Lời nói đầu
Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay đang có những thay đổi mạnh mẽ. Thương mại đã trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thương mại dịch vụ trong nền kinh tế rất quan trọng, vừa tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, vừa đáp ứng nhu cầu cơ bản và ngày càng nâng cao đời sống kinh tế xã hội.
Đặc điểm và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đã khẳng định dịch vụ là khu vực có tỷ trọng rất lớn. Trong nền kinh tế nước ta
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ trọng dịch vụ ngày càng tăng dần. Vai trò của thương mại đã được khẳng định cả về lý luận lẫn thực tiễn, gốc rễ cho sự phát triến sản xuất kinh doanh. Thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ thương mại nước ta với các nước khác không ngừng phát triển. Điều đó giúp chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy được lợi thế so sánh, từng bước đưa nước ta hội nhập với thị trường thế giới, biến lao động của nước ta thành bộ phận của phân công lao động quốc tế. Đó là con đường để kinh tế nước ta có bước phát triển nhảy vọt, nhân dân ta có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Trong thời gian thực tập tạỉ công ty bách hoá số 5 Nam Bộ, em đã có cơ hội được tiếp xúc thực tế, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Em đã tổng kết được một số vấn đề mà em đã thu thập được thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ
Phần II: Đặc điểm kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ
Phần III: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ
Phần IV: Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ
PHầN I
Giới thiệu Khái quát về Công ty Bách Hoá số 5 Nam Bộ
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ là một công ty kinh doanh tổng hợp, trực thuộc sở Thương nghiệp- nay là sở Thương mại, nguyên là Bách hoá Cửa Nam cũ được thành lập tháng 5/1957 theo quyết định số 1229 UBND của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Đây là một công ty lớn được thành lập trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung lúc mới thành lập, cửa hàng Bách hoá Cửa Nam hoạt động hoàn toàn theo phương thức bao cấp kinh doanh. Kết quả hoạt động được hạch toán theo phương thức định mức báo sở. Mọi chỉ tiêu kinh doanh cũng như các phương hướng kế hoạch đều do cấp trên trực tiếp - Sở thương nghiệp giao xuống. Chính vì thế mặc dù được đánh giá là một trong rất ít cửa hàng hoạt động có hiệu quả thời bấy giờ song cửa hàng Bách hoá Cửa Nam chưa thật sự phát huy hết thế mạnh và tiềm năng của mình .
Năm 1986, Đảng và Nhà nước quyết định đổi mới đưa nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường , ngày 30/3/1993, cửa hàng Bách hoá Cửa Nam được phép tách ra thành một doanh nghiệp độc lập theo quyết định số 853/ QĐUB thành phố Hà Nội lấy tên là Công ty bách hoá số 5 Nam Bộ thuộc sở thương mại Hà Nội. Kết quả kinh doanh ngày càng tiến triển chứng tỏ công ty đã vượt qua nhiều khó khăn khi chuyển sang cơ chế mới và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong mạng lưới thương mại ở Hà Nội
Với tư cách là một pháp nhân kinh tế, Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ có giấy phép kinh doanh số 1050 (UBND) có vốn điều lệ kinh phí thành lập là 530.800.000VN đồng với trụ sở riêng, con dấu riêng và cơ sở vật chất cho việc kinh doanh. Công ty hoạt động và hạch toán kinh doanh độc lập tự chủ theo qui định của pháp luật và và chịu trách nghiệm về hoạt động của chính mình trước pháp luật khi tham gia các quan hệ kinh tế xã hội .
Năm 1996, sau khi khảo sát thị trường trong nước, học hỏi một số mô hình siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung Quốc… đồng thời tranh thủ ý kiến của các chuyên gia kinh tế của bộ, thành phố, sở thương mại. Công ty đã mạnh dạn lập dự án khả thi luận chứng kinh tế kĩ thuật trình uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt. Khi được sự đồng ý của các cơ quan cấp trên, công ty tiến hành các bước cần thiết, đầu tư gần 3 tỷ đồng sửa chữa cửa hàng, mua sắm trang thiết bị, bổ xung các loại hàng hoá, đặc biệt là đầu tư mở một siêu thị và môt quầy hàng tự chọn ở tầng 2 được khai trương vào ngày 27/1/1997.
Hiện nay, công ty có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh và tổ chức lãnh đạo và có nhiều thành tích tốt đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Công ty đã được tặng nhiều huân chương, bằng khen, cờ của UBND thành phố và sở Thương mại. Công ty luôn cố gắng vưon lên và phấn đấu là đơn vị nhà nước hoạt động có hiệu quả .
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty bách hoá số 5 Nam Bộ
2.1 Chức năng
Khi mới thành lập cửa hàng Bách hoá Cửa Nam có chức năng chính là bán lẻ các loại hàng hoá và dịch vụ. Ngày nay hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầy biến đông và thách thức, trong điều kiện thương mại có nhiều thay đổi nên chức năng của công ty bách hoá số 5 Nam Bộ có sự mở rộng cho phù hợp với tình hình mới. Theo nhân xét của ban giám đốc, nhận thức đúng đắn chức năng của công ty có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động của công ty nói chung và trong sự thành công về quản lý điều hành công ty của ban lãnh đạo nói riêng.
Công ty bách hoá số 5 Nam Bộ là một công ty kinh doanh thương mại do đó có chức năng sau:
- Thứ nhất : Công ty là chung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng để giải quyết mâu thuẫn từ việc sản xuất tập chung hoá cao còn người tiêu dùng lại bị phân tán. Các hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân về các loại hàng hoá và dịch vụ mà công ty được phép kinh doanh .
- Thứ hai : Công ty chuyển hoá mặt hàng từ sản xuất thành mặt hàng thương mại đồng bộ , năng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm .
- Thứ ba : Công ty hình thành dự trữ bảo vệ và quản lý chất lượng hàng. Công ty phải tiến hành dự trữ để đảm bảo tính liên tục và ổn định trong kinh doanh, đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng về hàng hoá đúng chất lượng, đúng chủng loại, đúng yêu cầu.
-Thứ tư : Công ty là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối nên công ty còn có chức năng giao tiếp _phối thuộc giữa công ty với các nhà cung cấp và các bạn hàng của mình, từ đó có những thông tin liên kết giữa các bên trong quá trình mua bán , tư vấn cho người tiêu dùng và tư vấn cho nhà sản xuất.
2.2 Nhiệm vụ
* Công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên Công ty có nhiệm vụ cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ chung chuyển hàng hoá góp phần kích thích sự vận động của nền kinh tế
* Là một doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong thương mại nên công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh những qui định chỉ tiêu về chất lượng hàng hoá góp phần bình ổn giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .
* Tổ chức hoạt đọng kinh doanh thường xuyên liên tục , tạo công ăn việc làm , bảo đảm thu nhập và quyền lợi của người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp nhằm góp phần ổn định xã hội.
* Là doanh nghiệp nhà nước Công ty có nhiệm vụ bảo toàn phát triển vốn được giao , thưc hiện nghiêm chỉnh chế độ qui định về tài chính kế toán ngân hàng do nhà nước ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước có thể tham gia kiểm tra can thiệp, điều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn, công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Cơ cấu này tạo sự quản lý chặt chẽ bằng việc sử dụng bộ máy chức năng và bằng sự thực hành của các đơn vị cơ sở.Vì hạch toán kinh doanh độc lập nên công ty có đầy đủ các phòng ban bộ phận có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong hoạt động, vừa đảm bảo sự liên kết tương hỗ, vừa đảm bảo tính độc lập.
Với bộ máy gọn nhẹ tiết kiệm được chi phí và thông tin được truyền đi nhanh, chính xác luôn bám sát sử lý nhanh chóng biến động thị trường tạo ra sự năng động tự chủ trong kinh doanh và sử dung tối đa năng lực của từng cá nhân tạo nên một ê kíp làm việc có hiệu quả.
* Ban giám đốc gồm có :
- Giám đốc: người đứng đầu công ty đảm nhiệm công việc tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, ra quyết định cuối cùng, thay mặt đại diện cho mọi quyền lợi của công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước .
- Ngoài ra còn một phó giám đốc là người giúp giám đốc lên kế hoạch, chỉ đạo, giải quyết các công việc thay mặt giám đốc khi cần thiết .
Xây dựng kế hoạch kinh doanh phù, phương án kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được giao và nhu cầu thị trường.
Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên đối với mọi hoạt động của công ty: lao động, tài chính, nhân sự
Quan hệ giao dịch với khách hàng, với nhà cung cấp
Thu thập, phân tích những thông tin liên quan cần thiết với hoạt động kinh doanh của công ty
Được quyền thay mặt giám đốc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá và các hợp đồng kinh tế khác khi có sự uỷ quyền.
* Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, hành chính, lao động, tiền lương, bảo vệ và các chế độ chính sách đối với ngưới lao động theo quy định của Nhà nước.
Tuyển chọn đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn cho từng cán bộ và sắp xếp họ vào những vị trí thích hợp
Quản lý định mức lao động và tiền lương đảm bảo sự chính xác, công bằng cho người lao động.
Thực hiện công tác thông tin báo chí tuyên truyền đến toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty.
Chuẩn bị hội nghị, các cuộc họp thường kỳ và bất thường, sắp xếp lịch làm việc, đón tiếp khách.
Tổ chức quản lý việc sử dụng và bảo vệ tài sản trang thiết bị của công ty.
Quản lý con dấu theo quy đinh của Nhà nước và pháp luật.
* Phòng kinh doanh
Có nhiệm vụ lập kế hoạch, chỉến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả cao
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi mọi hoạt động kinh doanh để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý tốt nhất.
Đánh giá xem xét nhu cầu thị trường, khai thác thu thập và xử lý thông tin về thị trường
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn
Tổ chức khai thác nguồn hàng nhăm tìm kiếm nguồn hàng tốt nhất, phù hơp và đem lại hiệu quả cao nhất.
Thực hiện các công việc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh quảng cáo, tiếp thị…
* Phòng kho vận
Tiếp quản hàng hoá nhập về của công ty sao cho đủ về số lương, đúng về chất lượng.
Bảo quản hàng hoá theo đặc tính lý hoá học của hàng hoá bảo đảm hàng bán ra luôn đạt chất lượng tốt nhất.
Dự trữ đủ lượng hàng cần thiết đảm bảo luôn có đủ hàng hoá cho hoạt động của công ty ngay cả trong những trường hợp bất thường
Xuất hàng đủ và đúng về số lượng chất lượng , mặt hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Thực hiện các nghiệp vụ phân loại, đóng gói, hoàn thiện sản phẩm, nâng cao giá trị sử dụng của hàng hoá
Thường xuyên tiến hành kiểm tra hàng hoá trong kho, điều kiên môi trường của kho, các trang thiết bị phục vụ cho công tác kho để luôn đảm bảo cho hoạt động của kho được tốt.
Quản lý và thực hiện tốt các phiếu xuất kho, nhập kho và giấy tờ liên quan khác.
* Phòng kế toán tài vụ:
Có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty theo tháng, quý,năm.
Lập báo cáo tài chính của năm để từ đó đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong năm đó.
Theo dõi về mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty một cách chính xác thông qua các số liệu baó cáo.
Cung cấp các số liệu, các báo cáo cần thiết cho các hoạt động quản lý điều hành, lập kế hoạch, xây dưng phương hướng chỉến lược của công ty
Theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh kế hoạch tài chính và mọi hoạt động tài chính của công ty.
Thực hiện mọi chế độ chỉêm quy định nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
* Tổ bán hàng
Là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng vì vậy tổ bán hàng là một phần quan trọng đóng góp vào sự thành công trong hoạt đông kinh doanh của công ty.
Tiêu thụ hàng hoá của công ty theo mức giá và theo mọi quy định của công ty.
Mậu dịch viên còn có nhiệm vụ quan trọng là tiếp nhận những thông tin phản hồi từ khách hàng để từ đó giúp công ty có những thay đổi trong quyết định chính sách chỉến lược sao cho phù hợp với tình hình thực tế và đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Sơ đồ bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty
Kế toán tài vụ
Kế hoạch nghiệp vụ
Tổ chức hành chính
Ban giám đốc
Thời trang
Siêu thị
Quầy ngoài gian hàng
Kế toán đơn
Thủ kho
Khai thác hàng
Hậu cần
Phục vụ
Gian hàng I
Kế toán kép
Bảo vệ
Phần II
đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty bách hoá số 5 nam bộ
1. Mặt hàng kinh doanh của công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh tổng hợp nhiều loại hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và các tổ chức kinh tế xã hội, công ty bách hoá số 5 Nam Bộ có chức năng chính là thực hiên công tác bán buôn, bán lẻ hàng hoá. Hình thái chủ yếu là siêu thị, bên cạnh đó là các quầy hàng bán lẻ .
Là công ty kinh doanh tổng hợp nên hàng hoá má công ty kinh doanh rất đa dạng và phong phú có thể lên đến hàng nghìn mặt hàng. Có thể phân chia mặt hàng công ty thành các loại như sau .
- Hàng nhu yếu phẩm : Xà phòng, bàn chải, kem đánh răng, nước gội đầu ...
- Hàng thực phẩm : Đường, sữa, bánh kẹo ........
- Hàng may mặc : Quần áo, vải vóc ......
- Hàng điện tử, điện máy : Đài, tivi, ấm điện, bàn là, quạt …
- Dụng cụ gia đình : Bát, đĩa, cốc, chén .......
- Hàng da giầy : Túi xách, cặp, ví.......
- Hàng mỹ phẩm .
- Hàng thủ công mỹ nghệ .
- Hàng cơ khí.
Do kinh doanh nhiều mặt hàng công ty không tránh khỏi sự trùng lặp trong cơ cấu và mặt hàng kinh doanh với các đơn vi kinh doanh khác, Điều này làm cho tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
Các mặt hàng trên công ty đều là những hàng có chất lượng cao , được lấy trực tiếp từ các nhà sản xuất, đại lý. Chất lượng hàng hoá ở đây được kiểm tra chặt chẽ và tiêu chuẩn hoá Ngoài chất lượng của mặt hàng công ty còn phải đóng gói ,kiểm tra, giao nhận, vận chuyển, bảo quản.
Như vậy Công ty bách hoá số 5 Nam Bộ kinh doanh chủ yếu là hàng tiêu dùng, đây là lĩnh vực lớn nhiều tiềm năng. Người tiêu dùng đòi hỏi sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, không chỉ chất lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá mà cả về thời gian, sự tiện ích thuận lợi trong mua bán hàng hoá .
Điều này cũng mở ra cho công ty nhiêù cơ hội kinh doanh cũng như nhiều thách thức đòi hỏi công ty một sự nhanh nhạy, khéo léo sự nỗ lực và niềm tin vào khả năng của chính mình.
2. Nguồn hàng kinh doanh
Sau khi nghiên cứu thu thập thông tin về khách hàng, tình hình biến động của thị trường, công ty có kế hoạch khai thác nguồn hàng. Ban lãnh đạo công ty hiểu rõ vai trò quan trọng và quyết định của các nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ vì hoạt động mua cũng quan trọng như hoạt động bán ,“ một mặt hàng mua tốt cũng sẽ được bán tốt”. Mức giá bán ra, lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự lựa chọn tốt nhà cung ứng, quản lý cung ứng, dự trữ hàng hoá, theo dõi chặt chẽ các đơn đặt hàng, thương xuyên kiểm tra mức độ tin tưởng của bạn hàng.
Điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc quản lý cung ứng hành hoá cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ của công ty là phòng kế hoạch nghiệp vụ.
Kết cấu nguồn hàng của công ty bao gồm 2 loại:
Loại A: chỉếm 70-75% tổng lương hàng hoá toàn công ty. Nguồn hàng này do công ty khai thác, lập kế hoạch tiêu thụ đồng thời thể hiện tính tự chủ của công ty trong các hoạt động kinh doanh.
Loai B: chỉếm 25-30% tổng lượng hàng hoá . Lượng hàng này do các nhân viên tự tìm kiếm khai thác và đưa vào hoạt động kinh doanh. Công ty cho phép tạo thêm dòng hàng này nhằm khuyến khích tính chủ động sáng tạo của công nhân viên và tạo cơ hội cho họ tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên công ty cũng có hình thức kiểm tra đối với dòng hàng này thông qua kiểm tra chất lượng hàng hoá, kiểm soát về số lượng, ấn định mức giá trước khi đem bán. Nhân viên các quầy phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước các sự việc phát sinh đối với các mặt hàng tự khai thác này.
Hàng hoá được thu mua, tiếp nhận từ các nhà sản xuất đại lý và nhập khẩu từ nước ngoài. Công ty còn là đại lý nhận bán hàng uỷ thác cho các nhà máy công ty như : Unilever Việt Nam, nhà máy thuốc lá Thăng Long, nhà máy rượu vang Thăng Long, nhà máy giấy Bãi Bằng, công ty dệt kim Hà Nội...
Để đáp ứng nhu cầu hàng hoá kinh doanh của mình và nhu cầu của người tiêu dùng, công ty chủ động tìm kiếm và kí hợp đồng mua hàng hoá tận nguồn của các đơn vị sản xuất do đó mua được hàng với giá rẻ. Bên cạnh đó nguồn cung ứng hàng hoá cho công ty còn từ phía các bạn hàng truyền thống ,các cơ sở sản xuất tự tìm đến giới thiệu hàng hoá đặt quan hệ , kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc kí gửi hàng hoá , đề nghị công ty làm đại lý , và một phần hàng hoá là do mua từ nguồn hàng nhập khẩu theo con đường tiểu nghạch.Thông thường những mặt hàng khai thác từ các công ty xí nghiệp trong nước đều là những mặt hàng mạnh, vừa là mặt hàng bán buôn vừa là mặt hàng bán lẻ . Công ty cần có các biện pháp khai thác tốt các nguồn hàng đã có, kết hợp tìm kiếm các nguồn hàng khác để mở rộng chủng loại hàng hoá vá đảm bảo cung cấp kịp thời hàng hoá cho công ty trong mọi trường hợp, xác định đúng đắn đâu là nguồn hàng chủ lực đáng tin cậy, từ đó có các kế hoạch tiêu thụ phù hợp. Nhưng dù hàng hoá được cung ứng từ đơn vị nào, theo con đường nào thì công ty vẫn luôn đảm bảo về chất lượng giá cả hàng hoá và chữ tín trong kinh doanh.
3. Địa điểm và phạm vi địa lý
Công ty bách hoá số 5 Nam Bộ nằm tại ngã tư nơi giao nhau của hai trục đường chính là đường Lê Duẩn và đường Nguyễn Thái Học thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, chỉ cách ga Hà Nội khoảng 200 m. Trong khi đó Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của cả nước với số dân gần 3 triệu người có tốc độ phát triển kinh tế cao. Công ty có vị trí kinh doanh thuận tiện cho việc giao thông đi lại, mua sắm khách hàng cũng như việc quảng cáo của công ty. Đây là khu tập trung đông dân cư của thành phố, là khu vực đặt trụ sở của nhiều cơ quan trung ương, của địa phương, các cơ quan các văn phòng đại diện nước ngoài, đồng thời là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông nên lưu lượng khách qua đây rất đông. Địa điểm của Công ty là một lợi thế rất lớn trong hoạt động kinh doanh. Nếu biết khai thác yếu tố này thì sẽ làm cho công ty đứng vững trên thị trường và phát triển không ngừng.
Phạm vi hoạt động của công ty chủ yếu là địa bàn thủ đô Hà Nội. Công ty kinh doanh tổng hợp nhiều lại mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong khu vực Hà Nội. Doanh nghiệp có diện tích mặt bằng 1500m2 , trong đó tầng 1 có 600m2 dành cho bán hàng bách hoá , 500m2 là văn phòng, kho và bãi để xe dành cho cán bộ công nhân viên ,400m2 là siêu thị, tầng 2 với diện tích 500m2 dành cho gian hàng tự chọn và cho một số công ty thuê gian trưng bày giới thiệu sản phẩm, 300m2 cho thuê thẩm mỹ Hồng Mẫu Đơn,
Hiện nay , công ty có diện tích kinh doanh xấp xỉ 2800m2 . Công ty có lợi thế đã kinh doanh trên 40 năm tại một địa bàn quen thuộc do đó công ty có nhiều bạn hàng và khách hàng truyền thống.
4. Khách hàng
Công ty muốn tồn tại và phát triển, lẽ đương nhiên là phải quan tâm đến nhu cầu, sở thích và sức mua của khách hàng. Vì đối tượng khách hàng hầu hết là người tiêu dùng cuối cùng, do địa bàn Hà Nội nói chung và khu vực công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ nói riêng có sự cạnh tranh lớn của các cửa hàng thương mại, cửa hàng tư nhân với nguồn hàng phong phú đa dạng, do đó lượng khách hàng của công ty chưa thật sự ổn định. Việc mua bán hàng hoá của khách hàng chỉ tiến hành theo từng thương vụ cụ thể, một số hàng hoá khách hàng chỉ mua theo mùa, theo kỳ…
Khách hàng của công ty là những khách hàng có thu nhập khá, trung bình, bên cạnh đó công ty vẫn đáp ứng một lượng nhỏ khách hàng có thu nhập thấp.
Cơ cấu khách hàng của công ty được thể hiện như sau:
- Khách hàng thuộc địa bàn Hà Nội chiếm 90% trong đó:
Thu nhập khá: 20%
Thu nhập trung bình: 65%
Thu nhập thấp: 5%
- Khách hàng lai vãng lai chiếm 10% trong đó một lượng không nhỏ là khách hàng nước ngoài. Vì công ty nằm trên địa bàn quân Ba Đình – một quận có nhiều địa điểm thăm quan thu hút nhiều khách nước ngoài như lăng Bác, bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn Miếu… Đây là cơ hội để công ty tiếp xúc với những khách hàng có thói quen mua sắm hiện đại.
Qua thực tế, ta thấy rằng khách hàng đến với công ty thuộc mọi lứa tuổi, nhưng chiếm tỷ lệ cao từ 25 á 45, ngoài ra còn một số khách hàng đã về hưu và những sinh viên học sinh với khả năng mua sắm hạn chế. Do chất lượng hàng hoá đảm bảo, giá cả hợp lý, vị trí thuận lợi nên công ty thu hút được bộ phận khách hàng người nước ngoài và không ít trong số họ đã trở thành khách hàng quen thuộc của Công ty. Như vậy khách hàng đến với công ty trước hết là do uy tín của công ty từ trước tới nay . Họ chấp nhận hàng hoá của công ty vi mẫu mã phong phú, chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng.
Công ty không ngừng cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng , không ngừng tìm kiếm thu hút nhiều khách hàng mới.
5. Các lĩnh vực, hình thức hoạt động kinh doanh của công ty bách hoá số 5 Nam Bộ :
Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng. Công ty mua hàng hoá, sản phẩm của các nhà máy, cơ sở sản xuất, các công ty khác và bán cho người tiêudùng trung gian hoặc cuối cùng.
Với chức năng chính là tổ chức lưu thông hàng hoá qua trao đổi mua bán , công ty Bách hoá số 5 Nam Bộ đã thực hiện chức năng này thông qua các hình thức là bán buôn và bán lẻ. Ngoàỉ ra công ty còn nhận bán đạỉ lý uỷ thác cho một số nhà cung ứng.
Trong những năm gần đây tình hình thị trường có nhiều biến động, do trên địa bàn có sự tham gia của mạng lưới bán lẻ cùng nhóm hàng với các cửa hàng khác nhau làm cho mức chỉếm lĩnh thị trường của công ty giảm cũng như những nguyên nhân phát sinh trong nội tại của công ty, do vậy công ty quyết định giữ vững doanh thu từ hoạt động bán buôn và đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, củng cố vị trí trên thị trường bán lẻ.
Hoạt động bán buôn của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn, thường là các hợp đồng cho các tập thể, tổ chức, và các đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực. Hoạt động này giúp công ty tiêu thụ một lượng lớn hàng hoá và đem lạỉ một khoản doanh thu không nhỏ.
Hoạt động bán đạỉ lý uỷ thác tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng hoạt động này cũng đem lạỉ một khoản thu nhất định cho công ty, giúp công ty mở rộng quan hệ bạn hàng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Để thực hiện công tác bán lẻ công ty đã áp dụng hai phương thức bán hàng là bán hàng tại quầy và tự phục vụ trong siêu thị.
- Phương thức bán hàng tự phục vụ là một phương thức bán hàng mới mẻ , hiện đại. Mục đích của công ty ở phương thức bán hàng này là rút ngắn khoảng cách giữa hàng hoá và khách hàng ,đồng thời năng cao năng xuất bán hàng rút ngắn thời gian mua hàng. Trong gian bày siêu thi kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng tạo điều kiện cho sự lưa chọn cao của khách hàng. Ngoài ra siêu thị còn được trang bị các phương tiện thanh toán hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán và các dịch vụ cho khách hàng thuộc loại cao nhất đã cải thiện các dịch vụ văn minh cùng tính cạnh tranh cao của bản thân công ty trên thị trường. Hàng hoá trong siêu thị công ty chủ yếu phục vụ nhu cầu thông thường cho người tiêu dùng, trong đó hàng thực phẩm chiếm từ 80 á 85%, còn hàng phi thực phẩm chiếm 15 á 20% ( thường là các mặt hàng thuộc sản phẩm công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng ). Đây là phương thức bán hàng phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế hiện nay, thể hiện quyết định và hướng di đúng đắn mang tính tất yếu khách quan để giúp công ty đứng vững trên thị trường và bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thu hút một lượng lớn khách hàng mà trước đây công ty chưa hề có.
- Ngoài phương thức bán hàng tự phục vụ công ty còn áp dụng phương thức bán hàng phục vụ tại quầy. Đây là những gian hàng nhỏ nằm ngoài siêu thị,mỗi quầy hàng chuyên bán một nhóm hàng nhất định như quầy may mặc thời trang, quầy đồng hồ đồ điện gia dụng, mỗi quầy có sự phân công và chuyên môn hoá cao đảm bảo việc kinh doanh không bi chồng chéo giữa các quầy hàng, mỗi quầy hàng có một quầy hàng trưởng và các nhân viên bán hàng theo ca. Kết quả bán hàng được phản ánh lên thẻ quầy hàng và cuối tháng được tập trung lại cho phòng kế toán. Việc phân chia thành các gian hàng , quầy hàng , mỗi gian hàng quầy lại là một cơ sở kinh doanh thương mại trực tiếp được liên kết với nhau và phát triển phù hợp với quy luật thị trường và tối đa hoá mục tiêu kinh tế xã hội theo phong tuc và thói quen mua hàng.
Nhận thấy diện tích kinh doanh còn nhiều trong khi doanh nghiệp chưa đủ khả năng để mở rộng phạm vi kinh doanh nên ban lãnh đạo đưa ra quyết đinh sáng suốt là cho thuê diện tích kinh doanh và liên doanh cùng hoạt động. Quyết định nhanh chóng này vừa cho phép tận dụng diện tích kinh doanh và tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Cũng trong năm 1997 liên doanh thời trang Nara ra đời với diện tích cho thuê là 500m2,cuối năm 97 công ty khai trương trung tâm thẩm mỹ Hồng Mẫu Đơn với diện tích 300m2. Công ty còn cho thuê diên tích để trưng bày và giới thiệu sản phẩm của các công ty khác.
Vậy mạng lưới kinh doanh của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ đã đáp ứng khá toàn diện, liên kết khá chặt chẽ để thoả mãn tối đa nhu cầu đồng bộ của khách hàng. Công ty đã thể hiện là một công ty bách hoá có uy tín cao, tuy cơ sở kinh doanh ở nơi cố định nhưng công ty đã áp dụng rất đa dạng loại hình thức kinh doanh.
PHầN iii
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của
công ty bách hóa số 5 Nam Bộ
Qua hơn 40 năm hoạt động đến nay công ty bách hoá số 5 Nam Bộ đã thực sự lớn mạnh và trở thành đơn vị dẫn đầu về nhiều mặt của ngành thương mại Hà Nội. Trở lại thời kỳ đầu, khi mối tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường, công ty đã không khỏi bỡ ngỡ trước sự thay đổi lớn lao của nền kinh tế lạc hậu. Công ty phải từng bước thay đổi để phù hợp, vừa phải đối mặt với những khó khăn thách thức như: Biến động giá cả, cơ sở vật chất lạc hậu, đối thủ cạnh tranh, trốn thuế tràn lan, tài chính hạn hẹp. Công ty khắc phục những khó khăn, kết quả kinh doanh được thể hiện những chỉ tiêu cơ bản: doanh số, chi phí, lợi nhuận,lao động, tiền lương…với những kết quả này công ty đã tạo được vị trí vững chắc trên thị trường được các cấp tin tưởng và bạn hàng tín nhiệm.
1. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty
Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu tổng doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận. qua bảng 1 ta thấy:
Doanh thu của công ty qua năm 2000, 2001, 2002 có xu hướng tăng và ổn định. Trong 3 năm 2000- 2002 thì năm 2002 công ty có doanh thu cao nhất đạt 33949211 nghìn đồng. Năm 2000 có tổng doanh thu thấp nhất 31567104 nghìn đồng. Tổng doanh thu năm 2001 so với năm 2000 tăng 2027727 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 6,42%, tổng doanh thu năm 2002 so với 2001 tăng 1,05% tương ứng với số tiền là 354380 nghìn đồng. Như vậy năm 2002 công ty đã đạt được kết quả nhất định.
Năm 2001, công ty hoạt động có hiệu quả do kết quả của việc không ngừng đầu tư mở rộng đa dạng hoá hình thức kinh doanh. Do công ty đã tiến hành lựa chọn các mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường, loại bỏ hoặc thay thế những mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả. Đồng thời mở rộng tìm kiếm các nguồn cung ứng hàng hoá và tiến hành mua hàng tận nguồn.
Năm 2002, công ty gặp nhiều khó khăn về chủ quan lẫn khách quan như tình hình cạnh tranh gay gắt, khách hàng mới không nhiều nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty doanh thu năm 2002 vẫn ở mức ổn định và tăng so với năm 2001 tuy mức tăng doanh thu không bằng mức tăng của năm 2001.
Giá vốn hàng bán qua các năm của công ty cũng tăng lên. Giá vốn hàng bán tăng một phần là do ảnh hưởng của giá cả hàng hoá tăng, một phần do khối lượng hàng hoá tiêu thụ của công ty tăng. Năm 2000 giá vốn hàng bán của công ty là 27871900 nghìn đồng, năm 2001 là 29422294 nghìn đồng tăng 1550394 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ 5,56% so với năm 2000. Năm 2002 giá vốn hàng bán của công ty là 29475184 nghìn đồng tăng 52890 nghìn đồng
tương ứng với tỉ lệ 0,18% so với năm2001. Mức tăng giá vốn của công ty năm 2002 thấp hơn so với năm trước và nhỏ hơn so với múc tăng doanh thu của năm. Vì năm 2002 hoạt động bán hàng của công ty không tăng nhiều, doanh thu tăng thêm do hoạt động kinh doanh khác phát triển hơn. Giá vốn hàng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty vì công ty kinh doanh chủ yếu là bán hàng.
Lãi gộp của công ty năm 2000 là 3675204 nghìn đồng, năm 2001 là 4172537 nghìn đồng tăng 497333 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ 13,53% so với năm 2000. Năm 2002, lãi gộp là 4474027 nghìn đồng tăng 301490 nghìn đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ 7,23%. Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt kết quả tốt hơn. Tuy doanh thu của năm 2002 không tăng đáng kể, nhưng lãỉ gộp của công ty vẫn tăng khá, như vậy thấy rõ hiệu quả của sự cố gắng của toàn thể công ty trong việc tìm ra giảỉ pháp kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại.
Lợi nhuận thuần của công ty là khoản lợi nhuận mà công ty có được sau khi trừ đỉ thuế thu nhập doanh nghiệp phảỉ nộp cho nhà nước. Nhìn vào bảng 1, ta thấy năm 2002 lợi nhuận thuần của công ty đạt cao nhất là 107015 nghìn đồng, năm 2000 đạt thấp nhất là 65528,88 nghìn đồng. Năm 2000 sức mua của người tiên dùng không cao. Năm 2001 lợi nhuận thuần là 95506,68 nghìn đồng tăng 45,75% tương ứng với 29977,8 nghìn đồng so với năm 2000. Năm 2002, lợi nhuận thuần tăng 12,05% tương ứng với số tiền là 11508,32 nghìn đồng so với 2001. Năm 2002 lợi nhuận của công ty tăng ít nhưng giữ đươc mức lợi nhuận như vậy trong đỉều kiện hiện tạỉ cũng phảỉ khẳng định phần nào hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Dù tình hình kinh doanh có nhiều biến động khác nhau nhưng công ty luôn thực hiện nộp ngân sách cho nhà nước đúng và đủ theo quy định, giữ vững thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của một doanh nghiệp Nhà nước.
1.1 Phân tích hoạt động kinh doanh theo hình thức kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm các hình thức: bán buôn, bán lẻ, bán đạỉ lý uỷ thác, và các hình thức khác trong đó chủ yếu là bán buôn, bán lẻ hàng hoá. Qua bảng 2, có thể thấy được đỉều đó .
Năm 2000, doanh thu bán lẻ của công ty là 15246911 nghìn đồng, năm 2001 là 15356197 nghìn tăng 0.72% tương ứng với 109286 nghìn đồng so với 2000. Năm 2002, doanh thu bán lẻ là 15419732 nghìn đồng tăng 0,41% tương ứng với 63535 nghìn đồng so với năm 2001. Tỷ trọng bán lẻ chiếm khá lớn trong tổng doanh thu tuy nhiên tỷ lệ nay có xu hướng giảm dần từ 48,3% năm 2000 xuống 45,71% năm 2001, và năm 2002 là 45,42%. Đỉều này là do cạnh tranh trên thị trường tăng với._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25201.doc