1.Quá trình hình thành và phát triển.
1.1.Sự thành lập.
Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương (PSC.1) được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau gắn liền với sự phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Công ty được thành lập khởi đầu theo quyết định số 403 NN-TCCB/QĐ, ngày 26 tháng 11 năm 1985 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và trở thành Doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 08-NN-TCCB/QĐ, ngà
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương - PSC.1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y 06 tháng 01 năm 1993 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Ngày 10 tháng 11 năm 2005 Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ra quyết định số 3112 QĐ/ BNN/ ĐMDN chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước Công ty vật tư Bảo vệ thực vật 1 Trung ương thành Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương.
1.2. Sự phát triển.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm 2 giai đoạn:Giai đoạn trước khi cổ phần hoá (trước T7/2006) và giai đoạn sau khi cổ phần (Từ T7/2006).
Giai đoạn trước khi cổ phần hoá (trước T7/2006).
Trước khi cổ phần hoá,kết quả hoạt động của công ty và các cơ sở trực thuộc thường kém hiệu quả. Đặc biệt 3 năm liền kề trước khi cổ phần hoá, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do tình hình cạnh tranh của thị trường bảo vệ thực vật ngày càng gay gắt, tốc độ tiêu thụ sản phẩm và hàng hoá bị chậm lại. Vì thế dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả kinh doanh thấp. Cơ cấu tổ chức của công ty còn cồng kềnh, khả năng của một bộ phận không nhỏ người lao động chưa thích nghi và chưa thích ứng được với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường kinh doanh vật tư thuốc bảo vệ thực vật.
Giai đoạn sau khi cổ phần hoá (Từ T7/2006).
Căn cứ vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp,Ban đổi mới tại công ty Vật tư Bảo vệ thực vật 1 quyết định tiến hành cổ phần công ty theo cơ cấu vốn là: 53% vốn của Nhà nước và 47% vốn của các cổ đông.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật 1 TW.
- Tên giao dịch quốc tế: Central Plant Protection Joint - Stock Company No.1.
- Tên viết tắt: PSC.1.
- Trụ sở chính: 145 Hồ Đắc Di (89 Tây Sơn cũ), Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
- Điện thoại: 84-4-8511969
- Fax: 84-4-8572751
- Trang Web của công ty: www.psc1pb.com.vn
- Hình thức doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Sau khi tiến hành cổ phần hoá, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã ổn định và tăng dần trở lại. Bên cạnh đó, cho đến thời điểm hiện nay công ty vẫn là một trong số ít.
Sau 22 năm xây dựng, trưởng thành qua nhiều lần chuyển đổi,công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất và cung ứng thuốc Bảo vệ thực vật tại Việt Nam, là người bạn gần gũi và đáng tin cậy nhất của nhà nông.
Từ khi chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương với mô hình quản lý gọn nhẹ, dân chủ và bình đẳng. Ban lãnh đạo Công ty cùng cán bộ, công nhân viên đã từng bước đổi mới và hoà nhập, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch do hội đồng cổ đông đề ra và đưa công ty từng bước phát triển năm sau doanh số cao hơn năm trước.
Với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật cùng cơ chế hoạt động linh hoạt, cán bộ và sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước từ cung tròn phía Bắc đến mũi nhọn phía Nam “Ở đâu có cây trồng ở đó có sản phẩm của công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương”.
Cùng với sự phát triển của sản phẩm là sự củng cố đội ngũ cán bộ tinh nhuệ của công ty, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã có quan hệ hợp tác với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước ở nhiều Châu lục khác nhau để phát triển sản phẩm cả về số lượng và chất lượng. Mục tiêu của công ty là đưa sản phẩm của công ty vốn đã được nông dân tin cậy thì ngày càng được nông dân tin cậy hơn để “Cùng với nhân dân cả nước phấn đấu vì một nền nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, vì sự ấm no và hạnh phúc của mọi nhà”.
Để khẳng định chính mình trên thương trường, tập thể cán bộ, công nhân viên của công ty luôn lấy “uy tín chất lượng sản phẩm làm hàng đầu, sự hải lòng của quý khách hàng, bà con nông dân làm điểm tựa và doanh số là khởi điểm thành công”.
Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình công tác cùng hệ thống sản xuất với hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại cho ra các sản phẩm được người nông dân tin dùng. Trong hiện tại và tương lai Công ty không ngừng cải tiến sản phẩm nhằm đảm bảo thị hiếu của người tiêu dùng và luôn phấn đấu là người bạn trung thành và gần gũi của mọi nhà nông.
1.3. Các thành công mà công ty đạt được trong các năm qua.
Trong 22 năm phấn đấu không ngừng vì một nền nông nghiệp xanh và sạch vì hạnh phúc và no ấm của muôn nhà. Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã được nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba, hạng hai và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng nhiều bằng khen về thành tích cải tiến sản phẩm và phục vụ tốt cho nền nông nghiệp nước nhà. Công ty đã phấn đấu từ ban đầu chỉ là hai chi nhanh, sau một thời gian hoạt động công ty đã thành lập chi nhánh ở khắp mọi nơi từ Bắc vào Nam.
Trong quá trình hội nhập WTO mục đích của Công ty là tạo ra sản phẩm không những được nông dân trong nước tin cậy mà sản phẩm của công ty còn hoà nhập được với các nước trong khu vực và thế giới. Trong hiện tại công ty đã được hai tổ chức Quacert và PSB cấp chứng chỉ ISO 9001 và ISO 14001.
Tại hội chợ triển lãm do các cơ quan hữu quan tổ chức với sự đánh giá khách quan, công tâm và vì nền nông nghiệp của nước nhà với 80% làm nông nghiệp. Các sản phẩm của công ty tham dự hội nghị hầu hết đều đoạt giải cao.
Điều thành công hơn cả đó là sự tín nhiệm của bà con nông dân trong cả nước đối với sản phẩm của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương.
2. Ngành nghề kinh doanh.
- Sản xuất, mua bán hoá chất, phân bón hoá học, phân bón lá, phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột, ruồi, muỗi, gián, thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng.
- Sản xuất, mua bán giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn cho gia súc và thức ăn cho tôm cá.
- Sản xuất, mua bán thuốc khử trùng và làm dịch vụ khử trùng cho hàng hoá xuất nhập khẩu và kho tàng.
3. Chức năng, nhiệm vụ.
3.1. Chức năng.
- Sản xuất và cung ứng vật tư bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong cả nước.
- Xuất, nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư bảo vệ thực vật.
- Thu mua và xuất khẩu nông, lâm thổ sản và các loại hóa chất nông nghiệp hoặc đổi hàng.
- Bảo quản, quản lý thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia.
3.2. Nhiệm vụ.
- Chuyên tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng và cung ứng các loại vật tư Bảo vệ thực vật bao gồm: Thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ rải thuốc, thuốc điều hoà sinh trưởng cho cây trồng…
- Xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh dịch vụ và xuất khẩu trực tiếp các loại thuốc trừ sâu, nông, lâm, thổ sản…
- Sản xuất, chế biến và sang chai đóng gói nhỏ thuốc Bảo vệ thực vật:
+ Thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại…
+ Bơm nhựa phun thuốc trừ sâu.
- Thực hiện chế độ tự chủ sản xuất, kinh doanh trong phạm vi pháp luật…
- Tổ chức cung ứng vật tư bảo vệ thực vật cho các cơ sở sản xuất trong vùng thông qua một hệ thống mạng lưới bảo vệ thực vật từ tỉnh xuống xã nhằm sử dụng đúng đối tượng, thời gian liều lượng để nâng cao hiệu quả quá trình sử dụng; đồng thời góp phần xây dựng và củng cố mạng lưới bảo vệ thực vật.
4. Cơ cấu tổ chức.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc công ty
Phòng
tổ chức hành chính
Phòng
tài chính kế toán
Phòng
Phát triển sản phẩm
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Công nghệ & sản xuất
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Nam Trung Bộ
Chi nhánh Nam Khu IV
Chi nhánh Thanh Hoá
Chi nhánh Phía Nam
Chi nhánh Hải Phòng
Xưởng
Hải Phòng
Tổ bán hàng khi vực III
Xưởng Tp.Hồ Chí Minh
Tổ bán hàng khi vực II
Tổ bán hàng khi vực I
Chi nhánh Quảng Ngãi
Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Chi nhánh Phú Yên
Xưởng Đà Nẵng
Chi nhánh Tây Nguyên
Chi nhánh Phía Bắc
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.
4.1. Ban giám đốc.
- Giám đốc công ty: Do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng Quản trị và Pháp luật về toàn bộ các hoạt động của công ty và trực tiếp điều hành trong lĩnh vực tài chính kế toán, xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Phó giám đốc công ty: Do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm.
Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, phụ trách trên các lĩnh vực được phân công. Sau khi cổ phần hoá công ty chỉ còn một phó giám đốc do xu hướng tinh giảm biên chế.
4.2. Các phòng chức năng: Có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh.
- Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh là phòng quản lý tổng hợp về các chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty; thực hiện chức năng quản lý về xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm trong công ty.
- Phòng công nghệ và sản xuất: Phòng công nghệ và sản xuất là phòng quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá của công ty; nghiên cứu đề xuất quy trình công nghệ phục vụ cho sản xuất; thực hiện chức năng quản lý sản xuất,chế biến, sang chai, đóng gói sản phẩm và chất lượng sản phẩm trong công ty.
- Phòng Tài chính - kế toán: Phòng Tài chính - kế toán là phòng quản lý tổng hợp của công ty, thực hiện chức năng quản lý về tài chính, hàng hoá, tài sản, kế toán, giá cả, thực hiện chế độ chính sách theo quy định của pháp luật và công ty.
- Phòng Tổ chức – hành chính: Phòng Tổ chức – hành chính là phòng quản lý tổng hợp trong việc thực hiện chức năng tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ, đào tạo, tuyển dụng trong phạm vi toàn Công ty và chức năng quản trị hành chính tại Văn phòng công ty.
Cụ thể:
Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy và công tác tổ chức cán bộ, tiếp nhận và điều động lực lượng lao động theo yêu cầu của các đơn vị trong Công ty. Xây dựng và theo dõi việc thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối với người lao động. Quy định và hướng dẫn các đơn vị trong công tác Hành chính - Quản trị.
Xây dựng chính sách đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của Công ty.
Xây dựng các chế độ tiền lương, thưởng. kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên của Công ty.
- Phòng phát triển sản phẩm: Phòng phát triển sản phẩm là phòng quản lý công tác phát triển sản phẩm, tuyên truyền, quảng cáo, mở rộng thị trường; mua và cung cấp vật tư, bao bì, nhãn mác phục vụ cho quá trình sản xuất trong toàn bộ công ty; thực hiện chức năng về quản lý các hoạt động phát triển sản phẩm của công ty, hỗ trợ quá trình tiêu thụ hàng hoá thông qua công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; quản lý công tác mua, cung cấp vật tư, vật tư, bao bì, nhãn mác, phục vụ cho quá trình sản xuất vật tư, tài liệu phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, quảng cáo.
4.3. Khối đơn vị trực thuộc.
4.3.1. Các chi nhánh.
- Sự thành lập:
+ Ngày 1/11/1996 Công ty vật tư bảo vệ thực vật 1 ra quyết định số 335/BVTV1/QĐ thành lập cửa hàng Trung tâm cung ứng Vật tư, thuốc vât tư thực vật huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng trực thuộc công ty Vật tư Bảo vệ thực vật 1.
+ Ngày 11/3/1998 Bộ Nông nghiệp và PTNT ký quyết định số 884/QĐ-BNN-TCCB thành lập chi nhánh công ty Vật tư Bảo vệ thực vật 1 tại thị trấn Vương - huyện Tiên Lữ - Hưng Yên trên cơ sở tổ chức lại cửa hàng Trung tâm cung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật huyện Phù Tiên tỉnh Hải Hưng của công ty.
+ Ngày 13/07/2006 Giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương ký quyết định số 35 QĐ/BVTV1 – TCCB chuyển chi nhánh Công ty Vật tư bảo vệ thực vật 1 tại thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên thành chi nhánh phía Bắc…
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Cung ứng cho các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối vật tư, thuốc bảo vệ thực vật nhằm phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng nông, lâm nghiệp, hoa, cây cảnh thuộc các tỉnh đồng bằng trung du và miền núi phía Bắc.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chăm sóc cho khách hàng, nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm đem lại hiệu quả phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng cao nhất.
+ Cùng các cơ quan chuyên ngành tại các địa phương thuộc địa bàn phụ trách tổ chức trình diễn khảo nghiệm trên thực tế sản xuất các sản phẩm của công ty.
+ Tổ chức tư vấn tuyên truyền quảng bá sản phẩm của công ty từ cấp tỉnh, huyện, xã, đầu bờ. Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo chuyển giao khoa học theo sự chỉ đạo của công ty.
+ Quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các tổ chức kinh tế chính trị xã hội hữu quan và bạn hàng trong địa bàn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao: “Cùng nông dân cả nước phấn đấu vì một nền nông nghiệp Việt Nam sạch và bền vững, vì sự ấm no, hạnh phúc của mọi nhà”.
Tổ chức:
Ban Giám đốc
P. Thị trường-Kỹ thuật
P. Kế toán Tài vụ
P. Tổ chức-Hành chính
Các Đại lý
- Quá trình phát triển:
Ngay từ ngày đầu thành lập chi nhánh đã phát huy tốt vai trò của doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý (Doanh số năm sau cao hơn năm trước) góp phần cùng hệ thống chính trị của các tỉnh thành thuộc thị trường mình cung ứng bảo vệ tốt mùa màng, bình ổn giá cả thị trường xây dựng được uy tín về chất lượng sản phẩm. Hình ảnh Logo, thương hiệu Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã chiếm được cảm tình đặc biệt, có vị trí số 1 trong tâm tưởng mỗi người dân Việt Nam.
Chi nhánh luôn nhân được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Đảng uỷ, ban Giám đốc, các phòng chức năng công ty. Sự hỗ trợ phối kết hợp của các cơ quan quản lý nhà nước (Chi cục, trạm BVTV) cùng các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội khác tại các tỉnh.
Với sự nỗ lực phấn đấu của mình chi nhánh được đánh giá là một đơn vị có tiềm năng thị trường, kinh doanh hiệu quả góp phần vào công cuộc phát triển nông nghiệp các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc nói riêng nông nghiệp Việt Nam nói chung thời kỳ đổi mới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển hiện nay công ty đã có chi nhánh ở khắp Bắc – Trung – Nam, với 11 chi nhánh:
+ Chi nhánh Phía Bắc.
+ Chi nhánh Hải Phòng.
+ Chi nhánh Thanh Hoá.
+ Chi nhánh Nam Khu IV.
+ Chi nhánh Đà Nẵng.
+ Chi nhánh Phía Nam.
+ Chi nhánh Nam Trung Bộ.
+ Chi nhánh Quảng Ngãi.
+ Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
+ Chi nhánh Tây Nguyên.
+ Chi nhánh Phú Yên.
4.3.2. Các cửa hàng và xưởng sản xuất.
Các cửa hàng và xưởng sản xuất trực thuộc chi nhánh phân bố tại các địa bàn trọng điểm. Các đơn vị trực thuộc công ty hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc và báo sổ.
Công ty có 3 tổ bán hàng:
Tổ Bán hàng Khu vực I.
Tổ Bán hàng Khu vực II.
Tổ Bán hàng Khu vực III.
Công ty có 3 xưởng sản xuất:
Xưởng Hải Phòng.
Xưởng TP.Hồ Chí Minh.
Xưởng Đà Nẵng.
5. Chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2007-2009.
5.1. Mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm và các mặt hàng kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 so với một số năm trước liền kề cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng đi xuống, do một số nguyên nhân sau đây:
Sản phẩm của công ty không còn tính hấp dẫn đối với người tiêu dùng/
Một số cán bộ , đặc biệt là cán bộ làm công tác thị trường không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.
Xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh.
Trước thực trạng trên, để nhằm khôi phục, ổn định và mở rộng thị trường công ty đã đưa ra một số giải pháp khắc phục như sau:
Đưa cơ cấu sản phẩm thay đổi phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp và thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là sản phẩm có doanh số và lợi nhuận cao.
Thay thế những cán bộ không còn đáp ứng yêu cầu công việc.
Phát triển các hướng kinh doanh mới, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh.
5.2. Tiến hành đầu tư theo chiều sâu trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống thông tin kinh doanh và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ sản xuất.
Trong cơ chế thị trường việc đưa ra những chiến lược đúng đắn, phù hợp là yêu cầu hết sức cần thiết. Để làm được điều đó đòi hỏi các vấn đề về thông tin được cập nhật liên tục, phản hồi một cách chính xác thường xuyên. Vì thế yêu cầu đặt ra là Công ty phải có hệ thống thông tin hoàn hảo đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Năm 2005, các nhà lãnh đạo công ty đã xây dựng chiến lược tin học hóa trong công tác quản lý toàn Công ty. Dự án này đã được thực hiện vào giữa năm 2007.
5.3. Nâng cao hiệu quả của công tác quản trị nguồn nhân lực.
Các chiến lược về quản trị nguồn nhân lực bao gồm:
Duy trì và từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ lao động trong công ty, đặc biệt là cán bộ làm công tác thị trường bởi đây là lực lượng lao động trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xây dựng lại sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý và phân cấp quản lý đến từng bộ phận công tác.
Nâng cao đời sống của người lao động thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
6. Đặc điểm các mặt quản lý của công ty.
6.1. Đặc điểm về tài chính.
Muốn có trang thiết bị, máy móc hiện đại, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì cần phải có nguồn tài chính đủ lớn để có thể đầu tư, mua sắm để phục vụ cho sản xuất. Cho nên tài chính sẽ là vấn đề quyết dịnh sự sống còn của Công ty. Với khả năng tài chính tốt thì có thể trang trải mọi nhu cầu của Công ty cũng như nhu cầu của người lao động. Song việc sử dụng và quản lý nguồn vốn ấy ra sao cho có hiệu quả là cả một vấn đề mà không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện thành công. Việc quản lý vốn và quyết định dùng vốn tự có hay vốn đi vay trong từng thời kỳ là rất khó, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt việc này.
Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương với số vốn ban đầu là 35 tỷ đồng (vốn điều lệ). Trong đó:
- Vốn Nhà nước : 18.777.400.000 đồng (chiếm 53,65%)
- Vốn cổ đông CBCNVC Công ty : 3.317.000.000 đồng (chiếm 9,48%)
- Vốn của các nhà đầu tư chiến lược : 3.150.000.000 đồng (chiếm 9%)
- Vốn của các nhà đầu tư khác : 9.755.600.000 đồng (chiếm 27,87%)
Trong quá trình phát triển của mình cơ cấu vốn đó không ngừng tăng lên nhanh chóng, Nó được thể hiện qua biểu đồ cơ cấu vốn đầu tư những năm gần đây và dự kiến nguồn vốn ấy trong năm 2008 như sau:
Bảng dự kiến cơ cấu vốn đầu tư của Công ty trong 3 năm 2006-2008
ĐVT: VNĐ
Vốn đầu tư
2006
2007
2008
1. Vốn điều lệ
1.300.000.000
1.200.000.000
700.000.000
2. Quỹ đầu tư phát triển
-
500.000.000
800.000.000
3. Vay các tổ chức tín dụng
-
-
-
Tổng cộng
1.300.000.000
1.700.000.000
1.500.000.000
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
6.2. Đặc điểm về mặt hàng sản xuất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển, vì vậy quy mô hoạt động sản xuất ngày càng được mở rộng, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sản phẩm của công ty hiện nay rất đa dạng và phong phú, có tới gần 60 loại sản phẩm khác nhau và được chia thành 5 nhóm chính, trong đó thuốc trừ sâu chiếm số lượng lớn nhất:
- Thuốc trừ sâu : 27 loại.
- Thuốc trừ bệnh : 20 loại.
- Thuốc trừ cỏ : 6 loại.
- Thuốc bón lá : 2 loại.
- Thuốc trừ chuột : 2 loại.
Một số loại thuốc được sản xuất của công ty
ĐVT: Tấn
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
I.Thuốc trừ sâu
1. Bassa
2. Bitox 40EC
3. Kayazinon 10g
4. Ofatox 400EC
5. Padan 95SP
6.Shachongshuang 95SP
7. Trebon 10EC
…
1.890,77
147,82
140,67
160,29
180,65
149,31
119,98
48,92
3.196,63
150,00
158,21
369,01
479,65
561,93
121,85
27,88
3.259,87
151,76
188,99
197,35
636,05
560,29
203,20
33,89
II.Thuốc trừ bệnh
1. Fuji One
2.Newhinosan 30EC
3. Validacin 3SC
4. Vada 3S
…
862,52
203,00
152,16
34,01
191,76
1.135,22
211,40
175,73
48,00
204,73
1.499,08
262,20
102,01
56,43
280,81
III.Thuốc trừ cỏ
Heco 600EC
…
321,111
158,21
535,94
161,53
546,36
151,38
IV.Phân bón lá
Yogen
…
34,61
27,00
65,71
34,00
54,26
10,00
V. Thuốc trừ chuột
Nhập
Nhập
Nhập
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
6.3. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ.
Vì sản phẩm của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng nên nó chịu sự phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu cho nên tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty bị ảnh hưởng rất lớn. Khi phun thuốc trực tiếp lên cây trồng nếu gặp mưa thì thuốc có thể bị trôi đi, phải sản xuất ra những loại sản phẩm có tác dụng nhanh trong thời gian ngắn.
Trước đây các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty là công ty thuốc sát trùng Việt Nam, công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn, Công ty vật tư Bảo vệ thực vật An Giang và một số công ty nhỏ khác thì hiện nay sự cạnh tranh không còn dừng lại ở các công ty trên mà các đối thủ ngày cạnh tranh ngày càng găy gắt.
Ngoài ra, nếu như trước đây một số đối tượng là bạn hàng của Công ty thì nay họ thành lập công ty riêng và trở thành đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là một số hãng nước ngoài trước đây là bạn hàng cung ứng đầu vào cho Công ty thì nay họ cũng đã thành lập Công ty tại Việt Nam, trực tiếp tham gia cung ứng loại vật tư này. Đó vừa là cơ hội để doanh nghiệp vươn lên khẳng định mình và cũng vừa là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng của Công ty.
Đặc biệt khi nước ta gia nhập WTO, công ty không còn được sự bảo trợ hoàn toàn của Nhà nước và cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài ngày càng cao. Tuy nhiên với sự hoạt động lâu năm và chi nhánh rải khắp cả nước Công ty có một lợi thế rất lớn là xây dựng được thương hiệu của mình đối với bà con nông dân ở khắp mọi nơi.
Chính vì sự xuất hiện quá nhiều các công ty Bảo vệ thực vật và sự phát triển rộng rãi của các loại thuốc mà trong những năm gần đây thị phần của công ty có xu hướng giảm. Muốn tăng được thị phần, công tác thị trường cần được đầu tư và chú trọng để tìm kiếm thị phần. Một sản phẩm tốt mà không được quảng bá giới thiệu, người tiêu dùng không biết đến thì sản phẩm đó vô tác dụng. Cho nên công tác quảng cáo sản phẩm cần được xúc tiến mạnh hơn nữa.
Qua tìm hiểu cho thấy sản phẩm của Công ty không tiêu thụ được nhiều là do mẫu mã sản phẩm bình thường, hàng không phù hợp, có nhiều bao bì, chai lọ kém chất lượng dẫn đến rò rỉ phát tán hơi độc ra ngoài. Vì vậy, chất lượng sản phẩm cũng cần đi đôi với chất lượng bảo quản. Trong thời kỳ hội nhập, để xây dựng được 1 thương hiệu vững mạnh thì chất lượng sản phẩm và Marketting được đặt lên hàng đầu.
6.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất.
Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW là công ty chuyên kinh doanh với ngành hàng chính là vật tư thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh hại cây trồng…) phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các nguyên vật liệu được dùng để sản xuất ra sản phẩm đều phải nhập từ nước ngoài. Cho nên chi phí nguyên liệu đầu vào cao. Còn các loại bao bì, chai lọ, nhãn mác chủ yếu nhập trong nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật, các loại máy móc thiết bị cũ và lạc hậu hiện nay đã được thay thế bằng những máy móc, trang thiết bị mới hiện đại, tiên tiến hơn trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vệ sinh môi trường và tiết kiệm được tối đa chi phí. Điều này giúp Công ty giành được ưu thế cạnh tranh, chiếm được lòng tin của khách hàng và khẳng định vị trí trên thị trường thuốc vật tư bảo vệ thực vật.
Vì đặc tính của các loại thuốc bảo vệ thực vật có độc tính cao cho nên việc tìm ra những loại thuốc có độc tố ở mức thấp nhất và có hiệu quả trong diệt trừ cỏ, sâu bọ… là rất cần thiết và cấp bách. Việc nghiên cứu này nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như người sử dụng lao động và giảm bớt sự ô nhiễm môi trường và tăng lợi thế cho sản phẩm của Công ty. Mục tiêu là hạn chế và tiến tới loại bỏ thuốc có độc tính và không phù hợp một trong nhiều loại thuốc độc quyền sản xuất kinh doanh của công ty thay thế cho WOFATOX rất độc hại cho người và gia súc là OFATOX 400 EC. Sản phẩm này đã được Nhà nước cấp bằng sáng chế.
Quy trình gia công sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được diễn ra như sau:
Từ các nguyên liệu ban đầu, bổ sung thêm một số chất phụ gia, qua quá trình gia công chế biến sẽ cho ra thành phẩm. Sau đó tiến hành sang chai, đóng gói nhỏ, dán nhãn, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhập kho rồi cung ứng ra thị trường.
Sơ đồ quy trình sản xuất thuốc OFATOX 400 EC.
Dung môi Xylen-Methanon
Nguyên liệu thuốc Fenitrothi-on
Khuấy đều bằng môtơ điện
Cho vào thùng quấy
Sang chai
Dán keo kiểm tra KCS
Nhập kho
Thùng carton
Dán nhãn
Xiết nút
(Nguồn: Phòng phát triển sản phẩm)
Vì đặc tính của các loại thuốc bảo vệ thực vật có độc tính cao cho nên việc tìm ra những loại thuốc có độc tố ở mức thấp nhất và có hiệu quả trong diệt trừ cỏ, sâu bọ… là rất cần thiết và cấp bách. Việc nghiên cứu này nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như người sử dụng lao động và giảm bớt sự ô nhiễm môi trường và tăng lợi thế cho sản phẩm của Công ty. Mục tiêu là hạn chế và tiến tới loại bỏ thuốc có độc tính và không phù hợp. Một trong nhiều loại thuốc độc quyền sản xuất kinh doanh của Công ty thay thế cho WOFATOX rất độc hại cho người và gia súc là OFATOX 400 EC. Sản phẩm này đã được Nhà nước cấp bằng sáng chế. Với sản phẩm mang tính độc quyền được coi là một trong nhiều nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của Công ty.
6.5. Đặc điểm về lao động.
Trước khi cổ phần hoá công ty có đội ngũ lao động hết sức đông đảo. Giai đoạn năm 2001- 2003, công ty có tới hơn 300 lao động.
Tình hình lao động của công ty năm 2001-2003.
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Tổng số CBCNV
327
100
309
100
274
100
Nam
247
75,5
230
74,4
202
73,7
Nữ
80
24,5
57
25,6
72
26,3
Cán bộ quản lý
146
44,6
141
45,6
125
45,6
Nam
92
63
87
61,7
77
61,6
Nữ
54
37
54
38,3
48
38,4
Công nhân sản xuất
181
55,4
168
54,4
149
54,4
Nam
155
85,6
143
85,1
123
82,6
Nữ
26
14,4
25
14,9
26
17,4
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Với bộ máy hết sức cồng kềnh này, công ty đã làm việc không hiệu quả. Công ty đã tinh giảm biên chế nhằm giải quyết những lao động dư thừa, hoàn thiện hơn cơ cấu tổ chức. Nó cũng gián tiếp giúp bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả hơn. Số lượng lao động của công ty chỉ còn hơn 100 người. Bây giờ 1 người làm việc bằng 4-5 người trước kia.
Cơ cấu lao động của Công ty sau khi chuyển sang cổ phần hoá
(Ngày 31/12/2007)
TT
Đơn vị
Tổng số lao động
Giới tính
Trình độ lao động
Nam
Nữ
ĐH,
trên ĐH
C.Đẳng,
T.Cấp
LĐPT
I
Tổng
120
86
34
60
19
41
II
Bộ phận quản lý
34
18
16
26
1
7
1
Ban Giám đốc
2
2
0
2
0
0
2
Phòng C.Nghệ & S.xuất
5
2
3
3
0
2
3
Phòng Tài chính-Kế toán
6
2
4
6
0
0
4
Phòng Kinh doanh
5
2
3
5
0
0
5
Phòng Tổ chức-Hành chính
9
5
4
3
0
6
6
Phòng Phát triển SP
7
5
2
7
0
0
III
Các chi nhánh
79
61
18
30
18
31
1
Chi nhánh Phía Bắc
12
9
3
3
2
7
2
Chi nhánh Hải Phòng
12
10
2
5
1
6
3
Chi nhánh Thanh Hoá
6
5
1
3
1
2
4
Chi nhánh Nam Khu IV
8
5
3
5
2
1
5
Chi nhánh Đà Nẵng
13
11
2
4
2
7
6
Chi nhánh Phía Nam
7
6
1
3
1
3
7
Chi nhánh Nam Trung Bộ
5
3
2
2
3
0
8
Chi nhánh Quảng Ngãi
5
4
1
1
3
1
9
Chi nhánh Thừa Thiên Huế
3
3
0
1
1
1
10
Chi nhánh Tây Nguyên
5
4
1
2
1
2
11
Chi nhánh Phú Yên
3
1
2
1
1
1
IV
Tổ Bán hàng
7
6
1
4
0
3
1
Tổ Bán hàng Khu vực I
2
2
0
0
0
2
2
Tổ Bán hàng Khu vực II
1
1
0
1
0
0
3
Tổ Bán hàng Khu vực III
4
3
1
3
0
1
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Qua bảng cơ cấu lao động ta thấy nguồn nhân lực của công ty đã giảm đi chỉ còn bằng 1/3 so với trước khi cổ phần hoá, bộ máy quản lý cũng gọn nhẹ hơn rất nhiều. Cơ cấu lao động của Công ty nhìn chung được phân bố khá hợp lý, chất lượng lao động phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Nhìn bảng trên ta có thể nhận xét về cơ cấu lao động trong Công ty như sau:
* Cơ cấu nam nữ trong Công ty có sự chênh lệch lớn, gấp hơn 2,5 lần, nguyên nhân là do quá trình sản xuất thuốc BVTV rất độc hại nên Công ty không nhận nhiều lao động nữ. Tỷ lệ nam chiếm 71,67% trong tổng số lao động và lao động nữ chiếm 28,33% trong tổng số lao động. Tuy nhiên tại Văn phòng Công ty (bộ phận quản lý), tỷ lệ lao động nam là 52,94%, lao động nữ là 47,06%, xấp xỉ nhau do đặc điểm công việc không trực tiếp tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật.
*Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn: Số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 50% trong tổng số lao động. Trong đó có 1 tiến sỹ và 3 thạc sỹ chiếm 3,33%. Số lao động có trình độ Cao đẳng và trung cấp chiếm 15,83%, lao động phổ thông chiếm 34,17% trong tổng số lao động của Công ty. Với cơ cấu lao động phần đông là cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao giúp công ty sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ lao động Công ty có thể tạo điều kiện cho người lao động tham gia các lớp học dài hạn, ngắn hạn về các nghiệp vụ chuyên môn.
Như vậy đi đôi với việc tìm kiếm thị trường, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm và các mặt hàng kinh doanh Công ty cần chú trọng đến chất lượng đội ngũ nhân lực để cho bộ máy đó hoạt động có hiệu quả hơn.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2005 - 2007.
Sau khi cổ phần hoá, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm tăng lên với tốc độ tăng trưởng khá ổn định, thể hiện qua bảng sau:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2005 - 2007
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Tổng doanh thu
229.527.707.153
247.853.967.342
299.291.885.813
2. Các khoản giảm trừ
6.103.559.883
7.342.893.342
10.043.483.102
3. Doanh thu thuần
223.424.147.270
240.511.073.990
289.248.402.713
4. Giá vốn hàng bán
207.941.582.937
222.634.567.924
271.375.432.156
5. Lợi nhuận gộp
15.482.564.333
17.876.506.066
18.872.970.557
6. Doanh thu hoạt động tài chính
306.165.495
461.567.234
215.631.974
7. Chi phí hoạt động tài chính
3.376.817.447
4.567.352.389
3.487.965.241
8. Chi phí bán hàng
5.145.397.890
5.567.324.569
6.732.578.238
9. Chi phí QL doanh nghiệp
7.929.175.628
7.342.356.920
8.532.456.821
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
(662.661.137)
860.939.416
335.602.224
11. Thu nhập khác
2.387.233.708
1.563.675.321
2.121.879.652
12. Chi phí khác
1.305.101.969
1.903.697.102
2.176.952.347
13. Lợi nhuận khác
1.082.132.012
201.251.324
633.420.367
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
419.470.875
722.168.959
913.949.896
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
202.207.308,5
255.905.970.9
16. Lợi nhuận sau thuế
419.470.875
519.961.650,5
658.043.925,1
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Do cổ phần hoá, ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24635.doc