Tài liệu Báo cáo Thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây: Mục lục
Trang
Lời mở đầu 3
Phần 1: Giới thiệu sơ lược về chi nhánh ngân hàng công thương 4
tỉnh Hà Tây
1.1. Lịch sử hình thành 4
1.2. Chức năng và nhiệm vụ 4
1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu 5
1.3.1. Huy động vốn 5
1.3.2. Cho vay, đầu tư 5
1.3.3. Bảo lãnh 6
1.3.4. Thanh toán và tài trợ thương mại 6
1.3.5. Ngân quỹ 7
1.3.6. Thẻ và ngân hàng điện tử 7
1.3.7. Hoạt động khác 7
Phần 2: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây 9
2.1. Các phòng nghiệp... Ebook Báo cáo Thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây
25 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ tại hội sở chính 10
2.1.1. Phòng kế toán giao dịch 10
2.1.2. Phòng tài trợ thương mại 11
2.1.3. Phòng khách hàng doanh nghiệp 12
2.1.4. Phòng khách hàng cá nhân 13
2.1.5. Phòng thông tin điện toán 14
2.1.6. Phòng tổng hợp tiếp thị 16
2.1.7. Phòng tiền tệ kho quỹ 17
2.1.8. Phòng tổ chức hành chính 18
2.2. Điểm giao dịch số 1 19
Phần 3: Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thương 22
Hà Tây qua các năm
3.1. Hoạt động huy động vốn 22
3.2. Tình hình sử dụng vốn 22
Lời mở đầu
Sau một thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây qua việc tìm hiểu tình hình chung của ngân hàng thông qua lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và các báo cáo thường niên, em đã nắm bắt được những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng và tình hình hoạt động của ngân hàng thời gian qua. Trên cơ sở quan sát và so sánh giữa chức năng nhiệm vụ được giao và hoạt động thực tiễn của ngân hàng, em đã có những nhận xét sơ bộ về ngân hàng để có định hướng cho chuyên đề thực tập của mình.
Với mục đích bước đầu làm quen và tìm hiểu về đơn vị thực tập, em xin trình bày những hiểu biết của mình về chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây qua báo cáo tổng hợp.
Nội dung báo cáo gồm 3 phần:
Giới thiệu sơ lược về chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây
Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây qua các năm
Em mong nhận được sự đóng góp của thầy, cô giáo cho báo cáo tổng hợp của em để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Phần 1
Giới thiệu sơ lược về chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây
1.1. Lịch sử hình thành:
Chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây là đơn vị thành viên hạch toán thuộc trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam, được thành lập theo nghị định số 53 NĐ-HĐBT (nay là chính phủ). Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1988 gọi là chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hà Sơn Bình, có trụ sở chính tại thị xã Hà Đông và một chi nhánh ngân hàng công thương trực thuộc tại thị xã Hòa Bình. Ngày 09/10/1991, tỉnh Hà Sơn Bình được Quốc hội quyết định tách ra thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Vì vậy, thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam có quyết định số 127 QĐ-NHNNVN về việc giải thể chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hà Sơn Bình và thành lập chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây ngày 30/08/1991 và chi nhánh ngân hàng công thương tại thị xã Hòa Bình chuyển sang thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quyết định chuyển giao có hiệu lực từ ngày 01/10/1991.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ:
Chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây hoạt động kinh doanh đối với các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số quận, huyện của Hà Nội như: Quận Thanh Xuân, Đống Đa, Huyện Thanh Trì, Từ Liêm... Ban đầu ngân hàng có 7 phòng nghiệp vụ tại hội sở chính, các phòng giao dịch và các quỹ tiết kiệm, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng ngân hàng cũng được chuyển đổi cho phù hợp với quy định của ngân hàng công thương Việt Nam. Vì vậy, tháng 12/2001 HĐQT ngân hàng công thương Việt Nam quyết định sát nhập 2 phòng giao dịch số 2 và số 3, nâng cấp chi nhánh cấp II là chi nhánh ngân hàng công thương sông Nhuệ. Như vậy, chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây có 7 phòng nghiệp vụ tại hội sở chính , 1 chi nhánh trực thuộc, 4 phòng giao dịch và 16 quỹ tiết kiệm.
Tháng 12/2004, HĐQTNHCT Việt Nam quyết định sát nhập 2 phòng giao dịch số 1 và số 4, nâng cấp thành ngân hàng chi nhánh cấp II Quang Trung. Đồng thời nâng cấp phòng giao dịch số 5 thành ngân hàng chi nhánh cấp II Nguyễn Trãi. Đến ngày 30/10/2006, các chi nhánh ngân hàng công thương cấp II trực thuộc đã tách thành ngân hàng hoạt động độc lập với chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây và trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam. Như vậy, tổ chức của chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây lúc này chỉ gồm 8 phòng nghiệp vụ tại hội sở chính và điểm giao dịch số 1.
1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu:
17 năm hình thành và phát triển, chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh trẻ, năng động và kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng cung cấp cho khách hàng đa dạng các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ kèm theo.
Cụ thể:
1.3.1. Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư;
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy...
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu...
1.3.2. Cho vay, đầu tư:
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và dân cư;
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất;
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài;
- Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các hiệp định tín dụng chung;
- Thấu chi, cho vay tiêu dùng;
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế;
- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế...
1.3. Bảo lãnh:
* Các hình thức bảo lãnh:
- Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh (theo yêu cầu của khách hàng có thể thông qua mạng truyền dữ liệu có ký hiệu mật);
- Ký xác nhận bảo lãnh đối với các hối phiếu, lệnh phiếu;
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
* Các loại bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước; bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm; bảo lãnh hoàn thanh toán...
1.3.4. Thanh toán và tài trợ thương mại:
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu;
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A);
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế;
- Chuyển tiền nhanh Western Union;
- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc;
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản;
- Chi trả kiều hối...
1.3.5. Ngân quỹ:
- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap...)
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc Nhà nước, thương phiếu...)
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế...
1.3.6. Thẻ và ngân hàng điện tử:
Tháng 8/2005, chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây chính thức tham gia hệ thống thanh toán trực tiếp liên ngân hàng;
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA CARD, MASTER CARD);
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card);
- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking...
1.3.1. Hoạt động khác:
- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ;
- Tư vấn đầu tư và tài chính;
- Cho thuê tài chính ;
- Môi giới tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán;
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản...
Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây và thực hiện hiện đại hóa ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển theo định hướng từ phía Ngân hàng Nhà nuớc và Ngân hàng công thưong Việt Nam. Tập trung ở 3 lĩnh vực:
+ Đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ cán bộ, nhân viên;
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ;
+ Phát triển kênh phân phối.
Phần 2
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây gồm có 8 phòng nghiệp vụ và một điểm giao dịch. Tổng số cán bộ công nhân viên trong hệ thống chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây trước ngày 30/10/2006 là trên 200 người, trong đó:
- Ban giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh là: 4 người
- Ban giám đốc các chi nhánh ngân hàng công thương cấp II là: 3 người
- Trưởng, phó phòng chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh: 12 người
- Trưởng, phó phòng chi nhánh ngân hàng công thương cấp II: 5 người
- Trình độ học vấn như sau: Tiến sĩ kinh tế: 1 người; thạc sĩ kinh tế: 4 người; trình độ Đại học: 163 người; số còn lại có trình độ trung cấp và cao đẳng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
kế toán
giao
dịch
Phòng
tài trợ
thương
mại
Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
khách
hàng
cá
nhân
Phòng
thông
tin
điện
toán
Phòng
tiền
tệ
kho
quỹ
Phòng
tổng
hợp
tiếp
thị
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Điểm giao dịch số 1
2.1. Các phòng nghiệp vụ tại hội sở chính
2.1.1. Phòng kế toán giao dịch:
a) Chức năng: Phòng kế toán giao dịch là bộ phận nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và ngân hàng công thương Việt Nam. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực tiễn tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng.
b) Nhiệm vụ:
1. Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy. Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu tham số mới nhất của ngân hàng công thương Việt Nam. Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.
2. Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng. Mở đóng các tài khoản (ngoại tệ và VNĐ); thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản; bán séc, ấn chỉ thường...cho khách hàng theo quy định; thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VNĐ...
3. Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê trong ngày; đỗi chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên; làm các báo cáo, đóng nhật ký theo quy định;
4. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định của ngân hàng
5. Làm công tác khác khi được giám đốc giao.
6. Chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh về nhiệm vụ được giao trong phạm vi được ủy quyền.
2.1.2. Phòng tài trợ thương mại:
a) Chức năng: Phòng tài trợ thương mại là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của ngân hàng công thương Việt Nam.
b) Nhiệm vụ:
1. Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp:
- Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu;
- Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến xuất khẩu (nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kèm bộ chứng từ, nhờ thu séc thương mại)
- Thực hiện nhiệm vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt đối
- Phát hành, thông báo (bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh) bảo lãnh trong nước và nước ngoài trong phạm vi được ủy quyền
- Theo dõi các khoản cho vay bắt buộc.
2. Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ:
- Xây dựng mua, bán ngoại tệ hàng ngày trình ban lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để thực hiện trong toàn chi nhánh
- Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý.
3. Phối hợp với phòng kế toán giao dịch và điểm giao dịch số 1 thực hiện chuyển tiền nước ngoài
4. Thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh
5. Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại...
6. Làm công tác khác khi được giao
7. Chị trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh về nhiệm vụ được giao trong phạm vi được ủy quyền.
2.1.3. Phòng khách hàng doanh nghiệp:
a) Chức năng: Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng công thương Việt Nam và của ngân hàng Nhà nuớc.
b) Nhiệm vụ:
1. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
2. Hỗ trợ, tiếp thị khách hàng, phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến các khách hàng
3. Thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng (bao gồm: cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi) cho khách hàng trong phạm vi được ủy quyền của chi nhánh; quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng
4. Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, và xử lý các giao dịch:
- Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh
- Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn bảo lãnh theo quy định
- Đưa ra các quyết định chấp thuận/ từ chối đề nghị vay vốn/ bảo lãnh trên cơ sở hồ sơ và việc thẩm định
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản cho vay trong và sau khi cho vay
- Theo dõi các khoản nợ có vấn đề, các khoản quá hạn (gốc, lãi).
5. Nắm, cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định
6. Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo
7. Theo dõi, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh
8. Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định
9. Làm công tác khác khi được giao
10. Chịu trách nhiệm trước giám đốc ngân hàng công thương tỉnh về nhiệm vụ được giao trong phạm vi được ủy quyền.
2.1.4. Phòng khách hàng cá nhân:
a) Chức năng: Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành của ngân hàng nhà nước (NHNN) và hướng dẫn của ngân hàng công thương Việt Nam (NHCTVN).
b) Nhiệm vụ:
1. Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng cá nhân
2. Tổ chức huy động vốn của dân cư (bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ) theo quy định của NHNN và NHCTVN.
3. Tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, phối hợp với phòng tổng hợp và tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các dịch vụ của ngân hàng đến các khách hàng.
4. Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng trong phạm vi được ủy quyền. Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng
5. Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch
6. Cập nhật, phân tích toàn diện thông tin về khách hàng theo quy định
7. Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo
8. Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả
9. Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định
10. Là đầu mối hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát các hoạt động của quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch
11. Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCTVN
12. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết
13. Làm báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, lưu trữ hồ sơ, số liệu theo quy định.
14. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vu cho cán bộ của phòng.
15. Làm công tác khác khi được giao
16. Chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh về nhiệm vụ được giao trong phạm vi được ủy quyền.
2.1.5. Phòng thông tin điện toán:
a) Chức năng: Phòng thông tin điên toán thực hiện công tác quản lý duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của toàn chi nhánh.
b) Nhiệm vụ:
1. Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm định quyền được giao.
2. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy thực hiện mở/đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; nhận chuyển giao ứng dụng các dữ liệu/tham số mới nhận từ NHCTVN; thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các hoạt động của chi nhánh.
3. Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vi, mạng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh.
4. Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản cập nhật mới nhất từ phía NHCTVN triển khai cho chi nhánh.
5. Lập, gửi báo cáo bằng file theo quy định hiện hành của NHNN và của NHCTVN.
6. Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh với NHCTVN. Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin, điện toán tại chi nhánh. Xử lý các sự cố đối với hệ thống thông tin, điện toán tại chi nhánh. Thực hiện lưu trữ, phục hồi dữ liệu toàn chi nhánh.
7. Phối hợp với phòng liên quan để triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tại chi nhánh.
8. Thiết kế và xây dựng các tiện ích phục vụ yêu cầu chỉ đạo điều hành cho Ban lãnh đạo chi nhánh trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến phần mềm của NHCTVN. Hỗ trợ cho các phòng kết suất số liệu ra máy in để các phòng khai thác sử dụng.
9. Kết hợp với các phòng nghiệp vụ khác thực hiện quản lý, duy trì về kỹ thuật các hoạt động ngoài quầy trên các kênh giao dịch của NHCTVN (như ATM, e-bank, telephone banking và các sản phẩm thương mại.
10. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của phòng.
11. Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao
12. Chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh về nhiệm vụ được giao trong phạm vi được ủy quyền.
2.1.6. Phòng tổng hợp tiếp thị:
a) Chức năng: Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động của chi nhánh.
b) Nhiệm vụ:
1. Là đầu mối triển khai và tư vấn cho khách về sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
2. Là đầu mối tham mưu cho giám đốc về công tác tiếp thị, chính sách khách hàng, chiến lược khách hàng.
3. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh và giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh theo định kỳ đến các đơn vị trong toàn chi nhánh; theo dõi, phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các phòng nghiệp vụ , điểm giao dich số 1 và của toàn chi nhánh theo chỉ đạo của Ban giám đốc; làm đầu mối tổng hợp báo cáo và lập báo cáo theo quy định.
4. Tham mưu cho Ban giám đốc và tổ chức thực hiện công tác quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày.
5. Làm đầu mối tổng hợp, tham mưu cho Ban giám đốc về công tác thông tin phòng ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh, xử lý tài sản đảm bảo...của toàn chi nhánh.
6. Làm công tác thi đua của chi nhánh; làm đầu mối và tham mưu cho giám đốc và Hội đồng thi đua khen thưởng về công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh.
7. Nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình giám đốc quyết định; làm đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học của chi nhánh.
8. Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền của chi nhánh; tổ chức học tập nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của phòng.
9. Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao.
10. Chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh về nhiệm vụ được giao trong phạm vi được ủy quyền.
2.1.7. Phòng tiền tệ kho quỹ:
a) Chức năng: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCTVN, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
b) Nhiệm vụ:
1. Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giây tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp...), theo đúng quy định của NHNN và NHCTVN.
2. Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định.
3. Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng.
4. Phối hợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy), phòng tổ chức hành chính thực hiện chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đây đủ, kịp thời nhu cầu tại chi nhánh.
5. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo ban giám đốc kịp thời xử lý. Lập kế hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
6. Thực hiện theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời. Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCTVN.
7. Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hóa đơn thanh toán thẻ VISA, Master về trụ sở chính hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu.
8. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của phòng.
9. Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao.
10. Chịu trách nhiệm trước giám đôc chi nhánh NHCT tỉnh về nhiệm vụ được giao trong phạm vi được ủy quyền.
2.1.8. Phòng tổ chức hành chính:
a) Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCTVN. Thực hiện công tác quản trị văn phòng và phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn trong toàn chi nhánh.
b) Nhiệm vụ:
1. Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCTVN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh.
3. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh.
5. Thực hiện mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo ủy quyền.
6. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của NHCTVN.
7. Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh.
8. Tổ chức công văn, lưu trữ, quản lý cán bộ đúng quy định của Nhà nước và của NHCTVN.
9. Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh.
10. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết...
11. Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan.
12. Lập các báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng.
13. Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao.
14. Chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh về nhiệm vụ được giao trong phạm vi được ủy quyền.
2.2. Điểm giao dịch số 1:
a) Chức năng:
1. Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của NHCTVN và trong phạm vi ủy quyền của giám đốc chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây.
2. Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế dưới mọi hình thức.
3. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ, làm các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tư vấn nghiệp vụ ngân hàng theo quy định của NHNN và NHCTVN.
b) Nhiệm vụ:
1. Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng thuộc các thành phần kinh tế:
- Về nghiệp vụ cho vay theo quy định của NHCTVN và trong phạm ci mức ủy quyền của giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây và ủy quyền của tổng giám đốc NHCTVN.
- Về nghiệp vụ huy động vốn theo quy định của NHCTVN.
- Thực hiện mở tài khoản cho khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đảm bảo an toàn các nghiệp vụ phát sinh trên tài khoản của khách hàng.
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ theo quy định của NHCTVN:
+ Mua ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch
+ Thanh toán thẻ tín dụng và các loại thẻ thanh toán khác.
+ Thực hiện dịch vụ sản phẩm thẻ ATM
+ Chuyển tiền nhanh VNĐ cho các cá nhân người và tổ chức kinh tế.
+ Vấn tin tài khoản của khách hàng.
+ Tư vấn các nghiệp vụ ngân hàng.
2. Chấp hành chế độ kho quỹ, bảo đảm an toàn quỹ tiền mặt, các chứng từ có giá, giấy tờ có giá, thẻ phiếu trắng, hồ sơ lưu và các thông tin của khách hàng; tổ chức thực hiện công tác quản lý tiền mặt (VNĐ và ngoại tệ), đảm bảo thu, chi tiền cho khách hàng chính xác, kịp thời theo đúng quy định của NHNN, NHCTVN và quy định của pháp luật.
3. Tổ chức bảo quản và quản lý an toàn tài sản: nhà cửa, thiết bị, phương tiên, dụng cụ làm việc của điểm giao dịch.
4. Thực hiện công tác hạch toán kế toán, và thống kê theo đúng luật kế toán của Nhà nước, các văn bản quy định của NHNN và hướng dẫn thực hiện của NHCTVN, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, chấp hành và thực hiện nghiêm túc các cơ chế, quy chế quy định từng nghiệp vụ của NHNN và của NHCTVN.
5. Tuyên truyền vận động khách hàng gửi tiền và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN.
6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
Phần 3
Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây qua các năm
3.1. Hoạt động huy động vốn:
Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Hà Tây:
Thêi kú
ChØ tiªu
30/6/05
31/12/05
30/6/06
31/12/06
Quý I/07
Ngân hàng huy động
811.536
859,435
964.165
1.079.106
1.138.083
Nhận xét: Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nguồn này có đặc điểm là ổn định và tỷ lệ dự trữ thấp, tuy nhiên chi phí nguồn cao và phần lớn là tiền gửi và tiết kiệm ngắn hạn.
3.2. Tình hình sử dụng vốn:
Tình hình cho vay và đầu tư phân theo thời gian:
Thêi kú
N ChØ tiªu
30/6/05
31/12/05
30/6/06
31/12/06
Quý I/07
Ng©n hµng cho vay VÀ ĐẦU TƯ
490.562
518.762
548.167
576.903
606.884
Từ bảng số liệu trên nhận thấy doanh số cho vay và đầu tư của ngân hàng qua các năm liên tục tăng, thể hiện hoạt động kinh doanh là có hiệu quả. Ngân hàng thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về phí và lãi suất theo định hướng của NHNN và NHCTVN. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao hơn cho vay trung và dài hạn đảm bảo vòng quay vốn ngắn, tính thanh khoản cao và đảm bảo an toàn, tránh rủi ro thanh khoản.
Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHCT Hà Tây qua các năm:
Thêi kú
ChØ tiªu
30/6/05
31/12/05
30/6/06
31/12/06
Quý I /07
Tæng dƯ nî
Trong ®ã nî qu¸ h¹n.
460.010
11.076
489.581
12.938
528.065
13.056
556.000
13.094
574.362
14.235
Nî qu¸ h¹n trªn tæng dƯ nî.
2,41%
2,64%
2,47%
2,36%
2,48%
Dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh NHCT Hà Tây giảm qua các năm chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng đã có những biến đổi to lớn. Hoạt động giám sát các khoản vay và quá trình giải ngân của ngân hàng rất hiệu quả. Tuy nhiên cũng như nhiều ngân hàng quốc doanh khác, nợ quá hạn của ngân hàng tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp quốc doanh là do thói quên kinh doanh ở một số doanh nghiệp còn phụ thuộc vào Nhà nước và sự bảo hộ từ phía Chính phủ. Trong những năm tiếp theo, tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ chắc chắn sẽ giảm do xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra rất mạnh mẽ, khiến cho các doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả.
Với việc huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả hoạt động của chi nhánh NHCT Hà Tây thời gian qua đã đạt được những thành công to lớn, thể hiện qua lợi nhuận thực của ngân hàng qua các năm:
b¶ng tÝnh lîi nhuËn thùc cña Chi Nh¸nh Ng©n hµng
®¬n vÞ : triÖu VN§
Thêi kú
ChØ tiªu
30/6/05
31/12/05
30/6/06
31/12/06
Quý I/07
1. Lãi ròng
24.631
27.837
27.837
30.235
30.235
2. Tỷ lệ lạm phát
8,4%
8,4%
6,6%
6,6%
9,45%
3. Lãi suất
8,5%
8,5%
8,5%
8,5%
8,5%
4.Lãi thực
21.070
23.813
24.185
26.268
25.634
5. Nợ quá hạn
11.076
12.938
13.056
13.094
14.235
6. Thực của nợ quá hạn
12.239
14.296
14.427
14.469
19.055
7. Thực thu về
8.831
9.517
9.758
11.799
6.579
Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng, hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây đã có những bước phát triển khả quan, đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra về tín dụng, huy động vốn và tỷ lệ nợ quá hạn. Định hướng của ngân hàng trong những năm tiếp theo là phát triển nguồn nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin học, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, thực hiện đa dạng hóa các loại dịch vụ, xây dựng ngân hàng thành ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của tỉnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh.
Kết luận
Qua 5 tuần thực tập tổng hợp tại chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây, một ngân hàng có 17 năm hoạt động hiệu quả và uy tín trên địa bàn tỉnh Hà Tây, em đã nắm bắt được những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng và thành công đạt được của ngân hàng. Với hệ thống phân phối rộng khắp và hình ảnh tốt đẹp mà ngân hàng đã tạo dựng được, chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây là địa chỉ tin cậy đối với các doanh nghiệp trên toàn quốc và nước ngoài. Để đạt được những thành công đó, ngân hàng đã có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với suy nghĩ đó em xin chọn đề tài: “Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây" làm nội dung cho chuyên đề thực tập của mình.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11910.doc