Báo cáo Thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ

Phần I: Tổng quan về Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ – Thành phố Vinh- Nghệ An. I. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ. Ngân hàng công thương Bến Thuỷ được tách ra từ ngân hàng công thương Nghệ An ngày 01/01/1995,là ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt nam có trụ sở chính nằm ở quốc lộ 1A- 229 đường Lê Duẩn- Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ là một trong những ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bàn tỉnh Nghệ An , là ngân hàng thương mại còn non trẻ ra đời trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước đầu đi vào hoạt động kinh doanh bên cạnh những thuận lợi thì ngân hàng gặp rất nhiều những khó khăn , đó là: môi trường pháp luật chưa đồng bộ, việc kinh doanh tiền tệ là hoạt động kinh doanh đặc thù như “ con dao hai lưỡi” trong khi cán bộ ngân hàng chưa được trang bị những kiến thức thị trường và những kinh nghiệm cho nên công tác huy động vốn còn bị hạn chế, đầu tư cho vay còn bị bó hẹp. Mặc dù có những khó khăn trong những năm qua, nhưng Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ đã vươn lên đứng vững trong thị trường kinh doanh tiền tệ, xác lập được hướng kinh doanh vững chắc, chiếm lĩnh thị trường đầu tư lớn trên địa bàn Nghệ An trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản. Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ đã cung cấp đầy đủ nhu cầu về vốn và các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho khách hàng góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nghệ An. Để phát huy tốt vai trò, chức năng của một ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ cần tìm những giải pháp tích cực nhất nhằm đưa ngân hàng phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong nước, ngân hàng quốc tế và vững vàng trên con đường hội nhập nền kinh tế toàn cầu. II. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ với tổng số cán bộ công nhân viên là 106 người, được sắp xếp bố trí công việc căn cứ vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình... một cách phù hợp. Lãnh đạo ngân hàng gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và hệ thống các trưởng phòng, phó phòng. Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh NHCT Bến Thuỷ: Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng GD T.T Phòng K.T Phòng N.Quỹ Phòng N.V Phòng K.D Phòng TCHC Phòng K.Soát Quy TK6 Bộ phận K.T Bộ phận Đ.T Tổng Hợp Kinh doanh Thu nợ Quỹ TK 1 Quỹ TK 2 Quỹ TK 3 Quỹ TK 4 Quỹ TK 5 Quỹ TK 7 1. Phòng kinh doanh Phòng có tất cả 13 cán bộ gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng. Phòng có chức năng trực tiếp cho vay đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài quốc doanh có nhu cầu vay vốn ngân hàng và đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng đặt ra, xây dựng kế hoạch cân đối về nguồn vốn và sử dụng vốn.Thực hiện chế độ thông tin báo cáo tổng hợp, phân tích kế hoạch tài chính, lỗ lãi của ngân hàng. Trực tiếp thẩm định các dự án đầu tư, cho vay, bảo lãnh, thu nợ,…Phòng gồm 3 bộ phận: Bộ phận tín dụng: Bộ phận này hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, trực tiếp thực hiện công tác cho vay, bảo lãnh và thu nợ đối với khách hàng. Bộ phận thu nợ: Bộ phận này được lập ra để theo dõi và thu các khoản nợ, cho vay tiêu dùng, cho vay sinh viên. Bộ phận tổng hợp: Bộ phận này hoạt động với chức năng làm báo cáo thống kê, kết hợp với các phòng ban để xử lý các cơ chế, chế độ của Nhà nước. 2. Phòng kế toán Phòng gồm 14 cán bộ, và được chia làm 3 bộ phận: bộ phận thanh toán liên hàng, bộ phận thanh toán quốc tế và bộ phận thanh toán bù trừ. Chức năng chính của phòng kế toán là quản lý tài sản, tiền gửi, tiền vay của các cá nhân, đơn vị. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng trong hệ thống và ngoài hệ thống. Thực hiện cơ chế tài chính của ngành theo các văn bản chế độ hiện hành ( thanh toán giao dịch với khách hàng khi khách hàng đến mở tài khoản, bộ phận chi tiêu, theo dõi các tài khoản khi đến hạn thì báo cho các phòng ban liên quan, thu lai định kỳ đối với khách hàng. Bộ phận kinh doanh đối ngoại trực thuộc phòng Kế toán thực hiện các nghiệp vụ như mở L/C nhập, xuất cho khách hàng: thực hiện nhờ thu đi, nhờ thu đến, thu đổi ngoại tệ… 3. Phòng tổ chức- Hành chính Phòng gồm 20 cán bộ . Chức năng chính của phòng là quản lý nhân sự, lao động tiền lương, quản lý về hành chính, quản trị, đào tạo. Phòng Tổng hợp- Hành chính gồm 2 bộ phận: Bộ phận tổ chức: có chức năng quản lý nhân sựcủa đơn vị như: hoán đổi nhân công, tuyển mộ nhân lực, phân bổ và kiểm soát nhân lực, theo dõi số lượng nhân lực ở các phòng ban. Bộ phận tiền lương: Có chức năng chính và chủ yếu là quản lý, chi trả lương. Kết hợp với bộ phận nhân lực để theo dõi và thay đổi mức lương của cán bộ công nhân viên. 4. Phòng Ngân quỹ Gồm 17 cán bộ công nhân viên. Phòng có chức năng cất giữ, bảo quản, kiểm đếm, kiểm soát tiền. Đồng thời là nơi bảo quản các giấy tờ có giá, các hồ sơ thế chấp của khách hàng. 5. Phòng Nguồn vốn Phòng gồm 19 cán bộ công nhân viên, trong đó có 6 người trình độ đại học, 11 người trình độ trung cấp, 2 người sơ cấp. Phòng nguồn vốn có chức năng huy động các nguồn vốn bằng nội và ngoại tệ trong dân cư để tái đầu tư cho vay đối với nền kinh tế. Bao gồm: huy động các nguồn tiền gửi doanh nghiệp, các loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn. Thuộc cơ cấu phòng còn bao gồm các quy tiết kiệm số 1, số 2, số 3, số4, số5, số 7. 6. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng gồm 4 cán bộ công nhân viên. Chức năng chính của phòng là kiểm tra kiểm soát mọi nghiệp vụ ngân hàng theo văn bản hiện hành. Tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của chi nhánh để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh hoạt động ngân hàng. Tham gia cùng bộ phận tín dụng của phòng Kinh doanh, phòng Giao dịch, phòng giao dịch xử lý thu hồi nợ, nợ quá hạn. 7. Phòng giao dịch Trường thi Phòng gồm 19 cán bộ. Phòng thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một chi nhánh ngân hàng thương mạinhư: tín dụng, nhận gửi, bảo lãnh, kế toán giao dịch và các nghiệp vụ khác của ngân hàng như thanh toán hộ, chuyển tiền,…. Phòng bao gồm hội sở chính và Quỹ tiết kiêm trực thuộc số 6. Đây là phòng giao dịch ngoài chức năng chính là cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và thu nợ còn tiến hành cho vay các doanh nghiệp Nhà nước là các thành viên của Tổng công ty 90,91 như Công ty xây dựng công trình giao thông 423, 479, 473, 484, 492 là những đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông IV. Phần II: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ những năm qua. I. Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An những năm gần đây. Những năm qua với sự nỗ lực phấn đấu rất cao của toàn Đảng toàn dân, tỉnh Nghệ An đã thu được những thành tựu đáng kể. Nền kinh tế tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, kết cấu hạ tầng được cải thiện, năng lực sản xuất được nâng cao, thúc đẩy, tăng cường chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, tạo điều kiện phát triển cho thời kỳ sau. Đời sống vật chất và văn hoá của toàn dân ngày càng được nâng lên, rút ngắn chênh lệch về kinh tế so với mức bình quân của cả nước. Kết thúc năm 2000, Nghệ An đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị- xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng... Tổng sản phẩm trong tỉnh(GDP) tăng 6,21% so với năm 1999 (trong đó cả nước là 6,7%). Sản lượng lương thực quy thóc đạt trên 88 vạn tấn tăng hơn 9 vạn tấn so với năm 1999, chè khô đạt trên 3000 tấn, sản lượng khai thác hải sản tăng 7% so với năm 1999. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 5 triệu USD. Cùng với xu thế chung của cả nước công nghiệp có bước tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tỉnh Nghệ An đạt 1,141 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 1999. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 1999, chiếm tỷ trọng 16% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Về thương mại tổng mức bán lẻ và dịch vụ trên thị trường xã hội tỉnh cả năm đạt 5060 tỷ đồng tăng 3,2 % so với năm 1999. Năm 2001 thì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân đạt 9,5% trong đó ngành nông lâm ngư nghiệp tăng 5,5%, ngành công nghiệp tăng 32%, thương mại dịch vụ tăng 8% so với năm 2000. Sản lượng lương thực đạt 85 vạn tấn. Tình hình văn hoá- xã hội, có nhiều bước tiến bộ, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, Quốc phòng an ninh được giữ vững, dân chủ cơ sở được đảm bảo. Những kết quả đạt được đã tạo niềm tin để tỉnh nghệ An chuyển sang giai đoạn phát triển nhanh và bền vững trong thập niên mới. Tuy nhiên, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa vững chắc. Công tác tổ chức, sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn triển khai chậm ... II. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua. Để giải quyết những khó khăn còn vướng mắc và tiếp tục phát huy những điều kiện thuận lợi, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ với nỗ lực và quyết tâm cao đã đạt được kết quả tốt đẹp. Tình hình cụ thể như sau: 1. Về huy động vốn. Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ với tư cách là một ngân hàng thương mại hoạt động tương đối độc lập, tự chủ trong hạch toán kinh doanh, huy động vốn được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu với mục tiêu mở rộng thị phần tín dụng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù nằm ở địa bàn không mấy thuận lợi, dân cư chủ yếu là công nhân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ nên thu nhập thấp tích luỹ ít nhưng nhờ vào việc bố trí sắp xếp lao động, đổi mới phong cách thái độ phục vụ và gắn với các hình thức huy động vốn phong phú, đặc biệt là áp dụng thành công nghiệp vụ tiết kiệm gắn liền với dịch vụ thanh toán chuyển tiền nên đã tạo được sức thu hút khá lớn lượng khách hàng đến giao dịch. Tính đến ngày 31/12/2001 tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng đạt 268,517tỷ đồng tăng hơn 44% so với đầu năm. Trong đó: - Nguồn huy động tiết kiệm, kỳ phiếu đạt 219,3 tỷ đồng, chiếm 85% tổng nguồn vốn huy động tại chỗ. Trong đó huy động từ kỳ phiếu là 8,629 tỷ đồng. - Nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp đạt 49,217 tỷ đồng tăng 72% so với đầu năm . Cho tới 31/12/2002 thì tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 300,636 tỷ đồng. Điều quan trọng là, Chi nhánh đã tăng số huy động qua Phát hành kỳ phiếu lên 42,076 tỷ đồng tăng hơn 488% so với năm 2001. Tuy nhiên, số huy động tử tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm, từ 49,217 tỷ đồng năm 2001 xuống 42,627 tỷ đồng giảm chỉ bằng 87% so với năm 2001. Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ 2000-2002 Đơn vị: Tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tốc độ tăng trưởng(%) I. Nguồn huy động 186.199 268.517 300.636 112 1.TG của TCKT 22.640 49.217 42.627 87 2.TGTK 163.616 210.671 215.933 102 3.Phát hành KP - 8.629 42.076 448 II.Nguồn nhân điều hoà 229.197 202.096 208.445 139 1.Trong kế hoạch 205.366 189.422 272.164 144 2.Điều chuyển vốn khác 23.831 12.674 8.281 65 Tổng số 415.396 470.613 509.081 (Nguồn: Báo cáo tổng kết 2000,2001, 2002 Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ và báo cáo tình hình thực tế năm 2001, 2002) Như vậy, nguồn vốn huy động được tiếp tục tăng trưởng vững chắc với lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều. Cán bộ công nhân viên luôn có tinh thần cải tiến lề lối phục vụ, thực sự đổi mới tác phong, thái độ phục vụ, giữ chữ tín đối với khách hàng. Đồng thời với việc tích cực khai thác và huy động nguồn vốn tại chỗ, ngân hàng đã tranh thủ được sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả về nguồn vốn trong nội bộ Ngân hàng Công thương Việt Nam đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu hợp lý về vốn của khách hàng. 2. Về hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tín dụng. Ngay từ đầu năm, thực hiện phương châm "Phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả" Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đã xác định tăng trưởng tín dụng là mục tiêu hết sức quan trọng và đã tập trung đẩy mạnh đầu tư cho vay đối với khách hàng. Khối lượng tín dụng tăng nhanh an toàn và hiệu quả. Vốn tín dụng đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn hợp lý của các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Tổng dư nợ cho vay và đầu tư kinh doanh đến ngày 31/12/2001 đạt 396,993 tỷ đồng tăng 6% so với năm 2000. Trong đó: - Dư nợ ngắn hạn đạt 225,281 tỷ đồng chiếm gần 64% tổng dư nợ - Dư nợ trung, dài hạn đạt gần 149,597 tỷ đồng, chiếm trên 36% tổng dư nợ Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể ngân hàng thì tổng dư nợ các khoản cho vay đến 31/12/2002 đạt 533,617 tỷ đồng. Trong đó: - Dư nợ ngắn hạn là 247,902 tỷ đồng, tăng 110% so với năm 2001. - Dư nợ cho vay trung dài hạn là 233,480 tỷ đồng, tăng 162% so với năm 2001 và chiếm gần 44% trong tổng dư nợ. Năm 2002 thì cơ cấu dư nợ đã có sự dịch chuyển đáng kể, đó là tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn đã tăng rõ rệt, từ 36% tổng dư nợ năm 2001 lên 44% tổng dư nợ năm 2002. Bảng 2: Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng từ 2000-2002 Đơn vị: Tỉ đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tốc độ(%) I. Theo loại hinh cho vay 375.571 396.993 533.617 134 1. Cho vay ngắn hạn 263.014 255.281 247.902 110 1.1. Trong han 254.385 216.920 234.218 101 1.2.Quá hạn 8.629 8.361 13.684 164 2.Cho vay trung dài han 75.688 149.597 233.480 156 2.1. Trong han 68.461 142.064 227.278 160 2.2. Quá hạn 7.227 7.533 6.202 82 3. Cho vay vốn tài trợ 7.237 6.797 5.824 86 4.Cho vay TTCN 226 226 226 100 5.CK nợ CXL có TS GN, XN 18.125 4.911 4.572 93 6.CKN có TS liên quan vụ án 1.100 - - - 7. NCV được khoanh 10.181 10.181 10.181 100 8.Đầu tư kinh doanh khác - - 31.432 - II.Phân theo thành phần kinh tế 375.571 396.993 533.617 134 1.Quốc doanh 319.480 359.479 491.973 137 2.Ngoài quốc doanh 56.091 37.514 41.644 111 (Nguồn: Báo cáo tổng kết 2000, 2001, 2002 Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ và Báo cáo Tình hình thực tế năm 2001, 2002) Thực hiện mục tiêu đề ra, chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phong cách thái độ lề lối giao dịch với khách hàng. Quan hệ với khách hàng truyền thống được củng cố, quan hệ với khách hàng mới ngày càng được mở rộng, phát triển. Năm2001 đã có thêm số khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả đặt giao dịch với ngân hàng nâng tổng số khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước lên tới 52 đơn vị. Các món vay mới đều được thực hiện nghiêm túc, đúng thể lệ, chế độ, quy trình nghiệp vụ cho vay đảm bảo 100% món vay đều được kiểm tra trước trong và sau khi cho vay. Ngân hàng thực hiện nghiêm túc các quy định về tài sản thế chấp, định giá phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng làm ăn có hiệu quả, sản xuất kinh doanh đúng hướng với chính sách phát triển của đất nước có tín nhiệm trong cho vay và trả nợ. Cơ cấu dư nợ tiếp tục được chuyển dịch phù hợp với yêu cầu mới. Vốn tín dụng được ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Dư nợ kinh tế quốc doanh đến ngày 31/12/2001 đạt tới 359.479 tỷ đồng tăng 67% so với đầu năm chiếm 85% tổng dư nợ. Và đến 31/12/2002 thì tổng dư nợ cho vay quốc doanh là 491,973 tỷ đồng, chiếm 92% tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ thành phần kinh tế quốc doanh rất được chú trọng, tuy nhiên nó lại có tác động xấu tới thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Dư nợ trung và dài hạn được chú trọng nâng cao đến cuối năm 2001 đạt trên 149,597 tỷ đồng tăng 198% so với năm 2000. Tới cuối năm 2002 thì con số tuyệt đối dư nợ trung dài hạn là 233,480 tỷ đồng, tăng 156% so với năm 2001 và chiếm 44% tổng dư nợ. Điều này đã hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện những dự án đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá công nghệ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Vốn cho vay của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia thi công, xây dựng các công trình trọng điểm, có ý nghĩa về kinh tế- xã hội ở địa phương và trong cả nước. Điển hình như đầu tư dự án xây dựng hệ thống các trường tiều học thuộc các tỉnh miền Trung, đường vận chuyển mía tại Quỳ Hợp của công ty xây dựng số 6. Dự án xây dựng hệ thống kênh, đập Sông Hinh, hồ chứa nước Nhà Đường (Hà Tĩnh), hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An của công ty xây dựng thuỷ lợi 24, công trình vượt sóng thần An Dương (Sài Gòn) của công ty xây dựng cầu 75. Dự án nâng cấp hệ thống đường giao thông thành phố Vinh, nâng cấp quốc lộ 7 của công ty xây dựng công trình giao thông 496. Dự án đường Bình Minh ( thị xã Cửa Lò),....Các dự án đầu tư, cho vay có thể bằng VND hoặc ngoại tệ để cho khách hàng đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc nhập khẩu hàng hoá. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: bên cạnh tập trung xử lý thu hồi nợ quá hạn cũ, đơn vị mạnh dạn duy trì và đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Trong quá trình cho vay đầu tư vốn của mình, Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đã gắn việc cho vay theo chương trình và dự án có hiệu quả với việc góp phần giải quyết các mục tiêu xã hội như chương trình cho vay theo hiệp định Việt- Đức, chương trình cho vay tiêu dùng sinh hoạt, không phải thế chấp tài sản đối với cán bộ công nhân viên... Đặc biệt, mặc dù còn khó khăn nhưng Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đã quan tâm và chú trọng đến công tác cho sinh viên nghèo ở các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn vay như trường đại học sư phạm Vinh, trường cao đẳng sư phạm Nghệ An, trường trung học kinh tế- kỹ thuật Nghệ An, trường cao đẳng kỹ thuật Vinh với 2094 sinh viên được vay vốn, dư nợ tính đến nay đạt gần 2,3 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với đầu kỳ. Vốn vay ngân hàng đã tạo điều kiện cho sinh viên nghèo vượt khó vươn lên học tập tốt góp phần giải quyết khó khăn trong xã hội cũng như đào tạo phát triển “ chất xám” về lâu dài. Đồng thời với đẩy mạnh phát triển kinh doanh thì công tác chấn chỉnh hoạt động ngân hàng tiếp tục được quan tâm đúng mức. Đề cương phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp đã được soạn thảo và thực hiện, giúp cho sự chỉ đạo, lãnh đạo đầu tư đúng hướng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trong ngân hàng bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và an toàn vốn. Chương trình thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro được chỉnh sửa, cài đặt mới, phát huy hiệu quả bước đầu trong việc thu thập, xử lý các thông tin trong hệ thống Ngân hàng Công thương để phòng ngừa rủi ro. Tập trung xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, lãi treo. Ban chỉ đạo xử lý và thu hồi nợ quá hạn được thành lập, đi vào nội dung và đã phát huy có hiệu quả: trong năm2001 đã thu hồi được 18,076 tỉ đồng nợ quá hạn, trong đó có 2,806 tỉ đồng nợ khó đòi. Đã tích cực tiến hành kê biên, niêm phong, khai thác, và xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, góp phần đưa tỷ trọng dư nợ quá hạn từ 7,4% năm 1999 xuống 5% ( loại trừ tài sản bắt nợ và nợ khoanh). 3. Về kế toán, điện toán, kinh doanh đối ngoại: Công việc hạch toán, thanh toán kịp thời, chính xác góp phần tham gia điều hoà vốn kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, an toàn và hiệu quả. Công tác điện toán được chú trọng đầu tư. Đã hoàn thành việc cài đặt và sử dụng nhiều chương trình mới giúp cho việc xử lý và cung cấp một cách nhanh chóng kịp thời, chính xác, truyền và nhận thông tin thông suốt trong hệ thống Ngân hàng Công thương. Năm 2001, hoạt động kinh doanh đối ngoại đã có bước phát triển nhanh chóng. Công tác huy động vốn ngoại tệ, mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế đều có sự tăng trưởng cao. Số dư tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại chi nhánh tăng gần 63% so với năm 2000, đạt trên 4,6 triệu USD. Bên cạnh đó đã tiến hành mở và thanh toán nhiều bộ L/C nhập khẩu trị giá gần 3,8 triệu USD tăng nhiều lần so với năm trước. Các dịch vụ khác như chuyển tiền quốc tế, UNT, UNC, chi trả kiều hối cũng được chú trọng khai thác và mở rộng. Doanh thu từ nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại ngày một tăng cao. Đến nay có thể khẳng định Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ đối ngoại với các doanh nghiệp, dân cư và xã hội. 4. Công tác tiền tệ- kho quỹ: Xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của công việc mà mình đảm nhiệm, mỗi cán bộ phòng ngân quỹ đã tận tình, hoà nhã với khách hàng, thận trọng, chính xác trong khâu kiểm đếm tiền để loại ra những tờ tiền hư hỏng, tiền không đủ tiêu chuẩn quy định, xác định tiền thật, tiền giả thực hiện quy chế của ngành và làm tăng niềm tin đối với khách hàng. Khối lượng tiền mặt qua ngân hàng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2000 khối lượng thu tiền mặt đạt 663,7 tỷ đồng, chi tiền mặt đạt 417,4 tỷ đồng thì đến năm 2001 tổng thu tiền mặt đạt 784,1 tỷ đồng tăng gấp 1,2 lần; tổng chi tiền mặt đạt 426,3tỷ đồng tăng gấp một lần so với năm 2000. Năm 2002 thì tổng thu tiền mặt đạt 845.415 tỷ đồng 107% so với 2001, tổng chi là 497,066 tỷ đồng tăng 116% so với năm 2001. 5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Chi nhánh đã thực hiện tốt việc lập chương trình kiểm tra, kiểm toán và xét khiếu tố theo các văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Tiến hành kiểm tra hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, chứng từ kế toán, phát hiện kịp thời những tồn tại để đóng góp ý kiến với các bộ phận nghiệp vụ, giúp sự lãnh đạo, chỉ đạo sát thực hơn. Tích cực tham gia cùng cán bộ tín dụng đôn đốc khách hàng trả nợ, xử lý nợ quá hạn, nợ đọng, lãi treo... 6. Công tác khác. 6.1. Công tác tổ chức, điều hành. Bộ máy tổ chức từng bước được kiện toàn. Quy chế quản lý điều hành từ ban giám đốc đến các phòng, ban, bộ phận và nhân viên được xây dựng và thực hiện một cách nghiêm túc. Cán bộ được sắp xếp, bố trí hợp lý đã góp phần tăng hiệu quả lao động, tăng hiệu quả kinh doanh. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tạo nên sự thống nhất cao, điều hành hoạt động của chi nhánh có kỷ luật, tạo nếp sống văn minh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của người lao động trong đơn vị được nâng cao. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách có sự thống nhất cao. Công tác quản trị điều hành được thực hiện theo kỷ cương, tạo nếp sống văn minh trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày. 6.2. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thi đua. Chú trọng, chăm lo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên, công nhân viên như cử cán bộ theo học các lớp sơ cấp chính trị, mời giảng viên nói chuyện thời sự để năng cao nhận thức chính trị cho cán bộ công nhân viên Chi nhánh. Phong trào thi đua ngày càng được đẩy mạnh gắn với nhiệm vụ đổi mới hoạt động ngân hàng. Nhiều gương người tốt việc tốt, nhiều phòng ban đạt danh hiệu lao động xuất xắc trong thi đua ngắn ngày, thi đua chào mừng 50 năm ngày thành lập ngành ngân hàng Việt Nam, nhiều cá nhân là lao động giỏi, chiến sỹ thi đua cấp ngành, cấp cơ sở… 6.3. Hoạt dộng đoàn thể. Phối hợp chặt chẽ giữ Đảng, chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác động viên kịp thời cán bộ phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh trong từng thời kỳ. Công đoàn, Đoàn thanh niên đã phát huy được vai trò, chức năng của mình, ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng. Phong trào văn hoá văn nghệ, thể thao được duy trì thường xuyên và có chất lượng tạo thêm sức mạnh tinh thần giúp cho công tác chuyên môn được tốt hơn. Tổ chức thi Tay nghề thủ quỹ, kiểm ngân tại Chi nhánh và tham gia các cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi, tin học không chuyên, kế toán giỏi, kiểm ngân giỏi,… 7. Kết quả kinh doanh Kế thừa và phát huy những kết quả của những năm trước, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh đã đạt được thành công vượt bậc. Khắc phục các khó khăn tồn tại của nền kinh tế, của áp lực giảm lãi suất cho vay, môi trường cạnh tranh và những tồn tại để lại giai đoạn 1997, 1998 do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan Chi nhánh đã bị thua lỗ. Có thể nói đây là những ngày khó khăn nhất đối với quá trình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Nợ quá hạn, nợ đóng băng, lãi treo phát sinh quá nhiều, hàng loạt khách hàng bị thua lỗ, phá sản không có khả năng trả nợ gốc và lãi, chủ yếu là khách hàng ngoài quốc doanh. Trong bối cảnh ấy Chi nhánh đã phải "gồng" mình lên để tồn tại và phát triển. Với sự phấn đấu không mệt mỏi, năm 2000 có lãi trên 3,600 tỷ đồng; năm 2001 Chi nhánh đạt 570 triệu đồng, năm 2002 Chi nhánh đã có 1,045 tỷ đồng tiền lãi (sở dĩ năm 2001 lợi nhuận thu được thấp hơn năm 2000 là do Chi nhánh đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro là 1,750 tỉ đồng; Chi bảo hiểm tiền gửi của khách hàng là 1,952 tỷ đồng...). Như vậy năm 2002 đã đánh dấu bước ngoặt lớn, sau khi trích quỹ dự phòng rui ro, chi bảo hiểm tiền gửi khách hàng Chi nhánh có lợi nhuận gấp 184% so với năm 2001. 8. Bài học kinh nghiệm Thực tiễn quá trình hoạt động và những kết quả vượt bậc tại Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm phong phú, thiết thực. Có thể rút ra một số kinh nghiệm cơ bản sau đây: Một là: Chủ động xác định rõ chiến lược, phương châm hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức cũng như hoàn cảnh cụ thể và dự đoán những vấn đề mới có thể nảy sinh để giải quyết kịp thời. Hai là: Đổi mới tổ chức bộ máy lãnh đạo đi đôi với đổi mới và tăng cường công tác quản trị, điều hành bằng việc xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế điều hành xuyên suốt từ Ban lãnh đạo đến các phòng ban nghiệp vụ và cán bộ công nhân viên. Cấu trúc lại các phòng ban và lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu. Nhờ đó mà lực lượng lao động này không chỉ tăng đơn thuần về lượng mà còn biến đổi về chất làm tăng hiệu quả công việc của mỗi người, góp phần thực hiện tốt hơn nữa tổng thể công việc của toàn đơn vị. Ba là: Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa trẻ trung vừa có năng lực về chuyên môn nghiệp vụ( trên 60% cao đẳng, đại học trở lên), có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, có thể đảm đương yêu cầu công việc. Kết hợp, coi trọng sự năng động sáng tạo của sức trẻ đồng thời phải biết kết hợp tốt sáng tạo của sức trẻ với kinh nghiệm chuyên môn của những người có thâm niên công tác. Đây chính là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ. Tập trung xây dựng được nét văn hoá ngân hàng đặc trưng, chú trọng cả nội dung lẫn hình thức. Đó là tác phong giap tiếp văn minh, lịch sự, chu đáo tận tình đi đôi với kiến thức chuyên môn thành thạo. Bốn là: Đổi mới mạnh mẽ tư duy kinh doanh, tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng, dự án có tính khả thi để đầu tư cho vay. Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng thực sự bình đẳng, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Ngân hàng chủ động đến với các doanh nghiệp để thoả thuận các giao dịch, hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ về vốn mà sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn về tài chính, tiền tệ về thẩm định dự án đầu tư,… Năm là: Tích cực mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách hàng và xã hội. Sáu là: Tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của Cấp uỷ và Chính quyền địa phương không chỉ trong việc xử lý nợ có vấn đề, nợ quá hạn mà hơn hết là tranh thủ các dự án khả thi để đầu tư cho vay. III. Tìm hiểu về kế hoạch tiền tệ. 1. Trình tự lập bảng cân đối vốn kinh doanh. Bảng cân đối vốn kinh doanh gồm 2 phần: Tài sản có. Tài sản nợ. Tài sản nợ gồm: Vốn huy động. Các khoản vay, đi vay. Thanh toán vốn. Tài sản nợ khác: + Vốn của tổ chức tín dụng( VND và ngoại tệ). + Quỹ của tổ chức tín dụng. + Tài sản nợ khác. Tài sản có gồm: Dự trữ và thanh toán. Các khoản cho vay và đầu tư. + Cho vay nền kinh tế. + Các khoản đầu tư. Thanh toán vốn. Tài sản có khác. 2. Khai thác, sử dụng và quản lý vốn: 2.1. Khai thác vốn: Các ngân hàng tiến hành đi vay để cho vay. Đi vay có thể từ nhiều nguồn khác nhau như: Huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Huy động tiền gửi các doanh nghiệp: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi đảm bảo thanh toán, tiền gửi quản lý và dữ hộ, tiền gửi vốn chuyên dùng… Huy động từ nguồn điều chuyển vốn nội bộ. Đi vay Ngân hàng Nhà nước. Vay các tổ chức tín dụng khác như: vay các tổ chức tín dụng trong nước, vay các tổ chức tín dụng nước ngoài; vay từ nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư,… 2.2. Sử dụng vốn. Ngân hàng dùng nguồn vốn huy động được để đầu tư cho vay các thành phần kinh tế giúp các doanh nghiệp, các nhân có vốn để kinh doanh và phục vụ đời sống, tham gia xây dựng các công trình,… Gồm: Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn dưới 1 năm dùng để bổ sung vốn lưu dộng cho sản xuất kinh doanh. Cho vay trung dài hạn: Thời hạn cho vay từ 1-5 năm( trung hạn) và trên 5 năm (dài hạn) giúp các doanh nghiệp mua sắm thiết bị máy móc, cải tiến công nghệ đầu tư mở rộng sản xuất theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Cho vay tài trợ uỷ thác. 2.3. Quản lý vốn. Gồm : Quản lý vốn vay. Quản lý tiền mặt và các giấy tờ có giá. Quản lý dự trữ bắt buộc và các khoản đảm bảo thanh toán. Quản lý vốn đi vay. IV. Tìm hiểu về Quản lý tiền gửi dân cư 1. Thủ tục gửi tiền lần đầu Bước 1: Khách hàng - Đến quỹ tiết kiệm (QTK) trực tiếp xem hoặc được nhân viên QTK hướng dẫn các thông tin về gửi, rút tiền thông báo công khai tại QTK. - Viết và ký tên trên phiếu gửi tiền theo mẫu in sẵn. - Mang phiếu gửi tiền, CMND sang thủ quỹ để nộp tiền. Bước 2: Thủ quỹ - Kiềm tra đầy đủ các yếu tố ghi trên phiếu gửi tiền. - Nhận tiền và kiểm đếm có sự chứng kiến của khách hàng. - Khi nhận đủ tiền đóng dấu “ đã thu tiền” và ký vào chỗ quy định trên phiếu gửi tiền , mời khách hàng kí tên vào bản kê loại tiền nộp , vào sổ quỹ tiền mặt , ngân phiếu gửi tiền: - Chuyển phiếu gửi tiền cho kế toan để làm thủ tục ; - Trường hợp khách hàng không đủ tiền nộp so với số tiền đã ghi trên phiếu gửi tiền thì thủ quỹ trả lại tiền và phiếu gửi tiền cho khách để khách tự quyết định. Bước3-Kế toán - Nhận từ thủ quỹ phiếu gửi tiền kiểm tra dấu “đã thu tiền” và chữ kí của thủ quỹ trên phiếu gửi tiền : - Đề nghị khách hàng xuất trình CMND để làm thủ tục; - Đối chiếu các yếu tố trên CMND với các yếu tố trên phiếu gửi tiền; - Hướng dẫn khách hàng ký 2 chữ ký mẫu vào mặt sau của thẻ đăng ký mẫu trước cán bộ kế toán; - Đối chiếu chữ ký mẫu với chữ ký trên phiếu gửi tiền, nếu đúng ; Nhập thông tin vào máy tính ,in thẻ tiết kiệm ghi các yếu tố ( hoặc in nếu kỹ thuật cho phép); họ tên ,địa chỉ ,CMND, số tài khoản hoặc số đăng ký của khách hàng lên thẻ giao dịch tiết kiệm, thẻ đăng ký chữ ký mẫu ,ghi số tài khoản lên phiếu gửi tiền; - Ký vào chỗ quy định trên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC849.doc
Tài liệu liên quan