Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………4 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VÊ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG…………………………..……………………..………………….5 I. GIỚI THIỆU CHUNG………………..…………..…………...……………….5 II. CƠ CẤU TỔ CHỨC…………..………………..…………………………….7 1. Về nhân sự………………………………......…………………………………7 2. Sơ đồ tổ chức………………………………..…………………………………7 3. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận………………..…………………………..9 III. CÁC THÀNH TỰU CÔNG TY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC ………………………...12 CHƯƠNG II: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾ

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3019 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U CỦA CÔNG TY……………..………………………………………..………………14 I. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH………………………………….14 1. Tổng quan quá trình sản xuất kinh doanh……………..……………………..14 2. Quá trình sản xuất tại Công ty…………….…………………………………15 II. ĐẶC ĐIỂM TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT, VỐN KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG…………………..……..…………………………………………….20 1. Trang thiết bị phuc vụ sản xuất…………………..…………..………………20 2. Vốn kinh doanh…………………………..…………………………………..23 3. Thị trưòng và khách hàng…………………………………………………….24 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY………………………………………………………………………26 I. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH………………………………………………………………………...26 1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh……………………………………...26 2. Thuận lợi – khó khăn………………………………………………………...28 II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI……………………………………………….……………………….…….29 III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ……………………………………………………………………………..30 1. Hệ thống quản lí chất lượng………………………………………………….30 2. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị thiết bị …………………………30 3. Phát triển thị trường………………………………………………………….30 IV. PHƯƠNG HƯỚNG VỀ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÓT NGHIỆP ……..31 KẾT LUẬN……………………………………………………………………..31 LỜI MỞ ĐẦU Trong sản xuất, sinh hoạt nhu cầu cấp và tiêu nước vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội. Việc chế tạo các loại bơm đáp ứng nhu cầu trên là hết sức cần thiết. Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương là một trong công ty hàng đầu Vịêt Nam chế tạo sản xuất các loại bơm, van nước, quạt công nghiệp… phục vụ nhu cầu trong sản suất nông công nghiệp, nước sinh hoạt, giao thông vận tải, đóng tàu… Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng khẳng định có thương hiệu mạnh. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú và anh chị trong Công ty. Em đã hiểu thêm nhiều điều và bổ xung thêm kiến thức đã học trong nhà trường. Là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, bước đầu tìm hiểu thực tế em đã viết báo cáo thực tập tổng hợp này gồm các nội dung sau: Chưong I: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương Chương II: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty. Chương III: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động của công ty. Em trân trọng gửi lời cảm ơn tới nhà giáo – PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân và các cô chú anh chị trong Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Báo cáo này không tránh khỏi thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý để hoàn thiện hơn báo cáo này. Chương I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BƠM HẢI DƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG. Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương tiền thân là Công ty chế tạo bơm Hải Dương thuộc Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp đã có trên 48 năm xây dựng và trưởng thành, là công ty hàng đầu Việt Nam về thiết kế chế tạo và bán các loại bơm, van nước, quạt công nghiệp, tuốc bin nước… phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác mỏ, giao thông vận tải, cấp nước sinh hoạt, tàu biển…. Sản phẩm của công ty được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng, thao tác thuận tiện, hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng tiêu thụ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tên công ty: Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương Giấy đăng kí kinh doanh số 0403000144 ngày 07/12/2007 do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương cấp. Vốn điều lệ: 17.143.300.000 đồng. Tên giao dịch tiếng Anh: HAIDUONG PUMP MANUFACTURING JOINT STOCK COMPANY ( HPMC) Trụ sở: Số 37 Đường Hồ Chí Minh – Thành phố Hải Dương Điện thoại: (0320) 3853 594/ 3858 658/ 3852 314 Fax: 0320.3858 606 Tàì khoản số: 102.010.000.350.967 tại Ngân hàng công thương tỉnh Hải Dương 460.100.000.12594 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Dương Mã số thuế: 0800287016 Email: hpchd@.vnn.vn Website: Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh và nhập khẩu các loại bơm, van nước, quạt công nghiệp, tuốc bin nước và sản phẩm khác. Kinh doanh nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Xây lắp và sửa chữa các công trình cấp thoát nước, các hệ thống máy bơm, van và các sản phẩm khác của công ty. Kinh doanh ngành nghề khác phù hợp với quy định phát luật. Công ty chế tạo bơm Hải Dương thành lập ngày 1/8/1960 được chuyển đổi thành Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương theo QĐ số 07/2004/ QĐ – BCN ngày 12/1/2004. Quyết định số 1759/QĐ – BTC ngày 25/9/2007 về việc chuyển giao quyền quản lí cổ phần vốn nhà nước của Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương cho Công ty TNHH nhà nước một thành viên Điện Cơ Hà Nội thuộc Tổng Công ty thiết bị điện Việt Nam. Ngày 28/7/2006 theo giấy chứng nhận đăng kí giao dịch cổ phiếu số 13/TTGDCKHN – ĐKGD của giám đốc TTGDCK HN. Công ty chính thức được đăng kí giao dịch chứng khoán tại TTGDCK HN kể từ ngày 28/7/2006 với mã chứng khoán CTB. Ngày 27/9/2006 Công ty được cấp giấy chứng nhận lưu ký chứng khoán số 06/2006/GCNCP – TTLK do giám đốc trung tâm lưu ký thuộc UBCK. Với: Tên: Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương Mã chứng khoán: CTB Mệnh giá: 10 000 đồng Loại chứng khoán: Cổ phiếu thường Số lượng lưu kí: 1714330 cổ phiếu. Nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần Chế tạo bơm Hải Dương là thiết kế chế tạo và lắp đặt các loại bơm van nước phục vụ cấp thoát nước trong sản xuất công - nông - dịch vụ. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC. 1. Về nhân sự Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 344 người. Trong đó chia theo lĩnh vực thì: - Lĩnh vực sản xuất có 324 người ( Cán bộ chuyên môn 65 người ). - Lĩnh vực kinh doanh có 20 người ( Cán bộ chuyên môm 10 người ). Cơ cấu trình độ của cán bộ công nhân viên gồm: - Số đại học, cao đẳng 68 người. - Số công nhân lành nghề 256 người. - Số lao động phổ thông 20 người. 2. Sơ đồ tổ chức Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát PGĐ Sản Xuất PGĐ Kinh doanh PGĐ Kỹ Thuật Phòng KH Phòng VT PX Đúc PX CKLR PX GHR Phòng KD Phòng TCKT Phòng TKCN Phòng KTCĐ Văn phòng Phòng TCLD Phòng QLCL Chi nhánh tại TP HCM Chú giải: PGĐ: Phó Giám đốc KH: Phòng Kế hoạch. VT: Phòng Vật tư PX: Phân xưởng PX CKLR: Phân xưởng Cơ khí lắp ráp PX GHR: Phân xưởng Gò - Hàn – Rèn KD: Phòng kinh doanh TCKT: Phòng tài chính kế toán TKCN: Phòng thiết kế công nghệ KTCĐ: Phòng kỹ thuật cơ điện TCLĐ: Phòng tổ chức lao động QLCL: Phòng quản lí chất lượng TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 3. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty và tất cả các cỏ đông có quyền điều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông thường niên đựơc tổ chức mỗi năm một lần. Hội đồng quản trị là cơ quản lí của Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc đại hội cổ đông, bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và cán bộ quản lí quan trọng khác của Công ty… Ban kiểm soát gồm 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ giám sát kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các chính sách và phương hướng hoạt kinh doanh thường xuyên báo cáo hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty. Tổng giám đốc Công ty là người có quyền cao nhất trong việc điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh của Công ty. Các Phó Tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực chủ động xử lí giải quyết các công việc liên quan đồng thời đề xuất những giải pháp trình Tổng giám đốc khi cần thiết. Văn phòng: Hàng ngày theo dõi, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác báo cáo Tổng giám đốc. Thực hiện các nghiệp vụ hành chính, lễ tân. Thực hiện các nhiệm vụ giao nhận hàng hoá xuát nhập khẩu. Chỉ đạo các hoạt động của nhân viên y tế. Phòng Tài chính kế toán: Lập và cung cấp các báo cáo tài chính cho chính xác kịp thời để phục vụ cho công tác quản lí của Công ty và báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lí nhà nước các cấp. Theo dõi kiểm tra hạch toán tất cả các khoản chi phí phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính của công ty và đúng pháp luật. Theo dõi nguồn tiền dự kiến kế hoạch thu chi trình Tổng giám đốc duyệt đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi, luôn có giới hạn mức dự phòng khắc phục các rủi ro có thể xảy ra. Phòng Tổ chức lao động tiền lương: Tổ chức bộ máy quản lí phù hợp yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, hồ sơ nhân sự phù hợp tương xứng với vị trí công tác. Quản lí lao động trong toàn công ty. Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên theo chính sách hiện hành. Tổ chức công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh an toàn tài sản và con người trong công ty. Nghiên cứu áp dụng biện pháp thanh toán tiền lương đảm bảo chính sách công bằng và có tác dụng khuyến khích người lao động có năng suất cao, chất lượng tốt. Phòng Kinh doanh: Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận trao đổi thông với khách hàng, xem xét các hợp đồng. Lập kế hoạch mua động cơ theo yêu cầu sản xuất. Thực hiện việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật. Phòng Kế hoạch: Xây dựng, triển khai và điều hành kế hoạch sản xuất đến các đơn vị. Phòng Quản lí chất lượng: Thiết kế Hệ thống quản lí chất lượng, Hệ thống quản lí môi trường phù hợp với khả năng thực tế của Công ty và đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001. Định kỳ tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của Hệ thống Quản lý chất lượng và Quản lí môi trường thông qua việc theo dõi giám sát, phân tích và đo lường để liên tục cải tiến. Quản lí hồ sơ chất lượng và môi trường để chứng minh hiệu quả của hai Hệ thống quản lí. Thực hiện việc kiểm tra chất lượng quá trình sản xuất từ khâu mua hàng đến bàn giao hàng. Bảo hành sản phẩm sau bán hàng, kiểm soát sản phẩm không phù hợp. Hàng năm tổ chức thực hiện đánh giá kết quả đo kiểm tra môi trường. Quản lí và lập kế hoạch hiệu chuẩn kiểm định và thực hiện sửa chữa, đặt hàng sửa chữa phương tiện theo dõi và đo lường, đảm bảo chúng luôn có hiệu lực sử dụng. Phòng Thiết kế công nghệ: Thực hiện công việc thiết kế chế tạo sản phẩm. Quản lí in và phân phối, sửa chữa/bổ xung tài liệu thiết kế. Định mức vật tư khâu sản xuát đúc, định mức vật tư cấu thành sản phẩm. Dự trù vật tư cho sản xuất, mua sắm trang bị công nghệ, dụng cụ đo kiểm. Phòng Kỹ thuật cơ điện: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa định kỳ toàn bộ thiết bị hệ thống nước, khí của Công ty. Thực hiện sửa chữa đột xuất các thiết bị, đối với thiết bị cơ khí lắp ráp thì thực hiện việc hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp vật tư, chi tiết, phụ tùng thay thế, công nhân xưởng cơ khí lắp ráp tự sửa chữa. Thực hiện kế hoạch chế tạo dụng cụ, gá lắp theo kế hoạch của phong thiết kế, công nghệ và sản phẩm khác theo yêu cầu của phòng kế hoạch. Quản lí vận hành hệ thống thiết bị phát dẫn năng lượng, khí nén và nước. Lập dự trù mua thiết bị, phụ tùng thay thế đáp ứng yêu cầu sản xuất. Lập kế và tổ chức thực hiện lắp đặt, hướng dẫn sử dụng thiết bị mới. Phòng Vật tư: Lập kế hoạch và thực hiện mua sắm vật tư, trang thiết bị, dụng cụ cắt, dụng cụ đo… đảm bảo đúng chủng loại, số lượng và chất lượng. Xây dựng kế hoạch và thực hiện sửa chữa phương thiện vận tải, xe nâng hàng, đảm bảo phương tiện luôn hoạt động tốt. Bảo toàn sản phẩm bao gồm xếp dỡ lưu kho, bảo quản, bao gói ghi nhãn mác hàng hoá. Thanh quyết toán vật tư hàng tháng. Thực hiện kế hoạch cắt phôi, cấp phát vật tư. Phân xưởng Đúc: Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để tổ chức thực hiện nhiệm vụ tạo phôi đúc theo kế hoạch đảm bảo chất lượng vật liệu, đúng tiến độ và đồng bộ. Phân xưởng Cơ khí lắp ráp: Triển khai sản xuất, đảm bảo thực hiện gia công, lắp ráp sản phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng, tiến độ theo yêu cầu kế hoạch tháng và các yêu cầu đột xuất. Phân xưởng Gò – Hàn – Rèn: Triển khai sản xuất, đảm bảo thực hiện chế tạo, lắp ráp sản phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng, tiến độ theo yêu cầu kế hoạch tháng và các yêu cầu đột xuất. Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán nội bộ, được sử dụng con dấu theo mẫu quy định để giao dịch, được mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Chi nhánh chiụ sự quản lí trực tiếp của Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương. III. CÁC THÀNH TÍCH CÔNG TY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC. Công ty cổ phần bơm Hải Dương với 48 năm hoạt động và phát triển, sản phẩm của Công ty được quý khách hàng tín nhiệm và sử dụng rộng khắp trong cả nước, đã xuát khẩu đi các nước trong khu vực ASEAN, Nhật Bản, Anh và thị trường Châu Âu. Công ty đã liên doanh với các tập đoàn lớn như EBARA( Nhật Bản ), AVK( Đan Mạch ) để sản xuất bơm, van nước chất lượng cao, đã được tổ chức Quốc tế BVQI đánh giá chứng nhận Hệ thống Quản lí Chát lượng phù hợp Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và Hệ thống quản lí Môi trường phù hợp Tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Công ty đã giành được phần thưởng cao quý của nhà nước và giải thưởng ghi nhận sự đóng góp như: + Huân trương Độc lập hạng Ba + Huân trương Lao động Nhất, Nhì, Ba + Đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng + Cúp vàng Thương hiệu Việt + Cúp vàng Thương hiệu Công nghiệp + Giải vàng chất lượng Việt Nam + Giải thưởng Sao Vàng đất Việt + Cúp vàng Ngôi sao chất lượng + Cúp vàng ISO + Cúp vàng vị sự nghiệp xanh + Giải thưởng Bông lúa vàng + Trên 100 Huy chương vàng cho các sản phẩm Chương II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY. I. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH. 1. Tổng quan quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất và bán hàng là một quá trình khép kín từ khâu tiếp nhận, thu thập, phân tích các thông tin về yêu cầu của khách hàng đến thiết kế, chế tạo sản phẩm, thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. Nó phải được kiểm soát rất kỹ lưỡng ngay từ khâu đầu tiên và tuân thủ quy trình của Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000. Các khâu trong quá trình phải được thực hịên gắn chặt chẽ với nhau bằng hệ thống thông tin nội bộ đảm bảo đủ nguồn lực nhằm thực hiện đúng tiến độ và chất lượng đã đề ra. Để các khâu trong quá trình đựơc thực hiện có chất lượng phải có sự chuẩn bị và thường xuyên bổ xung các nguồn lực, các thông tin cần thết. Thường xuyên phân tích đánh giá kết quả các khâu và toàn bộ quá trình để tìm biện pháp nâng cao, cải tiến phương pháp quản lí điều hành để quá trình đạt hiệu quả cao nhất. Sơ đồ tổng quan quá trình sản xuất kinh doanh: Tiếp nhận/ thu thập, phân tích nhu cầu của khách hàng Thiết kế/ Cải tiến thiết kế Mua vật tư Bổ xung yêu cầu chất lượng nguồn lực Chế tạo sản phẩm Thử nghiệm Bán hàng Thu thập thông tin phản hồi Phân tích tiến nâng cao chất lượng sản phẩm 2. Quá trình sản xuất kinh doanh tại Công ty. 2.1. Tiếp nhận, thu thập thông tin từ khách hàng a. Nội dung các thông tin về khách hàng - Tên khách hàng là gì ? số điện thoại, fax ? - Chủng loại, số lượng, thông số kỹ thuật, môi trường làm việc của sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng ? - Thời gian giao nhận, phương tiện vận chuyển, lắp đặt? - Khả năng và hình thức thanh toán…. * Nếu khách hàng đến trực tiếp công ty: - Trao đổi thông tin với khách hàng nội dung như trên. - Giải thích khách hàng rõ chủng loại, thông số kỹ thuật, công dụng, tính ưu việt của sản phẩm, khả năng cải tiến thiết kế chế tạo sản phẩm của công ty bằng Catalogue, ảnh, bản vẽ. * Nếu khách hàng không trực tiếp đến công ty. - Nếu nội dung thông tin về khách hàng chưa đầy đủ thì liên hệ khách hàng giới thiệu sản phẩm qua điện thoại, fax, thư chào hàng… - Nếu nội dung đầy đủ ghi vào sổ theo dõi thông tin của khách hàng. b. Khả năng đáp ứng * Nếu đáp ứng được ngay: - Khách hàng trực tiếp đến công ty: Viết hợp đồng hoặc hoá đơn làm thủ tục bán hàng cho khách hàng. - Khách hàng không trực tiếp đến công ty: Viết công văn chấp nhận sản xuất, báo giá và dự thảo hợp đồng gửi cho khách hàng. Đồng thời ghi lưu trữ nội dung tài liệu trả lời này. * Nếu chưa đáp ứng được ngay: - Nếu sản phẩm có yêu cầu đặc biệt mà phòng kinh doanh đã thống nhất với khách hàng, viết phiếu đặt hàng đặc biệt. - Nếu khách hàng mua sản phẩm hoặc yêu cầu cung cấp dịc vụ có những yêu cầu riêng cần phải thông qua các đơn vị xem xét tình khả thi. Trưỏng phòng kinh doanh lập phiếu ghi nhận yêu cầu của khách hàng gửi phòng thiết kế công nghệ lập phiếu xem xét tính khả thi về nọi dung thiết kế, công nghệ đúc, công nghệ gia công, thời gian thực hiện công việc trình Phó Tổng giám đốc kỹ thuật phê duyệt. Sau đó thông tin lại cho phòng Kinh doanh đến nhận phiếu này, thông báo trả lời khách hàng. 2.2. Mua hàng hoá (vật tư). a. Thu thập thông tin về nhà cung cấp. - Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, Email ? - Tư cách nhà cung cấp ? - Hình thức nhà cung cấp…. b. Thu thập thông tin về hàng hoá. - Chủng loại quy cách số lượng ? - Chất lượng uy tín trên thị trường ? - Giá cả, điều kiện thanh toán và giao hàng ? - Trách nhiệm với người mua. c. Quá trình mua hàng - Lập nhu cầu mua hàng căn cứ kế hoạch sản xuất định mức vật tư sản phẩm, dự trù vật tư của các đơn vị gửi đến, hàng hoá cũ tồn kho tại thời điểm lập kế hoạch. - So sánh nhu cầu mua hàng với thông tin đã có về nhà cung cấp. Nếu không đáp ứng được thi tìm nhà cung cấp mới. - Trình Tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền phê duyệt. - Làm thủ tục tài chính mua hàng và giải quyết thanh toán sau khi mua hàng. - Tổ chức vận chuyển hàng về công ty, kiểm tra hàng và nhập kho. Đối với hàng không đảm bảo yêu cầu thì nhân viên mua hàng có trách nhiệm đổi, trả lại nhà cung cấp. 2.3. Sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất cả năm cùng với các phiếu yêu cầu đột xuất của khách hàng. Phòng kế hoạch lâp kế hoạch sản xuất cho từng tháng trình Phó Tổng giám đốc sản xuất phê duyệt. Sau đó gửi tới các phân xưởng sản xuất thực hiện. Trong quá trình sản xuất, công nhân trực tiếp cùng với nhân viên KCS phát hiện sản phẩm không phù hợp lập phiếu yêu cầu xử lí, ghi biển sản phẩm không phù hợp để riêng. 2.4. Thử nghiện. Sau khi lắp xong, nhân viên KCS tiến hành thử nghiệm kiểm tra, lập báo cáo kết quả thử nghiệm. Nếu đơn hàng đặc biệt khi sản xuất xong, mời đại diện khách hàng đến thử nghiệm cùng. Lập các biên bản xác nhận kết quả thử nghiệm (có xác nhận khách hàng) trình Tổng giám đốc hoặc người được uỷ nhiệm phê duyệt tiến hành bàn giao lắp đặt. 2.5. Bán hàng. Phòng kinh doanh tiến hành các thủ tục cần thiết để giao hàng cho khách hàng sau khi khách hàng đã thanh toán tại phòng tài chính kế toán. 2.6. Thu thập thông tin phản hồi. * Tiếp nhận các yều cầu về dịch vụ kỹ thuật và khiếu nại của khách hàng: - Trưởng phòng Kinh doanh chỉ định các nhân viên tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và ghi nhận thông tin đó vào phiếu yêu cầu của khách hàng. - Phòng Kinh doanh báo cáo bằng văn bản tới các Phó Tổng gián đốc xin ý kiến chỉ đạo về phương hướng biện pháp thực hiện khiếu nại của khách hàng. * Nếu khách hàng đưa sản phẩm đến công ty: Phòng Quản lí chất lượng chủ trì cùng với các nhân viên bảo vệ, thủ kho, bán hàng, kỹ thuật viên công nghệ (nếu cần). Lập biên bản xác định nguyên nhân về tình trạng hỏng của sản phẩm gửi phòng Thiết kế công nghệ đề xuất biện pháp xử lí và trình Phó Tổng giám đốc phê duyệt. Sau đó phòng Thiết kế công nghệ chuyển lại cho phòng Kinh doanh để phòng Kinh doanh thoả thuận với khách hàng về chi phí sủa chữa và xin ý kiến Tổng giám đốc. Tiếp theo phòng Kinh doanh chuyển phiếu này tới phòng kế hoạch. Phòng Kế hoạch chỉ định cá nhân đơn vị thực hiện sửa chữa và phiếu yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đột xuất trình Phó Tổng giám đốc phê duyệt và gửi kèm theo biên bản xử lí tới đơn vị thực hiện sửa chữa. Sau khi sửa chữa xong nhân viên KCS kiểm tra và ghi lại kết quả. Phòng Kế hoạch có trách nhiệm báo phòng Kinh doanh khi xong việc sửa chữa để phòng Kinh doanh thông báo cho khách hàng đến nhận. Trước khi giao hàng phòng Kinh doanh yêu cầu khách hàng ký xác nhận vào biên bản rồi gửi cho các bên liên quan. * Trường hợp nếu sản phẩm hỏng để tại vị trí lắp đặt: Cá nhân, nhóm chuyên gia sẽ được chỉ định phải đến tại chỗ cùng đại diện khách hàng xác định nguyên nhân tình trạng hỏng và lập biên bản xử lí khứu nại của khách hàng. Tuy theo mức đọ nguyên nhân hư hỏng, trong phạm vi quyền hạn được giao đến tiến hàng khắc phục ngay sự cố và ghi nhận vào biên bản có xác nhận của khách hàng. Trường hợp chưa xử lí được ngay thì liên lạc hoặc mang biên bản về công ty báo cáo Phó Tổng giám đốc kỹ thuật cho biện pháp xử lí. * Nếu đổi hay trả lại: Khách hàng mua sản phẩm nhưng chưa sử dụng vì có sự thay đổi và nguyên nhân khác muốn đề nghị đổi hay trả lại sản phẩm thông tin cho phòng Kinh doanh. Phòng Kinh doanh báo cáo Tổng giám đốc xin ý kiến giải quyết. II. ĐẶC ĐIỂM TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT, VỐN KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG. 1. Trang thiết bị phục vụ sản xuất. Trong sản xuất, trang bị các thiết bị máy móc phù hợp với nhu cầu chế tạo sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Để phục vụ sản xuất kinh doanh Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào các thiết bị chế tạo, kiểm tra, thí nghiệm và lắp đặt có xuất xứ từ các nước công nghiệp phát triển như Liên xô, Đức, Mỹ ... Nhưng phần lớn đã cũ và lạc hậu nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Cụ thể: TT Thiết bị Số lượng Năm sản xuất Xuất xứ I ĐO 1 Máy thử áp lực 01 2000 Đan mạch 2 Máy phân tích nhanh thành phần kim loại spetro cast 01 1997 Đức 3 Máy kiểm tra cơ tính RM140( kéo uốn) 01 1985 Liên Xô 4 Máy kiểm tra cơ tính HP250(độ cứng) 01 1985 Liên Xô 5 Máy đo nhiệt độ 01 2002 Anh 6 Máy kiểm tra độ bền khuôn 01 2001 Nga 7 Máy kiểm tra độ rung ồn 01 2002 8 Máy đo nhiệt độ hiện số 01 2002 Hàn Quốc 9 Máy đo lưu lượng siêu âm PT868 01 2001 Mỹ 10 Hệ thống thử bơm hiện số 01 1995 Đức II ĐÚC 1 Lò tôi tấn số 67TB 01 1988 Liên Xô 2 Lò nấu thép trung tần UCT4 01 1987 Liên Xô 3 Lò nấu thép trung tần MK8 01 1997 Mỹ 4 Máy làm khuôn FD-2A 04 2002 Đài Loan 5 Lò nấu gang 1 tấn 01 2002 Đài Loan 6 Máy bắn bi 01 2002 Đài Loan III GIA CÔNG 1 Máy ép thuỷ lực OKC 1671 KL 01 1989 Liên Xô 2 Máy tiện 1A64 02 1985 Liên Xô 3 Máy tiện W6 02 1985 Trung Quốc 4 Máy tiện TR70 02 1987 Ba Lan 5 Máy tiện IK62 04 1987 Liên Xô 6 Máy tiện E400 04 1987 Hungari 7 Máy tiện T630 06 1985 Việt Nam 8 Máy tiện T616 06 1985 Việt Nam 9 Máy tiện đứng KNA135 01 1987 Ba Lan 10 Máy tiện đứng 1531 01 1987 Liên Xô 11 Máy tiện đứng 1542 01 1987 Liên Xô 12 Máy doa 2620B 02 1988 Liên Xô 13 Máy doa HWCA110 01 1985 Ba Lan 14 Máy doa WFB-80 01 1985 Ba Lan 15 Máy khoan 2H57 01 1985 Liên Xô 16 Máy khoanVR6A 01 1985 Tiệp Khắc 17 Máy khoan BR40 01 1985 Đức 18 Máy phay 6P83 02 1985 Liên Xô 19 Máy phay 6M83 02 1985 Liên Xô 20 Máy phay 6P83 02 1987 Liên Xô 21 Máy mài phẳng SFW 315 01 1986 Đức 22 Máy mài lỗ 3A228 02 1985 Liên Xô 23 Máy mài tròn ngoài 3B151 02 1984 Liên Xô 24 Máy mài tròn ngoài 3A141 02 1995 Nga 25 Máy lốc tâm X2M12000 01 1988 Tiệp Khắc 26 Máy lốc tôn dày 25 mm 01 2000 Việt Nam 27 Máy cắt tôn HZ111 01 1988 Liên Xô 28 Máy sọc 6520 01 1987 Trung Quốc 29 Máy phay chép hình FK082 02 1989 Tiệp Khắc 30 Máy gia nhiệt vòng bi TIH025 01 1997 Thụy Điển 31 Máy hàn RSR5001 02 1998 Mỹ 32 Máy cân bằng động MC901 01 1990 Liên Xô 33 Máy cán ren DY-30 01 2000 Đài Loan 34 Xe cẩu tự hành 2,5 tấn Huyundai 01 2000 Hàn Quốc 35 Xe cẩu tự hành 3,5 tấn Hyundai 01 2005 Hàn Quốc 36 Xe tải 8 tấn Hyundai 01 2004 Hàn Quốc 37 Xe tải 10 tấn Hyundai 01 2004 Hàn Quốc 38 Xe cẩu ADK 12.5 tấn 01 2000 39 Plăng xích 1 – 10 tấn 05 2005 Nhật IV THÍ NGHIỆM 1 Máy đo lưu lượng vạn năng PT808 01 2001 Mỹ 2 Đồng hồ đo áp lực thang đo 1 – 1,5 kg/cm2 01 2000 Nga 3 Máy đo nhiệt độ TMTP1 01 1999 Hà Lan 4 Máy đo diện trở cách điện M4100/4T 01 2001 Nga 5 Máy đo độ ồn TESTO815 01 2000 Đức 6 Máy đo số vòng quay DT2236 01 2000 Đức 7 Máy đo rung VIBRO 1022A 01 2000 Nhật Bản 8 Biến dong điện CT06 02 2001 Việt Nam 9 Một số thiết bị khác ….. …. ….. Ngoài ra để đáp ứng tốt hơn yêu cầu trong công việc thì các phòng ban đã được trang bị các thiết bị văn phòng hiện đại như ôtô con, máy tính đồng bộ cấu hình cao, máy in, điện thoại, fax … 2. Vốn kinh doanh. Trước đây, Công ty là một thành viên của Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp nên vốn kinh doanh 100% do nhà nước đầu tư và quản lí. Theo quyết số 07/2004/QĐ-BCN ngày 12/1/2004 thì Công ty chế tạo bơm Hải Dương được phép chuyển đổi sang Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương với số vốn điều lệ là 17143300000 đồng. Trong đó: - Tỷ lệ nhà nước chiếm 51% tương đương 8743100000 đồng - Tỷ lệ bán cho người lao động trong công ty là 49% tương đương 8400200000 đồng. Theo quyết định số 1759/QĐ – BTC ngày 25/9/2007 thì tỷ lệ 51% cổ phần vốn của nhà nước do Tổng Công ty máy và thiết bị công nghiệp quản lí tại Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương sẽ được chuyển cho Công ty TNHH nhà nước một thành viên Điện Cơ Hà Nội thuộc Tổng Công ty thiết bị điện Việt Nam quản lí. Tính đến thời điểm 31/12/2008, vốn của công ty là 28095483597 đồng, tỷ lệ trả cổ tức hàng năm là 15%. 3. Thị trường và khách hàng. Với sản phẩm chính là bơm phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ. Công ty đã cung cấp và tham gia lắp đặt các trạm bơm trong nước và xuất khẩu đi các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Âu… Công ty đã chủ động tham gia đấu thầu các dự án cung cấp thiết bị và lắp đặt các trạm bơm trải dài từ Bắc vào Nam, đã trúng thầu và kí hợp đồng như một số dự án : Hợp đồng số 805/HĐ- XD ngày 07/12/2007. Dự án cải tạo nâng cấp trạm bơm Vọng Nguyệt huyện Yên Phong - Bắc Ninh. Chủ đầu tư là Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống. Hợp đồng số 43/HĐ-XD ngày 27/12/2007. Tiểu dự án công trình tiêu lũ và cấp nước biển phía tây đường sắt Bắc Nam thuộc dụ án Dự án khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ. Chủ đầu tư là Ban quản lí dự ngành cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh Ninh huận. Hợp đồng số CPO/ADB/ICB/MX/Pumps ngày 13/12/2007. Dự án lưu vực sông Hồng gia đoạn 2, tiểu dự án trạm bơm Mai Xá B. Chủ đầu tư là Ban quản lí đầu tư và xây dựng thuỷ lợi 2. Hợp đồng só CPO/ADB/BH-CS/Pumps ngày 07/10/2008. Dự án lưu vực sông Hồng gia đoạn 2, tiểu dự án trạm bơm Bình Hàn - Cầu Sộp. chủ đầu tư Ban quan lí đầu tư và xây dựng thuỷ lợi 2. Hợp đồng số 184/HĐ-XD ngày 30/11/2007.Dự án lưu vực sông Hồng gia đoạn 2, Tiểu dự án trạm bơm tiêu Triều Dương A - Huyện Tiên Lữ - Tỉnh Hưng Yên. Chủ đầu tư ban quản lí dự án xây dựng công trình trạm bơm tiêu Mai Xá B. Chương III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. I. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. 1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua tìm hiểu tình sản xuất kinh doanh của công ty đều đạt kết quả khả quan, doanh thu và lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng. Cụ thể: Tóm tắt số liệu tài chính đã được kiểm toán giai đoạn 2005 – 2008 TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng tài sản 41.941.652 59.232.435 59.424.725 62.782.808 2 Tổng nợ phải trả 22.136.138 36.733.038 32.326.072 34.687.32 3 Vốn lưu động 24.353.606 36.518.455 31.767.380 36.556.770 4 Nợ ngắn hạn 17.717.498 31.982.187 29.874.702 32.336.526 5 Tổng doanh thu 39.570.994 50.749.140 53.758.797 66.213.784 6 Lợi nhuận trước thuế 4.059.986 6.155.816 6.269.923 6.476.355 7 Lợi nhuận sau thuế 4.059.986 5.294.001 5.392.133 6.030.573 8 Cổ phần lưu hành 1.714.330 1.714.330 1.714.330 1.714.330 9 Thu nhập cổ phần 2,368 3,088 3,145 3,518 Biểu đồ doanh thu- lợi nhuận sau thuế Từ đồ thị ta thấy doanh thu - lợi nhuận sau thuế trung bình năm sau tăng so với năm trước khoảng 10% đến 14%. Doanh thu và các chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, đó biểu đồ ta thấy chi phí chiếm tỷ lệ khá cao. Một số chỉ tiêu tài chính: Chỉ tiêu Đv tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cơ cấu tài sản: - Tài sản ngắn hạn/∑TS - Tài sản dài hạn/∑TS % 58.1 41.9 61.5 38.5 53.5 46.5 58.2 41.8 Cơ cấu vốn: - Nợ phải trả/ Tổng vốn - Vốn sở hữu/ Tổng vốn % 52.8 47.2 62.1 37.9 54.4 45.6 55.3 44.7 Khả năng thanh toán: - ∑TS/ Nợ phải trả - Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn lần 1.9 1.1 1.6 1.2 1.8 1.1 1.8 1.2 Tỷ suất sinh lời: - Lợi nhuận sau thuế/∑DT - Lợi nhuận sau thuế/ ∑TS % 10 9.6 10.4 8.9 10.1 9.1 9.1 9.6 Qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng tài trợ nợ của Công ty tốt, cơ cấu vốn và tài sản không biến động mạnh. Tỷ suất sinh lời ổn định qua các năm. 2. Thuận lợi – khó khăn. 2.1 Thuận lợi Từ một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đựơc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình cổ phần hoá tăng sức cạnh tranh cho doanh cho doanh nghiệp. Cùng với sự đa dạng hoá chủ sở hữu và đổi mới phương thức quản lí, tạo động lực mạnh mẽ hơn huy động vốn thay đổi máy móc thiết bị công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường giám sát xã hội, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người quản lí, người lao động trở thành chủ sở hữu một phần vốn của Công ty. Lực lượng cán bộ công nhân viên trong công ty có trình độ và tay nghề vững vàng, lòng nhiệt tình cùng tinh thần trách nhiệm không ngại gian khó tìm cách khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công ty áp dụng Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000:2000 và Hệ thống quản lí môi trường ISO 14001:2004 trong toàn Công ty. Nó đã thể hiện được hiệu quả trong quản lí. Các phòng ban được trang bị máy tính cấu hình cao, máy in…các phần mềm chuyên ngành như đồ hoạ, kế toán… góp phần thúc đẩy tiến độ công việc nhanh chóng, chính xác. Tuy vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm qua gặp không ít khó khăn và tồn tại cần khắc phục. 2.2 Khó khăn Khủng hoảng kinh tế làm chi phí cho nguyên liệu đầu vào tăng cao, làm tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng tới các hợp đồng kí giai đoạn trước mà chưa thực hiện xong. Máy móc thiết bị cũ, lạc hậu ảnh hưởng đến năng suất lao động, sản lượng của Công ty. II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI. Công ty đã có trên 48 năm xây dựng và phát triển với phương châm UY TÍN - CHẤT LƯỢNG, cùng với sự ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22745.doc
Tài liệu liên quan