Giới thiệu về Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội
1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định 48/QĐ-HĐQT ngày 12/3/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08 tháng 05 năm 2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người và đến nay là 129 cán bộ.
Chi nhánh Ngân
17 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội là Chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3 - Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội, với mạng lưới ngoài trụ sở chính gồm 3 chi nhánh cấp 2 là: chi nhánh Giảng Võ, chi nhánh Tây Đô, chi nhánh Nam Đô và các phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như: phòng giao dịch số 1 – chi nhánh Giảng Võ tại số 84 Quán Thánh – Ba Đình, phòng giao dịch số 1 – chi nhánh Tây Đô tại trường PTTH Đoàn Thị Điểm,phòng giao dịch số 2 – chi nhánh Nam Đô tại 113 Chùa Bộc, phòng giao dịch số 4 tại số 4 Triệu Quốc Đạt – Hoàn Kiếm, phòng giao dịch số 5 – Nam Hà Nội tại số 270 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân, phòng giao dịch số 6 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Phòng giao dịch số 9 – Nam Hà Nội tại trường Đại học Quản trị Kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều doanh nghiệp Nhà nước chưa đứng vững trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hoá chậm, các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tự có và đảm bảo tiền vay… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều Ngân hàng nên đối với Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà nội mới hoạt động từ tháng 5/2001 việc chiếm lĩnh thị trường, thị phần gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải khai thác triệt để thế mạnh về cơ sở vật chất, các mối quan hệ, phong cách phục vụ, tuyên truyền tiếp thị, đổi mới công nghệ, linh hoạt về lãi suất, đáp ứng các dịch vụ và tiện ích Ngân hàng…. Khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của Chi nhánh luôn được điều chỉnh phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan, được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam và các Ngân hàng bạn đánh giá là một Chi nhánh hoạt động có quy mô lớn, đạt hiệu quả cao.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Vượt qua khó khăn thách thức thủa ban đầu, đóng góp của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội trong thời gian qua thật đáng trân trọng. Trong những năm tới, Ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.
Tổng số cán bộ của Chi nhánh đến 31 tháng 12 năm 2005 là 129 người, so với năm 2003 tăng 34 cán bộ, được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Hội Sở
Ph.giao dịch Triệu số 5-thanh xuân
Phòng giao dịch số 6 - ĐH ktqd
Chi nhánh Nam Đô
Chi nhánh Tây Đô
Chi nhánh Giảng Võ
Ban lãnh đạo
Phòng thẩm định
Phòng nguồn vốn - khth
Phòng kế toán
ngân quỹ
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng giao dịch s ố 4- triệu quốc đạt
Phòng Tín dụng
Chức năng nhiệm vụ của NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng đảm nhiệm 3 chức năng cơ bản như sau:
+ Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư.
+ Tạo phương tiện thanh toán: Khi Ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.
+ Trung gian thanh toán: Thay mặt khách hàng, Ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạch đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán.
Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Sản phẩm của Ngân hàng:
+ huy động vốn
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, với lãi suất linh hoạt, hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Phát hành các loại giấy tờ có giá: Chứng chỉ, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu…
+ Cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các tổ chức kinh tế cá thể, hộ gia đình.
- Cho vay đời sống cán bộ công nhân viên chức, cho vay sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, du học sinh.
- Nhận vốn ủy thác, cho vay ủy thác vốn đầu tư trong nước.
Các dịch vụ của Ngân hàng
- Dịch vụ thanh toán: Khi các doanh nhân gửi tiền vào Ngân hàng, họ nhận thấy Ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến Ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách (còn gọi là séc), khách hàng mang giấy đến Ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào Ngân hàng để nhờ Ngân hàng thanh toán hộ. Như vậy, một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ.
- Chiết suất, tái chiết khấu
- dịch vụ thu hộ, chi hộ tại chỗ
- dịch vụ thu, chi tiền mặt tại chỗ
- Đại lý chi trả kiều hối
- Kinh doanh ngoại tệ: Đây được xem là một trong những dịch vụ đầu tiên được thực hiện tại các ngân hàng, ở đây ngân hàng đóng vai trò là một trung gian mua, bán các loại ngoại tệ và được hưởng phần chênh lệch giữa giá mua vào với giá bán ra cùng một khoản phí dịch vụ. Tuy nhiên, nghiệp vụ này thường mang tính rủi ro cao, chịu tác động của nhiều nhân tố nên chỉ những ngân hàng lớn nhất mới được phép cung cấp.
- Các dịch vụ bảo lãnh: Các Ngân hàng với uy tín và khả năng thanh toán của mình đã giành được lòng tin của công chúng, vì vậy khi khách hàng có nhu cầu và thoả mãn được các điều kiện Ngân hàng yêu cầu thì sẽ được Ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho giao dịch như bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh vay vốn nước ngoài…
- Hợp tác đào tạo quảng cáo
Ngoài ra còn có những dịch vụ đặc biệt như:
- Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lý dự án nước ngoài.
- Ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị tổ chưc có mạng lưới giao dịch trên toàn quốc.
- Giao dịch online với các khách hàng lớn.
- Thu xếp vốn đồng tài trợ.
- Iternet – Banking.
Là một Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, với chức năng của mình, Chi nhánh Nam Hà Nội luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
3 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban của Chi nhánh Nam Hà Nội.
Phòng Tín dụng:
Phòng Tín dụng hay còn gọi là Phòng kinh doanh với chức năng là: thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh có lãi, phòng có những nhiệm vụ sau:
nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu…
phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền
Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.
Tiếp nhận thực hiện các công trình, các dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất giám đốc cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất phương hướng khắc phục.
Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng ở các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội trực thuộc trên địa bàn
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ:
Chức năng của phòng là kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng nông nghiệp; giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân hàng nông nghiệp về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng …
Phòng hành chính nhân sự:
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.
- Làm công tác tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đề bạt lương cho cán bộ nhân viên…
Phòng thanh toán quốc tế:
Chức năng: khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Phòng kế toán ngân quỹ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Chi nhánh.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo trên địa bàn, trình NHNo cấp trên phê duyệt.
Phòng thẩm định
Đây là phòng chuyên môn mới nhất của Chi nhánh, được thành lập theo quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chức năng chính của Phòng là thẩm định tình hình tài chính của những doanh nghiệp mới có quan hệ với Ngân hàng mà có nhu cầu vốn lớn trước khi trình lên Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng ra quyết định có cho vay hay không. Cụ thể như sau:
Thu thập quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro.
Thẩm định các khoản vay do Giám đốc quy định
Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định ở các chi nhánh trực thuộc
Tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định
Thực hiện các chế độ thanh tra, báo cáo theo quy định.
Phòng Nguồn vốn - Kế hoạch tổng hợp: Là phòng mới được thành lập năm 2004, nhiệm vụ chính của phòng là huy động vốn và lập báo cáo thống kê, kế hoạch định kỳ theo quy định của NHNo Việt Nam.
4 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng.
Với địa bàn hoạt động chỉ trong phạm vi thành phố Hà Nội, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các Ngân hàng khác đặc biệt các Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp Nhà nước có tiềm lực. Mặc dù còn những bất lợi của điều kiện khách quan nhưng với sự lãnh đạo linh hoạt của Ban Giám đốc, sự năng động của đội ngũ các Trưởng phòng nghiệp vụ, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kể. Dưới đây là một số kết quả mà Chi nhánh đã đạt được sau các năm đi vào hoạt động
4.1 Hoạt động huy động vốn
Ngay từ khi thành lập, Chi nhánh đã xác định công tác huy động vốn là hoạt động trọng tâm. Với nhiều thuận lợi của Ngân hàng là đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chi nhánh đã tăng cường tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng quanh địa bàn, áp dụng các hình thức khuyến mãi, tặng quà… để nâng cao khả năng thu hút các khoản tiền gửi từ dân cư. Tận dụng mọi mối quan hệ để thu hút các đơn vị, tổ chức kinh tế có nguồn vốn lớn với giá rẻ. Ngoài ra, Chi nhánh còn tăng cường tìm kiếm tiếp cận tham gia các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Do vậy chỉ trong thời gian ngắn Chi nhánh đã huy động được số tiền đủ đáp ứng nhu cầu vay của các cá nhân, tổ chức kinh tế thiếu vốn.
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Nam Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
31/12/02
Tỷ trọng
31/12/03
Tỷ trọng
+/-
%
Tiền gửi dân cư
436
38,2%
449
18%
13
103%
Tiển gửi TCKT
147
13,0%
272
11%
125
185%
TG, TV TCTD
539
47,3%
830
32%
291
154%
Huy động hộ TW
0
0
486
19%
486
100
Nguồn vốn UTĐT
16
1,5%
515
20%
499
3.218%
Tổng cộng
1.138
100%
2.552
100%
1.414
224%
(Nguồn: Báo cáo đánh giá KQ HĐ KD năm 2003 giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh)
Tổng nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2001 mới chỉ đạt gần 635 tỷ đồng đến thời điểm 31/12/2002 đã đạt 1.138 tỷ đồng (tăng 79,3%) và đến 31/12/2003 đạt 2.552 tỷ đồng đạt 185% kế hoạch năm. Tuy nhiên, trong tổng nguồn có nguồn vốn huy động hộ Trung ương là 486 tỷ đồng theo chủ trương của Tổng giám đốc; Như vậy, tổng nguồn vốn của Chi nhánh sau khi loại trừ phần vốn này sẽ là 2.066 tỷ đồng; tăng 928 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm (tăng 81,5%) và bằng 150% kế hoạch năm.
Cơ cấu nguồn huy động
chỉ tiêu
31/12/2002
Tỷ trọng (%)
31/12/2003
Tỷ trọng (%)
+/-
%
Không kỳ hạn
168
14,7
314
12,24
145
186
Kỳ hạn < 12 T
221
19,4
640
25,10
419
289
Kỳ hạn 12-24T
733
64,4
596
23,37
-137
-81
Huy động hộ
0
0
486
19,06
486
100
Nguồn uỷ thác đầu tư
16
1,5
516
20,24
500
3225
Tổng cộng
1.138
100
2.552
100
1.413
224,2
4.2 Hoạt động cho vay
Cùng với sự tăng trưởng cao về nguồn vốn huy động được, trong 3 năm qua hoạt động cho vay của Chi nhánh cũng đã đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể trong bảng số liệu thể hiện doanh số cho vay của Chi nhánh trong 3 năm:
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của Chi nhánh Nam Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2003 so 2002
2004 so 2003
+/-
%
+/-
%
Tổng dư nợ
479
1.279
1.571
800
167,01
292
122,8
Cho vay ngắn hạn
300
418
580
118
39,33
162
138,8
Cho vay trung dài hạn
179
861
293
682
381,00
-568
-34
Cho vay DNNN
399
540
672
141
35,34
132
124,4
Cho vay DNNQD
66
709
152
643
974,24
-557
21,4
Cho vay hộ gia đình cá thể
14
30
49
16
114,28
19
163,3
Nợ quá hạn
793
2..263
545
1470
285.4
1.718
-75,9
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2001, 2002, 2003 của NHNo Nam Hà Nội)
Với lợi thế là một Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Hà Nội - một trong những thành phố có hoạt động kinh tế sôi động nhất cả nước do đó nhu cầu vốn của các doanh nghiệp ở đây cũng không ngừng tăng lên. Mặc dù các doanh nghiệp cũng đã có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác trước đó nhưng khi Chi nhánh Nam Hà Nội chính thức đi vào hoạt động được sự trợ giúp từ Trung tâm điều hành, trên cơ sở một số khách hàng ban đầu, bằng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ kinh doanh luôn chủ động tìm kiếm các khách hàng mới, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân nên hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Một điểm đáng quan tâm ở đây là cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh tăng rất nhanh qua từng năm, đây có thể nói là một đóng góp quan trọng của Chi nhánh trong quá trình làm thay đổi cách nhìn nhận của các nhà Ngân hàng Việt Nam về hệ thống các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đang góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà.
4.3 Hoạt động thanh toán quốc tế.
Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, cùng với sự vững vàng trong nghiệp vụ, vị thế trong cạnh tranh của toàn Chi nhánh hoạt động thanh toán quốc tế cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra.
Với phương châm phục vụ khách hàng tốt nhất để tạo và tạo thêm niềm tin tưởng vào Chi nhánh hơn nữa. Tính đến ngày 31/12/2002, đã có 41 khách hàng xuất nhập khẩu có quan hệ thanh toán quốc tế qua Chi nhánh tăng 25 đơn vị (tăng 156%) so với năm 2001. Nhờ có công tác tiếp thị khách hàng luôn được coi trọng, duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, thu hút thêm nhiều khách hàng mà sang năm 2003 đã nâng số khách hàng quan hệ thanh toán quốc tế lên 60 đơn vị.
Doanh số thanh toán quốc tế năm 2002 tăng cao (gấp trên 10 lần) so với năm 2001, cả về số món và số tiền. Riêng năm 2003, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đã đạt 772 món, trị giá gần 35 triệu USD, tăng hơn 17 triệu USD với tốc độ tăng 94% so với năm 2002. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 32 triệu USD, tăng hơn 22,8 triệu USD với tốc độ tăng 248% so với năm 2002.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Doanh số mua đạt hơn 47,8 triệu USD. Doanh số bán ngoại tệ đạt hơn 49,5 triệu USD, tăng 26,5 triệu USD với tốc độ 115% so với năm 2002. Ngoài việc đảm bảo tự cân đối nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế Chi nhánh còn bán cho Sở giao dịch hơn 19 triệu USD. Duy trì tốt mức ngoại tệ dự trữ bình quân trong ngày là 150,000.00 USD.
Ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng thông qua dịch vụ thẻ ATM: triển khai dịch vụ thẻ ATM ở tất cả các chi nhánh và các phòng giao dịch. Đến 31/5/2005 đã có 7 máy ATM được hoạt động với số thẻ phát hành là 4.107 thẻ với số tiền là 3.146 triệu đồng. (Cần bổ sung thêm hiện nay)
Kết quả tài chính:
Nhờ đạt được các kết quả khả quan ở tất cả các hoạt động kinh doanh nên năm 2003 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 120.440 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là: 83.239 triệu đồng, đạt 189% kế hoạch giao. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng 46.667 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 39%/Tổng thu 946A và 88%/Thu nội bảng; thu dịch vụ và thu khác chiếm 12%/ Tổng thu nội bảng. Nguồn thu nhập đó có được là sự đóng góp của toàn bộ đội ngũ cán bộ nên việc tăng mức lương cho cán bộ là một quyết định hợp lý của Chi nhánh trong việc thực hiện chính sách khuyến khích mọi người lao động làm việc ngày càng hiệu quả và có trách nhiệm hơn trong công việc của mình.
4.4 Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ
- thực hiện kiểm tra theo đề cương TW
- Kiểm tra 1.164 hồ sơ tín dụng, 198 hồ sơ thanh toán quốc tế phát hiện ra 58 hồ sơ sai với số tiền là 278 tỷ đồng, tỷ lệ sai là 4,9% không có sai sót lớn.
- kiểm tra 41.218 chứng từ kế toán, với số tiền là 10.222 tỷ. Qua kiểm tra phát hiện ra 78 chứng từ sai với số tiền là 3.380 tỷ đồng ( tỷ lệ sai là .19%)
4.5 Công tác Tổ chức – Cán bộ và đào tạo
trong thời gian qua toàn chi nhánh đã tổ chức tốt công tác tổ chức cán bộ, đến ngày 31/12/2005 toàn chi nhánh có 129 lao động tăng 16 người so với năm 2004.
Tổ chức thi tuyển cán bộ mới theo chế độ quy định
Về công tác đào tạo:
- trình độ cán bộ : Đến 31/12/2005, toàn chi nhánh có 1 tiến sỹ, 7 thạc sỹ, 76 cử nhân, 2 cao đẳng còn lại là cán bộ có trình độ trung cấp, lái xe, bảo vệ và tạp vụ
- Đào tạo dài hạn: Tiến hành đào tạo 1 tiến sỹ, 4 thạc sỹ, đại học 9 người ( ngoài giờ) và đào tạo ngoại ngữ 1 người.
- Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ 45 người.
- Duy trì thường xuyên công tác tự đào tạo về Tín dụng, Kế toán, Thanh toán quốc tế, nghiệp vụ thẻ và lao động tiền lương với 250 lượt cán bộ.
Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại không chỉ là quy luật tất yếu mà còn là yêu cầu khách quan của nền kinh tế bởi nó góp phần quan trọng trong tiến trình đi lên của quốc gia. Ngành công nghiệp Ngân hàng cũng đang ra sức tận dụng sự phát triển của ngành công nghệ thông tin để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích, chính xác, an toàn và nhanh chóng hơn nữa. Cho đến nay các Ngân hàng thương mại vẫn là nơi cung cấp nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho nền kinh tế, vì vậy việc phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng là một nhân tố quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho bản thân Ngân hàng.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã rất quan tâm tới hoạt động tín dụng cho vay, đi đôi với hoạt động tín dụng cho vay là công tác thẩm định hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư. Các báo cáo thẩm định của các cán bộ thẩm định là căn cứ quan trọng để ra quyết định cho vay, thấy được mức độ an toàn của số vốn Ngân hàng cho vay, khả năng trả nợ của khách hàng và lợi nhuận mà Ngân hàng nhận được trong tương. Qua đó việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định là yếu tố hết sức quan trọng đem lại nhiều lợi ích cho bản thân Ngân hàng.
Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, được tham gia các nghiệp vụ thẩm định và thông qua tìm hiểu nhu cầu vay vốn của các khách hàng lớn tại Chi nhánh trong thời gian tới, em đã lựa chọn đề tài: "Hoạt động thẩm định và giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội".
Chuyên đề thực tập ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo được kết thành 2 chương:
Chương 1: Tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội.
Tình hình hoạt động tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh
Để hiểu rõ hơn về quy trình thẩm định dự án đầu t của Chi nhánh, chúng ta sẽ xem xét thực trạng của một dự án đã đượcc cán bộ Chi nhánh thẩm định.
đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội
Kết quả đạt đợc của công tác thẩm dịnh tài chính dự án
Một số hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án và nguyên nhân
Chương 2: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội2.1 Phương hướng công tác thẩm định tàI chính dự án đầu tư tại chi nhánh 2006
2.1.1 Phương hướng nhiệm vụ
2.1.2 Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ
2.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tàI chính dự án tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
- Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ
- Tổ chức điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra
- Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng.
- Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ
- Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các Ngân hàng thương mại khác
2.3 Một số đề xuất kiến nghị
2.3.1 Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan
2.3.2 Ngân hàng Nhà nước
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC069.doc