Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt: MỞ ĐẦU
Để giúp những sinh viên củng cố và nắm vững những kiến thức được trang bị ở nhà trường và học hỏi thêm những kiến thức thực tế phục vụ cho quá trình làm đồ án tốt nghiệp sau này. Khoa vật liệu trường ĐHXD tổ chức cho sinh viên đi thực tập cán bộ tại các cơ sở nghiên cứu và nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.
Tại cơ sở nghiên cứu vật liệu xây dựng và các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng sinh viên có điều kiện thực tế để làm quen với chuyên môn nghành nghề, giúp cho sinh viên hệ thống h... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2577 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oá lại các kiến thức và bổ xung thêm các kiến thức còn thiếu và nâng cao nhận thức khoa học cho sinh viên. Tại đây sinh viên còn tìm hiểu những thiếu sót, bất hợp lý trong quản lý và sản xuất để tìm cách khắc phục đưa ra các tiến bộ khoa học và tiến bộ quản lý trong sản xuất.
Những sinh viên thực tập ở các nhà máy bê tông và cấu kiện xây dựng, sẽ giúp cho sinh viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn cho các quá trình làm việc sau này, áp dụng những kiến thức chuyên môn vào thực tế như hợp lý hoá việc sử dụng nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và hoàn thiện công nghệ sản xuất và tăng năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
Trong quá trình thực tập tại nhà máy thì nhiệm vụ của sinh viên là phải làm các nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật ở từng khâu sản xuất dưới sự quản lý của cán bộ Công ty. Trong thời gian thực tập cần tìm kiếm và thu thập tài liệu để phục vụ cho công tác làm đồ án tốt nghiệp đồng thời nghiên cứu các kiến thức bổ xung về chuyên môn còn thiếu và hạn chế nhằm hoàn thiện năng lực của bản thân.
Với những ý nghĩa trên nhóm sinh viên thực tập tốt nghiệp tại Công ty: BÊ TÔNG và XÂY DỰNG THỊNH LIỆT xin được cảm ơn các Thầy trong bộ môn CNVLXD trường ĐHXD và các cán bộ của Công ty đã bố trí và hướng dẫn chúng em trong quá trình thực tập tại Công ty.
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY
CÔNG TY BÊ TÔNG VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG THỊNH LIỆT là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở xây dựng Hà Nội.
Công ty thành lập năm 1979, dưới sự quyết định của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Cơ sở sản xuất đặt tại huyện Thanh Trì Hà Nội với diện tích 100.000 m2.
Nhà máy đặt tại gần quốc lộ 1A nên rất thuận tiện trong công tác giao thông vận tải nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Trải qua 25 năm hoạt động, Công ty đã không ngừng trưởng thành và phát triển với đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề sản xuất của Công ty đang từng bước cơ giới hoá.
Những ngày mới thành lập quá trình lao động chủ yếu là thủ công. Phương tiện trang thiết bị nghèo nàn lạc hậu. Quá trình công nghệ còn thô sơ các sản phẩm chính là panen, cột điện chữ H, ống cống…
Qua quá trình đổi mới của đất nước, nhà máy đã được đầu tư nhiều thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại như trạm trộn bê tông thương phẩm của Tây Đức và một đội ngũ xe chuyên dụng chuyên vận chuyển bê tông, hệ thống cầu trục của Ba Lan.
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của nghành công nghệ chế tạo bê tông đúc sẵn này. Tập thể lãnh đạo Công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt và xí nghiệp sản xuất bê tông Lĩnh Nam đã sát nhập thành Công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt.
Dự kiến năm 2004: Tăng trưởng đạt 22%
Đầu tư và phát triển: 10 tỷ vnđ
Nâng sản phẩm loại A: 95%
I. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty trong giai đoạn hiện nay:
I.1. Chức năng: Sản xuất và kinh doanh các cấu kiện bê tông, bê tông cốt thép và các loại bê tông thương phẩm, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm bê tông cho thành phố Hà Nội và các tỉnh thành phố lân cận. Ngoài ra còn sửa chữa chế tạo máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất bê tông và cấu kiện bê tông cốt thép.
Thiết kế nhiều loại sản phẩm nhằm đa dạng hoá sản phẩm mở rộng thị trường, tăng doanh thu, thúc đẩy sự phát triển của Công ty.
I.2. Nhiệm vụ:
Công ty có trách nhiệm nâng cao đổi mới trang thiết bị, hoàn thiện công nghệ sản xuất, xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến, đội ngũ công nhân, kỹ sư lành nghề. Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên toàn Công ty và đóng góp đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Một số mặt hàng chủ yếu của nhà máy:
* Ông cống các loại : ệ200 – ệ2500 mm
* Cột điện ly tâm, cột đèn ly tâm các loại: dài 7,5 – 20 m
* Panen * Bê tông thương phẩm
* Dầm, sàn dự ứng lực
Hình 1: Sản phẩm cột điện
Hình 2: Sản phẩm cọc
Hình 3: Sản phẩm ống cống
Các loại nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất là: xi măng, cát, thép, đá, phụ gia.
Hình 4: Cốt liệu sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm
Các nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu là:
Xi măng: Nguồn cung cấp là xi măng Bút sơn, Chin phong.
Thép: Nguồn cung cấp chủ yếu là nhà máy thép Thái Nguyên và một số nhà máy cung cấp khác.
Đá: Sử dụng đá Kiện Khê - Hà Nam
Cát: Sử dụng cát vàng Sông Lô.
II. Các phương pháp sản xuất và sản phẩm của Công ty là:
II.1. Phương pháp thủ công có sử dụng đầm:
Dùng sản xuất các sản phẩm có hình dáng phức tạp hay sản xuất sản phẩm khối lớn như: panen, cọc móng, ống cống ệ1700, 2000,2500…
II.2. Phương pháp quay ly tâm:
Dùng để sản xuất ống và các kết cấu dạng ống nên nó phù hợp để sản xuất cột điện, cột đèn và các loại ống cống < ệ960
II.3. Phương pháp rung có gia tải:
Phương pháp này có sử dụng hỗn hợp bê tông cứng, sản phẩm sau khi tạo hình có thể tháo khuôn ngay. Do vậy thường dùng để sản xuất sản phẩm có độ dầy tương đối bé, hình dạng sản phẩm đơn giản, thường áp dụng sản xuất sản phẩm ống cống ệ960, ệ1250 và ệ1500.
III. Các nguồn tiêu thụ sản phẩm của Công ty :
Cung cấp các ống cống cấp - thoát nước cho dự án thoát nước Hà Nội. Cung cấp cọc móng, panen, ống thoát nước cho các công trình xây dựng nội và ngoại thành. Và các loại cột đèn, cột điện cho hệ thống mạng lưới điện Quốc gia cũng như trong Thành phố.
PHẦN II
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TỪNG LOẠI SẢN PHẨM
I. Tính chất các loại nguyên vật liệu:
I.1. Xi măng:
Loại xi măng sử dụng là xi măng PCB30 và PC40 để sản xuất. Xác định mác xi măng bằng cách nhào trộn với cát tiêu chuẩn tỷ lệ 1 : 3 với lượng nước tiêu chuẩn, đúc một số mẫu có kích thước 40 x 40 x 160 mm, 100 x 100 x 100mm dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn 28 ngày rồi đem thí nghiệm uốn nén. Căn cứ vào kết quả thu được ta xác định được mác xi măng.
Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng 25 - 29%. Xác định lượng nước tiêu chuẩn bằng cách hoà trộn xi măng với nước cho hỗn hợp vào khuôn hình côn, xác định độ cắm của kim vica độ cắm cách đáy 5 – 7 mm thì đạt.
Thời gian đông kết: Không nhỏ hơn 45 phút và kết thúc đông kết không quá 12 giờ. Xác dịnh bằng dụng cụ kim vica d = 1mm.
Tính ổn định thể tích của xi măng: Xác định bằng cách tạo mẫu bánh đa, sau khi dưỡng hộ chưng cất không có vết nứt nẻ hay biến dạng trên bề mặt xi măng là đạt yêu cầu.
I.2. Thép:
Thép sử dụng trong sản xuất nhà máy chủ yếu là thép AI, AII, AIII của nhà máy thép Thái Nguyên; là thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Tính chất của thép được xác định theo cường độ kéo và nén của nó :
+ Thép AI: R = 1700 – 2100 kG/cm2
+ Thép AII: R = 2700 – 3500 kG/cm2
+ Thép AIII: R = 3800 – 4500 kG/cm2
Sử dụng thép cần phù hợp với từng loại sản phẩm và vị trí đặt cốt thép trong sản phẩm là chịu lực hay cấu tạo – theo TCVN.
I.3. Đá:
Sử dụng chủ yếu là loại đá cácbonnát được khai thác và đập nhỏ đến cỡ hạt 1 - 2cm. Thành phần hạt đảm bảo cấp hạt liên tục. Tỷ lệ các hạt dẹt chiếm không quá 15%. Cường độ của đá từ 800 - 1000 kg/cm2. Đá có kích thước Dmax= 2cm. Để đánh giá các chỉ tiêu của đá ta thí nghiệm bằng các cách sau:
Đánh giá chỉ tiêu độ lớn của cốt liệu: Dùng sàng các cỡ 2 - 1- 0,5 cm. Sàng một lượng đá để xác định sau đó cân lượng đá trên mỗi sàng. Xác định được tỷ lệ lượng đá trên sàng tích luỹ.
Đánh giá theo cường độ cốt liệu: Đem cốt liệu vào hình trụ thép có đường kính 150mm dùng tải trọng 20 tấn ép lên lõi thép, sau đó xác định lượng hao hụt và dựa theo bảng tra ta biết được cường độ của đá.
I.4. Cát:
Cát được sử dụng và khai thác ở các lòng sông Lô là loại cát có cỡ hạt trung bình và thô, có màu ánh vàng. Bề mặt hạt tương đối nhẵn, khối lượng thể tích trung bình từ 1,45 - 1,5tấn/m3. Lượng nước yêu cầu của cát từ 7 - 8%. Không có thành phần hạt > 0,5 cm. Thành phần hạt được xác định bằng cách:
Sàng một lượng cát đã được xác định trên các sàng có các cỡ mặt sàng: 5 - 2,5 - 1,25 - 0,63 - 0,35 - 0,14 mm. Cân lượng sót trên mỗi sàng, ta xác định được lượng sót sàng riêng và lượng sót sàng tích luỹ trên sàng. Đánh giá thành phần hạt theo biểu đồ. Độ lớn hạt cát cũng có thể xác định theo môđun độ lớn của hạt cát.
I.5. Nước:
Nước sử dụng trong hoà trộn hỗn hợp bê tông là loại nước sạch có thể dùng trong sinh hoạt. Độ PH của nước từ 7 - 7,5. Lượng muối trong nước là không đáng kể. Không có tạp chất hữu cơ bẩn trong nước.
I.6. Phụ gia:
Dùng trong sản xuất chủ yếu là các loại phụ gia siêu dẻo như: R555, R1000. Các loại phụ gia này giúp làm giảm lượng nước hoà trộn mà vẫn đảm bảo tính công tác của bê tông. Tính chất của phụ gia khi cho vào, nó bao bọc các hạt cốt liệu và bôi trơn giữa chúng để tạo độ linh động cho hỗn hợp bê tông.
Ngoài ra còn sử dụng các loại phụ gia rắn nhanh như: Cloruacanxi giúp giảm nhanh quá trình đóng rắn sản phẩm để rút ngắn thời gian công nghệ. Sử dụng các loại phụ gia làm giảm thời gian đông hay làm giảm thời gian đóng rắn của bê tông.
II. Hỗn hợp bê tông và cấp phối của bê tông:
Hỗn hợp bê tông được tạo thành bởi sự hoà trộn của các loại vật liệu như xi măng, cát, đá, nước và phụ gia (nếu có) theo một tỷ lệ phối hợp xác định gọi là cấp phối hỗn hợp bê tông mà sản phẩm bê tông được tạo hình một cách dễ dàng. Sản phẩm sau khi cứng rắn có cường độ và tính chất theo yêu cầu.
Xác định độ dẻo (độ sụt) của hỗn hợp bê tông bằng dụng cụ hình nón cụt. Cho hỗn hợp bê tông vào dụng cụ, đầm nén theo quy định sau đó nhấc hình nón cụt ra rồi xác định độ sụt của hỗn hợp bê tông bằng sự chênh lệch chiều cao của khối vữa bê tông với hình nón cụt.
Cấp phối bê tông sản phẩm (xi măng PCB30 Bút Sơn)
MácBT
DMAX
SN
Tên sản phẩm
Cấp phối 1m3
Phụ gia lượng dùng
XM
(kg)
Đá
(kg)
Cát
(kg)
Nước
(Lít)
150
1- 4
5
Bó vỉa
215
1290
791
170
132R0,35%
200
1- 2
5
Gạch,đai cống,Tấm đan
272
1243
762
180
132R0,35%
200
1- 4
5
Bóvỉa,Tấm đan,Đế
255
1268
777
170
132R0,35%
250
1- 4
5
Tấm đan
300
1244
763
170
132R0,35%
300
1- 2
5
OCLT 400
250
1107
802
190
132R0,35%
300
1- 2
5
OCLT600-1000
330
1250
703
180
132R0,35%
300
1- 4
5
Tấmđan,cống hộp
330
1268
713
170
132R0,35%
300
1- 2
5
Tấm đan
352
1238
696
180
132R0,35%
350
1- 4
7
Cọc
386
1219
686
180
132R0,35%
350
1- 2
5
Gạch,đan,Bó vỉa
386
1219
686
180
132R0,35%
400
1- 4
7
Cọc
422
1200
674
180
132R0,35%
Cấp phối bê tông sản phẩm (xi măng PC40 Bút Sơn)
MácBT
DMAX
SN
Tên sản phẩm
Cấp phối 1m3
Phụ gia lượng dùng
XM
(kg)
Đá
(kg)
Cát
(kg)
Nước
(Lít)
150
1- 4
5
Bó vỉa
192
1281
819
170
132R0,35%
200
1- 2
5
Gạch,đai cống,Tấm đan
244
1237
791
180
132R0,35%
200
1- 4
5
Bóvỉa,Tấm đan,Đế,
230
1261
806
170
132R0,35%
250
1- 4
5
Tấm đan
264
1243
795
170
132R0,35%
300
1- 2
5
OCLT 400
325
1120
811
190
132R0,35%
300
1- 2
5
OCLT600-1000
305
1244
731
180
132R0,35%
300
1- 4
5
Tấmđan,cống hộp
305
1261
741
170
132R0,35%
300
1- 2
5
Tấm đan
324
1234
725
180
132R0,35%
350
1- 4
7
Cọc
352
1238
696
180
132R0,35%
350
1- 2
5
Gạch,đan,Bó vỉa
352
1238
696
180
132R0,35%
400
1- 4
7
Cọc
394
1215
683
180
132R0,35%
Lượng dùng phụ gia tính theo % lượng dùng xi măng tuỳ theo loại vữa ghi trong bảng. Hoặc từ 0,2 – 0,7 lít phụ gia cho 100 kg xi măng.
III. Công nghệ sản xuất các loại sản phẩm:
III.1. Panen sàn:
Là sản phẩm bê tông cốt thép có dạng hình hộp chữ nhật: Kích thước sản phẩm L x B x H = 3589 x 580 x 200mm. Kết cấu dạng tấm phẳng chịu lực trên toàn bộ chiều dài tấm. Sử dụng mác bê tông 150kG/cm2, cốt liệu Dmax = 20mm. Khối lượng thép 12,5kg/sản phẩm. Khối lượng bê tông 0,175m3/sản phẩm. Phương pháp sản xuất sử dụng đầm dùi và đầm bàn để tạo hình sản phẩm.
Mặt bằng khu vực sản xuất như sau:
1
2
4
3
Ghi chú:
Thiết bị vận chuyển bê tông
Sàn công tác
Cần trục
Khu chứa sản phẩm
Sơ đồ dây truyền công nghệ như sau:
Khuôn
Làm sạch lau dầu
P..xưởng
cốt thép
Trạm trộn bê tông
Đặt khuôn cốt thép
Cốt thép
Hỗn hợp bê tông
Đổ bê tông vào khuôn
Đầm hoàn thiện mặt
Bảo dưỡng sản phẩm
Tháo khuôn
Bãi chứa
a. Mô tả quá trình công nghệ:
Khuôn có cấu tạo gồm hai phần: khuôn ngoài và khuôn trong. Sau khi làm sạch, lau dầu. Đặt định vị khuôn ngoài trên sàn công tác, sau đó đặt cốt thép đã được gia công sẵn vào. Đặt định vị khuôn trong bằng chốt và các tấm kê. Đổ và rải bê tông vào khuôn, sử dụng đầm mặt để dàn đều và lèn chặt hỗn hợp bê tông vào trong khuôn. Sử dụng bay và bàn xoa để hoàn thiện làm phẳng bề mặt sản phẩm. Bảo dưỡng sản phẩm, sau 24h thì tháo khuôn tiếp tục dưỡng ẩm. Sau 3 ngày thì có thể cẩu sản phẩm vào bãi chứa sản phẩm.
b. Các trang thiết bị sử dụng:
* Cần trục tháp: Dùng để vận chuyển vật liệu, cốt thép đến các vị trí làm việc, vận chuyển thành phẩm ra bãi chứa sản phẩm hoặc đưa các sản phẩm lên xe vận chuyển.
* Đầm: Sử dụng đầm dùi, đầm bàn để dàn đều và lèn chặt bê tông. * Bay, bàn xoa: Dùng hoàn thiện bề mặt sản phẩm.
III.2. Cột điện, cột đèn ly tâm:
Có kết cấu dạng ống. Là sản phẩm bê tông cốt thép, sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm. Những cột điện dài > 14 m thường là cột nối 2 đoạn cột ngắn với nhau bằng mặt bích liên kết bởi các bu lông. Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cột điện bê tông cốt thép ly tâm theo tiêu chuẩn TCVN 5847 – 1994.
Bảng thống kê cột điện ly tâm:
Ký hiệu sản phẩm
kích thước sản phẩm
Mác bê tông
Thể tích thiết kế
Đng(mm)
Dài (m)
Dày (mm)
LT8A,B/130
236
8
55
400
0.186
LT8,5A,B/130
224
8.5
50
400
0.196
LT8C,D/130
236
-
50
400
0.3
LT8,5A,B/190
275
8.5
50
400
-
LT8A/160
-
-
-
-
0.213
LT8B/160
266
-
60
400
-
LT8C/160
-
-
-
-
-
LT8D/160
-
10
-
-
-
LT10A/130
273
-
60
-
-
LT10B/130
263
-
60
400
0.248
LT10C/130
273
-
50
-
-
LT10A/160
-
-
-
-
-
LT10B/160
293
-
60
-
0.3
LT10C/160
-
8.5
-
-
-
LT8,5BG
320
10
100
300
0.32
LT10A/190
-
-
-
-
-
LT10B/190
323
-
55
400
0.34
LT10C/190
-
-
-
-
-
LT10D/190
-
-
-
-
-
CLT10A/190
-
-
-
-
-
CLT10B/190
323
-
60
500
0.351
CLT10D/190
-
12
-
-
-
CLT12C/190
350
-
60
500
0.45
LT12A/190
-
-
-
-
-
LT12B/190
350
-
56
400
0.44
LT12C/190
-
-
-
-
-
LTG6(ABC)
403
6
59
400
0.362
LTG8(ABC)
429
8
59
400
0.512
LTN8(ABC)
323
-
60
400
0.31
LTN10(ABC)
323
10
55
400
0.38
LTN6(ABC)
323
6
60
400
0.23
LTG10(ABC)
456
10
60
400
0.59
a. Sơ đồ công nghệ sản xuất cột điện ly tâm:
Khuôn
Làm sạch lau dầu
P.xưởng cốt thép
Trạm trộn bê tông
Đặt khuôn cốt thép
Cốt thép
Hỗn hợp bê tông
Rải bê tông vào khuôn
Định vị khuôn
Tạo hình quay ly tâm
Tĩnh định
Gia công nhiệt
Tháo khuôn
Bể dưỡng hộ
Bãi chứa sản phẩm
Căng cốt thép
b. Sơ đồ mặt bằng công nghệ sản xuất bê tông:
7
5
1
6
2
4
8
3
Ghi chú: 1. Vị trí gia công cốt thép 2. Vị trí tháo khuôn
3. Vị trí đặt cốt thép 4. Vị trí tạo hình quay ly tâm
5. Vị trí tĩnh định và gia nhiệt 6. Nồi hơi
7. Bể dưỡng hộ 8. Cầu trục
c. Quá trình sản xuất cột điện: Khuôn có cấu tạo gồm hai nửa hình trụ, bề mặt trong nhẵn có đường kính trong bằng đường kính ngoài của sản phẩm. Hai nửa của khuôn được liên kết với nhau bằng các bu lông và vít bố trí dọc hai thành khuôn. Khuôn được cạo sạch bẩn và bê tông thừa dính vào. Sau đó người ta dùng dầu quét một lượt lên bề mặt trong của khuôn nhằm giảm độ dính bám của bê tông vào bề mặt khuôn.
Đặt cốt thép và định vị cốt thép vào khuôn, căng cốt thép bằng thiết bị căng khí nén, sau đó dùng thiết bị rải bê tông vào khuôn bằng bun ke chạy trên ray, rải đều hỗn hợp bê tông trong suốt chiều dài khuôn. Lượng bê tông này đã được xác định và tính toán sao cho sản phẩm không thừa và không thiếu bê tông. Ghép hai nửa khuôn, dùng bu lông và vít cố định hai nửa khuôn với nhau. Cẩu khuôn lên dàn quay ly tâm để tạo hình. Mở máy cho khuôn quay với tốc độ từ 65 - 75 vòng/phút để dàn đều hỗn hợp bê tông trong khuôn. Thời gian quay từ 3 - 5 phút. Nâng tốc độ của khuôn lên 300 – 350 vòng/phút trong thời gian từ 10 - 12 phút, nó có tác dụng lèn chặt bê tông tạo hình sản phẩm, lượng nước thừa trong bê tông được đẩy ra ngoài, giúp cho hỗn hợp bê tông cứng rắn nhanh. Chiều dày của sản phẩm phụ thuộc chiều dài cột, nó bằng chiều dày của mặt bích.
Đặt tĩnh định sản phẩm trong hai giờ, giúp cho bê tông định hình được cấu trúc. Cho hơi nước ở 1,5atm vào trong lòng khối sản phẩm nâng nhiệt độ sản phẩm lên 80 - 850C trong vòng 2 - 3 giờ, hằng nhiệt trong 3 giờ sau đó hạ nhiệt sản phẩm.
Tháo khuôn lấy sản phẩm ra, tiếp tục cho sản phẩm vào bể dưỡng hộ trong 24giờ, sau đó cẩu sản phẩm mang ra bãi chứa.
d. Các trang thiết bị công nghệ:
* Cầu trục: Di chuyển trên các ray được cố định trên các khung dầm tải trọng nâng cần cẩu trục là 5 tấn.
* Dàn quay ly tâm: Dàn quay kiểu con lăn, gồm các cặp bánh lăn 1 bánh chủ động, một bánh bị động. Máy có tốc độ quay khác nhau để thích hợp với từng quá trình tạo hình. Các con lăn ở bệ quay được truyền động bằng bộ truyền dây đai.
* Thiết bị rải bê tông: Có cấu tạo gồm một thùng chứa hỗn hợp bê tông. Dưới đáy có cửa xả, thùng bê tông được đặt trên thiết bị chuyển động trên ray dọc theo khuôn đến vị trí rải bê tông, cửa xả mở ra cho bê tông chảy vào khuôn. Lượng bê tông được định sẵn cho 1 cột tại trạm trộn.
* Nồi hơi: Dùng để sản xuất hơi nước cung cấp cho quá trình gia công nhiệt sản phẩm. Nước được đun nóng trong các thùng chống gỉ lên trên 100 0C bằng nhiên liệu than đá. Nước được cung cấp bằng các vòi phun cách nhiệt vào trong lòng cột, hai đầu cột được bịt kín tránh thoát hơi và giảm nhiệt.
* Bể dưỡng hộ: Có tác dụng làm ẩm sản phẩm, tăng quá trình thuỷ hoá của các khoáng trong xi măng. * Thiết bị căng cốt thép: Có tác dụng gia cường cốt thép, làm thẳng cốt thép trước khi tạo hình. Thiết bị hoạt động bằng khí nén. Thiết bị được đặt tại đầu ngọn cột điện. Các thông số của máy căng cốt thép cột điện:
Đường kính thép (mm)
Số thanh thép
áp lực căng (bar)
5
8
26
7
8
46
9
8
70
10,7
16
150
Hình 5: Lau khuôn cột điện
Hình 6: Rải hỗn hợp bêtông vào khuôn
Hình 7: Thiết bị quay li tâm
Hình 8: Dưỡng hộ cho cột điện
Hình 9: Tháo khuôn cho cột điện
Chế độ làm việc của phân xưởng:
+) Phân xưởng làm việc 2 ca/ngày
+) Trong đó thời gian làm việc 1 ca là: 8 tiếng
Nhân công làm việc:
Gia công( cắt, pha chế thép, quấn thép): 7 người/ca
Hàn: 7 người/ca
C.N đổ bê tông(tạo hình: 11 người/ca + 2 người làm việc ở vị trí cẩu)
C.N lò hơi: 2 người/ca
III.3. Ông cống:
Ông cống là sản phẩm bê tông cốt thép gồm hai loại hình dáng như sau: Loại ống có loa: D 960 mm.
Kích thước sản phẩm cho theo bảng sau :
Chiều dài L(m)
D1(mm)
D2(mm)
D3(mm)
D4(mm)
1,2,4
400
476
486
576
1,2,4
600
700
710
810
1,2
758
858
-
1072
1,2
960
1060
-
-
1,2
1250
1350
1,2
1500
1620
-
-
1
2000
2320
-
-
Khối lượng bê tông và thép sử dụng cho mỗi loại sản phẩm:
Đường kính (mm)
Loại
Lượng bê tông (m3)
Lương cốt thép (kg)
L=1
L=2
L=4
L=1
L=2
L=4
400
Không loa
0,052
0,104
0,209
4,17
8,29
16,3
Có loa
0,072
0,124
0,229
6,9
11,1
19,3
600
Không loa
0,102
0,204
0,408
8,75
17,3
34,5
Có loa
0,133
0,235
0,44
12,7
22,8
38,5
Đường kính (mm)
Loại
Lượng bê tông (m3)
Lương cốt thép (kg)
L=1
L=2
L=4
L=1
L=2
L=4
758
Không loa
0,2
0,4
-
19,4
38,4
-
Có loa
0,26
0,46
-
24,05
43
-
960
Không loa
0,33
0,66
-
27
53,6
-
1250
-
0,516
-
-
46,53
-
-
1500
-
0,61
-
-
52,86
-
-
2000
-
1,01
-
-
-
-
-
1. Phương pháp tạo hình sản phẩm:
Theo ba phương pháp công nghệ.
a. Phương pháp đầm: Thường dùng sản xuất ống cống có đường kính lớn như: ệ1700,2000,2500. Các loại ống này không có loa.
* Mặt bằng khu sản xuất ống cống:
Ghi chú:
Đường ray của cổng trụ 5. Khu chứa khuôn, cốt thép, sản phẩm mới tạo hình
Vị trí tạo hình 6. Bunke chứa hỗn hợp bêtông
Cổng trục 7. Ray vận chuyển hỗn hợp bêtông
Khu chứa sản phẩm 8. Cabin
* Dây truyền công nghệ:
Khuôn
Làm sạch lau dầu
P.xưởng cốt thép
Trạm trộn bê tông
Đặt khuôn cốt thép
Cốt thép
Xe vận chuyển HHBT
Rải bê tông vào khuôn
Định vị khuôn
Đầm chặt
Tĩnh định
Gia công nhiệt
Tháo khuôn
Dưỡng hộ
Bãi chứa sản phẩm
* Quá trình công nghệ:
Khuôn có cấu tạo gồm hai phần, phần trong và phần ngoài. Khuôn trong gồm hai nửa hình trụ ghép lại tạo thành hình trụ có đường kính ngoài bằng đường kính trong sản phẩm. Khuôn ngoài cũng được ghép lại bằng hai nửa hình trụ cố định bằng bu lông có đường kính trong bằng đường kính ngoài sản phẩm.
Khuôn được làm sạch, lau dầu, đặt cố định trên sàng công tác. Cốt thép được cẩu và đặt vào trong khuôn. Rải một lượt bê tông dày 20 - 25cm, dùng đầm dùi đầm một lượt. Tiếp tục đổ bê tông và đầm. Quá trình tiếp tục cho đến khi hỗn hợp bê tông điền đầy khuôn.
Hoàn thiện bề mặt sản phẩm. Đặt tĩnh định sau khi sản phẩm đóng rắn rồi bảo dưỡng ẩm. Sau 24 giờ tháo khuôn sản phẩm, tiếp tục bảo dưỡng ẩm. Khi sản phẩm đạt cường độ 70 % RTk thì cẩu sản phẩm ra bãi chứa.
* Các trang thiết bị sử dụng:
* Cổng trục: Dùng để vận chuyển vật liệu, cốt thép đến các vị trí làm việc, vận chuyển thành phẩm ra bãi chứa sản phẩm hoặc đưa các sản phẩm lên xe vận chuyển.
* Đầm: Sử dụng đầm dùi, đầm bàn để dàn đều và lèn chặt bê tông. * Bay, bàn xoa: Dùng hoàn thiện bề mặt sản phẩm.
* Xe vận chuyển hỗn hợp bê tông: Dùng vận chuyển và rải vữa bê tông. Gồm bun ke đặt trên goòng chạy trên ray.
b. Tạo hình bằng phương pháp quay ly tâm:
Thường dùng để chế tạo sản phẩm có đường kính nhỏ và trung bình: ệ200, 400, 600, 758, 960mm. Sản phẩm có đầu loa hoặc không đầu loa.
Hình 10: Dàn quay li tâm ống cống
* Dây truyền công nghệ sản xuất:
Khuôn
Phân xưởng thép
Xưởng cốt thép làm sạch lau dầu
Phân xưởng trộn bêtông
Cốt thép
Đặt và định vị khuôn
Xe vận chuyển HHBT
Gia công nhiệt
Tĩnh định
Quay ly tâm lèn
Quay ly tâm rải
Tháo khuôn SP
Kho chứa Sp
Bể dưỡng hộ
* Mô tả quá trình công nghệ:
Khuôn có cấu tạo gồm hai phần, mặt bích và phần ngoài. Khuôn ngoài được ghép lại bằng hai nửa hình trụ cố định bằng bu lông có đường kính trong bằng đường kính ngoài sản phẩm. Mặt bích tạo chiều dầy sản phẩm.
Khuôn được làm sạch, lau dầu, đặt cố định trên sàng công tác. Cốt thép được cẩu và đặt vào trong khuôn.
Cẩu khuôn lên dàn quay ly tâm để tạo hình. Mở máy cho khuôn quay với tốc độ chậm để rải đều hỗn hợp bê tông trong khuôn. Sử dụng thiết bị rải bê tông kiểu băng tải để rải vào khuôn trong lúc khuôn quay thì hỗn hợp bê tông được rải đều trong khoảng 5 phút. Nâng tốc độ của khuôn trong khoảng thời gian 5 phút, nó có tác dụng dàn đều hỗn hợp bê tông. Cuối cùng dàn quay với tốc độ cao nhất trong khoảng 6 phút để lèn chặt hỗn hợp bê tông. Vậy thời gian công nghệ để tạo hình ống cống li tâm là 16 phút.
Đặt tĩnh sản phẩm trong hai giờ giúp cho bê tông định hình cấu trúc. Cho hơi nước vào trong lòng khuôn bắt đầu quá trình gia công nhiệt khoảng 8 giờ.
Tháo khuôn lấy sản phẩm ra, tiếp tục cho sản phẩm vào bể dưỡng hộ trong 7 ngày, sau đó cẩu sản phẩm mang ra bãi chứa.
* Các trang thiết bị sử dụng:
+ Cầu trục: Vận chuyển khuôn sản phẩm từ vị trí công nghệ này sang vị trí khác. Vận chuyển bunke bê tông từ trạm trộn đến nơi tạo hình. Vận chuyển cốt thép từ kho cốt thép đến nơi tạo hình, khả năng nâng tải của cổng trục là 5 tấn. Cầu trục được chạy trên ray của dầm.
+ Dàn quay ly tâm: Dàn quay ly tâm con lăn có tốc độ quay khác nhau để thích hợp với từng quá trình tạo hình sản phẩm được đảm bảo. Dàn quay với 3 loại tốc độ ứng với 3 quá trình trong tạo hình.
+ Nồi hơi: Cung cấp hơi nước cho quá trình sản xuất ở giai đoạn gia công nhiệt sản phẩm. Nâng nhanh tốc độ thuỷ hoá của xi măng và tốc độ đóng rắn của bê tông. + Xe vận chuyển hỗn hợp bê tông: Dùng vận chuyển và rải hỗn hợp bê tông. Gồm bun ke, băng tải đặt trên goòng có bánh xe.
c. Phương pháp rung có gia tải:
Là phương pháp mới. Hỗn hợp bê tông có độ sụt bằng 0. Phương pháp này có ưu điểm: Giảm nước và ximăng dùng. Tháo khuôn sản phẩm ngay sau khi tạo hình. Chế tạo các loại ống cống có đường kính 960, 1250, 1500 mm.
Hình 11: Thiết bị tạo hình bằng phương pháp rung ép thuỷ lực.
* Sơ đồ dây truyền công nghệ:
Khuôn
Làm sạch lau dầu
Đặt và định vị trên bàn chấn động
Mở máy rải bê tông vào khuôn
Chấn động
Chấn động có gia tải
Cẩu sản phẩm ra tháo khuôn
Đặt tĩnh định
Bảo dưỡng ẩm
Bãi chứa sản phẩm
* Quá trình công nghệ sản xuất:
Khuôn có cấu tạo gồm hai phần, phần trong và phần ngoài. Khuôn trong có cấu tạo hình trụ bề mặt ngoài nhẵn có đường kính ngoài bằng đường kính trong sản phẩm. Khuôn ngoài là hình trụ có đường kính trong bằng đường kính ngoài sản phẩm. Cẩu cốt thép từ kho cốt thép đặt vào khuôn.
Mở máy chấn động, rải hỗn hợp bê tông trong khi máy rung hoạt động. Sau khi rải hỗn hợp bê tông thì đặt vật nặng lên trên hỗn hợp, giúp cho sản phẩm được lèn chặt hơn. Sau khi tạo hình xong sản phẩm, bỏ vật nặng ra, rút khuôn ngoài và sản phẩm ra đưa vào vị trí dưỡng hộ nhờ cầu trục. Tháo khuôn ngoài để chuẩn bị quá trình tiếp theo. Hoàn thiện bề mặt sản phẩm. Đặt tĩnh định sản phẩm trong 3 - 5 giờ sau đó tưới nước bảo dưỡng ẩm trong 2 ngày sau đó cẩu sản phẩm ra bãi. thời gian taoh hình rung ép khoảng 15 – 25 phút/1 cái.
* Các trang thiết bị sử dụng:
+ Bàn chấn động: Bàn có tác dụng lèn chặt hỗn hợp bê tông trong khuôn tạo hình sản phẩm. Thiết bị được hoạt động nhờ hệ thống khí nén và gia tảI bằng các pít tông khí nén. Kí hiệu máy: Hawkeye (CK – RE – 01)
+ Cầu trục: Chuyển động trên ray sử dụng để cẩu khuôn, cẩu vật liệu, cẩu sản phẩm. + Máy rải bê tông: Di chuyển trên ray hình vòng cung cung cấp hỗn hợp bê tông cho khuôn sản phẩm tạo hình nhờ máng xoay.
2. Phương pháp đánh giá và thí nghiệm sản phẩm:
a. Đánh giá và nghiệm thu sản phẩm:
Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm dùng phương pháp đánh giá và nghiệm thu từng bộ phận và toàn bộ sản phẩm như:
* Đánh giá và nghiệm thu cốt thép: Bằng mắt thường và thước kiểm tra hình dạng, kiểm tra chất lượng các mối hàn, vị trí, số lượng mối nối.
* Đánh giá nghiệm thu bê tông: Dùng các thiết bị đo độ sụt hoặc độ cứng của bê tông để xác định tính công tác của nó.
* Đánh giá nghiệm thu quá trình công nghệ: Giám sát việc thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm có phù hợp với công nghệ sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm.
* Đánh giá nghiệm thu chất lượng sản phẩm: Dùng thước xem sét xác định hình dạng kích thước của sản phẩm, kiểm tra bề mặt sản phẩm. Dùng các phương pháp không phá hoại kiểm tra khả năng làm việc của sản phẩm như súng bắn bê tông xác định cường độ.
Quá trình đánh giá sản phẩm ở mỗi công đoạn giúp cho việc nâng cao được chất lượng sản phẩm. Nâng cao tính tự giác người lao động.
III.4. Dầm, sàn dự ứng lực:
1. Quy trình sản xuất dầm, sàn dự ứng lực:
a. Giới thiệu chung:
Dây truyền sản xuất các cấu kiện bê tông cốt thép dự ứng lực bằng công nghệ căng trước. Hiện tại công ty có 3 nhịp 6,5mx 36m; 4 nhịp 9m x 36m; 3 nhịp 6,5m x 48m. Với 4 trạm trộn bê tông có công xuất 135 m3/giờ.
b. An toàn chung:
Chỉ những người đã được huấn luyện về an toàn lao động và được giao nhiệm vụ mới được làm việc tại dây truyền sản xuất. Khi kéo thép phải có rào ngăn cao ít nhất là 1,5m ở hai đầu bệ tuyến. Tuyệt đối không đứng ở khu vực đầu sản xuất khi kéo thép.
c. Yêu cầu kỹ thuật:
* Nguyên vật liệu sử dụng sản xuất cấu kiện dầm dự ứng lực:
Chất lượng đá, xi măng, phụ gia, thép phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
+ Xi măng PC - 40.
+ Đá dăm cỡ hạt lớn nhất 20mm.
+ Cát vàng Sông Lô
+ Dùng nước sạch cho sản xuất bê tông
+ Cốt thép thường trong sản xuất bê tông theo TCVN 1651- 85
Với thép thường < 10 dùng thép AI có Ra = 2300 KG/cm2
Với thép thường > 10 dùng thép AII có Ra = 2800 KG/cm2
Thép dự ứng lực trong bê tông:
+ Thép ệ5 Ra =17600 KG/cm2
+ Thép ệ7 Ra = 17600 KG/cm2
+ Thép ệ12 Ra = 18600 KG/cm2
Các loại cốt thép trên đều kèm theo chứng chỉ của nhà sản xuất và được phòng quản lý chất lượng kiểm tra theo từng lô hàng.
Phụ gia dùng phụ gia hoá dẻo.
* Cấp phối sử dụng trong quá trình sản xuất cấu kiện dầm dự ứng lực:
Cấu kiện dầm dự ứng lực mà nhà máy tiến hành sản xuất bê tông có mác RBT = 450 kG/cm2.
Đá sử dụng ở đây là đá dăm với các cấp hạt là 1 - 2 cm
Độ ẩm của đá Wđá = 0,5%
Cát sử dụng trong quy trình là cát vàng Sông Lô
Độ ẩm của cát Wcát = 3,5%
Hàm lượng sỏi trong cát là: 8%
Độ sụt của vữa bê tông khi tạo hình là SN = 12 cm
Xi măng sử dụng để chế tạo cấu kiện dầm dự ứng lực là loại PC - 40
Cấp phối bê tông:
Cấp phối chuẩn 1m3
V
mẻ
(m3)
Cấp phối thực tế
Lượng phụ gia
Xm
kg
Đá
kg
Cát
Kg
Nước
lít
Xm
Kg
Đá 0,5x1
kg
Đá 1x2
kg
Cát
kg
Nước
lít
470
1170
688
170
0,3
141
106
247
214
42
0,99
d. Yêu cầu sản phẩm:
Bề mặt bê tông sản phẩm không có các lỗ rỗng đường kính > 3 mm tỷ lệ lỗ rỗng < 3% diện tích bề mặt. Sai số kích thước sản phẩm theo yêu cầu thiết kế.
2. Công nghệ sản xuất cấu kiện dầm:
a. Gia công cốt thép và kéo căng cốt thép dự ứng lực:
* Gia công cốt thép:
Gia công cốt thép thường thực hiện theo hướng dẫn gia công cốt thép ĐT – 02 - 02.
* Kéo căng cốt thép dự ứng lực:
Thép và cáp dự ứng lực được kiểm tra đúng chủng loại sau đó cắt theo đúng chiều dài của dây truyền sản xuất. Luồn thép và cáp trên dây truyền theo vị trí thiết kế neo vào hai đầu cáp.
* Dùng máy kéo thuỷ lực:
Loại kích RRH307ENERPAC USA
Đồng hồ áp lực POWER TEAM(0 - 10000)psi USA
Bơm thuỷ lực POWER TEAM PE 174 – 50 - 220 USA
Kéo căng thép và cáp theo trình tự đối xứng qua trục đứng và từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.
* Cách căng thép: Kéo căng và neo từng thanh thép dự ứng lực theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu: Kéo căng tạo ứng suất đến khoảng (40 - 50) % sau đó dừng để hoàn thiện các khung cốt thép, các bản chờ, móc cẩu, ráp nối căn chỉnh khuôn.
Giai đoạn trung gian: Phụ thuộc hành trình kích, giai đoạn này kéo thép (75 - 80) %
Giai đoạn cuối: Tiếp tục kéo căng đến 100% neo cố định kiểm tra cốt thép và khuôn lần cuối.
Bảng lực kéo
Sản phẩm
Thép DUL
Giai đoạn kéo
Lực kéo yêu cầu(KN)
Dầm, sàn
5
Giai đoạn đầu
9,9
Giai đoạn cuối
22,0
7
Giai đoạn đầu
20,0
Giai đoạn cuối
44,0
12,7
Giai đoạn đầu
65,0
Giai đoạn TG
87 - 119
Gi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12939.doc