Phần I: Giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức
của Bảo việt hà Nội
I. Sự ra đời và phát triển của Bảo việt Hà Nội
Công ty Bảo hiểm Hà Nội (gọi tắt là BV - HN) được thành lập từ năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ - TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ Tài chính. Trước hết, BV - HN là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo việt), là đơn vị đứng đầu trong tổng số 62 đơn vị thành viên. Do đó đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam kể cả về ngư
19 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời lẫn cơ sở vật chất như cải tạo văn phòng, mua trụ sở quận, huyện.
Đến nay Bảo việt Hà Nội đã thành lập các văn phòng trực thuộc tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố để kinh doanh khai thác các dịch vụ bảo hiểm. Với khả năng tài chính lớn mạnh, với những kinh nghiệm lâu năm cùng với sự nỗ lực hết sức của mình, Bảo việt đã góp phần không nhỏ vào sự đảm bảo an toàn, sự bồi thường thiệt hại cũng như sự ổn định sản xuất và đời sống.
Để phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư cũng như mọi thành phần kinh tế khác. Bảo việt Hà Nội đã không ngừng nghiên cứu và triển khai các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mới. Hiện nay những dịch vụ mà Bảo Việt Hà Nội cung cấp cho khách hàng luôn là những dịch vụ có chất lượng cao "phục vụ khách hàng một cách tốt nhất để phát triển" luôn được coi là phương châm hành động của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên BVHN. Chính nhờ rộng mà Bảo Việt Hà Nội ngày càng trở lên vững mạnh và phát triển.
Hiện nay Bảo Việt đang tiến hành những nghiệp vụ bảo hiểm sau:
1. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa.
2. Bảo hiểm thân tàu biển và trách nhiệm dân sự chủ tàu
3. Bảo hiểm thân tàu sông và trách nhiệm dân sự tàu sông
4. Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặt biệt
5. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt.
6. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy, ô tô
7. Bảo hiểm tai nạn con người theo chỗ ngồi trên
8. Bảo hiểm trách nhiệm chủ phương tiện đối với hàng hoá
9. Bảo hiểm trách nhiệm chủ phương tiện đối với người trên xe
10. Bảo hiểm toàn diện học sinh
11. Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
12. Bảo hiểm hỗn hợp con người
13. Bảo hiểm trộm cướp
14. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật
15. Bảo hiểm du lịch
16. Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
17. Bảo hiểm vận chuyển tàu
18. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
19 Bảo hiểm Workmen
20. Bảo hiểm lòng trung thành
21.Bảo hiểm tài sản
22. Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
23. Bảo hiểm thiết bị điện tử
Ngoài ra còn có một số loại hình bảo hiểm khác đang được triển khai thực hiện.
Cùng với sự đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo hiểm. Bảo Việt Hà Nội còn nghiên cứu tìm ra những bước đi và đối sách thích hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn. Một trong những phương thức quan trọng nhăm nâng cao uy tín của công ty đó là sự mở rộng quan hệ với nhiều công ty bảo hiểm trên thế giới. Hiện nay Bảo Việt Hà Nội thông qua Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã quan hệ với nhiều công ty tái Bảo hiểm, và các tập đoàn lớn Bảo hiểm trên thế giới như: Tôkyo Marine, Yasuda Mitsui Marine (Nhật), Munich Re(Đức), Swiss Re (Thụy Sĩ), Commercial Union(UK) nhờ hoạt động tái Bảo hiểm, Bảo Việt Hà Nội đã không những tham gia ký kết được các hợp đồng Bảo hiểm có giá trị lớn mà còn đảm bảo được công tác bồi thường cho khách hàng nhanh chóng và thuận tiện.
Đến nay Bảo Việt Hà Nội đã đạt những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên công ty cũng đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới đó là sự biến động của thị trường phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty Bảo hiểm nhằm thu hút khách hàng. Đây chính là những cơ hội cho công ty Bảo Việt Hà Nội tự khẳng định mình và tự vươn lên hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của khách hàng đối với công ty.
II. Cơ cấu Tổ chức của công ty bảo hiểm Hà nội
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng đã có nhiều biến động đáng kể. Nghị định 100/CP ban hành ngày 18/12/1993 và Nghị định 74/CP ban hành ngày 14/06/1997 của Chính phủ về việc cho phép nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kể cả các doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt. Sự xuất hiện của các Công ty bảo hiểm mới buộc Bảo Việt Hà Nội phải không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ của mình thì mới đảm bảo khả năng đứng vững trong cạnh tranh. Một trong những biện pháp quan trọng đó là phải thay đổi cơ cấu tổ chức văn phòng Công ty. Theo cơ cấu tổ chức mới, song song với nhiệm vụ khai thác khách hàng, văn phòng Công ty còn có chức năng quản lý và giám sát hoạt động của các văn phòng địa phương trực thuộc. Bởi vậy ngoài các phòng ban phụ trách các vấn đề tổ chức nhân sự, hành chính, kế toán... Những phòng nghiệp vụ ngoài nhiệm vụ trực tiếp tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ trên địa bàn mà Công ty phân cấp còn có chức năng giúp đỡ các văn phòng tại các Quận, Huyện trong việc quan hệ với khách hàng, cân nhắc trách nhiệm bảo hiểm, phát hành hợp đồng bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, xử lý, giám định và bồi thường khiếu nại.
Cơ cấu tổ chức của bảohiểm Hà Nội được thể hiện theo sơ đồ sau:
Ban giám đốc
Phòng tổng hợp Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng kế toán Phòng giám định bồi thường
Phòng BH hàng hải Phòng BH phi hàng hải
Phòng BH cháy và rủi ro HH
Phòng BH rủi ro kỹ thuật
Phòng BH Hoàn Kiếm Phòng BH Tây Hồ Phòng BH Từ Liêm
Phòng BH Ba Đình Phòng BH Sóc Sơn P. BH Quốc phòng
v.v... v.v... v.v...
Điểm bán lẻ, đại lý, cộng tác viên
Nhờ có một cơ cấu tổ chức thích hợp, Bảo Việt Hà Nội đã phát huy được sức mạnh của mình trên cơ sở khai thác được ưu thế hoạt động của tất cả các phòng ban cũng như các văn phòng chi nhánh công ty.
Phần II: Chức năng, quyền hạn của các phòng ban
Qua sơ đồ trên ta thấy được cơ cấu tổ chức của Công ty bảo hiểm Hà Nội. Sau đây ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu chức năng và quyền hạn của các phòng ban trực thuộc.
1. Phòng tổng hợp
*Chức năng:
- Có chức năng tổ chức hành chính, quản trị, lễ tân, tổ chức lao động tiền lương thi đua.
- Tổng hợp, kế hoạch, pháp chế, tuyên truyền quảng cáo, công tác văn thư lưu trữ.
- Quản lý tài sản, trụ sở phương tiện vật dụng của Công ty. Ngoài ra còn quản lý và cung cấp ấn chỉ, tài liệu văn phòng phẩm cho Công ty.
* Quyền hạn:
- Phòng tổng hợp có quyền hạn theo dõi kiểm tra các phòng trong việc thực hiện nội quy, quy định quy chế của Công ty.
- Duy trì hoạt động của văn phòng Công ty theo quyết định và phân cấp của giám đốc, đôn đốc Ban giám đốc, phòng, các bộ phận thực hiện đúng tiến độ nội dung công việc.
- Chủ trì các vấn đề khác khi được giám đốc uỷ quyền
2. Phòng Tài chính - Kế toán
* Chức năng:
- Quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế, tài chính kế toán. Giám đốc bằng tiền các hoạt động tài chính kinh tế. Hạch toán phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính theo qui định pháp luật.
- Thống kê báo cáo hoạt động của Công ty. Quản lý điều hành hệ thống tin học nội bộ và phối hợp hoạt động, tham mưu về quản lý kinh doanh.
* Quyền hạn:
- Kiểm tra để hướng dẫn các hoạt động tài chính kế toán theo phân cấp của giám đốc Công ty.
- Tạm ngừng các khoản chi tiêu sai nguyên tắc, kiến nghị với ban giám đốc để giải quyết. Kiểm tra trong toàn Công ty và kiến nghị giám đốc đình chỉ việc sử dụng thiết bị tin học trái nội qui qui định của Công ty.
3. Phòng quản lý đại lý và kiểm tra nội bộ
* Chức năng:
Phòng quản lý có chức năng quản lý việc sử dụng đại lý, CTV môi giới tại các phòng trực thuộc Công ty. Kiểm tra nội bộ, tham mưu và phối hợp với Ban giám đốc và các phòng khác.
*Quyền hạn:
- Được lựa chọn đề xuất với giám đốc công ty cử cán bộ của phòng chức năng tham gia thành phần của đoàn kiểm tra khi cần thiết. Được yêu cầu các cá nhân, các bộ phận là đối tượng được kiểm tra cung cấp tài liệu cân thiết liên quan, phục vụ cho nội dung kiểm tra đã được giám đốc duyệt.
- Kiến nghị với giám đốc Công ty đình chỉ công tác hoạt động cá nhân, bộ phận khi cần thiết. Kiểm kê lập biên bản hợp pháp và tạm thu giữ vật dụng, tiền mặt, tài liệu sổ sách chứng từ.
4. Phòng bồi thường:
* Chức năng:
- Giám định và phối hợp giám định các đối tượng bảo hiểm tổn thất theo yêu cầu của khách hàng và phân cấp của giám đốc. Giải quyết bồi thường trong phân cấp và đề xuất với lãnh đạo công ty giải quyết bồi thường các hồ sơ trên mức phân cấp đối với các nghiệp vụ bảo hiểm Công ty tiến hanh.
- Quản lý nghiệp vụ giám định bồi thường trong toàn Công ty.
- Tham mưu giúp giám đốc phối hợp với các phòng liên quan.
* Quyền hạn:
- Kiểm tra hướng dẫn các phòng về công tác giám định bồi thường theo phân cấp của giám đốc. Được yêu cầu các phòng phối hợp để giải quyết nhanh chóng chính xác việc giám định bồi thường khách hàng.
5. Phòng bảo hiểm phi hàng hải:
*Chức năng:
Quản lý và trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ phi hàng hải theo phân công phân cấp của giám đốc Công ty.
- Phối hợp với các phòng trong hoạt động kinh doanh và tham mưu giúp việc giám đốc công ty.
* Quyền hạn
Được quyền kiểm tra hướng dẫn và yêu cầu các phòng báo cáo về công tác khai thác các nghiệp vụ và quyết định bồi thường theo phân cấp của giám đốc.
6. Các phòng kinh doanh nghiệp vụ (phòng bảo hiểm hàng hải, phòng bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro hỗn hợp, phòng bảo hiểm rủi ro kỹ thuật).
* Chức năng:
Các phòng này có chức năng quản lý nghiệp vụ kinh doanh của mình theo phân cấp và qui chế của giám đốc Công ty. Trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm, phối hợp với các phòng trong hoạt động kinh doanh.
* Quyền hạn:
Các phòng này đều có quyền hạn kiểm tra tình hinh khai thác và chấp hành qui định về khai thác bảo hiểm, giao dịch và môi giới để khai thác các nghiệp vụ. áp dụng các chính sách khai thác và quyết định giải quyết bồi thường theo phân cấp của giám dốc công ty.
7. Các phòng khu vực:
* Chức năng:
Đại diện cho công ty tại các Quận, Huyện ngành kinh doanh bảo hiểm theo phân công, phân cấp của giám đốc công ty. Đồng thời tự chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của phòng mình theo phân cấp, tham mưu và phối hợp với các phòng khác.
* Quyền hạn:
Được quyền giao dịch với chính quyền địa phương, các tổ chức các doanh nghiệp trên địa bàn để phục vụ kinh doanh bảo hiểm. Được mở rộng hoạt động kinh doanh sang các địa bàn khác trên cơ sở tuân thủ qui chế hợp tác và chống cạnh tranh nội bộ, được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, tổ chức giám định và quyết định bồi thường cho khách hàng theo phân cấp.
Trên đây là những chức năng và quyền hạn của các phòng ban trực thuộc công ty, các phòng này có mối liên quan mật thiết với nhau trong công tác quản lý cũng như kinh doanh. Ngoài ra các phòng ban này còn có chức năng phối hợp, tham mưu cố vấn cho Ban giám đốc và các phòng liên quan để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
Phần III: Kết quả hoạt động kinh doanh và phương hướng nhiệm vụ năm 2000
I. Đặc điểm tình hình
Năm 1999 thị trường Bảo hiểm cả nước và Hà Nội có những chuyển biến rõ rệt so với thời gian trước đây. Sự ra đời của các công Bảo hiểm trong nước và việc Nhà nước cho phép các công ty Bảo hiểm liên doanh với nước ngoài được mở rộng lĩnh vực kinh doanh làm cho thị phần của Bảo hiểm Hà Nội bị thu hẹp rõ rệt. Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa được cải thiện, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Bảo hiểm diễn ra ngày càng gay gắt làm phí Bảo hiểm tiếp tục giảm đáng kể.
Đặt biệt sự gia tăng hoạt động của các công ty Bảo hiểm cổ phần mới tham gia giá thị trường đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, việc Nhà nước cho phép các công ty Bảo hiểm liên doanh với nước ngoài mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của công ty, chỉ riêng công ty liên doanh Bảo hiểm quốc tế (VIA) được phép mở rông cung cấp các nghiệp vụ Bảo hiểm đã không chuyển dịch vụ Bảo hiểm Việt nữa làm giảm doanh thu của công ty hơn 2 tỷ đồng. Sự hoạt động của công ty liên doanh Bảo hiểm Việt - úc làm Bảo hiểm Hà Nội mất toàn bộ các dịch vụ của các công trình được đầu tư vốn qua ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam.
Thêm vào đó, công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh ác liệt của các doanh nghiệp Bảo hiểm trong và ngoài nước. Các công ty Bảo hiểm sử dụng rất nhiều biện pháp thậm chí cả những biện pháp không lành mạnh như gây áp lực hành chính, tăng hoa hồng giảm phí... một cách tuỳ tiện.
Trên đây là những đặt điểm tình hình kinh tế xã hội của thị trường Bảo hiểm nói chung và Bảo Việt Hà Nội nói riêng. Để có thể hiểu sâu hơn ta nên tìm hiểm về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 1999.
II. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 1999.
1. Hoạt động chỉ đạo kinh doanh và thu kinh doanh.
Trong tình hình thị trường diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, Công ty bảo hiểm Hà Nội đã có nhiều biện pháp để đứng vững và phát triển. Công ty đã tổ chức phục vụ tốt khách hàng, áp dụng linh hoạt chính sách khách hàng, chính sách của Nhà nước và các qui định của Tổng công ty vào hoạt động kinh doanh. Ngoài ra công ty đã tiến hành phân cấp, chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý khách hàng, phân cấp được thể hiện từ giám đốc công ty cho đến từng cán bộ khai thác căn cứ theo tổng mức phí của từng khách hàng. Thêm vào đó công ty còn cố gắng tìm kiếm các kênh khai thác bảo hiểm mới. Chính vì vậy năm 1999, Công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nghiệp vụ sau:
Bảng 1. Kết quả doanh thu theo nghiệp vụ
Đơn vị tính : triệu đồng
TT
Nghiệp vụ
Đơn vị tính
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ %
1
Hàng xuất khẩu
trđ
909
173
19
2
Hàng nhập khẩu
"
1.800
983
54
3
Hàng V.chuyển nội địa
"
636
2.043
321
4
Thân tàu biển
"
90
662
736
5
TNDS chủ tàu biển
"
227
146
65
6
Thân tàu sông
"
409
226
55
7
TNDS chủ tàu sông
"
91
97
107
8
TNDS ô tô
"
10.455
8.874
85
9
TNDS xe máy
"
1.818
1.850
102
10
Thân xe ô tô
"
15.909
14.458
91
11
Thân xe máy
"
0
8
12
Tai nạn con người theo chỗ ngồi trên xe
"
4.200
4.379
104
13
TN chủ PTĐN hàng hoá
"
318
216
68
14
TN chủ PTĐN người trên xe
"
45
15
TN hành khách
"
650
661
102
16
TN khách du lịch
"
700
762
109
17
Toàn diện học sinh
"
9.000
8.081
91
18
TNCN 24/24
"
1.500
1.555
104
19
Hỗn hợp con người
"
9.000
9.002
100
20
Sinh mạng cá nhân
"
160
193
121
21
Đình sản
"
20
21
105
22
Hoả hoạn
"
10.000
11.643
116
23
Xây dựng lắp đặt
"
5.000
3.892
61
24
Trộm cắp
"
136
68
51
25
Đổ vỡ máy móc
"
182
194
106
26
Thiết bị điện tử
"
273
274
101
27
Máy móc xây dựng
"
91
216
238
28
Tài sản
"
291
308
306
29
Lòng trung thành
"
109
65
61
30
Gián đoạn kinh doanh
"
455
309
68
31
WORKMEN
"
3.237
1.480
45
32
TN đối với thiệt hại người và tài sản
"
1.364
2.327
171
33
Tiền
327
262
80
34
Trợ cấp NV và PT
"
50
59
118
Tổng cộng
Như vậy, năm 1999, Công ty Bảo hiểm Hà Nội đã thực hiện đạt doanh thu 74 tỷ 887 triệu đồng, đạt 98% mức kế hoạch Tổng công ty giao, 93% mức kế hoạch Tổng công ty giao bổ sung để công ty phấn đấu. Nếu so sánh doanh thu các năm trước cụ thể: Doanh thu năm 1995 là 62,834 tỉ đồng, năm 1996: 72,72 tỉ đồng. Năm 1997 là 79,068tỉ, năm 1998 là 87,653 tỉ đồng thì ta thấy tốc độ phát triển doanh thu giảm dần. Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh, con số này thể hiện sự cố gắng rất cao của tập thể cán bộ CNV.
Qua bảng 1 ta thấy, công ty đã đạt được những kết quả cao trong các nghiệp vụ:
Bảo hiểm vận chuyển nội địa
321%
Bảo hiểm thân tàu biển
736%
Bảo hiểm máy móc xây dựng
216%
Bảo hiểm trách nhiệm đối với người và tài sản
171%
Bảo hiểm du lịch
109%
Bảo hiểm hoả hoạn
116%
Các nghiệp vụ có mức giao kế hoạch cao song không đạt được mức kế hoạch đã đăng ký:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ ô tô đạt 85%
Bảo hiểm vật chất ô tô đạt 91%
Bảo hiểm toàn diện học sinh đạt 91%
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt 61%
Nếu so sánh với cùng kỳ năm trước một số nghiệp vụ có doanh thu tăng lớn là:
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa 211%
Bảo hiểm thân tàu biển 405%
Một số nghiệp vụ có số thu giảm nhiều so với năm trước:
Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu: - 82%
Bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu: - 57%
Bảo hiểm thân tàu sông: -50%
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt: -48%
* Tình hình hoạt động kinh doanh của các phòng ban trực thuộc
Bảng kết quả doanh thu của các phòng trực thuộc
(Theo kế hoạch phấn đấu nội bộ của Công ty)
Đơn vị tính: tr.đ
TT
Tên phòng
Kế hoạch 99
(Nội bộ)
Thực hiện 99
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
So với năm 1998
Thực hiện năm 98
Tăng trưởng tuyệt đối
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
1
Cháy và RRHH
18.500
17.961
97
24.594
-3.014
-12
2
RR kỹ thuật
6.500
3.619
56
3
Phi hàng hải
4.500
3.919
87
3.660
+259
+7
4
Hàng hải
5.500
4.174
76
3.519
+655
+19
5
Hoàn kiếm
7.200
5.512
77
9.910
-4.398
-44
6
Ba đình
7.100
6.480
91
8.905
-2.425
-27
7
Đống Đa
6.200
5.101
82
6.373
-1.272
-20
8
Hai Bà Trưng
6.200
6.204
100
6.298
-95
-1
9
Tây Hồ
1.800
1.812
101
1.649
+163
+9
10
Thanh Xuân
2.200
2.209
101
2.065
+144
+7
11
CG - Từ Liêm
6.400
5.673
89
5.431
+242
+4
12
Gia Lâm
4.000
3.719
93
3.727
-8
0
13
Thanh Trì
2.200
1.720
78
1.860
-140
-8
14
Đông Anh
2.000
1.752
88
1.931
-179
-9
15
Sóc Sơn
2.200
1.906
87
2.198
-292
-13
16
Quốc phòng
4.000
2.825
71
4.076
-1.251
-29
Tổng cộng
86.500
74.887
87.653
-13.190
-15
* Về hoạt động kinh doanh của khối trực tiếp khai thác:
Phòng bảo hiểm Thanh xuân: 101%
Phòng bảo hiểm Tây Hồ: 101%
Phòng bảo hiểm Hai Bà Trưng: 100%
Đa số các phòng còn lại đã có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên cũng chỉ xấp xỉ gần đạt mức kế hoạch: Phòng cháy và rủi ro hỗn hợp (97%), phòng Ba đình (91%), phòng Gia Lâm (93%), phòng Cầu Giấy - Từ Liêm (89%). Công ty biểu dương các đơn vị này đã có những nỗ lực đáng kể trong hoạt động kinh doanh năm 1999.
Tuy nhiên còn nhiều phòng thực hiện kế hoạch ở mức thấp: Phòng rủi ro kỹ thuật 56%, phòng Quốc phòng 71%, phòng Hàng hải 76%, phòng Hoàn kiếm 77%, phòng Thanh Trì 78%. Các đơn vị này sang năm 2000 cần phải kiện toàn các mặt công tác năng động sáng tạo hơn nữa để đảm bảo kế hoạch được giao.
* Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của các phòng.
- Việc tổ chức quản lý bám giữ khách hàng của các phòng chưa đượ tốt; việc phân công theo dõi hợp đồng để tái tục kịp thời chưa được chú ý đúng mức; nhiều phòng chưa thực sự năng động trước tình hình để có những biện pháp chuyển hướng sang các nghiệp vụ khác có tiềm năng mang doanh thu về cho đơn vị.
- Sau khi công ty đã đặt mối quan hệ các phòng cần cộng tác chặt chẽ hơn đối với những đầu mối lớn (đại lý, cộng tác viên) như các trạm đăng kiểm, phòng cảnh sát giao thông, Sở giao thông, Cục đầu tư phát triển, Cục thuế Hà Nội... Đây là những đầu mối lớn mà các đối thủ cạnh tranh thường hay chú ý lôi kéo.
- Việc sử dụng hệ thống đại lý, công tác viên chưa được xây dựng thành chiến lược trong hoạt động khai thác.
- Các phòng chưa tổ chức được công tác khai thác tận thu và chưa mở được nhiều khách hàng mới.
- Chưa chú ý tới tổng hợp tình hình thị trường, tổng hợp và phân tích biện pháp của đối thủ cạnh tranh để chủ động đề xuất với Lãnh đạo Công ty có phương thức đối phó.
- Việc đôn đốc nợ phí trong nhiều nghiệp vụ chưa được sát sao, đặc biệt trong nghiệp vụ xây dựng lắp đặt, cháy và đầu tư.
- Việc phối hợp khai thác giữa các phòng trong Công ty còn yếu, vẫn còn tình trạng cạnh tranh trong nội bộ chưa phát huy được chức năng quản lý, hướng dẫn kiểm tra của các phòng quản lý.
- Đồng thời, các phòng chưa chú ý áp dụng chính sách đòn bẩy kinh tế: như tiền lương, thưởng, đầu tư chi phí quản lý tới từng cá nhân để tăng doanh thu theo hướng dẫn của Công ty. Một số phòng lúng túng bị động trước sự biến động nhanh của thị trường Bảo hiểm, thiếu giải pháp cụ thể để tháo gỡ.
2. Công tác giám định bồi thường.
Công tác giám định có vai trò hết sức quan trọng cho việc xem xét, giải quyết bồi thường yêu cầu phải đánh giá được thiệt hại thực tế xảy ra do vậy công tác giám định phải đạt được yêu cầu "nhanh, kịp thời chính xác".
Do tầm quan trọng của công tác này, năm 1999 công tác giám định bồi thường đã được Ban giám đốc đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Với 2 quy chế quản lý về giám định và bồi thường cùng với phòng giám định bồi thường trên phân cấp đi vào hoạt động ổn định đồng luôn cải tiến quy trình biểu mẫu đã làm cho chất lượng công tác giám định bồi thường được nâng lên một bước. Tất cả các sự cố bảo hiểm đều được giám định kịp thời, và đa số được giải quyết bồi thường nhanh chóng theo quy trình nhưng vẫn đảm bảo tính thông thoáng, hỗ trợ tốt cho kinh doanh. Nhiều vụ tổn thất xảy ra cán bộ công nhân viên công ty đã không quản ngại khó khăn có mặt tại hiện trường để nắm bắt kịp thời vụ việc, chính tinh thần làm việc đó đã gây được nhiều tình cảm đối với khách hàng.
Đối với những vụ tổn thất lớn và có tính chất phức tạp, công ty thoả thuận với người được baỏ hiểm để chỉ định một công ty giám định có tiếng trên thị trường thế giới giám định và phân bổ tổn thất khi có rủi ro xảy ra.
Bên cạnh công tác giám định, công tác xác minh hồ sơ cũng do vị trí hết sức quan trọng, chính nó đã sàng lọc được nhiều trường hợp hồ sơ, khiếu nại bồi thường không hợp lệ, đã loại trừ hàng trăm vụ hồ sơ giả để được trục lợi từ bảo hiểm.
Tuy nhiên công tác này vẫn còn một số tồn tại là chất lượng giám định còn chưa cao, đặc biệt là tính pháp lý nhiều hồ sơ chưa chặt chẽ. Một số cán bộ còn chưa biết làm giám định. Biên bản giám định còn sơ sài không thể làm cơ sở để giải quyết bồi thường.
- Một số vụ bồi thường chưa được giải quyết đúng mức. Còn để khách hàng kêu ca, khiếu nại.
- Một số cán bộ còn có thái độ cửa quyền khi giải quyết bồi thường, khi khách hàng thắc mắc, không biết giải quyết cho có lý, có tình, thái độ chưa hoà nhã, khiêm tốn gây bất bình cho khách hàng.
Dưới đây là kết quả giải quyết bồi thường trong năm 1999
Đơn vị: triệu đồng
TT
Tên nghiệp vụ
Số tiền bồi thường
Tỷ lệ %
1
BH hàng hoá nhập khẩu
1.373
147
2
BH hàng hoá VCNĐ
53
2,6
3
BH thân tàu sông
24,3
10,7
4
BH trách nhiệm tàu sông
17,4
37,1
5
BH xây - lắp
958
24,6
6
BH hoả hoạn và RRĐB
659
5,66
7
BH TN người sử dụng LĐ
95,9
7
8
BH TN đối với thiệt hại N & TS
4,5
0,2
9
BH vật chất ô tô
3.365,5
24,,7
10
BH vật chất mô tô
8,4
102
11
BH TN chủ xe ô tô đ/v HHVC trên xe
29,9
13,8
12
BH TNDS chủ xe ô tôđ/v người thứ ba
4.206,6
47,6
13
BH TNDS chủ xe mô tô đ/v người thứ ba
151
8,1
14
BH du lịch
70,3
9,26
15
BH tai nạn hành khách
2,4
0,43
16
BH toàn diện học sinh
4.971
61,5
17
BH kết hợp con người
5.725,5
18
BH tai nạn con người 24h/24h
957,8
61,4
19
BH trợ cấp NV & PT
20
BH cho người đình sản
0,9
5,9
21
BH sinh mạng cá nhân
77,7
68,6
22
BH tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
787,4
15,4
Cộng
23.632
31,4
Trên đây là bảng số liệu các nghiệp vụ có phát sinh bồi thường chỉ có 2 nghiệp vụ có số phát sinh bồi thường trên 100% đó là:
Bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu 147%
Bảo hiểm vật chất mô tô 102%
Tuy nhiên một số nghiệp vụ lại không có phát sinh bồi thường và tỷ lệ bồi thường rất thấp như:
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa 2,66%
Bảo hiểm trách nhiệm đối với người và tài sản 0,21%
Bảo hiểm tai nạn hành khách 0,43%
Như vậy, năm 1999 tổng chi phí bồi thường toàn công ty là 23.632.000.000 đồng (chưa kể hồ sơ tồn đọng mới phát sinh, chưa đủ thủ tục pháp lý) chiếm 31,4% doanh thu bảo hiểm gốc.
Nếu so sánh số tuyệt đối cùng kỳ năm trước chi phí bồi thường giảm 5tỷ 475 triệu đồng. (năm 1998: 29tỷ 107 triệu đồng).
III. Những ưu thế và hạn chế của bảo việt hà nội.
1. Ưu thế.
- Trước hết, Bảo Việt Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) là đơn vị đứng đầu trong tổng số 62 đơn vị thành viên. Do đó đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.
- Với thời gian hoạt động trong nhiều năm, Bảo Việt Hà Nội đã tạo cho mình một lượng khách hàng tương đối lớn, một đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền nhân dân thành phố, đặc biệt là UBND, quận, huyện các ban ngành liên quan (công an thành phố, Sở giao thông công chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục thuế, Bộ kế hoạch và đầu tư, các trạm đăng kiểm...) và các cơ quan thông tin đại chúng phát thanh truyền hình Hà Nội.
- Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước với nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động và ngày có càng nhiều các công trình dự án đầu tư vào,... Đây thực sự là tiềm năng là cơ hội thuận lợi cho Bảo Việt Hà Nội triển khai công việc và thu được kết quả đáng kể.
Trong năm 1999, các mặt công tác của công ty Bảo Việt Hà Nội được nâng cao. Công ty thực hiện được việc kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh tăng trưởng và hiệu quả. Tập trung chấn chỉnh các mặt công tác quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là công tác quản lý cán bộ. Hơn thế nữa công ty có một ban lãnh đạo nhiệt tình hăng say với công việc. Ban lãnh đạo đã mạnh dạn, vận dụng và ban hành các cơ chế quản lý, chính sách khách hàng hợp lý để tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh, cùng lăn lộn với các phòng bám giữ và phát hiện thị trường.
Đây chính là những yếu tố giúp cho Công ty bảo hiểm đạt được những kết quả đã nêu trong năm 1999, và giúp cho Công ty bảo hiểm tiến xa hơn nữa trong những năm tới.
2. Những hạn chế tồn tại.
- Năm qua, do sự cạnh tranh giành khách với các công ty khác,cán bộ Bảo Việt Hà Nội nhiều khi chú trọng vào việc giảm phí mà không đánh giá kiểm tra cẩn thận, chi tiết rủi ro. Tình trạng chạy theo doanh thu khai thác ẩu vi phạm quy trình khai thác vẫn còn tồn tại.
- Công tác khai thác ở một số nghiệp vụ còn yếu do cạnh tranh có thể do chưa tìm được hướng đi thích hợp.
- Công tác giám định và bồi thường cũng còn nhiều vướng mắc như đã nói ở trên.
- Trong công tác quản lý và chỉ đạo điều hành kinh doanh, đôi khi ban giám đốc chưa thực sự thống nhất ý chí và hành động - định hướng và chỉ đạt một số khu vực chưa kịp thời, thiếu phát hiện và điều chỉnh ngay theo sự vận động của thị trường.
- Đối với công tác quản lý và chỉ đạo điều hành kinh doanh tại các phòng, các phong chưa bám sát và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Hoạt động còn mang tính cát cứ bản vị.
Phần IV: Phương hướng mục tiêu và biện pháp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2000.
I. Mục tiêu năm 2000
Năm 2000, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm tại địa bàn Hà Nội sẽ càng sôi động hơn với sự tham gia của tất cả các Công ty Bảo hiểm đã đi vào hoạt động ổn định. Do đó công ty phải san sẻ thị trường và giảm thị phần nhiều hơn. Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài cũng chưa có chiều hướng gia tăng. Xác định được những khó khăn và thử thách, Công ty Bảo hiểm Hà Nội, đề ra phương hướng hoạt động năm 2000 là: Giữ vững địa bàn, hoàn thành kế hoạch doanh thu, phát huy các nghiệp vụ truyền thống và đang có thế mạnh mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh có hiệu quả và các nghiệp vụ mới, tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới phong cách phục vụ để duy trì và phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm trên địa bàn, đặc biệt là các nghiệp vụ có tỷ trọng lớn.
Với những đặc điểm tình hình đã nêu, nhận thức được những khó khăn sẽ gặp và đánh giá đúng khả năng của mình, Công ty Bảo hiểm Hà Nội đã đặt ra mục tiêu kinh doanh năm 2000 là:
Doanh thu bảo hiểm: 78.660.000.000đ
Hiệu quả quy ước kinh doanh BH: 25.000.000.000đ
II. Các biện pháp cơ bản
1. Về khai thác bảo hiểm
Cần xây dựng và có kế hoạch thực hiện chiến lược khai thác, mở rộng thị trường, trong đó chú trọng:
- Hoàn chỉnh và làm chủ các sản phẩm truyền thống và phát triển các loại hình bảo hiểm và thế mạnh.
- Chú ý chiến lược phủ kín địa bàn thông qua sử dụng đại lý viên, công tác viên, trong đó chú trọng mô hình xây dựng và quản lý từng loại đại lý, chế độ quyền lợi của đại lý.
- Mạnh dạn áp dụng mềm dẻo và linh hoạt chính sách khách hàng trên cơ sở pháp luật của nhà nước, các nguyên tắc và chính sách của Tổng công ty.
- Đổi mới tư duy và phương pháp tiếp thị trong kinh doanh. Chú ý phối hợp với văn phong. Tổng công ty trong việc đấu thầu các dự án lớn có liên quan.
- Chú trọng tạo động lực phát triển khai thác bảo hiểm. Quan tâm đến chế độ và quyền lợi cho người trực tiếp khai thác. Chú trọng khai thác tập trung thông qua các đầu mối lớn như phòng CSGT công an thành phố, cục thuế, cục đầu tư thành phố, sở giáo dục...
- Chống khuynh hướng chạy theo doanh thu khai thác ẩu, trái với nguyên tắc bảo hiểm. Nghiệp vụ nào trong những năm qua kém hiệu quả hoặc xuất hiện nguy cơ hiệu quả kinh doanh kém, phải xem xét cụ thể để kiềm chế kịp thời.
- Tiếp tục nghiên cứu, không ngừng hoàn thiện chính sách khách hàng.
2. Công tác giám định bồi thường.
- Tiếp tục cải tiến quy trình trong khâu giám định và bồi thường để giảm bớt những thủ tục hành chính gây phiền hà cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời hỗ trợ đắc lực cho khâu khai thác.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong các khâu khai thác, giám định bồi thường để đảm bảo:"Trả nhanh trả đủ và chính xác" góp phần bảo vệ quyền lợi đối với khách hàng và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
3. Một số công tác khác
- Tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý của Công ty nhất là quản lý tài chính, quản lý cán bộ và quản lý nghiệp vụ. Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh các quy chế, quy trình quản lý và nghiệp vụ.
- Chú trọng đầu tư áp dụng công nghệ mới trong kinh doanh bảo hiểm để theo kịp sự phát triển của thị trường và khu vực.
- Chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ chuyên viên để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác thống kê để đáp ứng yêu cầu quản lý và phục vụ cho việc xác định hiệu quả kinh doanh đối với Công ty và các phòng.
- Hoàn thiện công tác về tổ chức bộ máy hoạt động Công ty, xây dựng điều chỉnh mô hình bộ máy, sắp xếp cán bộ và lao động cho phù hợp.
- Chú trọng công tác kiểm tra và tự kiểm tra, xây dựng và thực hiện quy chế an ninh vào qui chế dân chủ trong doanh nghiệp.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng cáo.
- Đẩy mạnh hoạt động đầu tư vốn bằng cách thiết lập quan hệ với các ngân hàng, Công ty kinh doanh tiền tệ, bất động sản trong nước và quốc tế.
Trên đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Việt Hà Nội trong năm 1999 và một số phương hướng, mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2000. Thông qua báo cáo này, chúng ta phần nào nắm được tình hình thực trạng hoạt động của Công ty Bảo hiểm Hà Nội.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2000
mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC026.doc