Lời nói đầu
Bưu Điện tỉnh Ninh Bình là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và là một thành viên của tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trong suốt 57 năm xây dựng và trưởng thành Bưu Điện tỉnh Ninh Bình luôn phấn đấu là đơn vị đi đầu trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, Bưu Điện tỉnh Ninh Bình luôn cập nhật và tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước.
Sau một thời gian thực tập tại Bưu Điện tỉnh Ninh Bìn
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2452 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bưu Điện tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, được tìm hiểu về các hoạt động, các quy trình công nghệ sản xuất và đặc biệt là tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích về môi trường làm việc thực tế và hiểu biết thêm về ứng dụng quan trọng của tin học trên nhiều lĩnh vực : sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp…
Trong Báo cáo thực tập tổng hợp, em xin được tổng kết lại những kết quả thu được trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập : chức năng hoạt động, nhiệm vụ của Bưu Điện tỉnh Ninh Bình; các vấn đề chuyên môn thu được trong quá trình thực tập và định hướng đề tài nghiên cứu.
I . Tổng quan về cơ quan thực tập.
Một số nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện tỉnh Ninh Bình.
Bưu điện tỉnh Ninh Bình hiện nay (có tên giao dịch quốc tế viết tắt là NinhBinh P & T - NinhBinh Post & Telecommunication) được thành lập lại theo Quyết định số 503/TCCB_LĐ ngày 14/09/1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
Bưu điện tỉnh Ninh Bình là tổ chức kinh tế, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế viết tắt là VNPT – VietNam Post & Telecommunication ), hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty được phê chuẩn tại Nghị định số 51/CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ. Bưu điện tỉnh Ninh Bình là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích cùng các đơn vị thành viên khác trong một dây chuyền công nghệ Bưu chính- Viễn thông liên hoàn, thống nhất trong cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ Bưu chính, Viễn thông để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch nhà nước do tổng Công ty giao. Bưu điện tỉnh Ninh Bình có Điều lệ tổ chức và hoạt động được Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phê chuẩn tại quyết định số 266/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 28/09/1996.
Bưu điện tỉnh Ninh Bình có tư cách pháp nhân, chịu trách nhịêm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị. Bưu điện tỉnh Ninh Bình có điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành; có con dấu riêng theo mẫu dấu doanh nghiệp Nhà nước; được mở tài khoản ở Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước; được Tổng Công ty giao quyền quản lý vốn và tài sản tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ của đơn vị, chịu trách nhiệm về việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh và phục vụ đã được Tổng Công ty giao để góp phần bảo toàn và phát triển tổng số vốn do Tổng Công ty quản lý; có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng Công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng Công ty; có Bảng cân đối kế toán, các qũy xí nghiệp theo quy định của nhà nước và quy chế tài chính của Tổng Công ty; đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về kết quả hoạt động, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do đơn vị cung cấp; trình Tổng Công ty phương án giá cước liên quan tới các dịch vụ do đơn vị kinh doanh.
Trong qúa trình hình thành và phát triển của Bưu điện tỉnh Ninh Bình có một số sự thay đổi cơ bản về tổ chức và nhiệm vụ đáng chú ý là:
Sau khi tỉnh Ninh Bình được tái thành lập lại từ ngày 01/04/1992 , Bưu
điện tỉnh Ninh Bình được tái thành lập lại ( chia tách ra từ Bưu đện tỉnh Hà Nam Ninh cũ) và chính thức đi vào hoạt động theo tổ chức mới kể từ ngày 01/10/1993 theo Quyết định số 1700 - QĐ/TCCB ngày 23/09/1992 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Bưu điện.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách nền hành
chính quốc gia, trong đó đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là một nội dung, Bưu điện tỉnh Ninh Bình đã được thành lập lại và có sự thay đổi cơ bản về nhiệm vụ hoạt động so với trước đây, đó là tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý sản xuất kinh doanh và phục vụ của đơn vị - Bưu điện tỉnh Ninh Bình không có chức năng quản lý Nhà nước nữa mà chỉ có chức năng quản lý sản xuất kinh doanh và phục vụ về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ ba của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “Về việc Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước ”, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có quyết định mới bóc tách riêng lĩnh vực bưu chính và viễn thông trên địa bàn tỉnh, tiến tới thành lập các Tổng Công ty chuyên ngành và Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam vào năm 2005.
Theo tinh thần đó, Bưu điện tỉnh Ninh Bình đã tổ chức triển khai thực
hiện phương án đổi mới quản lý, khai thác, kinh doanh bưu chính, viễn thông trên mạng địa bàn tỉnh Ninh Bình ( hoàn thành 09/2002). Tuy chức năng, nhiệm vụ của đơn vị không thay đổi nhưng về tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị cơ sở trực thuộc Bưu điện tỉnh có sự thay đổi với nội dung chủ yếu là : Thực hiện việc tánh bưu chính và viễn thông ở Bưu điện tỉnh bắt đầu từ việc tách nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, kinh doanh mạng viễn thông và các dịch vụ được cung cấp từ mạng viễn thông ra khỏi Bưu điện huyện. Đồng thời tách bộ phận lao động tương ứng của Bưu điện huyện chuyển giao cho Công ty Điện báo- Điện thoại quản lý. Tổ chức lại Công ty Bưu chính – Phát hành báo chí thành Bưu điện thị xã Ninh Bình. Bộ máy các phòng chức năng quản lý và điều hành của Bưu điện tỉnh thuộc các nghiệp vụ : Bưu chính - Phát hành báo chí, Viễn thông, Kế hoạch, Kế toán – Thống kê - Tài chính được tổ chức lại theo hướng tách riêng về mặt tổ chức và nhân sự trong từng phòng thành hai tổ chuyên quản hai lĩnh vực bưu chính và viễn thông.
Như vậy, sau khi thực hiện phương án đổi mới và tổ chức lại, Công ty
Điện báo - Điện thoại có chức năng, nhiệm vụ: tổ chức, quản lý, xây dựng, điều hành, bảo dưỡng, khai thác mạng viễn thông trong phạm vi toàn tỉnh (từ trung tâm tỉnh đến tận thuê bao) ; tổ chức, quản lý và kinh doanh các dịch vụ viễn thông đến tận khách hàng trong phạm vi toàn tỉnh thông qua các Bưu điện huyện và Bưu điện thị xã Ninh Bình với tư cách giống như tổng đại lý kinh doanh dịch vụ viễn thông của Công ty Điện báo- Điện thoại trên địa bàn tỉnh để kinh doanh các dịch vụ viễn thông đến tận thuê bao. Các Bưu điện huyện, thị có chức năng, nhiệm vụ : quản lý toàn bộ đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc và các tài sản hiện dùng chung cùng hệ thống bưu cục, Ki-ốt, Đại lý Bưu điện, các điểm Bưu điện- Văn hóa xã, phương tiện vận chuyển cùng toàn bộ trang thiết bị, phương tiện dùng cho Bưu chính – Phát hành báo chí ; tổ chức, quản lý, khai thác mạng lưới và kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, các dịch vụ viễn thông tại các điểm giao dịch đồng thời thực hiện các các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông thông qua các hợp đồng trách nhiệm như : chấp nhận hợp đồng phát triển thuê bao, phát triển dịch vụ mới; thu cước thuê bao viễn thông trên địa bàn và bán các loại thẻ (Card) sử dụng dịch vụ viễn thông cho điện thoại dùng thẻ, điện thoại di động.
Tình hình kết quả hoạt động và phát triển của Bưu điện tỉnh Ninh Bình trong những năm vừa qua( 2001-2003) được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau :
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Doanh thu phát sinh
37.885.519.223
50.851.086.462
64.361.750.482
Doanh thu phân chia dịch vụ BC-VT
-369.934.138
-310.298.780
-500.601.817
Doanh thu sau phân chia
37.515.585.08522
50.540.787.682
63.861.148.665
Các khoản giảm trừ
0
0
0
Doanh thu thuần về dịch vụ BC-VT và bán hàng hóa
37.515.585.085
50.540.787.682
63.861.148.665
Doanh thu phải nộp
Doanh thu được điều tiết
17.391.119.2662
11.616.455.453
12.612.856.703
Doanh thu hưởng
54.906.704.351222
62.157.243.135
76.474.005.368
Chi phí trực tiếp và giá vốn
hàng bán
40.048.424.798
43.344.630.261
52.574.257.516
Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
14.858.279.553
18.812.612.874
23.899.747.852
Doanh thu hoạt động tài chính
309.700.746
285.977.510
449.456.320
Chi phí tài chính
0
1.002.276.385
2.365.718.065
Chi phí bán hàng
0
0
0
Chi phí quản lý doanh nghiệp
4.373.530.108
5.210.556.212
6.335.029.787
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
10.794.441.191
12.885.757.787
15.649.456.320
Thu nhập khác
392.416.625
98.141.416
168.730.007
Chi phí khác
12.039.394
75.705.047
52.802.237
Lợi nhuận khác
380.377.231
22.436.369
115.927.770
Tổng lợi nhuận trước thuế
11.174.818.422
12.908.194.156
15.765.384.090
Các khoản nộp ngân sách
1.756.725.831
1.930.564.190
Vốn kinh doanh
27.365.727.641
28.872.224.692
74.942.720.567
Số lao động
740
755
757
Tiền lương bình quân 1 lao động
1.144.757
1.316.693
1.697.000
Tỷ suất TSCĐ/Tổng tài sản (%)
79,02
74,72
71,65
Tỷ suất Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn(%)
64,9
65,3
49,14
Khả năng thanh toán hiện hành (lần)
1,54
1,53
2,04
Khả năng thanh toán nhanh (lần)
0,30
0,32
0,50
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần)
0,44
0,59
0,81
Tỷ suất LN sau thuế/Doanh thu (%)
13,86
13,87
16,44
Tỷ suất LN sau thuế/Tổng tài sản (%)
7,92
8,09
6,40
Tỷ suất LN sau thuế/Vốn CSH (%)
5,71
6,44
12,74
Đặc điểm quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm của Bưu điện tỉnh Ninh Bình.
Là tổ chức kinh tế, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu chính -
Viễn thông Việt Nam ; là doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, Bưu điện tỉnh Ninh Bình cũng mang đầy đủ những tính chất, đặc điểm cơ bản của ngành Bưu điện Việt Nam, trong đó vứa có những đặc điểm chung của mọi ngành sản xuất vật chất, vừa có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù phản ánh bản chất kinh tế bưu điện.
Những đặc điểm mang tính chất sản xuất vật chất của
ngành Bưu điện.
Như chúng ta đã biết, cả về lý luận kinh tế và thực tiễn kinh doanh đều thống nhất trả lời là ngành Bưu điện ( Bưu chính - Viễn thông) thuộc về lĩnh vực sản xuất vật chất. Khi nói về ngành Bưu điện dưới chế độ tư bản, Mac đã gọi đó là ngành công nghiệp chuyển đưa tin tức .
Trong quá trình sản xuất, ngành Bưu điện tạo ra một giá trị sử dụng. Đó là hiệu quả có ích của quá trình chuyển đưa tin tức ( thư từ, điện báo, điện thoại, fax…) từ người gửi đến người nhận. Hiệu quả có ích này cần thiết cho tất cả các mặt sinh hoạt và hoạt động của mọi người : trong lĩnh vực sản xuất và không sản xuất, trong lĩnh vực tiêu dùng xã hội và tiêu dùng cá nhân.
Trong việc sản xuất ra sản phẩm của ngành Bưu điện cũng giống như việc
sản xuất ra sản phẩm công nghiệp (hàng hóa), đều có sự tham gia của người lao động, của đối tượng lao động và của công cụ sản xuất.Do lao động của công nhân viên mà ngành Bưu điện đã tạo ra một sản phẩm được đưa vào tổng sản phẩm xã hội mà một phần giá trị của nó là do lao động cần thiết và lao động thặng dư tạo ra và hình thành thu nhập quốc dân.
Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm Bưu điện không có gì khác biệt so với các sản phẩm khác của lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất (hàng hóa). Nếu sản phẩm Bưu điện được tiêu dùng cho cho sản xuất tức là trong việc sản xuất ra những hàng hóa khác, thì giá trị của nó sẽ được chuyển sang giá trị của những hàng hóa này( tính vào giá thành của những hàng hóa này). Nếu sản phẩm Bưu điện được dùng cho nhu cầu cá nhân thì giá trị của nó sẽ mất đi cùng với sự tiêu dùng, giống như sự tiêu dùng các sản phẩm khác của lĩnh vực sản xuất vật chất.
Khi sản xuất sản phẩm Bưu điện, tin tức ( thư từ, điện báo, điện thoại…) là đối tượng lao động mà lao động của công nhân viên Bưu điện tác động trực tiếp vào. Muốn trở thành giá trị sử dụng ( thỏa mãn nhu cầu), đối tượng lao động trong sản xuất vật chất (ví dụ trong công nghiệp) phải có sự thay đổi vật chất, tức là một sự thay đổi về hình thức vật thể của nó. Đối tượng lao động trong ngành Bưu điện là tin tức chỉ bị thay đổi về mặt không gian, tức là sự chuyển dời về vị trí, nhưng đó là sự chuyển dời vật chất. Do bản thân tin tức không có hình thái vật thể mà trên thực tế là vật mang tin
( tải thể ) truyền đưa tin tức như giấy( thư tín), âm thanh( điện thoại)… và bản thân các vật mang này trong quá trình truyền đưa có thể xảy ra sự biến đổi, chẳng hạn như tín hiệu âm thanh ( đàm thoại) trước tiên được biến đổi thành tín hiệu điện, sau khi truyền đến đối phương được biến đổi trở lại thành tín hiệu âm thanh. Nhưng không cần biết vật mang tin biến đổi như thế nào, tin tức ký gửi trên vật mang đó phải được giữ nguyên dạng – tức là nội dung tin tức người dùng cần truyền đưa phải được giữ nguyên, không được biến đổi. Ví dụ như gửi điện báo , khi truyền đưa phải giữ nguyên nội dung bức điện truyền đi, không có sai sót mặc dù có thể không giữ nguyên dạng chữ ban đầu.
Trong việc chuyển đưa tin tức (sản xuất) của ngành Bưu điện có sự tham gia của tư liệu sản xuất như : máy móc, thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, nhà cửa, vật kiến trúc, vật liệu, dụng cụ…là những vốn sản xuất (vốn cố định và vốn lưu động).
Những biểu hiện kinh tế nói trên chứng tỏ rằng việc sản xuất sản phẩm Bưu điện ( chuyển đưa tin tức) có những đặc điểm của sản xuất vật chất, không phụ thuộc vào lĩnh vực nào mà nó nó phục vụ cả. Tất cả những biện pháp trong chính sách kinh tế đối với các ngành sản xuất công nghiệp đều được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Bưu điện.
Những đặc điểm kinh tế cơ bản mang tính đặc thù của
ngành Bưu điện.
Đi đôi với những đặc điểm chung của mọi ngành sản xuất vật chất, ngành
Bưu điện còn có những đặc điểm đặc thù riêng mang bản chất kinh tế của nó. Nhứng đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, việc tổ chức và quản lý, khai thác, vận hành mạng lưới trang thiết bị, phương tiện thông tin của ngành Bưu điện. Những đặc điểm riêng mang tính đặc thù phản ánh bản chất kinh tế Bưu điện có thể thấy được như sau:
Đặc điểm thứ nhất là : Sản phẩm Bưu điện không có tính vật thể (vật thực), qúa trình sản xuất gắn liền và diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ sản phẩm Bưu điện.
Sản phẩm bưu điện khác với sản phẩm công nghiệp ở chỗ nó không phải là vật thể mà là hiệu quả có ích của việc truyền đưa tin tức ( thư tín, điện báo, điện thoại…). Trong quá trình sản xuất sản phẩm Bưu điện, đối tượng lao động là tin tức do người sử dụng tự mang đến, vì thế nó không phụ thuộc vào hình thái vật liệu (hay nguyên liệu) mà xí nghiệp ( doanh nghiệp) Bưu điện phải bỏ tiền ra mua sắm. Quá trình sản xuất sản phẩm Bưu điện không cần dùng đến những nguyên liệu và vật liệu chủ yếu là những thứ tạo ra vật thể và giá trị của sản phẩm như trong công nghiệp mà mà chỉ sử dụng các loại ấn phẩm, vật liệu nghiệp vụ ( vật liệu phụ). Vì vậy, chi phí để sản xuất sản phẩm Bưu điện chủ yếu là chi phí về tài sản cố định và chi phí tiền lương (lao động), cho nên trong quản lý kinh doanh của ngành Bưu điện phải đặc biệt quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định và tiết kiệm sức lao động, làm giảm chi phí và giá thành sản phẩm.
Giá trị sử dụng của ngành Bưu điện là hiệu quả có ích của việc truyền đưa tin tức được tiêu thụ ngay trong bản thân quá trình sản xuất. Đặc điểm này làm cho giá trị sử dụng của sản phẩm Bưu điện không còn mang tính chất hàng hóa, tức là sản phẩm mà sau khi ra khỏi lĩnh vực sản xuất mới bước vào lĩnh vực lưu thông và trở thành đối tượng thương nghiệp. Sản phẩm Bưu điện không lưu thông được như hàng hóa như hàng hóa là vật thể thông thường, ở đây hiệu quả có ích sáng tạo ra sẽ được tiêu thụ và trả thù lao trong quá trình sản xuất. Kết quả hoạt động sản xuất trong ngành Bưu điện sẽ tạo ra một hiệu quả có ích và hiệu quả này được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất mà không thể tách ra được khỏi quá trình sản xuất. Tức là, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bưu điện được diễn ra đồng thời (điều này được biểu hiện rất rõ và dễ thấy trong lĩnh vực nghiệp vụ thông tin điện thoại ).
Tuy nhiên, ở đây điều cần khẳng định trước hết là sản phẩm Bưu điện được coi là hàng hóa ( thương phẩm) nên có quá trình trao đổi của nó. Khi người sử dụng mua tem để gửi thư hay là khi trả tiền cước gửi một bức điện báo thì chính là họ đã dùng tiền bạc để trao đổi sản phẩm Bưu điện. Nhưng do sản phẩm Bưu điện không có hình thái vật thể cho nên không thể tách sản phẩm Bưu điện một cách độc lập ra khỏi qúa trình sản xuất để đem bán ở thị trường. Trao đổi sản phẩm Bưu điện chỉ có thể thực hiện trực tiếp giữa người sản xuất ( Bưu điện) với người tiêu dùng ( sử dụng). ở đây không có bất kỳ một thương nhân trung gian nào , cũng không có sự phân biệt giữa bán buôn và bán lẻ. Cũng như thế, người sử dụng sản phẩm Bưu điện không thể đem bán lại sản phẩm Bưu điện cho người khác mà chỉ có thể tự tiêu dùng. Và doanh nghiệp Bưu điện cũng không thể đem cất trữ sản phẩm của mình vào kho để chờ tiêu thụ như các sản phẩm công nghiệp có hình thái vật thể.
Tính chất không tách rời giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật nhất định của ngành Bưu điện. Trước hết đó là những đặc điểm của việc tổ chức xây dựng mạng lưới Bưu điện và những đặc điểm của quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp Bưu điện. Qúa trình chuyển đưa tin tức phải được bắt đầu sao cho tin tức ở nơi sản xuất đến được người nhận, tức là gần doanh nghiệp Bưu điện. Muốn vậy, các phương tiện thông tin Bưu điện phải bố trí hết sức gần người sử dụng. Điều này có nghĩa là phải xây dựng và tổ chức mạng lưới Bưu điện rộng rãi bao gồm : những điểm phục vụ công cộng (bưu cục, ki-ốt, buồng đàm thoại công cộng…) và phục vụ cá nhân ( máy điện thoại thuê bao…) liên lạc với nhau và việc phân bổ các điểm phục vụ phải thật hợp lý sao cho phù hợp với sự phân bố các nguồn tin tức ( là các đối tượng khách hàng sử dụng bao gồm : các tổ chức kinh tế - xã hội, trường học, khu dân cư…).
Hiệu quả của việc rút ngắn thời gian và không gian là một đặc điểm quan trọng của quá trình chuyển đưa tin tức. Người sử dụng hiệu quả này bao giờ cũng muốn quá trình tiêu thụ xảy ra ngay trong quá trình sản xuất ( đàm thoại,…) hoặc chuyển đưa tin tức với tốc độ càng nhanh càng tốt và phải an toàn, chính xác, không được thất lạc hoặc sai lệch (Thư tín, điện báo, Fax…). Điều đó có nghĩa là yếu tố thời gian tính và chất lượng đối với sản phẩm Bưu điện yêu cầu đòi hỏi rất cao và nghiêm ngặt, nếu không đảm bảo được điều này thì tin tức truyền đi sẽ mất hoàn toàn hoặc hay mất một phần giá trị sử dụng ( hiệu quả có ích) của nó. Đây là vấn đề rất hệ trọng vì khác với người sử dụng hàng công nghiệp có hình thái vật thể, người sử dụng sản phẩm Bưu điện không thể đổi lại các sản phẩm có chất lượng xấu ( tin tức chuyển đưa bị chậm hoặc bị sai lệch, thất lạc). Cũng do sản xuất sản phẩm Bưu điện có tính liên tục, không được gián đoạn và có tính xác xuất cao ( khối lượng nghiệp vụ tin tức chuyển đi biến đổi không đồng đều giữa các giờ trong ngày, giữa các ngày trong tuần và giữa các tuần trong tháng ) vì thời gian nào cần tiêu thụ sản phẩm là do người sử dụng sản phẩm Bưu điện quyết định. Vì vậy trong quá trình sản xuất của Bưu điện phải có những dự trữ, dự phòng bổ sung về năng lực sản xuất (máy móc, thiết bị thông tin và sức lao động) đảm bảo sản xuất liên tục 24/24 giờ mỗi ngày; đồng thời ngành Bưu điện cần phải lựa chọn và tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, tức là đạt được hiệu quả lớn nhất về chất lượng chuyển đưa tin tức với chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Đặc điểm thứ hai là : Quá trình sản xuất sản phẩm Bưu điện ( quá trình chuyển đưa tin tức) mang tính toàn trình, toàn mạng, không thể phân cắt. Toàn bộ một chu kỳ chuyển đưa tin tức ( sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh) thường phải dựa vào cả mạng để hoàn thành với sự tham gia của một số xí nghiệp trong đó mỗi đơn chỉ thực hiện chuyển đưa tin tức ở một khâu, một công đoạn nhất định : nghiệp vụ đi ( chuyển), nhiệp vụ quá giang ( qua) và nghiệp vụ đến ( nhận).
Bưu điện là điều kiện chung cho sự sinh tồn của xã hội, đặc biệt là trong xã hội phát triển và hiện đại như ngày nay. Nhu cầu chuyển đưa tin tức ( trao đổi thông tin) có thể có giữa bất kỳ những người sử dụng nào, ở bất kỳ nơi nào ngay cả những vùng miền núi, hải đảo xa xôi, chỉ cần có con người, có tồn tại kinh tế hàng hóa, có trao đổi hàng hóa và lưu thông thì tất yếu phát sinh nhu cầu trao đổi thông tin. Phạm vi thông tin bất kể là truyền đưa tin tức kinh tế hay tin tức cá nhân đều không thể giới hạn trong phạm vi cục bộ của một khu vực, vùng, địa phương mà phải tiến hành trong cả nước và thậm chí trong phạm vi toàn thế giới. Do vậy, mạng lưới thông tin Bưu điện tất yếu phải được tổ chức, xây dựng thành một hệ thống mạng lưới hoàn chỉnh, thống nhất, mang tính toàn quốc, nối liền các điểm dân cư với nhau. Và trong nền kinh tế quốc dân, ngành Bưu điện hình thành nên một ngành nghề độc đáo, được tổ chức quản lý tập trung, thống nhất cao độ.
Quá trình sản xuất sản phẩm của ngành Bưu điện phải dựa vào cả mạng lưới để hoàn thành chứ không phải là một đơn vị cơ sở nào độc lập thực hiện mặc dù đối với việc sản xuất một sản phẩm cụ thể mà nói thì số đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất có lúc ít, có lúc nhiều và cũng có thể chỉ là một đơn vị ( ví dụ như với sản phẩm điện thoại nội hạt thuộc chế độ đơn trạm ở một huyện , thị). Nhưng nhìn toàn cục thì, toàn mạng của Bưu điện không thể chia cắt., điều này do đặc điểm sản xuất của ngành Bưu điện quyết định. Chính vì vậy, nhìn từ hiệu ích chung của toàn xã hội thì thì toàn xã hội chỉ có thể tổ chức thành một mạng chung, tức là có thể nói Bưu điện có “ tính độc quyền tự nhiên”. Mặt khác vì Bưu điện phục vụ cho toàn xã hội cho nên tổ chức của Bưu điện phải bố trí rộng khắp, ở nơi nào có người thì ở đó có tổ chức Bưu điện phục vụ; các hệ thống truyền dẫn và vận chuyển cũng phải nối liền các địa phương trong mạng lưới thông tin.
Do đặc điểm sản xuất của ngành Bưu điện là toàn trình, toàn mạng nên việc bố trí sức sản xuất phải làm cho mọi thành viên trong toàn xã hội đều có thể sử dụng tiện lợi. Vì vậy, ở một số vùng đặc biệt là ở các đầu cuối của mạng thông tin, việc bố trí sức sản xuất (trang thiết bị thông tin và lao động) không thể chỉ đơn thuần tính toán từ góc độ kinh tế mà phải xem xét đến nhu cầu sử dụng của người dùng, tức là phải chú ý đến vấn đề hiệu ích xã hội. Mặt khác, hiệu ích xã hội cũng có hạn độ nhất định, cũng chịu sự ràng buộc của điều kiện kinh tế – xã hội, ở một số Bưu điện địa phương nếu bị thua lỗ có thể lấy lợi nhuận của đơn vị Bưu điện ở địa phương khác bù đắp, vì vậy phải xem xét cả sự tiện lợi (hiệu ích xã hội) và hiệu ích kinh tế và không thể thiên lệch bên nào, phải nghiên cứu tính toán, bố trí sức sản xuất một cách hợp lý.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của
Bưu điện tỉnh Ninh Bình.
Từ nghiên cứu các đặc điểm mang tính đặc thù của ngành Bưu điện và
trong điều kiện thực tại của Việt Nam hiện nay, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hiện là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chiếm giữ gần như tuyệt đối về thị phần cung cấp các sản phẩm Bưu điện cho toàn xã hội (khoảng trên 90%) và được coi như một chỉnh thể, một doanh nghiệp đặc biết lớn. Trong nội bộ của VNPT lại phân định quyền kinh doanh cho các đơn vị thành viên trên nguyên tắc cơ bản là được phân định theo khu vực địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên do tính chất đặc thù của sản xuất sản phẩm Bưu điện là tính chỉnh thể, toàn trình, toàn mạng nên mỗi Bưu điện tỉnh, thành chỉ là bộ phận hợp thành trong hệ thống thống nhất đều không thể hoàn thành một cách độc lập qúa trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Vì vây, các Bưu điện tỉnh, thành không thể trở thành người sản xuất và kinh doanh độc lập như các xí nghiệp công nghiệp. Xét về góc độ này, các Bưu điện tỉnh chỉ tương tự như một phân xưởng trong một nhà máy lớn. Nhưng mặt khác, các Bưu điện tỉnh lại phân tán ở khắp các nơi trong cả nước và càng quan trọng hơn là một số lượng lớn các Bưu điện tỉnh đều có chức năng tiêu thụ dù cho nhiệm vụ sản xuất không phải chỉ do một Bưu điện tỉnh mà có thể hoàn thành được nhưng việc tiêu thụ sản phẩm Bưu điện thường là chỉ do một đơn vị hoàn thành ( thu cước phí ở khâu “ Đi ”). Chính vì vậy, xét từ góc độ này, Bưu điện tỉnh lại không thể được đối xử như một phân xưởng trong nhà máy mà nó có tính độc lập tương đối. Những điều trên đã cho thấy tính chất song trùng của doanh nghiệp Bưu điện trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong đó có Bưu điện tỉnh Ninh Bình.
Từ những đặc điểm đặc thù của ngành Bưu điện và những vấn đề phân tích ở trên, đồng thời nghiên cứu thực tế qúa trình sản xuất sản phẩm của Bưu điện Ninh Bình, có thể minh họa sơ đồ quy trình công nghệ cơ bản, mang tính đặc trưng cho qua trình sản xuất các sản phẩm Bưu điện hoàn chỉnh( chuyển đưa tin tức từ người gửi đến người nhận), mang tính toàn trình, toàn mạng của ngành Bưu điện mà Bưu điện tỉnh Ninh Bình là một bộ phận cấu thành của hệ thống chỉnh thể .
Quy trình công nghệ chuyển đưa tin tức ( sản xuất) trên toàn mạng lưới thông tin như sau :
Khâu “qua” (chấp nhận)
(Bưu điện tỉnh)
Khâu “đến”
(Bưu điện tỉnh)
Khâu “ đi ” (chuyển tiếp)
(ctyVPS,VTN, VTI)
Tin tức
từ người gửi
mang đến
(khách hàng)
Người nhận
(khách hàng)
Quá trình sản xuất sản phẩm Bưu điện hoàn chỉnh theo sơ đồ quy trình công nghệ ở trên được diễn tả khái quát như sau:
- Tại công đoạn “Đi” ( chấp nhận tin tức chuyển đi ) : đối tượng lao động là tin tức ( thư từ, công văn, fax, điện báo, điện thoại,…) mà người sử dụng có nhu cầu Bưu điện chuyển đi, được các khách hàng trực tiếp đến các cơ sở Bưu điện phục vụ (Bưu cục, Ki-ốt, Đại lý Bưu điện…) của các Bưu điện tỉnh hoặc có thể từ máy đầu cuối là các máy thuê bao với khách hàng gọi điện thoại trực tiếp tại máy thuê bao của mình). Tại đây, nhân viên Bưu điện sẽ trao cho khách hàng các ấn chỉ nghiệp vụ và hướng dẫn làm thủ tục ký gửi hoặc đăng ký đàm thoại công cộng và kết thúc ở việc thu cước phí của khách hàng. Các công việc tiếp theo là do các nhân viên Bưu điện tiến hành xử lý như khai thác, chia chọn, phân hướng và đóng túi gói “ Đi ” để chuyển đi với các tin tức là thư từ, công văn, tài liệu. Nếu tin tức là điện báo, điện thoại fax thì sẽ do các thiết bị máy móc thông tin trên mạng viễn thông ( máy đầu cuối à thiết bị chuyển mạch àthiết bị truyền dẫn) của Bưu điện tỉnh tự động xử lý và truyền đi trên mạng thông tin quốc gia.
- Tại công đoạn “ Qua”( hay còn gọi là quá giang, chuyển tiếp tin tức đi ) : các xí nghiệp trực thuộc VNPT được giao nhiệm vụ làm chức năng trung gian chuyển tiếp xử lý. Chẳng hạn trong thông tin Bưu chính thì do Công ty Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế (VNS) hoặc cũng có thể do các Bưu điện tỉnh được giao nhiệm vụ chuyển tiếp túi, gói Bưu chính thực hiện. Trong lĩnh vực viễn thông thì do các công ty dọc là Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN) và Công ty Viễn thông quốc tế (VTI) là các đơn vị quản lý, khai thác các tổng đài trung tâm (TAXDEM) của các vùng, miền trong cả nước và các Tổng đài “ cửa ngõ” đi quốc tế tự động thực hiện.
- Tại công đoạn “ Đến” : tin tức sau khi đã được xử lý ở các công đoạn “ Đi” và “Qua” sẽ được chuyển đến các cơ sở Bưu điện tỉnh ở đầu cuối của quá trình chuyển đưa tin tức, nơi có người nhận tin tức của người gửi. Các cơ sở Bưu điện này sẽ tiến hành công việc xử lý cuối cùng để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm Bưu điện hoàn chỉnh. Nếu là thông tin Bưu chính (thư từ, công văn, tài liệu…) sẽ được khai thác ( mở túi gói thư “ Đến ”, chia chọn, phân hướng theo khu vực của từng đường thư) và giao cho các nhân viên Bưu tá chuyển đến địa chỉ người nhận. Nếu là thông tin viễn thông ( điện báo, fax…) thì cũng xử lý tương tự và các bức điện báo, fax “ đến” sẽ được giao cho các nhân viên điện tá chuyển phát đến người nhận. Nếu là điện thoại thì các công việc xử lý đều do các thiết bị thông tin trên mạng lưới tự động xử lý theo chương trình đã được thiết lập, cài đặt.
Trường hợp tin tức của khách hàng có nhu cầu trao đổi chỉ ở trong nội tỉnh Ninh Bình thì quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng tương tự như quy trình đã mô tả ở trên. Nhưng có một điều khác nhau cơ bản là toàn bộ quá trình chuyển đưa tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận (sản phẩm hoàn chỉnh) sẽ chỉ do các đơn vị cơ sở trực thuộc của Bưu điện tỉnh Ninh Bình thực hiện.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thực tế sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Ninh Bình hiện nay, xét trong quy trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh toàn trình, toàn mạng của ngành Bưu điện ( các tin tức chuyển đưa “đi” hoặc “đến” thuộc phạm vi liên tỉnh và quốc tế) thì Bưu điện tỉnh Ninh Bình chủ yếu tham gia sản xuất các sản phẩm ở công đoạn “đi” tức “sản phẩm đi” và ở công đoạn “đến” tức “sản phẩm đến”. Vì vậy, có thể minh họa Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm của Bưu điện tỉnh Ninh Bình như sau:
Quy trình sản xuất “sản phẩm đi” (thu cước ở người gửi) của Bưu điện tỉnh Ninh Bình:
…
…
…
VPS
VTN
VTI
Tin tức từ khách hàng gửi đi liên tỉnh và quốc tế
Các đơn vị cơ sở trực thuộc BĐ tỉnh
Ninh Bình
(Bưu cục,Đài, Trạm)
Các sản phẩm bưu chính chuyển đi liên tỉnh và quốc tế
Các sản phẩm viễn thông chuyển đi liên tỉnh và quốc tế
Quy trình sản xuất “sản phẩm đến” của Bưu điện tỉnh Ninh Bình
VPS
VTN
VTI
Các sản phẩm bưu chính gửi từ liên tỉnh và quốc tế đến
Các sản phẩm viễn thông từ liên tỉnh và quốc tế đến
Các đơn vị cơ sở Bưu điện trực thuộc BĐ tỉnh Ninh Nình
(Bưu cục, đài, trạm)
Khách hàng nhận tin tức gửi đến
Một số nét chủ yếu về mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Ninh Bình.
Sau khi thực hiện phương án đổi mới quản lý, khai thác, kinh doanh bưu chính, viễn thông trên mạng địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình ( 09/2002 ), mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Ninh Bình hiện nay như sau :
Bưu điện tỉnh hiện có 10 đơn vị cơ sở sản xuất trực thuộc gắn với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của đơn vị bao gồm : 1 Công ty Điện báo - Điện thoại; 6 Bưu điện huyện (Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư,Yên Khánh, Kim Sơn và Yên Mô ); 2 Bưu điện thị xã ( Ninh Bình và Tam Điệp )và 1 trung tâm Tin học.
Về mối quan hệ về mặt tổ chức, quản lý, kinh doanh và phục vụ giữa Bưu
điện tỉnh Ninh Bình và các đơn vị cơ sở sản xuất trực thuộc có thể được tóm tắt như sau:
Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Bưu điện tỉnh thực hiện chế độ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC068.doc