Báo cáo Thực tập tại Công ty BH dầu khí Việt Nam & Công ty bảo hiểm dầu khí

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty BH dầu khí Việt Nam & Công ty bảo hiểm dầu khí: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY BH DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ HÀ NỘI Giới thiệu về tổng công ty BH dầu khí Việt Nam và công ty bảo hiểm dầu khí I. TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM 1. Khái quát chung: 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Địa chỉ 154: Nguyễn Thái Học Quận Ba Đình - Hà Nội. Điện thoại(84- 04) 7335588 Fax(84- 04) 7336284 Email: pvinsurance @fpt.vn Phương châm phục vụ khách hàng: “Trung thành tận tuỵ với khách hàng”. Ba hiểm dầu khí ra đời nhằm đáp ứn... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty BH dầu khí Việt Nam & Công ty bảo hiểm dầu khí

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty BH dầu khí Việt Nam & Công ty bảo hiểm dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhu cầu phát triển của ngành dầu khí,một ngành kinh tế quan trọng của đất nước với lượng vốn đầu tư rất lớn và mang tính quốc tế cao. Trong quá trình xây dựng một tập đoàn dầu khí quốc gia, ngoài việc quản lý các dự án trong nước, tổng công ty dầu khí Việt Nam đang từng bước mở rộng hoạt động vươn ra thị trường quốc tế. Để đảm bảo định hướng phát triển ngành dầu khí, Petro Việt Nam đã quyết định thành lập công ty bảo hiểm dầu khí, tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam insurance Joint Stock Coporation viết tắt là PVI. Với nhiệm vụ xây dựng chương trình quản lý rủi ro,bảo đảm tài sản, cũng như các hoạt động khác của ngành đồng thời trực tiếp kinh doanh sinh lợi để tăng tiềm lực về tài chính. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty bảo hiểm dầu khí đã trưởng thành và phát triển mạnh mẽ khẳng định là một trong những nhà bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam. Liên tục trong nhiều năm gần đây, tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam đã phát huy lợi thế về thương hiệu. Năng lực tài chính và tính chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế để vươn lên dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, xây dựng lắp đặt, tài sản, tham gia tích cực vào thị trường bảo hiểm hàng hải, tranh thủ sự ủng hộ của các nhà dầu khí, các chủ dự án để triển khai bảo hiểm cho các công trình trọng điểm của đất nước. Từ ngày thành lập đến nay, sự phát triển của công ty được đánh dấu bằng các mốc quan trọng: Năm 1996: Công ty bảo hiểm dầu khí được thành lập theo quyết định số 12/BT ngày 23/01/1996 của Bộ trưởng- chủ nhiệm văn phòng Chính Phủ- giấy phép đăng ký kinh doanh số110356 ngày 26/11/1996 trên cơ sở bảo hiểm y tế dầu khí: Là một doanh nghiệp Nhà nước xếp hạng 1 trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Những ngày đầu tiên thành lập, công ty đặt trụ sở tại: Số 10- Điện Biên Phủ - Hà Nội với nhân sự mỏng và hầu như không có kinh nghiệm trong hoạt động bảo hiểm, hoạt động kinh doanh lúc bấy giờ còn phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ với các công ty bảo hiểm khác. Năm đầu doanh thu của Bảo hiểm Dầu khí chỉ mới đạt 50 tỷ đồng. Từ 1996- 2000: Sau những khó khăn ban đầu bảo hiểm dầu khí đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của doanh nghiệp.Doanh thu bình quân hàng năm của bảo hiểm dầu khí những năm gần đây đã đạt con số 100 tỷ đồng/năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước 48 tỷ đồng/năm, lợi nhuận là 30 tỷ đồng/năm. Năm 1998 lần đầu tiên doanh thu đạt trên 700 tỷ đồng. Năm 2001: Thảm hoạ 11/9 xảy ra tại Hoa Kỳ đã làm rung động nền kinh tế thế giới, đặc biệt có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính và bảo hiểm quốc tế. Nhiều công ty bảo hiểm đã bị phá sản hoặc rút khỏi thị trường. PVI là nhà bảo hiểm duy nhất thu xếp chương trình bảo hiểm năng lượng tại Việt Nam cũng phải đối mặt với sự kiện này. Vào thời điểm khó khăn đó, bảo hiểm dầu khí vẫn vững vàng đối mặt với thách thức. Thị trường bảo hiểm thế giới đóng băng, PVI phải gồng mình để vượt qua thời điểm khó khăn nhất. PVI là nhà bảo hiểm duy nhất có hợp đồng tái bảo hiểm cố định ra nước ngoài về năng lượng đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các hợp đồng bảo hiểm. PVI khẳng định thành công vị thế trên thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế qua con số doanh thu đạt được 187 tỷ đồng gấp 2 lần doanh thu năm 2000. Năm 2001 PVI còn vinh dự nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ về thành tích xuất sắc giai đoạn 1998- 2000. Từ năm 2002- 2004: Tiếp tục khẳng định hình ảnh của công ty bảo hiểm chuyên nghiệp, vốn lớn năng lực tài chính mạnh, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên cao, doanh thu của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, vinh dự nhận được hàng loạt phần thưởng cao quý của Nhà nước trong những năm này: Năm 2002 nhận cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua”, năm 2004 nhận giải thưởng “ Sao vàng đất Việt” - phần thưởng cho thương hiệu mạnh được người tiêu dùng bình chọn và huân chương lao động hạng 3 từ chủ tịch nước. Năm 2005: Hoạt động kinh doanh tiếp tục phát triển, doanh nghiệp duy trì tốt vị thế trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Công ty kiếm soát được thị trường bảo hiểm tại Việt Nam và là doanh nghiệp duy nhất xây dựng được hợp đồng năng lượng của Việt Nam tại thị trường Lloyd’s London. Năm 2006: Công ty bảo hiểm dầu khí hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh được tổng công ty dầu khí Việt Nam giao 160% và tiến hành cổ phần hoá. Thực hiện cổ phần hoá của Bộ công nghiệp và Tổng công ty dầu khí Việt Nam tháng 9/2006, lãnh đạo và ban đổi mới doanh nghiệp công ty bảo hiểm dầu khí đã tích cực triển khai các các quyết định này và ngày 29/12/2006 công ty đã khép lài năm 2006 bằng việc bán đấu giá 11.729.000 cổ phần của công ty tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá chung lại kết quả cổ phần hoá bảo hiểm dầu khí đã đạt được 3 kỷ lục cao nhấ từ trước đến nay: Đó là thời gian tiến hành cổ phần hoá nhanh nhất( hơn 3 tháng), số người đăng ký mua cổ phần lớn nhất ( trên 8000 nhà đầu tư), mức giá trúng thầu cao nhất đạt 215.000đ/CP, mức giá trúng thầu trung bình 160.205đ/CP, mức giá trúng thầu thấp nhất 142.200đ/CP. Năm 2007: Đánh dấu bằng tiến trình cổ phần hoá được hoàn thành và từ ngày 20/3/2007 công ty bảo hiểm dầu khí hoạt động dưới hình thức Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam. Với hình thức mới phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, hứa hẹn nhiều đột phá trong quá trình phát triển về sau. Biểu đồ 1: Biểu đồ doanh thu bảo hiểm dầu khí qua các năm. Biểu đồ 2: Nộp ngân sách Nhà nước của PVI. Cùng với doanh thu mà bảo hiểm dầu khí đã đạt được, mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước liên tục tăng qua các năm. Sau 10 năm hoạt động bảo hiểm dầu khí đã đóng góp gần 350 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước, chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001- 2005 đã đóng góp xấp xỉ 300 tỷ đồng. Thành công đó tiếp tục được khẳng định bằng sự kiện hai tổ chức DNV và Quacert tái cấp chứng chỉ chứng nhận chứng chỉ ISO vào tháng 11/2005. Đây là sự đánh giá khách quan, khẳng định chiến lược phát triển đúng đắn của công ty và thành công trong nghệ thuật quản lý của Ban giám đốc, cộng với sự nhiệt tình sáng tạo không ngừng của tập thể đội ngũ nhân viên của toàn công ty. 1. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. Để vươn lên vị thế mới trong những doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đứng đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm dầu khí từ ngày thành lập đến nay đã có những thay đổi trong cơ cấu tổ chức. Việc cải tiến bộ máy quản lý luôn là một yêu cầu cấp thiết nhằm tìm ra một mô hình hiệu quả hơn, nhiều ưu việt hơn và phát huy mạnh mẽ năng lực của các phòng ban, cán bộ công nhân viên của toàn công ty. Với sự lớn mạnh của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí, cơ cấu tổ chức cũng dần được điều chỉnh để tìm ra một mô hình hợp lý nhất. Hiện nay sau khi đã tiến hành cổ phần hoá, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam như sau: Biểu đồ 3: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam. + Đại hội cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Có quyền quyết định loại cổ phần được bán ra, cổ tức hàng năm , bầu và miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát thông qua báo cáo tài chính hàng năm… + Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của công ty + Đại hội cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan cao nhất của công ty. + Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc quyền của đại hội cổ đông. + Ban tổng giám đốc: Thực hiện quản lý công ty, đứng đầu là Tổng giám đốc, phụ trách điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về quyền và nhiệm vụ được giao.Tổng giám đốc có 4 phó tổng giám đốc hỗ trợ trong các mảng khác nhau. + Ban kiểm soát: Thực hiện công tác kiểm tra tính hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, thẩm định báo cáo tài chính hằng năm. + Các công ty liên doanh mà PVI góp vốn: PVI tham gia góp vốn ở nhiều công ty liên doanh khác nhau: VD công ty du lịch PVI Trụ sở công ty bao gồm các ban: + Ban hành chính pháp chế: Nhiệm vụ chính gồm: Thực hiện tuyển dụng đào tạo, sắp xếp cán bộ, nâng lương đề bạt khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ phòng ban của công ty. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh định biên của các phòng. Xem xét đề nghị uỷ quyền cho các công ty thành viên về việc thuê trụ sở làm việc. + Ban kế hoạch và phát triển kinh doanh. Chức năng: Tham mưu và giúp đỡ TGĐ công ty trong việc chỉ đạo hoạch định chiến lược kinh doanh, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, tính hiệu quả kinh tế, phát triển kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ: Thực hiện công việc quản lý theo các quy trình, quy định thuộc hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2001 của công ty gồm: Công tác kế hoạch thống kê, công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, công tác đầu tư xây dựng cơ bản. + Ban tài chính kế toán: Phòng kế toán thực hiện các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận của công ty và các chi nhánh. Phân tích hiệu quả kinh doanh của các đơn vị. Kết hợp với các phòng ban của chi nhánh trong xây dựng các dự án đầu tư trong công ty. + Ban giám định bồi thường: Phòng thực hiện công tác tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại và xét giải quyết bồi thường. + Ban tổ chức nhân sự: Tham mưu và giúp TGĐ chỉ đạo công tác pháp chế, thư ký, quản trị… cập nhật lưu trữ các văn bản luật và dưới luật liên quan tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty. Kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy lao động. Sắp xếp lịch làm việc của ban TGĐ, lưu trữ hồ sơ chỉ đạo của ban TGĐ… là đầu mối quan trọng trong việc mua các trang thiết bị, duy tu sửa chữa in ấn thông tin quảng cáo cho công ty… + Ban tin học thông tin: Nhằm thực hiện chiến lược xây dựng dầu khí thành một thương hiệu mạnh trong tập đoàn dầu khí, có quy mô hoạt động toàn cầu sẵn sàng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Công ty bảo hiểm dầu khí đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư cho công nghệ thông tin, một biện pháp không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm….Phòng tin học thông tin ngoài việc quản lý hệ thống thông tin trong doanh nghiệp,xây dựng quá trình quản lý bằng tin học còn tổ chức nâng cao trình độ cho cán bộ trong công ty. + Ban bảo hiểm năng lượng: Ban bảo hiểm năng lượng có nhiệm có nhiệm vụ tiến hành các dịch vụ bảo hiểm năng lượng bao gồm: Các công việc từ khâu tiếp thị, chào bàn bảo hiểm, cấp đơn bảo hiểm và tư vấn bảo hiểm cho khách hàng. Phòng bảo hiểm năng lượng được ra đời từ năm 1996 ngay từ ngày đầu thành lập công ty bảo hiểm dầu khí nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính của tập đoàn dầu khí Việt Nam giao phó và tư vấn, quản lý rủi ro và cung cấp bảo hiểm cho hoạt động dầu khí tại Việt Nam. + Ban bảo hiểm kỹ thuật: Ban có chức năng kinh doanh tham mưu và giúp giám đốc công ty chỉ đạo kinh doanh theo đúng pháp luật theo lĩnh vực bảo hiểm kỹ thuật, công trình, xây dựng, lắp đặt tài sản,trách nhiệm, bảo hiểm trọn gói cho các dự án hạ nguồn của ngành dầu khí. Thực hiện các công việc kinh doanh do giám đốc phân công. Thực hiện các công việc kinh doanh theo các quy định quy trình gồm: Tiếp thị, đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn, cấp đơn bảo hiểm, phân tán rủi ro. Thực hiện hợp tác với các công ty bảo hiểm, các môi giới bảo hiểm có quan hệ kinh doanh. Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đàm phán với khách hàng và các đối tác theo quy định của công ty. + Ban bảo hiểm hàng hải: Là phòng kinh doanh mũi nhọn của công ty với 3 loại hình dịch vụ chính: Bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu…phòng đạt doanh thu trên 100 tỷ đồng mỗi năm. + Ban bảo hiểm dự án: Nhiệm vụ của phòng là phát triển các dịch vụ ngoài ngành, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, nắm bắt tiềm năng tham gia bảo hiểm… từ đó đưa ra giải pháp tiếp cận thị trường. + Ban tái bảo hiểm: Chức năng và nhiệm vụ chính của ban là thu xếp tái bảo hiểm hiệu quả và an toàn cho các dịch vụ vượt mức giữ lại của công ty. Phối hợp với các đơn vị kinh doanh trong việc đàm phán các chương trình chào phí bảo hiểm cạnh tranh từ thị truờng quốc tế. Kinh doanh nhận tái bảo hiểm với trong nước và quốc tế. + Ban đầu tư: Nhiệm vụ của phòng là sử dụng nguồn vốn của công ty và quỹ dự phòng bảo hiểm hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và quỹ dự phòng để đem đầu tư sinh lợi. + Các công ty thành viên: Khối lượng các công ty thành viên trước là các chi nhánh, là các đơn vị thuộc công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam.Thực hiện kinh doanh thực hiện kinh doanh theo phân cấp và phân vùng được công ty giao. Các chi nhánh luôn được sự ủng hộ và hỗ trợ mạnh mẽ của Tổng công ty cả về mặt tài chính cũng như đào tạo nguồn nhân lực. Hiện tại công ty có 15 công ty thành viên và một văn phòng khu vực: Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Tây Bắc. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Duyên Hải. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đông Bắc. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Nam Định. Công ty Bảo hiểm DẦu khí khu vực Bắc Trung Bộ. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đà Nẵng. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Nam Trung Bộ. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Khánh Hoà. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đồng Nai. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Sài Gòn. Công ty Bảo hiểm Dầu khí TP. Hồ Chí Minh. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Vũng Tàu. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Tây Nam. VP II Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam- khu vực phía Nam 2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty và sản phẩm mà công ty cung cấp 2.1 Kinh doanh Bảo Hiểm Bảo hiểm năng lượng Bảo hiểm hàng hải Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm hàng không Bảo hiểm con người Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm y tế tự nguyện Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm khác 2.2. Kinh doanh tái bảo hiểm Nhượng tái bảo hiểm Nhận tái bảo hiểm 2.3. Dịch vụ bảo hiểm khác Tư vấn bảo hiểm và quản lý rủi ro Giám định, tính toán phân bổ tổn thất Giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba 2.4. Đầu tư Kinh doanh giấy tờ có giá Kinh doanh bất động sản Góp vốn vào các doanh nghiệp khác Cho vay vốn II. CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ HÀ NỘI 1. Hoạt động kinh doanh + Thành lập: 6/2007 + Trụ sở đặt tại: 22- Láng Hạ - Hà Nội + Khu vực thị trường đảm nhận: Hà Nội là thị trường chiến lược, hầu hết các đơn về bảo hiểm vật chất và xe cơ giới, các đơn liên quan tới các dự án khác được thực hiện ở đây. Tại đây BHDK Hà Nội đã xây dựng được mạng lưới pháp nhân và thành lập được các văn phòng khu vực. Tuy nhiên do những hạn chế khác nhau, đội ngũ đại lý này chỉ khai thác trong lĩnh vực BH xe cơ giới. PVI Hà Nội cũng như các đơn vị thành viên khác cuả PVI không được tiến hành hoạt động TBH. Tuy nhiên PVI Hà Nội có quyền giới thiệu và nhận TBH để tổng công ty xem xét. + Cơ cấu tổ chức: Gồm 1 ban giám đốc và 5 phòng ban. Các phòng đều có chức năng và nhiệm vụ tương đương với phòng tương ứng tại tổng công ty. + Số lượng cán bộ: 50 người phân về các phòng theo cơ cấu. Mỗi phòng ngoài nhiệm vụ khai thác nghiệp vụ chính thì còn triển khai thêm tất cả một số các nghiệp vụ khác của công ty VD: Phòng xe cơ giới chức năng chính là bảo hiểm cho xe cơ giới nhưng bên cạnh đó vẫn thực hiện bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển hay bảo hiểm cho thân tàu.. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PVI Hà Nội Ban Giám Đốc Phòng hành chính kế toán Phòng giám định bồi thường Phòng Bh Hàng hải Phòng tài sản Phòng xe cơ giới Phòng kinh doanh khu vực Hoàn kiếm Ba Đình Long Biên Cầu Giấy Tây Hồ Hoàng Mai Từ Liêm Trong hoạt động khai thác BH, tổng công ty có phân định mức trách nhiệm mà các công ty thành viên được phép cấp đơn. Theo đó hạn mức trách nhiệm được phân chia cho từng nghiệp vụ và những trường hợp đặc trưng của từng nghiệp vụ đó. Khi gặp những trường hợp vượt mức trách nhiệm PVI Hà Nội phải có văn bản gửi về tổng công ty để xin ý kiến và nhận sự chỉ đạo trực tiếp hoặc chuyển toàn bộ hồ sơ về tổng công ty. Khi tiến hành khai thác ngoài khu vực theo quy định PVI Hà Nội phải thực hiện báo cáo cho đơn vị được tổng công ty phân công hoạt động ở khu vực đó và phòng có chức năng quản lý biết để tránh trường hợp cạnh tranh không lành mạnh. + Các sản phẩm chủ yếu đóng góp vào doanh thu của công ty: Bảo hiểm xe cơ giới. Bảo hiểm con người. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Bảo hiểm cho khách du lịch. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. + Doanh thu hằng năm của PVI Hà Nội tăng trung bình 1,8. Doanh thu năm 2007 của PVI Hà Nội 30800 triệu đồng.Một số nghiệp vụ đóng góp đáng kể vào doanh thu của công ty như: Doanh thu từ BH xe cơ giới và con người là 11.170 triệu đồng. Doanh thu từ BH xây dựng và lắp đặt 1.700 triệu đồng Doanh thu từ BH tài sản. 1.000 triệu đồng 2. Thuận lợi: Cơ sở vật chất khá đầy đủ. Cán bộ nòng cốt có nghiệp vụ và nhiệt tình công tác. Cơ cấu tổ chức đầy đủ các phòng nghiệp tác nghiệp chuyên môn. Nằm trên địa bàn Hà Nội có tiềm năng về Bảo Hiểm. Có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều dự án lớn thuộc nhiều loại hình bảơ hiểm. Cơ chế chính sách được công ty giao thực hiện có nhiều ưu đãi khuyến khích và phát triển. Được công ty ủng hộ và giúp đỡ liên tục cả về công tác quản lý và liên doanh. 3. Khó khăn: Doanh nghiệp mới thành lập kinh nghiệm chưa nhiều nên gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Năng lực khai thác dịch vụ và kỹ năng thương trường của nhiều chuyên viên chưa chuyên nghiệp. Thị trường bảo hiểm cạnh tranh quyết liệt, nhất là các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm xe cơ giới. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với mục tiêu củng cố vững chắc vị trí của mình, PVI phấn đấu giữ vai trò chủ đạo đối với toàn bộ hoạt động bảo hiểm từ khâu thăm dò, khai thác tàng trữ vận chuyển chế biến dầu khí, duy trì là một trong 3 doanh nghiệp hàng đầu trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Tham gia tích cực vào lĩnh vực phi nhân thọ trong nước và quốc tế. Để thực hiện thành công mục tiêu của Tổng công ty đặ ra PVI Hà Nội đã tập trung đầu tư và phát triển các dịch vụ sinh lợi cao, các chỉ tiêu kinh tế của công ty như: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn, thu nhập của cán bộ công nhân viên đều năm sau cao hơn năm trước, mức giữ lại tăng và tổng quỹ dự phòng lớn đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho công ty và khách hàng. Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay một mặt nhờ sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty mặt khác nhờ vào lợi thế của ngành dầu khí và biết tận dụng vào lợi thế của ngành để phát triển. - Tình hình kinh doanh bảo hiểm gốc: Giữ vững và tạo điều kiện kinh doanh ổn định đối với các dịch vụ trong ngành, thu xếp và cấp đơn bảo hiểm cho các tài sản của các đơn vị trong ngành như: VSP, Đạm Phú Mỹ….Các dự án xây dựng và lắp đặt trong ngành được PVI đàm phán với thị trường để có phí và điều kiện bảo hiểm đam bảo an toàn cạnh tranh nhất, đồng thời công ty cũng tư vấn cho khách hàng về công tác quản lý rủi ro như dự án cụm khí điện đạm Cà Mau, nhà máy điện Nhơn Trạch …Doanh thu bảo hiểm gốc của các phòng ban khá cao. - Phí giữ lại của công ty năm 2007 cao gấp 1.5 lần năm 2006. - Công tác giám định và bồi thường: Cùng với sự tăng trưởng mạnh về doanh thu, công tác giám định bồi thường cũng được chú trọng hơn để đảm bảo uy tín và hiệu quả kinh doanh của công ty. + Năm 2007: Công ty đã nỗ lực hơn trong việc giải quyết nhanh và chính xác các khiếu nại của khách hàng đảm bảo đúng điều kiện và điều khoản của pháp luật hiện hành. Một số vụ tổn thất lớn của các đơn vị trong ngành dầu khí đã được giải quyết dứt điểm: Giải quyết bồi thường cháy máy điện AMAN: 0,3 triệu USD, hàng của VSP trên tàu Minosa 1,7 triệu USD. + Đối với các khiếu nại của khách hàng ngoài ngành PVI cũng tập trung giải quyết nhanh chõng chính xác đối với một số vụ tổn thất: chìm tàu HP. 07 là hơn 4 tỷ đồng. - Hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư tài chính đóng vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn về lợi nhuận của Tổng công ty nói chung và PVI Hà Nội nói riêng. Năm 2007 PVI cơ cấu và cân đối tốt dòng chảy tài chính và phục vụ cho hoạt động đầu tư. Danh mục đầu tư được lựa chọn kỹ càng đảm bảo tính hiệu quả cao trong hoạt động đầu tư như mua cổ phần của Habubank, công ty cổ phần vận tải và du lịch Hương Sơn ….Đặc biệt PVI đã đầu tư lớn vốn góp vào hàng loạt các công trình mà tập đoàn khai thác và triển khai như công ty cổ phần quốc tế Tản Viên, nhà máy Xi măng Long thọ… Kết quả mà PVI đạt được trong 2007 thật đáng tự hào. Doanh thu trung binhg tăng 1,8 lần so với năm 2006.Doanh thu 2007 là 30800 triệu đồng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn Tổng công ty. Một số nghiệp vụ tạo ra doanh thu chủ yếu cho PVI Hà Nội: + Bảo hiểm vật chất và xe cơ giới 11.700 triệu đồng chiếm 38% trong tổng doanh thu của toàn công ty + Bảo hiểm tài sản:8.000 triệu đồng chiếm 26% trong tổng doanh thu của toàn công ty. + Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt: 1.700 triệu đồng + Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt:1.000 triệu đồng Như vậy so với năm 2006 doanh thu từ tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm của PVI Hà Nội đều tăng lên đáng kể chẳng hạn như : + Bảo hiểm vật chất xe cơ giới và con người tăng xấp xỉ 4 lần so với năm 2006 + Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tăng 1,2 lần so với 2006 + Bảo hiểm hàng hoá tăng 1,8 lần so với 2006… 5. Phương hướng hoạt động trong năm 2008. 5.1. Mục tiêu phát triển trong 2008. Căn cứ vào tiềm lực tài chính hiện tại của công ty, căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có và những thành tựu đã đạt được trong năm 2007. PVI Hà Nội quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong năm 2008: Trong quý IV năm 2007, PVI Hà Nội dự kiến thành lập thêm 2 văn phòng khu vực: Văn phòng khu vực Hoàng Mai và phòng khu vực Ba Đình. Đầu quý I năm 2008, PVI Hà Nội sẽ dự kiến thành lập thêm 1 phòng khu vực: Văn phòng khu vực Đông Anh. Kế hoạch nhân sự: Dự kiến quý I năm 2008 nhân sự của PVI Hà Nội là 65 người. Dự kiến quý II năm 2008 nhân sự của PVI Hà Nội là 70 người. Dự kiến quý III năm 2008 nhân sự của PVI Hà Nội là 73 người. Dự kiến quý IV năm 2008 nhân sự của PVI Hà Nội là 75 người. Dự kiến năng suất lao động: 933 triệu người /năm. Kế hoạch về tổng doanh thu: Kế hoạch năm 2008 của PVI Hà Nội ĐVT: Triệu đồng TT Nghiệp vụ năm 2007 năm 2008 A Doanh thu tổng cộng 30.800 70.000 1 xe cơ giới 8.000 15.800 2 tài sản 1.000 2.771 3 hàng hoá 2.070 6.676 4 xây dựng và lắp đặt 1.700 6.885 5 thân tàu 7.460 10.164 6 cháy và rủi ro đặc biệt 1.000 4.252 7 khác 9.570 23.452 B số lao động số lao động đầu năm 35 người 50 người số lao động cuối năm 50 người 75 người Trong đó: Doanh thu từ bảo hiểm xe cơ giới và con người: 23.550 triệu đồng Doanh thu từ bảo hiểm tài sản: 2.771 triệu đồng Doanh thu từ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt: 6.885 triệu đồng Doanh thu từ bảo hiểm cháy và rủi ro và đặc biệt:4.252 triệu đồng Để thực hiện được kế hoạch này PVI Hà Nội đã đề ra một số biện pháp: Theo sát sự phát triển và phát huy tối đa những lợi thế của tập đoàn dầu khí, đảm bảo an toàn cho các tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo nguyên tắc an toàn và phải đáp ứng tối đa nhu cầu của mỗi khách hàng thông qua các biện pháp rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tăng tính tự quyết và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo tác nghiệp trên thị trường bảo hiểm. Áp dụng kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong toàn bộ hệ thống theo hai điều kiện “cần” đó là “ môi trường làm việc tốt” và “đủ” là “ thu nhập tương xứng với thành quả lao động”. Đảm bảo 2008 PVI nói chung và PVI Hà Nội nói riêng thu hút được những cán bộ có tư cách đạo đức tốt, tư duy và kinh nghiệm tốt sẵn sàng phục vụ và cống hiến lâu dài cho công ty. Xây dựng và phát huy hơn nữa bản sắc văn hoá công ty và giá trị thương hiệu. Đưa văn hoá công ty và thương hiệu PVI vào sản phẩm bảo hiểm cung cấp cho thị trường để tạo ra sự khác biệt vượt trội với các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng công cụ cạnh tranh mạnh theo tính đặc thù của từng nghiệp vụ và phù hợp với từng khu vực địa lý và phân đoạn thị trường. Quy hoạch và xây dựng hệ thốn mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc theo nguyên tắc khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của mỗi khu vực trên thị trường. Tiến hành quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh bằng hệ thống thông tin coi đây là nhân tố đột phá nâng cao hiệu suất lao động chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí kinh doanh và chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo. MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11865.doc
Tài liệu liên quan