Báo cáo Thực tập tại Công ty chứng khoán

Bài thu hoạch Đề tài: Công ty chứng khoán Như chúng ta đã thấy ở Việt Nam 2năm trở lại đây đã có những chuyển biến to lớn trong nền kinh tế. Đặc biệt là sự sôi nổi trong thị trường chứng khoán. Nhưng trong thời gian này thị trường chứng khoán đang có chiều hướng không tốt gây ảnh hưởng tói nền kinh tế. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng trên thế giới hoặc cũng có thể là do thị trường chứng khoán của Việt Nam còn quá non trẻ. Nhưng để thị trường này có thể hoạt động đ

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược thì ko thể thiếu công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán là nhà môi giới, là trung gian tài chính gắn kết nhà đầu tư với thị trường. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu: A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán(TTCK)có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cao cho các loại chứng khoán. Do vậy, để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự. công bằng và hiệu quả cần có sự ra đời và hoạt động của các công ty chứng khoán(CK).Đầu tiên chúng ta cùng nghiên cứu: I. Vai trò của công ty chứng khoán: Khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành CK, không phải tự do đi bán số chứng khoán mà họ phát hành. Họ không thể làm tốt điều đó vì họ không có bộ máy chuyên môn. Cần có những nhà chuyên nghiệp mua bán CK cho họ. Đó là công ty CK, với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp, thực hiện được vai trò trung gian mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành. Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường CK nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu, trái phiếu lưu thông buôn bán tấp nập trên thị trường CK, qua đó một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng. Các công ty CK có chức năng chủ yếu sau: Tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối bên có vốn với bên cần huy động vốn; Cung cấp cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư; Cung cấp cơ chế chuyển ra tiền mặt cho các nhà đầu tư; Tư vấn đầu tư; Tạo ra các sản phẩm mới. 1. Vai trò huy động vốn: các ngân hàng, các công ty CK và các quỹ đầu tư đều là các trung gian tài chính với vai trò huy động vốn. Các tổ chức này có vai trò làm chiếc cầu nối và đồng thời là các kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn ( vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn (cần huy động vốn). Các công ty CK thường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới CK. 2. Vai trò cung cấp một cơ chế giá cả: Ngành công nghiệp CK nói chung, công ty CK nói riêng, thông qua các sở giao dịch CK và thị trường OTC, có chức năng cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình. Các sở giao dịch niêm yết giá cổ phiếu của các công ty từng ngày một trên các báo tài chính. Ngoài ra, chứng khoán của nhiều công ty lớn không được niêm yết ở sở giao dịch cũng có thể được công bố trên các tờ báo tài chính. Công ty CK còn có một chức năng quan trọng nữa là can thiệp trên thị trường, góp phần điều tiết giá CK. Theo quy định của các nước, công ty CK bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua CK vào khi giá CK trên thị trường đang giảm và bán CK khi giá CK cao. 3. Vai trò cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặt: các nhà đầu tư luôn muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thành CK có giá và ngược lại trong môi trường đầu tư ổn định. Các công ty CK đảm nhận được chức năng chuyển đổi này, giúp cho nhà đầu tư phải chịu ít thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư. Chẳng hạn, trong hầu hết các nghiệp vụ đầu tư ở sở giao dịch CK và thị trường OTC ngày nay, một nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển đổi tiền mặt thành CK và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình (ít nhất thì cũng không chịu thiệt hại do cơ chế giao dịch CK gây nên). Nói cách khác, có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, chẳng hạn như tin đồn về một vấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản đầu tư nói chung không giảm đi do cơ chế mua bán. 4. Thực hiện tư vấn đầu tư: các công ty CK với đầy đủ các dịch vụ không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng, mà còn tham gia cào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và các cá nhân đầu tư. 5. Tạo ra các sản phẩm mới: trong mấy năm gần đâym chủng loại chứng khoán đã phát triển với tốc độ rất nhanh do một số nguyên nhân, trong đó có yếu tố dung lượng thị trường và biến động thị trường ngày càng lớn, nhận thức rõ ràng hơn của khách hàng đối với thị trường tào chính và sự nỗ lực trong tiếp thị của các công ty CK. Ngoài cổ phiếu (thường và ưu đãi) và trái phiếu đã được biết đến, các công ty CK hiện nay còn bán trái phiếu chính phủ( trung ương và địa phương ), chứng quyền, trái quyền, các hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn và các sản phẩm lai tạo đa dạng khác phù hợp với thay đổi trên thị trường và môi trường kinh tế. II. MÔ HÌNH. TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN. 1. Mô hình công ty CK: Hoạt động của các công ty CK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thông thường vì công ty CK là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vần đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của nó cũng có nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty CK ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng tùy theo đặc điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên có thể khái quát thành 2 mô hình cơ bản hiện nay là: 1.1. Mô hình đa năng kinh doanh CK và tiền tệ: theo mô hình này thì các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này chia thành 2 loại: - Loại đa năng một phần: các ngân hàng muốn kinh doanh CK, bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời. - Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kinh doanh CK, bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ. Ưu điểm của mô hình này là: ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm được bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khả năng chịu đựng các biến động của thị trường CK. Mặt khác ngân hàng sẽ tận dụng được thế mạnh chuyên môn và vốn để kinh doanh CK. Tuy vậy mô hình cũng bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ và thích hoạt động cho vay hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Đồng thời các ngân hàng cũng rất dễ gây lũng đoạn thị trường và các biến động trên thị trường CK, nếu có sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng do không tách bạch giữa 2 loại hình kinh doanh này. Do có những hạn chế này mà trước khủng hoảng 1933, Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này nhưng sau đó đã chuyển sang mô hình ngân hàng chuyên doanh. Duy chỉ có Đức vẫn duy trì cho tới ngày nay. 1.2. Mô hình chuyên doanh CK: theo mô hình này hoạt động chuyên doanh CK sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực CK đảm nhận; các ngân hàng không được tham gia kinh doanh CK. Ưu điểm: - Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng. - Tạo điều kiện cho thị trường CK phát triển. Mô hình này được áp dụng ở nhiếu nước, đáng chú ý là Mỹ, Nhật Bản, Canađa, Hàn Quốc… Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các nước này có xu hướng xóa bỏ dần hàng rào ngăn cách giữa 2loại hình kinh doanh( tiền tệ và CK) và ngày nay, các công ty CK lớn đã mở rộng kinh doanh cả trong lĩnh vực bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. 2. Tổ chức của công ty CK: Có 2 loại hình tổ chức công ty CK cơ bản là: công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần. 2.1. Công ty hợp danh: - là loại hình kinh doanh từ 2 chủ sở hữu trở lên. - Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý được gọi là thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, tức là phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty hợp danh bằng toàn bộ tài sản của mình, Ngược lại, các thành viên không tham gia điều hành công ty được gọi là thành viên góp vốn, hị chỉ chịu trách nhiệm với những khoản nợ của công ty giới hạn trong số vốn góp của họ. - Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị giới hạn trong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp. 2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) - Đây là loại công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạn trong số vốn mà họ đã góp. Vì thế điều này gây tâm lý nhẹ nhàng hơn đối với người đầu tư. - Mặt khác, về phương diện huy động vốn, cũng đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty hợp danh. Đồng thời về vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năng động hơn, không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh. Vì những lý do đó, rất nhiều công ty CK hiện nay hoạt động dưới hình thức công ty TNHH. 2.3. Công ty cổ phần - Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các cổ đông. - Đại hội cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị. Hội đồng này sẽ định ra các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ quản lý khác để điều hành công ty theo các sách lược kinh doanh đã đề ra. - Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện một món nợ của công ty mà thể hiện quyền lợi của người sở hữu nó đối với tài sản của công ty. - Công ty vẫn tồn tại khi quyền sở hữu của công ty bị thay đổi. Các ưu điểm của công ty cổ phần: - Đây là loại hình công ty tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông hoặc cổ đông nghỉ hưu hay qua đời. - Rủi ro mà chủ sở hữu của công ty phải chịu được hạn chế ở định mức. Nếu công ty thua lỗ và phá sản cổ đông chỉ bị thiệt hại ở mức vốn đã đầu tư vào công ty. - Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu. - Ngoài ra, đối với công ty CK, nếu tổ chức theo hình thức công ty cổ phần và được niêm yết tại sở giao dịch thì coi như họ đã được quảng cáo miễn phí. - Hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơn hai hình thức trên. Do các ưu điểm trên, ngày nay các công ty CK chủ yếu tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, thậm chí nhiều nước( như Hàn Quốc chẳng hạn) còn quy định công ty CK bắt buộc phải là công ty cổ phần. Các công ty CK cũng là một loại hình công ty nhưng do hoạt động nghiệp vụ của nó đặc biệt khác với các công ty sản xuất hay thương mại nói chung nên về mặt tổ chức của chúng cũng có nhiều sự khác biệt. Các công ty CK ở các nước hay trong cùng một nước vẫn được tổ chức rất khác nhau tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi công ty hay mức độ phát triển của thị trường. Tuy nhiên, chúng vẫn có cùng một số đặc trưng cơ bản như sau: - Chuyên môn hóa và phân cấp quản lý Các công ty CK chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộ phận, từng phòng ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ. Do chuyên môn hóa cao độ dẫn đến phân cấp quản lý và làm nảy sinh việc có quyền tự quyết. Một số bộ phận trong tổ chức công ty nhiều khi không phụ thuộc lẫn nhau ( ví dụ bộ phận môi giới và bộ phận tự doanh, hay bộ phận bảo lãnh phát hành…) Nhân tố con người Nói chung, trong công ty CK, quan hệ với khách hàng có tầm quan trọng số một. Sản phẩm càng trừu tượng thì nhân tố con người càng quan trọng. Khác với các công ty sản xuất, trong công ty CK việc thăng tiến cất nhắc lên những địa vị cao hơn là không quan trọng. Các chức vụ quản lý hay giám đốc trong công ty còn có thể nhận được ít thù lao hơn so với một số nhân viên cấp dưới. - Ảnh hưởng của thị trường tài chính Thị trường tài chính nói chung, thị trường CK nói riêng có ảnh hưởng lớn tới chuyên môn, sản phẩm, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của các công ty CK. Thị trường CK càng phát triển thì càng có khả năng tạo thêm các công cụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ, qua đó có thêm các cơ hội thu lợi nhuận. Với những mức độ phát triển khác nhau của thị trường, cơ cấu tổ chức của các công ty CK cũng khác nhau để đáp ứng những nhu cầu riêng. Công ty CK ở một số nước như Mỹ. Nhật Bản có cơ cấu tổ chức rất phức tạp, trong khi cơ cấu tổ chức công ty CK ở một số nước mới có thị trường CK như ở Đông Âu và Trung Quốc đơn giản hơn nhiều. - Cơ cấu tổ chức của công ty CK Cơ cấu tổ chức của công ty CK phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ CK mà công ty thực hiện cũng như quy mô hoạt động kinh doanh CK của nó. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà công ty CK đảm nhận: Khối I: Do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách, thực hiện các giao dịch mua bán kinh doanh CK, nói chung là có liên hệ với khách hàng. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Trong khối này ứng với một nghiệp vụ CK cụ thể, công ty có thể tổ chức một phòng để thực hiện. Vì vậy công ty có thể tổ chức bao nhiêu nghiệp vụ sẽ có thể có từng ấy phòng và nếu công ty CK chỉ thực hiện một nghiệp vụ, có thể sẽ chỉ có một phòng thuộc khối này. Riêng phòng thanh toán và lưu giữ CK thì mọi công ty CK đều phải có và có thể ở khối I do nó trực tiếp liên hệ với khách hàng. Khối II: cũng do một phó giám đốc phụ trách, thực hiện các công việc yểm trợ cho khối I. Nói chung bất kỳ một nghiệp vụ nào ở khối I đều cần sự giúp đỡ của các phòng ban thuộc khối II. Ngoài sự phân biệt rõ hai khối như vậy, công ty CK có thể có thêm một số phòng như phòng cấp vốn, phòng tín dụng…nếu công ty này được thực hiện các nghiệp vụ mang tính ngân hàng. Đối với những công ty CK lớn, còn có thêm chi nhánh văn phòng ở các địa phương, hoặc các nước khác nhau; hay có thêm phòng quan hệ quốc tế… Để thuận tiện cho quan hệ với khách hàng, mạng lưới tổ chức một công ty CK thường gồm văn phòng trung tâm và các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các địa phương, khu vực cần thiết. Cũng có thể công ty CK ủy thác cho một ngân hàng thương mại ở địa phương hướng dẫn và nhận các lệnh đặt hàng mua bán CK của khách hàng. B. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN I. Hoạt động nghiệp vụ 1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: a, Khái niệm: Công ty CK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch CK hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của giao dịch đó. b, Chức năng: - Đáp ứng nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết. - Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức để khách hàng đưa ra quyết định đầu tư tỉnh táo. - Cung cấp dịch vụ với hai tư cách: . Nối liền khách hàng với bộ phận đầu tư . Nối liền người mua và người bán - Đề xuất thời điểm mua bán thích hợp c, Đặc trưng: - Vất vả nhưng thù lao tương xứng - phẩm chất: kiên nhẫn, giỏi phân tích tâm lý, ứng xử - Nỗ lực cá nhân song song với hỗ trợ của công ty d, Các kỹ năng cần có của người môi giới CK: - Kỹ năng truyền đạt thông tin - Kỹ năng tìm kiếm khách hàng - Kỹ năng khai thác thông tin - Kỹ năng bán hàng 2. Nghiệp vụ tự doanh CK a, Khái niệm: là việc công ty CK tự tiến hành các giao dịch mua bán CK cho chính mình. Hoạt động này có thể được thực hiện trên các thị trường giao dịch tập trung hoặc trên thị trường OTC.v.v.. b, Mục đích: thu lợi cho công ty, tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, pháp luật các nước đều yêu cầu các công ty CK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải đáp ứng một số yêu cầu về vốn và con người. Đây là hai điều kiện cơ bản để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trong kinh doanh, các công ty CK phải có đủ một số vốn nhất định theo quy định của pháp luật. Việc quy định mức vốn trên nhằm mục đích đảm bảo rằng các công ty CK thực sự có vốn và dùng vốn của họ để kinh doanh. Con người cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động tự doanh. Kinh doanh CK là một lĩnh vực đặc thù có sự chi phối rất lớn của nhân tố con người và thông tin. Nhân viên thực hiện nghiệp vụ tự doanh cua công ty phải có một trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng tự quyết cao và đặc biệt là tính nhạy cảm trong công việc. Tại một số nước ( như Thái Lan, Mỹ), nhân viên tự doanh của công ty CK phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định như kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành, phải có bằng thạc sỹ trở lên và phải có một số chứng chỉ chuyên môn nhất định. c, Yêu cầu đối với hoạt động tự doanh: - Tách biệt quản lý: đó là sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách bạch này bao gồm cả yếu tố con người và các quy trình nghiệp vụ. - Ưu tiên khách hàng: pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu công ty CK phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty. Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho khách hàng trong quá trình giao dịch CK. - Bình ổn thị trường: do đặc điểm của TTCK, đặc biệt là các thị trường chứng khoán mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao. Điêu này rất dễ dẫn đến những biến động bất thường trên thị trường.Vì vậy các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp rất cần thiết để làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường. d, Quy trình nghiệp vụ hoạt động tự doanh Tùy vào cơ cầu tổ chức của doanh nghiệp mà sẽ có các quy trình nghiệp vụ riêng phù hợp. Tuy nhiên trên giác độ chung nhất quy trình hoạt động tự doanh có các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: xây dựng chiến lược đầu tư : trong giai đoạn này doanh nghiệp phải xác định được chiến lược trong hoạt động tự doanh của mình. Đó có thể là chiến lược đầu tư chủ động, thụ động hoặc đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực củ thể nào đó. Giai đoạn 2: khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư: sau khi xây dựng chiến lược đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ triển khai tìm kiếm các cơ hội đầu tư trên thị trường theo mục tiêu đã định. Giai đoạn 3: phân thích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư: trong giai đoạn này bộ phận tự doanh có thể kết hợp với bộ phận phân tích trong công ty tiến hành thẩm định lại, đánh giá chất lượng của khoản đầu tư. Giai đoạn 4: thực hiện đầu tư: sau khi đánh giá, phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ triển khai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán CK. Giai đoạn 5: quản lý đầu tư và thu hồi vốn: giai đoạn này bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lý. Sau khi thu hồi vốn bộ phận tự doanh sẽ tổng kết, đánh giá lại tình hình thực hiện và lại tiếp tục chu kỳ mới. 3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK Gồm 4 bước: Bước 1: thực hiện tư vấn Bước 2: hoàn tất hồ sơ và làm thủ tục xin phép bảo lãnh Thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành: thỏa thuận phí quản lý, phí nhượng bán, phí bảo lãnh. Ký kết hợp đồng bảo lãnh phát hành: xác định giá chào bán và cách thức bảo lãnh Hoàn tất hồ sơ bảo lãnh phát hành và nộp cho cơ quan quản lý. Bước 3 : Thăm dò thị trường, tổ chức roadshow Bước 4 : Phân phối và kết thúc 4. Nghiệp vụ tư vấn a, Khái niệm và phân loại: Là việc đưa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. Do vậy đây là một hoạt đông nghiệp vụ cần được quản lý chặt chẽ và đòi hỏi phải có những giới hạn nhất định trong khi thực hiện công việc. Theo hình thức của hoạt động tư vấn: có tư vấn trực tiếp và gián tiếp. Tư vấn trực tiếp tức là khách hàng có thể gặp gỡ trực tiếp với nhà tư vấn hoặc sưr dụng các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax…để hỏi ý kiến. Còn tư vấn gián tiếp qua sách báo, phương tiện truyền thông để khách hàng nào cũng có thể tiếp cận. Theo mức độ ủy quyền: có tư vấn gợi ý và tư vấn ủy quyền. Theo đối tượng hoạt động: có tư vấn cho người phát hành và tư vấn đầu tư. b, Nguyên tắc chung: - Chuyên viên tư vấn có kiến thức chuyên môn sâu rộng - Không đảm bảo chắc chắn về giá trị của CK - Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn có thể sẽ không hoàn toàn chính xác và nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư. - Không được dụ dỗ, mời gọi khách mua hay bán một loại chứng khoán nào đó. 5. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Đây là hoạt động mà khách hàng ủy thác cho công ty CK thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp nhận. Gồm 4 bước: Bước 1: Công ty chứng khoán và khách hàng tiếp xúc tìm hiểu khả năng của nhau. Bước 2: Công ty và khách hàng tiến hành ký hợp đồng quản lý Bước 3: Thực hiện hợp đồng quản lý Bước 4: khi đến hạn kết thúc hợp đồng hay trong một số trường hợp công ty giải thể, phá sản, ngừng hoạt động… công ty phải cùng với khách hàng bàn bạc và quyết định xem có tiếp tục gia hạn hay thanh lý hợp đồng không. 6. Các nghiệp vụ khác: Nghiệp vụ tín dụng Nghiệp vụ tư vấn tài chính công ty Nghiệp vụ quản lý thu nhập CK. II. Hoạt động tài chính 1. Vốn của công ty CK - Số vốn cần có để thực hiện nghiệp vụ CK được xác định bằng việc cân đối giữa yêu cầu về vốn pháp định và các nhu cầu vốn kinh doanh của công ty. - Phụ thuộc vào yêu cầu của từng thị trường - Phụ thuộc vào các nghiệp vụ triển khai: - bảo lãnh phát hành và tự doanh cần vốn lớn - Môi giới, tư vấn không cần vốn lớn. 2. Cơ cấu vốn Là tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng nợ/vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ đem lại hiệu quả hoạt đông cao. Đặc điẻm: - Công ty CK thường huy động phần lớn tài sản vào việc đầu tư các chứng khoán có thể chuyển đổi thành tiền ngay - Công ty CK thường phụ thuộc nhiều vào các khoản vay ngắn hạn - Công ty CK ở các nước đang phát triển thường được vay vốn nước ngoài. - Tỷ lệ nợphải tuân theo quy định của các cơ quan quản lý. 3. Quản lý và hạn mức kinh doanh - Công ty Ck thường phải duy trì một mức vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán cho người đầu tư. - Để tự doanh, cần có một tỷ lệ dự trữ trên mức lợi tức giao dịch ròng - Đối với môi giới cần duy trì tỷ lệ dự trữ tính trên tổng doanh thu để bù đắp cho các khoản lỗ trong kinh doanh năm đó - Công ty CK còn phải trích từ lãi ròng hàng năm để lập quỹ bố sung vồn điều lệ - Mỗi thị trường có hạn mức kinh doanh khác nhau. C. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán (CtyCK). Sự trưởng thành của các CtyCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 1. Tăng trưởng về số lượng và quy mô của các CtyCK: Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán. Mặc dù số lượng CtyCK đi vào hoạt động từ năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CtyCK vẫn khá tốt, điển hình là các CtyCK đã có thời gian hoạt động lâu như CtyCK Sài Gòn (SSI) - lợi nhuận sau thuế đạt 668,5 tỷ đồng, CtyCK ACB (ACBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 141 tỷ đồng, CtyCK Bảo Việt (BVSC) - lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng... và một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng không chịu lép vế trước các CtyCK đàn anh như: CtyCK Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 125,2 tỷ đồng, CtyCK Đại Việt - lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng, CtyCK Quốc Tế Việt Nam - lợi nhuận sau thuế đạt 23,7 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, các CtyCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến hết ngày 30/6/2007, ngoài 56 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phòng giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 12 chi nhánh, 9 phòng giao dịch và 13 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 31/12/2006). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CtyCK đã thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CtyCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), CtyCK An Bình – ABS (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CtyCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng), CtyCK Kim Long (tăng từ 18 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng). Nâng cao chất lượng hoạt động Về hoạt động môi giới : Tính đến hết ngày 30/6/2007, số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày 31/12/2006). Trong đó, đối với những CtyCK đã có bề dày hoạt động, đều chiếm tỷ trọng cao về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch như: VCBS có 34.490 tài khoản, chiếm 16,52% tổng số tài khoản toàn thị trường; BVSC có 34.395 tài khoản, chiếm 13,48%; CtyCK Sài Gòn (SSI) có 26.746 tài khoản, chiếm 10,48%; CtyCK Ngân hàng Đầu tư (BSC) có 24.525 tài khoản, chiếm 9,61%. Bên cạnh đó, một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, như SBS đạt 7.720 tài khoản, chiếm 3,03% thị phần, ABS đạt 6.104 tài khoản, chiếm 2.39% thị phần, CtyCK Vndirect đạt 5.195 tài khoản, chiếm 2.04% thị phần... Tổng giá trị giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong tháng 6/2007 qua các CtyCK đạt 25.196 tỷ đồng. Những CtyCK có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản (xem bảng dưới đây). Công ty chứng khoán Doanh số giao dịch tháng 6/2007 Thị phần giao dịch tháng 6/2007 VCBS 6.362,5 25,25% ACBS 3.361 13,34% SSI 3.253 12,91% BVSC 2.182 8,66% BSC 1.313 5,21% Đơn vị: tỷ đồng Về hoạt động tự doanh : Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14 CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007). Một số công ty có giá trị tự doanh cuối kỳ tăng khá nhanh và đạt giá trị cao. Đối với khối CtyCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự doanh của 59 CtyCK). Một số công ty đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh mặc dù hoạt động chưa lâu như: CtyCK Ngân hàng Sacombank (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 571 tỷ đồng), CtyCK Vndirect (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 587 tỷ đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 458 tỷ đồng).  Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành: Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CtyCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị (xem bảng dưới đây). Công ty Khối lượng bảo lãnh Giá bảo lãnh (đồng) Vốn chủ sở hữu của CtyCK (tỷ đồng) Hình thức bảo lãnh Số hợp đồng bảo lãnh Giá trị bảo lãnh (triệu đồng) BVSC 5.314 33.500 150 Chắc chắn 1 178 ACBS 880.000 67.000 250 Chắc chắn 1 58.960 Cty CK Thăng Long 108.758 451.000 120 Chắc chắn 2 49.050 Như vậy, các CtyCK đã thực hiện 4 hợp đồng bảo lãnh phát hành với hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn. Các hợp đồng bảo lãnh nói trên đã thực hiện theo đúng quy định hiện hành do giá trị chứng khoán đã được bảo lãnh không vượt quá 50% vốn điều lệ của CtyCK. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, trong thời gian gần đây, có rất ít CtyCK thực hiện việc bảo lãnh phát hành và các công ty chưa chú trọng đầu tư tìm kiếm khách hàng, đào tạo nhân sự, xây dựng quy trình chuẩn để triển khai nghiệp vụ này. Hoạt động tư vấn : - Tư vấn đầu tư chứng khoán: Mảng hoạt động này nhìn chung đã bắt đầu tiến triển với số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty đạt 55 hợp đồng (tại thời điểm 1/1/2007 chỉ có 6 hợp đồng tư vấn đầu tư). Điều này cho thấy trong sự phát triển, các CtyCK đang dần chuyển sang hướng quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, so với khoảng 255.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CtyCK hiện nay, số hợp đồng trên là không đáng kể và tiềm năng để các CtyCK phát triển mảng hoạt động này là không nhỏ. Tuy là CtyCK được cấp phép cuối năm 2006 và triển khai hoạt động chưa lâu, CtyCK An Bình hiện đang có số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán lớn nhất (50 hợp đồng). - Tư vấn niêm yết: Tổng số hợp đồng tư vấn niêm yết tại thời điểm hiện nay của các CtyCK là 100 hợp đồng, trong đó có 9 hợp đồng được ký trong tháng 6/2007 (so với 67 hợp đồng tại thời điểm 1/1/2007). Như vậy, hoạt động tư vấn niêm yết có những dấu hiệu khả quan hơn so với thời điểm đầu năm. Những CtyCK đang thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn niêm yết là CtyCK Sài Gòn (30 hợp đồng), CtyCK Ngân hàng ACB (14 hợp đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á. - Tư vấn khác: Tổng số hợp đồng tư vấn khác tại ngày 30/6/2007 là 305 hợp đồng, trong đó có 77 hợp đồng được ký, 42 hợp đồng được thanh lý trong tháng 6/2007. Các hợp đồng  này chủ yếu là hợp đồng tư vấn cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần. Các công ty có nhiều hợp đồng tại thời điểm này là SSI (42 hợp đồng), ACBS (35 hợp đồng), IBS (32 hợp đồng). Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể so với thời gian đầu năm, các CtyCK đã chú trọng hơn đến nghiệp vụ tư vấn. Không chỉ những công ty đã hoạt động lâu năm mà những công ty được cấp phép trong năm 2006 cũng đã triển khai hoạt động này khá tốt. 2.Những thách thức đối với các CtyCK Với kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 khá vượt trội của nhiều CtyCK trong bối cảnh thị trường rơi vào xu thế trầm lắng, kéo dài sang các tháng của quý III/2007, đã phần nào phản ảnh rõ nét những bước đi vững chắc của các khối CtyCK. Sự ra đời của hàng loạt các CtyCK đã góp phần đáp ứng được nhu cầu dịch vụ cho số lượng đông đảo nhà đầu tư đang ngày một gia tăng, đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các Ct._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37216.doc
Tài liệu liên quan