Báo cáo Thực tập tại Công ty Bia Hà Nội

Lời mở đầu Trong tình hình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nhiệm vụ đặt ra trên vai các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là rất nặng nề. Quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới là một sức ép lớn, một thử thách lớn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, thì sức ép càng lớn hơn. Không những doanh nghiệp phải tự chủ động trong mọi hành động, mọi quyết định mà còn có nghĩa vụ đối với Nhà nước và đối với truyền thống

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Bia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Công ty. Trong bối cảnh Việt Nam ra nhập ASEAN, rồi ký hiệp định AFTA, mới đây là hiệp định Thương mại Việt Mỹ, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước của Việt Nam dần dần tỏ rõ sự kém năng động của mình trước những đối thủ sừng sỏ từ Châu Âu, Châu Mỹ và đang đánh mất chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Công ty Bia Hà Nội, trong những năm gần đây được đánh giá là gương mặt tiêu biểu của ngành thực phẩm và nước uống giải khát cả nước. Công ty không những kinh doanh hiệu quả mà còn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Sản phẩm của Công ty không những được chấp nhận trên thị trường mà còn trở thành một nét văn hoá của nghệ thuật ẩm thực Hà Thành. Là một sinh viên Chuyên ngành Kế toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tôi ý thức được rằng qúa trình thực tập là môi trường tốt cho việc nghiên cứu những điều đã được học trên ghế nhà trường và chuẩn bị hành trang bước vào đời. Vì thế , tôi lựa chọn Công ty Bia Hà Nội để thực tập, không chỉ vì danh tiếng của doanh nghiệp mà còn vì sự tò mò về con đường thành công của một doanh nghiệp đã có tuổi đời gần 70 năm. Tôi mong muốn rằng, trong bài báo cáo này, sẽ có đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp, đồng thời, thể hiện được quá trình thực tập của mình tại Công ty. Nội dung I. Lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bia Hà Nội 1. Lịch sử hình thành của Công ty: Công ty Bia Hà Nội nằm trên trục đường Hoàng Hoa Thám với địa chỉ: 70A (số cũ) 183A (số mới) Phường Ngọc Hà - Quận Ba Đình - thành phố Hà Nội. Công ty Bia Hà Nội được thành lập từ năm 1890 với tên gọi: " Nhà máy Bia Đông Dương" do một chủ tư Bản người Pháp tên là Homel đứng ra xây dựng trên một diện tích rộng 5 ha, với mục đích là cung cấp các sản phẩm Bia nhằm phục vụ cho Quân đội Viễn Chinh Pháp và lính đánh thuê ở Hà Nội. Với hình thức kinh doanh mang tính cá thể và lượng vốn đầu tư nhỏ nên công xuất ban đầu của Nhà máy rất thấp chỉ đạt khoảng 500.000 lít/ năm, toàn bộ trang thiết bị máy móc cũng như công nghệ sản xuất đều được chuyển từ Pháp sang. Do tính thời vụ của sản phẩm và hình thức thuê mướn nhân công lúc đó nên tổng số lao động của Nhà máy dao động từ 70 đến 150 người tuỳ thuộc vào thời điểm sản phẩm được tiêu thụ nhiều hay ít. Trong đó số lao động thủ công đơn thuần chiếm trên 70% và là người Việt Nam còn lao động kỹ thuật và lao động quản lý đều là người Pháp do vậy toàn bộ Kỹ thuật cũng như nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất đều do người Pháp quản lý. Sau này do nhu cầu về Bia ngày càng tăng cao, ông Homel quyết định xây dựng một hầm chứa khoảng 30.000.000 lít/ năm nhưng đang tiến hành đầu tư dở thì Thực Dân Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ đã rút quân khỏi Việt Nam, ông Homel cũng rút chạy theo. Năm 1945 Thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, hầu hết các trang thiết bị cũng như các Bí quyết công nghệ phục vụ cho sản xuất của Nhà máy đều bị đem về Pháp hoặc bị huỷ bỏ. Từ đó cho đến giữa năm 1957 Nhà máy tạm ngừng sản xuất và đóng cửa. Ngày 15 - 5 - 1957 Chính phủ ra Quyết định khôi phục lại Nhà máy với sự giúp đỡ của các chuyên gia Tiệp Khắc và Cộng Hoà Liên Bang Đức. Đến ngày 15 - 8 - 1958 Nhà máy đã nấu thử mẻ Bia đầu tiên đồng thời đổi tên thành: " Nhà máy Bia Hà Nội" với sản phẩm Bia chai lúc đó mang nhãn hiệu: Trúc Bạch, khi đó sản lượng của Nhà máy chỉ đạt khoảng 300.000 lít/năm. Vì các lý do trên Nhà máy Bia Hà Nội đã quyết định lấy ngày 15 - 8 - 1958 làm ngày thành lập Nhà máy. 2. Qúa trình phát triển của Công ty: Giai đoạn 1: Từ năm 1958 đến 1981: Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức hạch toán độc lập với mô hình Nhà máy trực thuộc Bộ chủ quản: Bộ công nghiệp nhẹ. Thời gian này sản lượng Bia của Nhà máy tăng từ 300.000 lít/năm (1958) lên 20.000.000 lít /năm (1981). Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà máy là sản xuất, không phải lo đầu vào và đầu ra. Giai đoạn 2: Từ năm 1982 - 1989. Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức hạch toán phụ thuộc với mô hình xí nghiệp thuộc xí nghiệp liên hợp: Rượu - Bia - Nước giải khát I. Giai đoạn này được sự cộng tác giúp đỡ của Cộng Hoà Dân Chủ Đức, xí nghiệp đã đầu tư Bước một, đưa công xuất xí nghiệp lên 40.000.000 lít/ năm. Giai đoạn 3: Từ năm 1989 - 1993 Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức hạch toán độc lập theo mô hình Nhà máy. Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nước tiến hành đổi mới cơ chế, xoá bỏ cơ chế bao cấp cũ là cơ chế Quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ trong kinh doanh và phải luôn tự hoàn thiện mình. Trước tình hình đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi lớn nhất là trong nhận thức và việc làm. Đối với Nhà máy, sản phẩm Bia có nhu cầu lớn tiêu thụ trên thị trường nên khi chuyển sang cơ chế thị trường Nhà máy gặp ít khó khăn do chuyển đổi cơ chế. Nhưng đồng thời trong giai đoạn này, có rất nhiều các Nhà máy Bia và các liên doanh sản xuất Bia ra đời cùng với sự xuất hiện của các loại Bia nhập ngoại, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các loại Bia trên thị trường rất gay gắt. Để tồn tại và phát triển Nhà máy Bia Hà Nội đã chọn con đường đổi mới từng phần và tìm nguồn vốn để thực hiện. Trong giai đoạn này Nhà máy đã hoàn thành bước 1 quá trình đầu tư lần 2. Về công nghệ Chủ yếu vẫn là công nghệ truyền thống cùng với kinh nghiệm sẵn có của đội ngũ cán bộ - công nhân lành nghề. Về máy móc thiết bị Giai đoạn này đã được Nhà máy thay thế thiết bị mới, nhưng chưa đồng bộ, vẫn còn một số thiết bị cũ của Pháp để lại. Do đầu tư thiết bị của Cộng Hoà liên Bang Đức nên công nghệ được đổi mới. Giai đoạn 4. Từ tháng 10 năm 1993 đến nay: Doanh nghiệp được đổi tên từ " Nhà máy Bia Hà Nội" Thành "Công ty Bia Hà Nội" theo Quyết định 388 ngày 9/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghệ về việc thành lập Công ty Bia Hà Nội lấy tên giao dịch là HABECO, theo quyết định này Công ty phải thực sự hoạt động, theo đúng nghĩa là một nhà sản xuất kinh doanh. Công ty Bia Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước với chức năng cơ bản là chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng Bia các loại để cung cấp Bia ra thị trường đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhằm mục đích cuối cùng thu lợi nhuận. Để thực hiện được chức năng trên thì nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là: * Chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng Bia các loại * Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được giao. * Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và nhiệm vụ được Nhà nước và cấp trên giao phó. * Chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cũng như ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn hoá cho các cán bộ công nhân viên chức. * Đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm để kinh doanh có hiệu quả. * Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn cho Nhà máy, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng. * Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, chế độ quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên. 3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Hiện nay Công ty Bia đang tiến hành sản xuất kinh doanh ba mặt hàng Bia là: Bia Chai, Bia Lon và Bia Hơi. Cả ba loại Bia này đều mang nhãn hiệu Bia Hà Nội, Ngoại trừ mặt hàng Bia lon do mới thâm nhập vào thị trường chưa lâu và còn đang trong giai đoạn phát triển thì các mặt hàng Bia chai và Bia hơi của Công ty đang có uy tín rất cao và được rộng rãi người tiêu dùng ưa chuộng. Bia Chai Hà Nội: Là lại sản phẩm truyền thống của Công ty và đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng, hàng năm mức lợi nhuận của loại sản phẩm này chiếm khoảng trên 60% tổng lợi nhuận của toàn Công ty. Bia chai được đóng trong chai thuỷ tinh dung tích 450 ml mầu nâu, xếp trong két nhựa màu xanh (nâu) được in biểu tượng của Công ty và dòng chữ HABECO màu vàng, với số lượng 20 chai/két, số đăng ký chất lượng - VTHN 153/97. Thời gian bảo quản 100 ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ và vận chuyển đi xa. Sảm phẩm Bia chai có chất lượng tốt, giá cả hợp lý phù hợp với thu nhập của phần lớn người tiêu dùng, hiện nay rất được thị trường ưa chuộng, do đó sản phẩm Bia chai đang được coi là sản phẩm mũi nhọn của Công ty. Bia hơi Hà Nội: Là loại Bia tươi mát, thời gian, bảo quản trong 24 giờ, khó vận chuyển đi xa, chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Bia hơi sau khi lọc được chiết vào thùng innox dung tích 50 lít hoặc 30 lít để dễ vận chuyển. Do luôn bảo đảm chất lượng tốt cùng với uy tín và mức giá phù hợp nên sản phẩm Bia hơi của Công ty đang được thị trường ưu chuộng và có sức tiêu thu mạnh, đặc biệt là khu vực Hà Nội hiện đang là thị trường chính của loại sản phẩm này với mức tiêu thụ hàng năm chiếm khoảng trên 90%. Bia lon Hà Nội: Từ tháng 8 - 1996 sau một thời gian lắp đặt, Công ty Bia Hà Nội đã vận hành một dây truyền sản xuất Bia lon mới thay thế cho dây truyền sản xuất Bia lon Trúc Bạch đã có từ những năm 1960. Từ đó Công ty đã cung cấp ra thị trường một loại Bia lon mới với nhãn hiệu " Bia lon Hà Nội", Dung tích của một lon là 330ml vỏ được làm bằng nhôm, trên mặt ngoài của vỏ lon được in Biểu Tượng của Công ty và các thông số khác như: Thời gian bảo quản của Bia lon là 12 tháng kể từ ngày sản xuất nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa. Tuy nhiên, về mặt mẫu mã sản phẩm Bia lon của Công ty còn chưa thực sự thu hút khách hàng so với các sản phẩm Bia lon đang có trên thị trường, mặt khác do chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng của Công ty còn nhiều hạn chế do đó khách hàng chưa biết nhiều đến sản phẩm Bia lon của Công ty. Thêm vào đó là sự xuất hiện muộn trên thị trường cùng với chi phí sản xuất của loại sản phẩm này khá cao nên khả năng tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều hạn chế do đó mặc dù có tỷ xuất lợi nhuận cao nhưng tỷ lệ lợi nhuận của Bia lon trong tổng lợi nhuận của Công ty chỉ chiếm khoảng 5 - 6 %. Trong những năm qua, do nhu cầu thị trường về sản phẩm ngày càng tăng cao, Công ty Bia Hà Nội đã không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất Bia hiện đại trên thế giới, từng bước đồng bộ hoá dây truyền công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Công ty. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên trong dây truyền công nghệ sản xuất hiện nay vẫn còn tồn taị một số trang thiết bị cũ làm ảnh hưởng đến công xuất của cả dây truyền. Tình hình sản xuất của Công ty Bia Hà Nội trong 3 năm qua được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Sản lượng Bia của Công ty sản xuất qua các năm 1999, 2000 và 2001. Đơn vị: Lít Năm Tổng sản lượng Bia hơi Bia chai Bia lon 1999 49.913.246 16.970.504 31.445.345 1.497.397 2000 53.150.638 18.602.723 33.484.902 1.063.013 2001 56.795.183 19.310.362 36.348.917 1.135.904 (Theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất của Công ty) Từ bảng trên ta thấy sản lượng Bia sản xuất ra của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước mỗi năm tăng trung bình khoảng 6,5 %. Đặc biệt trong 2 năm 2000 và 2001 Công ty đã đầu tư một dây truyền chiết Bia chai hiện đại của Đức với công xuất 30.000 chai/ giờ thay thế dây truyền chiết Bia chai cũ nhờ đó công xuất của nhà máy được nâng cao. Tuy vậy, lượng sản phẩm Bia chai và Bia hơi của Công ty vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Bảng 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong 3 năm qua: Loại sản phẩm Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Bia hơi Lít 16.970.504 18.602.723 19.310.362 Bia chai Két 3.144.534 3.348.490 4.038.769 Bia lon Thùng 189.065 134.219 143.422 (Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty) Qua bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty ta thấy, lượng tiêu thụ Bia của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, loại sản phẩm có sức tiêu thụ mạnh nhất là Bia Chai (năm 2000 tăng 9,7% so với năm 1999; năm 2001 tăng 3,7% so với năm 2000), sau đó là Bia hơi (năm 2000 tăng 6,5 so với năm 1999, năm 2001 tăng 20,6% so với năm 2000), Bia lon (năm 2000 giảm 30% so với năm 1999, năm 2001 tăng 6,9 % so với năm 2000 nhưng lại giảm 25% so với năm 1999) là sản phẩm có mức thấp nhất trong tiêu thụ so với Bia hơi và Bia chai. Bảng 3: Doanh thu theo sản phẩm của Công ty qua các năm 1999, 2000, 2001: Đơn vị: 1000đ Loại sản phẩm Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Bia hơi 74.410.893 77.241.449 80.546.346 Bia chai 334.849.019 375.605.477 381.321.689 Bai lon 16.106.254 17.210.662 18.132.456 Tổng cộng 425.366.166 470.057.588 48.000.491 (Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty) Từ kết quả doanh thu qua từng năm chứng tỏ Công ty Bia Hà nội đang ngày càng phát triển tổng doanh thu của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, mức tăng doanh thu của năm 2001 so với năm 2000 rất cao (khoảng 10,5%), đây là mức tăng doanh thu lớn nhất của Công ty từ trước đến nay. Điều này có được là vì ngoài việc đầu tư cho dây truyền sản xuất để nâng cao công xuất, Công ty còn thực hiện việc giảm dung tích vỏ chai Bia từ 500 ml xuống còn 450 ml đồng thời hạ giá bán sản phẩm xuống 7000 đ/két, ước tính mức doanh thu tăng thêm từ việc này là 37.560.547.691 VNĐ. Bia chai là sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty, có doanh thu trung bình hàng năm chiếm khoảng 78% tổng doanh thu, tiếp theo là Bia hơi chiếm khoảng 26,9% Bia lon có doanh thu hàng năm khoảng 5% tổng doanh thu của toàn Công ty. Bảng 4: Lợi nhuận theo từng loại sản phẩm của Công ty Đơn vị: 1000đ Sản phẩm Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Bia hơi 25.337.203 27.999.276 29.175.245 Bia chai 51.491.736 56.901.754 57.773.381 Bia lon 4.903.975 5.491.215 5.708.411 Tổng cộng 81.732.914 90.320.245 92.657.037 (Theo báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh của Công ty) Qua bảng trên ta thấy tổng lợi nhuận của Công ty trong 3 năm qua không ngừng tăng lên, tuy nhiên chủ yếu là do mức tăng lợi nhuận của Bia Chai và Bia hơi, bên cạnh đó mức lợi nhuận của Bia lon có xu hướng giảm sút. Trong tổng lợi nhuận của Công ty năm 2001, Bia chai chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 62,35% sau đó là Bia hơi chiếm khoảng 31% Bia lon chiếm khoảng 6,65% tổng lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận hàng năm của Công ty vẫn tăng lên, nhưng mức tăng lợi nhuận của năm 2001 so với năm 2000 là 2,6% trong khi đó tỷ lệ tăng lợi nhuận của năm 2000 so với năm 1999 là 19,5%, nguyên nhân chính của việc này là do chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất tăng lên trong khi giá bán sản phẩm của Công ty lại hầu như không thay đổi. Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 1999 - 2000 Đơn vị: 1000.000 đ STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh Số tiền Tỉ Lệ (%) 1 Doanh thu 425.366,166 476.057,588 50.691,422 11,91 2 Giá trị tổng sản lượng 342.623,252 385.737,343 42.104,091 12,25 3 Nộp ngân sách 209.360 223.185 13.825 6,60 - Thuế doanh thu 200 260 40 25 - Thuế TTĐB 184.800 194.779 9.979 5,39 - Thuế lợi tức 19.662 23.640 3.978 20,23 - Thuế vốn 4.698 4.506 - 192 - 4,08 4 Số lao động 653 644 - 9 - 1,37 5 Thu nhập bình quân 1,600 1,850 0,250 15,62 (Theo báo cáo kết qủa kinh doanh của Công ty) Qua bảng trên ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty năm 1999 và năm 2000 thể hiện: Giá trị tổng sản lượng và doanh thu đều tăng (giá trị tổng sản lượng tăng 42.104.091 triệu đồng, ứng với 12,25%; doanh thu tăng 50.691.422 triệu đồng ứng với 11,91%). Đảm bảo nộp ngân sách với mức tăng hàng năm là 6,60% ứng với số tiền là 13.825 triệu đồng. Riêng năm 2000, số lao động giảm 1,37% ứng với 9 người và thu nhập bình quân tăng 15,62% ứng với 0,250 triệu đồng. Như vậy tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty là rất tốt. II. Quy trình công nghệ (hoạt động) và tổ chức sản xuất của Công ty Bia Hà Nội. 1. Quy trình công nghệ sản xuất Bia: Là quy trình sản xuất liên tục (khép kín) các nguyên liệu chính chủ yếu là ngoại nhập. Nấu Bia là quá trình xay nhỏ nguyên liệu, đường hoá học, tinh bột thành đường, lọc bỏ cặn bã, rút lấy nước, pha chế houblon. Trước khi nấu nguyên liệu phải được xay nhỏ để các chất hoà tan dễ tan và các chất không tan dễ bị men thuỷ phân. Trong quá trình nấu, nhờ các chất men ở các nhiệt độ và thời gian thích hợp làm hoà tan các chất trong nguyên liệu như đường albumin và các sản vật của nó péctine, chất béo, muối vô cơ tamin vv... Số lượng thu được không những phải nhiều mà sự tạo thành của nó phải có tỷ lệ thích đáng phù hợp với phẩm chất của từng loại Bia. Vì vậy nhiệt độ và thời gian là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nấu và cần phân phối với những yếu tố khác. Sau khi đường hoá, ta lọc bỏ cặn Bia, thu hồi nước mạch nha đầu, pha thêm đường kính nấu sôi với hoa houblon. Trong giai đoạn này hoà tan các chất tamin, tinh dầu thơm làm tăng vị đặc biệt của Bia, chất tamin của hoa kết tủa với albumine của nước mạch nha giúp cho nước mạch nha trong. Quá trình nấu có tầm quan trọng đặc biệt về sản lượng, chất lượng và giá thành phẩm, cho nên hiện nay sự cạnh tranh về mặt hàng Bia vẫn gay gắt. Vì vậy kế hoạch sản xuất Bia cũng là kế hoạch tiêu thụ nó được xây dựng trên cơ sở mức phấn đấu sản xuất đạt tối đa. Cách chế biến: Gạo say nhỏ với nước nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hóa 600 rồi đến giai đoạn dịch hóa 750 tiến đến đun sôi 1200 trong một giờ rồi trộn với hỗn hợp Malt và nước ở giai đoạn 520C và 650C, 750C Malt sẽ dịch hóa các tinh bột của gạo thành đường Malto, lấy dung dịch có dung dịch có độ đường 10 0C cho Bia hơi, 10,5 0C cho Bia chai, 12 0C cho Bia lon. Lên men: Dung dịch đường Malt theo như độ đường cho từng loại qui định sau khi đun sôi làm nguội xuống 12 0C bắt đầu lên men. Men chính: Cho men vào dung dịch nước - mạch nha quá trình này đều tiến hành cồn và CO2 độ đường hạ từ 10,5 0C xuống 3,5 0C thời gian 7 ngày độ men cao nhất là 13 0C kết thúc lên men chính xuống men phụ. Men phụ: Lên men phụ ở nhiệt độ 57 0C mục đích bão hòa CO2 và ổn định thành phần hóa học Bia, chất Bia sẽ lắng lại để men chính, thời gian lên men phụ đối với Bia hơi là 15 ngày, Bia chai 20 ngày, lon 45 ngày. Lọc: Sau khi kết thúc lên men phụ sẽ lọc để loại bỏ các hợp chất hữu cơ và men có trong Bia làm cho Bia trong, tăng thời gian bảo quản lọc qua máy khung bản có bão hòa CO2 đối với Bia chai và Bia hơi. Chiết Bia: Bia đã lọc xong đưa vào chiết ở áp suát 3 kg/ cm3 . Bia sau khi chiết qua thanh trùng ở nhiệt độ 62 0C - 68 0C để tiêu diệt vi sinh. Men Bia để tăng thời gian bảo quản cho Bia sau đó được qua khâu soi xem có dị vật loại bỏ, dán nhãn, bọc giấy, in ngày. Toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất Bia của Công ty được quy định thời gian như sau: Bia hơi 20 ngày; Bia lon, Bia chai 28 ngày Sơ đồ 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất Bia Gạo Sàng Xay, Malt + ướt Trộn nước Nâng 860C (300) Dịch hóa 720C (200) Đun sôi 1000C (600) Malt Sàng Ngâm Say nghiền nhỏ Trộn nước Nâng 520C (300) Nâng 650 (300) Nâng 750C Lọc dịch đường Đung sôi với hoa Hublon Tách bã hoa Lắng trong Làm lạnh Lên men chính Lên men phụ Tách men giống Lọc Bia + KCS Chiết Bia Hơi Chai Lon Men giống 2. Tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty Đặc điểm về tổ chức sản xuất: Tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của phân xưởng, bộ phận sản xuất của Công ty Bia Hà Nội, hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, bao gồm : - Một phân xưởng sản xuất chính - Một phân xưởng cơ điện - Một đội sửa chữa kiến trúc - Một ngành chuẩn bị * Phân xưởng sản xuất chính : Có nhiệm vụ nhận nguyên liệu thực hiện quy trình công nghệ sản xuất thành phần Bia. Tổng số công nhân là 650 người chia thành nhiều tổ làm việc 3 ca. Có 1 quản đốc kỹ sư kinh tế, hai phó quản đốc, 1 một kỹ sư viên, bậc thợ trung bình 3/7 - Tổ nấu : Có hơn 20 người làm nhiệm vụ giai đoạn nấu Nhiệm vụ: Nấu Bia theo qui định công nghệ. - Tổ men : Làm nhiệm vụ giai đoạn ủ men, hạ nhiệt độ, lên men sơ bộ, lên men chính, lên men phụ. - Tổ lọc : Có nhiệm vụ lọc Bia bán thành phẩm, tách men để được Bia trong, bán thành phẩm. - Tổ chiết Bia hơi : Chiết Bia hơi vào thùng 50 lít hoặc 30 lít - Tổ chiết Bia chai : Chiết Bia vào chai - Tổ chiết Bia lon : Chiết Bia vào lon. Các tổ phụ trợ : Tổ lạnh, tổ lò hơi, tổ điện, Tổ sửa chữa. Tổ lạnh: Cung cấp lạnh cho hầm ủ trong quá trình lên men. Tổ CO2: Thu hồi khí CO2 trong quá trình lên men, cung cấp cho tổ lạnh bổ sung thêm vào Bia khi thừa nạp đóng chai, dự phòng khi thiếu. Bổ sung thêm vào dây truyền. Tổ lò hơi: Cung cấp hơi nóng cho nấu Bia và các bộ phận tiêu dùng. Tổ phục vụ lò hơi: Cung cấp than thu hồi xỉ than. Tổ vận chuyển phục vụ, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu về kho hoặc chuyển sản phẩm tới các khách hàng tiêu dùng, mọi công việc có liên quan. Tổ điện: Theo ca sửa chữa nhanh toàn bộ các thiết bị điện. Tổ sửa chữa theo ca duy trì dầu mỡ, sửa chữa nhanh toàn bộ thiết bị về phần cơ. Kết hợp cùng tổ điện sửa chữa kịp thời cho sản xuất. Tổ văn phòng phân xưởng: Gồm Quản đốc, 2 phó quản đốc, 3 đốc công. Quan hệ chặt chẽ với các phòng ban phân xưởng khác thực hiện kế hoạch quản lý và điều hành công việc, giải quyết các sự cố hàng ngày. * Phân xưởng điện : Có nhiệm vụ lắp mới, thay thế thiết bị máy móc của dây chuyền công nghệ sản xuất Bia. Có một phần chế tạo mới phụ tùng thiết bị như các thùng Bia, chia thay thế, các van đường ống dẫn dầu, chữa máy như động cơ, bơm, xích chuyền tải. Tổ văn phòng: Nhận kế hoạch phân bổ kế hoạch quản lý điều hành và giám sát, quan hệ chặt chẽ với các phòng ban phân xưởng khác để thực hiện kế hoạch. Tổ tiện: Gia công mới phục hồi chi tiết tiện. Tổ nguội chế tạo: Chế tạo chi tiết dự phòng, trung đại tu và lắp đặt theo kế hoạch tháng phân bổ. Tổ nguội sửa chữa: Trung đại tu làm dự phòng kế hoạch thay thế lắp đặt mới theo kế hoạch phân bổ. Tổ gò: Gò mới sửa chữa theo kế hoạch. Tổ rèn: Hàn đúc: Chế tạo mới phục vụ các tổ bạn và sửa chữa theo kế hoạch. Ngành chuẩn bị: nhận vỏ chai két, kiểm tra loại bỏ hư hỏng khuyết tật, giao nhận vỏ cho các tổ chiết Bia và toàn bộ bao bì cho Bia chai. * Đội sửa chữa kiến trúc: Nhiệm vụ sửa chữa xây dựng nhà, xưởng. Ngành chuẩn bị : Với chức năng chuẩn bị cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là dán hộp, vận chuyển. III. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. 1. Kết cấu lao động của Công ty Theo số liệu thống kê của phòng tổ chức, tổng số lao động của Công ty từ năm 1997 đến nay tương đối đồng đều, tính đến cuối năm 2000 toàn Công ty có khoảng 700 cán bộ công nhân viên trong đó số lao động trực tiếp là 530 người (chiếm 75,7% tổng số lao động của Công ty). Tuy nhiên, do tính chất sản xuất của Công ty mang tính thời vụ nên khi nhu cầu thị trường về Bia cao lên, đặc biệt là vào mùa hè và các dịp tết cổ truyền, Công ty phải tuyển thêm nhiều lao động công nhật để phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất như rửa chai, đóng két, vận chuyển, bốc xếp vv... Còn vào mùa đông khi nhu cầu về Bia giảm đi thì số lao động đó sẽ giảm đi Bảng 6: Định biên lao động năm 2001 của Công ty STT Bộ phận công tác Số LĐ gián tiếp Số LĐ trực tiếp Tổng số 1 Ban giám đốc 3 3 2 Phòng tổ chức hành chính 12 12 3 Phòng kế hoạch tiêu thụ 11 11 4 Phòng kế toán tài vụ 13 13 5 Phòng kỹthuật hoá+ KCS 12 12 6 Kỹ thuận cơ 11 11 7 Phòng cung tiêu 10 10 8 Tổ kho 12 12 9 Bảo vệ 21 21 10 Trạm y tế 8 8 11 Phân xưởng chính 9 9 12 Tổ sản xuất chính 4 266 270 13 Tổ phụ trợ 92 92 14 Tổ đời sống 15 15 15 Phân xưởng cơ điện 3 106 132 16 Khối ngoài quy định 26 106 658 Tổng cộng 170 488 658 Tỷ lệ 10,64% 89,36% 100% 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty. Công ty có hai phân xưởng lớn, mười một phòng ban chức năng bố trí trên mặt bằng rộng 5 ha nằm cạnh đường Hoàng Hoa Thám. Trụ sở của Công ty là nơi sản xuất kinh doanh và là nơi giao dịch chính, các cửa hàng, các đại lý đặt tại các tỉnh, thành phố. Công ty hiện có: 658 cán Bộ công nhân viên trong đó: Số lao động gián tiếp là 170 người Số lao động trực tiếp là 488 người Công ty là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập có tư cách pháp nhân và quản lý theo một cấp gồm: - Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Nhà nước toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bia Hà Nội. Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất Công ty, có trách nhiệm quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và chăm lo đời sống toàn thể cán bộ công nhân viên, trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước; 1 phó giám đốc sản xuất và một phó giám đốc tổ chức: là người giúp việc giám đốc theo quyền hạn và trách nhiệm được phân công, giao việc, kiểm tra, đốc thúc tiến độ tạo mối quan hệ qua lại của ban giám đốc và các phòng ban phân xưởng. - Phòng tổ chức hành chính: Làm công tác quản lý lao động, tuyển dụng hợp đồng, định mức tiền lương, các chế độ bảo hiểm xã hội, theo dõi công tác trả lương, tổ chức bồi dưỡng đào tạo tay nghề cho công nhân, công tác bảo hộ và an toàn lao động xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật. Thực hiện các công việc về hành chính, hệ thống thông tin được phản ánh trực tiếp từ các đơn vị sản xuất đến các phòng, giám đốc chỉ việc chỉ huy điều hành thông qua các khâu trung gian. Việc ra quyết định của giám đốc chính xác và kịp thời nên hoạt động kinh doanh luôn có hiệu quả. - Phòng kế hoạch tiêu thụ: Có nhiệm vụ lên phương án, xây dựng kế hoạch sản xuất. Phù hợp với khả năng tiêu thụ và marketing. - Phòng kế toán tài chính (phòng tài vụ): Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác kế toán tại Công ty. - Phòng cung ứng vật tư: Có nhiệm vụ, lo toàn bộ vật tư, nguyên liệu đầu vào của Công ty. Kho nằm dưới sự chỉ đạo của phòng vật tư - xuất nhập và bảo quản toàn bộ nguyên liệu và thành phẩm. - Ban dự án: Có nhiệm vụ xây dựng các dự án về đổi mới công nghệ, nâng cấp các trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.... - Ban bảo vệ: Bảo vệ trật tự an toàn, cháy nổ, điều hành khách hàng ra vào Công ty cho trật tự 24/24 giờ trong ngày. - Trạm y tế, công đoàn: Chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, phục vụ bữa ăn công nghiệp cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty để đảm bảo sản xuất, động viên phong trào thi đua sản xuất, cùng chuyên môn tháo gỡ khó khăn, làm công tác tư tưởng. - Phòng kỹ thuật công nghệ KCS: Có nhiệm vụ: Quản lý kỹ thuật công nghệ, kiểm tra và thực hiện quy trình, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra giám định nguyên nhiên liệu trước khi nhập kho và đưa vào sản xuất. Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Bia Hà Nội Giám đốc Phó Giám Đốc sản xuất Phó Giám Đốc tổ chức Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng kỹ thuật công nghệ KCS Phòng kế hoạch tiêu thụ Phòng tổ chức hành chính Phòng tài vụ Phòng cung ứng vật tư Ban dự án Ban bảo vệ Y tế côngđoàn IV. Đặc điểm chung về tổ chức kế toán Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán trong đơn vị có ý nghĩa rất quan trọng: - Phản ánh bao quát được các đối tượng của kế toán trong hệ thống ghi chép kế toán để thông tin và kiểm tra. - Tạo được cơ sở thông tin: Đầy đủ chính xác, khách quan và kịp thời cho yêu cầu của quản lý các đối tượng. - Tiết kiệm được lao động kế toán: Qúa khứ và lao động sống, khi thực hành một mô hình tổ chức. 1. Tổ chức quy trình kế toán của Công ty: Các sổ sách kế toán sử dụng: Sổ nhật ký chung, sổ cái, các sổ nhật ký đặc biệt ( nhật ký thu chi tiền mặt, nhật ký thu chi tiền gửi Ngân hàng), sổ kế toán chi tiết. Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Kế toán chi tiết Sổ cái Bảng chi tiết PS Bảng đối chiếu Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Chức từ gốc Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ "Nhật ký chung" 2. Tổ chức công tác kế toán Theo hình thức kế toán tập chung, phân cấp từ trên xuống theo các giai đoạn; - Giai đoạn hạch toán ban đầu - Giai đoạn ghi sổ kế toán - Giai đoạn báo cáo kế toán 3. Tổ chức bộ máy con người - Kế toán trưởng: Quản lý chung công tác tổ chức, công tác tài chính của toàn Công ty - Phó phòng kế toán: Phụ trách về tổ chức công tác kế toán, trực tiếp là kế toán tổng hợp, trực tiếp phụ trách kế toán xây dựng cơ bản, kế toán đời sống dịch vụ. - Các kế toán phần hành + Kế toán tài sản cố định : Theo dõi tài sản cố định: tăng (giảm), hao mòn, khấu hao. + Kế toán vật tư: Theo dõi nhập, xuất, tồn hao hụt, các loại vật tư + Kế toán thanh toán: * Kế toán tiền mặt * Kế toán ngân hàng * Kế toán bán hàng * Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, ba quỹ * Kế toán xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn. * Thủ quỹ. Phó phòng tài vụ Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức Bộ máy phòng tài vụ Kế toán vật tư Kế toán tài sản cố định Thủ quỹ Kế toán XDCB và sửa chữa lớn Kế toán tiền lương, BHXH, 3 quỹ Kế toán tiềnmặt Kế toán ngân hàng Kế toán bán hàng Kế toán trưởng Kết luận Trong khuôn khổ bài báo cáo thực tập này, có thể chưa trình bày đầy đủ tất cả mọi vấn đề của Công ty Bia Hà Nội như mong muốn trong lời mở đầu. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, thời gian thực tập ban đầu hơn 3 tuần chưa thật là đầy đủ để nhìn nhận về quá trình trưởng thành của một doanh nghiệp có gần 70 năm tuổi nghề. Bài báo cáo này là sự thể hiện nỗ lực bản thân song cố gắng thực hiện những suy nghĩ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là được thâm nhập thực tế và thực hành những điều đã được học và nghiên cứu. Qua thời gian thực tập ban đầu tôi đã thu được một số kinh nghiệm quý báu cùng với sự giúp đỡ củaThầy giáo Nguyễn Quang Quynh. GS.TS. Chủ nhiệm Khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và cán bộ công nhân viên Công ty Bia Hà Nội tôi đã hoàn thành đợt thực tập tổng hợp tốt đẹp và kết quả là báo cáo tổng hợp này được hoàn thành. Trong thời gian thực tập tiếp theo (giai đoạn II) tôi muốn chọn đề tài về " Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bia Hà Nội". Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ và hướng dẫn của Thầy giáo Nguyễn Quang Quynh và cán bộ công nhân viên Công ty Bia Hà Nội nói chung và phòng kế toán nói riêng. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC153.doc