LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, bộ mặt nước ta có nhiều thay đổi, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao cùng với đó là đời sống nhân dân được cải thiện. Mức sống người dân được nâng cao do đó nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. Đối với mỗi loại hàng hoá, họ yêu cầu không những chỉ đảm bảo chất lượng mà mẫu mã bao bì kiểu dáng phải đẹp, chủng loại phải phong phú. Mặt hàng bánh kẹo cũng có những yêu cầu đó. Mặt khác, nước ta đã gia nhập WTO, do đó sự cạnh tranh ngày càng gay gắ
44 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3366 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp không chịu được sức ép của thị trường đã không đứng vững được nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp với đường lối kinh doanh đúng đắn đã vượt qua được khó khăn, nắm bắt kịp thời cơ hội, thích nghi được với điều kiện mới nên đã tồn tại và phát triển vững vàng. Một trong những doanh nghiệp đó có Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu là một trong những Công ty sản xuất bánh kẹo lâu năm và có uy tín trên thị trường. Trong đợt thực tập tại công ty Bánh kẹo Hải Châu , em đã được quan sát và học hỏi kinh nghịêm từ các cô chú trong công ty và các cô chú đã cung cấp số liệu giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Báo cáo tổng hợp của em gồm 3 phần.
Phần1: Giới thiệu khái quát chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Phần2: Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của CTCP bánh kẹo Hải Châu
Phần3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa và cô chú, các anh chị trong CTCP bánh kẹo Hải Châu đã giúp em hoàn thành báo cáo.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
I.Quá trình hình thành và phát triển của CTCP bánh kẹo Hải Châu
1.Lịch sử hình thành của công ty bánh kẹo Hải Châu
- Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Tên giao dịch quốc tế: hai chau confectionery joint stock company
Tên viết tắt: hachaco.jsc
-Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: (04) 8624826 Fax: 04 8621520
Email: pkhpt@fpt.vn
Website:
Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
Mã số thuế: 01.001141184-1
- Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu là một công ty cổ phần trực thuộc Tổng Công Ty Mía Đường I – Bộ Nông Nghiệp và phát Triển Nông Thôn.
Công ty thành lập ngày 2/9/1965 theo quyết định 305/QĐBT của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ về việc tách ban Kiến thiết và chuẩn bị sản xuất cho nhà máy Hải Châu.
Theo quyết định số: 1355 NN-TCCB ngày 29/9/1994 của Bộ trưởng Bộ NN&CNTP, nhà máy Hải Châu được bổ sung ngành nghề kinh doanh và đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Căn cứ quyết định số 3656/QĐ/BNN-TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Ngày 30/12/2004 Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông sáng lập thống nhất đổi tên công ty Bánh kẹo Hải Châu thành Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
- Diện tích mặt bằng hiện nay: 55.000m2
Trongđó: - Khu A: 18.000 m2, gồm:
+Khu nhà điều hành của công ty
+XN Bánh quy kem xốp
+XN Kẹo
+XN gia vị thực phẩm
+Hệ thống kho
- Khu B: 15.000 m2, bao gồm:
+XN Bánh cao cấp
+Hệ thống kho
- Khu vực mở rộng: 20.000 m2
- Khu tập thể 4 tầng: 2.000 m2
- Ngoài ra, khu vực đất chưa sử dụng: 7.600 m2.
-Chức năng, nhiệm vụ của Công ty bánh kẹo Hải Châu, bao gồm:
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo các loại.
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bột gia vị các loại.
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn (hiện nay nước uống có cồn không còn kinh doanh nữa như rượu, bia, ...).
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỳ ăn liền (trước đây).
+ Kinh doanh vật tư nguyên liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm.
+ Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh như vật tư nguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
2.Quá trình hình thành và phát triển của CTCP bánh kẹo Hải Châu
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia thành 4 giai đoạn:
2.1.Thời kỳ đầu thành lập (1965-1975)
Nhà máy Hải Châu khởi đầu bằng sự kiện ngày 16/11/1964, Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ ra quyết định số 305/QĐBT tách ban kiến thiết cơ bản ra khỏi nhà máy miến Hoàng Mai, thành lập ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung Quốc từ Thượng Hải, Quảng Châu sang, bộ phận kiến thiết và chuẩn bị sản xuất khẩn trương vừa xây dựng, vừa lắp đặt thiết bị cho một phân xưởng mỳ sợi.
Tháng 3/1965, ngay đợt đầu tiên nhà máy đã tuyển 116 công nhân cho phân xưởng mỳ sợi, 95 công nhân cho phân xưởng kẹo. Cũng trong tháng 3/1965, Bộ cử 17 cán bộ trung cấp sang Trung Quốc học quy trình công nghệ sản xuất mỳ, bánh, kẹo, chế biến thực phẩm.
Ngày 2/9/1965, xưởng kẹo đã có sản phẩm xuất bán ra thị trường. Cùng ngày vẻ vang của đất nước, Bộ Công nghiệp thay mặt Nhà nước cắt băng khánh thành Nhà máy Hải Châu.
*Vốn đầu tư ban đầu: Do chiến tranh đánh phá của đế quốc Mỹ nên công ty không còn lưu giữ được số liệu ban đầu.
*Năng lực sản xuất:
-Phân xưởng sản xuất mỳ sợi: một dây chuyền mỳ thanh (mỳ trắng bán cơ giới), năng suất từ 1-1,2 tấn/ca, sau nâng lên 1,5-1,7 tấn/ca. Thiết bị sản xuất mỳ ống 500-800 kg/ca sau nâng lên 1 tấn/ca. 2 dây mỳ vàng, 1,2-1,5 tấn/ca sau nâng lên 1,8 tấn/ca.
+Sản phẩm chính: mỳ sợi, mỳ thanh, mỳ hoa.
-Phân xưởng bánh 1: gồm dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5 tấn/ca, 2 máy ép lương khô công suất mỗi máy 1 tấn/ca.
+Sản phẩm chính: bánh quy (hương thảo, quy dứa, quy bơ, quýt).
Bánh lương khô phục vụ quốc phòng.
-Phân xưởng kẹo: gồm 2 dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây chuyền khoảng 1,5 tấn/ca.
*Số cán bộ công nhân viên: bình quân 850 người/năm.
Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972) nên một phần nhà xưởng, máy móc thiết bị hư hỏng. Nhà máy được bộ tách phân xưởng kẹo sang nhà máy Miến Hà Nội thành lập nhà máy kẹo Hải Hà (nay là công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà-Bộ Công nghiệp)
2.2.Thời kỳ 1976-1985
Thời kỳ này, nhà máy Hải Châu đã khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường.
Năm 1976 Bộ Công nghiệp thực phẩm cho sáp nhập nhà máy sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng Sấy phun. Phân xưởng này sản xuất 2 mặt hàng:
-Sữa đậu nành: công suất: 2,4-2,5 tấn/ca.
-Bột canh: công suất 3,5-7 tấn/ca.
Năm 1978 Bộ Công nghiệp thực phẩm cho điều 4 dây chuyền mỳ ăn liền từ công ty Sam Hoa (tp Hồ Chí Minh) thành lập phân xưởng mỳ ăn liền, công suất mỗi dây chuyền: 2,5 tấn/ca. Đến năm 1998 không sản xuất mỳ ăn liền nữa và dây chuyền bánh quy Đài Loan được di chuyển sang thay thế dây chuyền mỳ ăn liền.
Năm 1982, do khó khăn về bột mỳ và Nhà nước bỏ chế độ độn mỳ sợi nên nhà máy được Bộ cho ngừng hoạt động phân xưởng sản xuất mỳ sợi. Mặt khác vì nhận thấy nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhà máy quyết định thanh lý dây chuyền mỳ lương thực và đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp thủ công với công suất 240 kg/ca.
-Số cán bộ công nhân viên bình quân thời kỳ này: 950 người/năm.
2.3.Thời kỳ 1986-1991
Nhà máy bắt đầu chuyển sang kinh doanh, tự bù đắp chi phí và chưyển dần sang cơ chế thị trường. Các mặt hàng nhà máy sản xuất như mỳ ăn liền, bánh các loại, bột canh…ngày càng bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm mạnh với một số mặt hàng, công nghệ và bao bì sản phẩm thua kém một số mặt hàng cùng loại, buộc nhà máy phải có những thay đổi thích hợp.
Năm 1989, tận dụng mặt bằng của phân xưởng sấy phun, nhà máy lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000 lít/ngày. Năm 1991, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan, đây là một dây chuyền tương đối hiện đại công suất từ 2,5-2,8 tấn/ca. Sản phẩm có chất lượng cao, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Đến nay là một trong những sản phẩm chủ đạo của công ty.
-Số cán bộ công nhân viên bình quân: 950 người/năm.
2.4.Thời kỳ 1992-2006
Nhà máy thực hiện chủ trương sắp xếp lại sản xuất, thành lập công ty bánh kẹo Hải Châu (theo quyết định số 1355NN-TCCB/QĐ ngày 29/9/1994 của Bộ trưởng Bộ NN&CNTP). Thời kỳ này công ty đẩy mạnh sản xuất vào các mặt hàng truyền thống (bánh, kẹo, bột canh…) mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
-Năm 1993, đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của Cộng Hoà Liên Bang Đức công suất 1 tấn/ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh kem xốp hiện đại nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
-Năm 1994, đầu tư dây chuyền phủ sôcôla của CHLB Đức công suất 500 kg/ca. Dây chuyền có thể phủ sôcôla cho các sản phẩm như bánh kem xốp, bánh quy.
-Năm 1996, công ty liên doanh với Bỉ thành lập công ty liên doanh sản xuất sôcôla. Sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu (70%). Đến năm 1998 do sản phẩm không đi được vào thị trường Việt Nam, hoạt động không hiệu quả vì vậy liên doanh đã nghỉ hẳn không sản xuất nữa.
Cũng trong năm này công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền kẹo của CHLB Đức:
+Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất: 2400 kg/ca.
+Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất: 1200 kg/ca.
-Năm 1998, đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh quy Hải Châu, nâng công suất lên 4 tấn/ca, đồng thời di chuyển sang vị trí của phân xưởng mỳ ăn liền (khu B của công ty).
-Năm 2001 đầu tư mở rộng nâng công suất dây chuyền sản xuất bánh kem xốp (CHLB Đức) từ 1 tấn/ca lên 1,6 tấn/ca và dây chuyền sản xuất sôcôla có năng suất rót khuôn 200 kg/giờ.
-Năm 2003 đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mềm (Hà Lan) đây là dây chuyền hiện đại, tự động cao. Công suất thiết kế 375 kg/giờ.
-Cuối năm 2004, công ty tiến hành chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (theo quyết định số 3656/QĐ/BNN-TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNN) từng bước tháo gỡ những tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang.
Với công nghệ và năng lực sản xuất sẵn có, công ty tập trung sắp xếp lại cơ cấu lao động, tổ chức bộ máy quản lý khoa học, hợp lý hơn, tiếp tục cải tiến, nghiên cứu sản phẩm mới, phương thức hạch toán mới.
-Tháng 10/2005 công ty đầu tư mới hệ thống máy bao gói bột canh tự động, đến tháng 7/2006 đã đầu tư 7 máy bao gói tự động. Với việc tự động hoá khâu bao gói dây chuyền sản xuất bột canh đã làm tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.
II.Mô hình tổ chức sản xuất` và tổ chức bộ máy quản trị
Đại Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Ban kiểm soát
Phòng tổ chức
Phòng hành chính bảo vệ
Phòng kỹ thuật
Phòng tài vụ
Phòng đầu tư XDCB
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng kinh doanh thị trường
XN Quy kem xốp
XN Bánh Cao cấp
XN Gia vị TP
XN Kẹo
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Nghệ An
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh TP
Hồ Chí Minh
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Bộ máy quản lý của Công ty.
- Số cấp quản lý của Công ty được chia làm hai cấp:
+ Cấp công ty
+ Cấp phân xưởng
Các phòng ban là cơ quan tham mưu cho giám đốc chuẩn bị các quyết định cho Giám đốc chỉ huy sản xuất về kinh doanh.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu hệ thống trực tuyến - chức năng.
- Hội đồng quản trị: Điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp...
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có những quyền hạn và nghĩa vụ sau đây:
Kiểm tra các sổ sách chứng từ và tài sản của công ty
Báo cáo trước đại hội cổ đông về các sự kiện tài chính bất thường sảy ra, những ưu, khuyết điểm trong quá trình quản lý tài chính của Hội đồng quản trị.
- Ban điều hành: Phụ trách quản lý chung, quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ trước cấp trên về hoạt động của công ty.
- Phòng kỹ thuật: Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến mẫu mã bao bì.Đồng thời quản lý toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty, quản lý hồ sơ, lí lịch máy móc thiết bị, liên hệ với phòng KHVT để có những phụ tùng, vật tư dùng cho hoạt động sửa chữa, trình ban giám đốc và phòng KHVT chuẩn bị những phụ tùng cần thay thế, theo dõi việc sử dụng máy móc thiết bị cũng như việc cung cấp điện cho toàn công ty trong quá trình sản xuất.
- Phòng tổ chức: Phụ trách về công tác nhân sự, kế hoạch tiền lương, giúp Tổng giám đốc xây dựng các phương án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, đề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, tổ chức các khoá học và các hình thức đào tạo khác nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như cán bộ quản lý.
- Phòng kế toán tài chính: Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tham mưu cho Tổng giám đốc các công tác kế toán, thống kê, tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu – chi với khách hàng, nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của công ty, tổng hợp đề xuất giá bán cho phòng kế hoạch vật tư.
- Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản xuất tác nghiệp, kế hoạch giá thành và tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp các loại vật tư, máy móc cũng như phụ tùng thay thế cho quá trình sửa chữa máy móc thiết bị và quản lý các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh
- Phòng hành chính bảo vệ: Quản lý công tác hành chính quản trị, tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác hành chính đời sống quản trị, tổ chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, y tế, quản lý sức khoẻ, quản lý văn thư, lưu giữ tài liệu. Tổ chức công tác bảo vệ công ty, tham mưu cho Tổng giám đốc về: công tác nội bộ, tài sản, tuần tra canh gác ra vào công ty, phòng ngừa tội phạm, xử lý vi phạm tài sản, tổ chức huấn luyện, bảo vệ, tự vệ, quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Thực hiện công tác thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận máy móc thiết bị mới hoặc để nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị cũ, kế hoạch xây dựng dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sửa chữa nhỏ.
-Phòng kinh doanh thị trường: Tham mưu và giúp giám đốc trong việc nghiên cứu và tìm kiếm mở rộng thị trường, nghiên cứu nhu cầu và sự biến đổi nhu cầu của người tiêu dùng nhằm giúp công ty đưa ra được những sản phẩm có tính cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường, từ đó xây dựng và củng cố thương hiệu của công ty ngày càng vững mạnh.
- Các Xí nghiệp: Giám đốc xí nghiệp là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động sản xuất của đơn vị. Các phó giám đốc XN, các nhân viên kinh tế giúp xí nghiệp hoàn thành nhiệm vụ.
III.Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty
1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty
Sản phẩm của công ty bao gốm:
- Bánh các loại: Bánh Hương Thảo, bánh Hướng Dương, bánh Hải Châu, lương khô, bánh quy kem, bánh quy bơ và bánh kem xốp các loại, bánh kem xốp phủ Sôcôla các loại....
- Kẹo các loại: Kẹo hoa quả, kẹo cam, kẹo cốm, kẹo sữa dừa, kẹo sữa cứng sôcôla, kẹo tango, kẹo mềm sôcôla...
- Bột canh các loại: Bột canh thường, bột canh Iốt, bột canh cao cấp.
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn (hiện nay nước uống có cồn không còn kinh doanh nữa như rượu, bia, ...).
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỳ ăn liền (trước đây).
- Kinh doanh vật tư nguyên liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm.
- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh như vật tư nguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
2. Đặc điểm về lao động
2.1 Cơ cấu lao động của CTCP bánh kẹo Hải Châu
Đặc điểm nổi bật của ngành sản xuất bánh kẹo kinh doanh là có tính mùa vụ. Xuất phát từ đặc điểm trên nên nguồn nhân lực của Công ty bánh kẹo Hải Châu luôn có sự biến động. Ngoài số công nhân viên chức hợp đồng chính thức vào mùa vụ (cuối năm, dịp lễ, dịp tết, mùa cưới, ...) Công ty thường phải ký hợp đồng tuyển thêm công nhân, số lượng công nhân tuyển phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất và nhu cầu của thị trường.
Bảng 1: Tình hình sử dụng lao động
Phân loại
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số lượng(người)
Tỷ trọng(%)
Số lượng(người)
Tỷ trọng(%)
Số lượng(người)
Tỷ trọng(%)
Số lượng(người)
Tỷ trọng(%)
Tổng số lao động
1072
100
1069
100
852
100
804
100
-Theo Giới tính
Nam
316
29,5
359
33,6
283
33,2
267
33,2
Nữ
756
70,5
710
66,4
569
66,8
537
66,8
-Theo hình thức làm việc
Lao động gián tiếp
172
16,0
142
13,3
111
13,0
97
12,1
Lao động trực tiếp
900
84,0
927
86,7
741
87,0
707
87,9
-Theo trình độ
Đại học
178
16,6
184
17,2
154
18,1
123
15,3
Cao đẳng, trung cấp
64
6,0
59
5,5
51
6,0
74
9,2
Công nhân kỹ thuật, PTTH
830
77,4
826
77,3
647
75,9
607
75,5
(Nguồn: Phòng tổ chức)
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
-Do cuối năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nên số lượng lao động của công ty có giảm so với trước.
- Lực lượng lao động gián tiếp chiếm khoảng 12,1-16% so với lực lượng lao động Công ty có xu hướng giảm qua các năm, trong đó số lượng nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng đã có xu hướng giảm xuống.
- Lực lượng lao động trực tiếp tăng chiếm khoảng 84-87,9%, trình độ lao động của công nhân ngày càng được nâng lên (bậc thợ bình quân của công nhân hiện nay là 4/7)
- Trình độ công nhân càng cao, chứng tỏ chính sách phát triển con người hoàn toàn hợp lý. Số lượng lao động này cũng phản ánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nhìn về mặt giới tính, ta thấy lao động nữ lớn gấp khoảng 2- 2,4 lần so với lao động nam. Điều này giải thích tính đặc thù của ngành sản xuất bánh kẹo, đó là sự khéo léo, kiên trì, tỉ mỉ, không nặng nhọc.
- Xét về mặt trình độ học vấn của người lao động trong những năm trở lại đây thì số lượng cán bộ công nhân có trình độ đại học, cao đẳng đang tăng lên, đội ngũ nhân viên này tập trung ở các phòng ban của Công ty.
2.2. Tình hình trả lương, định mức và sử dụng thời gian lao động ở CTCP bánh kẹo Hải Châu
a. Về mặt tiền lương: Công ty đã dùng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên. Từ đó tạo được tâm lý phấn khởi nhiệt tình, hiệu quả và năng suất lao động được tăng lên rõ rệt. Hiện nay Công ty áp dụng các hình thức trả lương sau:
+ Trả lương theo bậc và theo sản phẩm cho người lao động
+ Trả lương theo thời gian cho cán bộ quản lý
Ngoài ra Công ty còn áp dụng chế độ khen thưởng khác nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Bảng 2: Thu nhập của lao động trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
Tốc độ tăng (%)
1.000 đ
2003
2004
2005
2006
04 so03
05 so 04
06 so 05
Thu nhập bình quân
1104
1150
1400
1550
4.17
21.74
10.71
(Nguồn: Phòng tổ chức)
Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập bình quân của người lao động có xu hướng tăng lên qua các năm: Năm 2004 tăng 46.000đ so với năm 2003, tương ứng tăng 4,17%, năm 2005 tăng 250.000đ so với năm 2004, tương ứng tăng 21,74%, năm 2006 tăng 150.000đ so với năm 2005, tương ứng tăng 10,71%.
b. Định mức: khoán một ngày (công) là 100 kg nhưng nếu người công nhân đóng gói được 110 kg thì 10 kg đóng gói tăng thêm sẽ được tính tăng lên 2% so với số tiền trả theo định mức của 1 kg bột canh. Ngoài ra cuối tháng còn được thưởng vì tăng năng suất.
Lương phép được tính bằng lương chính, lương ngừng sản xuất do ngừng việc được tính 70% lương cấp bậc, lương ngừng sản xuất do chờ việc được hưởng theo mức lương cơ bản (350.000 đ/tháng) chế độ lao động 45h/tuần, lương phép được tính trước theo kế hoạch. Thanh toán lương được chia làm 2 kỳ trong tháng (ngày 02 và ngày 15 của tháng).
c. Thời gian lao động: Chế độ lao động là 45h/tuần đối với công nhân dài hạn biên chế được hưởng 12 ngày phép, ốm và 7, 5 ngày nghỉ lễ trong một năm.
2.3. Về chế độ tuyển dụng và đào tạo của công ty
Hiện nay ngoài việc tuyển dụng nhân viên theo quy trình tuyển dụng kiểu Âu -Mỹ công ty còn thực hiện chế độ tuyển dung là lao động đã qua đào dụng và có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của công, những sinh viên đã thực tập tại công ty nếu đáp ứng được yêu cầu của công ty thì sau quá trình thực tập nếu họ có nhu cầu vào làm ở công ty thì sẽ được tuyển dụng. Hàng năm công ty có thực hiện chính sách đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên quản lý và thi lên tay nghề cho công nhân
Nhận xét: Tình hình lao động của công ty là tương đối hợp lý về cơ cấu, về mặt nhân viên quản lý thì hầu hết đã có bằng đại học, về công nhân kỹ thuật với tay nghề trung bình là 4/7 nên có thể đáp ứng được công nghệ của công ty. Về mặt tiền lương của công ty và đào tạo luôn luôn khuyến khích được tinh thần làm việc của công nhân. Việc sử dụng theo gian lao động của công ty luôn theo đúng quy định của nhà nước và công tác tuyển dụng của công ty là khoa học đồng thời cũng mang những nét riêng của mình.
3. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị
Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá chủ yếu
Trong những năm gần đây, chất lượng và quy mô sản phẩm của Công ty được nâng lên rất nhiều vì đã có sự đầu tư đổi mới một số thiết bị, dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại. Hiện nay, Công ty có 6 dây chuyền sản xuất chính gồm 2 dây chuyền sản xuất bánh quy, 2 dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, 1dây chuyền sản xuất kẹo và 1 dây chuyền sản xuất bột canh.
Bảng 3: Tình hình trang thiết bị ở Công ty bánh kẹo Hải Châu
TT
Xí nghiệp
Tên dây chuyền sản xuất
Năm
Nước nhập
1
Bánh q. kem xốp
Dây chuyền bánh 1
1965
Trung Quốc
Dây chuyền kem xốp
1993
CHLB Đức
Dây chuyền phủ sôcôla
1995
CHLB Đức
Dây chuyền sản xuất SCL
2001
CHLB Đức
2
Kẹo
Dây chuyền kẹo cứng
1996
CHLB Đức
Dây chuyền kẹo mềm
1996
CHLB Đức
3
Gia vị TP
Máy bao gói tự động
2005,2006
Việt Nam
4
XN Bánh cao cấp
Dây chuyền bánh mềm
2002
Hà Lan
Dây chuyền bánh 3
1992
Đài Loan
(Nguồn Phòng tổ chức)
Tính đến nay, tỷ lệ cơ giới hoá - tự động hoá của các thiết bị máy móc trong công ty được đạt như sau:
Bảng 4: Tỷ lệ cơ giới hoá tự động hoá của máy móc
XN Bánh quy kem xốp
XN Kẹo
XN Gia vị TP
XN Bánh Cao cấp
DC bánh 1
DC kem xốp
DC bánh 3
DC bánh mềm
Cơ giới hoá - tự động hoá
65%
90%
85%
50%
85%
95%
(Nguồn Phòng tổ chức)
Tuy nhiên, tình hình chung về trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ. Bên cạnh những dây chuyền sản xuất hiện đại còn có những dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu như dây chuyền sản xuất bánh Hương Thảo (Trung Quốc viện trợ 1965) làm chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của thị trường gây ảnh hưởng đến uy tín và thị phần về sản phẩm này của Công ty.
Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
- Quy trình công nghệ sản xuất bánh
Trộn NVL
Cán thành hình
Nướng
Chọn
Bao gói
Hình 2: Quy trình công nghệ sx bánh
Phối trộn NVL
Ép bánh
Phốt kem
Làm lạnh
Chọn cắt
Chọn cắt
Phú Sôcôla
Làm lạnh
Bao gói
- Quy trình sản xuất bánh kem xốp
Hình 3: Quy trình sx bánh kem xốp
-Quy trình công nghệ sản xuất kẹo
Phối trộn NVL
Nấu
Làm nguội
Trộn hương liệu
Đóng gói
Cắt và bao gói
Vuốt kẹo
Quật kẹo
Hình 4: Quy trình sx kẹo
-Quy trình công nghệ sản xuất bột canh
Rang muối
Xay nghiền
Sàng lọc
Trộn với phụ gia
Bao gói
đóng hộp
Trộn với iốt
Trộn với phụ gia
Bao đóng gói hộp
Hình 5: Quy trình sx bột canh
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu gồm: Bột mỳ, đường, sữa bột, muối, iốt, các chất phụ gia, xúc tác và chất liệu bao bì như glucose, dầu Shortening, cacao, hương liệu, lêcothin, tinh dầu, vani, bột tỏi, mỳ chính, NaHCO3 bao gói đóng hộp,.....
Trong đó bột mỳ, đường sữa bột và các nguyên vật liệu phụ gia hầu như đều phải nhập từ nước ngoài nên có chất lượng tốt nhưng giá thành còn cao. Công ty đã và đang cố gắng nghiên cứu tìm tòi nguồn nguyên vật liệu thay thế trong nước để hạ giá thành và ổn định nguồn nguyên vật liệu cung cấp
Do vậy, vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, trong đó công tác quản lý nguyên liệu, vật tư cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguyên vật liệu. Công ty luôn chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng vật liệu để sản xuất có hiệu quả và tránh lãng phí nguyên vật liệu. Để xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu Công ty căn cứ vào: Định mức của nguyên vật liệu, tình hình thực hiện định mức của các kỳ trước, thành phần, chủng loại sản phẩm, trình độ của công nghệ. Công ty thường xuyên rà soát và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý tiết kiệm cho từng sản phẩm, từng công việc tận dụng phế liệu để đưa vào sản xuất.
Sau đây là bảng định mức nguyên vật liệu cho 1 tấn bánh, 1 tấn bột canh và 1 tấn kẹo:
Bảng 5: Định mức vật liệu dùng cho 1 tấn bánh
Cơ cấu vật liệu
Khối lượng (kg)
I. Vật liệu chính
Bảng 6 : Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1 tấn bột canh iốt
Nguyên liệu
Khối lượng (kg)
- Muối tươi
700
- Mỳ chính
250
- Đường
60
- Hạt tiêu
6
- Tỏi
4
- Iốt
0,2
(Nguồn: P-KHVT)
Bột mỳ
700
Đường
250
Dầu ăn
95
Bơ sữa
45
II. Vật liệu phụ
Tinh dầu
3
Phẩm mầu
0,4
Phụ gia khác
6,6
Bột nở
3
(Nguồn: P-KHVT)
Bảng 7: Định mức vật liệu tiêu dùng cho 1 tấn kẹo
Cơ cấu vật liệu
Khối lượng (kg)
Cơ cấu vật liệu
Khối lượng (kg)
1. Vật liệu chính
2. Vật liệu phụ
- Đường
580,84
-Muối
2
- Glucoza
400,39
- Tinh dầu
1,6
- Shortening
44,25
- Vani
0,489
- Sữa béo
41,5
- Lêcithin
1,095
(Nguồn: P-KHVT)
- Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Bảng 8: Tình hình sử dụng NVL
(ĐvT: Tấn)
NVL
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Tỷ trọng (%)
Muối
30,135
8746
27,82
15,91
Mỳ chính
17,2
3.121
17,47
5,67
Đường
20
4.567,92
30
8,30
Hạt tiêu
6,24
74,91
7,15
0,13
Tỏi
3,16
49,94
2,32
0,09
Iốt
17,3
2497
11,24
4,54
Glucôza
25,1
1163,2
26,34
2,11
Sữa, bơ
12
504,2
5,2
0,92
Dầu ăn
7
809,9
3,14
1,47
Bột mỳ
67,34
5.967,71
71,1
10,86
Tinh dầu
2,5
30
2,54
0,06
Phẩm màu
0,26
3,41
0,12
0,01
Bột nở
2,1
25,58
3,15
0,05
Phụ gia
4,6
56,27
6,23
0,10
Shortening
6,7
128,56
11,6
0,23
Vani
0,11
1,42
0,47
0,00258
Lecithin
0,21
3
2,12
0,00578
Than
38,13
27.049
5,58
49,20
Khác
........
.......
...................
0,317
Tổng
260,085
54.973,875
233,590
100
(Nguồn: P- KHVT)
Ta thấy có một số nguyên vật liệu tồn kho lớn hầu hết là các nguyên vật liệu nhập của nước ngoài để đảm bảo cho sản xuất trong dịp tết nên công ty chủ động dự trữ tránh những rủi ro về tình hình giá cả có thể tăng trong dịp này sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của công ty.
- Công tác quản lý kho
Mỗi kho chứa các loại nguyên vật liệu khác nhau và được thủ kho trực tiếp quản lý, hệ thống thiết bị kho để quản lý bao gồm: xe đẩy vận chuyển, cân, thiết bị chống cháy nổ. Nguyên vật liêụ được nhập theo đúng số lượng và chất lượng căn cứ vào hoá đơn kèm phiếu nhập kho nguyên vật liệu được bố trí theo nguyên tắc hợp lý, dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. Loại bỏ những nguyên vật liệu đã hết hạn sử dụng
- Công tác cấp phát nguyên vật liệu
Công việc cấp phát được tiến hành theo hình thức cáp phát hạn mức. Hàng tháng phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật căn cứ vào kế hoạch sản xuất về khối lượng chủng loại vật tư dùng để sản xuất cũng như có kế hoạch sản xuất dự trữ gối đầu nguyên vật liệu từ đó cấp phát xuống từng phân xưởng theo sơ đồ sau:
Nguồn cung ứng (trong và ngoài
nước)
Kho chuyên dùng
Kho tổng hợp
Phân xưởng SX
- Bánh 1
- Bánh 2
- Bánh 3
- Kẹo
- Bột canh
Hình 6: Sơ đồ cung ứng nguyên vật liệu ở Công ty bánh kẹo Hải Châu
Công ty luôn khuyến khích bằng vật chất đối với những cá nhân sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu trong công tác sử dụng nguyên vật liệu.
Nhận xét: Với việc sử dụng nguyên vật liệu hầu hết là nhập từ các nhà nhập khẩu của nước ngoài điều này đã làm cho chi phí nâng cao dẫn tới giá thành sản phẩm cao, điều này không có lợi cho việc cạnh tranh của công ty do vậy trong thời gian tới công ty cần thiết phải có chính sách định mức hợp lý hơn lý và tìm mua các nguyên liệu trong nước để làm giảm chi phí. Với công tác dự trữ nguyên liệu đủ cho sản xuất trong ba tháng, việc quản lý nguyên vật liệu tốt và công tác cấp phát nguyên liệu cho sản xuất hợp lý của công ty sẽ làm cho tiến độ sản xuất tốt việc điều này sẽ làm cho giá bán của công ty luôn ổn định.
5. Đặc điểm về vốn và nguồn vốn
Vốn là một yếu tố rất quan trọng đối với mọi hoạt động của một công ty. Nó có ảnh hưởng lớn đến quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty. Điều này đặc biệt quan trọng với một công ty sản xuất như công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
Do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, công ty không còn lưu giữ được số liệu về vốn đầu tư ban đầu. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty:
Bảng 9: Bảng cơ cấu nguồn vốn (đơn vị: triệu đồng)
NGUỒN VỐN
Số đầu năm
Số cuối năm
A. NỢ PHẢI TRẢ
140.595,9
143.682,6
I. Nợ ngắn hạn
51.072,7
48.437,1
II. Nợ dài hạn
84.270,1
90.577,5
III. Nợ khác
5.253,0
4.668,0
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
22.477,4
27.047,9
I. Nguồn vốn, quỹ
19.300,5
24.397,1
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
3.176,9
2.651,0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
157.820,3
166.062,6
(Nguồn: P- TCKT)
Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 27.047,9 triệu đồng, chiếm tương ứng 16,3% tổng nguồn vốn của công ty.
Nguồn vốn của công ty là không lớn, trong những năm gần đây công ty lại đầu tư nhiều vào TSCĐ và do các đại lý chậm trả tiền nên công ty đã thiếu vốn lại càng thiếu hơn. Vì vậy công ty rất khó khăn trong việc nắm bắt các cơ hội xuất hiện trên thị trường và làm giảm khả năng cạnh tranh. So với các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các đối thủ liên doanh nước ngoài thì năng lực vốn của Công ty còn rất nhiều hạn chế.
PHẦN 2: CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1.Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu là công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với sản phẩm là bánh kẹo các loại, bột canh,nguyên liệu bao bì ngành thực phẩm, xuất khẩu các mặt hàng công ty được phép kinh doanh. Sản phẩm của công ty có tính chất mùa vụ nên có ảnh hưởng khá nhiều đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.Sản phẩm chủ yếu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Bảng 10: Kết quả tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm.
Sản
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tốc độ tăng trưởng(%)
phẩm
SL(tấn)
%
SL(tấn)
%
SL(tấn)
%
SL(tấn)
%
SL(tấn)
%
03 so 02
04 so 03
05 so 04
06 so 05
Bánh các loại
6650
39,49
7685
38,15
7287
38,64
5477
30,67
6025
30,67
15,56
-5,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC115.doc