báo cáo thực tập tổng hợp
I. Tìm hiểu về cho thuê tài chính
1. Bản chất của cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Thay vì phải bỏ tiền ra ngay một lần để mua, bên thuê có thể thuê tài sản bằng một hợp đồng thuê tài chính không huỷ ngang. Hết thời hạn thuê, bên thuê được mua lại tài sản thuê với giá tượng trưng do hai bên thoả thuận và hưởng trọn quyền sở hữu tài
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản đó
2. Quy trình cho thuê tài chính
Hoạt dộng cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay thường có sự tham gia của ba bên : Công ty cho thuê tài chính, bên thuê và nhà cung cấp máy móc thiết bị theo quy trình như sau:
(1)Thoả thuận về lựa chọn máy móc, thiết bị giữa bên thuê và nhà cung cấp máy móc, thiết bị
(2)Hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên thuê và Công ty cho thuê tài chính
(3)Hợp đồng mua bán giữa Công ty cho thuê tài chính và nhà cung cấp máy móc, thiết bị
(4)Nhà cung cấp giao hàng, lắp đặt, bảo dưỡng cho bên thuê
(5)Công ty cho thuê tài chính thanh toán cho nhà cung cấp
(6)Bên thuê thanh toán tiền thuê cho Công ty cho thuê tài chính
3. Lợi ích của thuê tài chính
Các bên tham gia hoạt động cho thuê tài chính đều bình đẳng và cùng có lợi. Tuy nhiên thuê tài chính tỏ ra có ưu thế đặc biệt với bên đi thuê. Cụ thể là :
* Giúp doanh nghiệp kịp thời hiện đại hoá sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới kể cả trong diều kiện thiếu vốn tự có
* Không nhất thiết phải có tài sản thế chấp
* Không ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng của doanh nghiệp
* Thanh toán tiền thuê linh hoạt theo thoả thuận của hai bên (tháng, quý, năm) phù hợp với chu chuyển vốn của doanh nghiệp
* Hết thời hạn thuê, doanh nghiệp được mua lại tài sản với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của tài sản và được nhận quyền sở hữu tài sản đó
* Giúp doanh nghiệp không bị đọng vốn trong tài sản cố định
* Giúp doanh nghiệp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do tiền thuê được tính vào chi phí hợp lý
II. Tìm hiểu về Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
Trong quá trình CNH-HĐH đất nước, nhu cầu thuê mua tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng. Do đó, tháng 5-1995, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra quyết định số 149/QĐ-NH5 về thể lệ g cho thuê tài chính. Ngân hàng Công thương Việt Nam căn cứ vào đó để thành lập Phòng tín dụng thuê mua vào tháng 7/1995.
Đến tháng 10-1995, Chính phủ ban hành nghị định số 64/CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam. Theo đó, các ngân hàng muốn thực hiện nghiệp vụ này phải thành lập một công ty độc lập. Lúc này, Phòng tín dụng thuê mua - tiền thân của Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam -ngoài việc tiếp tục thực hiện các nhiiệm vụ được giao còn chuẩn bị các điều kiện để thành lập Công ty cho thuê tài chính
Ngày 26-1-1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 53/1998/QĐ-NH5 về việc thành lập Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
-Tên tiếng Việt : Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
-Giấy phép kinh doanh số 112446 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 28/3/1998
- Vốn điều lệ khi thành lập là 55 tỷ đồng và đến nay được nâng lên là 75 tỷ đồng
Theo điều 2 của quyết định này " Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam là một thành viên hạch toán độc lập của Ngân hàng Công thương Việt Nam, được Ngân hàng Công thương Việt Nam cấp vốn điều lệ , có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quy định tại điều lệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam"
Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cho thuê tài chính với chức năng cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho khách hàng thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị. Về mặt cơ cấu tổ chức, Công ty có đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản ở trong nước và tập huấn nhiều khoá ở nước ngoài về cho thuê tài chính
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
a. Những hoạt động chủ yếu của Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
- Cho thuê tài chính các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê tài chính nhằm phục vụ cho mục đích hoạt đông của mình
- Được phép trực tiếp nhập khẩu và tái xuất đối với các tài sản cho thuê tài chính
- Tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính
- Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được cơ quan nhà nước cho phép
b. Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
Bắt đầu từ tháng 5-1998, Công ty khai trương hoạt động. Trong khoảng thời gian hơn ba năm qua, Công ty đã hoạt động theo phương châm kinh doanh "An toàn -Hiệu quả -Phát triển" và đã thu được những kết quả khả quan. Hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường với yếu tố cạnh tranh ngày càng mạnh giữa 9 Công ty cho thuê tài chính lần lượt xuất hiện ở Việt Nam, Công ty xác định là phải luôn chủ động, tích cực, tăng cường tiếp thị để chọn khách hàng tốt đồng thời phải nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng
Trong thời gian đầu, Công ty đã tổ chức các hội nghị khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với 23 tổng công ty và gần 100 doanh nghiệp để quảng bá về một dịch vụ mới -mới ngay cả trên thế giới và ở Việt Nam. Đến nay, Công ty có thị phần khá lớn trên địa bàn các thành phố như :Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hạ Long. . .
Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm, số liệu về số hợp đồng được ký kết và tổng giá trị các hợp đồng như sau:
Bảng 1
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Giá trị HĐ
13938
53089
90814
Số lượng HĐ
11
31
47
Như vậy, tính đến ngày31/12/2000, Công ty đã thực hiện được 89 hợp đồng cho thuê tài chính với tổng giá trị hợp đồng trên 155 tỷ đông. Số hợp đồng ký kết tăng nhanh qua các năm. Một mặt, đây là hiện tượng thường thấy của các công ty khi mới ra đời. Mặt khác, nó phản ánh hiệu quả hoạt động và triển vọng của Công ty trong tương lai trong một lĩnh vực mới mẻ này
Từ cái nhìn tổng quát trên đây, ta sẽ tìm hiểu sâu thêm về cơ cấu đầu tư của Công ty theo ngành nghề.
Bảng 2
Đơn vị :triệu đồng
Ngành KT
1998
1999
2000
SốHĐ
Giá trị HĐ
%
Số HĐ
Giá trị HĐ
%
Số HĐ
Giá trị HĐ
%
Công nghiệp
2
7726
55, 4
12
40776
76, 8
22
65220
72, 3
GTVT
7
5089
36, 6
9
4141
7, 8
6
3893
4, 3
Xây dựng
1
822
5, 9
8
7768
14, 6
13
17514
19, 1
Nông nghiệp
0
0
0
0
0
0
2
3145
3, 2
Ngành khác
1
301
2, 1
2
404
0, 8
4
1042
1, 1
Tổng số
11
13938
100
31
53089
100
47
90148
100
Nếu xét theo cơ cấu ngành nghề, hoạt động cho thuê tài chính của Công ty có sự dịch chuyển phù hợp với xu hướng chuyển dịch các ngành kinh tế nói chung. Tỷ trọng cho thuê tài chính thuê ngành xây dựng tăng mạnh từ 5, 9% (năm 1998) lên 19, 1 % (năm 2000). Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng như hiện nay, các công ty xây dựng có nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị rất lớn. Tình hình thực tế đó gúp Công ty có cơ hội tìm được nhiều hợp đồng tốt. Bởi thế, đây là lĩnh vực Công ty chú ý khai thác trong những năm tới
Năm 2000 là năm ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của Công ty trong lĩnh vực nông nghiệp. Công ty ký được 2 hợp đồng với tổng giá trị 3 tỷ đồng để cho thuê tài chính máy chế biến nông sản. Chế biến nông sản được dự báo là ngành phát triển mạnh trong những năm tới. Công ty rất chú ý tới lĩnh vực này. Khi có đự án tốt là Công ty sẵn sàng cho thuê tài chính nhằm mục đích đa dạng hoá ngành nghề cho thuê tài chính, san sẻ rủi ro, nhích dần thị phần. Tuy nhiên, cho thuê tài chính trong nông ngiệp có đặc thù về :kinh nghiệm của nhân viên, nhà cung cấp, mạng lưới chi nhánh. . . . Do đó, trước mắt, Công ty mới cho thuê tài chính với các doanh ngiệp nhà nước nếu đã xây dựng được các dự án có độ an toàn cao
Xét một cách tổng thể từ khi hoạt dộng đến nay, đối tượng cho thuê tài chính chủ yếu của Công ty là các máy móc sản xuất công nghiệp. Điều này có thể lý giải khi nhìn vào quá trình CNH_HĐH đất nước rất mạnh mẽ từ 1990 đến nay cũng như sự lớn mạnh của ngành công ngiệp với nhu cầu thuê tài chính rất đa dạng và bức xúc. Từ thực tế trên đây, Công ty xác định thị trường trọng tâm trong những năm tới vẫn là ngành công ngiệp
Để dánh giá cụ thể hơn hoạt động của Công ty từ 1998 đến nay, ta sẽ xem xét Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
Bảng 3
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Doanh thu
2725
5621
6871
Chi phí
546
1168
2140
Lơi nhuận trước thuế
2179
4453
4731
Thuế thu nhập
698
1425
1574
Lợi nhuận sau thuế
1481
3028
3217
Trong 2 năm đầu tiên, Công ty chưa sử dụng hết nguôn vốn tự có. Do đó, bên cạnh doanh thu của hoạt động cho thuê tài chính -hoạt động cơ bản, mang tính sống còn của Công ty - thì nguồn thu từ việc gửi số vốn tạm thời nhàn rỗi vào ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí lấn át cả hoạt động chính. Năm 2000 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Công ty về giá trị tài sản cho thuê tài chính . Hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng có lãi với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có là 8, 6% -môt tỷ lệ tương đối khả quan
3. Đánh giá về tình hình kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam
Khoảng thời gian 3 năm không phải là dài đối với một công ty nhưng những gì Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam làm được là rất có ý nghĩa
*Với một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, Công ty đã phát huy được năng lực của nhân viên. Cho thuê tài chính là ngiệp vụ mới mẻ ở Việt Nam nên rất khó khăn cho cán bộ của Công ty. Nó đòi hỏi hiểu biết về luật thương mại, kiến thức chuyên môn, khả năng giao tiếp, đàm phán và quản lý dự án. Công ty là môi trường tốt để mỗi nhân viên, mỗi phòng ban phát huy năng lực của mình
*Hoạt độngkinh doanh của công ty đạt kết quả tốt: làm ăn có lãi, số hợp đồng và giá trị các hợp đồng không ngừng tăng trưởng, lĩnh vực kinh doanh ngày càng đa dạng, chưa có khoản cho thuê nào phát sinh nợ quá hạn.
*Công ty đẫ khai thác tốt mối quan hệ sẵn có giữa khách hàng với Ngân hàng Công thương. Ngân hàng và Công ty đã kết hợp với nhau để giữ khách. Với những khách chưa đủ điều kiện vay vốn, Ngân hàng có thể giới thiệu sang Công ty. Nhờ tận dụng tốt mối quan hệ này, Công ty đã thu hút được nhiều khách hàng và nhà cung cấp có uy tín.
Bên cạnh nhưng mặt tích cực trên, hoạt động của Công ty còn bộc lộ một số hạn chế như:
-Phạm vi khách hàng còn bó hẹp: Công ty hiếm khi cho các doanh nghiệp nhỏ thuê tài sản. Như một thông lệ, công ty chỉ tài trợ những doanh nghiệp có ít nhất ba năm có lãi. Tất nhiên trong thời gian đầu, phương châm “thận trọng” khi cho thuê là đúng đắn nhưng về lâu dài đó không thể là yếu tó cản trở sự lớn mạnh của công ty.
-Đến nay, Công ty chưa xác định được loại tài sản cho thuê chuyên biệt. Công ty cho thuê tài sản theo đề xuất của khách hàng một cách thụ động. Điều này có nghiã là Công ty chưa có loại tài sản cho thuê đặc thù để tăng lợi thế cạnh tranh với Công ty khác.
-Phía doanh nghiệp nhìn chung có cùng ý kiến là phí cho thuê không hợp lý (đắt đỏ hơn đi vay ngân hàng để mua thiết bị). Xét về lý thuyết, rõ ràng phí thuê phải cao hơn lãi xuất cho vay cùng kì hạn của ngân hàng vì hoạt động thuê mua phát sinh nhiều chi phí hơn. Phí suất cho thuê được tính trên cơ sở lãi xuất cho vay cùng kỳ hạn của ngân hàng nhưng luôn cao hơn 1, 5% - 2% để trang trải tiền lãi huy động vốn và các chi phí liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. Công ty cho thuê tài chính nhờ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nên thuận tiện hơn nhiều so với việc một khách hàng tự vay vốn để đầu tư máy móc. Khách phải chịu nhiều chi phí trung gian hơn trong quá trình mua bán. Hơn nữa, Công ty cho thuê khi thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính thường ít gặp rủi do hơn ngân hàng cho vay trung và dài hạn. Từ những lý do trên, Công ty phải thấy rằng việc nghiên cứu để giảm chi phí cho thuê là một đòi hỏi khách quan.
4. Phương hướng phát triển của công ty cho thuê tài chính NHCTVN.
a. Một định hướng lớn của Công ty kể cả trước mắt và lâu dài là phải đa dạng hoá các hình thức cho thuê và nâng cao hiệu quả kinh tế của nghiệp vụ cho thuê. Hiện nay, Công ty chủ yếu vẫn thực hịên những hợp đồng cho thuê ba bên. Loại hợp đồng trên vẫn quan trọng nhất trong các hợp đồng cho thuê đối với các doanh nghịêp vừa và nhỏ. Công ty nghiên cứu để bổ sung các hình thức cho thuê sau:
*Mua và cho thuê lại hình thức cho thuê tài chính. Theo hình thức này công ty cho thuê tài chính mua lại máy móc, thiết bị phương tiện vận chuyển và các động sản khác thuộc sở hữu của bên thuê cho bên thuê thuê lại các tài sản đó dưới hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình. Trong thực tế nhiều doanh nghiệp phải dùng tới vốn lưu động để trang bị TSCĐ nên thường xuyên ở trong tình trạng thiếu vốn lưu động. Néu công ty cho thuê tài chính thực hiện nghiệp vụ này các doanh nghiệp sẽ được tháo gỡ khó khăn về vốn.
*Cho thuê liên kết: với một hợp đồng có giá trị lớn hoặc mang tính đặc chủng, công ty có thể liên kết với một công ty cho thuê tài chính khác hoặc nhà cung cấp để cùng tài trợ vốn. Nghiệp vụ cho thuê sẽ giúp tận dụng ưu thế của các bên và rủi ro sẽ được san sẻ bớt.
b. Nghiệp vụ cho thuê tài chính còn rất mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Muốn phát triển nghiệp vụ này trong điều kiện KT- XH nước ta, công ty sẽ tích cực tuyên truyền, tiếp thị để các khách hàng mục tiêu hiểu lợi ích của hoạt động này.
c. Công ty ý thức được rằng: Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ có vai trò vô cùng quan trọng. Đó là điều kiện để các cán bộ nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới để vững vàng trong một lĩnh vực chưa phải là quen thuộc ở Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn :TS Phan Thu Hà
Sinh viên thực hiện : Phạm Lê Huyền Minh
Đề tài :Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động cho thuê tài
chính tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng công thương Việt Nam
Đề cương
Chương I. Một số vấn đề cơ bản về cho thuê tài chính
I. Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động cho thue tài chính
1. Sự xuất hiện hoạt động cho thuê tài sản
2. Các giai đoạn phát triển của hoạt động cho thuê tài chính
II. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ cho thuê tài chính
1. Quan niệm về cho thuê tài chính và các cách phân loại hợp đồng cho thuê tài chính
1. 1. Quan niện về cho thuê tài chính
1. 2. Các cách phân loại hợp đồng cho thuê tài chính
2. Những nhân tố cấu thành một giao dịch cho thuê tài chính
3. Các phương thức cho thuê tài chính chủ yếu
4. Ra quyết định trong giao dịch cho thuê tài chính
III. Lợi ích và hạn chế của cho thuê tài chính
1. Lợi ích của cho thuê tài chính
2. Hạn chế của cho thuê tài chính
Chương II. Thực trạng tiến hành nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
I. Tìm hiểu về cho thuê tài chính trên thế giới và ở Việt Nam
1. Cơ sở kinh tế –xã hội để phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam
2. Các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động cho thuê tài
chính
3. Các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
4. Một số kinh nghiệm phát triển thị trường cho thuê tài chính của các nước trên thế giới
II. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
III. Thực trạng tiến hành nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
1. Về khách hàng
2. Về giá trị các hợp đồng cho thuê tài chính
3. Về lợi nhuận của Công ty
4. Đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của Công ty trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính
Chương III. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt đông cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam
I. Định hướng phát triển của Công ty
II. Giải pháp phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Công thương Việt Nam
1. Mở rộng thị trường cho thuê tài chính đi đôi với việc phòng chống rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính
2. Đa dạng hoá các nghiệp vụ cho thuê tài chính
3. Tạo lập các nguồn vốn hoạt động
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo
5. ổn định về tổ chức và đào tạo cán bộ
III. Kiến nghị
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC202.doc