Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex: Mục lục Trang Lời mở đầu 4 Phần I: Phần I:Tình hình và đặc điểm của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 5 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico). 5  2. Cơ cấu tổ chức của công ty Pjico. 7 3. Ngành nghề kinh doanh. 7 4. Hoạt động kinh doanh của công ty Pjico. 9 5. Kết quả kinh doanh của công ty năm 2005-2006 15 6. Những thuận lợi và khó khăn của của công ty. 17 6.1. Thuận lợi 17 6.2. Khó khăn 18 Phần II: Phòng bảo hiểm tàu thu... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ. 19 1.     Cơ cấu tổ chức. 19 2.     Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn. 19 3. Kết quả kinh doanh của phòng bảo hiểm tàu thuỷ 21 4. Phương hướng và nhiệm vụ cho thời gian tới. 23 Lời Kết 24 Lời mở đầu Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang có những thành tích phát triển vượt bậc, cùng với sự phát triển của thị trường thì các công ty lớn mạnh dần khẳng định mình, một trong những công ty phải nhắc đến đó là Công ty cổ phần bảo hiểm Xăng Dầu Pjico, hiện đang có tiềm năng rất lớn thể hiện ở tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân ở mức 40% năm, cho thấy những phương trâm kinh doanh đúng đắn của công ty dần được khẳng định: “Nhà bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam”. May mắn là một sinh viên được thực tập tại công ty, sau thời gian tìm hiểu tổng quan về công ty em thấy đây là một công ty có quá trình hình thành và phát triển bền vững, có sự có ngành nghề kinh doanh đa dạng thoả mãn được nhiều nhu cầu về bảo hiểm hiểm của khách hàng trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đáp ứng có công tác dịch vụ tốt, có công tác dịch vụ tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Thêm vào đó là một bộ máy tổ chức hợp lý nhằm huy động có hiệu quả nguồn lực con người cũng như vật chất của công ty. Sự phát triển chung của công ty là sự đóng góp của nhiều phòng ban, nhiều loại nghiệp vụ bảo hiểm, phòng bảo hiểm hàng hải nghiệp vụ bảo hiểm vật chất thân tàu cũng góp phần to lớn vào sự phát triển chung của công ty đồng thời cũng là niềm tự hào của công ty. Với đội ngũ nhân sự trẻ và năng động, các anh chị đang phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ và quyền hạn được giao phó đồng thời cũng khẳng định danh tiếng của công ty. Bài viết này chắc không thể tránh được những sai sót mong thầy cô và các bạn góp ý và thông cảm! Phần I: Tình hình và đặc điểm của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex. Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX (PJICO) (Petrolimex Joint Stock Insurance Company)  Ngày thành lập : 15 tháng 06 năm 1995  Vốn điều lệ  : 336 tỷ đồng   Số lượng nhân viên : trên 1.000 người  Số lượng Đại lý : trên 4.500 đại lý  Chi nhánh : 48 chi nhánh  Doanh thu 2007 : 1.100 tỷ đồng  Thị phần BH 2007 : 10.6 % thị trường bảo hiểm VN Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) thành lập ngày 15/6/1995. Thị trường bảo hiểm nước ta lúc này với sự hiện diện của các công ty gồm: Bảo hiểm Việt Nam(Bảo Việt), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), công ty TNHH Aon Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Tái Bảo hiểm quốc gia Việt Nam. Đây là thời điểm mà thị trường bảo hiểm nước ta mới bãi bỏ độc quyền. Pjico là một trong những công ty bảo hiểm ra đời sớm trên thị trường bảo hiểm nước ta nên công ty có được những lợi thế của người đi trước đồng thời có một nền tảng kinh nghiệm triển khai bảo hiểm. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex có 7 cổ đông sáng lập là những công ty lớn nhà nước, có tiềm năng và uy tín cả trong và ngoài nước đã ủng hộ đắc lực cho sự phát triển của Pjico. Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ra đời tại Việt Nam, PJICO luôn luôn không ngừng lớn mạnh, và đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng. Kể từ khi thành lập đến nay Công ty Bảo hiểm PJICO cho tới nay là công ty đứng hàng thứ 3 trên thị trường Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ. Với một mô hình doanh nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích, ủng hộ, với một chính sách về phí bảo hiểm, và đặc biệt là sự phục vụ hiệu quả, tận tình chu đáo, PJICO đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng. Bảng 1: Thị phần phí bảo hiểm gốc năm 2006 STT Doanh nghiệp Phí bảo hiểm gốc (Triệu VNĐ) Thị phần % 1 PJICO 667.627 10,54 2 Bảo Việt 2.217.177 34,87 3 Bảo Minh 1.386.058 21,80 4 PVI 1.163.877 18,31 5 Các công ty khác 923.189 14,48 Tổng cộng 6.357.930 100 Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2006 2. Các ngành nghề kinh doanh Bảo hiểm y tế tự nguyện, tai nạn, con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, xe cơ giới và bảo hiểm cháy…. Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ trên; Hoạt động đấu tư vốn (Theo luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000) Các dịch vụ: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba; Cho thuê văn phòng; Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ôtô; Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ; Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch; Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản; Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá. 3. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban của công ty PJICO Đại hội đồng cổ đông. Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO. Đại hội cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị; Thông qua, bổ sung, sửa đổi điều lệ; Quyết định tăng giảm vốn điều lệ; Thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Hội đồng quản trị. Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim, Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân. Ban kiểm soát. Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên. Ban Tổng Giám đốc. Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng Giám đốc điều hành PJICO gồm 4 thành viên: 1 Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc. Các chức danh trong công ty: - Ông Bùi Ngọc Bảo Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị - Ông Nguyễn Anh Dũng Chức vụ: Tổng giám đốc - Ông Phạm Công Tứ Chức vụ: Trưởng ban kiểm soát - Bà Đinh Kiều Trang Chức vụ: Trưởng phòng kế toán ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI PHÒNG PHI HÀNG HẢI PHÒNG XE CƠ GIỚI PHÒNG TÀI SẢN HỎA HOẠN PHÒNG THỊ TRƯỜNG & QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ PHÒNG TÁI BẢO HIỂM PHÒNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ PHÒNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ & KIỂM SOÁT PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 2 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 3 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 4 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 5 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 6 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 7 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 8 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 9 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 10 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 11 CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 - 11 PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC PHÓ T.GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT CHI NHÁNH HẢI PHÒNG CHI NHÁNH TP HCM CHI NHÁNH ĐÀ NĂNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN CHI NHÁNH HÀ TÂY CHI NHÁNH HUẾ CHI NHÁNH BÁC NINH CHI NHÁNH NGHỆ AN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH CHI NHÁNH THANH HOÁ CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN ………. 49 CHI NHÁNH TRÊN 2000 ĐẠI LÝ 4. Hoạt động kinh doanh của công ty Pjico. a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Bảo hiểm Xe cơ giới Bảo hiểm Con người Bảo hiểm Hàng hải: hàng hoá xuất nhập khẩu, vận chuyển nội địa Bảo hiểm Tàu thủy Bảo hiểm Kỹ thuật Bảo hiểm Tài sản và Trách nhiệm b) Nhượng và nhận tái bảo hiểm c) Dịch vụ giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. d) Đầu tư tài chính Cụ thể Kinh doanh bảo hiểm gốc Ngay từ khi thành lập, PJICO đã triển khai và cung cấp trên 50 sản phẩm bảo hiểm trên toàn quốc, trong đó các sản phẩm bảo hiểm đóng góp chủ yếu trong tổng phí bảo hiểm gốc của PJICO bao gồm: Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm hàng hải (bao gồm tàu thuyền và hàng hoá vận chuyển); Bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình và bảo hiểm tài sản hoả hoạn. Đây là những sản phẩm có tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao trong tổng doanh thu toàn Công ty và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Bảng 2: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc qua các năm (2005 – 2006) Đơn vị: triệu đồng TT Nghiệp vụ 2005 2006 Giá trị % Giá trị % Kinh doanh BH gốc 726.520 100,00% 667.377 100,00% Trong đó 1 BH Vận chuyển hàng hoá 92.518 12,73% 82.466 12,35% 2 BH Tàu thuyền 85.742 11,80% 84.313 12,63% 3 BH Xe cơ giới 343.830 47,33% 280.047 41,96% 4 BH Y tế tự nguyện và tai nạn con người 61.698 8,49% 66.957 10,03% 5 BH Cháy và tài sản 65.991 9,08% 68.983 10,34% 6 BH Xây dựng lắp đặt 76.480 10,53% 84.429 12,65% 7 BH khác 261 0,04% 179 0,04% (Nguồn: Báo cáo Tài chính đã được Kiểm toán PJICO 2004-2006) Bảo hiểm xe cơ giới Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của PJICO có doanh số phí bảo hiểm đứng thứ ba trên thị trường bảo hiểm Việt Nam sau Bảo Việt, Bảo Minh. Theo thông điệp của ban lãnh đạo: “Năm 2007, Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm các loại hình bảo hiểm đối với ô tô và bảo hiểm trách nhiệm dân sự và tai nạn người ngồi đối với xe máy. Bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO, hàng năm chiếm trên 40% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc”. Tuy nhiên, năm 2006, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu sụt giảm so với các năm 2005 vì năm 2006 do một số chính sách của Nhà nước thay đổi như không bắt buộc các chủ xe máy mới khi đăng ký kinh doanh phải mua bảo hiểm, do vậy làm cho doanh thu bảo hiểm xe máy năm 2006 giảm 44,78 tỷ đồng làm cho doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm cơ giới của PJICO giảm so với năm 2005 kéo theo tổng doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO năm 2006 giảm so với năm 2005. Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá Nghiệp vụ bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bao gồm bảo hiểm hàng nhập; hàng xuất và hàng vận chuyển nội địa. Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá của PJICO chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu doanh thu của PJICO và xếp vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm. Các khách hàng lớn trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của PJICO là : Các khách hàng trong cổ đông có lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn như Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty thép ; và các khách hàng ngoài cổ đông lớn như : Tổng công ty lương thực miền bắc,Công ty xăng dầu quân đội, Tập đoàn Hòa phát, Công ty thép POMINA … PJICO luôn duy trì được vị trí thứ 3 trên thị trường về doanh thu phí bảo hiểm . Bảo hiểm tàu thuyền Nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền bao gồm bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm rủi ro nhà thầu đóng tàu. Tất cả các loại tàu : Tàu biển; tàu sông; tàu pha sông biển và tàu cá đều được PJICO bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền có tỷ trọng xấp xỉ bằng bảo hiểm vận chuyển hàng hoá, năm 2006, mảng nghiệp vụ này đóng góp 12,63% trên tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO. Nhiều khách hàng có đội tàu với số tấn trọng tải lớn đang tham gia bảo hiểm tại PJICO như Vipco , Vitaco, Vosco, Vinalines, Vinashin, ….. dự kiến doanh thu nghiệp vụ này của PJICO sẽ luôn duy trì tỷ trọng đóng góp cao trong tổng doanh thu của PJICO Các loại hình bảo hiểm khác Các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm cháy và tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm y tế tự nguyện và tai nạn con người chiếm tỷ trong doanh thu năm 2006 lần lượt là 10,34% ;12,65% và 10,03 % trong tổng doanh thu của PJICO. b. Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhượng tái bảo hiểm Nhượng Tái bảo hiểm là hoạt động nhằm san sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Phí bảo hiểm gốc sau khi trừ phí nhượng tái bảo hiểm và cộng phí nhận tái bảo hiểm là phần phí giữ lại của Công ty bảo hiểm gốc. Lượng phí bảo hiểm giữ lại hàng năm phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm và cơ cấu doanh thu phí của các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm. Phần phí nhượng Tái bảo hiểm của PJICO trong các năm 2004-2006 như sau : Bảng 3: Tỷ trọng phí bảo hiểm nhượng tái so với phí gốc ĐVT : Triệu đồng STT Diễn giải Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Phí bảo hiểm gốc 597.884 726.520 667.377 2 Phí nhượng tái bảo hiểm 147.079 215.477 222.264 3 Tỷ lệ phí nhượng/phí gốc 24,6 % 29,66 % 33,3 % Phí nhượng Tái bảo hiểm hàng năm thường chiếm trên dưới 30 % phí bảo hiểm gốc của PJICO. Phí nhượng tái bảo hiểm năm 2006 có tỷ trọng tăng so với năm 2005 chủ yếu do tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới ( Nghiệp vụ hầu như không phải tái bảo hiểm ) giảm từ 47,33 % xuống 41,96 % trên tổng phí. Các nhà tái bảo hiểm chính của PJICO trong những năm qua là : Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia ( VINARE) : PJICO nhượng tái bảo hiểm cho VINARE theo chương trình cam kết 20 % phí nhượng và nhượng tái tự nguyện. Các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước như Bảo việt; Bảo Minh; PVI; PTI Các tập đoàn bảo hiểm lớn của thế giới như SWISS RE; MUNICH RE; AON BROKE; ALLIANZ SA, MITSUMITOMO RE; KOREAN RE, ... Trong những năm qua hoạt động nhượng tái bảo hiểm đã góp phần ổn định tình hình tài chính của PJICO thông qua việc nhượng tái bảo hiểm .Trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007, các hợp đồng tái bảo hiểm cố định của PJICO với điều kiện khá rộng đã đáp ứng được hầu hết các dịch vụ mà PJICO đã khai thác, đảm bảo tốt nhất cho hoạt động khai thác bảo hiểm gốc. Nhận tái bảo hiểm Hoạt động nhận tái bảo hiểm đã đi vào chiều sâu, các dịch vụ nhận tái bảo hiểm đều được đánh giá rủi ro trước khi nhận tái và khai thác hiệu quả. Hàng năm hoạt động nhận tái bảo hiểm đã đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận của PJICO. Bảng 4: Tình hình nhận tái bảo hiểm 2004- 2006 ĐVT: Triệu đồng Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 - Doanh thu 38.994 38.647 41.341 - Bồi thường 12.018 19.063 20.503 % Bồi thường/doanh thu 30,82% 49,32% 49,59% (Nguồn: Báo cáo Tài chính kiểm đã kiểm toán Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) c. Hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư của PJICO đã phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn. PJICO đã thực hiện việc quản lý dòng tiền đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị trong toàn Công ty. Danh mục đầu tư của PJICO đã được đa dạng hoá, PJICO đã đầu tư vào hầu hết các loại hình đầu tư như góp vốn liên doanh, mua cổ phần, tiền gửi, bất động sản,... Năm 2006, danh mục đầu tư của PJICO đã được cơ cấu lại theo đó tỷ trọng đầu tư tiền gửi giảm, tăng dần tỷ trọng đầu tư vào các loại chứng khoán trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn đầu tư và chấp nhận mức độ rủi ro vừa phải. PJICO đã triển khai đầu tư vào nhiều dự án có hiệu quả như đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco, góp vốn cổ phần vào Tổng công ty CP tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam (Vinare), Công ty cổ phần Xây lắp I Petrolimex.; Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex (Pland), Công ty cổ phần Lương thực và Công nghệ thực phẩm (Foodinco)....., ngoài ra PJICO còn thường xuyên theo dõi sự biến động của Thị trường chứng khoán để lựa chọn danh mục đầu tư cổ phiếu hợp lý. 5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trên đây là sơ lược về mốt số hoạt động của công ty, kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tóm tắt một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 5: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh 2 năm 2005 – 2006 của Công ty Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng giá trị tài sản 498.041 581.014 2 Doanh thu phí bảo hiểm gốc 729.107 669.907 3 Doanh thu phí nhận tái 38.789 41.490 Cộng doanh thu (1+2) 767.896 711.397 3 Các khoản giảm trừ (nhượng tái, giảm phí, hoàn phí) (219.083) (226.215) 4 (Tăng)/Giảm dự phòng phí (79.002) 26.138 5 Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm 48.779 46.604 6 Thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm 4.111 5.292 7 Doanh thu thuần từ hoạt động KD bảo hiểm (1+2+3+4+5+6) 522.701 563.218 8 Chi bồi thưòng bảo hiểm gốc 378.720 322.708 9 Chi bồi thường nhận tái 19.063 20.503 10 Các khoản giảm chi BT (thu BT nhượng tái, đòi người thứ 3) 94.059 54.790 11 Bồi thường phần trách nhiệm giữ lại 303.724 288.420 12 Chi bồi thường từ dự phòng giao động lớn (55.340) 0 13 Tăng (giảm) dự phòng bồi thường 11.499 10.309 14 Trích dự phòng dao động lớn 29.243 24.574 15 Chi khác HĐ kinh doanh bảo hiểm (hoa hồng, giám định, đề phòng hạn chế tổn thất…) 71.858 71.439 16 Tổng chi trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (11+12+13+14) 360.984 394.745 17 Lợi nhuận gộp HĐKD bảo hiểm (7-16) 161.717 168.473 18 Chi phí bán hàng 72.432 62.266 19 Chi quản lý 100.720 105.853 20 Lợi nhuận thuần từ HĐKD bảo hiểm (17-18-19) (11.436) 354 21 Lợi nhuận hoạt động tài chính 12.861 28.252 22 Lợi nhuận khác 446 405 23 Tổng lợi nhuận trước thuế (20+21+22) 20.787 29.011 24 Thuế TNDN 3.212 6.476 Lợi nhuận sau thuế (23-24) 17.575 22.535 Tỷ lệ cổ tức 12% 12% (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Ghi chú: Tháng 12/2006 Công ty thực hiện phát hành nâng vốn điều lệ từ 69.299 triệu đồng lên 137.715 triệu đồng. tỷ lệ cổ tức 12% của năm 2006 tính trên số vốn điều lệ 137.715 triệu đồng Như vậy, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 28.2% thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2005 ở mức 40% cao nhất đạt 61,67% vào năm 2003. Tuy nhiên, đây cũng là một con số đáng khích lệ đối với công ty bởi hiếm công ty bảo hiểm nào đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy. 6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty Để có những kết quả trên, là tổng hợp của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan song có thể nói toàn công ty đã biết tranh thủ những cơ hội và có những biện pháp khắc phục những khó khăn do môi trường đem lại. 6.1. Thuận lợi + Một số thuận lợi của nền kinh tế - Nền kinh tế nước ta tốc độ tăng trưởng trên 7% đặc biệt thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài làm quá trình giao lưu kinh tế giữa các nước được tăng cường. - Nền chính trị ổn định tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh, môi trường đầu tư thông thoáng. Đặc biệt, sự xoá bỏ phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài được thể hiện trong luật doanh nghiệp 2005 đây là một bước ngoặc lớn trong hệ thống luật pháp của nước ta. + Một số thuận lợi của ngành bảo hiểm: - Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với một số loại hình bảo hiểm như: Bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và Pjico nói riêng trong việc triển khai các nghiệp vụ này một cách rộng rãi, đảm bảo quy luật của bảo hiểm là số đông bù số ít. - Nhiều lĩnh vực tăng trưởng mạnh như: đóng tàu, du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu… tạo môi trường cho các dịch vụ bảo hiểm phát triển. Đây cũng là môi trường để các doanh nghiệp bảo hiểm hoàn thiện hơn các sản phẩm, cũng như năng lực của mình trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn. + Một số thuận lợi của riêng công ty. - Công ty được sự ủng hộ lớn của các cổ đông và khách hàng. - Sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của lãnh đạo công ty và sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong toàn thể công ty. 6.2. Khó khăn. Bên cạnh những mặt thuận lợi trên công ty cũng nhận định được khó khăn mà toàn thể công ty phải đối mặt để đạt được những mục tiêu đề ra. - Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Do sự ra nhập của nhiều công ty bảo hiểm mới làm cho thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên sôi động, quyết liệt. Chỉ riêng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã có 18 công ty bảo hiểm hoạt động do đó để phát triển nhiều công ty đã đưa ra chính sách như giảm phí, các chính sách thu hút khách hàng ngày càng quyết liệt. - Lộ trình thực hiện rào cản thương mại theo Hiệp định thương mại Việt Mỹ đối với dịch vụ bảo hiểm là 5 năm kể từ ngày hợp đồng chính thức có hiệu lực, kết thúc kết thúc vào cuối năm 2006 do đó các doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ có thể hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ làm cho quá trình cạnh tranh diễn ra mãnh liệt hơn. - Việc Việt Nam chính thức được kết nạp vào WTO sẽ tác động rất lớn đến thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong những năm vừa qua không được phép khai thác các lĩnh vực như bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm cho các lĩnh vực có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, bảo hiểm cho những công trình trọng điểm, và một số loại hình bảo hiểm kỹ thuật. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm của nước ngoài được phép cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Những hợp đồng bảo hiểm này có số tiền phí bảo hiểm rất cao có thể lên tới hàng chục tỷ đồng. Vì vậy, tuy thị trường bảo hiểm có tiềm năng lớn nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doang nghiệp bảo hiểm nước ngoài. - Ngay tại thị trường trong nước, xu hướng giao thoa giữa ngân hàng, bảo hiểm bắt đầu thể hiện rõ trong năm 2006, càng tăng thêm các đầu mối cung cấp dịch vụ, cạnh tranh ngày càng lớn. Nhiều ngân hàng đã và đang khởi động kế hoạch mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. IV. Phòng bảo hiểm tàu thuỷ 1. Cơ cấu tổ chức. Phòng bảo hiểm tàu thuỷ tại công ty gọn nhẹ và hiệu quả cơ cấu gồm: Trưởng phòng, các phó phòng và một số chuyên viên giúp việc tuỳ theo yêu cầu công việc. Phòng bảo hiểm tàu thuỷ gồm 2 bộ phận chính: + Bộ phận kinh doanh khai thác nghiệp vụ tàu thuỷ. + Bộ phận quản lý nghiệp vụ tàu thuỷ. Tất cả các văn phòng khu vực đều được tổ chức theo hai bộ phận trên nhằm thống nhất quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ. 2. Nhiệm vụ và chức năng của phòng bảo hiểm tàu thuỷ. A. Nhiệm vụ - Thu thập thông tin liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc phòng đảm nhiệm. - Xây dựng và hoàn thiện các quy tắc điều khoản và biểu phí.... - Trực tiếp tổ chức triển khai và thực hiện tuyên truyền, vận động khách hàng tham gia bảo hiểm. - Soạn thảo các văn bản quản lý nghiệp vụ bảo hiểm về tàu thuỷ. - Hướng dẫn triển khai việc thực hiện nghiệp vụ các đơn vị. - Chủ trì phối hợp các đơn vị, điều phối triển khai thực hiện các dự án bảo hiểm tàu thuỷ. - Thực hiện thống kê nghiệp vụ bảo hiểm hàng tháng, quý, năm và báo cáo. - Tính toán hoa hồng trình tổng giám đốc trả cho nhân viên bảo hiểm, môi giới, đại lý. B. Chức năng của phòng. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ. Chủ trì và phối hợp các đơn vị trong công ty nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của công ty nhằm thực hiện mục tiêu phát triển Pjico thành nhà bảo hiểm chuyên nghiệp. C. Quyền hạn. - Quan hệ với các phòng ban để hoàn thành nhiệm vụ. - Được quyền chủ động trong thực hiện kế hoạch, phối kết hợp các văn phòng khu vực để thực hiện kế hoạch giao phó. - Dựa vào hướng dẫn chung, chỉ đạo các công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về việc chỉ đạo đó. - Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng. Trực tiếp đôn đốc thu phí bảo hiểm của khách hàng nộp cho công ty. Được ký giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo phân cấp của công ty. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng bảo hiểm tàu thuỷ. Phòng bảo hiểm tàu thuỷ là một trong những nghiệp vụ đóng góp vào tổng doanh thu lớn. Năm 2004 chiếm tỷ trọng 11,27%, năm 2005 là 11,80% và năm 2006 là 12,63%. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ được thể hiện qua những con số sau: Bảng 6: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuỷ(2004-2006). BH tàu thuyền 2004 2005 2006 Giá trị Giá trị Giá trị Doanh thu phí(Triệu đồng) 67.396 85.742 84.313 Chi bồi thường(Triệu đồng) 42.361 52.486 63.525 Tỷ trọng bồi thường/Doanh thu(%) 60.85 61.21 75.34 (Nguồn: Phòng bảo hiểm tàu thuỷ) Phòng bảo hiểm tàu thuỷ đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng chung của công ty có được thành quả này do công ty đã xác định nghiệp vụ này là một trong những nghiệp vụ quan trọng. 4. Phương hướng và nhiệm vụ cho thời gian tới. Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của văn phòng trong năm 2006 và những năm qua, cùng với việc tìm hiểu, đánh giá đúng đắn tiềm năng thị trường bảo hiểm trong cả nước: Tình hình kinh tế- xã hội, cạnh tranh, tiềm năng và triển vọng của nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền sang năm 2007 kế hoạch doanh thu đạt: 94 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên thì phòng có giải pháp như sau: + Về công tác khai thác: - Tổ chức tìm hiểu, đánh giá đúng thực tế tiềm năng trên địa bàn, những thuận lợi khó khăn làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của văn phòng, để từ đó có những kế hoạch, chính sách cụ thể, phù hợp nhằm phục vụ cho công tác chung của phòng và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao. - Tiếp tục bám giữ khách hàng, duy trì và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm giữ khách hàng, tăng doanh thu khai thác. - Mở rộng địa bàn khai thác, triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới liên quan đến bảo hiểm tàu thuyền trong đó có chú trọng đến những nghiệp vụ giữ tỷ trọng doanh thu cao. - Công tác tổ chức quản lý nguồn nhân lực: tập chung chỉ đạo từ trên xuống tới các văn phòng khu vực có triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền, giao chỉ tiêu doanh thu khai thác, áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hợp đồng. Trực tiếp hướng dẫn cụ thể các điều khoản mới của tổng công ty, ban lãnh đạo xuống văn phòng khu vực nhằm quán triệt bám sát thực tế thực hiện kế hoạch. - Tiếp tục mở rộng văn phòng khu vực có thể triển khai được nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền theo hướng có hiệu quả, nhằm tăng quy mô doanh thu, thị phần. + Về công tác giám định bồi thường. - Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ để giải quyết bồi thường, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, đảm bảo uy tín của công ty. - Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ bồi thường, nâng cao chất lượng công tác giám định, bồi thường để phục vụ công tác bồi thường và công tác khai thác bảo hiểm. - Làm tốt công tác thống kê, quản lý hồ sơ bồi thường. - Phối hợp với các cơ quan, phòng chức năng để giải quyết bồi thường cho khách hàng nhanh chóng, thuận lợi. - Áp dụng tốt các dịch vụ khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trên đây là những kết quả sơ lược về hoạt động của tổng công ty, cũng như của phòng bảo hiểm tàu thuỷ. Nhìn lại tốc độ tăng trưởng của Pjico trong vòng mười một năm trở lại đây ở mức 40% là một con số rất đáng làm tự hào. Tuy nhiên năm 2006 tốc độ phát triển có phần chậm lại do tác động của nhiều yếu tố như thị trường cạnh tranh ngày càng mạnh do đó thị phần của các công ty giảm đi tương đối, tốc độ tăng trưởng một phần trăm ngày càng giảm. Về phía phòng bảo hiểm tàu thuỷ tiếp tục được coi trọng và ngày càng được sự quan tâm đầu tư của ban lãnh đạo cũng như sự ủng hộ của các cổ đông. Trong năm tới với sự phấn đấu của đội ngũ cán bội công nhân viên trẻ, năng động, công ty sẽ tiếp tục gặt hái được những thành công như những năm qua. Lời kết Báo cáo trên là những tìm hiểu của bản thân em về công ty, sau ba tuần thực tập tổng hợp. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex là một công ty có tiềm năng phát triển mạnh trên thị trường, đứng thứ ba trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Trong hơn mười năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của công ty ở mức 40% cho thấy công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trong những năm tới, nhận thức được thị trường bảo hiểm có nhiều biến động, sự gia nhập của nhiều công ty bảo hiểm trong nước cũng như thị trường bảo hiểm mở cửa hoàn toàn các công ty bảo hiểm nước ngoài có quyền cạnh tranh công băng trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, ban lãnh đạo công ty đã có những sự chuẩn bị để điều chỉnh để tranh thủ được những thời cơ, khắc phục những khó khăn để công ty tiếp tục trên đà phát triển và khẳng định mình là một: “nhà bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam”. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11884.doc