Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex(PJICO)

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex(PJICO): ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex(PJICO)

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex(PJICO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Sau khoảng thời gian học tập trên ghế giảng đường trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, những sinh viên năm cuối bước vào kỳ thực tập tại các doanh nghiệp nhằm tìm hiểu hoạt động của doanh nghiệp và ứng dụng được kiến thức của lĩnh vực mình học vào thực tế. Chúng em những sinh viên năm cuối của khoa bảo hiểm có cơ hội tìm hiểu thực tiễn hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực tế tại các công ty, và vận dụng được những kiến thức mình đã được học và bổ sung thêm kiến thức thực tế tạo bước đầu cho việc ra trường. Em may mắn được thực tập tại Công ty Cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX, là một trong bốn công ty đứng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay. Trong giai đoạn đầu thực tập tại công ty em đã được các anh chị nhân viên của văn phòng khu vực I hướng dẫn nhiệt tình, tạo sự thuân lợi nhất cho quá trình thực tập của em có hiệu quả nhất. Hơn thế nữa là sự giúp đỡ chỉ bảo của Th.S Nguyễn Thị Lệ Huyền để em có thể hoàn thành Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp đúng vơi tiến độ yêu cầu của nhà trường nói chung và của khoa bảo hiểm nói riêng. Bản Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp của em có 3 phần chính: Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO). Phần II: Thực trạng kinh doanh của PJICO. Phân III: Mục tiêu, định hướng trong thời gian tới của PJICO. Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex. Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của bảo hiểm ngày càng quan trọng. Năm 1986, khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho bộ mặt nước ta thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân ngày một cải thiện rõ rệt. Do đó, việc phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Chính vì vậy, ngày 18 tháng 12 năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 100CP cho phép các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài nếu đủ điều kiện có thể thành lập công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm hoặc là các văn phòng đại diện, chi nhánh. Ban đầu, do thị trường bảo hiểm nước ta còn non trẻ, ít kinh nghiệm nên các công ty bảo hiểm trong nước sẽ được phép thành lập trước để tăng tính cạnh tranh và tồn tại trong xu thế hội nhập còn các doanh nghiệp sẽ mở các chi nhánh văn phòng đại diện sau đó mới thành lập các công ty. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến năm 1994, thị trường bảo hiểm nước vẫn là một thị trường độc quyền (chỉ có một công ty duy nhất là Bảo Việt). Các công ty nước ngoài cạnh tranh nhau thông qua các chủ hàng, các doanh nghiệp trong nước còn các doanh nghiệp trong nước muốn mua thiết bị vật tư của nước ngoài thường bị bắt mua bảo hiểm ở đó. Tính riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì có 95% hàng xuất, 65% hàng nhập và 85% các công trình đầu tư liên doanh ở Việt Nam được bảo hiểm tại các công ty nước ngoài. Hơn nữa, chúng ta chỉ mua theo giá CIP bán theo giá FOB đã làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng triệu USD/năm. Để phát triển cũng như lành mạnh hoá thị trường bảo hiểm Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex - người đề xướng và chủ trì dự án- cùng với 6 cổ đông sáng lập đã thành lập nên công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - gọi tắt là PJICO (Petrolimex joint-stock insurance company). Ngày 27/05/1995 Công ty đã được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 06-TC/GCN. Ngày 8/6/1995 Công ty được UBND TP. Hà Nội cấp giấy phép thành lập số 1783/GP-UB và ngày 15/06/1995 Uỷ ban kế hoạch (nay là sở kế hoạch - đầu tư) TP. Hà nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với thời gian hoạt động là 25 năm. Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX Tên giao dịch quốc tế : PETROLIMEX JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : PJICO Lôgô : Địa chỉ : Số 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : (04) 776 0865 - (04) 776 0926 Fax : (04) 776 0868 1.2.Vốn điều lệ và cổ đông. 1.2.1. Vốn điều lệ. Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm với tổng số vốn chủ sở hữu gần 18.000 tỷ đồng. Trong đó PJICO đang dần trở thành thương hiệu nổi tiếng hiện nay đang xếp vị trí thứ tư trên thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.PJICO có số Vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng với bảy cổ đông lớn đăng ký góp 80,5% tổng số vốn đầu tư. Sau khi Luật Kinh doanh Bảo hiểm được ban hành năm 2000, kèm theo đó là Nghị định 43/2001/NĐ-CP ra đời ngày 1/8/2001 quy định các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại Việt Nam phải có số vốn pháp định tối thiểu là 70 tỷ đồng PJICO đã thực hiện phát hành thêm để nâng vốn điều lệ đủ vốn pháp định.Số vốn PJICO của sau đợt phát hành tăng lên 72.796,2 triệu đồng. Năm 2007 PJICO đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính của Cty. Năm 2008, Cty tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng 20% so với 2007, lợi nhuận trước thuế phấn đầu tăng trưởng 100% so với thực hiện 2007. Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 500 tỷ đồng, chuẩn bị các bước cần thiết để chuyển đổi lên mô hình Tổng công ty, hoạt động đa dạng trong nhiều loại hình kinh doanh, trong đó kinh doanh bảo hiểm gốc, đầu tư tài chính là nòng cốt. 1.2.2. Cổ đông Có thể nói, PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm được thành lập đầu tiên ở Việt Nam, là sự tập hợp sức mạnh kinh tế và uy tín của các tổng công ty lớn của Nhà nước cũng như 1251 cổ đông thể nhân. TTCK Tên công ty Tỷ trọng (%) Vốn góp (triệu đồng) Số cổ phiếu 1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) 51 28.050 14.025 2 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) 10 5.500 2.750 3 Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) 8 4.400 2.200 4 Tổng công ty thép Việt Nam (VSC) 6 3.300 1.650 5 Công ty vật tư thiết bị toàn bộ (MATEXIM) 3 1.650 825 6 Công ty điện tử Hà Nội (HANEL) 2 1.100 550 7 Công ty thiết bị an toàn (A-T) 0,5 275 138 8 Thể nhân 19,5 10.275 5.362 Tổng cộng 100 55.000 27.500 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Mệnh giá mỗi cổ phiếu khi phát hành ban đầu là 2.000.000đ Tuy nhiên trong thời gian đầu để tận dụng vốn để kinh doanh nên tại thời điểm 31/12/1999 Công ty chỉ huy động 31,2 tỷ đồng vốn cổ phần đảm bảo cao hơn mức vốn pháp định quy định trong Nghị định 100/CP ngày 18/3/1994. Ngoài ra, Liên hiệp đường sắt Việt Nam cũng là một cổ đông có số vốn góp tương đối cao. 1.3. Ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm đang triển khai tại PJICO. 1.3.1. Ngành nghề kinh doanh. - Bảo hiểm y tế tự nguyện, tai nạn, con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, xe cơ giới và bảo hiểm cháy; - Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ trên; - Hoạt động đấu tư vốn (Theo luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000) - Các dịch vụ: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba; - Cho thuê văn phòng; - Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ôtô; - Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ; - Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch; - Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản; - Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá. 1.3.2. Các sản phẩm bảo hiểm đang triển khai tại PJICO. a) Bảo hiểm tàu thuyền - Bảo hiểm thân vỏ tàu - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu b) Bảo hiểm hàng hoá PJICO nhận bảo hiểm cho các hàng hoá vận chuyển gồm: - Hàng nhập - Hàng xuất - Hàng vận chuyển nội địa c) Bảo hiểm ô tô - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô với người thứ 3 - Bảo hiểm vật chất xe - Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe (gồm lái, phụ xe và hành khách). d) Bảo hiểm mô tô - xe máy - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô với người thứ 3 - Bảo hiểm thân thể lái xe, người ngồi trên xe. e) Bảo hiểm rủi ro, xây dựng và lắp đặt - Bảo hiểm tổn thất vật chất của công trình - Bảo hiểm phần TNDS đối với bên thứ 3. f) Bảo hiểm máy móc và thiệt hại kinh doanh - Bảo hiểm thiết bị máy móc - Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh g) Bảo hiểm y tế và tai nạn con người - Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật - Bảo hiểm tai nạn con người h) Bảo hiểm trách nhiệm chung - Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm - Bảo hiểm trách nhiệm chung i) Bảo hiểm du lịch ngắn hạn: trong nước và nước ngoài - Bảo hiểm trợ cấp nằm viện - Bảo hiểm tai nạn i) Bảo hiểm cháy k) Bảo hiểm học sinh và giáo viên m) Bảo hiểm tiền bạc, trộm cắp và tài sản hỗn hợp cho thuê mướn l) Bảo hiểm tiết kiệm bảo an k) Bảo hiểm tư vấn thiết kế Để có thể mở rộng các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như tăng khả năng nhận bảo hiểm đối với những hợp đồng lớn công ty đã có những mối quan hệ tốt với những nhà tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, ERC, Goling Global, Best Re… Chính những sự hậu thuẫn từ phía những nhà tái bảo hiểm này mà khả năng bồi thường cho khách hàng và năng lực nhận tái bảo hiểm cho các nhà đầu tư lớn của PJICO được cải thiện rõ rệt. 1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty. Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO, có nhiệm vụ thông qua cá báo cáo của Hội đồng quản trị, sửa đổi điều lệ, quyết định tăng giảm vốn điều lệ, thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn, bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm Hội đồng quản trị và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc, Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ T.GIÁM ĐỐC -Phòng BH Hàng Hải -Phòng phi Hàng Hải -Phòng xe cơ giới -Phòng tài sản hoả hoạn -Phòng thị trường và quản lý nghiệp vụ -Phòng Tái BH -Phòng Giám định bồi thường -Phòng Đầu Tư -Phòng Kế Toán -Phòng Tổng Hợp -Phòng Tổ Chức Lao Động -Phòng Đào Tạo -Phòng Thanh Tra Pháp Chế -Phòng Quản Lý Đại Lý Phòng nghiệp vụ, quản lý và kiểm soát Hội sở Hà Nội 49 chi nhánh trên 2000 đại lý -Phòng BH khu vực 1 -Phòng BH khu vực 2 -Phòng BH khu vực 3 -Phòng BH khu vực 4 -Phòng BH khu vực 5 -Phòng BH khu vực 6 -Phòng BH khu vực 7 -Phòng BH khu vực 8 -Phòng BH khu vực 9 -Phòng BH khu vực 10 -Phòng BH khu vực 11 -Chi nhánh Hải Phòng -Chi nhánh TP HCM -Chi nhánh Đà Nẵng -Chi nhánh Quảng Ninh -Chi nhánh Thái Nguyên -Chi nhánh Hà Tây -Chi nhánh Huế -Chi nhánh Bắc Ninh -Chi nhánh Nghệ An -Chi nhánh Quảng Bình -Chi nhánh Thanh Hoá -Chi nhánh Lâm Đồng -Chi nhánh Bình Định -Chi nhánh Tây Nguyên -................ 1.5. Vài nét về văn phòng khu vực I. Văn phòng khu vực I thành lập từ 1/4/1997 hiện nay đặt tại Số 1 Khâm Thiên-Hà Nội. Thông qua Hội Sở, văn phòng đại diện khu vực I sẽ nắm được các chỉ tiêu, chủ trương của công ty. Đồng thời văn phòng đại diện sẽ phản ánh kết quả kinh doanh của văn phòng cũng như đưa ra các đề xuất đối với các cấp lao động của công ty. Văn phòng khu vực I có quy mô không lớn nhưng có tổ chức chặt chẽ gồm có: - Trưởng phòng: Là người được công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, có năng lực chuyên môn, có trình độ đại học.Trưởng phòng làm nhiệm vụ quản lý tổng hợp hoạt động của toàn bộ văn phòng, trực tiếp báo cáo kết quả kinh doanh cũng như đề xuất ý kiến lên công ty. Phó phòng: Là những cán bộ có năng lực, trình độ. Phó phòng có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động quản lý văn phòng cùng với trưởng phòng và được trưởng phòng phân công trách nhiệm. Một nhân viên thống kê: Là cán bộ có năng lực, thông kê số liệu kinh doanh của cả phòng báo cáo cho trưởng phòng. Trưởng phòng nộp lên trên. Các nhân viên còn lại: Là những cán bộ có trình độ, qua tuyển chọn và làm nhiệm vụ khai thác. Văn phòng khu vực I triển khai tất cả nghiệp vụ của PJICO. Trong đó hai mảng Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm học sinh-sinh viên có kết quả cao nhất. Ngoài ra nghiệp vụ bảo hiểm du lịch cũng được triển khai rồng rãi nhưng do nghiệp vụ này có tính thời vụ và phí tương đối thấp nên doanh thu mang lại thấp hơn. Các văn phòng đều thực hiện phân cấp bồi thường. Văn phòng Khu vực I có quyền hạn tương đương một chi nhánh bảo hiểm nhưng do đóng tại Hà Nội nơi có trụ sở chính của PJICO nên chỉ được giữ là văn phòng đại diện khu vực mà không được thành lập chi nhánh. Văn phòng được giải quyết bồi thường cho các nghiệp vụ không vuợt quá 20 triệu đồng/ vụ. Nếu số tiền bồi thường phát sinh vượt quá số tiền này thì chuyển lên cho công ty xem xét giải quyết. Văn phòng khu vực I là một trong những văn phòng kinh doanh có hiệu quả nhất ở Hà Nội. Trong các năm hoạt động đều đạt doanh thu đề ra do tổng công ty yêu cầu. Năm 2009, Văn phòng khu vực I được giao chỉ tiêu 10,5 tỷ đồng doanh thu tăng 15% so với năm 2008. Phần II: Thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex. 2.1 Thực trạng kinh doanh. 2.1.1 Doanh thu và thị phần bảo hiểm gốc. Bảng 2.1 Doanh thu và thị phần bảo hiểm gốc của Pjico(2004-2008). Chỉ tiêu Năm DTTTBH (tỷ đồng) DT PJICO (tỷ đồng) Tốc độ tăng(giảm)DT PJICO(%) Thị phần PJICO (%) 2004 4768 600 - 12,58 2005 5535 740 23,3 13,37 2006 6425 670 -9,4 10,54 2007 8482 880 31,3 10,4 2008 10825 1061 20,56 10 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Năm 2004 Việt Nam vẫn là môi trường ổn định về kinh tế an ninh xã hội hấp dẫn với người đầu tư nước ngoài và du lịch. Năm 2004 doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường đạt 4768 tỷ đồng tăng 23,22% so với năm 2003(3887 tỷ đồng). Pjico giữ 12,58% thị phần tức thu được 600 tỷ đồng phí bảo hiểm gốc. Với mức doanh thu như vậy Pjico chỉ đứng sau Bảo Việt(1925 tỷ đồng), Bảo Minh(1058 tỷ đồng). Trong đó dẫn đầu là Bảo hiểm xe cơ giới Pjico đạt 296 tỷ, Bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người Pjico đạt 50,5 tỷ, Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu Pjico đạt 72 tỷ đồng. Năm 2005 kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, GDP đạt 51,5 tỷ USD tăng 8,4%, thu nhập bình quân đầu người đạt 619 USD/năm. Tuy nhiên năm 2005 cũng có nhiều khó khăn cho nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và ngành bảo hiểm nói chung. Đó là liên tiếp 2 cơn bão số 7 và số 8 tàn phá vùng duyên hải phía Bắc và miền Trung, dịch cúm H5N1, tai nạn giao thông đường bộ tuy có giảm về số vụ nhưng thiệt hại về người và tài sản gia tăng,tai nạn đường thuỷ, tàu biển tăng nhanh. Trong diễn biến kinh tế như vậy doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường đạt 5535 tỷ đồng tăng 18,3% so với năm 2004. Pjico đạt 740 tỷ đồng chiếm 12.5% thị phần đứng sau Bảo Việt (38% thị phần), Bảo Minh (23% thị phần), PVI (13% thị phần). Trong đó Pjico thu được từ bảo hiểm xe cơ giới 331 tỷ đồng, từ bảo hiểm con người 60 tỷ đồng, từ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đạt 86,7 tỷ. Năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 250 của WTO,tăng trưởng GDP đạt 8,2%, xuất khẩu 39,6 tỉ USD, đầu tư nước ngoài, FDI đạt 10,2 tỉ USD, chỉ số CPI tăng gần 7% thấp hơn tăng GDP và thấp hơn dự kiến, là tiền đề cơ bản để phát triển bảo hiểm. Tuy nhiên, trong năm 2006 đã xảy ra 02 cơn bão gây thiệt hại nặng nề cho khu vực miền Trung và 01 cơn bão bất thường gây thiệt hại cho khu vực Nam Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ, ảnh hưởng nhiều tới bảo hiểm Phi nhân thọ.Với sự cố gắng của các doanh nghiệp bảo hiểm thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2006 vẫn tiếp tục tăng trưởng với doanh thu đạt 6425 tỉ đồng tăng 16% so với năm 2005.Bộ Tài chính sửa đổi quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, đem lại lợi ích tốt hơn cho chủ xe và nạn nhân bị tai nạn giao thông, tạo xu thế hợp tác chống lại cạnh tranh và nâng cao chất lượng quản lý rủi ro của các doanh nghiệp. Nhà nước đã ban hành Nghị Định 130 quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong đó có 16 đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc cháy nổ và 16 loại trừ bảo hiểm, đóng góp kinh phí phòng cháy chữa cháy là 5%. Bộ Tài chính ban hành quy tắc biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, phối hợp với Bộ Công An ra thông tư hướng dẫn thi hành Nghị Định 130 nói trên. Năm 2007, doanh thu bảo hiểm gốc toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8482 tỷ đồng tăng 32% so với năm 2006 đánh dấu một mốc rất quan trọng trong lịch sử phát triển bảo hiểm Việt Nam. Đó là do một số văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã tác động tích cực tới khả năng tăng trưởng doanh thu bảo hiểm cho toàn thị trường như Nghị định bắt buộc về bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới, hay Nghị định mới qui định về bảo hiểm y tế thay đổi cách thức chi trả (bệnh nhân tự đóng 20%), Nghị định qui định chi tiết luật du lịch yêu cầu các công ty lữ hành mua bảo hiểm bắt buộc cho khách. Năm 2007 PJICO đạt được nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu của PJICO đạt 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% so với năm 2006, lợi nhuận Cty tăng trưởng 62% so với 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt trên 37%. Cũng trong năm 2007 PJICO đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính của Công ty. Với các thành tích xuất sắc đã đạt được, Công ty đã vinh dự được Bộ Công Thương trao cờ khen “Đơn vị xuất sắc năm 2007”. Uy tín, thương hiệu của Công ty được nâng cao trên thị trường - Công ty đã đạt các Danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2007”; ”Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia ”; “500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007”... Bất chấp khó khăn của nền kinh tế trong những tháng đầu năm 2008, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao khi đa số doanh nghiệp đều đạt được kết quả tốt. Doanh thu toan thị trường là 10825 tỷ đồng tăng 27% so với năm 2007. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, doanh thu bảo hiểm gốc trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2008. Tổng phí bảo hiểm gốc toàn thị trường ước đạt 5.486 tỷ đồng, tăng 41% so cùng kỳ năm 2007.Trên thị trường doanh thu bảo hiểm gốc của Pjico đạt 520 tỷ đồng, tăng 44%. Mặc dù từ ngày 1/1/2008, thực hiện lộ trình cam kết WTO, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được tham gia vào nhiều sản phẩm phi nhân thọ là các loại hình bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam như bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm người kinh doanh vận tải hành khách và hàng dễ cháy nổ trên đường thủy nội địa, tới đây là bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế…Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị Định 103 ngày 6/9/08 và TT126 ngày 22/12/08 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong đó phí bảo hiểm tăng từ 15% đến 20%. Biểu đồ 2.1 Doanh thu phí bảo hiểm gốc của Pjico(2004-2008). (đơn vị: tỷ đồng) Biểu đồ 2.2 Thị phần của Pjico qua các năm(2004-2008). N¨m 2008, bảo hiểm Phi nhân thọ đạt doanh thu xấp xỉ 10.900 tỉ đồng, tăng trưởng 30%, vượt chỉ tiêu chiến lược thị trường bảo hiểm đến năm 2010 tới 21% (chỉ tiêu đặt ra là 9.000 tỉ đồng). Tốp 5 DNBH có doanh thu cao là Bảo Việt 3.305 tỉ đồng, PVI 2.016 tỉ đồng, Bảo Minh 1.981 tỉ đồng, PJICO 1.061 tỉ đồng, PTI 429 tỉ đồng. Tû träng phÇn cßn l¹i lµ cña c¸c c«ng ty cæ phÇn kh¸c vµ c¸c c«ng ty b¶o hiÓm cã vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi. §øng ë vÞ trÝ thø t­ trªn thÞ tr­êng b¶o hiÓm phi nh©n thä PJICO lµ ®èi thñ ®¸ng gêm cña bÊt kú doanh nghiÖp b¶o hiÓm phi nh©n thä nµo ®· ®ang vµ sÏ tham gia vµo thÞ tr­êng nµy. Biểu đồ 2.4: Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ 2008. (( (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) 2.1.2. Kết quả kinh doanh. Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của Pjico 2004-2008. năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 600 740 670 880 1061 Chi phí 565 727 639 830 1000,5 Lợi nhuận 35 13 31 50 60,5 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PJICO qua các năm) Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận trước thuế của Pjico qua các năm 2004-2008. Nhìn qua bảng kết quả ta thấy năm 2005 lợi nhuận trước thuế của PJICO là ít nhất với 13 tỷ đồng giảm 60% so với năm 2004 vì chí phí năm 2005 là lớn.Năm 2006 lợi nhuận trước thuế đạt 31 tỷ đồng 138% so với năm 2005 đây thật là một con số tăng trưởng đáng nể. Năm 2007 lợi nhuận trước thuế đạt 50 tỷ đồng tăng 61% so với năm 2006. Năm 2008 với tình hình kính tế khó khăn chung nhưng lợi nhuận trước thuế của PJICO vẫn đạt 60,5 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2007. Để đạt được kết quả đó PJICO đã lỗ lực rất nhiều. PJICO đứng ở vị trí thứ tư trên thị trường bảo hiểm phi nhân tho, đã và đang thể hiện chỗ đứng vững chắc trong khách hàng hiện tại của mình và ngày càng nâng cao vị thế của mình lên nữa. 2.2. Thế mạnh và điểm yếu cña PJICO. Những thành tựu trong kết quả hoạt động trên của PJICO không phải tự nhiên có được. Mà để có được những con số đó là do những nguyên nhân chính sau. 2.2.1. Thế mạnh. Thứ nhất, PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam do các công ty có thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến. Nói một cách văn vẻ PJICO là con của các bà mẹ nổi tiếng nó đã nhanh chóng khẳng định được thương hiệu. Thứ hai, PJICO là công ty cổ phần nên có mối quan hệ với tất cả các cổ đông sáng lập ra công ty. Các cổ đông với hệ thống chi nhánh trải dài trong cả nước cung các mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều doanh nghiệp là một lợi thế của PJICO nếu biết tận dụng lợi thế này PJICO có thể khai thác nhiều hợp đồng từ các cổ đông của mình và ban hàng của cổ đông. Thứ ba, PJICO có đội ngũ cán bộ trẻ năng động, có trình độ. Đến cuối năm 2008, tổng số cán bộ PJICO là 1050 trong đó có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 80%. Thứ tư, PJICO có mạng lưới phủ kín mọi miền đất nước: 11 văn phòng, 51 chi nhánh, hơn 3000 đại lý. Thứ năm, PJICO có cơ chế, chính sách tốt. Đặc biệt chính sách với người lao động, trà lương đủ, khen thưởng đúng lúc, môi trường làm việc lành mạnh. Những điều này giúp nhân viên gắn bó, đóng góp hết mình cho sự nghiệp phát triển công ty. 2.2.2. Điểm yếu. Thứ nhất, Tuy có trên 80% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học nhưng vẫn có gần 20% lao động có trình độ trung cấp, kiến thức về chuyên môn còn yếu ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Đặc biệt, các năm trước đây do yêu cầu bứt phá hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp đã tuyển dụng đại lý ồ ạt, chưa thực sự đảm bảo chất lượng đại lý. Đại lý có thể khai thác được nhưng lại kém hiểu biết kiến thức về bảo hiểm về lâu dài có thể làm mất uy tín của công ty. Thứ hai, Vốn điều lệ so với Bảo Việt, Bảo Minh, PVI thì còn thấp hơn nhiều. Điều này không chỉ gây khó khăn trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau mà con gây tâm lý không yên tâm ở khách hàng. Vốn điều lệ thấp phải nhượng tái để phân tán rủi ro. Nếu rủi ro cao thì không sao nhưng rủi ro thấp thì công ty bỏ qua những cơ hội giúp công ty có thể tăng doanh thu, lợi nhuận cao. Thứ ba, Mạng lưới hoạt động rồng khắp, trải dài nhưng chưa đồng đều. Ở nhiều nơi mạng lưới hoạt động ít chưa đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân đặc biệt tại một số địa bàn có giao thông không thuân lợi. Phần III: Mục tiêu, định hướng trong thời gian tới của PJICO. 3.1. Mục tiêu phát triển. Mục tiêu của Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX : Trở thành một Tổng công ty tài chính - bảo hiểm hàng đầu Việt nam về chất lượng và hiệu quả , khẳng định thương hiệu “PJICO – Nhà bảo hiểm chuyên nghiệp”; Để thực hiện mục tiêu phát triển này PJICO thực hiện những chính sách sau : Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đồng bộ, đa dạng và có chất lượng cao định hướng vào khách hàng. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, năng động và thân thiện để nhân viên phát huy tài năng và sáng tạo. Hợp tác hiệu quả với các đối tác để cùng phát triển và đóng góp xây dựng cộng đồng Phát triển bền vững để gia tăng giá trị cho các cổ đông thông qua đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính 3.2. Định hướng trong thời gian tới của PJICO. 3.2.1 Năm 2009 Viện Tài chính Quốc tế vừa công bố báo cáo mới nhất cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2009 sẽ ở mức âm và đây là lần đầu tiên tình trạng này xảy ra kể từ năm 1960. Việt Nam sẽ phải đương đầu với những khó khăn là rất lớn trong các lĩnh vực kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói riêng. Năm 2009, trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sự cạnh tranh diễn ra rộng lớn hơn: cạnh tranh về sản phẩm, chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, kênh phân phối sản phẩm, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là cạnh tranh hạ phí. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra mức hạ phí bảo hiểm từ 40-60%, kể cả các mặt hàng nhạy cảm có tỉ lệ bồi thường cao. Cùng với đó là sự cạnh tranh giữa bảo hiểm với dịch vụ tài chính khác như ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh bất động sản. Bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt còn có những mặt tồn tại trong việc kiểm soát trục lợi, tăng chi phí trong khai thác,…Trước tình hình khó khăn trên PJICO đã tận dụng thế mạnh và hạn chế những mặt yếu lỗ lực vươn lên khẳng định vị thế của mình. PJICO cam kết tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, tăng cường năng lực tài chính để đảm bảo trách nhiệm của mình với những gì mình cam kết với khách hàng, xây dựng chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn. Sử dụng các biện pháp làm trực tiếp tăng doanh thu như xây dựng quảng bá thương hiệu, xây dựng kênh phân phối mới, thiết kế sản phẩm mới, khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình. PJICO dự kiến kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận như sau: Bảng 3.1: Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PJICO 2009 Đơn vị: triệu đồng, Chỉ tiêu Năm 2009 % tăng so với năm 2008 Doanh thu kinh doanh 1.256.000 15 Doanh thu phí bảo hiểm gốc 1.086.000 16,5 Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh 771.000 17,7 Lợi nhuận sau thuế 51.700 15 Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (%) 6,71 Vốn chủ sở hữu 3,2 1,67 Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu (%) 12,64 Tỉ lệ cổ tức trên vốn điều lệ (%) 12 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Bảng 3.2: Kế hoạch doanh thu cụ thể của các nghiệp vụ năm 2009. Nghiệp vụ Doanh thu (tỷ đồng) Tăng trưởng (so với năm 2008) Xe cơ giới 477 10% Con người 100 25% Hàng hoá 108 20% Tàu 130 28% Tài sản, kỹ thuật, nghiệp vụ khác 205 38% (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Định hướng: Sản phẩm: tiếp tục phát triển 6 nhóm sản phẩm là tàu thuyền, vận chuyển hàng hoá, cháy và tài sản, xây dựng lắp đặt, con người, xe cơ giới. Đầu tư: tiếp tục đầu tư trên thị trường chứng khoán niêm yết. Đầu tư một số công trình, xúc tiến việc tìm địa điểm để xây dựng trụ sở chính tại Hà Nội, xây dựng trụ sở cho một số chi nhánh Thái Bình, Lào Cai,..khởi công xây dựng toà nhà 186 Điện Biên Phủ. Tái bảo hiểm: tăng cường nhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm trong nước góp phần thực hiện chương trình nhà nước trong việc hạn chế chuyển phí tái bảo hiểm ra thị trương nước ngoài. Công tác tổ chức, quản lý: củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Hội sở Hà Nội. Công ty có kế hoạch sẽ cấu trúc lại bộ máy tổ chức tại văn phòng công ty giải quyết quyền chủ động kinh doanh và tổ chức công việc cho các đơn vị trên cơ sở quản lý, kiểm soát được hoạt động của từng đơn vị. Rà soát, xây dựng, ban hành đồng bộ hệ thống văn bản, quy chế về công tác tổ chức, triển khai hiệu quả quản lý nhân sự toàn hệ thống. Chính sách tiền lương, tiền thưởng, đào tạo cấp cán bộ đại lý. Đào tạo cấp chứng chỉ cho 100% đại lý. Giao quỹ tiền lương cho các đơn vị theo doanh thu và hiệu quả kinh doanh. Tăng biên chế lao động lên 10% (chủ yếu bổ sung cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.). Tiền lương cán bộ tăng 17-20% so với năm 2008. 3.2.2.Tầm nhìn chiến lược 2010. PJICO trở thành Công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam về chất lượng và hiệu quả. Ba ưu tiên hàng đầu của công ty là nâng cao tầm vốn trí tuệ của doanh nghiệp; duy trì và phát huy những giá trị văn hóa doanh nghiêp tốt đẹp vốn có của công ty; đồng thời thực hiện các bước chuẩn bị toàn diện của Công ty cho giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 3.2.3. Tầm nhìn chiến lược 2015. Với tầm nhìn đến năm 2015 PJICO trở thành Tổng công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam về chất lượng và hiệu quả, PJICO chú trọng nhiều hơn đến phát triển chiều sâu, đến chất lượng của sự phát triển. PJICO thực hiện 3 chương trình lớn: tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo lại nguồn nhân lực; triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 trên phạm vi toàn hệ thống; lựa chọn và triển khai chương trình phần mềm trọn gói quản trị doanh nghiệp của nước ngoài, nâng cao chất lượng quản lý trong mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì cạnh tranh là điều mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Cạnh tranh để tồn tại và cạnh tranh để phát triển. Và tất yếu PJICO cũng không nằm ngoài cuộc chiến để khẳng định vị thế này. Với tiềm lực hiện và những cơ hội mới PJICO sẽ đón lấy và giành thắng lợi. Khi đó mọi người biết đến PJICO không chỉ là doanh nghiệp ở vị trí thứ tư trên thị trương bảo hiểm phi nhân thọ nữa mà vị trí đó có thể là thứ ba hoặc thứ hai. Nhiệt tình-Nhìn xa trông rộng-Hành động: Đó là bí quyết thành công của PJICO. Định hướng đề tài nghiên cứu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì thương mại quốc tế trao đổi buôn bán giữa các nước là không tránh khỏi. Trong đó vận chuyển hàng hoá bằng đường biển chiếm 80% vì những ưu điểm vốn có mà chỉ vận chuyển bằng phương thức này mới có được. Vì vậy bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có tiềm năng rất lớn. Nhưng để cạnh tranh các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đua nhau hạ phí từ 40%-60% ở nghiệp vụ này. Nếu tiếp tục thực hiện hạ phí sẽ dẫn đến tình trạng thu không đủ bù chi. Ngoài hạ phí còn có nhiều biện pháp khác để cạnh tranh một cách lâu dài, có hiệu quả. Chính vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22711.doc
Tài liệu liên quan