I. Giới thiệu chung về công ty :
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ công nghiệp. Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân trong nước và quốc tế do nhà nước đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu.
Công ty có trụ sở chính tại 25 Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Tên giao dịch : Haiha - Confectionary Company.
Viết tắt : Haihaco.
Các giai đoạn
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4242 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển :
Giai đoạn 1956 -1960 :
Trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, xuất phát từ kế hoạch 3 năm ( 1958 -1960 )của Đảng đề ra “cải tạo và phát triển nông nghiệp ”đồng thời phát triển công nghiệp hướng công nghiệp nhẹ phục vụ nông nghiệp và thúc đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng. Ngày 1/1/1959 tổng công ty nông thổ sản quyết định xây dựng một cơ sở thí nghiệm có tên là xưởng thực nghiệm, sau này chuyển sang Cục thực phẩm - Bộ công nghiệp nhẹ làm nhiệm vụ xây dựng vừa nghiên cứu vừa thực nghiệm. Từ giữa những năm 1954 đến tháng 4 năm 1960 anh chị em bắt tay vào việc nghiên cứu thử nghiệm sản xuất mặt hàng miến từ nguyên liệu đậu xanh để cung cấp miến cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Ngày 25/12/1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời đi vào hoạt động với máy móc thiết bị thô sơ. Vì vậy, sản phẩm chủ yếu của công ty là miến, nước chấm, mạch nha. ..
Giai đoạn 1961 -1969 :
đến năm 1962, xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Thời kì này, xí nghiệp đã thí nghiệm thành công và đưa vào sản xuất những mặt hàng như dầu và tinh bột ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển, viên đạm, nước mắm lên men. ... Năm 1966 Viện thực vật đã lấy đây làm cơ sở vừa sản xuất vừa thực nghiệm các đề tài thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất nhằm giải quyết hậu cần tại chỗ tránh được những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh gây ra. Từ đó nhà máy đổi tên thành nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà.
Giai đoạn 1970 -1980 :
Nhà máy luôn mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm. Tháng 6 / 1970 nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn / năm. Nhà máy mang tên mới nhà máy thực phẩm Hải Hà với tổng số cán bộ công nhân viên là 550 người.
Năm 1971, xí nghiệp nhận thêm một dây chuyền sản xuất nha của Trung Quốc. Năm 1972, xí nghiệp nhận thêm một dây chuyền sản xuất tinh bột.
Năm 1973, xí nghiệp lắp thêm một nồi hoà đường.
Giai đoạn 1981 -1990 :
Do việc sáp nhập các bộ ngành, nhà máy thuộc bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lý và nhà máy được đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà. Thời kì này nhà máy mở rộng và phát triển thêm nhiều dây chuyền sản xuất mới. Đến năm 1990 nhà máy có bốn phân xưởng kẹo.
Giai đoạn 1992 - nay :
Tháng 1/ 1992 nhà máy chuyển về trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ quản lý
Tháng 7/ 1992 nhà máy đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch là Haihaco, hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhà nước. Công ty có 4 xí nghiệp trực thuộc : xí nghiệp kẹo, xí nghiệp bánh, xí nghiệp phụ trợ, nhà máy thực phẩm Việt Trì, nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định. Năm 1993 công ty liên doanh với công ty Kotobuki để sản xuất bánh kẹo. Năm 1994 công ty còn liên doanh với công ty Miwon của Hàn Quốc để sản xuất mì chính tại Việt Trì.
Đến năm 1996, xí nghiệp Việt Trì trở thành xí nghiệp thành viên của công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty :
Công ty có chức năng :
sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo để cung cấp cho thị trường
xuất khẩu các sản phẩm của công ty và công ty liên doanh, nhập khẩu trang bị và nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường.
ngoài sản xuất bánh kẹo là chính, công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống và thúc đẩy sự phát triển của công ty ngày càng lớn mạnh.
nghĩa vụ :
trong quản lý vốn, tài sản nhà nước giao :
có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư vào công tác khác ( nếu có ). nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác do nhà nước giao cho công ty.
có nghĩa vụ công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm để cung cấp các thông tin đánh giá chính xác, khách quan về hoạt động của công ty.
trong quản lý kinh doanh :
phải đăng kí kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí, chịu trách nhiệm trước nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh.
II. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý trong công ty :
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty :
2. Chức năng, vị trí các bộ phận :
Tổng giám đốc là người toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước, tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó tổng giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý và trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh bao gồm cửa hàng giới thiệu sản phẩm, văn phong, kho, đội lái xe có chức năng chủ yếu là xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh; tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường; cung ứng, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm.
Phó tổng giám đốc tài chính có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán có chức năng hoạch định chiến lược tài chính của công ty, đảm bảo đủ nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Huy động vốn với lãi suất thấp nhất. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động hoạch toán kinh tế, thực hiện nghiệp vụ giao dịch và phân phối lợi nhuận.
Phòng kĩ thuật đứng đầu là trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc về chỉ đạo điều hành sản xuất ở các xí nghiệp thành viên và trực tiếp quản lý phòng kĩ thuật. Phòng kĩ thuật có bộ phận chịu trách nhiệm đầu tư phát triển và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. Phòng kĩ thuật có chức năng kiểm tra, theo dõi thực hiện các quy trình công nghệ đảm bảo chất lượng sản phẩm, xác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.
Phòng tổ chức hành chính : có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về tổ chức nhân sự, quản lý cán bộ công nhân viên, tổ chức thực hiện các công tác tuyển dụng bố trí, sắp xếp lao động, công tác văn phòng.
Các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo có nhiệm vụ sản xuất các loại bánh kẹo, đứng đầu các xí nghiệp là các giám đốc, có toàn quyền quyết định các vấn đề thuộc xí nghiệp mình và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các hoạt động sản xuất do mình phụ trách.
3. Nguồn nhân lực của công ty :
Công ty bánh kẹo Hải Hà có một đội ngũ cán bộ công nhân viên mạnh cả về số lượng và chất lượng, đủ sức thực hiện các chức năng nhiệm vụ của công ty.
Về mặt số lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. từ một xí nghiệp chỉ có gần 1000 công nhân viên tính đến thời điểm hiện nay, số lao động của công ty đã lên đến 1963 người. Trong đó, do đặc điểm sản xuất, nên nữ lao động là chủ yếu chiếm 80 % tổng số lao động của toàn công ty và được tập trung trong các khâu bao gói, đóng hộp. Lao động nữ có đặc điểm là cần cù, khéo léo, chịu khó rất thích hợp trong các khâu gói kẹo, đóng gói. Tuy nhiên, lao động nữ cũng có những hạn chế đó là thường hay ốm đau, thai sản. ..dẫn đến hoạt động bị ảnh hưởng có khi làm gián đoạn sản xuất. Đặc biệt khi vào các dịp lễ tết hay lúc nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cao sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của công ty. Lực lượng lao động nam của công ty chủ yếu làm việc ở các khâu bốc xếp kẹo, xuất nhập kho, ở tổ cơ khí, nấu kẹo. .. đây là những công việc nặng nhọc đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt.
Chất lượng lao động : tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật của công ty đều có trình độ đại học hay cao đẳng, trung cấp. Hầu hết các công nhân có trình độ tay nghề cao, bậc thợ trung bình là 4/ 7. Công ty không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn cho công nhân, thường xuyên mở lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học về quản lý kinh tế, an toàn lao động ở bên ngoài.
Bảng cơ cấu lao động của công ty
III. Tình hình quản lý các yếu tố sản xuất kinh doanh
1. Đặc điểm sản phẩm và công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty :
Thành phần chủ yếu của bánh kẹo bao gồm : đường, mạch nha, bột mỳ, sữa, hương liệu. ..với tỷ lệ nhất định cho mỗi loại sản phẩm. Bánh kẹo là những sản phẩm thuộc đồ ăn ngọt phục vụ chủ yếu cho các dịp lễ tết. Do đó tình hình sản xuất của công ty mang tính thời vụ. Thành phần chủ yếu là các nguyên liệu hữu cơ, dễ bị vi sinh phá huỷ nên thời hạn bảo hành ngắn thường là 60 ngày ( riêng kẹo cà phê là 180 ngày ), tỉ lệ hao hụt tương đối lớn và yêu cầu vệ sinh cao. Khác với sản phẩm thông thường, quá trình để hoàn thành sản phẩm bánh kẹo ngắn chỉ trong 3 giờ. Vì vậy, không có sản phẩm dở dang.
kẹo cứng là mặt hàng truyền thống của công ty, bao gồm : kẹo caramel béo, kẹo hoa quả, kẹo Wandisney, kẹo tây du ký. .. Mỗi loại kẹo cứng có hương vị khác nhau : dứa, sôcôla, ô mai, dừa, cốm, me.
Kẹo mềm và kẹo dẻo chiếm ưu thế hơn hẳn về số lượng và chất lượng vì kẹo dẻo và kẹo mềm được nhiều người yêu thích hơn. Kẹo dẻo của công ty bao gồm : Jelly chip chip, kẹo gôm, kẹo mè xửng, jelly đổ khuôn. Kẹo mềm của công ty bao gồm : kẹo bắp, kẹo me, kẹo sữa, kẹo dừa, kẹo cốm.
Về sản phẩm bánh, công ty đã kịp thời nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến của Italia, Đan Mạch. .. để cho ra xưởng các loại bánh Biscuit, Cracker, kem xốp. ..
Hiện nay công ty có 124 chủng loại sản phẩm bánh kẹo với những nhãn hiệu có danh tiếng. Tuy nhiên sản phẩm cao cấp còn quá ít và công ty chưa có nhiều sản phẩm chủ đạo, nổi trội của riêng mình trên thị trường. Sản phẩm của công ty chủ yếu đóng gói bằng túi nhựa, loại đóng gói bằng hộp giấy và hộp sắt chưa nhiều. Công ty cũng chưa có trang bị kĩ thuật hiện đại để sản xuất các loại bánh cao cấp như bánh phủ socola, bánh coookies, chocopie. ..
Sản phẩm của công ty được chia thành các loại chính như sau :
Tên sản phẩm
Công suất sản xuất
Bánh
Ngọt
7 tấn / ngày
Mặn
5 tấn / ngày
kẹo
Cứng
10 tấn / ngày
Mềm
8 tấn / ngày
Dẻo
12 tấn / ngày
Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản phẩm ở công ty bánh kẹo Hải Hà :
Mặc dù là một công ty lớn trong nghành nhưng hiện nay công ty mới chỉ dừng lại ở quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công tác này do ban kế hoạch thuộc phòng kinh doanh thực hiện. Ban kế hoạch gồm có : giám đốc kinh doanh - trưởng ban, phó phòng kinh doanh - phó ban và hai thành viên khác.
Để có thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, công ty lập ra một bộ phận thu thập xử lý thông tin bao gồm 14 người thuộc phòng kinh doanh. Mỗi nhân viên được phân công theo dõi từng khu vực thị trường. Hàng tuần các thông tin về thị trường, các đơn đặt hàng. .. được gửi về phòng kinh doanh. Thông tin sau khi được tổng hợp và sử lý sẽ được chuyển cho ban kế hoạch. Công ty xây dựng kế hoạch chủ yếu dựa vào các căn cứ sau :
nghiên cứu thị trường đối với sản phẩm bánh kẹo nói chung và của công ty nói riêng. Công ty thường xuyên cử các nhân viên marketing đi thăm dò, kiểm soát từng khu vực, thông qua hệ thống các đại lý nắm bắt tình hình tiêu thụ và nhận những thông tin phản hồi từ khách hàng
Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cùng kỳ năm trước.
Căn cứ vào nguồn lực có thể khai thác của công ty như : vốn, nhân lực, máy móc thiết bị. .. các nguồn này được kiểm kê đánh giá theo định kì.
Căn cứ vào hệ thống định mức kiểm tra kĩ thuật của công ty. Hệ thống này được xây dựng kiểm tra ở phòng thí nghiệm và thực tế sản xuất ở các phân xưởng đồng thời có sự so sánh với hệ thống tiêu chuẩn của ngành.
Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã được kí kết từ đó ban kế hoạch lập dự thảo kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rồi trình lên giám đốc thông qua hay sửa đổi. Sau khi thông qua hay sửa đổi, bản kế hoạch sẽ được đưa tới các phòng ban liên quan như phòng kĩ thuật, phòng tài vụ, phòng kinh doanh. .. để phân bổ năng lực sản xuất, tính toán chi phí, giá thành, giá bán, doanh thu, lợi nhuận. ..
2. Yếu tố máy móc và dây chuyền công nghệ :
Thiết bị máy móc được công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài như Ba Lan, Đức, Italia. ..Khi nhập thiết bị công ty đồng thời mua cả công nghệ. Phòng kĩ thuật và đầu ty phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ sản xuất bánh hay kẹo cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và điều kiện khí hậu ở nước ta. Sau đó, phòng kĩ thuật sẽ chuyển giao công nghệ cho các xí nghiệp thành viên. Trong quá trình sản xuất phòng kĩ thuật có trách nhiệm theo dõi hoạt động sản xuất sản phẩm trên dây chuyền, phòng KCS có trách nhiệm kiểm tra nguyên liệu đầu vào và thành phẩm.
Hiện nay, công ty có các dây chuyền sản xuất sau :
Xí nghiệp bánh có bốn dây chuyền sản xuất : dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, dây chuyền sản xuất bánh biscuit, dây chuyền sản xuất bánh mặn, dây chuyền sản xuất bánh cracker.
Xí nghiệp kẹo có ba dây chuyền sản xuất : dây chuyền sản xuất kẹo cứng và dây chuyền sản xuất kẹo mềm và dây chuyền sản xuất kẹo chew.
Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì có dây chuyền sản xuất kẹo mềm, dây chuyền sản xuất kẹo Jelly khuôn và dây chuyền sản xuất kẹo Jelly cốc
Cho đến nay, công ty đã đầu tư hai nồi nấu kẹo chân không liên tục và một số máy gói kẹo tự động thay thế gói thủ công, vừa tăng năng suất vừa đảm bảo vệ sinh công nghiệp và tiết kiệm chi phí nguyên liệu. Công ty đã nhập các dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo hiện đại của Đức, Italia, Đan Mạch, Indonexia...
Công suất thiết kế hiện nay của công ty khoảng 20000 tấn bánh kẹo / năm.
Thống kê năng lực sản xuất của công ty bánh kẹo Hải Hà.
Tên dây chuyền
Công suất ( tấn / năm )
Trình độ trang bị
Dây chuyền sản xuất bánh biscuit (đan mạch)
1600
Thiết bị mới, cơ giới hoá + tự động hoá
Dây chuyền sản xuất bánh biscuit ( Italia )
2300
Cơ giới hoá + tự động hoá.
Dây chuyền sản xuất kẹo mềm.
1400
Cơ giới hoá + một phần tự động hoá.
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng
1200
Cơ giới hoá + tự động hoá
Dây chuyền sản xuất glucoz cho sản xuất kẹo
1500
Cơ giới hoá
Do đặc điểm của nghành sản xuất bánh kẹo nước ta mang tính thời vụ nên vài vụ hè các dây chuyền sản xuất bánh kẹo của công ty chỉ đạt 55% - 60% công suất thiết kế. Trong thời gian này, công ty thực hiện tốt công tác bảo dưỡng sửa chữa chuẩn bị cho chiến dịch sản xuất những tháng cuối năm.
3. Yếu tố nguyên vật liệu :
Công ty bánh kẹo Hải Hà là đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm nên nguyên liệu đưa vào sản xuất thường khó bảo quản, dễ hư hỏng, kém phẩm chất. Để sản xuất, nguyên liệu chính là :
Chất ngọt : chiếm trong sản phẩm từ 70% - 80% trong kẹo, còn trong bánh thì lượng chất ngọt sẽ ít hơn. Chất ngọt chủ yếu là các loại đường kính ( làm từ mía nếu mua trong nước, làm từ củ cải đường nếu nhập từ nước ngoài )
Chất béo : chủ yếu là các loại bơ nhập từ nước ngoài.
Sữa : gồm các loại sữa đặc, sữa bột béo, sữa bột gầy ( bột của loại sữa đã được tách bơ ra ), váng sữa.
Bột mì : được nhập theo yêu cầu của mỗi dây chuyền sản xuất và cũng được nhập từ nước ngoài.
Các loại hạt, quả : vừng, lạc, cà phê, ca cao. ..
Ngoài ra còn có một số chất khác cần cho sản xuất bánh kẹo như :
Các chất tạo hương : tinh dầu dưa, táo, dâu. .. chủ yếu là nhập ngoại.
Các chất tạo màu chủ yếu nhập từ Thụy Sĩ.
Các chất tạo vị như : vị chua ( đó là các axit hữu cơ ), vị cay (bạc hà ) cũng phải nhập khẩu. Chỉ riêng vị mặn là có trong nước.
Mặc dù các nguyên liệu công ty sử dụng chủ yếu là nhập khẩu nhưng công ty luôn bảo đảm kịp thời liên tục cho sản xuất không bị gián đoạn.
4. Yếu tố quy trình công nghệ :
Quy trình sản xuất kẹo mềm :
Các nguyên liệu
Hoà tan
Lọc
Nấu
đánh trộn
Làm nguội
Quật
Thành hình
Bao gói
đóng thành phẩm
Khối phụ liệu
đánh trộn đều
Các phụ liệu
Quy trình sản xuất kẹo cứng
kẹo đầu đuôi
Nguyên liệu làm nhân
Hoà đường
Lọc
Nấu
Phối trộn phụ liệu
Làm lạnh
Tạo hình
Nấu
Tạo tinh
Phối trộn phụ liệu
Bao gói
đóng thành phẩm
dịch nhân
Quy trình sản xuất bánh cracker
đường, glucoz, nước. ..
đánh trộn giai đoạn 1
đóng gói
đánh trộn giai đoạn 2
Bột nhào
Qua trục lô cán, gập lớp
Qua máy dập hình
Xếp khay
Nướng bánh
Phun dầu
Làm nguội
Bột mỳ
Chất tạo xốp, chất béo, sữa bột
Quy trình sản xuất bánh kem xốp
Nguyên liệu làm vỏ
đánh trộn
Bột nhào
Nướng vỏ bánh
Làm nguội vỏ
Phết kem
Khối kem
ổn định kem
đánh trộn kem
Nguyên liệu làm kem
ổn định bánh
Cắt bánh
đóng thành phẩm
Quy trình sản xuất kẹo chew
Nguyên liệu
Nồi chứa trung gian
Nấu
Bơm chuyển sản phẩm
Khuấy trộn
Quật xốp
Bơm nhân
Bàn làm lạnh
Vuốt
Khay chứa kẹo
đun
Galatin, nước
Băng tải ổn định dòng kẹo
Làm lạnh
Máy dập hình
Làm lạnh sơ bộ
ủ nóng 600
Chọn kẹo
Máy gói
đóng thành phẩm
Axit lactic, phẩm màu
dịch nhân
Phối chế
Tạo tinh
nấu
đường gluco, nước
5. Yếu tố vốn :
Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có quyền huy động vốn bằng các hình thức như phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định, kí hợp đồng hợp tác kinh doanh hay liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhằm bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vay vốn của các tổ chức tín dụng như ngân hàng thương mại, công ty cổ phần, công ty tài chính. . các cá nhân, các doanh nghiệp khác để đầu tư phát triển, được vay vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thông thường, vốn Nhà nước giao cho DNNN thường thấp vì vậy doanh nghiệp phải vay từ các nguồn vốn khác nhau. Cũng trong tình hình chung như vậy, công ty Hải Hà đã phải vay vốn từ các tổ chức tín dụng và huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Mặc dù tình hình tài chính của công ty vẫn vững chắc nhưng nguồn vốn và khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh và đổi mới công nghệ cũng còn gặp nhiều khó khăn. Vốn vay ngân hàng với lãi suất cao chiếm tới 30 % tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng tháng công ty phải chi trả lãi suất tiền vay ngân hàng từ 600 - 700 triệu đồng.
Trong năm tới đây, được sự chỉ đạo của bộ công nghiệp công ty bánh kẹo Hải Hà tiến hành cổ phần hoá để đổi mới quản lý và dễ dàng hơn trong việc huy động vốn cho tăng tốc đổi mới.
Ngoài thuận lợi về vấn đề huy động vốn, khi chuyển đổi thành công ty cổ phần công ty sẽ được hưởng nhiều điều kiện ưu đãi như : ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế nhập khẩu nguyên vật liệu máy móc thiết bị, ưu đãi về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất, ưu đãi về hỗ trợ đầu tư theo pháp luật về đầu tư phát triển. .. Nếu tận dụng được những ưu đãi này thì công ty sẽ rất có lợi trong việc mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.
Bảng cơ cấu vốn :
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Mức
(tỉ )
tỉ trọng
( % )
Mức
(tỉ )
tỉ trọng
( % )
Mức
(tỉ )
tỉ trọng
( % )
Theo cơ cấu
1. Vốn lưu động
34,456
34,49
40,35
36,43
46,343
37,89
2.Vốn cố định
69,239
65,51
70,4
63,57
75,825
62,11
Tổng
105,695
100
120,75
100
122,168
100
Theo nguồn vốn
1. Chủ sở hữu
63,734
60,63
73,55
61,5
75,602
61,82
2. Vay ngân hàng
31,497
29,81
33,455
30,22
37,61
30,83
3. Vay khác
10,464
9,185
9,185
8,28
8,956
7,37
Tổng
105,695
100
110,75
100
122,168
100
IV. Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh :
Thực trạng thị trường bánh kẹo :
Hiện nay, trên cả nước có hơn 30 nhà máy sản xuất bánh kẹo quy mô vừa và lớn và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Thị trường bánh kẹo được đánh giá là có tiềm năng rất lớn nhưng chưa được khai thác hết. Những năm gần đây, bánh kẹo nội đã khởi sắc, từng bước đẩy lùi bánh kẹo ngoại nhập tại thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Công và Singapo...
Ta có thể kể đến những doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn như công ty bánh kẹo Hải Hà, công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty đường Biên Hoà, công ty đường Quảng Ngãi, xí nghiệp liên doanh Vinabico - Kotobuki, công ty trách nhiệm hữu hạn Kinh Đô. .. ở quy mô nhỏ có các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống như kẹo dừa Bến Tre, bánh cốm Hàng Than, bánh đậu xanh Rồng Vàng, Nguyên Hương. .. Bánh kẹo Hải Hà, Hải Châu hầu như chiếm lĩnh thị trường miền Bắc. Bánh đậu xanh Rồng Vàng, bánh cốm Hàng Than mang hương vị dân tộc đang từng bước khôi phục vị trí của mình. Bánh kẹo ngoại có mặt trên thị trường chủ yếu nhập từ Singapo, Malaixia, Đan Mạch, Đài Loan. .. phục vụ người nước ngoài và người Việt Nam có thu nhập cao. Trong số những loại bánh kẹo ngoại này, có một số còn quá hạn sử dụng, không an toàn. Theo thống kê, hàng năm sản lượng bánh kẹo trong nước đạt khoảng 20000 tấn đến 30000 tấn, nhập khẩu vài ngàn tấn, doanh thu toàn ngành khoảng 1000 tỉ đồng / năm. Bánh kẹo nội đã chiếm khoảng đã chiếm khoảng 80 % thị phần trong nước. Những thành tựu của ngành bánh kẹo đạt được là nhờ quá trình đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất. Công ty đường Quảng Ngãi đã đầu tư hơn 50 tỉ đồng nhập các dây chuyền bánh kẹo của Đài Loan, Đan Mạch. Xí nghiệp liên doanh Vinabico _ Kotobuki đầu tư hơn 3 triệu USD để nhập 4 dàn máy của Italia, Nhật Bản, các công ty bánh kẹo Hải Hà, Hải Châu, đường Biên Hoà, Kinh Đô. ..nhập hàng loạt các thiết bị từ Đan Mạch, Pháp, Italia, Đức. ..sản xuất nhiều sản phẩm chất lựợng cao, mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp người tiêu dùng. Do các nhà sản xuất trong nước thay đổi mẫu mã, đổi mới thiết bị nên trong những năm gần đây, bánh kẹo sản xuất trong nước có đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại cả về chất lượng, giá cả và mẫu mã. Trong năm 2002, riêng công ty bánh kẹo Hải Hà đã cung cấp cho thị trường cả nước trên 15500 tấn bánh kẹo với hơn 100 chủng loại sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm bánh kẹo được người tiêu dùng ưa chuộng như bánh kem xốp, kẹo dẻo, kẹo chew. .. với chất lượng cao, mẫu mã bao bì hấp dẫn đa dạng.
1. Môi trường vĩ mô :
Hiện nay, tình hình kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ khá cao ( năm 2002 là 7,04 % ) đời sống người dân ngày càng được nâng cao, tốc độ đô thị hoá cũng tăng nhanh. Mà bánh kẹo là sản phẩm không thiết yếu, được tiêu thụ mạnh ở những khu vực có thu nhập tương đối cao, ở các khu vực thành thị Ngoài các bữa ăn, người ta còn ăn bánh kẹo, coi đó như là món ăn tráng miệng, ăn chơi. ..đời sống nâng lên người dân không chỉ ăn no mà họ cần ăn ngon. Tuy nhiên chi phí của người dân cho bánh kẹo vẫn chưa cao. Nước ta có dân số khá đông, tốc độ gia tăng dân số hàng năm tuy đã giảm còn 1,4 % nhưng dân số vẫn tăng lên Sự phát triển kinh tế là một cơ hội và cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo.
Trong khi tình hình thế giới có nhiều bất ổn thì ở Việt Nam tình hình lại ngược lại, rất ổn định. Cộng thêm với những chính sách của chính phủ ban bố và sửa đổi gần đây nhằm thu hút đầu tư từ nước ngoài. Đây là một yếu tố thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điều này lại trở thành mối đe doạ cho các công ty bánh kẹo trong nước, bởi các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thường có vốn lớn, công nghệ sản xuất hiện đại, trong khi đó các công ty trong nước vốn ít, thường sử dụng công nghệ lạc hậu, nếu đầu tư thay mới thì chỉ ở một số dây chuyền. Tuy nhiên, do chưa có sự quan tâm thoả đáng của nhà nước, lượng bánh kẹo ngoại nhập còn nhiều đặc biệt là hàng nhập lậu, trong đó còn có nhiều sản phẩm đã quá hạn sử dụng, chất lượng thấp, không qua kiểm duyệt. . .Hiện nay, trên thị trường vẫn còn lưu thông một lượng không nhỏ bánh kẹo sản xuất bất hợp pháp, nhái nhãn hiệu, giả kiểu màu, chất lượng thấp đánh lừa người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín các nhà sản xuất chân chính và sức khoẻ của người dân. Việc quản lý bánh kẹo ngoại nhập chưa chặt chẽ, nhiều bánh kẹo nhập lậu chất lượng kém, trốn thuế nhập khẩu, bán giá thấp tạo sự cạnh tranh bất lợi cho bánh kẹo sản xuất trong nước.
ở Việt Nam, bánh kẹo là một yếu tố không thể thiếu được trong những dịp đặc biệt như : lễ tết, ăn hỏi, cưới xin, liên hoan, sinh nhật. ..hoặc làm quà biếu, quà tặng nhau. Tuy vậy, ở mỗi vùng miền đất nước tập quán tiêu dùng và khẩu vị ăn uống lại có sự khác nhau. Ta có thấy sự khác biệt đó cơ bản như sau :
Người miền Bắc quan tâm nhiều đến hình thức bao bì mẫu mã, khẩu vị ngọt vừa phải và có xu hướng tiêu dùng vị mặn và thường mua theo gói.
Người miền Nam lại rất thích khẩu vị ngọt đậm, hương vị trái cây, thường mua theo cân hoặc theo gói, ít quan tâm đến hình thức bao bì.
Người miền Trung lại thích độ ngọt vừa phải, vị cay, thường mua theo cân không quan tâm nhiều đến hình thức bao gói.
Một điểm đáng lưu tâm nữa là tâm lý chuộng hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng, họ cho rằng hàng ngoại là những sản phẩm có chất lượng hơn hẳn hàng nội.
Cùng với sự phát triển kinh tế và sự giao lưu với các quốc gia trên thế giới, hiện nay thói quen tiêu dùng của người Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Nhằm tiết kiêm thời gian, giảm bớt sự nhọc nhằn do công việc nội trợ đem lại, người ta sử dụng bánh ngọt cho bữa ăn sáng hay ăn đêm.
2. Môi trường vi mô :
Mục tiêu nhiệm vụ của công ty là trở thành công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Đây là một nhiệm vụ khó khăn vì vậy đòi hỏi công ty phải nỗ lực rất nhiều. Để thực hiện được mục tiêu công ty phải xác định được đối thủ cạnh tranh của mình. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều xí nghiệp sản xuất bánh kẹo có những ưu thế riêng.
Công ty bánh kẹo Hải Châu, đây là một đối thủ lớn của Hải Hà trên thị trường miền Bắc, với vốn đầu tư trên 60 tỉ đồng và sản lượng hàng năm đạt khoảng 6000 tấn. Trong thời gian qua, công ty Hải Châu đã rất chú ý tới vấn đề đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã đầu tư trên 15 tỉ đồng nhập dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kem xốp phủ socola của Đức, Hà Lan. Đồng thời đổi mới phương thức quản lý, tổ chức lại mạng lưới phân phối với trên 210 đại lý trên toàn quốc.
Công ty có điểm mạnh là :
- Có uy tín lâu năm trong ngành sản xuất bánh kẹo.
- Danh mục sản phẩm rộng, phong phú, đa dạng
- Hệ thống kênh phân phối rộng
- Giá tương đối rẻ.
Điểm yếu của công ty là :
- Phần lớn sản phẩm của Hải Châu có chất lượng trung bình, mẫu mã chưa thật hấp dẫn.
- Chỉ có mặt hàng bánh kem xốp là mặt hàng chủ lực có chất lượng tốt.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Kinh Đô :
Tuy mới tham gia thị trường bánh kẹo trong những năm gần đây nhưng Kinh Đô là một đối thủ mạnh của Hải Hà trên thị trường cả nước.
Công ty có điểm mạnh là :
- Thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến hàng đầu thế giới
- Danh mục sản phẩm tương đối rộng ( trên 60 chủng loại )
- Sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đủ sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là bánh tươi, bánh mặn, bánh snack. ..cung cấp cho đoạn thị trường có thu nhập cao.
Đây là đối thủ cạnh tranh nặng kí trực tiếp nhất của công ty Hải Hà khi công ty muốn thâm nhập vào thị trường bánh kẹo cao cấp.
Công ty đường Biên Hoà được đánh giá là đối thủ cạnh tranh chính của công ty Hải Hà trên thị trường miền Nam. Công ty đường Biên Hoà đã nhập hàng loạt các thiết bị từ Pháp, Italia. .. sản xuất nhiều loại sản phẩm bánh kẹo như socola, kẹo cứng, kẹo dẻo Jelly, bánh biscuit. ..cạnh tranh khá mạnh với các sản phẩm của Hải Hà về giá cả.
Công ty đường Biên Hoà có lợi thế là sản xuất được đường, là nguyên liệu chính để làm bánh kẹo vì vậy giá đầu vào của Biên Hoà thấp hơn so với đầu vào của Hải Hà. Mặt khác, các công ty này lại không phải chịu thuế đối với sản phẩm đường được sử dụng để sản xuất bánh kẹo. Vì vậy, giá thành của Biên Hoà thấp hơn.
Ngoài các đối thủ chính kể trên, công ty còn phải đối mặt với một số công ty bánh kẹo khác như công ty bánh kẹo Tràng An. Sản phẩm cạnh tranh chủ yếu tập trung ở mặt hàng kẹo cứng, kẹo mềm. ..đặc biệt là kẹo hương cốm của công ty rất đa dạng với hương vị cốm đặc trưng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng miền Bắc. công ty liên doanh Hải Hà Kotobuki. Đây là công ty có ưu thế về công nghệ. Sản phẩm chủ yếu của công ty là bánh snack, bánh tươi, socola, kẹo cứng, bimbim và các loại bánh hộp khác. Sản phẩm của công ty đa dạng, chất lượng mẫu mã đẹp nhưng giá còn cao.
Ngoài việc phải cạnh tranh trực tiếp với các xí nghiệp và các cơ sở sản xuất bánh kẹo, công ty còn phải cạnh tranh với những sản phẩm thoả mãn cùng một nhu cầu đó là các loại hoa quả tươi, sấy khô. .. vô cùng phong phú đa dạng của nước ta.
V. Các hoạt động marketing của công ty :
Hoạt động marketing của công ty do phòng kinh doanh thực hiện. Ngoài việc thực hiện các hoạt động marketing, phòng kinh doanh còn phụ trách mảng nguyên vật liệu, quản lý cơ sở vật chất, và công tác điều độ các xí nghiệp bánh kẹo.
Hoạt động marketing mà phòng thực hiện là nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chính sách tiêu thụ và quản lý các đại lý. Các hoạt động này do các nhân viên của phòng thực hiện trên cơ sở phân vùng phụ trách. Các vùng này được phân theo đơn vị hành chính. Mỗi một cá nhân chịu trách nhiệm một hay một số vùng. Hàng tháng các nhân viên phải đi tới các vùng mình phụ trách thu thập các thông tin và báo cáo lại để đề ra các hướng hoạt động. Trung bình một tháng các nhân viên phải đi công tác 1/ 3 tháng.
Hoạt động nghiên cứu thị trường tức là nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm hành vi tiêu dùng, phong tục tập quán, sở thích. .. của từng vùng từ đó đưa ra những yêu cầu cho sản phẩm về mẫu mã, trọng lượng, hình dáng. ..phù hợp với từng vùng.
Hoạt động nghiên cứu chính sách tiêu thụ tức là tuỳ thuộc thời điểm, nghiên cứu chính sách của đối thủ cạnh tranh mà đưa ra chương trình khuyến mại, tỉ lệ chiết khấu. ..cho phù hợp với từng vùng từng thời điểm thích hợp.
Hoạt động quản lý đại lý tức là công ty phải xác định số lượng đại lý và định mức doanh số cho từng đại lý trên từng khu vực sao cho phù hợp
1. Hoạt động quản lý kênh phân phối
Trong những năm đổi mới, do có sự thay đổi trong mục tiêu, kế hoạch của công ty, công ty đã có những sự quan tâm bước đầu đến hoạt động marketing trong đó có hoạt động hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.
Do đặc tính sản xuất sản phẩm của công ty sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu và do mục tiêu của công ty là thực hiện bao phủ thị trường do đó cần thiết lập các kênh phân phối lớn. Các thành viên trong kênh gồm có công ty bánh kẹo Hải Hà, các đại lý, các nhà bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng. Tuy nhiên việc phân phối hàng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25182.doc