Báo cáo Thực tập tại Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam

Mục lục Trang Lời mở đầu 3 1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 4 2. Cơ cấu tổ chức và sản xuất của công ty 6 2.1. Bộ máy tổ chức 6 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty 6 2.2.1. Hội đồng Quản trị 6 2.2.2. Ban Giám đốc 7 2.2.3. Phòng Tổ chức Hành chính 8 2.2.4. Phòng kinh doanh 9 2.2.5. Phòng Tài chính kế toán 10 2.2.6. Phòng Kế hoạch nguồn vốn 11 2.2.7. Phòng kiểm tra nội bộ 11 3. Các kết q

doc38 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả hoạt động chủ yếu của công ty 12 3.1. Về cơ sở vật chất 12 3.2. Về lao động và tiền lương 12 3.3. Về vốn 13 3.4. Về kết quả hoạt động kinh doanh 15 3.4.1. Số lượng và giá trị các hợp đồng 15 3.4.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ 16 3.4.3. Cơ cấu ngành cho thuê của công ty 17 3.4.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 19 3.5. Các hoạt động khác của công ty 21 4. Đánh giá hoạt động Quản trị của công ty 22 4.1. Hoạt động Marketing 22 4.2. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực 23 4.3. Xây dựng, thực hiện chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp 24 4.3.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp 24 4.3.2. Thực hiện chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp 25 4.4. Hoạt động Quản trị Tài chính 26 4.4.1. Hoạt động huy động vốn của công ty 26 4.4.2. Hoạt động cho thuê tài chính 27 4.5. Các hoạt động quản trị khác của công ty 28 4.5.1. Kiểm tra kiểm soát nội bộ 28 4.5.2. Nộp ngân sách trích lập và sử dụng các quỹ 29 5. Đánh giá chung và phương hướng phát triển của Công ty Cho thuê tài chính NHCT Việt Nam 29 5.1. Đánh giá chung 29 5.1.1. Những kết quả đạt được 29 5.1.2. Một số tồn tại, hạn chế 32 5.2. Phương hướng phát triển của công ty cho thuê tài chính NHCT Việt Nam 34 5.2.1. Mục tiêu kinh doanh trong năm 2006 34 5.2.2. Một số phương hướng công tác trong thời gian tới 35 kết luận 37 Lời mở đầu Bất cứ một quốc gia nào, để phát triển nền kinh tế đất nước đều phải chú trọng đến đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị cho phù hợp với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật của thời đại, vì đây là điểm mấu chốt của quá trình tăng trưởng kinh tế. Nước ta đang trong quá trình CNH-HĐH. Để làm được điều này, Việt Nam đã và đang áp dụng những biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên việc đổi mới máy móc thiết bị cần một lượng vốn rất lớn. Với khá nhiều tiện ích, đồng thời mức độ rủi ro lại thấp, cho thuê tài chính tỏ ra là một nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn có nhiều ưu điểm có thể linh hoạt đáp ứng yêu cầu tín dụng của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy cho thuê tài chính góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Thực tế qua hơn 10 năm hoạt động của các Công ty Cho thuê tài chính ở Việt Nam đã góp phần tạo ra một kênh dẫn vốn mới, khơi thông nguồn vốn trung - dài hạn, làm giảm sức ép, giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng Thương mại trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế. Cho thuê tài chính đã góp phần đa dạng hoá các hoạt động của các tổ chức tín dụng, tuy nhiên đó còn là một hoạt động mới mẻ ở Việt Nam và thậm chí mới cả trên thế giới. Là sinh viên khoa QTKD trường Đại học Kinh tế Quốc dân, không ngoài mục đích củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kết hợp học tập ở trường và trải nghiệm thực tiễn, em đã chọn Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam là đơn vị để hoàn thành quá trình thực tập của mình. Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn đến các cô chú trong Phòng Kế hoạch cũng như các phòng ban khác của Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến cô Ngô Thị Việt Nga đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. 1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhu cầu về vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời nhằm đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng. Tháng 5/1995, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra quyết định số 149/QĐ-NH5 về thể lệ cho thuê tài chính. Ngân hàng Công thương Việt Nam căn cứ vào đó để thành lập Phòng tín dụng thuê mua vào tháng 7/1995. Ban đầu, Phòng tín dụng Thuê mua có chức năng nhiệm vụ như sau: Khai thác tài sản bắt nợ; thực hiện các dự án liên doanh, liên kết giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam với các doanh nghiệp khác; Nghiên cứu các văn bản về Tín dụng thuê mua để thực hiện các dự án Cho thuê.  Đến tháng 10-1995, Chính phủ ban hành nghị định số 64/CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam. Theo đó, các ngân hàng muốn thực hiện nghiệp vụ này phải thành lập một công ty độc lập. Lúc này, Phòng tín dụng thuê mua - tiền thân của Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam -ngoài việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao còn chuẩn bị các điều kiện để thành lập Công ty Cho thuê Tài chính. Ngày 26-1-1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 53/1998/QĐ-NH5 về việc thành lập Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tại Điều 2 của Quyết định này nêu rõ: “Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam là một pháp nhân, là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Ngân hàng Công thương Việt Nam được Ngân hàng Công thương Việt Nam cấp vốn điều lệ, có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ về tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quy định trong Điều lệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam”. -Tên tiếng Việt : Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng Công thương Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Leasing Company of Industrial and Commercial Bank of Viet Nam Viết tắt là ICBV – LC - Hình thức pháp lý: thuộc loại hình doanh nghiệp hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Trụ sở chính: 16 phố Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, Hà Nội. - Tel: (04) 7331985 - Fax: (84) 7333579 - Giấy phép kinh doanh số 112446 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 28/3/1998 - Vốn điều lệ khi thành lập là 55 tỷ đồng, tháng 7 năm 2001 bổ sung thêm 20 tỷ, vốn điều lệ hiện nay là 105 tỷ. Bắt đầu từ tháng 5-1998, Công ty khai trương hoạt động. Trong khoảng thời gian hơn ba năm đầu, Công ty đã hoạt động theo phương châm kinh doanh "An toàn - Hiệu quả - Phát triển" và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường với yếu tố cạnh tranh ngày càng mạnh giữa 9 Công ty cho thuê tài chính lần lượt xuất hiện ở Việt Nam, Công ty xác định là phải luôn chủ động, tích cực mở rộng các biện pháp quảng cáo, tăng cường tiếp thị để chọn khách hàng tốt đồng thời phải nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng nhằm tăng thị phần và khẳng định cũng như củng cố vị thế của công ty. Trong thời gian đầu, Công ty đã đẩy mạnh các biện pháp tiếp thị, khuyến thị; tổ chức các hội nghị khách hàng, tiếp xúc trực tiếp với 23 tổng công ty và gần 100 doanh nghiệp ở miền Bắc, ở Thành phố Hồ Chí Minh và Khu Công nghiệp Bình Dương để quảng bá về một dịch vụ mới, mới không chỉ ở Việt Nam mà còn mới ngay cả trên thế giới. 2. Cơ cấu tổ chức và sản xuất của công ty. 2.1. Bộ máy tổ chức Công ty Cho thuê Tài chính NHCT Việt Nam đ−ợc tổ chức d−ới hình thức là một Công ty con của NHCT Việt Nam, hoạt động với t− cách độc lập về pháp lý. Tổ chức bộ máy của Công ty đ−ợc thể hiện qua sơ đồ nh− sau: Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kinh doanh Phòng Tài chính Kế Toán 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty 2.2.1. Hội đồng quản trị Quản trị công ty là Hội đồng quản trị, gồm: Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có 3 thành viên: 01 thành viên là Chủ tịch HĐQT, 01 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc, 01 thành viên Hội đồng quản trị kiêm trưởng Ban kiểm soát. HĐQT Công ty Cho thuê Tài chính thực hiện chức năng quản trị hoạt động của Công ty Cho thuê Tài chính, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Công ty Cho thuê Tài chính theo nhiệm vụ Ngân hàng Công thương giao và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Nhận vốn và các nguồn lực khác do Ngân hàng Công thương giao. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sau khi được HĐQT Ngân hàng Công thương chấp nhận. Trình Ngân hàng Công thương Việt Nam về các vấn đề có liên quan. Phê chuẩn phương án hoạt đông kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của Công ty Cho thuê Tài chính do Giám đốc đề nghị. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó phòng (tại trụ sở chính ), Giám đốc, Phó giám đốc các chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện trực thuộc tại công ty theo đề nghị của Giám đốc. Quyết định về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành tại trụ sở chính; của văn phòng đại diện. Chi nhánh trực thuộc công ty theo đề nghị của Giám đốc. Ban hành quy chế viên chức, quy chế trả lương, quy chế tài chính, quy chế khen thưởng, kỷ luật và các quy chế quản lý nội bộ khác áp dụng trong Công ty cho thuê Tài chính. Quy định về lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ hoa hồng, mức tiền thưởng, tiền phạt, phí cho thuê đối với khách hàng theo quy định của pháp luật. Ban hành quy chế của HĐQT, Ban kiểm soát HĐQT Công ty. Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ. Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách, chế độ, quy chế của Ngân hàng Nhà nước và NHCT về hoạt động cho thuê tài chính. Thông qua báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của Công ty Cho thuê Tài chính Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.2.2. Ban Giám đốc Ban Giám đốc của Công ty Cho thuê Tài chính NHCT Việt Nam bao gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty Cho thuê tài chính, chịu trách nhiệm trước HĐQT công ty, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc: + Cùng Chủ tịch HĐQT công ty ký nhận vốn và các nguồn lực khác do NHCT giao để quản lý và sử dụng. + Trình HĐQT Công ty Cho thuê Tài chính những vấn đề có liên quan. + Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế để trình HĐQT công ty phê duyệt. + Điều hành và quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cho thuê Tài chính, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty Cho thuê Tài chính. + Được áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, sự cố….). +Tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, quyết định việc chấm dứt hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, lương và phụ cấp đối với người lao động Công ty Cho thuê Tài chính. + Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và HĐQT Công ty Cho thuê Tài chính. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. 2.2.3. Phòng Tổ chức Hành chính Có chức năng làm tham m−u, giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện các quy chế của Nhà n−ớc, NHNN, NHCT VN và Quy định nội bộ của Công ty về tổ chức cán bộ, quản lý lao động tiền l−ơng, đào tạo hành chính quản trị, tổng hợp, văn phòng, đáp ứng yêu cầu của công tác kinh doanh. + Quản lý quĩ tiền lương, chi trả lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động; xây dựng kế hoạch và lập các báo cáo về người lao động, tiền lương theo qui định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. + Giúp Giám đốc lựa chọn tuyển dụng quản lý lao động, cho thôi việc, khen thưởng kỷ luật viên chức, công chức; xây dựng bộ máy tổ chức, điều hoà phân công lao động giữa các phòng bảo đảm phát huy năng lực tốt của từng cá nhân. + Bố trí, xắp xếp chương trình làm việc cho Ban giám đốc, quản lý hành chính văn thư lưu trữ, tổ chức hội nghị tổng kết, tập huấn hội thảo, thực hiện công tác tạp vụ vệ sinh, phụ trách bảo vệ, tổ chức các phong trào thi đua... 2.2.4. Phòng kinh doanh - Phòng kinh doanh có chức năng tham m−u cho Giám đốc trong việc đề ra chiến l−ợc kinh doanh của Công ty phù hợp với đ−ờng lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà n−ớc và của ngành trong từng giai đoạn, triển khai hoạt động kinh doanh của Công ty với mục tiêu phát triển, an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật. - Phòng kinh doanh làm nhiệm vụ: + Soạn thảo các cơ chế nghiệp vụ cho thuê tài sản trên cơ sở các văn bản của Nhà nước, ngân hàng Nhà nước. Chủ động đề xuất, kiến nghị các biện pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động của công ty phát triển tốt. Tính toán đề xuất mức lãi suất cho thuê từng thời kỳ trình Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam duyệt. + Nghiên cứu, thẩm định các dự án xin thuê tài sản. Soạn thảo hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng mua tài sản và tiến hành mua tài sản để cho thuê. + Chủ động tiếp thị, đề suất các hình thức quảng cáo, tiếp thị nhằm tìm kiếm khách hàng tốt, có nhu cầu đổi mới thiết bị để cho thuê đảm bảo an toàn, hiệu quả. + Thoả thuận với khách hàng lựa chọn loại hình và công ty bảo hiểm, làm thủ tục mua bảo hiểm và đòi bồi thường trong trường hợp tài sản thuê gặp rủi ro. + Đăng ký và đính nhãn mác sở hữu đối với tài sản cho thuê. Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của bên thuê. Tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng tài sản thuê, đôn đốc bên thuê trả tiền thuê đúng hạn. + Phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán và phòng Tổng hợp trong việc xử lý các tài cho thuê khi tài sản cho thuê buộc phải thu hồi trước thời hạn, khi gặp các rủi ro khác hoặc khi thanh lý hợp đồng cho thuê khi hợp đồng hết hạn. 2.2.5. Phòng Tài chính kế toán Chức năng: làm tham m−u cho Giám đốc tổ chức, thực hiện hạch toán, kế toán, thống kê mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng Pháp lệnh kế toán, thống kê của Nhà n−ớc và quy định của NHNN, NHCT Việt Nam. Nhiệm vụ: + Tổ chức hạch toán, kế toán, lưu trữ thông tin chứng từ nghiệp vụ cho thuê tài sản và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chế độ kế toán hiện hành. + Tính toán, kiểm tra, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam theo qui định hiện hành. + Theo dõi các hợp đồng cho thuê để thu lãi cho thuê, vốn gốc đúng kỳ hạn; Kiểm soát chứng từ chi tiêu đảm bảo đúng nguyên tắc về chế độ chứng từ. + Phối hợp với phòng Tổng hợp và phòng Kinh doanh để thực hiện các hoạt động có liên quan, đảm bảo theo đúng chế độ tài chính kế toán của Nhà nước và của NHCT Việt Nam. 2.2.6. Phòng Kế hoạch nguồn vốn Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc tổ chức thực hiện các quy chế về công tác kế hoạch, thống kê, tổ chức, khai thác nguồn vốn và công tác thi đua, khen thưởng trong công ty. Nhiệm vụ: + Lập kế hoạch tổng hợp về nguồn vốn và sử dụng vốn + Lập kế hoạch kinh doanh của công ty + Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong công ty + Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của Giám đốc. 2.2.7. Phòng kiểm tra nội bộ Chức năng: giúp giám đốc công ty kiểm tra công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty bảo đảm theo đúng pháp luật của nhà nước, Điều lệ của ngân hàng Công thương Việt Nam, Điều lệ và quy định nội bộ của công ty; giúp Giám đốc công ty kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của công ty trong việc chấp hành các quy định, Chế độ đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Nhiệm vụ: + Kiểm tra toàn diện các nội dung có liên quan đến từng hồ sơ, từng hợp đồng cho thuê tài chính về tính pháp lý, nguyên tắc đảm bảo an toàn, thực hiện theo đúng qui trình nghiệp vụ v.v… kiểm tra việc chấp hành văn bản về cho thuê tài chính của Nhà nước và Hội đồng quản trị của Ngân hàng Công thương Việt Nam. + Kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài chính, quy chế quản lý trong việc quản lý mua sắm tài sản, trích lập và sử dụng các quĩ, nộp ngân sách Nhà nước, thực hiện đơn giá và thực hiện quỹ tiền lương, công tác thu chi, tồn quỹ tiền mặt, việc bảo đảm an toàn chìa khoá két, bảo quản các chứng từ quan trọng ... + Kiểm tra việc tổ chức hạch toán kế toán, thống kê, lưu trữ chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. + Tiếp nhận các đơn thư khiếu nại có liên quan đến hoạt động của công ty và cán bộ công nhân viên trong công ty, điều tra, xác minh và có biện pháp xử lý. 3. Các kết quả hoạt động chủ yếu của công ty 3.1. Về cơ sở vật chất Trụ sở Công ty Cho thuê Tài chính NHCT Việt Nam: 16, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội Trụ sở chính: là toà nhà 4 tầng với tổng diện tích hơn 1000m2, bao gồm đầy đủ diện tích để làm việc, bãi để xe. Phương tiện đi lại: 03 xe ôtô, trong đó 02 xe 5 chỗ ngồi, 01 xe 15 chỗ ngồi. Điều kiện làm việc: Công ty có hệ thống gồm 20 máy tính được nối mạng, mỗi phòng có 01 máy in và 01 máy fax, điều hoà nhiệt độ... 3.2. Về lao động và tiền lương Tổng số lao động của Công ty là 76 người. Cơ cấu lao động của Công ty như sau: + Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc + Phòng Tổ chức Hành chính: 01 Trưởng phòng, 16 nhân viên + Phòng Kinh doanh: 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng, 20 nhân viên +Phòng Kế hoạch nguồn vốn: 01 Trưởng phòng, 06 nhân viên +Phòng Kiểm tra nội bộ: 01 trưởng phòng, 05 nhân viên Cơ cấu nhân sự và tổ chức cán bộ còn ch−a phù hợp. Hiện nay, Công ty mới chỉ có 76 nhân viên trong đó có 10 cán bộ phòng kế toán và 22 cán bộ phòng kinh doanh là nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cho thuê. Đây quả thực là con số ít ỏi so với nhu cầu của Công ty. Do đó mỗi cán bộ phải đảm đ−ơng rất nhiều công việc, vừa thẩm định vừa quản lý tài sản thuê, lại phải kiêm cả tiếp thị, quảng cáo. Hơn nữa không phải tất cả mọi nhân viên đều nắm vững về nghiệp vụ cho thuê, đồng thời kiến thức của cán bộ Công ty về các loại máy móc thiết bị, về kỹ thuật còn hạn chế. Sự thiếu thốn về nhân sự gây khó khăn trong việc phân công và thực hiện các nhiệm vụ của Công ty. Về tiền lương: + Giám đốc, các Phó giám đốc: 05 triệu đồng/tháng + Trưởng phòng, Phó phòng: 03 triệu đồng/tháng + Nhân viên: 1,5 triệu đồng/tháng/người Ngoài ra còn có tiền thưởng, phụ trợ cấp… Với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như Công ty Cho thuê Tài chính NHCTVN thì mức lương khá cao như vậy là điều dễ hiểu. Tuy nhiên nếu xét về bề dày hoạt động của Công ty mới chỉ hơn 7 năm thì mức lương như vậy là rất đáng kể. Điều đó còn cho thấy Công ty đang kinh doanh thực sự có hiệu quả. 3.3. Về vốn Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Thấm nhuần quan điểm này, trong những năm qua, Công ty tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh việc chủ động khai thác vốn, đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, đáp ứng yêu cầu cho thuê tài chính. Nguồn vốn tự có lúc đầu của Công ty CTTC-NHCT VN là 55 tỷ và đến nay là 105 tỷ, số vốn này khá nhiều so với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nh−ng do nhu cầu thuê tài sản tăng rất nhanh nên số vốn tự có của Công ty không đáp ứng nổi. Trong những năm 1998, 1999, 2000, 2001 Công ty sử dụng vốn tự có và vay vốn của NHCT VN. B−ớc sang năm 2002, do nhu cầu tăng tr−ởng đầu t− đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Công ty đã tự huy động vốn một phần bằng cách phát hành trái phiếu, nhận tiền gửi không kỳ hạn trên một năm hoặc đi vay của các tổ chức tín dụng khác nhằm từng b−ớc đa dạng hoá nghiệp vụ, chủ động vốn trong kinh doanh. Đến ngày 31/12/2004 nguồn vốn tự huy động của Công ty đạt 162 tỷ đồng, bằng 28% so với tổng nguồn vốn, tăng hơn so với cùng kỳ năm tr−ớc 8%, bao gồm phát hành trái phiếu công ty, nhận tiền gửi có kỳ hạn, đi vay của các tổ chức tín dụng khác. Dưới đây là cơ cấu vốn của Công ty trong một số năm gần đây: Bảng1: Cơ cấu nguồn vốn. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm1999 Năm2001 Năm2002 Năm2004 Năm2005 Vốn CSH 55,000 79,860 82,450 155,000 165,000 Vốn vay 4,572 167,595 288,899 303,200 423,800 Tổng nguồn vốn 59,572 247,455 371,349 458,200 588,800 Nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm. Tổng vốn tăng nhiều nhất trong giai đoạn từ năm 1999-2001. Năm 1999, quy mô của vốn nhỏ và vốn CSH chiếm tỷ trọng lớn (92,3%) là do công ty mới được thành lập và hoạt động được hơn 1 năm, vốn chủ yếu là do NHCT cấp. Quy mô vốn tăng nhanh vào năm 2001 là do công ty đã tạo dựng được vị thế nhất định, có biện pháp huy động, thu hút vốn, vay vốn… Từ năm 2001-2005, nguồn vốn tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau, từ 2001-2002 tăng 50%, từ 2002-2004 chỉ tăng 23,4% trong 2 năm, tuy nhiên từ 2004-2005 lại tăng 28,5%. Giai đoạn 2001-2002 tăng nhanh là do năm 2002 Công ty đã chủ động, tích cực tìm nguồn vốn và tổ chức thực hiện việc huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau như: Nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm, đi vay các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu công ty …; Giai đoạn 2002-2004 có dấu hiệu tăng chậm lại là do chính sách của Chính phủ thay đổi theo chiều h−ớng điều tiết để hội nhập khu vực và thế giới đã tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh của một số ngành nghề trong n−ớc. Từ 2004-2005, việc nhanh chóng thích ứng và các giải pháp huy động vốn hợp lý đã giúp nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng nhanh. Trong khi vốn vay tăng nhanh thì vốn CSH (bao gồm vốn do NHCT cấp và vốn huy động từ các nguồn khác) lại tăng chậm. Vốn do NHCT cấp từ khi mới thành lập là 75 tỷ đồng, đến năm 2002 cấp thêm 35 tỷ đồng và được giữ nguyên cho đến nay là 105 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ nguồn vốn tự huy động của công ty bị hạn chế, nguồn này chỉ chiếm khoảng 10% tổng vốn( vốn huy động năm 2004 là 50 tỷ đồng và năm 2005 là 60 tỷ đồng). Công ty chưa tổ chức được mạng lưới huy động vốn, chưa thực hiện tốt nghiệp vụ huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. 3.4. Về kết quả hoạt động kinh doanh 3.4.1. Số lượng và giá trị các hợp đồng Bảng 2: Số l−ợng và giá trị các hợp đồng CTTC qua các năm Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số l−ợng hợp đồng 11 31 47 165 63 50 650 Giá trị hợp đồng(tỷ đ) 13,938 53,089 90,814 198,10 289,02 476,40 585,59 Nhìn chung, số lượng hợp đồng qua các năm đều có xu hướng tăng, tăng lớn nhất là năm 2003( tăng hơn 3 lần so với năm 2002). Do số lượng hợp đồng tăng dẫn đến giá trị hợp đồng cũng tăng theo. Năm 2002 có giảm so với năm 2001 là 2 hợp đồng nhưng tổng giá trị hợp đồng lại tăng 90,92(tỷđ), chứng tỏ năm 2002, công ty đã thực hiện được những hợp đồng có giá trị lớn. Từ năm 2001-2004, công ty luôn thực hiện trên 150 hợp đồng. Điều này có thể lý giải là do trong năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP-NĐ và Thông t− 08/2001/TT-NHNN đã tạo điều kiện cho công ty mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và mở rộng đối t−ợng khách hàng, tăng thị phần. Ngoài ra, lúc này hoạt động cho thuê tài sản không còn quá mới mẻ nữa mà đã đ−ợc nhiều doanh nghiệp biết đến thông qua quảng cáo trên báo chí, trên truyền hình, thông qua các lần gặp mặt, thông qua sự tiếp thị trực tiếp của cán bộ trong công ty, qua các lần tiếp xúc với khách hàng v.v… Mặt khác, công ty đ−ợc NHCT VN cấp thêm vốn điều lệ vào tháng7/2001 với số vốn cấp thêm là 25 tỷ đồng và vào tháng 12/2003 cấp thêm 50 tỷ đồng nâng tổng vốn điều lệ của công ty lên là 105 tỷ đồng giúp Công ty có điều kiện tham gia vào các dự án lớn khả thi. Một thách thức được đặt ra trong tương lai khi công ty mong muốn tìm kiếm được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính khác. 3.4.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ Bảng3: Tốc độ tăng tr−ởng d− nợ cho thuê qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 D− nợ cho thuê 4,91 32,03 90,81 198,11 289,0 476,4 585,5 % tăng tr−ởng - 552,70 183,55 118,15 45,89 64,83 22,92 Qua số liệu bảng3 cho thấy tốc độ tăng tr−ởng d− nợ của Công ty tăng rất nhanh qua các năm, nhất là mấy năm đầu. Năm 1999 tăng mạnh so với năm 1998 là 552,70 %. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 1998 Công ty thực chất mới chỉ đi vào hoạt động đ−ợc hơn 6 tháng. Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận năm 1999 Công ty đã có sự tăng tr−ởng mạnh mẽ trong kinh doanh. Từ năm 1999-2001, dư nợ đều tăng rất cao (trên 100%). Trong các giai đoạn tiếp theo, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại và giảm mạnh nhất là từ năm 2001-2002 (giảm hơn 72%). Năm 2002 tuy tốc độ tăng tr−ởng d− nợ kém hơn các năm trước (45,89% ) nh−ng quy mô lại tăng khá cao hơn 90 tỷ VNĐ; năm 2003 d− nợ cho thuê đ−ợc cải thiện cả về số tuyệt đối (tăng 187,38 tỷ) lẫn số t−ơng đối (tăng gần 65%); năm 2004 mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm nhất song quy mô vẫn tăng cao so với năm trước (hơn 100tỷđ). Có đ−ợc kết quả này là do trong những năm qua Công ty đã thực sự nỗ lực cố gắng, tích cực tìm kiếm khách hàng trên khắp địa bàn cả n−ớc. Trong hoạt động kinh doanh của mình, Công ty đã thiết lập mối quan hệ với nhiều khách hàng trong nhiều ngành, lĩnh vực, hình thức sở hữu khác nhau. Bên cạnh đó, việc đầu t− vào các ngành một cách hợp lý cũng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. 3.4.3. Cơ cấu ngành cho thuê của Công ty Cũng như các Công ty Cho thuê Tài chính khác ở Việt Nam, các tài sản cho thuê của Công ty Cho thuê Tài chính NHCT Việt Nam mới chỉ là động sản, chưa có bất động sản. Bảng 4- Hoạt động cho thuê theo các ngành kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng gành Công nghiệp Giao thông vận tải và xây dựng Ngành khác Tổng doanh số cho thuê Năm Tổng giá trị (%) Tổng giá trị (%) Tổng giá trị (%) 2000 65,220 71,8 24,552 27,1 1,042 1,1 90,814 2001 125,683 63,0 66,938 34,0 5,455 3,0 198,076 2002 103,388 36,0 147,650 51,0 37,973 13,0 289,011 2003 125,540 32,7 206,616 53,8 51,694 13,5 383,850 2004 144,771 35,0 219,916 53,4 47,916 11,6 412,603 Các nghành mà Công ty cho thuê chủ yếu là công ngiệp, giao thông vận tải và xây dựng, các nghành khác rất ít được chú trọng. Có thể thấy, hoạt động cho thuê tài chính của Công ty phù hợp với xu thế chuyển dịch các ngành kinh tế nói chung. Thực tế ở n−ớc ta hiện nay máy móc công nghiệp so với thế giới lỗi thời rất nhiều do đó nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc kỹ thuật là rất cấp thiết. Để phục vụ cho ngành công nghiệp phát triển thì ngành giao thông vận tải cũng phải phát triển theo vì sự nghiệp phát triển chung của toàn đất n−ớc. Năm 2001, Đảng đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế 10 năm tới, trong đó nêu rõ: “xây dựng cơ cấu kinh tế từng bước hiện đại với tỷ trọng công nghiệp đạt 40%-41% GDP”. Nguồn vốn cần phải được đầu tư đúng hướng vào những ngành trọng điểm được Nhà nước khuyến khích phát triển. Nhà n−ớc đã đầu t− vốn, ban hành nhiều chính sách thúc đẩy các ngành công nghiêp, giao thông vận tải và xây dựng phát triển. Do đó Công ty cũng chú trọng vào các ngành này hơn. Cơ cấu ngành kinh tế của Công ty qua các năm có sự thay đổi. Trong năm 2000 và năm 2001 Công ty chủ yếu đầu t− vào ngành công nghiệp( chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư). Tổng vốn đầu t− vào ngành công nghiệp so với ngành giao thông vận tải và xây dựng năm 2000 gấp 2,065 lần; năm 2001 gấp 1,88 lần. Nh−ng từ năm 2002 thì cho thuê đối với ngành giao thông vận tải và xây dựng lại chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các ngành khác( trên 50%), so với ngành công nghiệp, ngành giao thông vận tải và xây dựng chiếm tỷ trọng gấp 1,43 lần; năm 2003 gấp 1,65 lần; năm 2004 gấp 1,52 lần. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng như hiện nay, nhu cầu về đầu tư máy móc, thiết bị là rất lớn. Bởi vậy, đây là lĩnh vực được Công ty chú ý khai thác nhằm nắm bắt những cơ hội. 3.4.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 5- Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CTTC NHCT VN Đơn vị : triệu đồng Năm Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế 1998 2.725 546 2.179 697,28 1.481,72 1999 5.621 1.168 4.453 1.424,96 3.026,04 2000 6.871 2.140 4.731 1.513,92 3.217.08 2001 14.113 7.481 6.632 2.122,24 4.509,76 2002 24.916 17.965 6.951 2.224,32 4.726,68 2003 43.302 35.312 7.990 2.237,20 5.752,80 2004 55.342 44.462 10.880 3.046,40 7.833,60 Ngay từ năm đầu mới thành lập, Công ty đã hoạt động có lãi với lợi nhuận sau thuế là gần 1,5 tỷ đồng. Đó có thể được coi là sự khởi đầu tốt đẹp cho Công ty và càng có ý nghĩa khi mà Công ty này hoạt động trong một lĩnh vực hết sức mới mẻ ở nước ta. Lợi nhuận và doanh thu qua các năm đều tăng cho thấy Công ty ngày càng phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách hàng và đã xác lập được vị thế của mình trên thị trưòng. Lợi nhuận của Công ty năm 1999 tăng rất nhiều so với năm 1998( gấp hơn 2 lần) phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sau một năm là rất hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế trong các năm liên tục tăng, tuy nhiên tăng chậm trong 2 năm là năm 2000 (tăng 6,24%) và năm 2002 (tăng 4,79%). Năm 2000 lợi nhuận tăng chậm do lúc này hoạt động của các Công ty CTTC khác cũng đã t−ơng đối ổn định nên có sự cạnh tranh về khách hàng. Do tình hình hoạt động cho thuê ngày càng khó khăn, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nên Công ty đã phải nỗ lực rất nhiều trong giai đoạn này. Năm 2001 và 2004 đánh dấu sự tăng trưởng to lớn của Công ty với lợi nhuận trước thuế tăng 40,18% (năm 2001) và 36,17% (năm2004). Điều này có thể được lý giải là do năm 2001, công ty có thêm vốn và Nhà n−ớc ban hành Nghị định mới nên lợi nhuận của Công ty tăng lên đáng kể. Đây là một kết quả rất đáng mừng thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua, Công ty luôn chấp hành nghiêm túc chính sách, chế độ của Nhà n−ớc, của ngành và của hệ thống, chấp hành nghiêm túc sự kiểm tra của cấp trên và cơ quan liên quan. Hàng năm đều thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm tra quyết toán thuế, đảm bảo số liệu hạch toán chính xác, đúng chế độ và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà n−ớc. Từ năm 1998 đến nay, tổng số nộp ngân sách nhà nước gần 20 tỷ đồng, bao gồm thu sử dụng vốn, các loại thuế. Công ty còn hoàn thành tốt các chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm và năm sau cao hơn năm tr−ớc trong điều kiện chỉ có một nguồn thu chủ yếu từ cho thuê tài chính. Điều đó cho thấy chiến lược kinh doanh đúng đắn của công ty, bên cạnh đó các thành viên trong công ty đã rất cố gắng và làm việc thực sự có hiệu quả. Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của Công ty, chúng ta sẽ đánh giá tốc độ tăng chi phí và tốc độ tăng doanh thu qua các năm thể hiện qua bảng 6 d−ới đây: Bảng 6- Tốc độ tăng doanh thu và chi phí của công ty Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí Năm Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1062.doc