MỤC LỤC
Lời mở đầu.
Bảo hiểm hàng không là một ngành còn mới mẽ với thị trường bảo hiểm Việt Nam, tuy nhiên nó có vai trò rất quan trọng và góp phần không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân. Vì muốn tìm hiểu thêm về thị trường bảo hiểm hàng không nên em xin thực tập ở công ty cổ phần bảo hiểm hàng không. Sau đây là một số thông tin chính về công ty cổ phần bảo hiểm hàng không. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị ở cơ quan thực tập và giáo viên hướng dẫn thực tập đã giúp em hoàn thành bài báo cáo
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không - VNI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng hợp này.
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI)
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI)
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không
Tên tiếng anh : Việt Nam National Aviation Insurance Company
Tên viết tắt : VNI
Tên giao dịch : Bảo hiểm hàng không
Trụ sở chính : Tầng 16 tòa nhà Việt Tower , 01 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: + 84 – 4 – 276 5555
Fax: + 84 – 4 – 276 5556
E-mail: contact@vna-insurance.com
VNI được thành lập theo quyết định số 49 GP/KDBH, ngày 23/04/2008 của Bộ Tài Chính. Với số vốn điều lệ 500.000.000.000 VNĐ. Trong đó, cổ đông sáng lập lớn nhất là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam vốn góp 20%. Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam vốn góp 10%. Tổng công ty lắp máy Việt Nam vốn góp 10%. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Nội(GLEXIMCO) vốn góp là 10%. Công ty cổ phần Nam Việt vốn góp là 08%... Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không là công ty bảo hiểm đầu tiên của ngành giao thông vận tải nói chung và ngành Hàng không nói riêng.Với các cổ đông như :
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Vietnam Airlines
Add: 200, Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
Tel: 84- 4- 38 732 732 Fax: 84-4-32 700 222
Web: www.vietnamairlines.com
Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển trước khi trở thành như ngày nay. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam Airlines bắt đầu bay với tư cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm. Qua hơn 48 năm, Vietnam Airlines đã trải qua nhiều thay đổi. Và với mỗi đổi thay, chúng tôi không ngừng phát triển, mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1993, Vietnam Airlines đổi tên thành Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Năm 1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của nhà nước. Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tầu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Từ đó đến nay, chúng tôi đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc trong kinh doanh vận chuyển hành khách và các loại hình dịch vụ khác.
Tiếp tục vươn tới tương lai, Vietnam Airlines đã xây dựng những định hướng lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá
ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng Vietnam Airlines trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.
Trong 3 năm trở lại đây, Vietnam Airlines không ngừng phát triển mạng bay và tiếp tục mở thêm nhiều đường bay mới quốc tế và nội địa. Hiện nay, chúng tôi khai thác và hợp tác đến 18 thành phố trong nước và 38 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ.
Năm 2006, Vietnam Airlines đã vận chuyển được gần 6,8 triệu hành khách trong đó có gần 3,1 triệu khách trên các chuyến bay quốc tế, và 3,7 triệu khách trên các chuyến bay nội địa. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng chuyên chở được khoảng 106 nghìn tấn hàng hoá. Để làm cho sản phẩm của Vietnam Airlines đa dạng, phong phú và tiện lợi hơn đối với hành khách, chúng tôi đã liên danh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua các hợp tác liên doanh; liên danh trao đổi chỗ và các hợp đồng trao đổi; chia chặng đặc biệt...
Hiện nay, phạm vi kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam bao gồmnhững lĩnh vực sau: Kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộ đối với hành khách, hàng hóa ở trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam còn kinh doanh một số ngành nghề khác như: Xăng dầu, các dịch vụ thương mại tại các cảng hàng không, dịch vụ ủy thác xuất – nhập khẩu, các dịch vụ thương mại tổng hợp, vận tải mặt đất, nhựa cao cấp, in, khảo sát thiết kế, xây dựng công trình, cung ứng lao động chuyên ngành.
Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)
Add: Số Add: Số 226, Lê Duẩn, Quận Đống Đa, Hà Nội
Tel: 84- 4- 3518 0141 Fax: 84-4-3851 0724
Web: www.vinacomin.vn
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (trước đây là Tổng công ty Than việt Nam) được thành lập ngày 10/10/1994 theo quyết định số 563/QĐ.TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao, ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Tập đoàn đã xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”, lựa chọn chiến lược “phát triển kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than” và phương châm “cùng phát triển với bạn hàng”.
Từ mục tiêu chiến lược đã đề ra, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã thay đổi hẳn về cơ chế quản lý, về mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, về cơ chế quản lý tài chính, tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ trong khai thác than, đầu tư cải tạo hoàn thiện dây chuyền công nghệ trong khai thác than, sàng tuyển, bến rót tiêu thụ. Trên nền sản xuất than, Tập đoàn TKV đã mạnh dạn sử dụng nguồn nhân lực sẵn có được tạo ra từ than để đầu tư các ngành nghề khác như phát triển mạnh mẽ ngành cơ khí mỏ theo hướng hiện đại hóa cơ khí sửa chữa, phát triển cơ khí chế tạo, lắp ráp, sản xuất xe tải, đóng tàu thủy; xây dựng các nhà máy nhiệt điện; tích cực đầu tư nâng cao sản lượng khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, xi măng, vật liệu xây dựng; công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường được chú trọng; thương mại dịch vụ và các ngành nghề khác đều được đầu tư phát triển.
Trong suốt chặng đường 12 năm hoạt động, công nhân, cán bộ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, chủ động, sáng tạo, đã khẳng định sức mạnh của mình bằng tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt khó, phấn đấu vươn lên, liên tiếp hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước.
Công nghiệp than không những đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân mà còn dành một phần quan trọng để xuất khẩu, bù lỗ cho thị trường nội địa và có tích lũy, đã bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh; môi trường vùng mỏ, điều kiện làm việc từng bước được cải thiện, đời sống thợ mỏ ngày càng ổn định và nâng cao12 năm, một hành trình đầy gian nan thử thách, song trong mỗi bước đi của mình,Ngành Than – Khoáng sản Việt Nam luôn luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương. Sự quan tâm đó chính là nguồn cổ vũ lớn lao, tiếp thêm sức mạnh để công nhân, cán bộ ngành Than – Khoáng sản Việt Nam vững bước đi lên, lao động sáng tạo, trong khó khăn, bản lĩnh người thợ mỏ càng được thể hiện và khẳng định, luôn hăng hái đi đầu và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Phẩm chất và sức sống của thợ mỏ trong suốt chặng đường hình thành và phát triển là tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm”, là bề dày truyền thống đã được các thế hệ cán bộ, công nhân thợ mỏ kế tiếp giữ gìn và phát huy, lập nhiều thành tích vẻ vang, xây dựng Tập đoàn phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, vị thế ngày càng được nâng cao. Những người thợ mỏ Tâp đoàn TKV mãi mãi xứng đáng với truyền thống vẻ vang của mình, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Huân chương Sao vàng” mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng nhân kỷ niệm 60 năm Truyền thống công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than (12/11/1996) và danh hiệu Anh hùng Lao động Thời kỳ đổi mới (2005). Phát huy nội lực, vượt khó đi lên, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng Tập đoàn TKV ngày càng phát triển bền vững./.
Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA)
Add: 24 Phố Minh Khai – Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội
Tel: 84- 4- 3863 3067 Fax: 84- 4- 3863 3068
Web: www.lilama.com.vn
Tổng công ty lắp máy Việt Nam ( tên gọi tắt: LILAMA) - là doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Trong những năm từ 1975, LILAMA đã lắp đặt nhiều nhà máy thủy điện từ Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đến các nhà máy của khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình v.v...Góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng XHCN ở miền Bắc. LILAMA đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: thủy điện Hòa Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn, Kiên Lương, các trạm biến áp truyền tải điện 500Kv Bắc - Nam ...
Cuối năm 1995, chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty, LILAMA đã có những bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các nhà máy: xi măng ChinFong, Nghi Sơn, Hoàng Mai... trị giá hàng trăm triệu USD. Bằng sự lớn mạnh về mọi mặt và những đóng góp xứng đáng trong những năm qua, năm 2000 nhà nước đã tin tưởng giao cho LILAMA làm Tổng thầu EPC thực hiện các dự án: nhiệt điện Uông Bí 300MW: nhiệt điện Cà Mau (chu trình hỗn hợp) 720 MW: và thắng thầu gói 2 & 3 nhà máy lọc dầu Dung Quất... từ khảo sát, thiết kế đến chế tạo thiết bị và tổ chức quản lý xây lắp.Sự kiện này đã đưa LILAMA lên tầm cao mới, trở thành nhà thầu EPC đầu tiên của đất nước giành lại ngôi vị làm chủ từ các nhà thầu nước ngoài. LILAMA đã khẳng định được khả năng này bằng việc đứng đầu các tổ hợp các nhà thầu Quốc tế, đấu thầu và thắng thầu hợp đồng EPC dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất trị giá trên 230 triệu USD.
Hiện nay, với 20.000 CBCNV của 20 công ty thành viên, 1 Viện nghiên cứu công nghệ Hàn, 2 trường đào tạo CNKT, với đội ngũ trên 2.500 kỹ sư và 2.000 thợ hàn có chứng chỉ quốc tế yêu nghề được trang bị đầy đủ phương tiện thiết kế, chế tạo, thi công tiên tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở Tổng công ty , ISO 9002 tại các công ty thành viên, LILAMA sẽ thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của mình là trở thành TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG.
Công ty CP Xuất nhập tổng hợp Hà Nội (GLEXIMCO)
Add: Số 64 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà nội
Tel : +84-4-3562 4757 Fax: +84-4- 3562 5696
Website: www.gleximco.vn
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) thành lập năm 1993, hoạt động trên các lĩnh vực chính: tài chính – ngân hàng, bất động sản, sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, đào tạo và công nghệ thông tin. Geleximco hiện đang sở hữu hoặc nắm giữ vai trò quyết định trong rất nhiều công ty lớn, như: Ngân hàng An Bình, Công ty chứng khoán An Bình, Bảo hiểm An Bình, Công ty xi măng Thăng Long, Công ty giấy An Hòa, Nhà máy nhiệt điện Thăng Long, Viện quản lý tòan cầu Việt Nam và một số khu đô thị mới tại miền Bắc Việt Nam … Geleximco với phương châm “Kết hợp các nguồn lực, chia sẻ thành công”, định hướng phát triển trở thành tập đoàn hàng đầu về đầu tư trong các lĩnh vực trên. Hiện nay Gleximco đang có các công ty con và công ty liên kết như sau:
Tai chinh – Ngân hang
• Ngân hàng TMCP An Bình
• Công ty Cổ phân Tập đoàn đầu tư Tài Chính An Bình
• Công ty Cổ phân Chứng Khoán An Bình
• Công ty Cổ phân Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán An Bình
Xây dựng – Bất động sản
• Công ty TNHH Xuât nhập khẩu Tổng hợp Hà Tây
• Công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp Thái Bình
• Công ty Cổ phân Geleximco số 1
• Công ty Cổ phân đầu tư và xây dựng quốc tế Vigeba
• Công ty Cổ phần Sao đỏ Đà Nẵng
• Công ty Cổ phần Hà Phong
• Công ty Cổ phần Tân Hoàng Cầu
• Công ty Cổ phần Sao đỏ An Cư
• Công ty Cổ phần doanh nghiệp Trẻ Hà Nội
Với các cổ đông lớn đã có nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh nên Tuy mới thành lập nhưng VNI đã hoàn thiện và cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm theo các tiêu chuẩn của thị trường trong nước và quốc tế với tính cạnh tranh cao. VNI đã thu hút được đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm từ các công ty bảo hiểm trong nước cũng như các công ty bảo hiểm nước ngoài. Ngoài ra, năng lực bảo hiểm của VNI còn được khẳng định thông qua mối quan hệ chặt chẽ với các Tập đoàn bảo hiểm quốc tế cũng như các Nhà môi giới bảo hiểm hàng đầu trên thế giới như Marsh, Willis, Jardine, AON ...
II. Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt đông của công ty cổ phần bảo hiểm hàng không.
1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần bảo hiểm hàng không.
Hiện nay, hoạt động bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ở nước ta trên các giác độ: các doanh nghiệp, các tổ chức bảo hiểm vừa là nhà phát hành chứng khoán, là định chế trung gian tài chính và vừa là nhà đầu tư trên thị trường vốn. VNI phấn đấu Trở thành doanh nghiệp bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng không, kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính, có uy tín và thương hiệu mạnh ở Việt nam, có khả năng cạnh tranh trong khu vực. Cam kết cung cấp dịch vụ và sản phẩm mang chất lượng cao cho khách hàng.Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ mang tư duy tiến bộ, giàu kinh nghiệm quản lý và có khả năng đem lại sự an tâm cho khách hàng với cuộc sống đạt tiêu chuẩn cao.Giúp cho cộng đồng an tâm hơn bằng việc nhận thức rõ và xử lý thấu đáo các nguy cơ rủi ro trong công việc và cuộc sống hàng ngày bằng các giải pháp quản lý rủi ro hiệu quả với mức giá cạnh tranh và luôn giữ cho mình những
GIÁ TRỊ CỐT LÕI: TÍN: luôn trung thành với những cam kết, xây dựng và củng cố lòng tin qua một quá trình hợp tác lâu dài.
TRUNG THỰC: hành xử chân thành và chuyên nghiệp, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp
CHẤT LƯỢNG: luôn luôn cải thiện không ngừng chất lượng dịch vụ để ngày càng hoàn thiện hơn
CAM KẾT VỚI KHÁCH HÀNG: cam kết dài hạn với khách hàng trên cơ sở chia sẻ cùng khách hàng những rủi ro cũng như đóng góp vào thành công của khách hàng.
TÀI SẢN CON NGƯỜI: coi con người - nguồn vốn trí tuệ - là tài sản quý giá nhất, là nhân tố động lực cho sự phát triển doanh nghiệp; và luôn đem đến cho đội ngũ cán bộ năng động và tâm huyết cơ hội phát triển bản thân, có được đời sống vật chất đầy đủ và một cuộc sống tinh thần paf hong phú.
TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG: nỗ lực không ngừng trong việc làm tăng thêm các giá trị cho cộng đồng bằng việc luôn nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng
TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Phát triển trên cơ sở các quan hệ hợp tác lâu dài bằng việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp với giá cạnh tranh.
2. Lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần bảo hiểm hàng không(VNI).
Công ty cổ phần Bảo hiểm hàng không được phép tiến hành các hoạt động kinh doanh sau :
2.1. Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ
2.2.Các nghiệp vụ được tiến hành kinh doanh
2.2.1. Kinh doanh bảo hiểm gốc:
Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
Bảo hiểm vận chuyển đường sắt, đường bộ, đường biển, đường sông là đường hàng không;
Bảo hiểm hàng không;
Bảo hiểm xe cơ giới;
Bảo hiểm cháy, nổ;
Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;
Bảo hiểm trách nhiệm chung;
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
2.2.2. Kinh doanh tái bảo hiểm:
Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
2.2.3. Tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
2.2.4. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Danh mục các sản phẩm bảo hiểm
STT
Tên sản phẩm
1
Bảo hiểm lòng trung thành
2
Bảo hiểm bảng hiệu đèn quảng cáo
3
Bảo hiểm mọi rủi ro nhà ở
4
Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân
5
Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
6
Bảo hiểm thiết bị máy móc của chủ thầu
7
Bảo hiểm thiết bị điện tử
8
Bảo hiểm nồi hơi
9
Bảo hiểm mọi rủi ro máy móc, thiết bị cho thuê
10
Bảo hiểm mất lợi nhuận do đổ vỡ máy móc
11
Bảo hiểm hàng hóa trong kho lạnh
12
Bảo hiểm công trình kỹ thuật hoàn thành
13
Bảo hiểm nhà tư nhân trọn gói
14
Bảo hiểm văn phòng trọn gói
15
Bảo hiểm tai nạn hành khách đi rong nước
16
Bảo hiểm du lịch quốc tế
17
Bảo hiểm khách du lịch trong nước
18
Bảo hiểm cho cán bộ, công chức đi công tác nước ngoài
19
Bảo hiểm sức khỏe gia đình
20
Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài
21
Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam
22
Bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện
23
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn cá nhân quốc tế
24
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn cá nhân việt Nam
25
Bảo hiểm xe cơ giới
26
Bảo hiểm tàu biển của hiệp hội bảo hiểm London
27
Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
28
Bảo hiểm gián đoạn sau kinh doanh và các rủi ro đặc biệt
29
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau mọi rủi ro tài sản
30
Bảo hiểm mọi rủi ro văn phòng
31
Bảo hiểm sức khỏe toàn diện
32
Bảo hiểm tai nạn học sinh 24 giờ ngày đêm
33
Bảo hiểm tiền
34
Bảo hiểm trộm cướp
35
Bảo hiểm tàu cá
36
Bảo hiểm tàu sông, tàu ven biển
37
Bảo hiểm rủi ro của các nhà thầu đóng tàu của hiệp hội bảo hiểm London
38
Bảo hiểm du thuyền của hiệp hội bảo hiểm London
39
Bảo hiểm container định hạn của hiệp hội bảo hiểm London
40
Bảo hiểm trách nhiệm người sữa chữa tàu
41
Bảo hiểm sức khỏe giáo viên
42
Bảo hiểm toàn diện học sinh
43
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
44
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của Munichre
45
Bảo hiểm tai nạn con người
46
Áp dụng đơn bảo hiểm tai nạn con người của ConlognRe
47
Áp dụng điều khoản bảo hiểm trách nhiệm công cộng và trách nhiệm sản phẩm diện rộng của QBE
48
Áp dụng bộ điều khoản hàng hóa 1/1/63 của hiệp hội bảo hiểm London
49
Áp dụng điều khoản bảo hiểm than đá 1/10/82 của hiệp hội bảo hiểm London
50
Áp dụng bộ điều khoản chiến tranh và đình công (hàng hóa) 1/1/82 của hiệp hội bảo hiểm London
51
Áp dụng điều khoản bảo hiểm hàng hóa của ủy ban bảo hiểm hàng hóa
Back office
Organization -administration
Finance -computing
Planning- Envestment
Reinsurance
Branches
Hochiminh
Hanoi
Danang branch
Professional- management training
aviation
Non -aviation
Front office
CEO
Board of Directors
Haiphong branch
Vinh branch
Cantho branch
III. Tổ chức bộ máy quản lý và mối quan hệ trong quá trình hoạt động
1. Tổ chức bộ máy
Haiphong branch
Sơ đồ phối hợp chung
VNI HÀ NỘI
VNI HẢI PHÒNG
VNI VINH
VNI ĐÀ NẲNG
VNI SÀI GÒN
VNI CÁC CHI NHÁNH
VNI
Khách hàng
CÔNG TY GIÁM ĐỊNH QUỐC TẾ ĐỘC LẬP
NHÀ TÁI BẢO HIỂM
DIỄN GIẢI
1.1.Khách hàng :là người được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm được ký kết với công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI). Khách hàng là người phối hợp với VNI trong việc khai báo các thông tin liên quan đến rủi ro được bảo hiểm và hợp tác đầy đủ với VNI khi có sự cố tổn thất xảy ra.
Căn cứ vào những thông tin trên VNI hoặc VNI chi nhánh sẽ phối hợp với khách hàng trong việc thu thập thông tin, cấp đơn bảo hiểm và giải quyết các sự cố bảo hiểm xảy ra.
1.2. VNI chi nhánh chịu trách nhiệm báo cáo đầy đủ các thông tin về hợp đồng bảo hiểm về VNI hội sở Hà Nội.
1.3.VNI là công ty bảo hiểm sẽ phối hợp với nhà Tái bảo hiểm và các công ty giám định quốc tế độc lập trong trường hợp tổn thất. Trên cơ sở kết quả làm việc, VNI sẽ nhanh chóng lên kế hoạch đề phòng hạn chế tổn thất / khắc phục hậu quả tổn thất nhằm bảo vệ lợi ích tối đa cho khách hàng.
2. Nhân sự của công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI).
Chủ tịch hội đồng quản trị : Lê Xuân Thìn. Tiến sỹ kinh tế, 20 năm kinh
nghiệm lĩnh vực tài chính kế toán, 06 kinh nghiệm bảo hiểm tại VNA
Tổng giám đốc (CEO) : Đỗ Văn Hải .12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm gốc và môi giới bảo hiểm quốc tế.
Tổng giám đốc (CFO) : Vũ Tuấn Phan, hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư tại VNA
Phó giám đốc: Tạ Chiến 12 năm kinh nghiệm trong hoạt động bảo hiểm gốc và môi giới bảo hiểm quốc tế.
Trưởng ban tái bảo hiểm : Nguyễn Thành Trung ,12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm, tái bảo hiểm tại các công ty hàng đầu tại Việt Nam.
Giám đốc ban hàng không : Phạm Thu Mai , 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm hàng không tại VNA.
Trưởng ban quản lý nghiệp vụ - đào tạo : Nguyễn Thị song Hà
Chương 2 : Phương hướng, mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới.
I. Mục tiêu, phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới
Hoạt động đầu tư tài chính là nguồn chủ yếu để hình thành lợi nhuận của VNI.Cốt lõi của chiến lược phát triển kế hoạch đầu tư của VNI để hướng tới các mục tiêu:
- Tối đa hóa giá trị đầu tư
- Tăng trưởng giá trị bền vững
- Đạt tỷ suất lợi nhuận lớn hơn chi phí vốn
Hoạt động đầu tư của VNI có thể sử dụng các nguồn như: vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc; quỹ dự trữ tự nguyện; các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại doanh nghiệp và nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm để đầu tư.
Thông qua hoạt động kinh doanh, VNI sẽ tạo lập được nguồn tài chính lớn để đầu tư trở lại nền kinh tế, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường vốn. Việc đầu tư vốn của VNI thực hiện theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm. VNI chỉ sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở các lĩnh vực chủ yếu như sau:
- Mua trái phiếu Chính phủ
- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp
- Kinh doanh bất động sản
- Góp vốn vào các doanh nghiệp khác
- Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
Đầu tư dài hạn:
- Đầu tư xây dựng trụ sở công ty và kinh doanh văn phòng cho thuê
- Trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
- Góp vốn liên doanh liên kết với các đơn vị
- Đầu tư vào các dự án để thành lập doanh nghiệp mới.
- Đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác
- Đầu tư mua một phần tài sản hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác.
Đầu tư ngắn hạn:
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Đầu tư trên thị trường chứng khoán thông qua việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác
- Liên kết hoặc ủy thác cho các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư.
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp 36,000 trđ, 12%
Kinh doanh bất động sản 39,500 trđ, 13%
Góp vốn vào các doanh nghiệp khác 13,100 trđ, 4%
Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng 95,000 tr đ, 33%
Mua trái phiếu chính phủ 110,000 trđ, 38%
Lợi nhuận đầu tư 2008-2012
Kế koạch doanh thu 2008-2012
Kế hoạch lợi nhuận 2008-2012
Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2008-2012
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tổng tài sản
Tr đ
575.491
701.491
815.057
932.017
1,106.636
Vốn chủ sở hữu
Tr đ
551.657
568.260
586.442
602.554
621.616
Doanh thu
Tr đ
59.585
333.078
571.537
823.657
1,212.549
Nộp nhà nước
Tr đ
20.089
26.546
36.616
39.882
47.295
Lợi nhuận sau thuế
Tr đ
51.657
68.260
86.442
102.554
121.616
Tổng tài sản VNI năm (2008-2012)
II. Những giải pháp chủ yếu để phát triển công ty trong tương lai
Thị trường bảo hiểm ngày càng mở rộng, nó vừa là cơ hội vừa là th ách thức đối với các doanh nghiệp, công ty bảo hiểm. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có rất nhiều tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới tham gia. Là một công ty mới thành lập,năng lực kinh doanh còn hạn chế,số lượng sản phẩm chưa nhiều thì công ty phải đưa ra chiến lược kinh doanh cần phải đặt ra mục tiêu vừa phải, xác định rõ được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường để phát huy lợi thế, chiếm lĩnh thị trường và ngày càng góp phần quan trọng trong sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Để làm được điều đó công ty cần chú trọng vào những vấn đề sau :
Ngày càng nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bằng cách ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; phí bảo hiểm,tức giá cả sản phẩm bảo hiểm; số lượng sản phẩm bảo hiểm của công ty có mặt trên thị trường; đưa ra được những sản phẩm bảo hiểm có thế mạnh; thị phần của công ty có được…
Đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp với tiềm lực của công ty, không chỉ căn cứ vào thị trường trong nước mà còn phải căn cứ vào sự phát triển thị trường khu vực và quốc tế.
Phải dự đoán được những biến động kinh tế trong tương lai để có biện pháp đối phó với những thay đổi không có lợi cho công ty và những kế hoạch thực hiện cho thời gian tiếp theo.
Xây dựng hệ thống quản lý đồng bộ, đảm bảo vận hành ở tất cả các chi nhánh.
Tuyển chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ nhân viên đủ số lượng, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ, có tính cộng đồng, hợp tác cao trong mọi công việc, có phong cách làm việc tốt.
Phải đảm bảo thông tin cho quản lý, điều hành của các cấp quản trị doanh nghiệp. Thu thập và xử lý thông tin kịp thời để có biện pháp xử lý tình huống nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu.
Luôn cải tiến phương pháp làm việc, pháy huy sáng kiến, cải tiến thao tác…
Kết luận
Tuy mới thành lập nhưng công ty cổ phần bảo hiểm hàng không đã phát triển mạnh mẽ và có sự đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng. Bài viết của em đang còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22635.doc