Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIC): ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIC)
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIC
Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
BIDV
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
VNĐ
Việt Nam đồng
BH
Bảo hiểm
DNBH
Doanh nghiệp bảo hiểm
KDBH
Kinh doanh bảo hiểm
DPGGCK
Dự phòng giảm giá chứng khoán
ĐTTC
Đầu tư tài chính
KHKD
Kế hoạch kinh doanh
MỞ ĐẦU
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Đặc biệt là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với các nghiệp vụ như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt…..đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự tăng trưởng lớn của nền kinh tế nước ta.
Cùng với xu thế chuyên nghiệp hoá trong kinh doanh của các công ty lớn về ngân hàng, tài chính…thì các ngân hàng lớn của nước ta đang đẩy mạnh hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực khác để tạo thành những tập đoàn kinh tế lớn mạnh, có sức chống chọi với điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Trong cùng xu thế đó, một loạt các ngân hàng lớn đã thành lập các công ty bảo hiểm của ngân hàng mình nhằm tạo ra một sức mạnh vững chắc cho hoạt động của mình. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong tứ đại ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, cũng đã thành lập nên công ty bảo hiểm của mình với tên gọi là Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - tên thường gọi là BIC. IC là công ty bảo hiểm phi nhân thọ mới, đã hoạt động được 4 năm trên thị trường bảo hiểm.
Qua thời gian thực tập tại công ty Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển(BIC), cùng với thực tế tại công ty, tôi đã hoàn thành báo cáo giới thiệu về BIC một cách tổng quát nhất.
Chương 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành Công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển (BIC), tiền thân là công ty liên doanh bảo hiểm Việt –Úc, là kết quả của sự tìm hiểu và hợp tác liên doanh giữa tập đoàn bảo hiểm và tái bảo hiểm phi nhân thọ QBE (tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Úc lúc bấy giờ) với Ngân hàng đầu tư và phát triển (một trong 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất nước ta).Với tên viết tắt là BIDV-QBE.
Theo giấy phép điều chỉnh số 11/GPDC4/KDBH ngày 27/12/2005của bộ trưởng bộ tài chính,công ty liên doanh bảo hiểm Việt –Úc được đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. BIC chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2006. Hình thức pháp lý là công ty nhà nước.
1.2 Những nét chính về Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
1.2.1 Gới thiệu chung về Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
- Tên viết tắt: BIC
- Trụ sở chính: tầng 10, tháp A, tòa nhà Vincom, số 191 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Vốn pháp định: 500 tỷ VNĐ
*Các chi nhánh và văn phòng đại lý: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng, Tây Nguyên, Bình Định,, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Dương, Quảng Ninh, văn phòng đại diện và đại lí của BIC (là tất cả các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển trên cả nước).
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của BIC và nhiệm vụ của từng bộ phận
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIC
Phòng công nghệ thông tin
Phòng tái bảo hiểm
Phòng đầu tư
Ph òng kiểm tra nội bộ
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng kế toán
Phòng giám định-bồi thường
Phòng quản lý nghiệp vụ
Phòng khai thác
Phòng phát triển kinh doanh
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Giám đốc
Các chi nhánh văn phòng và đại lý
b. Nhiệm vụ của từng bộ phận
Mô hình tổ chức của BIC gồm những cấp độ sau:
*Giám đốc: là người đứng đầu trong công ty, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty .
*Phó giám đốc 1, 2: giúp cho giám đốc việc quản lý các phòng ban và cùng với giám đốc đưa ra quyết định hợp lý mọi hoạt động của công ty và xử lý những công tác cụ thể khi được giám đốc phân công.
* Các phòng ban:
- Phòng kiểm tra nội bộ: Hoạt động chủ yếu của phòng này là thực hiện các chức năng kiểm tra, kiểm soát, theo dõi tình hình hoạt động của các cá nhân, các tổ chức, các phòng ban trong công ty.
- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức kinh doanh, lao động tiền lương, chịu trách nhiệm khâu tuyển dụng cán bộ, ngoài ra còn giúp giám đốc thủ tục liên quan đến pháp luật.
- Phòng khiếu nại: Chức năng chủ yếu là kết hợp với các phòng ban kinh doanh khác để giải quyết việc khiếu nại, bồi thường của khách hàng.
- Phòng đầu tư: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về chủ trương, định hướng hoạt động đầu tư tài chính của công ty. Triển khai, nghiên cứu, xúc tiến đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. Quản lý nguồn vốn đầu tư, đồng thời hỗ trợ khối kinh doanh bảo hiểm triển khai phân phối sản phẩm bảo hiểm tới các đối tác.
- Phòng khai thác: Nơi đây là đầu mối tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ khai thác vượt thẩm quyền hoặc ngoài địa bàn kinh doanh của các chi nhánh và các phòng kinh doanh khu vực trực thuộc công ty. Nơi tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ khai thác theo phân cấp uỷ quyền được giao phó
- Phòng quản lý nghiệp vụ: Xây dựng và phát triển sản phẩm bằng cách tham mưu cho ban giám đốc trong công tác xây dựng, ban hành điều chỉnh các quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu phí, quy tắc bảo hiểm… cho từng nghiệp vụ bảo hiểm của công ty. Nghiên cứu, phát triển và hướng dẫn triển khai các sản phẩm mới.
- Phòng giám định bồi thường: Đây là một phòng đặc thù của công ty, nó có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong toàn bộ những vấn đề liên quan đến công tác xử lý bồi thường trong hoạt động toàn công ty. Kiểm tra giám sát hoạt động bồi thường tại các đơn vị trực thuộc của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu, đề xuất ban giám đốc công ty trong việc xây dựng, sửa đổi các chính sách kế toán tài chính của công ty. Trực tiếp thực hiện công tác kế toán tài chính tại trụ sở chính của công ty
- Phòng công nghệ thông tin: Tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn về công nghệ thông tin, thực hiện công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cho công ty, đồng thời quản trị hệ thống mạng cho công ty.
1.2.3. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm mà công ty cung cấp.
* Kinh doanh các sản phẩm phi nhân thọ:
Đây là hoạt động chính của BIC, công ty đã nhanh chóng triển khai được hơn 70 loại hình bảo hiểm trong nhiều lĩnh vực cụ thể như sau:
STT
Nghiệp vụ bảo hiểm
Sản phẩm bảo hiểm
1.
Bảo hiểm tài sản
BH cháy và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm mọi rủi ro tài chính
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
2
Bảo hiểm kỹ thuật
2.1 Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng
2.2 Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt
2.3 Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng
2.4 Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
2.5 Bảo hiểm nồi hơi
2.6 Bảo hiểm thiết bị điện tử
2.7 Bảo hiểm kho lạnh
2.8 Bảo hiểm tổn thất lợi nhuận do đổ vỡ máy móc
3
Bảo hiểm tai nạn con người
3.1 Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
3.2 Bảo hiểm bồi thường cho người lao động
4.
Bảo hiểm xe cơ giới
4.1 Bảo hiểm vật chất xe
4.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ 3
4.3 Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
5
Bảo hiểm trách nhiệm
5.1 Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
5.2 Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
5.3 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
6
Bảo hiểm hàng hoá
6.1 Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu (đường biển, đường hàng không)
6.2 Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa (đường bộ, đường sắt, nội thuỷ)
7
Bảo hiểm tàu
7.1 Bảo hiểm thân tàu
7.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu hoạt động trong vùng nội thủy và lãnh hải Việt Nam
8
Bảo hiểm khác
8.1 Bảo hiểm tiền
8.2 Bảo hiểm trộm cắp
8.3 Bảo hiểm tính trung thực
8.4 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
(Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ của BIC năm 2009)
Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống trên, BIC đã triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: Bancainsurancare, bảo hiểm tài chính.
*kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng doanh thu từ phí nhận tái và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
*Đầu tư tài chính: Công ty Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển sẽ thực hiện đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hoá nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty, hỗ trợ các hoạt động khai thác.Ngoài ra, hoạt động đầu tư tài chính là một kênh chính tạo ra lợi nhuận, thu nhập chính cho công ty.
*Dịch vụ giám định: Bên cạnh các lĩnh vực chính như trên, BIC còn cung cấp các dịch vụ đại lý khác liên quan như: đại lý giám định tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường….
Chương 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Công tác quản trị và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009
Xây dựng bộ máy: Hoàn thành việc cơ cấu lại mô hình tổ chức tại Trụ sở chính: tách chức năng trực tiếp khai thác của khối các phòng nghiệp vụ tại HO để tập trung cho việc quản lý kinh doanh theo từng sản phẩm/nhóm nghiệp vụ, kiểm soát rủi ro để nâng cao hiệu quả kinh doanh và từng bước chuyên nghiệp hóa.
Cải tiến cơ chế, chính sách kinh doanh: Đã ban hành đồng bộ cơ chế, chính sách kinh doanh năm 2009 theo mục tiêu, định hướng chuyển đổi; Ban hành cơ chế phân phối thu nhập, thưởng mới theo hướng gắn liền với kết quả kinh doanh( doanh thu, lợi nhuận) của từng đơn vị thành viên và từng cá nhân.
Tăng nhanh doanh thu khai thác bảo hiểm: nỗ lực đẩy mạnh hoạt động KDBH, mở rộng thị phần, tổng doanh thu phí BH đến hết ngày 31/12/2009 đạt 402,052 tỷ đồng (đạt 115% KHKD được giao), tăng 36% so với năm 2007. Theo số liệu thống kê (nguồn: Hiệp hội bảo hiểm), cuối năm 2009 BIC vẫn giữ vị trí 6/28 công ty BH phi nhân thọ tại thị trường Việt Nam về thị phần bảo hiểm gốc (tăng từ 2,5% năm 2008 đến 2,8%).
Đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất sau 04 năm hoạt động: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 81,257 tỷ đồng, lỗ kinh doanh bảo hiểm giảm 86 tỷ đồng so với mức lỗ năm 2008.
Phát triển sản phẩm mới: Xây dựng và đưa vào triển khai sản phẩm bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm hàng không và tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm trọn gói dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), bảo hiểm cho cây cao su…
Phát triển nguồn lực: Năm vừa qua công ty tập trung tuyển dụng và chọn lọc khối cán bộ khai thác đồng thời triển khai các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của khối nghiệp vụ, giám định bồi thường. Tính đến 31/12/2009 tổng số cán bộ là 493 người, tăng 103 người so với năm 2008.
Bancassurance:(Bancassurance là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ việc bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống các ngân hàng; tiếng Anh là Bank Assurance hay Assure Banking.) Doanh thu bán hàng qua phần mềm bancassurance năm 2009 đạt 4,026 tỷ, tăng trưởng 272 % so với năm 2008, chiếm 0,87% tổng doanh thu thực thu toàn công ty.
Phát triển mạng lưới và kênh phân phối: Đã thành lập mới 10 phòng kinh doanh khu vực mới. Như vậy đến hết năm 2009, BIC đã có 19 chi nhánh và 40 phòng kinh doanh khu vực.
Cải tiến và hoàn chỉnh cơ chế hợp tác kinh doanh bảo hiểm với các đơn vị thành viên BIDV.
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIC giai đoạn 2007 - 2009
TT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
∆ 2009/2008
1
Tổng tài sản
1.217.300
1.771.408
1.808.969
2 %
2
Vốn chủ sở hữu
393.278
443.440
523.648
18 %
3
Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ
127.359
158.812
171.197
8 %
- Dự phòng phí
67.625
85.370
99.618
17 %
- Dự phòng bồi thường
51.149
63.489
52.658
- 17 %
- Dự phòng dao động lớn
8.585
9.953
18.921
90 %
4
Tổng doanh thu phí bảo hiểm
218.683
296.370
402.052
36 %
- Phí bảo hiểm gốc
196.539
269.262
366.533
36 %
- Phí nhận tái bảo hiểm
22.144
27.107
35.519
31 %
5
Doanh thu thuần KDBH
142.493
169.440
239.153
41 %
6
Tỷ lệ bồi thường thuộc TNGL
67%
64 %
45 %
86 %
7
Lợi nhuận gộp KDBH
28.275
34.095
61.702
81 %
8
Lợi nhuận từ KDBH
(39.573)
(37.782)
(5.794)
85 %
9
Lợi nhuận từ hoạt động ĐTTC
(40.153)
(39.300)
89.866
329 %
10
Tổng lợi nhuận trước thuế
(84.277)
(76.879)
81.257
206 %
11
Tổng lợi nhuận sau thuế
-
-
77.336
12
ROA
-5%
- 4 %
4,3 %
207 %
13
ROE (tính trên vốn điều lệ 500 tỷ)
-18%
- 17 %
15,4 %
191 %
2.2. Đánh giá tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007 - 2009
2.2.1. Mức độ hoàn thành KHKD BIDV giao
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Tực hiện 2008
Kế hoạch 2009
Thực hiện 2009
Tuyệt đối
Tỷ lệ hoàn thành
I
Chỉ tiêu chính
1
Tổng doanh thu phí bảo hiểm
Trđ
296.370
350.000
402.052
115%
2
Tỷ lệ phí bảo hiểm tự khai
%
40
36
43
119%
3
Tỷ lệ bồi thường
%
64
53
45
115%
4
Chênh lẹch thu chi từ KDBH
Trđ
(37.782)
(30.000)
(5.794)
81%
5
Chênh lệch thu chi (trước trích DPGGCK)
Trđ
(3.060)
20.000
37.155
186%
II
Chỉ tiêu tham chiếu
6
Thị phần bảo hiểm gốc
%
2,49
2,5
2,8
112%
7
Lợi nhuận gộp từ KDBH
Trđ
34.090
57.000
61.702
108%
8
Chênh lệch thu chi từ ĐTTC (trước trích DPGGCK)
Trđ
34.520
50.000
45.764
92%
2.2.2. Mặt tích cực
Sau 4 năm hoạt động, BIC đã vượt mốc doanh thu 400 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 – 2009 là 59%/năm. Doanh thu thực thu đạt trên 460 tỷ đồng với tỷ lệ nợ phí ở mức thấp (8%) cho thấy hoạt động khai thác và quản lý công nợ ngày càng hiệu quả.
Lỗ từ kinh doanh bảo hiểm giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua và giảm 86% so với mức lỗ kỷ lục của 2008.
Mặc dù doanh thu năm 2009 tăng 36% so với năm 2008 nhưng chi phí chung và quản lý hành chính lại giảm 5,6% so với năm trước cho thấy công ty đã quản lý chi phí tốt hơn, năng suất lao động đã cao hơn năm trước.
Hoạt động đầu tư tài chính đã khởi sắc và đạt lợi nhuận tốt nhờ sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong năm qua.
Doanh thu qua kênh Bancassurance đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ so với năm trước cả về quy mô doanh thu lẫn số sản phẩm triển khai. Tỷ suất sinh lời của kênh bancasurance đang đạt rất tốt (42% tổng doanh thu phát sinh ).
Việc chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng chuyên môn hóa từng mặt hoạt động (marketing, quản lý rủi ro, bồi thường) đã giúp công ty kiểm soát tốt hơn rủi ro hệ thống cũng như chất lượng dịch vụ bảo hiểm.
Nhờ các biện pháp quản lý theo danh mục thực thu và chế độ hạch toán doanh thu chặt chẽ, tỷ lệ nợ phí bảo hiểm ngày càng giảm xuống trong khi quy mô doanh thu tiếp tục tăng mạnh.
2.2.3. Tồn tại, yếu kém
Mặc dù đã triển khai rất nhiều biện pháp thúc đẩy kinh doanh hiệu quả cũng như nỗ lực của toàn hệ thống nhưng sau năm 2009 BIC vẫn chưa có lãi từ kinh doanh bảo hiểm. Ngoài nguyên nhân bồi thường vẫn ở mức cao còn do tỷ lệ chi phí chung và chi phí quản lý hành chính quá lớn.
Công tác bồi thường mặc dù được chú trọng hàng đầu nhưng vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Tốc độ giải quyết năm 2009 chỉ tương đương với tốc độ phát sinh trong khi số vụ còn tồn từ các năm trước rất là lớn.
Công tác chăm sóc khách hàng chưa tốt, chưa đồng bộ do bộ phận dịch vụ khách hàng mới được thành lập, đang tập trung nghiên cứu, xây dựng quy trình, phân loại khách hàng, chính sách khách hàng…
Chương 3. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2015
3.1.1 Phương hướng
a. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn 50% so với bình quân thị trường, duy trì vị trí top 6 về thị phần, top 5 về tỷ suất lợi nhuận/ vốn trong thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam.
b. Phát triển các sản phẩm mới để mở rộng thị trường, khách hàng và kênh phân phối. Thị phần các sản phẩm chủ lực nằm trong top 5, dẫn đầu thị trường về kênh Bancas xét về đa dạng sản phẩm, thị phần và các ngân hàng hợp tác.
c. Cổ phần hóa và IPO trong quý II/2010, niêm yết cổ phiếu quý IV/2010, thay đổi cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động phù hợp với mô hình công ty đại chúng. Nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.1.2. Các chỉ tiêu chính giai đoạn 2010 – 2015
Các chỉ tiêu:
+ Tổng doanh thu toàn công ty: 700 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2009.
+ Tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 650 tỷ đồng sau khi cổ phần hóa
+ Tổng lợi nguận trước thuế 100 tỷ đồng
- Tổng tìa sản
Tăng trưởng bình quân 15%/năm
- Doanh thu phí bảo hiểm
Tăng trưởng bình quân 30%/năm
- Tỷ lệ bồi thường
Dưới 45%
- Lợi nhuận trước thuế
Tăng trưởng bình quân 20%/năm
- ROE
> 15%
- Tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài chính
Trung bình 10%/năm
- Phấn đấu đạt vị trí thứ 5 về thị phần bảo hiểm gốc trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Viêtj Nam vào 2011 và lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam vào 2012
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Với đặc thù là thành viên của BIDV, tiềm năng khai thác doanh thu phí bảo hiểm thông qua hệ thống BIDV còn rất lớn. Điều này đời hỏi lực lượng cán bộ khai thác phải gia tăng cả về số lượng và chất lượng; loại hình sản phẩm phải đa dạng và phù hợp với các đối tượng khách hàng có quan hệ với BIDV; mạng lưới kênh phân phối phải phát triển về chất và lượng; chất lượng dịch vụ khách hàng và giải quyết bồi thường phải không ngừng nâng cao.
Tuy doanh thu luôn tăng trưởng tốt nhưng BIC vẫn chưa có lãi từ kinh doanh bảo hiểm (4 năm liên tục lỗ). BIC cần tập trung trong những năm tới về việc cắt giảm chi phí nếu muốn có lợi nhuận vì thực tế thị trường cho thấy việc kiểm soát tỷ lệ bồi thường theo mức trách nhiệm giữ lại ở mức dưới 45% như BIC hiện nay là rất khó đạt được.
Để thu hút được nguồn nhân lực đẳng cấp từ thị trường, sau khi cổ phần hóa BIC cần phải xây dựng cơ chế trả lương cạnh tranh, gắn trực tiếp vào kết quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) để thúc đẩy hoạt động khai thác và tăng hiệu quả, đồng thời đặc biệt quan tâm đến chất lượng dịch vụ, đặc biệt là công tác xử lý bồi thường.
Khâu giải quyết khiếu nại còn nhiều bất cập, mạng lưới mỏng,cán bộ chưa có kinh nghiệm, dẫn đến việc chậm trễ xử lý, thanh toán bồi thường nên đã xảy ra tình trạng khách hàng chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ, tỷ lệ tái tục còn thấp.
KẾT LUẬN
Sau 4 năm hoạt động, BIC đã và đang là thương hiệu được đánh giá cao trên thị trường bảo hiểm về văn hóa kinh doanh, tốc độ phát triển, về tính minh bạch và phát triển bền vững. Đến hết năm 2009, BIC đã có mạng lưới hoạt động trên địa bàn cả nước và là công ty bảo hiểm duy nhất có hoạt động kinh doanh trên cả 3 nước Đông Dương.
Với tinh thần phục vụ khách hàng là trên hết. BIC đã luôn tự hoàn thiện và phát triển để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tham gia bảo hiểm với phương châm “Tận tâm cho sự an tâm”.
Qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ t×m hiÓu thùc tÕ hoạt động kinh doanh tại BIC, ®îc sù gióp ®ì tËn t×nh cña c¸c nh©n viªn trong c«ng ty ®Æc cïng víi thầy gi¸o híng dÉn PGS.TS Lê Văn Hưng ®· gióp em n©ng cao ®îc nhËn thøc, tr¸ch nhiÖm cña mét sinh viªn tài chính ngân hàng s¾p rêi ghÕ nhµ trêng cã thªm nh÷ng kinh nghiÖm thùc tÕ.
Víi thêi gian thùc tËp vµ kinh nghiÖm thùc tÕ cha nhiÒu nªn b¶n b¸o c¸o kh«ng tr¸nh hái nh÷ng sai sãt. Em rÊt mong nhËn ®îc sù chØ b¶o, ®ãng gãp ý kiÕn cña c« gi¸o, c¸c anh, chÞ trong c«ng ty ®Ó em hiÓu thªm vÊn ®Ò mét c¸ch s©u s¾c vµ b¶n b¸o c¸o cña em ®îc hoµn thiÖn h¬n.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2010
Sinh viên
Phạm Thị Thu Hà
Phụ lục 1: Tăng trưởng phí bảo hiểm gốc và thị phần của các DNBH phi nhân thọ giai đoạn 2006 – 2009
TT
Doanh nghiệp
Năm 2009
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2006
Kết quả
Thị phần
Kết quả
Thị phần
1
Bảo Việt
3,659,120
27.6%
3,305,425
30.45%
2,580,297
2,217,177
2
PVI
2,757,000
20.8%
2,015,511
18.57%
1,735,331
1,163,877
3
Bảo Minh
1,877,777
14.2%
1,886,429
17.38%
1,705,960
1,386,058
4
PJICO
1,271,278
9.6%
1,060,788
9.77%
840,162
670,136
5
PTI
449,264
3.4%
432,694
3.99%
280,905
281,292
6
BIC
366.532
2.8%
269,262
2.48%
147,164
40,217
7
MIC
340,000
2.6%
142,854
1.32%
0
0
8
Bảo Long
320,000
2.4%
253,938
2.34%
164,566
111,842
9
VASS
262,795
2.0%
220,647
2.03%
173,511
109,983
10
ABIC
249,849
1.9%
130,547
1.20%
16,338
0
11
GIC
247,313
1.9%
193,308
1.78%
166,262
0
12
AAA
194,723
1.5%
203,059
1.87%
155,940
54,893
13
VIA
192,085
1.4%
160,007
1.47%
122,235
94,913
14
Liberty
173,234
1.3%
45,200
0.42%
4,143
0
15
Samsung Vina
145,798
1.1%
87,119
0.80%
77,514
47,576
16
Chartis
744,000
103,650
0.95%
67,128
0
17
Fubon
439
18
UIC
175,792
1.62%
163,993
130,666
19
Bảo Ngân
23,824
0.22%
24,858
23,750
20
QBE
37,075
0.34%
19,447
23,811
21
VNI
72,270
0.67%
22
ACE INA
21,710
0.20%
0
0
23
Bảo Tín
8,653
0.08%
0
0
24
Bảo hiểm Hùng Vương
6,809
0.06%
25
Groupama
3,866
0.04%
2,277
1,739
26
Bảo hiểm Than & KS
27
MSIG
Tổng
13,250,768
100%
10,855,708
100%
8,445,754
6,356,191
(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm – Bộ Tài Chính)
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26264.doc