MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Việc học chay học theo lý thuyết mà không có thực hành là một thực trạng một vấn đề trong các nhà trường của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Khắc phục tình trạng trên Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện cho sinh viên năm cuối có một kỳ thực tập học hỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Thông qua đợt thực tập tìm hiểu doanh nghiệp này một mặt giúp cho sinh viên làm quen với việc thu thập các thông tin tập hợp tài liệu, cách thức trình bày và phương pháp nghiên
29 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4212 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cấp nước Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu độc lập đồng thời củng cố thêm kiến thức đã học tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành. Mặt khác còn giúp sinh viên hiểu được kỹ hơn về những môn học lý thuyết trên giảng đường và làm quen với mô hình doanh nghiệp cũng như các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp. Sinh viên được tiếp cận trực tiếp với công việc mà trước đó mà chỉ biết quả lý thuyết. Hơn thế còn hình dung được công việc sau này mình rời ghế nhà trường.
Quá trình thực tập tổng quan tại Công ty cấp nước Hà Đông là giai đoạn đầu của quá trình thực tập giúp em đi sâu nghiên cứu và hiểu rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, việc đó sẽ giúp em rất nhiều trong việc chọn đề tài viết chuyên đề tốt nghiệp của em sau này. Hơn một tháng thực tập được sự hướng dẫn của TS Trần Việt Lâm cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cán bộ, nhân viên phòng Kế hoạch, phòng kế toán - tài vụ … và quá trình tự tìm hiểu, làm việc nghiêm túc của bản thân, em xin trình bày khái quát về Công ty cấp nước Hà Đông qua Báo cáo tổng hợp dưới đây.
Báo cáo tổng hợp của em gồm 5 phần:
Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cấp nước Hà Đông
Phần II: Đặc điểm hoạt động của công ty
Phần III: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005-2008
Phần IV : Một số nội dung của công tác quản trị tại công ty
PhầnV : Định hướng phát triển trong thời gian tới.
PHẦN I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
1. Thông tin chung về Công ty
Tên đầy đủ: Công Ty Cấp Nước Hà Đông.
Tên tiếng Anh: Ha Dong Supply Water.
Tên giao dịch: Công ty Cấp nước Hà Đông.
Trụ sở: Số 1 Bà Triệu, Hà Đông, Hà Nội.
+ Cơ sở I: Số 1 Bà Triệu, Hà Đông
+ Cơ sở II: Ba La, Hà Đông.
Điện thoại: 0433824617.
Tài khoản ngân hàng: 450.10000109679 – Tại Ngân hàn đầu tư và phát triển Hà Tây
Fax: 034.826401
MST:0500127984
Loại hình Doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước.
2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cấp nước Hà Đông tiền thân là một cơ sở cấp nước được tiếp quản sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Ban đầu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất thô sơ, lạc hậu chỉ gồm một giếng khoan và hệ thống lắng lọc chậm, công suất khai thác 2.000 m 3/ngày đêm. Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị quan trọng trong những năm đầu xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cụ thể là xây dựng thị xã Hà Đông, tại Nghị quyết số 14 ngày 25/02/1957 của Uỷ ban hành chính Tỉnh Hà Tây, quyết định chuyển Cơ sở Cấp nước Hà Đông thành xí nghiệp quốc doanh với tên gọi là: Nhà máy nước Hà Đông, nhà máy có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh nước máy phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của khối cơ quan, xí nghiệp và dân sinh trong khu vực thị xã.
Đến những năm 1959 – 1960, Nhà máy được đầu tư, nâng cấp hệ thống cấp nước đưa công suất lên 10.000m3/ngày đêm, đồng thời tăng cường đội ngũ công nhân viên lên 62 người.
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới, năm 1976, Nhà máy nước Hà Đông được Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình đầu tư, nâng cấp hệ thống cấp nước lên 26.000m3/ngày đêm. Tuy được đầu tư nâng cấp, nhưng tại thời điểm này Nhà máy vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu nước máy của nhân dân thị xã và mới đáp ứng được khoảng 60 – 70% nhu cầu.
Để khắc phục những nhược điểm của kinh tế bao cấp và phù hợp với cơ chế quản lý mới Nhà máy nước Hà Đông được Uỷ ban nhân dân và Tỉnh ủy Hà Tây cho phép đổi tên thành Công ty Cấp nước Hà Đông đổng thời tiếp nhận đầu tư cơ sở cấp nước số hai Ba La bằng nguồn vốn ngân sách vào năm 1993 có công suất thiết kế là 20.000 m3/ngày đêm.
Đến năm 1998 đã hoàn thành đơn nguyên 1 và đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của nhân dân thị xã với công suất 10.000m3/ngày đêm, cũng thời điểm này tại cơ sở I - số 1 Bà Triệu được đầu tư bằng nguồn vốn OECF( Oversea Economic Cooperation Fund – Qũy hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản) đã hoàn thiện và nâng công suất lên 35.000m3/ ngày đêm. Như vậy, đến năm 1999 cả hai cơ sở, Cơ sở I và Cơ sở II của Công ty Cấp nước Hà Đông đạt công suất 45. 000m3/ ngày đêm.
Mặc dù, nguyên đơn hai tại cơ sở Ba La chưa hoàn thiện nhưng hàng năm Công ty vẫn trích vốn khấu hao để lắp đặt các đường ống cấp 2 và cấp 3 vào các hộ tiêu thụ. Mặt khác, hai cơ sở cũng được nối với nhau bằng hệ thống ống và van khóa để bơm hỗ trợ cho nhau trong trường hợp thiếu nước trên mạng lưới đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng nước sạch của nhân dân trong khu vực.
3. Lĩnh vực kinh doanh.
Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty Cấp nước Hà Đông đã được Sở Kế hoạch và phát triển Đầu tư Hà Nội chứng nhận giấy đăng ký với các ngành nghề kinh doanh.
+ Sản xuất và phân phối nước;
+ Thi công các công trình cấp nước;
+ Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành cấp nước;
+ Tư vấn, giám sát thi công các công trình cấp nước;
+ Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trong ngành cấp nước;
Tuy nhiên, hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất và kinh doanh nước máy phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của khối cơ quan, xí nghiệp và dân sinh trong khu vực Hà Đông. Thi công các công trình đầu mối và mạng lưới cấp thoát nước của thị xã. Chức năng kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành nước chủ yếu phục vụ nhu cầu của Công ty.
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Cơ cấu tổ chức.
1.1. Bộ máy Quản trị.
Bộ máy quản trị của Công ty được cơ cấu với các phòng ban,phân xưởng chức năng liên kết với nhau theo mối quan hệ trực tuyến được biểu diễn trong sơ đồ dưới đây
Sơ đồ 01: Cơ cấu bộ máy quản lý
Px. Sản xuất nước
P.x Sửa chữa
Đội thi công Htcn
Đội Quản lý mạng
P. Tổ chức
Ban thanh tra
P. Tài vụ - Kế toán
P. Kế hoạch sản xuất
P. Kỹ thuật - Dự án
P.Kinh doanh
P. Thu Ngân
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kinh Doanh
GIÁM ĐỐC
Mỗi bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ riêng. Cụ thể như sau:
Ban giám đốc:
03 người, chịu trách nhiệm điều hành chung về toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
01Giám đốc
01 Phó giám đốc kỹ thuật
01 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu cho giám đốc công ty về mô hình tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và triển khai kế hoạch đào tao, quản lý nhân sự của công ty, thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên như: Bảo hiểm, chế độ hưu trí, tuyển dụng, chế độ tiền lương, tham gia xây dựng cơ chế trả lương và cơ chế hoạt động trong toàn công ty
Phòng kế toán tài vụ
Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán hạch toán, công tác tài chính của công ty. Thiết lập và quản lý hệ thống kế toán từ Công ty xuống các đơn vị thành viên. Xây dựng giá thành 1m3 nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển. In hóa đơn rồi chuyển cho bộ phận thu ngân.
Phòng kỹ thuật
Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng hàng tháng, quý, năm của Công ty. Chịu trách nhiệm về quan hệ khách hàng sử dụng nước và ký các hợp đồng với bên ngoài về xây lắp, giao việc cho các đơn vị. Cùng các phòng ban chức năng xây dựng cơ chế trả lương. Đảm nhiệm việc thanh quyết toán lương hàng tháng cho Công ty.
Phòng kế hoạch sản xuất
Thực hiện hoạt động mua sắm máy móc thiết bị, vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong toàn Công ty. Đảm bảo các vật tư cần thiết cho các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Bộ phận thí nghiệm thực hiện hoạt động kiểm soát và đảm bảo chất lượng nước cung cấp.
Ban dự án
Tiến hành khảo sát thiết kế và thi công các đầu máy cấp nước bổ sung cho các hộ phát sinh nhu cầu sử dụng nước theo đúng quy định.
Triển khai các dự án của công ty, như các dự án cải tạo sửa chữa, các dự án mới tới các khu dân cư, các khu đô thị mới,dự trù kinh phí cho các dự án này rồi đưa lên Ban giám đốc xem xét duyệt.
Ban thanh tra
Thực hiện công tác thanh kiểm tra theo chức năng của thanh tra chuyên ngành nước. Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao dân trí. Thực hiện, triển khai công tác an toàn lao động, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt hệ thống làm sạch nước bằng hóa chất.
Phòng kinh doanh
Quản lý, kiểm tra, ký kết hợp đồng sử dụng nước với khách hàng. Phối hợp cùng Phòng kỹ thuật sản xuất và môi trường lập kế hoạch doanh thu của công ty. Theo dõi thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch kinh doanh nước sạch bao gồm: việc theo dõi cập nhật và triển khai công tác ghi sản phẩm nước tiêu thụ của khách hàng, in hóa đơn và lập lịch ghi đọc cho bộ phận ghi thu.
Phòng thu ngân
Thực hiện công việc nhận hóa đơn rồi đến các hộ tiêu dùng để thu tiền rồi nộp lại cho phòng kế toán tài vụ.
Đội lý quản lý mạng
Quản lý mạng đường ống cấp nước bao gồm mạng truyền dẫn, phân phối dịch vụ và các nhánh rẽ cấp nước vào các hộ tiêu dùng, đảm bảo việc cấp nước cho các hộ tiêu thụ nước.
1.2. Cơ cấu hệ thống sản xuất.
Bộ phận sản xuất chính là Phân xưởng sản xuất nước vì đây là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Ngoài ra còn có các bộ phận phụ trợ cho phân phân xưởng nước để đem lại hiệu quả cũng như chất lượng cho sản phẩm nước sản xuất ra như:
+ Phân xưởn sửa chữa: Lắp đặt, thay thế và bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị đảm bảo cho hoạt động sản xuất của phân xưởng nước.
+ Phòng kỹ thuật dự án phối hợp với phòng kế hoạch sản xuất tư vấn và hướng dẫn, giám sát hoạt động sản xuất tại phân xưởng.
Phân phối
Quản lý mạng
Nước nguyên liệu
P.X sản xuất
Nước thành phẩm
P.X sửa chữa
Ban thanh tra
P. Kthuật và dự án
Sơ đồ 02: Kết cấu sản xuất, cung cấp nước và quan hệ giữa các bộ phận sản xuất.
2. Đội ngũ lao động.
Đội ngũ lao động của Công ty tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm trong giai đoạn 2004 – 2008. Hằng năm lượng lao động biến động tăng trong những năm 2004 đến 2007. Tuy nhiên, năm 2008 số lao động của công ty có nhiều biến động do có sự chuyển đổi, sắp xếp lại bộ phận lao động gián tiếp nhằm giảm chi phí quản lý tổ chức, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy tổng số lao động giảm 2,78% so với năm 2007.
Bảng 01: Số lượng lao động qua các năm.
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Số lượng
285
309
321
323
314
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Tại thời điểm cuối năm 2008, danh sách cán bộ công nhân viên của công ty là 323 người. Có thể theo dõi kết cấu lao động cụ thể như bảng sau:
Bảng 02: Cơ cấu lao động công ty tại thời điểm 31/12/2008.
Phân loại
Số người
Tỷ trọng (%)
Theo giới tính
Nam
164
52,23
Nữ
150
47,77
Theo Trình độ
Đại học và trên đại học
95
30,25
Cao đẳng và trung cấp
93
29,62
Thợ bậc 5 – 7
35
7,95
Thợ bậc 3 – 4
56
17,83
Lao động phổ thông
95
30,25
Tổng cộng
314
100
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính.
Biểu đồ 01: Cơ cấu lao động theo trình độ
Lao động là một nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công của công ty. Đối với công ty Cấp nước Hà Đông, trình độ lao động được phân theo trình độ rõ rệt. Nhìn vào bảng ta thấy, nhân viên đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng cao nhất 95 trong tổng số 314 người chiếm 30,25%, nhân viên trình độ cao đẳng và trung cấp là 93 người chiếm 29,62%. Trong số lao động trực tiếp, lao động phổ thông chiếm đa số 93 người (30,25%), thợ bậc 3 – 4 có 56 người chiếm 17,83% và còn lại là công nhân bậc 5 – 7 chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ 7,95%. Qua cơ cấu lao động theo trình độ của công ty có thể nhận thấy: Đối với lao động trực tiếp tại công ty số công nhân có tay nghề cao còn chiếm tỷ trọng khiếm tốn so với lao động cơ bản và thợ bậc thấp, điều này có thể gây nhiều khó khăn tới việc nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng của công ty. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này hiện nay, công ty cũng đang có những chính sách đào tạo nhằm nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân, những người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm.
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty.
Công nghệ sản xuất:
Hệ thống cấp nước là tập hợp của các các công trình thu nước, vận chuyển nước, xử lý nước, điều hòa và phân phối nước. Công ty Cấp nước Hà Đông có quy trình công nghệ sản xuất nước máy như sau:
Trạm bơm giếng khoan
Làm thoáng tự nhiên
Mạng lưới tiêu thụ
Trạm bơm đợt II
Bể chứa nước sạch
Khử trùng
Bể lọc nhanh
Bể tiếp xúc
Làm thoáng tự nhiên
Bể tiếp xúc
Bể lọc nhanh
Mạng lưới tiêu thụ
Trạm bơm đợt II
Bể chứa nước sạch
Khử trùng
tiếp xúc
Sơ đồ 03: Quy trình sản xuất nước máy tại Công ty cấp nước Hà Đông.
Hệ thống sản xuất nước sạch tại Công ty hiện nay được đánh giá là quy trình công nghệ tương đối phù hợp với nguồn nước thô được khai thác từ mạch nước ngầm ở các giếng.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị:
Hiện nay, Công ty có hai cơ sở sản xuất nước máy. Cơ sở I tại số 1 Bà Triệu, Cơ sở II tại Ba La, Hà Đông. Cả hai cơ sở đều được xây dựng trên quỹ đất rộng rãi (>700m2) được đầu tư trang thiết bị cần thiết phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch.
Từ năm 2007, các phòng, ban, phân xưởng đều được trang bị ít nhất 01 máy vi tính và nối mạng. Ngoài ra, còn có 03 máy photo, 08 máy in, 01 máy fax và các trang thiết bị dùng cho văn phòng. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên làm việc như: bàn ghế, máy điều hòa, máy tính, đồ dùng văn phòng…
Các máy móc phục vụ cho sản xuất qua các năm đều được bổ xung, thay thế mới cho phù hợp với sự phát triển của công ty và để thuận tiện hơn cho công tác sản xuất. Đến nay, các thiết bị chính phục vụ cho sản xuất cơ bản gồm:
Bảng 03: Bảng kê chi tiết máy móc thiết bị sản xuất.
STT
Tên thiết bị
Số lượng
1
Máy nén khí (Nhật)
1
2
Máy hàn điện (Việt Nam)
3
3
Bàn ren ống (Máy ren ống) (Trung Quốc)
5
4
Máy bơm nước chạy xăng (Nhật)
3
5
Máy đầm chạy xăng (Nhật)
2
6
Máy cắt bê tông (Nhật)
2
7
Ô tô tải nhỏ (Nhật)
1
8
Ô tô tải cẩu tự hành (Nhật)
1
9
Máy nén khí mở (Việt Nam)
2
10
Máy phát điện (Trung Quốc)
1
11
Máy phát điện (Pháp)
1
12
Bàn ren ống (Máy ren ống) (Pháp)
2
13
Máy cắt đường nhựa (Pháp)
1
14
Máy hàn điện (Pháp)
1
15
Máy cắt cầm tay (Pháp)
2
Nguồn: Phòng Tài vụ.
4. Tình hình tài chính.
Công ty được cấp vốn Ngân sách Nhà nước để hoạt động. Tuy nhiên, Công ty có chủ quyền huy động thêm vốn đầu tư từ bên ngoài như vay các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các quỹ hỗ trợ... để đảm bảo nhu cầu cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc sử vốn của Công ty phải được đảm bảo trên nguyên tắc đúng với chính sách chế độ của Nhà nước, bảo toàn và tăng trưởng vốn tự có, tự trang trải về tài chính. Ta có một số chỉ tiêu về nguồn vốn của CT-IN như sau:
Bảng 04: Một số chỉ tiêu tình hình tài chính của Công ty
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng tài sản
30.601.492.261
31.659.608.921
31.510.272.451
72.251.378.928
TS lưu động
8.633.412.794
10.112.605.262
12.203.737.188
47.974.974.944
TS cố định
21.968.079.467
21.547.003.659
19.306.535.263
24.276.403.984
Nợ phải trả
2.701.505.173
2.801.329.571
2.283.774.112
42.798.740.730
Vốn chủ sở hữu
27.899.987.088
28.858.279.350
29.226.498.339
29.452.638.198
LN trước thuế
385.935.708
1.013.349.530
514.732.641
721.001.340
Hệ số nợ
0,0883
0,0885
0,0725
0,5923
Tỷ suất sinh lợi của TS (ROA)%
1,261
3,201
1,633
0,998
Ta thấy tài sản của Công ty tập trung phần lớn vào Tài sản cố định. Tổng tài sản của công ty tăng liên tục trong suốt 4 năm, đặc biệt từ năm 2006 đến năm 2007 tài sản tăng hơn gấp 2 lần, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu là tăng không đáng kể, điều đó chứng tỏ, lượng vốn vay mà công ty đã huy động được khá lớn. Cụ thể là do, Công ty bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn ODA của Cộng hòa Pháp. Song có thể thấy việc sử dụng lượng vốn vay có thể chưa hợp lý đối với một công ty sản xuất khi đầu tư phần lớn vào tài sản lưu động. Điều này còn thể hiện qua chỉ số tỷ suất sinh lợi của tài sản ROA giảm từ 1,63% xuống còn 0,988%.
Hệ số nợ của Công ty qua các năm có nhiều biến động tuy nhiên đều <0.6. Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty luôn trong tình trạnh lành mạnh, cân bằng, ổn đinh.
5. Sản phẩm,khách hàng, thị trường.
Ngành kinh doanh nước sạch:
Nước là tài sản quốc gia, kinh doanh nước sạch là một ngành dịch vụ công mang tính độc quyền tự nhiên, có tính kinh tế quy mô. Là lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, giao cho một đơn vị duy nhất thực hiện chức năng sản xuất và cung ứng nước sạch đến người tiêu dùng.
Nước sạch là một loại hàng hóa đặc biệt. Nước sạch được sản xuất ra không có sản phẩm tồn kho, khi sản xuất ra sẽ được tiêu thụ hết và không dự trữ được. Sản lượng nước sản xuất ra bao gồm nước thương phẩm và nước thất thu(thất thoát do quản lý, do kỹ thuật, nước công cộng…)
Lĩnh vực kinh doanh nước sạch liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa bàn mang tính xã hội cao, mặt khác đây lại là lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Do vậy, để hoạt động kinh doanh cung cấp nước sạch một cách có hiệu quả nhất là một khó khăn rất lớn.
Khách hàng:
Nước được dùng cho các mục đích khác nhau trong sinh hoạt, trong sản xuất và các mục đích khác. Có thể chia ra thành hai loại nhu cầu chính như sau: sinh hoạt, sản xuất
+ Nước dùng cho sinh hoạt:
Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như nước dùng để ăn uống, tắm rửa, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh, tưới đường, tưới cây,…Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư. Nước dùng cho sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hóa học, lý học và vi sinh theo các yêu cầu của quy phạm đề ra, không chứa các thành phần lý, hóa học và vi sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
+Nước dùng cho sản xuất:
Có yêu cầu chất lượng không cao nhưng số lượng lớn, ngược lại có những đơn vị yêu cầu cầu số lượng nước không nhiều nhưng chất lượng nước rất cao, ví dụ nước cho các ngành công nghiệp dệt, phim ảnh, nước cấp cho các nồi hơi, nước cho vào sản phẩm là các đồ ăn uống,…Nước cấp cho các ngành công nghiệp luyện kim, hóa chất yêu cầu lượng nước lớn nhưng yêu cầu chất lượng thường không cao. Lượng nước cấp cho sản xuất của một nhà máy có thể tương đương với nhu cầu dùng nước của một khu đô thị hàng ngàn dân.
Chính vì sự khác biệt trong nhu cầu mà đối tượng khách hàng của Công ty bao gồm: + Khối cơ quan hành chính sự nghiệp.
+ Khối dân cư.
+ Các doanh nghiệp (sản xuất kinh doanh, xây dựng..).
Bên cạnh lĩnh vực sản xuất cung cấp nước, Công ty cũng có một phần không nhỏ khách hàng trong lĩnh vực tư vấn, thi công, xây lắp hệ thống cấp nước.
Thị trường:
Sản phẩm của Công ty là nước sạch dùng để sinh hoạt và sản xuất, Trong khi đó, Công ty Cấp nước Hà Đông là đơn vị duy nhất được Thành phố giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng nước sinh hoạt, công nghiệp và các dịch vụ khác trên địa bàn Hà Đông. Do vậy, thị trường chủ yếu của Công ty là dân cư, các cơ quan, doanh nghiệp tại Hà Đông và các khu vực lân cận.
Từ năm 2005 trở về trước Công ty chỉ phục vụ được nhu cầu của người dân ở 10 phường trong nội thành như: Quang Trung, Nguyễn Trãi, Yết Kiêu, Phúc La, Văn Phú, Mỗ Lao, Văn Khê, Hà Cầu, Kiến Hưng, Vạn Phúc thì đến năm 2006 cho tới nay Công ty đã mở rộng tuyến đường ống ra tới 8 xã ngoại thị như: Dương Nội, Đồng Mai, Phú Lãm, Phú Lương, Phùng Châu, Biên Giang, Yên Nghĩa.
PHẦN III: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2005-2008.
1. Những thành tích đạt được.
Với năng lực hiện có và đội ngũ lao động là 332 người, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, chống thất thoát, thất thu, sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, với những cố gắng và thành tích đã đạt được Công ty được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng 3 năm 2003. Với những kết quả và thành tích đạt được trong nhiều năm qua, Công ty đã được các cấp, các ngành ghi nhận bằng những phần thưởng rất đáng tự hào. Sau đây là một số thành tích nổi bật của Công ty:
- Bằng khen của Chính Phủ
- Băng khen của Bộ xây dựng
- Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông.
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1. Về sản phẩm.
Về sản lượng:
Áp dụng đồng thời các biện pháp kỹ thuật và quản lý trong cung cấp nước giúp Công ty giảm tỷ lệ nước thất thoát trên mạng lưới, mở rộng diện phục vụ. Cụ thể tình hình cung cấp và sử dụng nước qua các năm được theo dõi trong bảng sau:
Bảng 05: Tình hình cung cấp và sử dụng nước các năm(2005 – 2008)
Năm
Nước sản xuất
Nước thành phẩm
Nước thất thoát
Tỷ lệ %
Slượng(m3)
Tỷ lệ so với năm trước (%)
Slượng(m3)
Tỷ lệ so với năm trước (%)
2005
9.881.110
7.100.583
28,14
2006
10.270.079
103,94
7.579.420
106,74
26,20
2007
10.936.607
106,37
8.117.969
107,11
25,77
2008
11.746.762
107,41
9.257.291
114,03
21,19
Nguồn: Phòng kế hoạch.
Tỷ lệ thất thoát nước trong những năm gần đây liên tục được cải thiện. Nếu như năm 2005 tỷ lệ thất thoát ở mức 28,14% thì sau 3 năm tới năm 2008 tỷ lệ này chỉ còn ở mức 21,19%.
Về chất lượng:
Nhận thức được chất lượng nước sạch có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân nên Công ty đã nghiêm chỉnh chấp hành các tiêu chuẩn chất lượng nước thương phẩm, thực hiện công tác kiểm tra giám sát quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng nước cung cấp. Nước sản xuất ra mạng lưới phải đạt tiêu chuẩn TCVN 5502, tiêu chuẩn về nước sinh hoạt theo Quy định số 09/2005/QĐ – BYT. Một số chỉ tiêu quan trọng được thống kê và thể hiện trong bảng sau:
Bảng 06: Chất lượng nước qua các năm 2005 – 2008
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
TCVN
2005
2006
2007
2008
1
Độ đục
NTU
<3,0
2,23
2,05
1,78
1,56
2
Độ mặn (NaCl)
mg/l
<250
70
64
68
65
3
Fetp
mg/l
<0,5
0,32
0,35
0,41
0,37
3
Hữu cơ (KmnO4)
mg/l
<3,5
1.84
1.87
1,91
1,93
4
Clo dư
mg/l
<0.5
0,35
0,35
0,30
0,30
5
Fecal Coliform
Con/1001
<0
0
0
0
0
6
Tổng Coliform
Con/1001
<0
0
0
0
0
Nguồn: Bộ phận thí nghiêm – Phòng kế hoạch.
Các chỉ tiêu về chất lượng nước có sự biến động qua các năm, tuy nhiên đều nằm trong giới hạn cho phép, một số chỉ tiêu như: Độ mặn, Hữu cơ trong nước máy của công ty sản xuất còn được đánh giá cao. Vì thế sản phẩm đều đạt các yêu cầu đối với nước sạch cung cấp cho khu vực đô thị - không chứa chất độc hại, mầm bệnh, an toàn với sức khỏe.
2.2. Về khách hàng
Những năm gần đây, Công ty không ngừng mở rộng phạm vi cấp nước trên địa bàn Hà Đông, do đó các cơ sở của Công ty phải sản xuất nước sạch nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu không chỉ trong sinh hoạt mà còn đối với hoạt động của khối hành chính sự nghiệp, khối sản xuất kinh doanh và xây dựng.
Bảng 07: Tình hình tiêu thụ nước các năm 2006-2008.
Năm
Nước sinh hoạt
Hành chính sự nghiệp
Sản xuất, kinh doanh, Xây dựng
Tổng sản lượng (m3)
Số lượng (m3)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (m3)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (m3)
Tỷ trọng (%)
2006
5.717.914
75,44
1.659.135
21,89
202.371
2,67
7.579.420
2007
6.058.440
74,63
1.116.221
13,75
946.308
11,63
8.117.969
2008
6.600.449
71,30
1.729.261
18,68
927.581
10,02
9.257.291
Nguồn: Phòng kinh doanh.
Có thể theo dõi cụ thể cơ cấu sản lượng sản xuất nước trong những năm gần đây(2006, 2007, 2008) qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 02: Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ theo mục đích sử dụng
Trong cơ cấu tỷ sản lượng nước của Công ty qua các năm, nước sản xuất giành cho sinh hoạt là chủ yếu (chiếm hơn 70%). Nước sạch tiêu thụ trong khối khách hàng là cơ quan hành chính và hoạt động sản xuất, xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng hơn 10% mỗi loại. Điều này cho thấy, khách hàng tiêu thụ nước của công ty chủ yếu là hộ tiêu dùng nước sinh hoạt, có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Do vậy, công ty cần ưu tiên xem xét đáp ứng tốt nhu cầu của nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, hiện nay do giá nước thương phẩm đối với khối khách hàng sản xuất kinh doanh, xây dựng còn khá cao, chưa kích thích được nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng này.
2.3. Doanh thu, lợi nhuận.
Bảng 08:Doanh thu, lợi nhuận từ 2005 – 2008 Nguồn: Phòng tài vụ.
Năm
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ lệ Lợi nhuận/ Doanh thu (%)
(triệu đồng)
%so với năm trước
(đồng)
%so với năm trước
2005
25.479
385.935.708
1,51
2006
27.490
107,89
1.013.349.530
262,569
3,68
2007
33.607
122,25
514.732.641
50,79
1,53
2008
40.039
119,14
721.001.340
140,07
1,80
Biểu đồ 03: Tăng trưởng doanh thu qua các năm ĐV: tỷ đồng
Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh cùng với biểu đồ doanh thu từ năm 2005 đến 2008 ta nhận thấy:
Trước hết là doanh thu. Doanh thu của công ty trong giai đoạn từ năm 2005-2008 có xu hướng tăng trưởng ổn định. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2,011 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 7,89% %. Năm 2007, doanh thu được tăng lên 6.117 tỷ đồng so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng 22.25%. Năm 2008, doanh thu tiếp tục tăng 19.14 tương ứng với 6,432 tỷ đồng so với năm 2007.
Tiếp theo là tỷ trọng lợi nhuận trước thuế so với tổng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế của công ty so với doanh thu năm 2005 là 1,51%, năm 2006 là 3,68%, năm 2007 là 1,59%, năm 2008 là 1,81%. Tỷ trọng lợi nhuận trước thuế với doanh thu giai đoạn 2005-2008 không ổn định. Tỷ trọng năm 2006 tăng so với năm 2005. Bởi vì tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận do tiết kiệm chi phí. Đến năm 2007, tỷ trọng giảm đi rõ rệt. Nhưng đến năm 2008, tỷ trọng đã tăng lên từ 1,59% năm 2007 đến 1,88% năm 2008.
Bảng 09: Doanh thu theo sản phẩm
Năm
Doanh thu(nghìn đồng)
Sản xuất nước
Xây lắp đường ống
2005
17.440.514
3.060.719
2006
24.163.144
3.881.235
2007
25,846.609
6,258.864
2008
29,620.390
9,705.548
Nguồn: Phòng kinh doanh.
Doanh thu cuả công ty được cấu thành bởi hai bộ phận chính là doanh thu từ hoạt động sản xuất nước và doanh thu từ hoạt động xây lắp đường ống. Trong đó, Doanh thu Sản xuất nước luôn ở mức từ 3,05( năm 2008) đến 6,22 (năm 2006) so với doanh thu xây lắp đường ống.
2.4. Một số kết quả khác.
Nộp Ngân sách Nhà nước
Dù là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích hạng I nhưng phải tự chủ về tài chính nên lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên làm việc. Công ty làm ăn có lãi là điều kiện để nâng cấp, mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Đồng thời có điều kiện thực hiện trách nhiệm với Nhà nước. Hàng năm nộp Ngân sách ổn định tăng với tốc độ tăng nhanh từ năm 2004 đến năm 2006. Tới 2007, 2008 Công ty triển khai đầu tư một số dự án có nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước, do đó nộp Ngân sách tốc độ tăng giảm dần có tăng nhưng lượng không nhiều, và đến năm 2008, nộp Ngân sách giảm so với năm 2007.
Bảng 10: Tình hình nộp ngân sách Nhà nước các năm (2004-2008)
Năm
Nộp Ngân sách (nghìn đồng)
Tỷ lệ % so với năm trước
2005
1.057.044
2006
1.433.688
159,19
2007
1.415.507
168,62
2008
1.096.806
123,15
Nguồn: Phòng tài vụ.
Thu nhập của người lao động
Cùng với kết quả về doanh thu và lợi nhuận, thu nhập của người lao động trong Công ty cũng được duy trì ổn định và có xu hướng tăng qua các năm.
Bảng 11: Thu nhập bình quân của người lao động.
Năm
Thu nhập bình quân(đồng)
Tỷ lệ % so với năm 2004
2004
2.000.000
100,00
2005
2.375.000
118,75
2006
3.090.000
154,50
2007
3.000.000
150,00
2008
3.500.000
175,00
Nguồn: Phòng tài vụ.
PHẦN IV: MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
1. Quản trị nhân lực
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, Công ty đã có những chính sách đào tạo, phát triển và sử dụng lao động như sau:
Hoạt động tuyển dụng:
Hoạt động tuyển dụng của công ty chủ yếu là hình thức xét tuyển hồ sơ. Do những nhu cầu nguồn nhân lực trở nên bức thiết khi công ty mở rộng quy mô nên có giai đoạn đã tuyển dụng một cách ồ ạt và bố trí vào làm việc luôn không qua đào tạo về chuyên môn dẫn tới tình trạng công nhân viên vừa học vừa làm nên năng suất lao động không cao. Tuy nhiên, tới nay công tác tuyển dụng được tổ chức ngày một chặt chẽ và có chất lượng hơn điều đó được thể hiện ở chỗ cán bộ công nhân viên được tuyển dụng đã nhanh chóng nắm bắt được công việc và làm tốt công việc được giao.
Hoạt động đào tạo:
Ban giám đốc đã chủ động đầu tư rất nhiều vào việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động như: tổ chức các lớp học về chống thất thoát, tạo điều kiện cho công nhân học tập nâng cao tay nghề, tổ chức lớp học về quản trị khách hàng cho nhân viên kinh doanh, lớp học về quản trị mạng lưới cho đội quản lý mạng, lớp học về quy hoạch bản đồ cho phòng Kỹ thuật…
Sư dụng lao động:
Công ty có được một đội ngũ lao động có trình độ chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Riêng nhóm lao động có trình độ Đại học và trên đại học chiếm 30,25%. Tuy nhiên, việc sử dụng lao động, bố trí sắp xếp công việc cho nhóm lao động này còn chưa hợp lý. Ví dụ như có rất nhiều trường hợp tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành kinh tê, ngoại ngữ, thương mại… về công ty chỉ để đọc số nước và thu tiên gây lãng phí nguồn nhân lực và cũng gây lãng phí nguồn tài chính do những công việc như vậy chỉ cần lao động phổ thông và trả lương cho lao động phổ thông thì giờ đây phải trả lương cho bậc đại học, cao đẳng. Trong năm 2008, công ty đã có một số thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả, giảm lãng phí trong sử dụng lao động.
Phúc lợi cho người lao động:
Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động, đồng thời cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi, hội thao, thăm quan... để làm tạo động lực cho cán bộ công nhân viên như: tổ chức các cuộc thi tuyên truyền ca khúc cách mạng, thi cầu lông, đá bóng, tổ chức thăm quan nghỉ mát mỗi năm một lần cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, tổ chức kỷ niệm ngày 8/3, 20/10 cho chị em cán bộ công nhân viên, … Trang bị cơ sở vật chất và những tạo điều kiện thuận lợi trong lao động của công nhân viên.
2. Quản trị chất lượng
Đối với lĩnh vực kinh doanh nước máy, chất lượng nước được coi là một trong các tiêu chí hàng đầu. Chính vì vậy, Công ty cấp nước Hà Đông luôn chú trọng tới hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng nước máy thương phẩm sản xuất. Hoạt động kiểm tra chất lượng được tiến hành thường xuyên bởi các nhân viên tại bộ phận thí nghiệm của công ty. Các mẫu nước được lấy tại từng công đoạn 1 lần/2h qua các thí nghiệm kiểm tra lý, hóa,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22750.doc