Lời mở đầu
Trải qua gần hai mươi năm đổi mới, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, nước ta đã đạt được những thành quả đáng mừng: một xã hội văn minh, một nền chính trị ổn định và đặc biệt, có một nền kinh tế vững chắc cho tiến trình tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Để đạt được những thành quả đó, Đảng và Nhà nước đã có sự cố gắng không ngừng trong việc xây dựng và hoàn thiện một bộ máy quản lý phù hợp với cơ chế mới- cơ chế thị
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Chi nhánh Hà Nội - Công ty XNK Tổng hợp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường có sự quản lý của Nhà nước.Trong công tác quản lí nói chung, không thể không nhắc tới công tác tổ chức quản lý tài chính-kế toán nói riêng, bởi công tác này đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Việc lỏng lẻo trong công tác quản lý tài chính có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát lớn về tài sản, nền kinh tế đi xuống.
Mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền kinh tế. Vì vậy, sự hưng thịnh của một doanh nghiệp tác động tới cả nền kinh tế. Công tác quản lý tài chính vì vậy mà phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ từ các cá thể kinh tế-doanh nghiệp trở đi. Việc quản lý thành công về tài chính đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Sau nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường, lần đầu tiên, trong đợt thực tập, em được tiếp xúc với các công việc hàng ngày của công tác kế toán tại một Chi nhánh cụ thể. Qua đợt thực tập này em đã có cái nhìn tổng quát về công tác kế toán, thấy được những lý thuyết mà em đã được học được áp dụng như thế nào trong thực tiễn. Để từ đó có thể thấy được những điểm mạnh, yếu trong công tác quản lý tài chính của nước ta nói chung và của Chi nhánh nói riêng, và từ đó có thể so sánh được giữa thực tế và lý thuyết.
Dưới đây là báo cáo thực tập của em, nội dung báo cáo gồm 4 phần:
Phần I: Quá trình thành lập và đặc điểm kinh doanh của công ty
Phần II: Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh
Phần III: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phần IV: Đánh giá chung về tình hình kinh doanh, tổ chức bộ máy kế toán và các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán.
Chương I:
Khái quát chung về Chi nhánh công ty XNK
tổng hợp 3.
I. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Hà nội - Công ty XNK Tổng hợp 3 (tên giao dịch đối ngoại: the national general EX - IMPORT corp - Ha noi Branch) là một tổ chức kinh doanh Xuất nhập khẩu tổng hợp trực thuộc Công ty XNK tổng hợp 3, có tiền thân là văn phòng đại diện công ty XNK tổng hợp 3 tại Hà Nội được thành lập theo quyết định số 635/TH_TCCB ngày 28/5/1993 của Bộ Thương Mại về thành lập doanh nghiệp Nhà nước.
Năm 1994, văn phòng chuyển thành chi nhánh Hà Nội công ty XNK tổng hợp 3 theo quyết định số125/TMTCCB ngày 28/4/1994 của Bộ Thương Mại và quyết định số 288/QĐ - UB ngày 17/12/1994 của UBND thành phố Hà Nội.
Chi nhánh có địa chỉ điện tín là: CENTRIMEX Hà Nội.
Trụ sở chính: 247 đường Giảng Võ - Hà Nội
Điện thoại: 8512986.
Fax: 8512974.
Chi nhánh có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng và có con dấu riêng để giao dịch.
Trong hoat động kinh doanh chi nhánh chịu trách nhiệm vật chất về những cam kết theo chức năng nhiệm vụ của mình. Chi nhánh phải tuân theo chính sách, luật pháp của Nhà nước, pháp luật quốc tế và các quy định của điều lệ tổ chức và hoạt động.
Do thời gian đầu mới thành lập nên Chi nhánh còn có nhiều khó khăn trong quá trình tìm hướng đi cho mình, còn bỡ ngỡ trước quy luật kinh doanh của thị trường. Đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, mối quan hệ chưa được xác lập, chưa có nhiều doanh nghiệp biết đến, tên tuổi của Chi nhánh còn mới mẻ. Do vậy, Chi nhánh chưa tạo được vị trí của mình trên thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu còn ít. Tuy nhiên Chi nhánh cũng đã mở được một cửa hàng kinh doanh tổng hợp theo quyết định số 53/TH3_ TCCB, ngày 24/05/1994 với nhiệm vụ buôn bán các sản phẩm do Chi nhánh kinh doanh, trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất nhập khẩu, làm đại lý bán hàng cho các đơn vị trong và ngoài nước theo quy định của Công ty.
Sau năm 1998, Chi nhánh đã có nhiều bước chuyển lớn cả về mặt tổ chức lẫn hoạt động kinh doanh.
Về mặt tổ chức: Bên cạnh nhân vên tại cửa hàng kinh doanh, đội ngũ cán bộ của Chi nhánh gồm 12 người, đều là những người có trình độ đại học và trên đại học. Cán bộ của Chi nhánh là những người trẻ, có năng lực, sáng tạo trong công việc. Là những cán bộ có triển vọng của Chi nhánh.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Chi nhánh đã bắt đầu tạo được uy tín của mình tên thị trường, thu hút được nhiều đơn đặt hàng xuất nhập khẩu trong nước và ngoài nước. Chi nhánh trực tiếp nhận xuất nhập khẩu, nhận ủy thác nhập khẩu mọi loại hàng hóa của các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp….
Chi nhánh trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng, hàng may mặc, hàng bách hóa cho các đơn vị đối tác kinh doanh nước ngoài như thị trường EU, thị trường Lào để phục vụ người tiêu dùng. Ngoài ra còn có thêm thị trường các nước như Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật… Chi nhánh cũng chú ý tới công tác nhập khẩu, hoạt động kinh doanh chủ yếu tiêu thụ trong miền Trung. Trong đó, hoạt động kinh doanh nhập khẩu ủy thác và nhập khẩu trực tiếp là hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh. Mặt hàng chính Chi nhánh nhập khẩu là các loại phân bón có nguồn gốc xuất xứ từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… Chi nhánh cũng nhập một số mặt hàng cao cấp như linh kiện, bộ phận xe hai bánh gắn máy về tiến hành lắp ráp.
Chi nhánh cũng dần tạo được chỗ đứng của mình trên thương trường bằng việc tạo mối liên kết với các nước bạn trong và ngoài khu vực, các doanh nghiệp trong nước… đặc biệt là mối quan hệ Việt Nam – Lào. Tháng 10/1998, Chi nhánh đã mở siêu thị hữu nghị Việt – Lào tên giao dịch là LAVI – INTERSHOP tại 66 – 70, Samsethai – Viên Chăn nhằm mục đích hợp tác kinh doanh siêu thị tại thủ đô Viên Chăn và sẽ phát triển sang các tỉnh khác của Lào, tiến tới mở trung tâm thương mại Việt – Lào, tổ chức bán buôn bán lẻ hàng hóa của Việt Nam, hàng hóa của Lào xuất sang các nước bạn. Đồng thời hợp tác liên doanh thực hiện việc sản xuất hàng hóa Việt – Lào được hưởng ưu đãi, tổ chức trưng bày giới thiệu hàng hóa hai nước, hợp tác đầu tư liên doanh liên kết, là dịch vụ chuyển khẩu quá cảnh, du lịch.
Có thể nói rằng sau hơn 10 năm đổi mới, Chi nhánh đã có nhiều bước biến chuyển lớn, trở thành một đơn vị làm ăn có hiệu quả, là một đơn vị nòng cốt của Công ty. Chi nhánh cũng có một vị trí trên nền kinh tế thị trường Việt Nam trong giai đoạn đổi mới này.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh:
2.1 Chức năng:
Chi nhánh có chức năng trực tiếp hoặc ủy thác cho xuất nhập khẩu các loại hàng nông, lâm hải sản, thực phẩm, công nghệ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, khoáng sản, hàng gia công, tư liệu sản xuất… theo kế hoạch hoặc theo ủy quyền của Công ty (trừ các mặt hàng Nhà nước cấm).
Tổ chức sản xuất, gia công chế biến, cung cấp vật tư hàng XNK, dịch vụ, mở cửa hàng, đại lý bán hàng trưng bày giới thiệu hàng hóa XNK, hợp tác đầu tư liên doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh.
Ngoài ra Chi nhánh còn thay mặt Công ty giải quyết các công việc đối ngoại, đối nội trong phạm vi được ủy quyền.
2.2 Nhiệm vụ
Chi nhánh chủ động xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh của Chi nhánh và thực hiện có hiệu quả sau khi Công ty duyệt, phù hợp với phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo nguồn bổ sung theo phân cấp của Công ty. Cân đối giữa XK và NK, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và Công ty.
Tuân thủ luật pháp, chính sách kinh tế, tài chính XNK, giao dịch đối ngoại và các quy định hiện hành của Nhà nước, của địa phương và của Công ty.
Thực hiện và chịu trách nhiệm các cam kết trong hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh ở trong và ngoài nuớc.
Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng, tăng khối lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị trường nội, ngoại, marketing, thu hút ngoại tệ, phát triển sản xuât kinh doanh.
Thực hiện tốt các chính sách quản lý, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, đối với cán bộ công nhân viên theo phân cấp của Công ty.
Làm tốt công tác bảo vệ nội bộ tài sản, bảo hộ an toàn lao động, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
II. Đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh
1. Đặc điểm về môi trường kinh doanh:
Môi trường hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gồm các yếu tố sau: môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
1.1 Môi trường bên ngoài:
Loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu với những mối quan hệ rất phong phú và đa dạng, được thể hiện qua mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng, Chính phủ, các tổ chức cạnh tranh.
1.1.1 Về nhà cung cấp:
Chi nhánh có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp khác nhau cả trong nước và ngoài nước phục vụ cho xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Đối với các nhà cung cấp trong nước:
Chi nhánh chủ yếu khai thác các nguồn hàng xuất khẩu như: các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (như mây tre đan, gốm sứ…) các mặt hàng dệt may (áo len, aó sơ mi, áo jacket…) các mặt hàng nông, lâm, hải sản (gạo, gỗ, ván sàn…) các khoáng sản (thiếc, thép…). Những mặt hàng này được cung cấp bởi các doanh nghiệp trên toàn quốc chủ yếu là các công ty miền Trung như Công ty Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Công ty hợp tác đầu tư NK và Du lịch …
Chi nhánh còn là khách hàng quen thuộc của nhà cung cấp dịch vụ như: điện nước, bưu chính viễn thông, tin học, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ quảng cáo, tư vấn… trên địa bàn Hà Nội và trên cả nước. Đây là các dịch vụ thiết yếu cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
+ Đối với nhà cung cấp ngoài nước:
Chi nhánh chủ yếu khai thác nguồn hàng nhập khẩu như: máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, linh kiện và dụng cụ sửa chữa xe hai bánh gắn máy, các loại sơn công nghiệp, bột nhựa PVC, phân bón các loại, trà sâm, kính trắng asshi…
Bên cạnh đó, Chi nhánh còn khai thác, sử dụng các dịch vụ như: tư vấn, kiểm định, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn … như là những dịch vụ thiết yếu của các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
1.1.2 Về khách hàng:
+ Khách hàng trong nước:
Chi nhánh đã góp phần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước về các loại hàng hóa còn thiếu hoặc chưa sản xuất được như: các loại máy móc, thiết bị công nghệ cao, các loại hóa chất… Tạo điều kiện bình ổn giá cả và thúc đẩy sản xuất trong nước. Một số khách hàng nội chủ yếu là: Công ty vật tư – nông sản, Công ty xe đạp, xe máy thống nhất, Công ty khai thác và chế biến đá - Hà Tây…
+ Đối với khách hàng nước ngoài:
Với chính sách mở cửa nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, Chi nhánh đã có những chính sách thích hợp nhằm thực hiện các chủ trương cũng như các hiệp định, điều khoản đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước đồng thời nhằm đáp ứng các nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của Công ty và Chi nhánh. Chi nhánh đã tạo dựng được mối quan hệ với các khách hàng nước ngoài, thỏa mãn các nhu cầu của họ thông qua hoạt động xuất khẩu. Thị trường nước ngoài là một thị trường hết sức rộng lớn, chứa đựng nhiều cơ hội và không ít thách thức. Do vậy, Chi nhánh cần phải nghiên cứu và có những kế hoạch cụ thể để lựa chọn khách hàng. Các khách hàng chủ yếu của Chi nhánh ở nước ngoài là: Các nước EU (hàng dệt may), Nhật Bản (hàng mỹ nghệ), Lào (xi măng, sắt thép, thiếc, gốm, sứ, gạo, hàng dệt may…). Đặc biệt hiện nay thị trường Mỹ đang được Chi nhánh cùng Công ty quan tâm nghiên cứu để đưa ra chiến lược kinh doanh, khai thác thị trường được coi là lớn này.
Hiện nay, tình hình kinh tế cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng đang trên đà tăng trưởng mạnh, thu nhập quốc dân tăng, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát giảm dần. Đồng thời, sự ổn định về chính trị tại thành phố cũng như trong cả nước, cùng với thái độ ưu tiên và các chính sách hết sức thông thoáng của Nhà nước đối với kinh doanh. Đây cũng là một yếu tố hết sức thuận lợi cho Chi nhánh và Công ty thực hiện tốt các công việc của mình, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ, kích thích sản xuất và tiêu dùng nội địa và sản xuất hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn như sự biến động của tỷ giá hối đoái, các tập quán, thói quen của khách hàng đặc biệt là các khách hàng nước ngoài rất đa dạng và phong phú… Đó là những khó khăn không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Chi nhánh.
Nói tóm lại, môi trường kinh doanh bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tồn tại và phát triển của Chi nhánh. Trên thực tế môi trường kinh doanh của Công ty XNK tổng hợp 3 hiện nay là khá thuận lợi.
1.2 Môi trường bên trong
1.2.1 Điều kiện tài chính:
Do Công ty XNK tổng hợp 3 là một doanh nghệp Nhà nước, hoạt động dựa trên nguồn vốn chủ yếu do Nhà nước cấp. Vốn của Chi nhánh gồm các nguồn theo quy định của Nhà nước và Công ty đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh được phê duyệt và được phản ánh trên sổ sách kế toán của Chi nhánh. Chi nhánh phải thực hiện theo đúng nguyên tắc, chế độ tài chính kế toán và các yêu cầu quản lý khác của Nhà nước và Công ty.
Do Chi nhánh hạch toán phụ thuộc vào Công ty nên báo cáo thống kê, quyết toán định kỳ gửi về công ty phê duyệt. Việc lập và sử dụng quỹ của Chi nhánh phải theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty. Lợi nhuận còn lại của Chi nhánh là phần còn lại của tổng doanh thu trừ chi phí và các khoản nộp ngân sách Nhà nước. Việc phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Chi nhánh phải tiến hành mỗi năm một lần, do Công ty phê duyệt. Trong họat động kinh doanh Chi nhánh được quyền quyết định và thỏa thuận giá cả với khách hàng theo quy định của Nhà nước và Công ty. Năm kinh doanh của Chi nhánh bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch.
Nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh được phân bổ theo mục tiêu kế hoạch và yêu cầu kinh doanh theo hình thức hợp đồng giao khoán từng năm và từng giai đoạn khác nhau. Nguồn vốn đó đã đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua.
1.2.2. Nhân sự:
Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh phụ thuộc vào trình độ và tinh thần trách nhiệm của người lao động. Hiện nay đội ngũ cán bộ của chi nhánh gồm 12 người. Trong đó có 9 người có trình độ đại học chiếm 75%, 01 người trên đại học chiếm 8.33% và 2 người trình độ dưới đại học. Mỗi người đều có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình cũng như của Chi nhánh. Tuân thủ mọi quy định do Chi nhánh và Công ty đặt ra.
Vấn đề nhân sự và quản lý nhân sự là một trong những vấn đề nổi cộm đáng được quan tâm của Chi nhánh trong giai đoạn hiện nay và sau này.
1.2.3 Lợi thế kinh doanh.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty XNK tổng hợp 3 nói chung và Chi nhánh nói riêng có lợi thế lớn được sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của Nhà nước, cũng như uy tín của một doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả.
Trong hơn 10 năm hoạt động Chi nhánh đã tạo được nhiều mối quan hệ với các bạn hàng trên thế giới và trong nước cũng như mối quan hệ của Chi nhánh với các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Để có được những mối quan hệ như thế phải kể đến công lao to lớn của giám đốc Chi nhánh Hoàng Đình Dung – một phong cách lãnh đạo hết sức linh hoạt và có hiệu quả. Ngoài ra, những kinh nghiệm và đóng góp của cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu đã bắt kịp được với thời cuộc là một lợi thế có tính thời cuộc quyết định đến sự thành hay bại của Chi nhánh.
Một lợi thế nữa phải kể đến của Chi nhánh là vị trí đặt trụ sở của Chi nhánh tại Hà Nội. Trụ sở chính của Chi nhánh được đặt tại 247 Giảng Võ, một trong những trục đường chính của thành phố rất thuận tiện cho việc đi lại giao dịch của Chi nhánh. Hơn thế nữa, Hà Nội là trung tâm thủ đô của cả nước, nơi tập trung các cơ quan, các Bộ ngành của Nhà nước tạo thuận lợi cho Chi nhánh trong việc giao dịch nắm bắt thông tin với các cơ quan có liên quan một cách kịp thời, góp phần mang hiệu quản lý kinh doanh của Chi nhánh.
Có thể nói rằng Chi nhánh đã có những điều kiện hết sức thuận lợi cho lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cả về môi trường bên ngoài lẫn môi trường bên trong Chi nhánh. Chi nhánh cần phải biết tận dụng và có những chính sách đường lối phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh doanh cao.
2. Đặc điểm về mặt hàng:
2.1 Các mặt hàng nhập khẩu:
Việc kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng đã đem lại cho Chi nhánh cũng như Công ty một lợi nhuận không nhỏ. Tuy phụ thuộc khá nhiều vào Công ty và với số vốn ít ỏi, trong nhiều năm qua Chi nhánh cũng đã đạt được một số kết quả khả quan trong kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chính là:
+ Nhập khẩu phân bón:
Phân bón là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Chi nhánh. Do đặc thù Nhà nước ta sản xuất lương thực là chủ yếu, mặt khác việc sản xuất phân bón trong nước có thể nói là không phát triển và chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Chính vì vậy vấn đề nhập khẩu phân bón được hết sức chú trọng.
+ Nhập khẩu linh kiện xe máy Nhật:
Trong những năm gần đây vấn đề tiêu thụ xe máy đang trở thành vấn đề nổi bật trong nền kinh tế nước ta. Việc một gia đình có từ 3 đến 4 chiếc xe máy là bình thường. Do nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà Chi nhánh đã tiến hành nhập khẩu nhiều linh kiện xe máy Nhật nhằm đáp ứng thị trường trong nước đồng thời tạo doanh thu lớn cho Chi nhánh.
+ Nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng:
Do tình hình sản xuất trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tăng nhanh, người dân không chỉ chú trọng vào số lượng mà còn đặt yêu cầu vào chất lượng, chủng loại, mẫu mã, Chi nhánh đã chú trọng nhiều vào mặt hàng này. Một số mặt hàng nhập khẩu chính như: Sâm Triều Tiên, sữa…
Ngoài ra, Chi nhánh còn nhập khẩu một số loại máy móc như: máy xúc, máy sản xuất gạch, thang máy….
Chi nhánh cũng nhập một số các loại vật kiệu như : sơn, hóa chất pha chế sơn, bột nhựa PVC… Các mặt hàng này Chi nhánh nhập khẩu chủ yếu nhằm đáp ứng cho các đơn vị kinh doanh thương mại, các đại lý…
Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh buôn bán ngày càng trở nên khốc liệt, nhu cầu của người tiêu dùng được nâng cao, việc kinh doanh của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên Chi nhánh cũng đã vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra, đạt được các chỉ tiêu theo quy định của Công ty.
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng Chi nhánh vẫn cố gắng duy trì nhập khẩu những sản phẩm chính của mình. Việc tìm kiếm thị trường để nhập khẩu là một vấn đề đang được Công ty cũng như Chi nhánh quan tâm. Bằng sự nỗ lực và kinh nghiệm của mình, Chi nhánh đã duy trì và mở rộng thị trường nhập khẩu với một số thị trường chính như: Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản. Với hai hình thức nhập khẩu chính là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác, những mặt hàng nhập khẩu của Chi nhánh có ưu điểm là lớn và đa dạng. Hàng hóa nhìn chung là đảm bảo được chất lượng, giữ được uy tín với khách hàng. Chi nhánh cũng biết chú trọng vào những mặt hàng đang là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng như phân bón, xe máy… Chính vì thế đã tạo ra hiệu quả kinh doanh nhất định cho Chi nhánh. Tuy nhiên, phụ thuộc vào nó qua nhiều sẽ gây ra bất lợi cho Chi nhánh. Kim ngạch nhập khẩu của Chi nhánh tăng lên rất nhanh chóng, doanh thu đạt cao, nộp ngân sách Nhà nước lớn, khai thác tốt nguồn vốn kinh doanh, không sử dụng nguồn vốn của Công ty. Nhưng lợi nhuận của Chi nhánh còn thấp, chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh thu. Vì thế mà Chi nhánh cần phải tìm ra biện pháp để tăng lợi nhuận, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo sản phẩm của Chi nhánh
(Đơn vị: Ngìn USD)
Năm
Mặt hàng
2001
2002
2003
2004
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Phân bón các loại
12811
43.3
15.293
39.6
19.256
45.9
19.230
40.9
Linh kiện xe gắn máy
12350
41.74
13560
35.1
16110
38.4
13250
28.2
Sâm các loại
930
3.14
740
1.9
1530
3.6
4800
10.2
Hóa chất các loại
630
2.13
910
2.4
1040
2.5
Máy móc các loại
2500
8.45
4930
12.8
4930
10.5
Xe máy CKD
3150
8.2
2750
6.6
750
1.6
Gỗ các loại
220
0.74
1020
2.4
1480
3.2
Xi măng
150
0.5
260
0.6
2520
5.4
Tổng giá trị nhập khẩu
29591
100
38583
100
41966
100
46960
100
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của Chi nhánh)
2.2 Các mặt hàng xuất khẩu:
Trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới diễn ra mạnh mẽ, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra giữa các quốc gia một cách sôi động và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Hoạt động xuất khẩu được coi là một hoạt động quan trọng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, Nhà nước đã và đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Chi nhánh – Công ty XNK tổng hợp 3 tham gia xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là:
+ Mặt hàng tiêu dùng:
Đây là mặt hàng có giá trị xuất khẩu rất cao của Chi nhánh và cùng xuất sang thị trường Lào. Nó chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của Chi nhánh, hơn nữa lại là mặt hàng tự doanh nhưng lại thay đổi lên xuống sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động xuất khẩu.
+ Mặt hàng gốm sứ:
Mặt hàng này chủ yếu xuất khẩu Lào và mặt hàng Chi nhánh xuất khẩu ủy thác. Gốm sứ là mặt hàng truyền thống của Việt Nam, nhiều làng nghề truyền thống về gốm sứ nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng…đã thu hút nhiều sự chú ý của các doanh nghiệp và khách hàng nước ngoài. Nhận biết được nhu cầu đó của khách hàng Chi nhánh đã tiến hành xuất khẩu sang các nước nhưng chủ yếu vẫn là thị trường Lào.
+ Mặt hàng gạo: Việt Nam là một nước nông nghiệp xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Mặt hàng này cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao của Chi nhánh. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì không còn duy trì được mặt hàng này nữa.
Ngoài ra, Chi nhánh cũng xuất khẩu một số hàng khác như: xi măng, sắt thép, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống (mây tre…).
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Chi nhánh.
(Đơn vị:Nghìn USD)
Năm
Mặt hàng
2001
2002
2003
2004
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Gốm sứ
3300
30
5697
35.4
2821
19.4
3000
29.6
Hàng tiêu dùng
6057
55.2
8055
50.1
9235
63.4
6214
61.4
Gạo
809
7.4
1636
10.1
1721
11.8
Sắt thép
253
2.3
142
0.9
53
0.4
56
5.5
Thiếc thỏi
50
0.5
60
0.4
Phân UREA
45
0.4
90
0.6
100
1
Mây tre
456
4.2
500
3.1
650
4.4
750
7.5
Tổng cộng
10970
100
16090
100
14570
100
10120
100
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của Chi nhánh)
Trong thời gian qua nhìn chung Chi nhánh có nhiều thuận lợi để tăng cường hoạt động xuất khẩu. Việt Nam với khẩu hiệu muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, đồng thời tham gia vào các tổ chức như AFTA, NAFTA… , tổ chức thành công các cuộc hội nghị về kinh tế, tiến tới gia nhập vào WTO. Nhà nước đã có nhiều chính sách thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu như mở rộng hành lang pháp lý, bỏ thuế quan… Chi nhánh cũng có những thuận lợi như có mối quan hệ mật thiết với các Ngân hàng thuận tiện cho việc giao dịch của Chi nhánh trên thương trường. Ngoài phương thức kinh doanh truyền thống là mua đứt bán đoạn, Chi nhánh còn áp dụng nhiều phương thức mới như nhận ủy thác, liên doanh liên kết, xây dựng trung tâm thương mại tại nước ngoài.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công mà Chi nhánh đạt được trong thời gian qua thì vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển của Chi nhánh. Kim ngạch xuất khẩu của Chi nhánh rất thấp, chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Chi nhánh. Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động nhập khẩu. Hơn nữa kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm làm tăng thêm sự phụ thuộc này. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh chung khi thị trường nhập khẩu có biến động, nhu cầu trong nước với hàng nhập khẩu giảm sút và Chi nhánh đã không tận dụng được những ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu.
Bảng 3: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu cuả chi nhánh
(Đơn vị: Nghìn USD)
Năm
Mục
2001
2002
2003
2004
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Nhập khẩu
29591
73
38583
71
41966
74.2
46960
82.3
Xuất khẩu
10970
27
16090
29
14570
25.8
10120
17.7
Kim ngạch XNK
40561
100
54673
100
56536
100
57080
100
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của Chi nhánh)
3. Đặc điểm về thị trường.
Đối với bất kỳ công ty xuất nhập khẩu nào thì vấn đề thị trường luôn được xem là vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu. Từ khi ra đời cho đến nay Chi nhánh Công ty XNK tổng hợp 3 đã và đang không ngừng duy trì mở rộng thị trường nhập khẩu và thị trường xuất khẩu.
3.1 Thị trường nhập khẩu:
Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa theo thị trường của Chi nhánh
(Đơn vị: Nghìn USD).
Năm
Thị trường
2001
2002
2003
2004
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Nhật Bản
8016
27.1
7894
20.5
8310
19.8
7030
15
Trung Quốc
14125
47.7
16180
41.9
18914
45.1
19478
41.5
Thái Lan
1978
6.7
2158
5.6
3241
7.7
4717
10
Hàn Quốc
1212
4.1
3379
8.8
2800
6
Singapo
2848
9.6
2250
5.8
3314
7.9
3025
6.4
Lào
412
1.4
622
1.6
537
1.3
Đài Loan
4851
12.6
6290
15
7350
15.7
USA
1000
3.4
1250
3.2
1360
3.2
2560
5.4
Tổng cộng
29591
100
38583
100
41966
100
46960
100
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của Chi nhánh)
+ Thị trường Trung Quốc: Đây là một thị trường có tiềm năng rất lớn. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này khá cao. Điều này cũng dễ hiểu vì ta và Trung Quốc đã ký kết hiệp định thương mại Việt Trung, mặt khác ta và Trung Quốc giáp nhau trên đất liền cũng như biển, chính vì vậy chuyên chở hàng hóa cũng dễ dàng, ít tốn kém. Kim ngạch nhập khẩu hàng Trung Quốc tăng dần lên trong các năm. Đây là một điều đáng lưu ý vì hiện nay rất nhiều mặt hàng Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam, mặc dù chất lượng không cao hơn hàng hóa chúng ta nhưng giá cả lại thấp hơn.
+ Thị trường Nhật Bản: Kim ngạch nhập khẩu thị trường này có cao nhưng cũng có xu hướng giảm dần. Mặt hàng từ thị trường này chủ yếu là linh kiện xe máy và các máy móc khác, tuy nhiên lượng xe máy Trung Quốc nhập vào Việt Nam một cách ồ ạt, do đó việc tiêu thụ mặt hàng này gặp nhiều khó khăn mặc dù chất lượng cao.
Ngoài ra Chi nhánh còn có nhiều mặt hàng nhập từ nhiều thị trường khác như: Thị trường Singapo, Lào, Hàn Quốc…
Việc mở rộng thị trường là hết sức cần thiết nhưng tìm ra thị trường chính đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho Chi nhánh mới là điều quan trọng.
3.2 Thị trường xuất khẩu:
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Chi nhánh
(Đơn vị: Nghìn USD)
Năm
Thị trường
2001
2002
2003
2004
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Lào
7980
72.7
12540
77.9
12000
82.4
9120
90
Đức
800
5
1030
7.1
700
6.9
Nhật
550
5
450
2.8
250
1.7
Mỹ
130
0.8
100
1
Trung Quốc
500
4.6
600
3.7
310
2.1
Australia
970
0.9
870
5.4
560
3.8
200
2.1
Bungary
970
0.9
700
4.4
420
2.9
Tổng cộng
10970
100
16090
100
14570
100
10120
100
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của Chi nhánh)
+ Thị trường Lào: Đây là thị trường xuất khẩu chính cho Chi nhánh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì hoạt động kinh doanh sang Lào vẫn có xu hướng giảm. Đó là một điều bất lợi cho Chi nhánh vì đây là một thị trường tiêu thụ lớn hàng Việt Nam.
+ Thị trường Đức: Đây là thị trường lớn với quy mô dân số lớn hơn 80 triệu dân, có mức thu nhập bình quân đầu người cao. Đây là một thị trường đầy hứa hẹn, tuy nhiên những yêu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu về chất lượng, mẫu mã là rất cao. Hàng hóa mà Chi nhánh xuất sang thị trường Đức ngày càng tăng chủ yếu là hàng may mặc chứng tỏ thị trường cũng đã chấp nhận hàng hóa của Chi nhánh. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với Chi nhánh, do vậy Chi nhánh cần có chính sách khai thác tốt trong thời gian tới.
Nhìn chung tình hình xuất khẩu của Chi nhánh không đạt hiệu quả cao một phần do chưa tìm được thị trường phù hợp và chưa tận dụng được các lợi thế do Chính phủ và Nhà nước tạo cho.
4. Đặc điểm về vốn và tài sản:
Do đặc thù là một doanh nghiệp Nhà nước cho nên nguồn vốn của Chi nhánh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: Ngân sách cấp, Công ty cấp, Chi nhánh tự bổ sung, Vốn huy động, hoặc nếu cần số tiền lớn cho mua hàng hóa với số lượng lớn thì có thể vay của Ngân hàng, có thể chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.
Sau hơn 10 năm kể từ ngày thành lập, tổng số vốn của Chi nhánh có bước tăng vượt bậc, đặc biệt trong những năm gần đây.
Bảng 1: Cơ cấu tài sản của Chi nhánh
Đơn vị: Nghìn đồng.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
Tổng tài sản
40.830.157
59.381.822
66.285.060
73.128.498
Tài sản lưu động
39.564.789
58.256.363
65.256.363
72.123.265
Tài sản cố định
1.265.368
1.125.459
1.028.697
1.005.233
TSLĐ/Tổng TS
96.9%
98.1%
98.4%
98.6%
TSCĐ/Tổng TS
3.1%
1.9%
1.6%
1.4%
Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh tăng nhanh trong các năm, trong đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Đây là một điều tốt cho Chi nhánh vì đây là một doanh nghiệp thương mại.
Bảng 2: Mối quan hệ giữa tổng, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
Tổng tài sản
40.830.157
59.381.822
66.285.060
73.128.498
Vốn chủ sở hữu
5.815.256
8.938.288
10.956.359
13.023.345
Nợ phải trả
35.014.901
51.443.534
60.328.701
60.105.153
Vốn CSH/ Tổng TS
14.2%
15.1%
16.5%
17.8%
Nợ phải trả/ Tổng TS
85.8%
84.9%
83.5%
82.2%
Vốn chủ sở hữu của Chi nhánh ngày càng tăng chứng tỏ năng lực hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng cao. Tuy nhiên Chi nhánh cũng cần có biện pháp tăng vốn chủ sở hữu như: tăng do phân phối lợi nhuận, tăng do được cấp phát…
Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Doanh thu
178.605.625
180.901.505
198.991.656
200.325.605
2
Giá vốn
175.798.723
177.982.531
195.780.786
196.846.172
3
Lãi gộp
2.806.902
2.918.974
3.210.870
3.479.433
3
Chi phí QLDN
820.812.
920.812.
1.012.893
1.112.563
4
Chi phí trực tiếp
995.265.
1.001.387
1.101.525
1.210.325
5
Lợi nhuận
990.825.
996.775
1.096.452
1.156.545
chương II
Đặc điểm tổ chức quản lý
I. Đặc điểm quy trình kinh doanh
1.Xuất khẩu
1.1 Chuẩn bị giao dịch:
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu phức tạp hơn hoạt động kinh doanh nội địa bởi nhiều lẽ: bạn hàng ở cách xa, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, hệ thống tài chính tiền tệ ở mỗi quốc gia khác nhau, chịu sự tác động của nhiều hệ thống pháp luật... Vì vậy, khi bước vào giao dịch, cần phả._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC281.doc