Báo cáo Thực tập tại Công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội

PHần I quá trình hình thành và phát triển của công ty chế biến ván nhân tạo - licola. 2.1 quá trình hình thành và phát triển của công ty chế biến ván nhân tạo - licola 1.1 Giới thiệu Công ty chế biến ván nhân tạo hà nội Công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội là Công ty thành viên, hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Lâm Nghiệp Việt Nam, thuộc Liên hiệp Khoa học sản xuất, thiết kế và xây dựng công trình Lâm nghiệp. Công ty có nhiệm vụ sản xuất các loại ván nhân tạo: Ván dăm, ván sợi, ván

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghép thanh tre luồng ghép.... trang trí bề mặt các loại. Sản xuất các loại đồ mộc và trang trí nội thất, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng lâm sản và trang trí nội thất. Công ty là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân có quyền và trách nhiệm theo luật định, tự chịu trách nhiệm về số vốn mà Công ty quản lý, có con dấu riêng để giao dịch, có tài sản và các quỹ. Công ty có quyền tự chủ về tài chính nhưng chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với tổng Công ty theo Điều lệ tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính của Bộ Lâm nghiệp Công ty ván nhân tạo Hà Nội - Trụ sở: Thị trấn Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội - Tên giao dịch: LICOLA - Điện thoại: (84-8) 5632496 Fax: (84-8) 5632187 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Ván nhân tạo ngày nay tiền thân là sự hợp nhất Xí Nghiệp liên hợp chế biến lâm sản xuất khẩu Việt Trì và xí nghiệp Mộc và trang trí nội thất Văn Điển, Xí nghiệp trang trí bề mặt Trung Văn Thành công ty: Chế biến ván nhân tạo Thuộc liên Hợp khoa học sản xuất, thiết kế, và xây dựng công trình Lâm nghiệp. - Được căn cứ nghị định 08/CP ngày 1/2/1994 của chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Lâm nghiệp - Theo đề nghị của ông Tổng Giám Đốc liên hiệp khoa học sản xuất, thiết kế và xây dựng công trình lâm nghiệp va Ông Vụ trưởng tổng cục lao động (TCLĐ). Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Bên cạnh việc lo đầu vào, Công ty còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về đầu ra với các Công ty khác, và các cơ sở sản xuất tư nhân....Mức tiêu thụ chậm vì chất lượng sản phẩm chưa cao, các khách hàng truyền thống thì hầu như chuyển sang nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài. Giai đoạn này Công ty phải sản xuất cầm chừng, bên cạnh đó máy móc đã cũ kỹ lạc hậu nhưng vẫn phải sử dụng để sản xuất, do đó năng suất và chất lượng sản phẩm không cao. - Năm 1995, Công ty đã đưa vào dây chuyền thuộc da hoàn chỉnh và một số máy móc thiết bị nhập từ Italia vào lắp đặt và sử dụng đã làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên đáng kể. Mặc dù mới sản xuất các mặt hàng: - Sản xuất các loại ván nhân tạo: ván dàm, ván sợi, ván ghép thanh, tre luồng ghép…. - Trang Trí bề mặt các loại - Sản xuất các loại đồ mộc và trang trí nội thất - Kinh doanh và xuất nhập khẩu các mặt hàng lâm sản và trang trí nội thất. lại trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và trong nước song toàn bộ công nhân viên trong công ty chế biến ván nhân tạo vẫn cố gắng vươn lên tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường. 2.2 các đặc điểm về công nghệ và tổ chức sản xuất của công chế biến ván nhân tạo 2.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất Việc tổ chức qui trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm khoa học hợp lý là tiền đề quyết định năng xuất chất lượng sản phẩm của bất kỳ một doanh nghiệp công nghiệp nào. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất lại phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. 1 Công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội là một doanh nghiệp chuyên sản xuất ván nhân tạo và các trang trí bề mặt nội thất… đó để phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm. Công ty tổ chức sản xuất với các phân xưởng và các xí nghiệp sau: - Xí nghiệp chế biến gỗ công nghiệp - Nhà máy cơ khí Nội thất - Xí nghiệp Mộc và trang trí nội thất + Xí nghiệp chế biến gỗ công nghiệp: là xí nghiệp sản xuất và phục vụ cho công ty Xí nghiệp chế biến gỗ công nghiệp bao gôm: - Phân xưởng cắt ván công nghiệp - Phân xưởng khoan gia công cơ khí - Phân xưởng trang trí bề mặt - Phân xưởng hoàn thiện đóng gói nhập kho + Nhà máy cơ khí nội thất: Nhiệm vụ chính là sản xuất Ván cho quá trình sản xuất của công ty Nguyên liệu chính là những Gỗ, ván ghép tre, luồng…. Nhà máy được chia thành các phân xưởng: - Phân xưởng thép tấm - Phân xưởng thép hình - Phân xưởng tẩy rửa sơn tĩnh điện + Xí nghiệp mộc và trang trí nội thất: Nhiệm vụ chính của xí nghiệp mộc và trang trí nội thất chính là tạo ra những sản phẩm, nhưng mẫu mã mới để tiêu thụ sản phẩm của công ty. Xí nghiệp bao gồm: - Phẩn xưởng gia công mộc - Phân xưởng tẩm sấy - Phân xưởng gia công trang trí bề mặt Cả xí nghiệp chế biến gỗ công nghiệp, xí nghiệp mộc và trang trí nội thất, nhà máy cơ khí nội thất đều được trang bị máy móc hiện đại nên chất lượng sản phẩm cao bền, đẹp kiểu dáng hấp dẫn nên đã đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Tóm lại, cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty rất hợp lý tuy đã chia thành các phân xưởng, các xí nghiệp khác nhau song các bộ phận vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kết hợp với chính sách khoán gọn tới từng xí nghiệp, từng phân xưởng của công ty càng làm cho hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn. 2.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội là quy trình công nghệ chế bioến phức tạp liên tục bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Sản phẩm có nhiều loại, hiện nay công ty đang tập trung vào hai mặt hàng chính: Giầy da và giầy vải để bán ra thi trường. Đồng thời, công ty còn có bộ phạn pha chế hoá chất để phục vụ cho việc chế biến cao su và một số công đoạn sản xuất giầy như: Làm mềm da và nhuộm vải...Mỗi loại sản phẩm có mộ quy trình công nghệ riêng, các quy trình sản xuất sản phẩm được thể hiện qua các sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quy trình chế biến thành sản phẩm ván nhân tạo Gỗ, tre, luồng Bộ phận ghép ván ép Tinh luyện Ván nhân tạo Sản phẩm từ ván nhân tạo 2.3 đặc điểm tổ chức quản lý Trong những năm qua, công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội luôn quan tâm tới việc kiện toàn bộ máy quản lý của mình sao cho ngày càng phù hợp với tình hình sản xuất. Công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng để tránh tình trạng quản lý chồng chéo, trùng lặp hay bỏ sót. Các chức năng quản lý được phân cấp phù hợp với các phòng ban để quá trình sản xuất được tiến hành nhịp nhàng hiệu quả. Ta có thể hình dung bộ máy quản lý của Công chế biến ván nhân tạo Hà Nội qua sơ đồ sau: Sơ đồ : bộ máy quản lý của công ty ván nhân tạo hà nội Phó Giám Đốc kỹ thuật Phòng kỹ thuât công nghệ Phó Giám Đốc đời sống Giám Đốc Công Ty Trợ lý giám đốc Văn phòng Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng ISO XN Mộc và trang trí nội thất Nhà máy cơ khí nội thất XN chế biến gỗ công nghiệp Các phân xưởng Các phân xưởng Các phân xưởng Công ty có tổng số công nhân viên gần một nghìn người trong đó nhân viên quản lý Khoảng hơn 100 người , số còn lại được phân bổ ở bốn đơn vị sản xuất. Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay bao gồm: Ban giám đốc, 8 phòng và 4 đơn vị sản xuất( Cơ cấu này có thể được điều chỉnh trong những năm tới để phù hợp với điều kiện mới ). Với nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau: - Ban giám đốc: + Giám đốc: Ông Phan Văn Tô Là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm với tổng công ty và nhà nước về mọi hoạt động của công ty mình. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc và một trợ lý giám đốc + Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý về mặt kỹ thuật sản xuất trong công ty, nghiên cứu các mẫu hàng về mặt kỹ thuật. + Phó giám đốc đời sống: Có nhiệm vụ quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. +Trợ lý giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng hoá... - Các phòng ban chức năng của công ty. + Phòng kỹ thuật công nghệ: Bộ phận thiết kế sản phẩm, bộ phận giám sát kỹ thuật( CKS ). Trung tâm này có nhiệm vụ thiết kế và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi sản phẩm hoàn thành nhập kho. + Phòng ISO: Có nhiệm vụ giám sát đôn đốc công nhân sản xuất sản phẩm theo quy cách nhất định. + Phòng kinh doanh( Phòng Marketting ) Chịu trách nhiệm về việc giới thiệu sản phẩm cũng như tổ chức các hoạt động, xúc tiến bán hàng trong và ngoài nước. + Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ giao dịch ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu của công ty với đối tác nước ngoài. + Phòng tài chính kế toán( Phong tài vụ ): Có nhiệm vụ ghi chép, giám đốc mọi hoạt động của công ty thông qua chỉ tiêu giá trị của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức và điều hành toàn bộ công tác kế toán của công ty. + Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện tuyển dụng lao động, giao dịch, tiếp khách, hội họp, tham mưu cho giám đốc, soạn thảo các văn bản, hợp đồng và các vấn đề nhân sự. + Văn phòng công ty : Bao gồm ba bộ phận có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Phòng hành chính chuyên xây dựng lịch hành chính làm việc của ban giám đốc, tiếp khách. Phòng bảo vệ: Bảo vệ tài sản của công ty, duy trì trật tự an ninh của công ty, theo dõi việc chấp hành nội quy quy chế của công nhân viên của toàn công ty. Phòng y tế: Chăm lo sức khoẻ đời sống của công nhân viên, khám chữa bệch, cấp thuốc và giả quyết nghỉ ốm cho các cán bộ công nhân viên toàn công ty. + Phòng kế hoạch vật tư : Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất , kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, quản lý thành phẩm, được ra các kế hoạch đầu tư cho ban giám đốc xét duyệt. Xây dựng kế hoạch sản xuất và điều hành sản xuất. Các phòng bạ chức năng không chỉ đạo trực tiếp đến các xí nghiệp nhưng có nhiệm vụ theo dõi hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến độ sản xuất, các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, các chế độ quản lý... *) Các Xí nghiệp và nhà máy: + Xí nghiệp chế biến gỗ công nghiệp: Bao gồm: + Phân xưởng cắt ván công nghiệp + Phân xưởng khoan gia công + Phân xưởng trang trí bề mặt + Phân xưởng hoàn thiện đóng gói nhập kho + Xí nghiệp Mộc và trang trí nội thất: Bao Gồm: + Phân xưởng gia công mộc + Phân xưởng tẩm sấy + Phân xưởng gia công trang trí bề mặt Nhà máy cơ khí nội thất: Bao gồm: + Phân xưởng thép tấm + Phân xưởng thép hình + Phân xưởng tẩy rửa sơn tĩnh điện Phần ii đánh giá tình hình quản lý và Hoạt động sử dụng Nguồn vốn kinh doanh ở công ty chế biến ván nhân tạo hà nội 3.1 thực trạng về tình hình quản lý và hoạt động sử dụng nguồn vốn kinh doanh của công ty ván nhân tạo hà nội Để đánh giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty trước hết ta phải xem xét những thuận lợi và khó khăn cơ bản ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của công ty. 3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 3.1.1.1 Thuận lợi Là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh thuộc bộ lâm nghiệp sau đó chuyển sang sản xuất kinh doanh các loaị sản phẩm: sản xuất ván nhân tạo : ván sợi, ván ghép thanh, tre, luồng luồng ghép trang trí bề mặt nội thất sản xuất các loại đồ mộc, và trang trí nội thất, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng lâm sản và trang trí nội thất Công ty đã và đang chiếm được lòng tin của khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài sản phẩm đồ mộc,trang trí bề mặt truyền thống công ty còn khẳng định vị trí của mình bằng một sản phẩm mới: đã nghiên cứu sản xuất ra loại ván nhân tạo rất tiện lợi, tận dụng được những nguyên vật liệu thừa, tiết kiệm được nguyên vật liệu. - Lực lượng lao động: Nhân tố con người luôn là một yếu tố quan trọng nhất, giữ vị trí quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội có số vốn lao động thường xuyên Khoảng 800 người trong đó có 201 nhân viên quản lý. Lực lượng lao động dồi dào với độ tuổi lao động trẻ lại có trình độ tay nghề tương đối cao: 50% lao động gián tiếp có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, 50% lao động trực tiếp là kỹ sư thợ bậc 3 - 5. Đây là điều kiện để công ty có thể phát triển cả chiều sâu và bề rộng trong thời gian tới. - Máy móc thiết bị: Công ty mới chuyển sang kinh doanh bề mặt nội thất và đồ mộc do đó máy móc thiết bị còn tương đối mới so với cá đơn vị khác cùng ngành. Các loại tài sản cố định này phần lớn được nhập từ Hàn Quốc và Đài Loan. Giá trị còn lại khoảng 75% đây là thế mạnh để công ty mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành tăng lợi nhuận trong thời gian tới. - Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của công ty với mẫu mã kiếu dáng phong phú kết hợp với chất lượng sản phẩm cao đã giúp cho mặt hàng của công ty có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới chủ yếu là các nước thuộc khối EU như Anh, Pháp, Đức...Công ty sản xuất theo đơn hàng nên sản phẩm sản xuất ra được đối tác bao tiêu. ở thì trường trong nước công ty có một hệ thống đại lý rộng khắp các thành phố. Đây là một điều kiện thuận lượi rất lớn cho công ty để giải quyết vấn đề quay vòng vốn. 3.1.1.2 Khó khăn Bên cạnh những thành tựu lọi thế mà công ty có được trong những năm qua là những khó khăn mà công ty đã và sẽ phải khắc phục trong những năm tới. Một số khó khăn mà công ty gặp phải như sau: - Vốn kinh doanh: Là một doanh nghiệp nhà nước song vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm 11% trong tổng số vốn . Điều này khiến cho công ty gặp bị động trong sản xuất kinh doanh. Vì mỗi khi có đơn đặt hàng công ty lại làm đơn vay vốn để mua nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu có thể bị mua đắt và làm chậm tiến độ sản xuất do chưa nhập được nguyên vật liệu. - áp lực cạnh tranh: Công ty luôn đương đàu với các đối thủ cạnh tranh trong nước, các cơ sở sản xuất tư nhân đã và đang phát triển rất mạnh với số vốn, nguồn lao động có trình độ và năng động phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay,...Bên cạnh đó là các công ty khác trong khu vực và trên thế giới, nhất là những sản phẩm của Trung Quốc có mẫu mã phong phú, hình dáng đẹp và giá cả rất phù hợp với thị trường ở nước ta. Vấn đề chất lượng sản phẩm giá cả lại được đặt ra như vũ khí trong cạnh tranh. - Vị trí địa lý: Sản phẩm của công ty chủ yếu là cung cấp trên thị trường trong nước. Mặt khác công ty phải vận chuyển nguyên vật liệu ở những vùng miền núi, hoặc những vùng có giao thông chưa phát triển do đó làm chi phí tăng, thời gian vận chuyển lâu khiến giá bán cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của công ty Trên đây là những thuận lợi và khó khăn của công ty trong lao động sản xuất kinh doanh. Từ những vấn đề này càng giúp ta thấy rõ hơn vai trò của vốn kinh doanh thuận lợi có được do có vốn đầu tư còn khó khăn thì lại do thiếu vốn để đổi mới trang thiết bị... Vấn đề đặt ra là phải quản lý và sử dụng vốn như thế nào? - Để có một "Bức tranh khái quát" về tình hình tài chính cuả Công ty, chúng ta sẽ xem xét các chỉ tiêu trên bảng"Cân đối kế toán", bảng"Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh". Từ các bảng này ta có thể thấy được thực trạng, cơ cấu nền tài chính của Công ty cũng như trách nhiệm pháp lý của Công ty đối với tổng số tài sản đã hình thành từ nguồn vốn vay. Ngoài ra, từ hai bảng báo cáo này, chúng ta có thể kiểm tra đối chiếu, tính toán và so sánh một số chỉ tiêu cụ thể nhằm phục vụ cho các mục đích nghiên cứu của mình. - Để đánh giá chính xác về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta sẽ xem xét tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty trong thời gian gần đây. Ta có thể đánh giá sơ qua tình hình của công ty qua bảng. Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đều có bước tăng trưởng đáng kể: Số lượng sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ liên tục tăng làm cho doanh thu tăng nhanh công ty bắt đầu có lãi. Có được điều này là do sự nỗ lực của tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài ra còn phải kể đến quy mô sản xuất được mở rộng, số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh cũng được gia tăng. Bên cạnh đó số lao động của công ty mỗi năm một tăng, thu nhập bình quân của mỗi người cũng tăng chính là nhờ công ty đã có chiến lược đầu tư đúng đắn. Trong những năm tới công ty cần chú trọng đầu tư, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để phát triển mạnh hơn nữa góp phần vào sự tăng trưởng của công ty nói riêng và nền kinh tế nói chung. 3.2 tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ở công ty trong thời gian qua 3.2.1 Tình hình huy động vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước nên được nhận từ ngân sách nhà nước khoản đầu tư hàng năm. Tuy nhiên, trong qua trình sản xuất kinh doanh công ty cũng phải tìm nhiều nguồn khác để trang trải. Nguồn này chủ yếu do công ty đi vay. Qua xem xét tình hình tài chính, và những bảng số liệu của công ty về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, em có rút ra được một số nhận xét. Bảng tóm lược tình hình sử dụng vốn của công ty trong năm:2000-2001 Nguồn vốn của công ty Năm 2000 Năm 20001 Tỉ lệ tăng(giảm)(%) Nguồn vốn kinh doanh 5.297.808.440 5.532.662.222 2.1% Vốn lưu động 2.377.043.120 8.887.884.276 57.797% Tài sản cố định 18.169.047.390 16.164.822.997 Giảm:5.837% Nguồn vốn chủ sở hữu 5.373.324.438 5.721.991.491 3.142% Nợ phải trả 21.758.417.065 22.216.354.793 1.041% Người Mua hàng trả tiền trước 703.134.950 805.136.765 6.762% Vay ngắn hạn 5.136.169.738 6.571.660.124 1.285% Phải trả cho người bán hàng 2.541.362.456 3.542.539.596 1.378% Khoản vay dài hạn 11.725.825.000 10.857.125.000 Giảm:3.846% Nguồn vốn cố định 5.142.578.837 5.123.571.234 Giảm:0.09% Hệ số nợ 1.24 1.16 Từ kết quả tính toán được trên bảng ta thấy rằng: Tổng số vốn kinh doanh của công ty năm 2001 tăng hơn năm 2000 là 234.853.782 đồng với tỉ lệ tăng tương ứng 2.1%. Mức tăng này chủ yếu là do vốn lưu động tăng nên, số vốn lưu động năm 2001 tăng hơn năm 2000 là 6.510.841.156 đồng với tỉ lệ tăng tương ứng 57.797%. Vốn lưu động tăng do vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán cũng như hàng tồn kho tăng: Khoản phải thu của khách hàng tăng đây phải chăng là chiến lược kinh doanh của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm-mở tín dụng cho khách hàng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ và duy trì lượng khách hàng thường xuyên cho công ty, tuy nhiên đây cũng là hình thức kinh doanh tương đối mạo hiểm bởi vì sẽ có những đối tượng chây lười nợ...ta cần xem xét thêm về vấn đề này. Hàng tồn kho cũng tăng đây cũng là nội dung khá phức tạp: Liệu nguyên, nhiên vật liệu đã dự trữ đúng mức chưa? Nên dự trữ nguyên vật liệu hay thành phẩm? Vì tính đặc thù của sản phẩm là phải sản xuất theo tính chất thời vụ do đó công ty phải xem lại chính sách dự trữ sao cho đảm bảo "An toàn" cho sản xuất và giảm chi phí lưu kho. Vốn lưu động tăng trong khi đó vốn cố định lại giảm 2.004.224.393 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 5.837% so với năm trước. Trong kỳ mặc dù công ty vẫn đầu tư thêm tài sản cố định song vốn cố định vẫn bị giảm đi. Liệu kết hoạch mức khấu hao đã hợp lý chưa? Xét theo nguồn hình thành, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2001 tăng 348.667.053 đồng với tỉ lệ tăng tương ứng là 3.142% Song cơ cấu lại giảm đi từ 3,07% xuống còn 2,04%. Bên cạch đó nợ phải trả lại tăng nhanh cả về giá trị và tỉ trọng. Năm 2001 nợ phải trả tăng 457.937.728 đồng với tỉ lệ tăng 1.041%, nợ ngắn hạn có xu hướng tăng vốn lưu động cũng tăng do đó việc tăng như thế là hợp lý vì nợ ngắn hạn đảm bảo bù đắp cho vốn tạm thời. Mặc khác vốn kinh doanh chủ yếu do NSNN cấp chứ tự bổ xung thì không có. Nguồn vốn này cũng chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Như vậy, qua phân tích sơ bộ ta thấy năng lực tài trợ của công ty tương đối thấp, nguồn vốn của công ty hầu như phụ thuộc vào việc đi vay. Với tình hình này công ty sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro trong kinh doanh bởi " Cái khó bó cái khôn ". Vấn đề đặt ra là hằng năm công ty phải tăng nhanh số vòng quay của vốn để hiệu quả sử dụng vốn được cao hơn từ đó làm cho lợi nhuận tăng. Từ kết quả này công ty có thể bổ xung vốn chủ sở hữu tạo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh. Qua những số liệu và thời gian thực tập em có xem xét được sự thay đổi các khoản nợ như sau: So sánh các khoản nợ của công ty Ta thấy nợ phải trả năm 2001 đã tăng hơn so với năm 2000 là 457.937.728 đồng với tỉ lệ tăng là 1.041%. Việc tăng khoản nợ phải trả chủ yếu là do công ty vay ngắn hạn và phải trả tiền cho người bán tăng lên, bên cạnh đó công ty cũng chiếm dụng được khoản người mua trả trước tiền hàng, khoản này tuy không nhiều nhưng có chiều hướng gia tăng. Năm 2001 tăng hơn năm 2000 là 102.001.815 đồng với tỉ lệ tăng là 6.762% điều này chứng tỏ công ty đã có chỗ đứng trên thị trường tạo được uy tín với khách hàng Trong kỳ khoản vay ngắn hạn tăng 1.435.490.386 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 1.285% và khoản phải trả cho người bán tăng 1.001.177.140 đồng với tỉ lệ tăng 1.378%. Đây là các khoản vay để đầu tư thêm vốn lưu động, khoản chiếm dụng này tương đối lớn do đó công ty phải có kế hoạch sử dụng hợp lý phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ và có lãi. Khoản vay dài hạn của công ty năm 2001 giảm đi 868.700.000 đồng với tỉ lệ giảm 3.846%.Sở dĩ khoản vay dài hạn của công ty giảm đi mà khoản vay ngắn hạn tăng lên là do công ty thấy có thể khai thác được các nguồn vốn vay ngắn hạn để trả bớt các khoản nợ dài hạn. Đây cũng là cách làm giảm chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên công ty phải thận trọng vì khả năng thanh toán qua nhanh sẽ gây cho công ty những tổn thất bất thường. Vậy công ty có nên sử dụng các khoản vay ngắn hạn để trả các khoản vay dài hạn không? Nếu xem xét tình hình tài chính của công ty một cách cụ thể qua năm 2001 và 2000 ta có thể thấy được: Hệ số nợ của năm 2001 giảm so với năm 2000 là 0,08 nhưng tỷ xuất tự tài trợ của năm 2001 cũng giảm 0,01. Như vậy để có vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh công ty phải chủ yếu huy động từ bên ngoài đó chính là các nguồn vốn vay, các nợ phải trả. Nếu sử dụng vốn vay thì công ty phải trả chi phí sử dụng vốn rất cao bên cạnh đó nó lại gây ra sự bị động trong kinh doanh. Nguồn vốn công ty chiếm dụng trở nên hữu ích với công ty song khi nó không còn thời hạn nó sẽ trỏ thành gánh nặng. Vậy nếu xét trên góc độ tài chính về toàn bộ các nguồn vốn của công ty thì tính độc lập về vốn kinh doanh của công ty là thấp: Vốn chủ yếu là vốn vay và được ngân sách nhà nước cấp do đó về tài chính công ty chịu rất nhiều ràng buộc và sức ép của các chủ nợ. Tỷ xuất tự tài trợ thấp( 10%-11% ) sẽ gây ra những khó khăn trong việc huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty đã biết sử dụng " đòn bẩy tài chính " trong kinh doanh là : sử dụng vốn vay. Nguồn vốn này chỉ là tạm thời nhưng nó tạo ra một cơ cấu vốn khá linh động. Vốn vay có thể trả dần vào từng năm tuy nhiên công ty không chỉ trông chờ vào vốn vay và nhận "Viên trợ " mà phải nỗ lực vươn lên góp phần vào công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước. 3.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty trước hết ta xem xét tình hình quản lý và sử dụng từng loại vốn kinh doanh của công ty. 3.2.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố diịnh của công ty. Em có những nhận xét về nguồn vốn cố định của công ty năm 2001 so với năm 2000 giảm đi 19.007.603 đồng với tỉ lệ giảm tương ứng là 0,09%. Quy mô vốn cố định giảm là do đâu? Quy mô của vốn cố định đó đã hợp lý chưa? Vốn cố định có được sử dụng hiệu quả không? Ta lần lượt nghiên cứu từng bộ phận của vốn cố định. Trước tiên ta cần nghiên cứu kết cấu và tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty. Căn cứ vào biểu này ta thấy NG tài sản cố định đang sử dụng cho sản xuất kinh doanh năm 2000 và 2001 là 10.102.933.164 và 14.710.110.680 đồng chiếm 100% vốn cố định. Công ty không có tài sản cố định chưa cần dùng chứng tỏ kết cấu tài sản của công ty là hợp lý, tất cả tài sản cố định của công ty đều được đem vào sử dụng, tránh được tình trạng vốn chết, còn hiệu quả như thế nào ta sẽ xem xét sau. Trong năm 2001 quy mô tài sản cố định tăng 2.607.117.516 đông tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,29% do công ty mua sắm thêm máy moc thiết bị và xây dựng thêm phòng làm việc, nhà xưởng và một số thiết bị quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do sự tăng giảm từng loại tài sản có ảnh hưởng không giống nhau đến kết quả sản xuất nên để hoàn chỉnh thêm giay chuyền sản xuất, công ty đã đầu tư thêm máy móc và thiết bị với nguyên giá là 452.621.205 đồng với tỉ lệ tăng là 3.19%. Bên cạnh đó thiết bị văn phòng phục vụ cho quản lý cũng được mua sắm thêm với trị giá là 101.637.652 đồng với tỷ lệ tăng thêm là 30,04%. Nhà xưởng và vật kiến trúc năm 2001 cũng tăng tương đối nhanh: về nguyên giá tăng 1.831.918.659 đồng với tỉ lệ 19,81%, mức tăng này chủ yếu là để đầu tư vào xưởng Mộc,xưởng nội thất và văn phòng làm việc mới để tiện giao dịch với khách nước ngoài. Như vậy việc đầu tư đúng mức của công ty đã giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi hơn, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng thời cải thiện được môi trường làm việc cho công nhân viên của công ty. Mặc dù tài sản cố định luôn luôn được quan tâm đổi mới nhưng quy mô của vốn cố định năm 2001 vẫn giảm so với năm 2000. Sở dĩ vốn cố định bị thu hẹp là vì tốc độ tăng tài sản cố định là 6,29% trong khi đó tốc đọ tăng gía trị hao mòn tài sản cố định lại tới 35,79%. Tại sao giá trị hao mòn tài sản cố định lại tăng nhanh như vậy? Liệu có phải tốc độ phát triển công nghệ làm cho tài sản cố định bị hao mòn vô hình? Hay công ty áp dụng một phương thức khấu hao đặc biệt cho tài sản cố định? Chúng ta có thể đanh giá sơ bộ về tình trạng tài sản cố định của công ty như sau: Tài sản cố định của công ty là những máy móc thiết bị mới được mua sắm mới nên còn khá hiện đại so với một số doanh nghiệp khác cùng ngành Vậy khả năng tài sản cố định bị hao mòn vô hình là nhỏ. Trong qua trìng sản xuất kinh doanh công ty vẫn luôn chú trọng đầu tư bảo dưỡng máy móc nhằm làm tăng năng lực hoạt động của nó. Tình trạng cố định của tài sản cố định phần nào được thể hiện qua số liệu của bảng. Nhìn vào kết quả tính toán cũng như số liệu của biểu này ta có thể đanh giá là tài sản cố định của công ty năm 2001 vẫn còn tốt, hệ số hao mòn cuối kỳ có tăng hơn đầu kỳ tuy nhiên mức tăng không lớn. Trong số đó chỉ có hệ số hao mòn dụng cụ quản lý là giảm 0,02 so với đầu kỳ. Vậy công ty cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo dưỡng để tăng công xuất của máy móc và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Sau khi đã phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định và thực trạng kỹ thuật của tài sản cố định ta xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2001 so với năm 2000 Ta có những nhận xét: Hiệu xuất sử dụng vốn cố định năm 2001 tăng hơn năm 200 là 1,18 có nghĩa là cứ một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 sẽ thu thêm được 1,18 đồng doanh thu thuần so với năm 2000. Hiệu xuất sử dụng vốn cố định tăng do đó hiệu xuất sử dụng tài sản cố định của công ty cũng tăng vì vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản cố định. Nếu như một đồng tài sản cố định tham gia vào qua trình sản xuất kinh doanh năm 2000 chỉ tạo ra được 1,05 đồng doanh thu thuần thì năm 2001 đã tạo ra được 1,96 đồng doanh thu thuần.Qua các số liệu trên chứng tỏ công ty đã có bước tiến lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dung tài sản cố định cũng như vốn cố định. Chất lượng sử dụng vốn cố định của công ty được thể hiện trên nhiều chỉ tiêu nhưng rõ nét nhất là chỉ tiêu: Tỉ xuất lợi nhuận vốn cố định. Tỉ xuất lợi nhuận vốn cố định năm 2001 đạt 0,00257 điều này chứng tỏ lợi nhuận thu được từ vốn cố định năm 2001 có tăng hơn năm 2000 cụ thể là một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh năm 2001 tạo ra thêm được 0,0006 đồng lợi nhuận so với năm 2000. Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2001 tăng lên đáng kể, bên cạnh đó hệ số hao mòn tài sản cố định cũng tăng. Đây là một kết qủa tốt do quá trình tự phấn đấu vươn lên của công ty để thcih nghi với thi trường với công nghệ sản xuất mới. Doanh thu thuần tăng đột biến 19.087.626.914 đồng với tỉ lệ tăng là 89,43% phần nào nói nên tay nghề của công nhân đã được nâng cao kết hợp với máy móc hiện đại, khả năng Marketing của công ty làm cho sản lượng và chất lượng của sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Yêu cầu đặt ra cho công ty trong những năm tới là phải tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định mục tiêu là tie xuất lợi nhuận do đó công ty cần tìm kiếm thị trường nguyên vật liệu đầu vàohị trường đầu ra cho sản phẩm thực hiện phương sách " Mua tận gốc, Bán tận ngọn " để góp phần tối đa hoá lợi nhuận cho công ty. Tóm lại để đạt được hiệu quả sử dụng vốn cố định cao công ty phải lên các kế hoạch trang bị thêm máy móc thiết bị cũng như kịp thời thanh lý các tài sản cố định cũ kỹ lạc hậu. 3.2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty. Ta chỉ nhận thấy vốn lưu động của công ty năm 2001 tăng hơn năm 2000 nhưng những bộ phận nào của vốn lưu động tăng giảm ra sao thì ta phải xem xét phân tích số liệu: Nhìn một cách tổng quát thì vốn bằng tiền , vốn trong thanh toán, vốn dự trữ, tài sản lưu động khác đều có xu hướng gia tăng. - Tổng số vốn bằng tiền của công ty năm 2001 tăng 2.071.368.855 đồng với tỉ lệ tăng là 155,8%, trong đó + Tiền mặt tại quỹ tăng 300,94% với giá trị: 231.923.722 đồng +TGNH tăng: 168,1% với giá trị tăng là: 2.749.445.132đ Như vậy vốn bằng tiền tăng do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng cả về quy mô và tỉ trọng. Sở dĩ vốn bằng tiền tăng lên là do công ty sử dụng vốn vay nhiều, mặt hàng của công ty lại chỉ sản xuất và tiêu thụ theo thời vụ do đó khả năng đổi thành tiền khi cần thiết là rất khó. Tuy nhiên công ty cũng phải xem xét lại mức dự trữ vốn bằng tiền sao cho vừa đủ thanh toán nợ tới hạn vừa không bị lãng phí vốn khi để vốn chết. Có như vậy khả năng quay vòng vốn lưu động mới tăng, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao. - Khoản vốn lưu động thanh toán năm 2001 cũng tăng 1.870.168.646 với tỉ lệ tăng là 11,55%. Vốn trong thanh toán tăng do khoản phải thu của khách hàng và khoản phải trả trước cho người bán tăng, thuế VAT, khoản phải thu nội bộ và phải thu khác giảm. Phải thu của khách hàng tăng chứng tỏ năm 2001 công ty bán chịu cho khách hàng nhiều. Phương thức này là điều kiện thuận lợi để doanh thu tăng, tăng số sản phẩm được tiêu thụ... Tuy nhiên, nếu khoản thu qua lớn công ty sẽ gặp nhiều rủi ro khi khách hàng chây lười nợ đồng thời khoản chi phí đòi nợ cũng tăng. Tóm lại, Khoản phải thu ở mặt nào đó có lợi cho tiêu thụ song doanh thu trên sổ sách cao mà công ty không thanh toán được khoản nợ đọng sẽ làm cho vốn lưu động của công ty bị thất thoát. - Vốn trong khâu dự trữ cũn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25200.doc
Tài liệu liên quan