Báo cáo Thực tập tại Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) Thăng Long

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã phải bước vào một đua thực sự quyết liệt. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt cũng chính là cơ hội để sàng lọc và chỉ những DN thực sự có năng lưc mới đủ sức để trụ vững và phát triển. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mặc dù phải cạnh tranh với các DN nước ngoài, nhưng các DN bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam chủ yếu vẫn nắm phần lớn thị phần bảo hiểm phi nhân thọ. Theo số liệu thống kê, thị tr

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường bảo hiểm Việt Nam hiện có 31 DN, trong đó có 17 DN nước ngoài, kinh doanh 800 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ thuộc cả 3 lĩnh vực là bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phi nhân thọ, nhiều DN bảo hiểm Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico, PV Insurance... vẫn phát triển mạnh và luôn dẫn đầu thị trường. Điều này chứng tỏ các DN Việt Nam đã thích nghi với mở cửa hội nhập, chấp nhận cạnh tranh với DN nước ngoài. PVI là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm thích nghi nhanh với cuộc cạnh tranh này và đã đạt đuợc rất nhiều thành công đáng khích lệ. Qua thời gian đầu thực tập tại công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long một thành viên của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam đuợc sự huớng dẫn giúp đỡ của anh chị trong công ty em đã hoàn thành bản : ‘‘ BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG (PVI Thăng Long) ” Bản báo cáo bao gồm những nội dung sau: - Quá trình thành lập và phát triển công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long - Thực trạng hoạt động của công ty PVI Thăng Long - Phương hướng và nhiệm vụ của PVI Thăng Long trong thời gian tới I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG 1.1. Vài nét về tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam ( PVI) Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 1996. Sau hơn 10 năm hoạt động, PVI đã có những bước phát triển vượt bậc, với vốn điều lệ 851 tỷ đồng, doanh thu năm 2006 đạt 1.300 tỷ đồng và hiện thứ hai về thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp. Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với tổng doanh thu đạt 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận, đây là giai đoạn Công ty tập trung gây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình. Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn, hàng loạt các biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực, …Với bản lĩnh và chiến lựơc kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của mình: doanh thu đạt 187 tỷ đồng tăng 167% so với năm 2000, các nhà bảo hiểm và môi giới Quốc tế nhìn nhận vai trò chủ đạo của PVI trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam. Điển hình là việc PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro. Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt. Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2002 đến nay đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1.000 tỷ vào ngày 26/9/2006 cùng với việc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Đây là năm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí – PVI và là năm thứ 6 liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao với tổng doanh thu đạt 1.300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 102 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 62 tỷ đồng, … Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có Quyết định cổ phần hóa PVI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một Tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm - Tài chính của Tập đoàn. Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếp theo. Đến cuối năm 2007, PVI sẽ tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng và lên 2.000 tỷ đồng năm 2010. Thông qua việc tăng vốn, phương án kinh doanh 2007 – 2009 cũng có sự điều chỉnh phù hợp với mức lợi nhuận tăng từ 177 tỷ đồng năm 2007 lên 271 tỷ đồng năm 2009 và tỷ lệ cổ tức tăng từ 12,52% năm 2007 lên 17,1% năm 2009, tăng cường sức mạnh tài chính, chủ động đầu tư vào các dự án của Ngành Dầu khí cũng như các dự án lớn có khả năng sinh lợi cao và xây dựng Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con. Theo báo cáo tổng kết, năm 2008 PVI đã đạt doanh thu 2.668 tỷ VND, tăng trưởng 133% so với năm 2007 (trong đó Bảo hiểm gốc đạt 1986 tỷ VND – tăng 124% so với năm 2007, mảng  bán lẻ doanh thu 986 tỷ VND – tăng 172 %  so với năm 2007). Mặc dù năm 2008 thị trường bảo hiểm trong nước  gặp nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng PVI vẫn trở thành Doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tại Việt Nam và trở thành ngọn cờ vững chắc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở thành Tổng công ty Bảo hiểm  - Tài chính hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh bảo hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư Tài chính. 1.2. Giới thiệu về công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long Tên công ty: Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long ( PVI Thăng Long) Địa chỉ: 10 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội Tel: 84 4 2850286    Fax: 84 4 2850269 Công ty PVI Thăng Long, tiền thân là công ty bảo hiểm dầu khí phía Bắc, là một thành viên của tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI ), được thành lập từ năm 2002, với nhiệm vụ kinh doanh được tổng công ty giao phó. Trải qua 6 năm hoạt động được sự hậu thuẫn lớn từ tổng công ty, PVI Thăng Long đã khẳng định được chỗ đứng và uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm phía Bắc. Về cơ cấu tổ chức, PVI Thăng Long bao gồm một ban giám đốc và 7 phòng ban. Các phòng ban đều có nhiệm vụ chức năng tương đương với các phòng tương ứng tại tổng công ty. Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long PVI Thăng Long Khối phòng Quản lý Khối phòng Kinh Doanh Khối các phòng Khu Vực CTY BHDK Hùng Vương Phòng Hành Chính Kế Toán Phòng Giám Định Bồi Thường Phòng BH Hàng Hải Tài Sản Phòng Xe Cơ Giới - Con Người& QLĐL Phòng BH Kỹ Thuật Phòng KD Khu Vực Đống Đa Phòng KD Khu Vực Hà Đông Phòng KD Khu Vực Việt Trì Phòng KD Khu Vực Lào Cai (Nguồn: Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long) Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban: - Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. - PVI Hùng Vương: được thành lập theo quyết định số 112/QĐ-PVI của hội đồng quản trị tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam, hạch toán phụ thuộc và được Tổng công ty giao cho PVI Thăng Long quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh.  - Các phòng ban được chia thành 3 khối: + Khối quản lý bao gồm 2 phòng: Phòng hành chính kế toán: Với nhiệm vụ chính là xây dựng các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận hàng năm và phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty đồng thời thực hiện luôn công tác nhân sự. Phòng giám định bồi thường: Thực hiện công việc tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại và xét giải quyết bồi thường. + Khối Kinh doanh bao gồm 3 phòng: Phòng bảo hiểm hàng hải tài san, phòng bảo hiểm kỹ thuật và phòng bảo hiểm xe cơ giới, con người và quản lý đại lý làm nhiệm vụ khai thác các loại hình bảo hiểm được giao và quản lý đại lý. + Khối các văn phòng khu vực gồm: 4 phòng đóng tại 4 tỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn hoạt động. 1.3. Đặc điểm hoạt động của PVI Thăng Long PVI Thăng Long có nhiệm vụ chính là khai thác cung cấp các dịch vụ bảo hiểm trong và ngoài ngành dầu khí trong đó có các đơn vị thành viên của tập đoàn dầu khí tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. PVI Thăng Long thực hiện khai thác bảo hiểm ngoài ngành tại 12 tỉnh thành Tây Bắc Việt Nam bao gồm: Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang. Trong đó thị trường Hà Nội là thị trường quan trọng chiến lược, hầu hết các đơn bảo hiểm về vật chất xe cơ giới và các đơn liên quan đến dự án được khai thác tại đây. Các tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh được xem là các thị trường tiềm năng trong tương lai có thể mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Hiện nay BHDK Thăng Long đã xây dựng được mạng lưới pháp nhân với 32 đại lý và các văn phòng khu vực. PVI Thăng Long là một đơn vị thành viên nên không tiến hành hoạt động tái bảo hiểm và đầu tư. Nhưng PVI Thăng Long có quyền giới thiệu các nhà nhận tái bảo hiểm để tổng công ty xem xét. Trong hoạt động khai thác bảo hiểm, Tổng công ty có phân mức trách nhiệm mà PVI Thăng Long được cấp đơn. Theo đó hạn mức trách nhiệm được phân chia cụ thể theo từng nghiệp vụ và những trường hợp đặc trưng của các nghiệp vụ đó. Khi gặp những trường hợp vượt mức trách nhiệm, PVI phải có những văn bản gửi về Tổng công ty để xin ý kiến và nhận sự chỉ đạo của Tổng công ty. Khi tiến hành khai thác ngoài khu vực hoạt động theo quyết định PVI Thăng Long phải thực hiện báo cho đơn vị được Tổng công ty phân công hoạt động ở khu vực đó và phòng có chức năng quản lý biết để tránh cạnh tranh nội bộ không lành mạnh. Các loại hình bảo hiểm PVI Thăng Long cung cấp bao gồm: - Bảo hiểm kỹ thuật - Bảo hiểm tài sản - Bảo hiểm con người - Bảo hiểm xe cơ giới - Bảo hiểm hàng hải - Bảo hiểm khác PVI Thăng Long phát triển toàn diện, đồng đều các nghiệp vụ bảo hiểm, chú trọng bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải đồng thời tập trung vào mục tiêu phát triển bảo hiểm con người, xe cơ giới và cháy nổ, tài sản theo định hướng của tổng công ty. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY PVI THĂNG LONG PVI Thăng Long là một trong những thành viên mang lại doanh thu lớn cho tổng công ty trong thời gian qua. Và trong tương lai khả năng của PVI Thăng Long còn được khẳng định trên thị trường bảo hiểm. Với bảng số liệu về doanh thu của các nghiệp vụ bảo hiểm của PVI Thăng Long từ năm 2003-2007 sau đây sẽ cho thấy tình hình phát triển của PVI Thăng Long trong thời gian qua. Bảng 1.1: Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm từ năm 2003-2007 Stt Nghiệp vụ BH 2003 2004 2005 2006 2007 1 BH hàng hải 3275,49 4913,24 3498,06 5247,09 3030,26 2 BH con người 962,85 1.059,13 1.270,96 1906,44 2526,85 3 BH xe cơ giới 2.351,02 3.021,32 5227,60 10032,05 14.896,61 4 BH kỹ thuật 3433,81 4650,72 5023,62 6035,43 11265,50 5 BH tài sản 2514,43 3017,32 3922,51 5879,22 1165,90 6 BH khác 479,86 567,49 244,62 724,32 4.007,51 7 Tổng 13017,46 17229,13 18942,75 29824,55 36892,63 ( ĐV: Triệu đồng) Nguồn: PVI Thăng Long Ta thấy tổng doanh thu phí tăng qua từng năm ở tất cả nghiệp vụ bảo hiểm. Qua 5 năm từ 2003 dến 2007 tổng doanh thu phí từ các nghiệp vụ mà công ty khai thác được tăng 280%. Cuối năm 2002 khi mới đổi thành chi nhánh phía Bắc từ văn phòng khu vực một thì doanh thu phí còn khiêm tốn. Năm 2003 con số chỉ mới là 13017.46 triệu đồng nhưng những năm sau đó doanh thu phí đã tăng lên đáng khích lệ với 13% năm 2004 va 11% năm 2005.Tuy vậy sự tăng trưởng này chưa cao là do trong những năm đầu mới thành lập quy mô con nhỏ, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm nên gặp khóa khăn nhiều trong việc khai thác các hợp đồng bảo hiểm. Đến cuối năm 2005 khi chi nhánh phía Bắc chuyển thành công ty trực thuộc tổng công ty, được sự quan tâm của tổng công ty quy mô của PVI Thăng Long đã được mở rộng, đội ngũ cán bộ qua thời gian làm việc cũng tăng thêm về kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Doanh thu năm 2006 đã tăng gấp 1,6 lần so với năm 2005.Chiếm cao nhất là nghiệp vụ xe cơ giới với hơn 10 tỷ đồng chiếm 33% tổng doanh thu phí, tăng trưởng gần 200% so với năm 2005. Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy của công ty la do năm 2006 công ty đã thực hiện được các dự án bảo hiểm lớn cho các khách hàng như: Bảo hiểm công trình cho PMU Thăng Long, PMU 2, Bảo hiểm tàu cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn… Qua đây ta thấy việc tăng trưởng doanh thu qua các năm có bước tiến đáng kể, tuy nhiên tính chất tăng trưởng không ổn định. Những thành công hay những hạn chế trên đó là do những thuận lợi mà công ty đã có bên cạnh đó thì cũng tồn tại không ít những khó khăn ma PVI Thăng Long đã và đang gặp phải. Những thuận lợi và khó khăn của PVI Thăng Long - Thuận lợi: + Do hoạt động trong thời gian khá lâu nên PVI Thăng Long có được một hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, tuyển dụng và đào tạo được dội ngũ cán bộ có nghiệp vụ và nhiệt tình công tác. + Cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phòng tác nghiệp chuyên môn. + Nằm trên địa bàn Hà Nội đây là thị trường tiềm năng lớn về bảo hiểm. + PVI Thăng Long có thị trường trải rộng trong nhiều tỉnh thành vì vậy có nhiều cơ hội để triển khai mở rộng mạng lưới kinh doanh. + Được tổng công ty ủng hộ và giúp đỡ liên tuc cả về công tác quản lý và kinh doanh. + Có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều dự án lớn thuộc nhiều loại hình bảo hiểm. - Khó khăn + Thị trường bảo hiểm cạnh tranh quyết liệt, nhất là nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật hàng hải và xe cơ giới. + Bảo hiểm dầu khí mới bắt đầu chú trọng triển khai và phát triển bảo hiểm xe cơ giới do đó PVI Thăng Long còn thiếu kinh nghiệm về tổ chức mạng lưới khai thác. + Năng lực khai thác nghiệp vụ và kỹ năng thương trường của nhiều chuyên viên còn thiếu tính chuyên nghiệp. III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PVI THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI Để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu mà tổng công ty đã đặt ra trong thời gian tới là ‘‘ trở thành định chế Bảo hiểm - Tài chính có thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế; phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng tri thức, sức mạnh của Tập đoàn và sự kết hợp hài hoà lợi ích của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các cổ đông và người lao động ” PVI Thăng Long sẽ không ngừng phát triển để đa dạng hóa các loại hình sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu khách hàng, đồng thời hoàn thiện hơn nữa về xơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp hơn, đưa PVI Thăng Long phát triển vững mạnh, trở thành một thành viên đứng đầu làm nòng cột cho tổng công ty. Năm 2009 công ty PVI Thăng Long đã đặt ra những kế hoạch doanh thu: - Phòng kinh doanh khu vực Đống Đa: 20 tỷ đồng - Phòng bảo hiểm kỹ thuật: 19 tỷ đồng - Phòng tài sản hàng hải: 16 tỷ đồng - Phòng kinh doanh khu vực Hà Đông: 12,5 tỷ đồng - Phòng bảo hiểm xe giới, con người & QLĐL: 12,5 tỷ đồng - Phòng kinh doanh Lào Cai: 6 tỷ đồng Để đạt được những mục tiêu đó, hoàn thành kế hoạch mà tổng công ty giao PVI đã và đang triển khai thực hiên những nhiệm vụ: - Đẩy mạnh phát triển khối các phòng kinh doanh nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật, hàng hải theo chiều sâu thông qua việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới và qua môi giới. Tận dụng lợi thế Tổng công ty, phối hợp với các ban trong tổng công ty, phát triển mở rộng dịch vụ con người trách nhiệm cao và qua dich vụ môi giới. - Thắt chặt quản lý hệ thống đại lý, quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn bên cạnh đó bộ phận giám định bồi thường của công ty phải nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp đặc biệt phải hạn chế tối đa hiện tượng trục lợi ngay từ khâu giám định, hạn chế số tiền bồi thường của các nghiệp vụ đặc biệt là nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người. - Xây dựng hệ thống các đại lý trên địa bàn Hà Nội: Hiện tại PVI Thăng Long mới chỉ có một Phòng kinh doanh khu vực đặt trụ sở trên địa bàn Hà Nội làm đầu mối để thực hiện bảo hiểm cho các dự án trong và ngoài ngành, triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới. Để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường này và triển khai kênh bán hàng một cách có hệ thống, PVI Thăng Long đã và đang thực hiện xây dựng hệ thống đại lý trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng để triển khai là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các đơn vị kinh doanh thương mại… - Tập trung củng cố bộ máy quản lý, phát triển hệ thống phòng KDKV quản lý theo vùng, miền, từ đó hạn chế được rủi ro khi cấp đơn Bảo hiểm. Cơ cấu tổ chức lại các văn phòng khu vực đảm bảo quản lý tập trung và kiểm soát được rủi ro ngay từ đầu. - Tiếp tục tìm kiếm và bổ sung nhân lực có chất lượng cho các Phòng kinh doanh tại công ty và các phòng kinh doanh khu vực mới thành lập. KẾT LUẬN Trên giác độ nghiên cứu chung, báo cáo thực tập tổng hợp về hoạt động kinh doanh của PVI Thăng Long đưa ra cách nhìn nhận tổng quan về công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Qua sáu năm tồn tại và phát triển PVI Thăng Long đang dần trở thành một thành viên nòng cốt đem lại doanh thu rất cao cho Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam. PVI Thăng Long đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện mình, đã tạo được lòng tin nơi khách hàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm phía Bắc. Sản phẩm của PVI Thăng Long ngày càng đa dạng phong phú hơn và trong tương lai PVI sẽ còn phát triển mạnh hơn xứng đáng với sự tin tưởng của Tổng công ty. Tuy nhiên bên cạnh những thành công mà PVI Thăng Long đã đạt được cũng có những khó khăn mà công ty còn gặp phải. Điều đó đòi hỏi công ty cần phải nỗ lực hơn trong quá trình hoạt động. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22838.doc
Tài liệu liên quan