. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
- Chức năng: Tham mưu cho các lãnh đạo công ty về toàn bộ phương án xuất nhập khẩu liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Đàm phán với nhà cung cấp về hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng mua bàn vật tư thiết bị, thực hiện các công việc giao nhận, thông qua hàng hoá xuất nhập khẩu.
+ Theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng đã kí bao gồm cả hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hợp đồng mua, bán trong nước.
+ Thực hiện các giao dịch ngoại thương, nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
+ Liên hệ với các cơ quan chức năng để làm thủ tục xin giấy phếp ưu đãi nhập khẩu.
+ Theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị, hợp đồng mua bán trong nước .
+ Thanh, quyết toán các hợp đồng đã thực hiện với khách hàng.
+ Chủ động đề xuất phương án bố trí phân công lao động trong phòng theo năng lực của người lao động và đặc biệt phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động.
+ Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các phương án đã được phê duyệt và báo cáo hiệu quả các phương án.
+ Tham gia giải quyết các xung đột về lợi ích đối với khách hàng theo quy định của công ty
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc phân công.
3.2.9. Phòng đăng kiểm.
- Chức năng: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác đăng kiểm.
- Nhiệm vụ:
+ Xin đăng kiểm chứng nhận chất lượng, chủng loại hàng hoá.
+ Làm thủ tục pháp lý xuất nhập khẩu hàng hoá.
+ Làm hồ sơ về việc chủng loại hàng hoá sản xuất tại công ty.
+ làm hồ sơ về việc chủng loại xuất nhập khẩu hàng hoá.
+ Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp các sản phẩm do công ty sản xuất và theo dõi số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
+ Phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ khác trong quá trình triển khai công tác đăng kiểm.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Tổng giám đốc phân công.
3.2.10. Phòng xây dựng.
- Chức năng: tham mưu cho lãnh đạo công ty về các dự án đầu tư xây dựng.
- Nhiệm vụ:
+ Lập tiến độ, theo dõi, giám sát triển khai các dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.
+ Phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ khác trong quá trình triển khai các dự án xây dựng.
+ Phối hợp với công ty tư vấn về các thủ tục xin phép đầu tư xâu dựng và lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thi công công trình.
+ Tổ chức thi công và hoàn thiện các công trình xây dựng.
+ Nghiệm thu, lập quyết toán các công trình xây dựng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Giám Đốc phân công.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VINASHIN MOTOR
I. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Mã số
2007
2008
1
2
3
4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
41.956.666.408
126.865.202.749
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
41.956.666.408
126.865.202.749
4. Giá vốn hàng bán
11
39.430.141.277
121.719.239.388
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
2.526.525.131
5.145.963.361
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
134.355.096
375.036.728
7. Chi phí tài chính
22
603.942.740
1.907.376.432
8. Chi phí bán hàng
23
500.000
2.975.361
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
24
504.372.462
1.201.376.952
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
25
1.552.065.025
2.409.271.344
11. Thu nhập khác
30
37.664.221
35.552.156
12. Chi phí khác
31
43.361.551
39.631.435
13. Lợi nhuận khác
32
-5.697.330
-4.079.279
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
40
1.546.367.695
2.405.192.065
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
50
432.982.955
673.453.778
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
51
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
52
1.113.384.740
1.731.738.287
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
60
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008
Qua bảng trên ta thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007, 2008 biến động tích cực theo chiều hướng tăng. Doanh thu năm 2008 là 126.865.202.749 đồng tăng 202,37% so với năm 2007 khiến lợi nhuận tăng 55,54% vào năm 2008. Như vậy trong 2 năm vừa qua, Vinashin motor đã thu được những thành tựu đáng kể, ngành nghề kinh doanh được mở rộng, doanh thu lớn hơn, lợi nhuận tăng khiến lợi nhuận bình quân trên lao động của công ty qua các năm đều có chiều hướng tăng. Đây là một chiều hướng rất tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
II. Thực trạng quản lý hoạt động đầu tư của Công ty.
1. Chiến lược đầu tư tại Vinashin motor.
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin (viết tắt là Vinashin motor) là một đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam hoạt động đa ngành, lấy công nghiệp tàu thủy công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy là lĩnh vực chính làm đà phát triển cho Công ty trong xu thế hội nhập kinh tế của Tập đoàn cũng như của Đất nước. Tiền thân của Vinashin motor la công ty cổ phần đầu tư sản xuất động cơ phụ tùng và lắp ráp ôtô xe máy Lisohaka- một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham gia kinh doanh trên thị trường ô tô, xe máy do đó rất có lợi thế trong việc giới thiệu sản phẩm và cạnh tranh với các công ty khác trong lĩnh vực này.
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của đất nước, nhu cầu của con người ngày một tăng cao, đặc biệt là nhu cầu đi lại. Do đó sự xuất hiện các phương tiện đi lại hữu ích trên thị trường trong thập niên vừa qua là tất yếu. Hiện nay, thị trường ô tô, xe máy luôn diễn ra sự canh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp hàng đầu như : HONDA, YAMAHA, SWY,...Tuy nhiên, nhờ có những định hướng đúng đắn và sự chỉ đạo chính xác hợp lý và kịp thời của ban lãnh đạo Vinashin motor đặc biệt là mang thương hiệu nổi tiếng Vinashin nên công ty đang ngày một khẳng định vị trí trên thương trường. Không chỉ như vậy, cho tới nay Vinashin motor luôn là một trong những doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển bền vững và chiếm thị phần lớn trong tập đoàn Vinashin. Công tác đầu tư tại công ty Vinashin motor thời gian qua có rất nhiều chuyển biến và đạt được nhiều kết quả, không chỉ mang lại đối với ngành công nghiệp tàu thủy và xe máy mà còn đối với tất cả các ngành khác có liên quan trong nền kinh tế quốc dân. Có được điều này, một phần là do công ty Vinashin motor luôn có chính sách đầu tư đúng đắn bao gồm: Đầu tư vào tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đầu tư cho hoạt động quảng bá thương hiệu, marketing tại doanh nghiệp…Dựa vào các hoạt động đầu tư này công ty mới có thể tiếp tục khẳng định và mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường.
Để có thể phát huy một cách tối đa tất cả mọi yếu tố thuận lợi mà hoạt động đầu tư mang lại, thì trước nhất bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có một kế hoạch, một phương pháp tốt nhất trong quản lý đầu tư. Côngt ty Vinashin motor không nằm ngoài quy luật đó. Ngay từ đầu công ty luôn xác định được việc phải xây dựng kế hoạch chiến lược đầu tư của công ty. Đó là việc luôn luôn phải tập trung vào công tác đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn lao động và đặc biệt là không ngừng đầu tư vào lĩnh vực tiếp thị, quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đây là một chiến lược đầu tư rất phù hợp với tình hình hoạt động hiện nay của công ty và tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường ô tô, xe máy trong thời gian gần đây. Đó là một yếu tố tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm.
2. Tình hình lập dự án tại Công ty.
Hiện nay Công ty đang tiến hành đầu tư, mở rộng nhà xưởng tại Khu Công nghiệp Lai Vu, thành phố Hải Dương với diện tích 126.220,8 m2; Xây dựng nhà máy sản xuất bình chứa ga bằng Composite; Nhà máy sản xuất xe máy và công nghiệp phụ trợ công nghiệp tàu thủy. Tiến tới đầu tư phát triển các ngành du lịch, giải trí, sân golf, tổ hợp dịch vụ du lịch, lữ hành... Vươn tới thành Công ty hàng đầu trong các lĩnh vực đầu tư. Tất cả các dự án công ty tiến hành đầu tư đều do phòng Dự án tại công ty tiến hành lập dự án. Khi tiến hành bất kỳ một dự án đầu tư nào thì khâu lập dự án luôn được công ty coi là khâu mang tính chất quan trọng. Mặc dù Vinashin motor hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp phụ tùng, động cơ ô tô, xe máy nhưng trong những năm gần đây công ty đang tiến tới đầu tư vào các dịch vụ du lịch, giải trí, sân golf…Do đó công tác lập dự án cần phải được quan tâm đúng mức. Trong năm 2007, 2008 công ty đã tiến hành lập một số dự án như dự án xây dựng nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite, nhà máy sản xuất xe máy và công nghiệp phụ trợ công nghiệp tàu thuỷ…với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Bảng 2: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại Vinashin motor
Đơn vị: 1000 đồng
STT
Tên dự án
Vốn đầu tư
1.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bình chứa gas bằng Composite
204.136.593
2.
Dự án sản xuất ống nhựa HDPE
104.943.465
3.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất xe máy và công nghệ phụ trợ công nghệ tàu thuỷ
152.115.289
4.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thanh profile
87.428.675
Nguồn: Phòng dự án của Công ty
Đầu tư các dự án là một lĩnh vực mà Công ty đã mạnh dạn bước vào ngay từ những năm đầu khi thành lập công ty. Công ty đang vươn tới trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư. Để hoạt động đầu tư có hiệu quả cao, Vinashin motor đã quyết định thành lập phòng Dự án với chức năng tham mưu cho lãnh đạo về các dự án tại công ty trong đó nhiệm vụ chính là lập dự án. Trình tự triển khai lập dự án không chỉ do phòng Dự án thực hịên mà còn phối hợp vơi các phòng ban khác trong công ty.
Trình tự triển khai lập dự án được xây dựng theo những nội dung sau đây:
+ Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư phải đầu tư và quy mô đầu tư
+ Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và nước ngoài để xác định nhu cầu tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.
+ Lập dự án đầu tư
+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình bày đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án.
Các hoạt động quản lý của công ty đều được xây dựng theo mô hình quản lý chất lượng TCVN 9001-2000. Hoạt động của dự án cũng được quản lý theo tiêu chuẩn trên.
Mỗi khi có một dự án triển khai sẽ có một người chỉ đạo, một người và một người thực hiện. Người chỉ đạo thường là Phó Tổng Giám Đốc có trách nhiệm kiểm tra tình hình lập dự án sao cho dự án tuân thủ đúng quy định của Nhà nước. Người đôn đốc thường là trưởng hoặc phó phòng, sau khi nhận được mệnh lệnh sẽ giải thích, truyền đạt cho người thực hiện và động viên thúc đẩy mọi thành viên của tổ dự án tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Người đôn đốc còn có nhiệm vụ rất quan trọng là phối hợp hài hoà các khâu, các bộ phận để cho quá trình lập dự án diễn ra suôn sẻ. Mỗi khi có trục trặc xảy ra trong quá trình lập dự án người đôn đốc phải nhanh chóng phát hiện và đề ra phương án xử lý để xin ý kiến chỉ đạo. Người thực hiện có trách nhiệm đảm bảo cho các khâu của quá trình lập dự án diễn ra đúng tiến độ đảm bảo về chất lượng và số lượng. Mỗi khi gặp khó khăn người thực hiện phải nhanh chóng báo cáo lên cấp trên để được hướng dẫn và trợ giúp.
Mọi quá trình, hoạt động của Công tác lập dự án của Vinashin motor đều được lập kế hoạch và kiểm soát theo các quy trình tương ứng để đảm bảo kết quả thu được đều phù hợp với yêu cầu quy định. Cán bộ chuyên môn tham gia vào thực hiện quá trình lập dự án đều được quy định yêu cầu trình độ kinh nghiệm trong bản mô tả công việc các vị trí tương ứng.
III. Tổng quan về tình hình đầu tư tại Công ty Vinashin motor.
1. Vốn, nguồn vốn đầu tư tại Công ty.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động đầu tư nói riêng, các doanh nghiệp phải có vốn. Vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc đầu tư. Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh; khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định tới quy mô hoạt động của doanh nghiệp, nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh cũng như đầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
1.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại công ty Vinashin motor.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển, đứng trước tình hình cạnh tranh khốc liệt của thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Đối với công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ và xe máy Vinashin, vấn đề huy động vốn phục vụ cho công tác đầu tư lại càng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhu cầu đầu tư (hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…) của công ty ngày càng tăng. Do vậy nhu cầu về nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển luôn được đặt ra.
Bảng 3: Vốn đầu tư thực hiện theo nguồn vốn của công ty
Đơn vị: Đồng
STT
Năm
2006
2007
2008
1
Tổng vốn đầu tư thực hiện
367.766.705.029
358.438.490.067
374.055.810.502
2
Vốn chủ sở hữu
+ Vốn thương hiệu Vinashin
+ Vốn góp
276.410.142.857
103.067.142.807
173.343.000.050
308.269.836.401
103.067.142.807
205.202.693.594
331.782.156.215
103.067.142.807
218.715.013.408
3
Vốn vay
+ Tập đoàn công nghệ thông tin VN
+ Công ty tài chính công nghệ thông tin
+ Maritimebank
+ VP Bank
91.356.562.172
46.000.000.000
30.898.759.392
7.500.000.000
6.957.802.780
50.168.654.066
33.742.880.164
16.415.773.902
42.273.654.287
29.825.620.139
12.448.034.148
Nguồn: Phòng Kế toán- tài chính của công ty
Qua bảng trên có thể thây, công ty đầu tư bằng vốn tự có có xu hướng tăng, vốn đi vay có xu hướng giảm nhưng nhìn chung tổng vốn đầu tư thực hiện qua các năm có xu hướng tăng. Đặc biệt là năm 2008, công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với các công ty khác. Ngoài ra công ty còn dành phần vốn đầu tư không nhỏ thực hiện việc đầu tư theo nội dung đầu tư như: đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động; đầu tư cho hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu. Chi tiết cụ thể được trình bày theo từng nội dung dưới đây.
1.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung.
1.2.1. Đầu tư xây dưng cơ bản.
Trong thời gian qua, Công ty Vinashin motor đã dành khối lượng vốn không nhỏ để tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản. Trong năm 2008, công ty đã xây dựng nhà xưởng số 1 khu công nghiệp tàu thuỷ Kim Thành- thành phố Hải Dương trị giá 12 tỷ đồng; mở rộng nhà xưởng tại khu công nghiệp Lai Vu, thành phố Hải Dương với diện tích 126.220,8 m2 trị giá 11,2 tỷ đồng.
1.2.2. Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị ở doanh nghiệp
Công nghệ có thể hiểu là tập hợp các công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành sản phẩm nhằm mục đích sinh lời. Công cụ gồm hai phần là phần cứng và phần mềm. Phần cứng của công nghệ là máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ…Phần mềm của công nghệ là kỹ năng, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Như vậy khái niệm công nghệ bao gồm cả máy móc thiết bị. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và trang thiết bị, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như cạnh tranh của sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và để đối phó với các đối thủ canh tranh tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường đặc biệt là trong thời kì khó khăn trong những năm gần đây, doanh nghiệp cần phải quan tâm đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, tăng năng suất lao động.
Trong thời gian vừa qua, công ty đã dành phần vốn khá lớn đầu tư vào TSCĐ, đổi mới máy móc thiết bị cụ thể như sau:
Bảng 4: Danh mục đầu tư vào TSCĐ
Đơn vị: Đồng
STT
Mã TS
Tên tài sản
2006
2007
2008
1.
NH
Nhà cửa, VKT
39.212.931.875
39.212.931.875
39.212.931.875
2.
VT
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22904.doc