Báo cáo Thực tập tại Công ty Chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari

Lời mở đầu Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari, tiền thân là nhà máy động cơ điện Việt Nam -Hungari , tên giao dịch quốc tế là VIHEM, được thành lập ngày 04 tháng 12 năm1978 do chính phủ nước cộng hoà Hungari viện trợ trang thiết bị toàn bộ, sản phẩm chính là sản xuất các loại máy điện quay, balát đèn huỳnh quang và đèn cao áp, là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện- Bộ công nghiệp. Sau thời gian đầu thực tập tại công ty, tìm hiểu về hoạt động sản xuất

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh của công ty Tác giả đã có được những nhận thức cụ thể hơn về hoạt động của một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, tổ chức nguồn nhân lực tại công ty và đặc biệt là hoạt động Marketing của công ty, từ những kiến thức đã được học ở trường, cộng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các Anh các Chị phòng kinh doanh Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari tác giả đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với tiêu chí chung là tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là hoạt động Marketing và xác định ra được những vấn đề mà công ty hiện đang gặp phải trong hoạt động Marketing, những vấn đề nóng bỏng nhất để từ đó chuẩn bị cho giai đoạn sau của chương trình thực tập, hướng tới việc giải quyết vấn đề trong Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung của báo cáo là những giới thiệu khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ những ngày đầu thành lập cho tới nay, Tác giả xin cam kết bản báo cáo là hoàn toàn trung thực. Phần I Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari . I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari . Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari được hình thành trên cơ sở sự giúp đỡ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Hungari . Ngày 27/12/1965 tại nghị định thư trao đổi giữa nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Hungari về việc Hungari giúp ta xây dựng một nhà máy chế tạo Động cơ điện . Ngày 14/2/1978 Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim Nguyễn Văn kha Ký quyết định số1092/cl-cb thành lập nhà máy lấy tên nhà máy Động cơ điện Việt- Hung, đây là một nhà máy có dây truyền công nghệ hoàn chỉnh chế tạo Động cơ điện, theo thiết kế của Hungari có công suất từ 0.75Kw:10Kw, tốc độ 1500 vòng/ phút, sản lượng 15000 chiếc/năm. Sự ra đời của nhà máy đánh dấu một bước phát triển trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nhà nước Việt Nam và Hungari là quà tặng của nhân dân Hungari dành cho nhân dân Việt Nam đẩy nhanh công cuộc xây dựng đất nước. Ngày 20/2/1995 tại quyết định số 125/QĐ của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng nhà máy được chuyển tên thành Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari tên giao dịch gọi tắt là VIHEM trong quá trình hình thành và phát triển của công ty đã có những bước thăng trầm, đạt được những kết quả rất đáng khen ngợi công đã tự mình vượt qua những khó khăn ngay từ những ngày đầu mới thành lập và trong thời kỳ có sự biến động rất lớn của đất nước, thời chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường,những giai đoạn có sự biến đổi và có những bước thăng trầm có thể chia ra như sau: Giai đoạn 1979- 1980. Trong giai đoạn đầu mục tiêu và cũng là nhiệm vụ rất lớn của công ty là sản xuất sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời tiếp tục lắp đặt thiết bị và xây dựng để hoàn thiện nhà máy. Do chiến tranh phá hoại hầu hết thiệt bị của nhà máy phải di tán nhiều nơi, khi thu hồi trở lại nhiều thiết bị bị thất lạc,cộng với sự viện trợ của Hungari tuy có đồng bộ nhưng không khép kín , chính vì vậy ban lãnh đạo công ty lúc đó phải chạy vạy khắp nơI để tìm kiếm sự giúp đỡ hợp tác của các nhà máy trong bộ và các nhà máy ở địa phương cộng với sự thiếu thốn đủ mọi thứ từ nguyên vật liệu đến công nhân lao động, điện nước mất thường xuyên, với quyết tâm của ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên chức, sau 2 năm công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân giá trị tổng sản lượng của những năm này đạt bình quân năm 1.9 tỷ đồng Giai đoạn1981-1986. Công ty đã bước vào sản xuất ổn định trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sự gia tăng của sản lượng, đa dạng hoá sản phẩm đánh dấu một bước trưởng thành của Công ty sản phẩm của công ty được phân phối hầu hết các nghành kinh tế và quốc phòng. Từ năm 1993 hai loại động cơ 0.75Kw và 2.2 Kw được xuất khẩu sang Cuba và gián tiếp xuất thông qua lắp giáp với các thiết bị của các Công ty khác thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu. Tuy vậy tình sản xuất kinh doanh cũng còn không ít khó khăn nhưng với quyết tâm của ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên toàn Công ty, công ty đã chủ động xây dựng nhiều phương án kế hoạch nhằm giảI quyết khó khăn, tạo việc làm cho người lao động như: Kế hoạch sản xuất bằng vật tư nhà nước cung cấp. Kế hoạch sản xuất bằng vật tư tự tìm kiếm. Kế hoạch sản xuất bằng vật tư tận dụng từ tư liệu sản xuất chính. Những sản phẩm sản xuất ra ngoài việc giao nộp theo chỉ tiêu phân bổ của nhà nước công ty được sử dụng một phần dùng để trao đổi lấy vật tư để tiếp tục sản xuất, một phần được dùng để trao đổi lấy lương thực, thực phẩm để bổ xung cho người lao động nhằm giảm bớt khó khăn. Giá trị tổng sản lượng của những năm này đạt bình quân năm 4.6 tỷ đồng gấp 2.42 lần sản lượng giai đoạn trước. Giai đoạn1978- 1988. Công ty bước vào thời kỳ đổi mới của đất nước, chế độ bao cấp một phần được xoá bỏ kế hoạch sản xuất kinh doanh được công ty lập trình và đơn vị chủ quản phê duyệt, sản phẩm của công ty sản xuất ra không được nhà nước bao tiêu nữa, đặc biệt trong giai đoạn này giá cả thị truờng liên tục leo thang giá đầu ra liên tục thay đổiđể phù hợp với thị trường bất ổn định, để ổn định sản xuất đảm bảo đời sống cho người lao động. Với mục tiêu như vậy lại một lần nữa lãnh đạo công ty tập trung sức lực và tập trung trí tuệ của công nhân viên tìm kiếm thị trườngtrong và ngoài nước đưa sản phẩm của công ty tham gia hội chợ quốc tế nhằm tìm kiếm cơ may, tốc độ tăng trưởng tuy có bị trững lại nhưng công việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên vẫn được đảm bảo, bằng cách phát triển nhanh những mặt hàng, sử dụng triệt để những phế liêu, phế phẩm và chuyển đổi thế hệ động cơ để giảm bớt chi phí đầu vào, tăng hiệu quả, 7 chủng loại động cơ từ 0.75Kw đến 7.5Kw với sản lượng chiếm 26% năm được sản xuất để xuất khẩu. Giá trị tổng sản lượng của những năm này đạt bình quân năm là10.13 tỷ đồng gấp 2.2 lần sản lượng bình quân năm của thời kỳ 1981- 1986. Giai đoạn 1989-1992. Giai đoạn nền kinh tế đất nước chuyển hẳn sang cơ chế thị trườngcó sự điều tiết của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, doanh nghiệp tự do kinh kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình đồng thời đóng góp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Bước đầu với Môi trường kinh doanh mới mẻ, chưa quen với cơ chế mới này đặc biệt trong thời kỳ bao cấp sức ì lớn, đã không ít các doanh nghiệp lúng túng và phải ngừng hoạt động nhưng đối với Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari đã có nhiều năm tự chủ động xoay sở đưa nhà máy vào hoạt động với bản lĩnh sẳn có đã vượt qua các giai đoạn đâỳ sóng gió. Tuy tốc độ tăng trưởng giảm do bị ảnh hưởng của lượng dự trữ của các doanh nghiệp được cung cấp trong thời kỳ bao cấp quá nhiều nay tung ra thị trường làm cho sức sản xuất của toàn xã hội giảm, nhưng nhà máy đã tự khẳng định mình đã tạo được chỗ đứng trên thị trường được khách hàng chấp nhận. Giá trị tổng sản lượng của những năm nàyđạt bình quân năm là 7.71 tỷ đồng bằng 76% sản lượng bình quân năm của thời kỳ 1987-1988. Giai đoạn 1993 đến nay. Qua nhiều năm tạo dựng bằng nhiều cống sức của tập thể ban lãnh đạo và công nhân viên chức toàn công ty, với sự nhìn nhận thị trường một các nghiêm túc công ty đã tạo dựng một mạng lưới tiêu thụ trên cả nước, sản phẩm của công ty được đa dạng hoá theo yêu cầu sử dụng của khách hàng, với phương trâm " làm hài lòng khách hàng đó là sự quan tâm, trăn trở của cán bộ công nhân viên toàn công ty" chính vì vậy mà sản phẩm của công ty đã chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường nhịp độ tăng trưởng hàng năm 19.4% nộp ngân sách hàng năm10% đến 17% sản lượng bình quân hàng năm tăng gấp 17 lần so với ngày đầu thành lập công ty đời sống và điều kiện làm việc của người lao động không ngừng được cải thiện, mối quan hệ với bạn hàng không ngừng được củng cố và phát triển. Đến nay công ty là doanh nghiệp duy nhất được nhà nước cấp giấy chứng nhận hàng thay thế hàng nhập khẩu , và đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới kể cả thị trường khó tính như hoa kỳ… Hiện nay sản phẩm của VIHEM đã chiếm được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàngtrên khắp mọi miền tổ quốc, vì vậy công ty tiếp tục không ngừng cố gắng phát huy những thành tựu đạt được và kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy doanh nghiệp làm ăn hiệu quả ,kết quả sản xuất kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước, đặc biệt từ năm 1999 đến nay VIHEM không ngừng phát với tốc độ bình quân năm là: giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên 17% năm nộp ngân sách nhà nước trên 15% năm lợi nhuận tăng lên 42% năm. Trên đà phát triển đó công ty tiếp tục thực hiện những dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng sản xuất. Sản lượng động cơ điện qua các năm(đơn vị: cái). Năm Sản lượng Năm Sản lượng 1979 215 1990 4038 1980 1164 1991 3917 1981 1223 1992 4650 1982 1344 1993 9617 1983 1571 1994 9858 1984 3572 1995 12227 1985 4829 1996 13167 1986 5949 1997 13151 1987 5064 1998 15192 1988 6986 1999 20327 1989 4669 2000 24598 2001 30000 2002 34275 Nguồn : tài liệu lịch sử công ty. II. Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari . 1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty . Là một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc bộ công nghiệp, thực hiện sản xuất kinh doanh, theo những quy định về lĩnh vực kinh doanh đã được cấp giấy phép, là đơn vị tự hạch toán, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân có tài khoản và con dấu riêng. Xây dựng và tổ chức thực hiện kinh doanh, sản xuất của công ty theo quy chế hiện hành để thực hiện các chức năng của công ty nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để có biện pháp đẩy mạnh quan hệ kinh tế và thương mại giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp nước ngoài . Hiện nay công ty đang cung ứng dịch vụ lắp đặt sửa chữa trên 90 loại sản phẩm, Động cơ đidiện một pha công suất từ 0.125Kw- 2.2Kw. Động cơ điện ba pha thế hệ 3 kỳ và 4 kỳ công suất từ 125Kw đến 1000Kw. Ba lát đèn ống loại 20w- 40w Quạt điện công nghiệp. Từ tháng 6/1999 công ty tiến hành xây dựng hệ thống văn bản của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000 và ngày 1/4/2000 công ty đã được QUACERR cấp chứng chỉ ISO9002,công đã tự mình đưa ra mục tiêu thoã mãn khách hàng, đặt ra cho mình chính sách chất lượng xuyên suốt toàn công ty, được áp dụng từ các phòng ban cho tới các phân xưởng sản xuất: "với phương châm thoả mãn khách hàng là mục tiêu cao nhất, chất lượng là chìa khoá của mọi thành công" vì vậy Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari không ngừng phấn đấu để xứng đáng là nhà cung cấp máy điện hàng đầu Việt Nam , để thực hiện được điều đó công ty đã cam kết: Luôn tìm hiểu mọi yêu cầu của khách hàng để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được mọi yêu cầu và mong muốn của họ. Thường xuyên tiến hành công tác đào tạo để mọi thành viên đều ý thức và có khả năng hoàn thành công việc có chất lượng và hiệu quả cao nhất. Mọi thành viên của VIHEM đều có các cơ hội ngang nhau trong việc phát triển năng lực cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của toàn công ty. Duy trì hiệu lực hiệu quả hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO dựa trên việc không ngừng cải tiến với sự tham gia của mọi thành viên trong công ty. 2. Đặc điểm tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari . Đứng đầu là giám đốc công ty tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ và chủ trương, giám đốc đại diện cho toàn bộ đại diện cho toàn bộ công nhân viên, thay mặt công ty trong các mối quan hệ với bạn hàng. Giúp việc cho giám đốc có một số phó giám đốc được phân công phụ trách ở một số lĩnh vực, kế đó là các phòng ban với chức năng khác nhau. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của công ty, giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Phó giám đốc kỹ thuật : chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, công tác thiết kế. Phó giám đốc hành chính sản xuất kinh doanh: chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất quản lýcác nguồn lực, tham mưu cho giám đốc về chính sách tiền lương, thu nhập, điều hành cơ cấu lao động đơn vị. Điều hành công tác hành chính, bảo vệ y tế nhà trẻ, thi đua quan hệ với địa phương. Các phòng chức năng: làm nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc công tỷ trong quản lý điều hành công việc theo chức năng của từng đơn vị đã được giám đốc duyệt. Phòng kỹ thuật: đảm bảo về việc thiết kế sản phẩm, qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm, giúp giám đốc soạn thảo sửa đổi các định mức kinh tế kỹ thuật. Phòng kinh doanh: xác định chiến lược kinh và nghiên cứu thị trường, do một bộ phận Marketing đảm trách tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing cho công ty, phối hợp với những bộ phận khác để thực hiện có hiệu quả, phòng kinh doanh có nhiệm vụ trình giám đốc các hoạt động mua bán hàng hoá, phân tích hiệu quả kinh của công ty, tìm kiếm thị trường. Phòng quản lý sản suất :lập kế hoạch sản xuất theo tháng cho toàn công ty, lập kế hoạch giá thành, phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty là trung tâm tác nghiệp để thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. Phòng thiết bị: làm công tác bảo dưỡng thiết bị trong toàn công ty, quản lý an toàn vệ sinh công nghiệp, phân tích hiệu quả sử dụng thiết bị, trình giám đốc các biện pháp sử dụng thiết bị năng lượng. Phòng quản lý chất lượng: xác định nguồn gốc sản phẩm, tiến hành kiểm tra thử nghiệm sản phẩm, kiểm tra thiết bị đo lường, thử nghiệm khắc phục phòng ngừa, xác nhận quá trình và đặc điểm tính chất của sản phẩm. Giám đốc ĐạI diện lãnh đạo về chất lượng Phó giám đốc hành chính Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc sản xuất Phòng tchc Phòng bảo vệ Phòng kinh doanh Phòng thiết bị Phòng kỹ thuật Phòng tài chính Phòng qlcl Xưởng cơ khí Xưởng điện Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty VIHEM Quan hệ điều hành htcl Quan hệ điều hành chung Phòng tài chính: lập kế hoạch tài chính, phân tích các hoạt động tài chính hàng tháng, quí, năm đề xuất việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả chịu trách nhiệm về công tác kế toán, tài chính, thống kê trong công ty theo hệ thống quản lý của nhà nước. Phòng tổ chức hành chính: xác định nhu cầu,bố chí nhân lực cho các bộ phận trong toàn công ty lập hồ sơ tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài công ty. Phòng bảo vệ: tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ sản xuất, an ninh trật tự đề phòng cháy nổ. Phòng ISO: làm nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc duy trì hiệu lực, hiệu quả của quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002. Giám đốc các xưởng: sử dụng chỉ đạo đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất đã được lập sao cho đảm bảo năng xuất chất lượng, thực hiện các biện pháp đảm an ninh , an toàn lao động, sử sụng đúng, hợp lý nguyên vật liệu để hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Các hoạt động kinh doanh của công ty : Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty . Công ty trực tiếp sản xuất kinh doanh các loại động cơ điện 1 pha và 3 pha, balat đèn huỳnh quang, quạt công nghiệp. Xưởng cơ khí: chuyên môn gia công các thiết bị cơ khí. Xưởng điện: cho ra các sản phẩm hoàn chỉnh là động cơ và balát các loại. Xưởng thiết bị: sửa chữa máy móc thiết bị, cung cấp nước, khí hoá cho hai xưởng chính. Phần II Tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari. i- Kết quả hoạt động sản x uất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Trong những năm gần đây nhờ cơ chế thông thoáng hơn, hoạt động đầu tư phát triển được nhà nước khuyến khích hơn và tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường hợp tác không chỉ đối với những doanh nghiệp trong nước mà còn với những công ty nước ngoài, những chính sách, những bộ luật đã dần được cải tiến đổi mới cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trong nước phát triển đắc biệt là những ngành công nghiệp mũi nhọn, để các công ty trong nước có đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài, trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới mà trước mắt là hội nhập AFTA và từng bước chuẩn bị tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO. Nhận thấy những thuận lợi và cũng là những nhiệm vụ trước mắt đó Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari cũng như những công ty trong nước khác,đã không ngừng cố gắng nâng cao năng suất lao động,không ngừng cải tiến để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, chủng loại sản phẩm đan dạng thoả mãn nhu cầu, mong muốn của người sử dụng như phương châm mà công đã đưa ra " thoả mãn khách hàng là mục tiêu cao nhất" " chất lượng là chìa khoá của mọi thành công". Tuy nhiên công đã và đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình, một mặt những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước có xu hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, xong cũng do những thay đổi thường xuyên đó đã gây ra sự mất ổn định trên thị trường, mức thuế thường xuyên thay đổi làm cho giá cả thị trường cũng bị thay đổi theo làm ảnh hưởng tới tâm lý của người tiêu dùng. Việc mở cửa cho snả phẩm nước ngoài tràn ngập vào thị trường trong nước đặc biệt là hàng Trung Quốc, mà biện pháp kiểm soát về chất lượng và giá cả lại chưa hiệu quả, dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trương ngày một tăng lên làm trực tiếp giảm thị phần của các công ty trong nước do sức cạnh tranh lớn, mà khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước lại kém,do đó trực tiếp làm giảm thị phần của các công ty trong nước,hàng ngoại nhập giá rẻ, chất lượng không thua kém do sản xuất bằng công nghệ hiện đại có năng suất cao. Còn rất nhiều những khó khăn mà công ty hiện đang gặp phải như nhu cầu người sử dụng thường xuyên thay đổi, thiếu thốn nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất đã cũ và lạc hậu so với trình độ phát triển của nó…Trong những thuận lợi và khó khăn đó tập thể cán bộ công nhân viên chức toàn Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari đã không ngừng cố gắng biết tận dụng những thuận lợi, những điểm mạnh của mình đồng thời tìm cách từng bước khắc phục những khó khăn,để công ty ngày càng phát triển vững mạnh,sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao đưa ra thị trường, đảm bảo và ngày càng nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ công nhân viên chức toàn công ty. Bằng chứng cho thấy trong 3 năm gần đâyhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn vượt mức kế hoạch được giao, doanh thu của năm sau luôn cao hơn năm trước, nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận , thúê nộp ngân sách ngày một tăng, đời sống cán bộ công nhân viên chức ngày càng cải thiện, mức thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trươc sản phẩm của công ty sản xuất ra đã có chỗ đứng trên thị trường, chiếm được lòng tin của khách hàng. ĐVT: 1 triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu 36100 42100 50200 Lợi nhuận 7600 9100 12100 Thu nhập 1.2 1.5 1.65 Nguồn: báo cáo KQKD Đây mới chỉ là những con số về doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 3 năm để chứng tỏ rằng công ty hoạt động có hiệu quả. để có tính thuyết phục hơn chúng ta đi vào xem xét cụ thể tình hình sử dụng tài chính và tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2002, chúng ta phân tích một số chỉ tiêu hiệu suất để biết được hiệu quả hoạt động của công ty. Chỉ tiêu đơn vị 2002 2001 bố trí cơ cấu TS và NV. cơ cấu TS. TSCĐ/ tổng TS. TSLĐ/ tổng TS 1.2 cơ cấu NV. Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn. Nguồn vốn CSH/tổng nguồn vốn. 2.khả năng thanh toán. 2.1 khả năng thanh toán hiện hành. 2.2 khả năng thanh toán NNH. 2.3 khả năng thanh toán nhanh. 2.4 khả năng thanh toán NDH. 3.tỷ suất sinh lời. 3.1. tỷ suất LN/ doanh thu. Tỷ suất LN trước thuế / doanh thu. Tỷ suất LN sau thuế / doanh thu. 3.2 tỷ suất LN / tổng TS. Tỷ suất LN trước thuế / tổng TS. Tỷ suất LN sau thuế / tổng TS. 3.3 tỷ suất LN sau thuế /NVCSH % % % % lần lần lần lần % % % % % 48.37 51.63 59.70 40.30 1.67 1.18 0.03 0.96 2.92 1.98 2.53 1.72 4.27 43.71 56.29 49.50 50.50 2.02 1.31 0.06 1.07 2.79 2.10 2.62 1.96 3.89 Nguồn: phòng tài chính. Năm 2002 để nâng cao năng lực sản xuất công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị làm tăng TSCĐ, vì vậy cơ cấu TSCĐ và TSLĐ đã có sự thay đổi vốn vay tăng lên nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong số nguồn vốn so với nguồn vốn chủ sở hữu. Khả năng thanh toán của năm 2002so với năm 2001 có giảm đi nhưng sẽ có xu hướng tăng lên trong những năm sau do khấu hao dần TSCĐ, trả bớt những khoản nợ ngắn hạn, dài hạn. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng lên so với cung kỳ năm 2001, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lại giảm so với năm trước do đầu tư thêm máy móc thiết bị làm tổng tài sản cố định tăng lên so với năm trước làm tăng tổng tài sản. đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ các khoản phải thu. Phải thu từ KH. Trả trước cho người bán. Cho vay. Phải thu. Phải thu nội bộ. Phải thu khác 2.các khoản phải trả. 2.1 nợ dài hạn. vay ngắn hạn nợ dài hạn. 2.2 nợ ngắn hạn. vay ngắn hạn nợ phải trả cho người bán người mua phải trả trước. Doanh thu nhận trước. Phải trả công nhân viên. Phải nộp thuế. Các khoản phải nộp NN. Phải trả nội bộ. Phải trả khác 8414743681 6857537096 1446977670 51785535 58443380 19580885218 2397036030 2397036030 17183849188 11275043629 3720747003 60657911 2062124042 8507268 73783868 14089837356 10942286310 2837760227 34304485 239486334 31432205062 8328138190 8328138190 23104006872 14764039784 5137972707 106437711 2712578397 150885645 132152628 Tổng 27995628899 45522042428 Nguồn: phòng tài chính- báo cáo KQKD 2002 Tình hình thu nhập của công nhân viên. đơn vị: đồng Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Kỳ này Kỳ trước Tổng quĩ lương Tiền thưởng Tổng thu nhập Tiền lương bình quân Thu nhập bình quân 7800000000 7800000000 16445529 1644529 6200000000 6200000000 1342863 1342863 Nguồn: phòng tài chính- báo cáo KQKD 2002. Tình hình thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu. đơn vị: đồng. Chỉ tiêu ĐK Tăng TK Giảm TK CK nguồn vốn kinh doanh. NS cấp Các quĩ. Quĩ ĐTPT. Quĩ NCKH&ĐT Quĩ DPTC Nguồn vốn ĐTXDCB NS cấp Nguồn khác Quĩ khác Quĩ khen thưởng Quĩ phúc lợi Quĩ DP mất việc 19027033268 6758774317 266553982 161143180 105410802 186346702 125306302 61040400 577931628 577931628 481609690 96321938 405540387 357379418 48160969 19206000 19206000 19206000 138213600 138213600 19027033268 6758774317 825279610 624752870 182526740 453673489 344472120 109201369 Tổng 19479933952 983472015 157419600 20305986367 Nguồn: phòng tài chính- báo cáo KQKD 2002. Lý do có sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu. Tổng số giảm trong kỳ là1574196000Đ do chi quĩ khen thưởng phúc lợi và quĩ dự phòng tài chính lên cấp trên. Tổng số tăng trong kỳ là 983472015Đ do phân phối lợi nhuận năm 2001 vào các quĩ theo chế độ và thu khác từ hoạt động phúc lợi. Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác. Đơn vị: đồng. Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu tư ngắn hạn Đầu tư CK ĐTNH khác Đầu tư dài hạn Đầu tư CK Đầu tư vào liên doanh Đầu tư dài hạn 9778125000 9778125000 9778125000 9778125000 Tổng 9778125000 9778125000 Nguồn: phòng tài chính- báo cáo KQKD 2002. Chi tiết một số chỉ tiêu báo cáo tài chính 2002. Đơn vị: vnd Yếu tố chi phí Số tiền Chi phí NL, VL Chí phí Nhiên liệu, động lực Chi chí nhân công Tiền lương và các khoản phụ cấp BHXH, BHYT,KPCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí mua ngoài Chí phí khác bằng tiền 25966079536 781919592 78000000000 566325000 1190789215 316243741 2515336494 Tổng cộng 39139693578 Nguồn: phòng tài chính- báo cáo KQKD 2002. I.-Phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của công ty khi tham gia thị trường. Thị trường có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, trước hết thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp quá trình kinh doanh không ngừng diễn ra theo chu kỳ: mua vật liệu, máy móc, thiết bị, lao động trên thị trường đầu vào và tiến hành sản xuất sản phẩm sau đó bán ra trên thị trường đâù ra, trong nền kinh tế thị trường, thị trường là trung tâm nó là mục tiêu sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả trên thị trường, thị trường mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội kinh doanh nhưng cũng có thể quật ngã bất cứ doanh nghiệp nào, nếu như doanh nghiệp không có hiểu biết thật sự về nó. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của doanh nghiệp được sinh ra từ Môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đó. Môi trường bên trong chính là những yếu tố khách quan nằm bên trong doanh nghiệp, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài chính là thị trường mà doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh,và nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như chính sách vĩ mô của nhà nước, chính sách tài chính tiền tệ, mức lãI suất , và rộng hơn nữa là tình hình chính trị trong và ngoài nước, tình hình chính trị ổn định anninh trật tự được đảm bảo tốt, quan hệ giữa các nước trong khu vực, quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển hoà bình hữu nghị sẽ tạo ra Môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Định hướng phá triển kinh tế của đất nước sẽ tập trung vào những ngành kinh tế nào để tạo đà phát triển, nếu như doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành được khuyến khích phát triển thì đó là một thuận lợi rất lớn để phát triển sản xuất kinh doanh, còn rất nhiều những yếu tố vĩ mô kháccó thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tơí doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ những nhận thức đó Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari đã nhận thức đúng đắn vai trò của thị trường, tiến hành phân tích Môi trường vĩ mô cũng như những tiềm lực mà doanh nghiệp hiện có, những thế mạnh mà công ty hiện có, và co thế chiếm ưu thế cạnh tranh dựa vào đó, từ đó công ty đưa ra mục tiêu và lập ra những kế hoạch chiến lược hợp lý, phù hợp với khả năng hiện có và tình hình Môi trường kinh doanh hiện tại, để có thể đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trước hết chúng ta xem xét những điểm mạnh mà công ty hiện có: điều mà ai cũng phải thừa nhận mà công ty có được đó là một bề dày lịch sử, công ty được thành lập từ ngày đất nước chưa tiến hành đổi mới cơ chế, sản xuất theo kế hoạch hoá tập trung, trong thời gian từ ngày đầu thành lập công ty đã gặp phải không ít khó khăn, công ty đã tự mình vượt qua những khó khăn trong hoàn cảnh kinh tế đất nước bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, để công ty tiếp tục phát triển đến bây giờ, nhờ vào tinh thần đoàn kết của cán bộ công nhân viên chức toàn công ty và sự dẫn dắt sáng suốt của ban lãnh đạo công ty. Công ty có đội ngũ công nhân viên chức có trình độ cao, nhiều kỹ sư giỏi, có nhiều cử nhân kinh tế, tinh thần làmviệc trách nhiệm cao, sức cống hiến lớn. Công ty tham gia thị trường trong hoàn cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đaị hoá, nền kinh tế thế gíới có xu hướng hội nhập cao, sản phẩm công ty sản xuất ra góp phần tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ sản xuất, đặc biệt các ngành sản xuất hàng công nghiệp, do vậy mà đây là ngành nghề mà nhà nước đang rất chú trọng đầu tư phát triển… Tuy nhiên công ty cũng đang còn có rất nhiều những điểm yếu: sự lạc hậu của dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị được nhà nước Hungari trang bị vẫn còn hoạt động tốt nhưng đến nay với trình độ phát triển rất nhanh của khoa học kỹ thuật thì nó đã rất lạc hậu, năng suất thấp, nếu không được từng bước cải tiến thì sản phẩm mà công ty sản xuất ra không thể cạnh tranh được với sản phẩm ngoại nhập, khi chúng ta tham gia AFTA và WTO, sản phẩm ngoại nhập thường giá rẻ kỹ thuật cao,công suất làm việc hơn hẳn các loại động cơ mà công ty hiện đang sản xuất. Ngoài ra công ty còn gặp phải những khó khăn về tài chính, nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh còn eo hẹp. Hiện nay điểm yếu lớn nhất của công ty đó là hoạt động Marketing, hoạt động Marketing rất quan trọng nhưng còn thiếu tính chuyên nghiệp đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp Việt Nam , đặc biệt là các công ty quốc doanh, họ chưa ý thức được vai trò quan trọng của hoạt động Marketing họ chỉ biết tập chung sản xuất ra những sản phẩm và cho rằng cứ sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao thì ắt sẽ có người mua và hậu quả của lối suy nghĩ lạc hậu đó hiện đang phải trả giá đắt thì các sản phẩm ngoại nhập ồ ạt vào thị trường Việt Nam sức cạnh tranh của hàng trong nước kém hơn hẳn của các công ty nước ngoài, khi những công ty nươc ngoài có những hoạt động Marketing rất bài bản và họ đầu tư một khoản không nhỏ cho hoạt động này, khách hàng chỉ thích mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến, hoh cảm thấy tin tưởng khi mua và sử dụng những sản phẩm nổi tiếng đó, mặc dù trên thực tế thì những sản phẩm do các công ty trong nước sản xuất có chất lượng không hề thua kém, đó mới chỉ là một dẫn chứng cho thây hậu quả của hoạt động Marketing thiếu tính chuyên nghiệp, còn nhiều điểm yếu khác mà công ty cần phải từng bước khắc phục để lấy lại ưu thế cạnh tranh trên thị trường Phần III Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty Công ty chế tạo Máy điện Việt Nam - Hungari. i- Thị trường động cơ điện ở Việt Nam hiện nay. 1. Đặc điểm thị trường hàng động cơ điện . Mặt hàng động cơ điện là hàng hoá thiết yếu đối với đời sống sản xuất của quốc gia, chính vì vậy mà chính phủ phải tham gia can thiệp hoạch định các chính sách can thiệp vào sản xuất, chú trọng tới chính sách dự trữ quốc giavà bảo hộ công nghiệp. Mặt hàng động cơ điện là mặt hàng công nghiệp chủ yếu ở các nước chậm phát triển nó chủ yếu được sản xuất ra để tiêu thụ nội địa ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC914.doc
Tài liệu liên quan