Báo cáo Thực tập tại Chi nhánh Điện lực Hà Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng bao gồm 3 khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng xảy ra đồng thời (ngay tức khắc), từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một khâu thương mại trung gian nào. Điện năng được sản xuất ra khi đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện là ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ (không để tồn đọng). Thị trường điện lực (TTĐL)

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Chi nhánh Điện lực Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được hình thành đầu tiên ở Anh vào thập niên 90 của thế kỷ trước do việc không đảm bảo chất lượng điện năng của ngành điện các nước trên toàn thế giới. Điều kiện hình thành TTĐL không những chỉ phụ thuộc vào chính sách về kinh tế, xã hội của Nhà nước mà còn được quyết định bởi điều kiện kỹ thuật, công nghệ của hệ thống điện. Có nhiều điểm khác nhau về TTĐL tuy nhiên về cơ bản TTĐL là việc hộ tiêu thụ cuối tiêu thụ điện năng từ các nhà máy sản xuất điện thông qua hệ thống truyền tải điện (được xem như độc quyền tự nhiên) hình thành nên thị trường điện bán buôn giữa các nhà máy điện và thị trường điện bán lẻ cho các hộ tiêu thụ điện năng. Ngành điện hiện đang nằm trong xu thế đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia hoạt động điện lực cùng với nhu cầu về liên kết và hội nhập khu vực. Phương thức quản lý độc quyền nhà nước của hoạt động sản xuất kinh doanh điện hiện nay còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó là việc quản lý các vấn đề về tổ chức sản xuất kinh doanh, nhân sự, tài chính, đầu tư về điện lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong đầu tư, phát triển, quản lý và vận hành hệ thống điện, đồng thời xem xét vấn đề giá điện và chất lượng dịch vụ điện cũng như huy động các nguồn tài chính mới cho nhu cầu phát triển điện lực là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường. Đó là những công việc đòi hỏi các nhà quản lý cần phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng để đảm bảo việc phục vụ khách hàng trên cả nước cũng như đảm bảo cho công ty được phát triển bền vững, an toàn. Điện lực Hà Nam là một trong những chi nhánh trực thuộc Công ty Điện lực 1- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã và đang có những bước hoàn thiện công tác quản lý của mình. PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH ĐIỆN LỰC HÀ NAM 1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Điện lực Hà Nam 1.1. Tên và địa chỉ công ty Tên chi nhánh : Điện lực Hà Nam Địa chỉ chi nhánh : Khu hồ Châu Giang B, đường Trần Phú, phường Quang Trung, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. 1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng Điện lực Hà Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Công ty được thành lập theo quyết định số 252 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam trên cơ sở chia tách Điện lực Hà Nam từ tháng 4 năm 1997. Là thành viên trực thuộc Công ty Điện lực I- Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Điện lực Hà Nam có tổ chức tiền thân là Điện lực Nam Hà. Nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là kinh doanh mua bán điện trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Công ty là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty, có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của mình. Công ty có các doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc, hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Hoạt động ủy quyền của doanh nghiệp: Công ty Điện lực 1- Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Giấy chứng nhận ĐKKD số 0106.000835. Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội cấp ngày 24 tháng 07 năm 1993. Thay đổi lần thứ 11 ngày 05/07/2007. Năm 1997, sau khi tách tỉnh, Điện lực Hà Nam phải đối mặt với một thực trạng là hệ thống lưới điện xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống lưới điện nông thôn, không có sự quy hoạch đồng bộ, do cơ chế cũ để lại, nên đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý và cung cấp điện cho các khách hàng. Thêm vào đó, các trạm biến áp, trạm phân phối đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn (lưới trung áp nông thôn). Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh, vượt qua khó khăn Điện lực Hà Nam đã không ngừng cố gắng đầu tư, cải tạo mới hệ thống lưới điện, xây dựng thêm các trạm biến áp nhằm ổn định điện lưới, nhất là vào giờ cao điểm. Năm 2002 Điện lực Hà Nam đã tiếp nhận và đầu tư sửa chữa, thay sửa các đường dây, kiểm tra các thiết bị hạ thế và đầu tư mới các thiết bị hạ thế 100%. Năm 1997, Điện lực Hà Nam đạt 101 triệu kWh, 3.400 hộ sử dụng điện. Năm 1998 đạt 126 triệu kWh, 5.800 hộ sử dụng điện. Năm 1999 đạt 200,1 triệu kWh, 6.300 hộ sử dụng điện. Năm 2000 đạt 248,5 triệu kWh, 8.600 hộ sử dụng điện. Năm 2001 đạt 279 triệu kWh, 10.000 hộ sử dụng điện. Năm 2002 đạt 310,597 triệu kWh. Năm 2003 đạt 362 triệu kWh, tỷ lệ tổn thất 6,51%. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2004, Điện lực đạt 185,01 triệu kWh/417 triệu kWh so với kế hoạch cả năm, tỷ lệ tổn thất đạt 7,59%, cả năm phấn đấu đạt 6,3%. Bên cạnh đó, Điện lực Hà Nam đã thực hiện được 11 công trình sửa chữa lớn lưới điện 35 kV, 22 công trình lưới điện 10,6kV, 22 công trình sửa chữa trạm biến áp với tổng giá trị 3,1 tỷ đồng. Từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn. Điện lực Hà Nam đầu tư gần chục tỷ đồng để cải tạo nâng cấp lưới điện, kiểm định 26.796 công tơ, 100% xã có giá bán điện bằng giá trần của Nhà nước. Trong năm 2004, công ty chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn của 75 xã trong tỉnh. Năm 2002 tổng sản lượng điện của Điện lực Hà Nam 320 triệu KWh, tăng 300% so với năm 1997, đảm bảo được nguồn cung cấp điện liên tục trên địa bàn toàn tỉnh. Về cơ bản đã giảm giá bán điện cho người nông dân thấp hơn giá trần của Chính phủ quy định, tạo được niềm tin của khách hàng. Năm 2003 được coi là “Năm công nghiệp” của tỉnh, nhằm phục vụ cho dự án phát triển khu công nghiệp và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, Điện lực Hà Nam đã đầu tư xây dựng thêm nguồn và 30 trạm biến áp, tại các vùng nông thôn, cùng với hệ thống lưới điện phục vụ cho khu công nghiệp Đồng Văn. Do làm tốt công tác quản lý, cho nên sang quý I năm 2003, tổn thất điện năng còn 6,17%/7% theo quy định, doanh thu đạt 55.972 triệu đồng, điện thương phẩm đạt 79.769.000KWh/73 triệu theo kế hoạch, đạt 109,27%. Trong suốt thời gian qua, Đảng bộ Điện lực luôn được công nhận là tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức Công đoàn mạnh, Đoàn Thanh niên được Trung ương Đoàn tặng cờ cơ sở Đoàn vững mạnh trong 5 năm liền và luôn là Đoàn cơ sở mạnh dẫn đầu khối cơ quan Dân - Chính - Đảng ở tỉnh, năm 2007 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quy mô của Chi nhánh Điện lực Hà Nam 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty Điện lực Hà Nam như sau: Quản lý vận hành xây dựng, cải tạo, sửa chửa lưới điện; kinh doanh điện năng trong tỉnh Hà Nam; tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạc phát triển lưới điện trên địa bàn Hà Nam. Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế đường dây và trạm biến áp điện đến cấp điện áp 35KV. Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110KV; kinh doanh vật tư thiết bị điện; đại lý bảo hiểm; kinh doanh các dịch vụ; viễn thông công cộng, truyền thông. quảng cáo; đại lý kinh doanh các dịch vụ internet; Đầu tư xây dựng và kinh doanh mạng truyền hình cáp 1.3.2. Quy mô của công ty Công ty được Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) giao vốn và tài sản của Nhà nước, được huy động các nguồn vốn khác. Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, với Tổng công ty Điện lực Việt Nam theo luật định và theo phân cấp của Tổng công ty. Không ngừng cải tiến, phát triển, đổi mới thiết bị– công nghệ, thực hiện giảm giá thành sản phẩm, giảm tổn thất điện năng. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu của DNNN, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động tài chính (theo sự phân cấp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam). Các doanh nghiệp trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong công ty, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật và điều lệ của công ty. Điện lực Hà Nam sau hơn 10 năm hình thành và phát triển đã có 20 đơn vị trực thuộc với hơn 500 người lao động. Ngoài việc đảm bảo tốt công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập ổn định, giải quyết kịp thời, thỏa đáng các chế độ theo đúng quy định của Nhà nước và thực hiện tốt việc điều dưỡng phục hồi chức năng cho cán bộ, công nhân viên, lãnh đạo đơn vị còn rất chú trọng tới các hoạt động của đoàn thể như Phụ nữ, Thanh niên, Công đoàn... 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ 2005-2008 2.1. Kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của công ty Biểu 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm. Chỉ tiêu ĐV 2005 2006 2007 2008 Doanh thu tỷ đồng 300,021 306,31 364,261 403,614 Điện thương phẩm kwh 362,524 465,07 519,63 569,7 Tỷ lệ tổn thất % 6,51 6,43 6,39 5,88 Lãnh đạo Điện lực đã quán triệt, chỉ đạo toàn thể Cán bộ công nhân viên phải quyết tâm thực hiện biện pháp hữu hiệu để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh Công ty điện lực 1 giao. Năm 2006, điện thương phẩm đạt 470 kWh, doanh thu đạt 314 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch được giao. Đồng thời thực hiện công tác đầu tư xây dựng và cải tạo lưới điện với khối lượng gồm 52 công trình với tổng giá trị 29,5 tỷ đồng. Năm 2007, điện thương phẩm của đơn vị đạt 519 kWh, tăng 10,5% so với năm 2006; doanh thu đạt 364 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2006. Kết quả 2008 Điện lực Hà Nam đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Công ty điện lực 1 giao, về thương phẩm tăng trưởng so với kế hoạch 0,4%, so với năm 2007 là 9,6%, tỷ lệ tổn thất so với kế hoạch giảm 0,12%, so với năm 2007 giảm 0,51%, giá bán bình quân so với kế hoạch tăng 0,47đ/kwh, so với năm 2007 tăng 7.5đ/kwh Riêng công tác đầu tư xây dựng và cải tạo lưới điện đã thực hiện được 55 công trình với tổng giá trị là 31 tỷ đồng. Nhất là những công trình trên được hoàn thành và khai thác có hiệu quả, người tiêu dùng có được nguồn cung cấp điện ổn định với chất lượng phục vụ tốt Công ty được chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế đạt được trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Nhận thức được vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của công ty, lãnh đạo công ty đã tập trung nguồn lực về vật chất cũng như trí tuệ dể phát triển sản xuất, cũng như tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh điện năng. Những chỉ tiêu về kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong biểu 1 đã thể hiện rất rõ xu hướng phát triển kinh doanh cũng như xu hướng hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng của doanh nghiệp. Tất cả các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh đạt được năm sau đều cao hơn năm trước. 2.2. Nguyên nhân Đạt được những thành tích trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Công ty đã được chủ động trong toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên công ty đã tổ chức lại mô hình sản xuất: thành lập các tổ quản lý điện tổng hợp tại tất cả các phường trong toàn tỉnh; tổ tổng hợp chịu trách nhiệm toàn bộ các khâu trong dây chuyền sản xuất kinh doanh điện năng trong phạm vi địa bàn phường, xã mà họ quản lý gồm: vận hành lưới điện, sửa chữa lưới điện, kinh doanh điện năng (như phát triển khách hàng, quản lý khách hàng, thu tiền điện từ khách hàng, …); đề ra các quy định phân phối lợi nhuận gắn lợi ích của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mà họ làm việc. Nhờ tổ chức lại mô hình sản xuất như trên nên việc cấp điện cho khách hàng được cải thiện nhiều, thời gian sửa chữa sự cố điện đuợc rút ngắn lại, phát triển thêm được khách hàng, quản lý khách hàng chặt chẽ hơn, tỷ lệ tổn thất điện năng ngày càng giảm, năng suất lao động ngày càng tăng (số lao động không tăng nhiều mà sản lượng điện bán cho khách hàng lại tăng nhiều), thu nhập của người lao động ngày càng cao ….. Xác định đúng yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả kinh doanh điện năng là tỷ lệ thất thoát điện năng trong quá trình kinh doanh (tỷ lệ tổn thất điện năng), công ty đã xây dựng chương trình giảm tỷ lệ tổn thất điện năng của toàn công ty cũng như của từng tổ tổng hợp và kiên quyết tập trung chủ đạo thực hiện tốt chương trình này, nhờ vậy mà tỷ lệ tổn thất điện năng của lưới điện Hà Nam liên tục giảm. Sản lượng điện bán cho khách hàng ngày càng tăng cao, ngoài yếu tố số lượng khách hàng tăng mà còn có sự đóng góp đáng kể của yếu tố tỷ lệ tổn thất điện năng giảm. Với nguồn vốn có hạn, chủ đầu tư xây dựng mới lưới điện, củng cố cải tạo luới điện một cách có trọng điểm nhằm mục tiêu tăng sản lượng điện năng bán cho khách hàng và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng. PHẦN II: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TẠI CHI NHÁNH ĐIỆN LỰC HÀ NAM 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh 1.1. Sơ cấp tổ chức và mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty Theo Quyết định số 181 ĐVN /HĐQL ngày 24/3/1995 của Hội đồng quản lý Tổng công ty Điện lực Việt Nam, sau khi chuyển sang mô hình mới, công ty Điện lực Hà Nam có mô hình tổ chức quản lý sau: * Ban Giám đốc: - Giám đốc: 1 - Phó Giám đốc: 3 (Kỹ thuật, kinh doanh, đầu tư phát triển). * Các phòng chức năng và đơn vị phụ trợ: - Các phòng chức năng: 10 phòng, gồm: Phòng Kỹ thuật Phòng Dự án phát triển Phòng Kế hoạch Phòng Tổ chức cán bộ – lao động - đào tạo Phòng Tài chính – kế toán Phòng Kinh doanh Phòng Xây dựng cơ bản Phòng Kinh tế đối ngoại Phòng Thanh tra Phòng Bảo vệ quân sự Các đơn vị phụ trợ: Trung tâm điều độ thông tin Trung tâm thí nghiệm điện Văn phòng Trung tâm máy tính Xưởng vật tư. * Các xí nghiệp hạch toán phụ thuộc: Các điện lực khu vực hoạt động theo phương thức xí nghiệp: 9 Điện lực Các xí nghiệp phụ trợ: 04 xí nghiệp, gồm: Xí nghiệp xây lắp điện Xí nghiệp sửa chữa thiết bị đo đếm điện. Xí nghiệp thiết kế điện. Xí nghiệp quản lý lưới điện 110KV. Sơ đồ tổ chức quản lý công ty điện lực TT. Điều độ HTĐMB Các đơn vị thành viên Phó giám đốc sản xuất Phòng Kỹ thuật Phòng máy tính Phòng thanh tra bảo vệ Phòng hành chính tổng hợp Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng KHSX& ĐTXD Phòng Kinh tế đối ngoại Phòng quản lý xây dựng Phòg thanh tra an toàn Phòng kinh doanh điện năng Phòng điện nông thôn Phòng vật tư & XNK Phó giám đốc đầu tư và xây dựng Phó giám đốc kinh doanh vật tư Công đoàn CTĐL Giám đốc Biểu 2: Phân cấp trong công ty Điện lực Hà nam Bậc quản trị Cấp trên để báo cáo Quyền và phạm vi quyết định Giám đốc TGĐ Tổng công ty Điều hành hoạt động SXKD của công ty. Chiến lược kinh doanh của công ty Điều lệ công ty. Trực tiếp chỉ đạo về tổ chức, tài chính, đấu thầu, kế hoạch. Đề nghị TGĐ công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật PGĐ công ty, các DN trực thuộc. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trưởng, phó phòng công ty, các DN trực thuộc…. Phó giám đốc Giám đốc Giải quyết các việc được Giám đốc uỷ quyền. Điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công. Các trưởng phòng Giám đốc Lập kế hoạch, kiểm tra, báo cáo. Chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch. Quản lý nhân viên, quản lý công việc. 1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ phận Quản lý Giám đốc : là người đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc công ty. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm ký nhận các nguồn vốn, tài sản và các nguồn lực khác do Tổng giám đốc giao cho công ty trong quản lý, điều hành công việc. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn về sản xuất, kinh doanh của công ty, kế hoạch đầu tư chiều sâu, mở rộng, đổi mới, hiện đại hoá thiết bị, công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Chỉ đạo xây dựng phương án, quy hoạch phát triển lưới điện Hà nội và các phương án bảo vệ, khai thác các tiềm năng kinh doanh của công ty, các phương án liên doanh, liên kết trong và ngoài nước, trình Tổng công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện. Đề nghị Tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc công ty, các doanh nghiệp trực thuộc. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trưởng phòng, phó phòng công ty, các doanh nghiệp trực thuộc theo đề nghị của Giám đốc các doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc. Được ra quyết định vượt nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi có các trường hợp khẩn cấp: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, sự cố, … và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với Tổng giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp. Các Phó giám đốc: giúp việc Giám đốc, được Giám đốc uỷ quyền quản lý, điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước giám đốc công ty. Công ty Điện lực Hà Nam còn thành lập Hội đồng doanh nghiệp. Hội đồng doanh nghiệp thành lập trên cơ sở thoả thuận giữa Giám đốc với Ban chấp hành Công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy công ty. Hội đồng doanh nghiệp là cơ quan tư vấn cho Giám đốc công ty về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phát huy quyền làm chủ của công nhân viên chức. Những nghị quyết, quyết định của hội đồng có giá trị khi có quá bán số thành viên dự họp tán thành và ký văn bản. Trong trường hợp Giám đốc không tán thành những nội dung đã kết luận, biểu quyết thì Giám đốc quyết định và tự chịu trách nhiệm, đồng thời báo cáo lên Tổng giám đốc công ty. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ (đứng đầu là các trưởng phòng): có chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc về lĩnh vực công tác phòng được phân công, tổ chức điều hành, quản lý phòng mình phụ trách thực hiện nhiệm vụ giám đốc giao cho. Bên cạnh đó, công ty còn có các xưởng, đội, xí nghiệp, trung tâm trực thuộc do các Phó giám đốc phụ trách, đứng đầu là các quản đốc, tổ trưởng, giám đốc xí nghiệp và giám đốc trung tâm, cũng có quyền hạn quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị mình, phụ trách, kiểm tra, giám sát công việc, tham mưu cho Ban giám đốc và chủ động giải quyết các công việc và nhiệm vụ mà Giám đốc giao. Trong một doanh nghiệp, các bộ phận, phòng ban khác nhau thì có chức năng hoạt động khác nhau. Giám đốc doanh nghiệp thường ban hành văn bản xác định phạm vi hoạt động và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận này. Công ty Điện lực Hà Nam cũng vậy, khi ký quyết định thành lập một bộ phận nào thì Giám đốc đều ra văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận đó. Hiện nay, hệ thống tổ chức của cơ quan công ty Điện lực Hà Nam gồm có 16 phòng ban. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban như sau: 1.1.2. Văn phòng Công ty Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, phục vụ lễ tân văn phòng, nhà khách, có nhiệm vụ mua sắm trang thiết bị dụng cụ hành chính cho các bộ phận thuộc công ty, đảm bảo vệ sinh công cộng và các phòng làm việc, thực hiện công tác y tế của Công ty, phục vụ bữa ăn trưa cho CBCNV, làm công tác tuyên truyền, giải đáp thắc mắc của khách hàng. Bộ phận Văn phòng công ty hiện nay có 52 người, trong đó 1 trưởng phòng (chánh văn phòng), 2 phó phòng (2 phó văn phòng), 26 nữ (50%), trình độ đại học có 13 người (chiếm 25%), trung học – cao đẳng có 8 người (chiếm 15,43%), còn lại là lao động phổ thông 31 người (chiếm 59,57%). Nhân lực của Văn phòng công ty như vậy là thừa. Trên văn phòng, phụ trách công việc văn thư lưu trữ, công tác quản trị, y tế là 12 người, còn lại 40 người phân chia vào việc phụ trách nhà ăn ca, vệ sinh công cộng và các phòng làm việc. 1.1.3. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Kế hoạch. Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch sản xuất dài hạn (5 năm), ngắn hạn (1 năm), tổng hợp cân đối trình Giám đốc Công ty xét duyệt và Tổng công ty phê duyệt, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty về nghiệp vụ kế hoạch; Báo cáo định kỳ việc thực hiện kế hoạch hoá sản xuất tuần, tháng, quí, năm theo quy định; Tham mưu đề xuất với Giám đốc Công ty sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; Thực hiện công tác điều độ vận hành lưới điện hàng ngày, điều độ lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ xử lý sự cố; Lập kế hoạch mua sắm vật tư; Quản lý các phương án đại tu sửa chữa trong kế hoạch sản xuất đã được Giám đốc phê duyệt; Đôn đốc các công trình để đạt được tiến độ. Phòng Kế hoạch hiện nay có 16 người, trong đó 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, 4 nữ (25%), đa số đều có trình độ đại học có 15 người (chiếm 93,75%), có 1 người là lao động phổ thông. Tuy nhiên sự phân công lao động trong phòng còn chưa thực sự hợp lý, có người phải làm quá nhiều việc, trong khi một số khác lại không có việc để làm. Nhiệm vụ tham mưu với Giám đốc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hầu như bị bỏ qua, phòng hầu như chỉ chú trọng đến công tác tổng hợp và duyệt kế hoạch các bộ phận trong công ty. Công tác lập kế hoạch mua sắm vật tư cũng chỉ nằm trong kế hoạch hàng năm của công ty, còn đối với các công trình thầu lại không thuộc nhiệm vụ chức năng của phòng. 1.1.4. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Tổ chức lao động. Tham mưu đề xuất các phương án về tổ chức, mô hình quản lý SXKD, phát triển nguồn lực về lao động, năng lực, trình độ quản lý, chuyên môn phù hợp với nhu cầu SXKD thực tế của Công ty; Lập quy hoạch về cán bộ thuộc diện Công ty quản lý, tuyển chọn đội ngũ quản lý kế cận; Tham mưu đề xuất, tổ chức thực hiện về chế độ, hình thức trả lương, trả thưởng, tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn cấp bậc công việc; Quyết toán kế hoạch LĐTL hàng quý và cả năm cho các đơn vị trực thuộc trong Công ty, thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra phân phối thu nhập, các chế độ tiền lương, tiền thưởng ở đơn vị; Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên; Nghiên cứu, áp dụng và thực hiện đúng các chế độ chính sách: HĐLĐ, BHXH, BHYT, BHLĐ … ; Có kế hoạch và triển khai thực hiện theo kế hoạch về: Bồi huấn nâng bậc lương công nhân, nâng lương cho viên chức (gián tiếp) tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và CNVC theo yêu cầu SXKD của Công ty; Hướng dẫn và làm thủ tục cho các đoàn đi thực tập, học tập công tác trong nước và ngoài nước. Phòng Tổ chức lao động hiện nay có 12 người, trong đó 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 4 nữ (33,3%), đa số đều có trình độ đại học có 11 người (chiếm 91,67%), có 1 người trình độ cao đẳng. Nói chung, nhiệm vụ chức năng của phòng là khá rõ ràng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên cũng đã được quan tâm nhưng hầu như vẫn chỉ là bề nổi, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Chức năng tổ chức nhân sự tại công ty Điện lực Hà nội hiện nay khá được coi trọng, tuy nhiên quá trình tuyển dụng và tìm cán bộ kế cận vẫn còn chịu nhiều yếu tố chủ quan, phần nào không phụ thuộc vào yêu cầu khách quan của công việc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sắp xếp bố trí nhân sự chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của công việc. 1.1.5. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Kỹ thuật. Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm và dài hạn của Công ty, đề xuất các biện pháp kỹ thuật để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của kế hoạch đã đề ra; Lập quy hoạch lưới điện toàn Công ty theo yêu cầu phát triển của phụ tải, phối hợp cùng với các Điện lực lập kế hoạch phát triển và cải tạo lưới điện trong quận huyện theo quy hoạch chung đạt yêu cầu; Kiểm tra, theo dõi, giám sát côngtác quản lý vận hành của các Điện lực và xưởng 110 KV, cùng các đơn vị trên nghiên cứu đề xuất các biện pháp khắc phục sự cố, các hiện tượng bất thường của thiết bị lưới điện xảy ra trong quá trình vận hành; Tham gia các phương án sửa chữa đại tu thiết bị, đôn đốc tiến độ thực hiện; Lập các phương án cấp điện, các phương án đảm bảo điện trong các thời kỳ đặc biệt hoặc các thời gian phục vụ nhiệm vụ chính trị của Thủ đô; Cùng các Điện lực đề xuất các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng trên toàn lưới điện của Công ty; Chủ trì công tác nghiên cứu, áp dụng tiến bộ KHKT, công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tổ chức các hội nghị chuyên đề, các tài liệu nghiên cứu kỹ thuật; Tham gia bồi huấn và đào tạo công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao đạt yêu cầu. Phòng Kỹ thuật hiện nay có 20 người, trong đó 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 3 nữ (15%), đa số đều có trình độ đại học có 18 người (chiếm 90%), trong đó có 1 người trình độ Thạc sỹ, 12 người có chuyên môn kỹ thuật, 5 người chuyên môn khác, và có 2 người trình độ cao đẳng. Nói chung, nhiệm vụ chức năng của phòng là khá rõ ràng. Đây là bộ phận rất quan trọng có liên quan nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là phòng đã có đóng góp lớn trong việc đưa ra một số biện pháp làm giảm tổn thất điện năng. Trong công ty, phòng Kỹ thuật được lãnh đạo chú trọng và quan tâm đầu tư, tuy nhiên nhân lực trong phòng như vậy là quá nhiều, gây nên tình trạng lãng phí nhân lực. 1.1.6. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Tài chính kế toán. Lập kế hoạch tài chính; Quản lý và sử dụng nguồn vốn, quỹ của Công ty; Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ ứng dụng, cấp phát chi phí cho các Điện lực theo kế hoạch được duyệt, thanh toán các hợp đồng mua bán vật tư phục vụ sản xuất vận hành, đại tu…; Tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình biến động về tài sản, vật tư, tiền vốn, tính toán giá thành sản phẩm và những hoạt động tài chính khác; Thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các chế độ khác đối CBCNV trong toàn công ty; Thực hiện quyết toán tài chính năm với TCT, quyết toán thuế với Cục thuế và các đoàn kiểm tra quyết toán tài chính; Thông qua hợp đồng theo dõi chặt chẽ việc mua bán vật tư trong và ngoài nước, theo dõi việc cấp vật tư, thiết bị cho đơn vị thi công, theo dõi vật tư tồn kho, nhượng bán. Phòng Tài chính kế toán hiện nay có 22 người, trong đó 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 20 nữ (90,9%), trình độ đại học có 16 người (chiếm 72,72%), trong đó chủ yếu là tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, và có 6 người trình độ cao đẳng chuyên ngành kinh tế. Bộ phận này có chức năng nhiệm vụ khá rõ ràng, xong thực tế việc thực hiện nhiệm vụ của mình còn nhiều bất cập và hạn chế. Thanh quyết toán cho các bộ phận trong công ty còn chậm trễ, ảnh hưởng tới việc phân tích hoạt động kinh doanh, giám sát chi tiêu đôi lúc còn lỏng lẻo, chi phí quản lý cao. Ngoài ra, việc phân tích hoạt động tài chính, lập kế hoạch tài chính cũng là nhiệm vụ quan trọng của phòng, xong không được quan tâm đúng mức, có vai trò mờ nhạt hoặc không thực hiện, và nếu có thực hiện cũng chỉ là phiến diện, không có những đánh giá sát thực. Thực chất phòng chỉ thực hiện chức năng nhiệm vụ kế toán – thống kê thuần tuý. 1.1.7. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Vật tư. Đảm bảo tiếp nhận vật tư thiết bị theo hợp đồng; Thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra số lượng, chất lượng và các điều kiện kỹ thuật theo quy định trong hợp đồng, thực hiện các thủ tục nhập hàng và thanh quyết toán với bên bán; Bảo quản vật tư, đại tu sửa chữa thiết bị, nhà kho, xây dựng cơ bản, áp dụng các tiến độ kỹ thuật vào quản lý và kế hoạch bảo vệ, phòng chống cháy, phòng chống bão lụt, thiên tai; Tổ chức thực hiện việc kiểm kê vật tư (theo mốc 1/7, 1/1) tại các kho; Tổ chức thực hiện việc tiêu thụ vật tư tồn kho ứ đọng, khai thác tận dụng vật tư, thu hồi vật tư sau thanh lý đúng quy định; Kiểm tra thường xuyên các đơn vị về công tác mua, quản lý, sử dụng, quyết toán vật tư, có đề xuất với Giám đốc các biện pháp xử lý nếu có sai phạm. Phòng Vật tư hiện nay có 43 người, trong đó 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, 14 nữ (32,55%), trình độ đại học có 8 người (chiếm 18,6%), có 12 người trình độ cao đẳng (chiếm 27,9%), còn lại 23 người là lao động phổ thông. Thực tế, công ty có 4 kho vật tư và do phòng quản lý, số cán bộ nhân viên trên văn phòng là 12 người, còn lại là làm việc ở dưới kho. Nhiệm vụ chức năng của phòng cũng khá rõ ràng, tuy nhiên việc thực hiện trên thực tế còn tồn tại nhiều hạn chế. Quản lý của phòng còn lỏng lẻo, chưa thực sự sát sao nên dẫn đến tình trạng một số nhân viên dưới kho lợi dụng vị thế của mình để làm lợi cho bản thân, làm chậm trễ việc nhập hàng và thanh quyết toán với bên bán. Ngoài ra, công tác bảo quản vật tư đã được thực hiện khá tốt, không có hiện tượng mất mát, sắp xếp vật tư hàng hoá trong kho gọn gàng, ngăn nắp. 1.1.8. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Bảo vệ quân sự. Dự thảo chương trình, kế hoạch, phương án bảo vệ, xây dựng, bổ sung sửa đổi nội quy bảo vệ trong toàn Công ty; Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, chế độ, thể lệ, nội quy trong công tác và việc thực hiện công tác bảo vệ tại các đơn vị trong toàn Công ty; Tổ chức công tác quản lý hành chính, trật tự trị an, an toàn xã hội trong toàn Công ty (quản lý vũ khí, chất nổ, ..), tổ chức bảo vệ hiện trường những vụ việc xảy ra, báo cáo kịp thời cho Thủ trưởng và cơ quan Công an đến giải quyết; Phối hợp với lực lượng Công an giải quyết những yêu cầu cấp bách trong kinh doanh sản xuất và bảo vệ những mục tiêu quan trọng của Công ty. Bố trí kịp thời lực lượng tự vệ để đảm bảo các mặt công tác bảo vệ an toàn cần thiết. Bộ phận này có 49 người, 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, có 5 người trình độ đại học (10,2%), 2 người trình độ cao đẳng (4,08%), còn lại 42 người là lao động phổ thông (85,72%). Nhìn chung bộ phận này thực hiện nhiệm vụ tương đối tốt, không để xảy ra những việc trộm cắp, an ninh trật tự trong toàn công ty được bảo vệ tốt, tuy đôi lúc còn quá máy móc. 1.1.9. Nhiệm vụ cơ bản của phòng Quản lý đầu tư xây dựng. Nắm bắt kịp thời những thay đổi chính sách, chế độ liên quan đến công tác đầu tư xây dựng, từ đó nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng kịp thời và tổ chức thực hiện đúng với quy định theo các văn bản hiện hành về công tác đầu tư xây dựng của Nhà nước và cơ quan cấp trên; Tổ chức thẩm định các dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi được phân cấp để trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư; Thẩm định các đề án thiết kế do Công ty thiết kế thuộc mọi nguồn vốn (kể cả nguồn vốn khách hàng), trình Giám đốc Công ty ký duyệt; Thẩm định kỹ thuật các đề án thiết kế do các đơn vị ngoài Công ty thiết kế liên quan đến lưới điện do Công ty Điện lực Hà Nam quản lý. Phòng Quản lý đầu tư có 9 người, 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 100% trình độ đại học, trong đó có 6 người chuyên môn kỹ thuật, 2 người chuyên môn kinh tế và 1 người có chuyên môn khác. Nói chung nhiệm vụ chức năng của phòng là rõ ràng, trên thực tế phòng thực hiện chức năng của mình tương đối tốt, tuy đôi lúc thời gian thẩm định kéo dài, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Ngoài ra, cũng không cần để 2 phó phòng, thực tế chỉ cần 1 phó phòng là đủ. 1.1.10. Nhiệm vụ cơ bản của phòng kinh doanh bán điện. Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy định, nghiệp vụ về công tác kinh doanh bán điện của các Điện lực; Quản lý hệ thống đo đếm điện ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21191.doc
Tài liệu liên quan