Mục lục Trang
Lời Mở đầu
Thuỷ sản là loại thực phẩm thiết yếu trong đời sống kinh tế của con người. Việc phân tích, đánh giá tổng quan tình hình thuỷ sản có vai trò quan trọng không chỉ đối với một mà của tất cả các quốc gia, có như vậy từng quốc gia mới có thể đảm bảo, kết hợp hài hoà giữa sử dụng một cánh có hiệu quả nguồn lợi cho tương lai, đồng thời nắm rõ xu hướng phát triển, để có định hướng phát triển phù hợp với điều kiện của nước mình.
Việt Nam một nước có chiều dài bờ biển 3260 k
44 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ Thuỷ sản & Vụ Kế hoạch Tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m có 112 cửa sông với 2 vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông rất phong phú và đa dạng về các loại thuỷ sản có giá trị cao... đó là ưu thế để phát triển việc sản xuất và khai thác thuỷ sản. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Việc tìm hiểu và đưa ngành thuỷ sản Việt Nam hoà nhập thị trường thuỷ sản thế giới càng trở lên cấp thiết hơn nữa. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã xin thực tập tại Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Thủy sản. Với một hy vọng được tìm hiểu sâu hơn nữa về thủy sản Việt Nam. Sau một thời gian thực tập tổng hợp em đã có cơ hội tìm hiểu sơ lược về ngành thuỷ sản Việt Nam. Trong giai đoạn thực tập tổng hợp nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ Vụ Kế hoạch và Tài Chính - Bộ Thuỷ sản mà đặc biệt là TS. Ngô Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Kế Hoạch Tài chính; đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần i
Quá trình hình thành và phát triển bộ thuỷ sản và vụ kế hoạch tài chính
I. Quá trình hình thành và phát triển bộ thuỷ sản
1. Lịch sử hình thành Bộ Thuỷ sản và các giai đoạn phát triển
Việc khai thác các nguồn lợi thuỷ để phục vụ những nhu cầu đa dạng của con người như làm thực phẩm, đồ trang sức, thuốc chữa bệnh... đã có từ lâu đời cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trải qua hàng nghìn năm nghề cá Việt Nam, trước hết là nghề đánh bắt cá vẫn còn mang nặng nét đặc trưng của một nền sản xuất tự cấp tự túc và chỉ đóng vai trò một nghề phụ cho dân cư. Mãi đến nửa đầu thế kỷ này, nghề cá vẫn còn hết sức thô sơ, lạc hậu và chưa được xem là một nghề kinh tế.
Từ sau năm 1954, xác định khả năng đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và bước đầu phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và nhà nước Việt Nam đã chú trọng phát triển nghề cá. Vụ ngư nghiệp thuộc Bộ Nông Lâm đã được thành lập. Đây là cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên của nghề cá miền Bắc và sự ra đời của nó đã đánh dấu một cách nhìn nhận mới đối với nghề cá nước ta. Trong lực lượng sản xuất, những tập đoàn đánh cá đã ra nhập các hợp tác xã. Với sự giúp đỡ của các nứoc xã hội chủ nghĩa anh em, nhà máy cá hộp Hạ Long, trong đó có đoàn tàu đánh cá mà lực lượng chủ lực là đội tàu cá Việt Đức đã ra đời năm 1957. Đây chính là cơ sở sản xuất theo kiểu công nghiệp đầu tiên trong nghề cá miền Bắc và là nơi đào tạo luyện nhiều thế hệ cán bộ, công nhân cho nghề cá thời kỳ đó.
Cũng vào thời kỳ này, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước đối với nghề cá, vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1959, mặc dù bận rộn muôn vàn, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian đi thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà... Tại đây, Người đã dạy: Biển bạc của ta do dân ta làm chủ. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử này, ngày 1 tháng 4 hàng năm đã được những người làm nghề cá nước ta chọn làm ngày hội truyền thống của ngành thuỷ sản, là ngày phát động lễ ra quân khai thác vụ Nam và mở đầu thời vụ nuôi cá trong năm. Ngày 18 tháng 3 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định chính thức về việc tổ chức ngày hội truyền thống của ngành thuỷ sản vào ngày 1 tháng 4 hàng năm. Tháng 4 năm 1960, Bộ Nông Lâm được sắp xếp lại, chia thành 4 tổ chức mới là Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường quốc doanh, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản. Ngày 5 tháng 10 năm 1961, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ban hành nghị định 150/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thủy sản. Đây là thời điểm ra đời của ngành thủy sản Việt Nam như một chính thể ngành kinh tế kỹ thuật của đất nước, phát triển một cách toàn diện về khai thác nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác Quốc tế để phát triển. Cũng chính thời kỳ đó, nghề cá phía Nam được quản lý bởi Nha Ngư nghiệp thuộc chính quyền Sài Gòn.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngành thuỷ sản Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển mới trên toàn phạm vi cả nước. Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng sự thành lập Bộ Hải sản vào năm 1976 và tổ chức lại thành Bộ Thủy sản vào năm 1981, bao gồm cả các hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản.
Cùng với sự hình thành và phát triển của cơ quan quản lý nhà nước của ngành thuỷ sản, các tổ chức quần chúng, các hội nghề nghiệp của những người làm nghề cá cũng lần lượt ra đời, tích cực tập hợp, động viên lực lượng lao động thuộc mọi loại hình trong ngày đóng góp cho sự trưởng thành không ngừng của ngành thủy sản Việt Nam. Đó là Hiệp hội Nuôi tôm xuất khẩu - tiền thân của Hội Nuôi trồng thuỷ sản - thành lập năm 1989. Hội nghề cá Việt Nam (VINAFA) năm 1982, công đoàn thủy sản Việt Nam - 1992, Quỹ nhân đạo Nghề cá Việt Nam 1996, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt nam (VASEP) - 1998. Từ khi thành lập cơ quan quản lý nhà nước của ngành và cũng là thời điểm ra đời của ngành kinh tế - kỹ thuật mới của đất nước, đến năm 2004, ngành thuỷ sản đã đi qua chặng đường 40 năm xây dựng và trưởng thành. Đó là một chặng đường dài với nhiều thăng trầm biến động. Song đứng về góc độ tổng quan, có thể chia thành hai thời kỳ chính.
- Thời kỳ thứ nhất, từ năm 1980 về trước, ngành thuỷ sản Việt Nam về cơ bản vẫn là một ngành kinh tế tự cấp tự túc, thiên về khai thác những tiềm năng sẵn có của thiên nhiên theo kiểu “hái, lượm”.
Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung kéo dài, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm đã khiến chúng ta quen đánh giá thành tích theo tấn, theo tạ, bất kể giá trị, triệt tiêu tính hàng hoá của sản phẩm. Điều đó dẫn tới sự suy kiệt của các động lực thúc đẩy sản xuất, đưa ngành tới bờ vực suy thoái vào cuối những năm 70.
- Thời kỳ thứ hai, từ năm 1980 đến nay, được mở đầu bằng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu và thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trang trải” mà thực chất là chú trọng nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở rộng đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển. Ngành thuỷ sản có thể coi là một ngành tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong quá trình đó, từ những nghề sản xuất nhỏ bé, ngành đã có vị thế xứng đáng và đến năm 1993 đã được Đảng và Nhà nước chính thức xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990. Đặc biệt, nước ta đã đứng vào hàng ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ năm 1997. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt mức 500 triệu đô la năm 1995 và 2,24 tỷ đô la năm 2003.
2. nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thuỷ sản:
Bộ Thuỷ Sản là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuỷ sản bao gồm: nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong nội địa và trên biển trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định pháp luật (điều 1 nghị định 43 Chính phủ ngày 2/5/2003 của Chính phủ).
Bộ Thuỷ sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 86/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dựa án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thuỷ sản.
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về thuỷ sản, các chương trình, dự án quan trọng của Bộ.
Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuỷ sản.
Về nuôi trồng:
ỉ Quản lý nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch. Quy địn việc xuất khẩu và nhập khẩu giống thuỷ sản, di giống, thuần giống, bảo tồn, chọn tạo giống, công nhận giống nuôi mới, sản xuất kinh doanh giống; thống nhất quản lý chất lượng giống; xây dựng và quản lý hệ thống giống; đăng kí giống quốc gia
ỉ Thống nhất quản lý về thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thú y thuỷ sản; các loại vật tư, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; phối hợp với Bộ, Ngành, các địa phương kiểm soát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của luật pháp.
Về khai thác thuỷ sản:
ỉ Quản lý các hoạt động khai thác thuỷ sản của người và phương tiện trong nước và nước ngoài trong nội địa và trên vùng biển Việt Nam; chỉ đạo thực hiện khai thác thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch và các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Đồng thời quản lý và phân cấp ngư trường, bãi cá; cấp, thu hồi giấy phép khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật
ỉ Quy định các nghề, phương tiện, đối tượng và mùa vụ khai thác thuỷ sản
ỉ Thống nhất quản lý đăng kiểm phương tiện nghề cá. Đăng kí, kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thuỷ sản như: nồi hơi, bình chịu áp lực, thiết bị lạnh; quy định các chức danh và tiêu chuẩn các chức danh thuyền viên tàu cá; cấp sổ thuyền viên tàu cá, bằng thuyền trưởng, máy trưởng theo quy định của pháp luật.
Về chế biến:
Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch công nghiệp chế biến thuỷ sản. Quy địn điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường trong chế biến, bảo quản và vận chuyển thuỷ sản. Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thuỷ sản và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy địn của pháp luật.
Về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản:
ỉ Quy định danh mục các loài thuỷ sản cần được bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo tồn quy gen, đa dạng hoá sinh học thuỷ sản. Phối hợp với bộ Tài nguyên và môi trường và các bộ, ngành liên quan quy định các biện pháp bảo vệ môi trường...
ỉ Tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá, quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản, quản lý các khu bảo tồn nội địa, biển. Đồng thời quy địn vùng cấm khai thác, vùng hạn chế khai thác...
Về dịch vụ hậu cần thuỷ sản:
Quản lý phát triển cơ khí thuỷ sản và hệ thống cảng cá, bến cá theo quy hoạch. Thống nhất quản lý các dịch vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến trên biển.
Về thương mại thuỷ sản:
ỉ Phố hợp với các bộ có liên quan xây dựng các chính sách thương mại thuỷ sản để trình chính phủ quyết địn
ỉ Nghiên cứu phát triển thị trường, phát triển công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tìm kiếm mở rộng thị trường
Tổ chức chỉ đạo thẩm định giám định kiểm tra thực hiện các dự án trong nước và nước ngoài về thuỷ sản trong phạm vi quản lý của Bộ
Thanh tra kiểm tra, giải quyêt khiếu nại, tố cáo chống tham nhũng tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về thuỷ sản theo thẩm quyền
Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định pháp luật
Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, và chuyển giao công nghệ trong ngành thuỷ sản
3. Tổ chức bộ máy thuỷ sản.
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản
Vụ Kinh tế tập thể và Kinh tế tư nhân
Vụ Kế hoạch – Tài chính
Vụ Khoa học - Công nghệ
Vụ Hợp tác Quốc tế
Vụ Pháp chế
Vụ Tổ chức cán bộ
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản
Thanh tra
Văn phòng
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ
Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản
Viện nghiên cứu Hải sản
Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II
Trung tâm nghiên cứu Thuỷ sản III
Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia
Trung tâm tin học
Báo Thuỷ sản
Tạp chí Thuỷ sản
c) Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước của ngành thuỷ sản
Vụ Hợp tác
Quốc tế
Bộ thuỷ sản
Vụ nuôi trồng thuỷ sản
Cục
quản lý chất lượng, an toàn
vệ sinh và thú y thuỷ sản
Vụ Tổ chức cán bộ
Cục
khai thác, quản lý
nguồn lợi thuỷ sản
Vụ Kế hoạch Tài Chính
Vụ Pháp chế
Vụ Kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân
Thanh tra Bộ
Vụ Khoa học
Công nghệ
Văn phòng
4. Nhân sự:
Toàn Bộ thuỷ sản biên chế hiện có là: 152
Đến nay 01/02/2004: 129 + 14 hợp đồng
Trong đó:
ỉ Vụ Tổ chức cán bộ: + Biên chế: 15
+ Hiện có: 13
ỉ Vụ Kế hoạch Tài chính: + Biên chế: 24
+ Hiện có: 21
ỉ Vụ Khoa học và Công nghệ: + Biên chế: 15
+ Hiện có:11 +1 HĐLĐ
ỉ Vụ Kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân: + Biên chế: 17
+ Hiện có:16+1 HĐLĐ
ỉ Vụ Hợp tác Quốc tế: + Biên chế: 8
+ Hiện có: 8
ỉ Vụ Pháp chế: + Biên chế: 6
+ Hiện có: 6
ỉ Vụ nuôi trồng Thuỷ sản: + Hiện có:
+ Biên chế:
ỉ Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản: + Biên chế: 30
ỉ Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản:
+ Biên chế: 18
+ Hiện có 14 + 3 HDLĐ
ỉ Thanh tra Bộ: + Biên chế : 8
ỉ Văn phòng Bộ: + Biên chế: 48
+ Hiện có: 40 +15 HĐ
ỉ Bộ trưởng 1, Thứ trưởng: 3
ỉ Lái xe: 5
ỉ Bảo vệ: 5
ỉ Tạp vụ: 2
ỉ Đánh máy: 2
Độ tuổi trung bình của Bộ là: 49 tuổi
Trong đó: 55 - 60 (tuổi): 39,55%
50 - 55 (tuổi): 20,34%
45 - 50 (tuổi): 10,73%
40 - 45 (tuổi): 8,47%
35 - 40 (tuổi): 3,38%
30 - 35 (tuổi): 2,26%
dưới 30 tuổi: 15,27%
II. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Kế hoạch - Tài chính
Theo quyết định số 09/2003/QĐ-BTS ngày 05/08/2003 của Bộ thuỷ sản quy định như sau:
1. Chức năng
Vụ Kế hoạch – Tài chính là tổ chức tham mưu có giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thương mại, thống kê, tài chính, giá, đầu tư và xây dựng cơ bản của ngành. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ.
2. Nhiệm vụ
Chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm và các chương trình, dự án về kế hoạch, tài chính của ngành thuỷ sản.
Chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kế hoạch, tài chính của ngành thuỷ sản.
Tham mưu cho Bộ trưởng triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kế hoạch, tài chính và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kế hoạch, tài chính.
Giúp Bộ trưởng giám sát, kiểm việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kế hoạch tài chính ủa ngành. Từ đó có các đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Trình Bộ trưởng quyết định giao định hướng kế hoạch về sản xuất kinh doanh cho các địa phương; giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc Bộ; phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm trên cơ sở kế hoạch và định mức của Nhà nước. Quyết toán các nguồn kinh phí do bộ quản lý, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, sơ kết, tổng kết theo quy định của Bộ và Chính phủ về lĩnh vực được giao.
Thường trực hội đồng Thẩm định của Bộ về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hài hạn, hàng năm, chương trình, dự án phát triển ngành.
Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ
Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thống kê của ngành Thuỷ sản theo quy định của pháp luật, nghiên cứu, khai thác các cuộc điều tra thống kê của các đơn vị khác để phục vụ công tác quản lý của Bộ.
Thực hiện quản lý nhà nước các dự án bằng nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài – FDI; nguồn viện trợ phát triển chính thức – ODA theo quy định của pháp luật;
Quản lý nhà nước các quỹ do Bộ thành lập theo quy định của pháp luật
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Về thương mại; phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng các chính sách thương mại thuỷ sản để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Nghiên cứu phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tìm kiếm mở rộng thị trường; Xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt các định mức kinh tế theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo về quản lý tài chính, kế hoạch, tài sản; thực hiện công tác phát triển kinh tế thuỷ sản gắn với quốc phòng theo quy định của pháp luật trong các đơn vị thuộc Bộ.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, thực hiện những công việc được giao và phối hợp với Vụ hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển thuỷ sản trong hội nhập; chủ trì chuẩn bị và tổ chức hội nghị điều phối ODA của ngành thuỷ sản; tổng hợp, đánh giá, đề xuất, vận động ODA của ngành Thuỷ sản
Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao phó.
3. Nhân Sự
Vụ kế hoạch đầu tư có Biên chế: 24 người gồm 01 vụ trưởng, 04 vụ phó và 19 chuyên viên. Trong đó có 1 tiến sĩ, 1 thạc sĩ còn lại là trình độ đại học
Độ tuổi trung bình: 47 tuổi.
Phần II
Tình hình quản lý đầu tư tại vụ kế hoạch tài chính Bộ thuỷ sản
I. Tình hình quản lý đầu tư của Vụ Kế hoạch tài chính
1. công tác lập kế hoạch đầu tư
Hoàn thành báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2002 và biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội năm 2003 của ngành Thuỷ Sản, kịp thời phục vụ Hội nghị tổng kết ngành Thuỷ Sản năm 2001 và triển khai kế hoạch năm 2004của toàn Ngành.
Hoàn thành việc thông báo chỉ tiêu kế hoạch năm 2002 cho 61 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ Thuỷ Sản về sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch hoạt động công ích của Công ty dịch vụ khai thác Biển Đông.
Tiếp tục phối hợp và chỉ đạo Viện kinh tế qui hoạch bổ sung và hoàn chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ngành đến năm 2010.
Tiếp tục chỉ đạo triển thực hiện quyết định 143/2000/QĐ- TTg ngày 4/12/2000 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng đội tàu công ích làm dịch vụ hậu cần nghề cá kết hợp khai thác hải sản ở Trường Sa và DK1. Đã làm việc với cơ quan hữu quan để giải quyết vốn Biển Đông hải đảo cho đóng tàu hậu cần dịch vụ cho hai tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và Ninh Thuận; vốn điều tra đánh giá nguồn lợi sinh vật biển vùng biển Trường Sa và DK1 của Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng; vốn đầu tư xây dựng khu dịch vụ hậu cần đảo Bá Tây, và vốn đầu tư cho các công trình cảng cá điạ phương.
Trình Bộ ban hành chỉ thị số 04/2002/CT-BTS ngày 9/7/2002 hướng dẫn các địa phương xây dựng và tổng hợp kế hoạch năm 2003 của ngành để trình Thủ tưởng Chính Phủ, làm việcvới cơ quan nhà nước để giải quyết đảm bảo nguồn lực đầu tư của Ngành.
Đã tham gia Ban đổi mới, xếp hạng doanh nghiệp của Bộ, tiến hành khảo sát và làm việc với một số doanh nghiệp , chuẩn bị triển khai cổ phần hoá theo nghị quyết của Chính phủ.
2. công tác lập và thẩm định dự án đầu tư
2.1 Quá trình lập dự án đầu tư
a, Xác định dự án và xin quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư :
Căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt hoặc căn cứ thực trạng xuống cấp của công trình cần sữa chữa lớn, khôi phục, cải tạo các Cục quản lý chuyên ngành hoặc các địa phương lập văn bản để đề nghị Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản cho phép chuẩn bị đầu tư.
Đối với các dự án cần lập báo các nghiên cứu khả thi, để xin phép được đầu tư, trước hết chủ đầu tư phải lập đề cương khảo sát lập báo các nghiên cứu khả thi trình lên Bộ trưởng. Trên cơ sở cân đối vốn chuẩn bị đầu tư, Vụ Kế hoạch Tài Chính có ý kiến tham mưu và chuẩn bị văn bản để Bộ trưởng ký quyết định phê duyệt kinh phí cho dự án.
Nếu dự án nhóm A thì Bộ Thuỷ Sản trình Chính Phủ kí quyết định.
b. Lập và trình duyệt dự án đầu tư : Sau khi được phê duyệt kinh phí cho dự án, chủ đầu tư tiến hành điều tra khảo sát lập hoặc tìm thuê các tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư từ hai bước báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc một bước (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc báo cáo đầu tư tuỳ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền ký quyết định đầu tư.
Thông thường các dự án nhóm A thực hiện hai bước, trường hợp đặc biệt được Chính phủ cho phép thì chỉ lập nghiên cứu khả thi. Các dự án nhóm B nếu xét thấy cần thiết mới tiến hành hai bước. Các dự án còn lại chỉ thực hiện một bước là nghiên cứu khả thi.
c. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu sơ bộ sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.
ỉ Dự kiến lựa chọn quy mô đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư.
ỉ Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất.
ỉ Phân tích sơ bộ về công nghệ kỹ thuật và xây dựng, điều kiện về cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ…
ỉ Phân tích tài chính nhằm xác định sơ bộ Tổng mức đầu tư, các khả năng và điều kiện huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi.
Về nguồn vốn gồm có:
+ Vốn ngân sách do Nhà nước cấp
+ Vốn tín dụng
+ Vốn tự huy động
+ Vốn Nước ngoài ( vốn ODA, Vốn vay từ WB, ADB…)
ỉ Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội của dự án.
d. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi
ỉ Nêu các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
ỉ Lựa chọn hình thức đầu tư
ỉ Các phương án điạ điểm cụ thể
ỉ Các phương án và giải pháp xây dựng
ỉ Tổ chức quản lý khai thác, sử dụng lao động
ỉ Phân tích tài chính, kinh tế
Tại Vụ Kế hoạch Tài chính của Bộ Thuỷ Sản các loại dự án được phân công cho từng người trong vụ theo chức năng và nhiệm vụ của mình phụ trách một dự án từ bắt đầu đến khi kết thúc như : dự án về cầu cảng, dự án về nuôi trồng thuỷ sản, dự án về xây dựng cơ bản…
2.2 Thẩm định dự án đầu tư
Sau khi hoàn thành việc lập dự án đầu tư, Chủ đầu tư làm thủ tục trình lên cấp quyết định đầu tư để thẩm định và phê duyệt. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước còn phải thẩm định về phương án tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.
Đối với dự án thuộc nhóm A : Vụ Kế hoạch Tài chính làm việc với Bộ Kế hoạch Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thông qua.
Các dự án nhóm B: Vụ Kế hoạch Tài chính chuẩn bị văn bản để Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản ký.
Thẩm định nghiên cứu khả thi: Các dự án thuộc nhóm A do Bộ Kế hoạch Tài chính thẩm định có tập hợp ý kiến các Bộ, Ngành, Địa phương có liên quan, dự thảo quyết định đầu tư trình Chính Phủ xem xét quyết định.
Các dự án thuộc nhóm B, C: Vụ Kế hoạch Tài chính tổ chức thẩm định cùng với sự tham gia của các vụ liên quan như: Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản…
Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA thì có thể có sự tham gia của Vụ hợp tác quốc tế.
Đối với các dự án mang tính chất kỹ thuật phức tạp, qui mô lớn thì phải có sự tham gia của các chuyên gia về lĩnh vực đó.
Riêng các dự án thuộc nhóm B phải có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ quản lý ngành về quy hoạch phát triển ngành và nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án.
Nội dung thẩm định dự án đầu tư :
ỉ Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng nông thôn đô thị.
ỉ Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia
ỉ Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung.
ỉ Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng.
ỉ Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẫn xây dựng.
ỉ Sử dụng đất đai tài nguyên, bảo vệ tài nguyên sinh thái.
ỉ Phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án.
ỉ Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm dự án.
ỉ Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.
ỉ Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư, vốn tín dụng do Nhà nước bão lãnh còn phải thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án.
3. công tác quản lý quá trình Thực hiện đầu tư
Chủ đầu tư tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình, thẩm định thiết kế công trình. Sau đó chủ đầu tư trình duyệt Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình.
Trong công tác tuyển chọn các nhà thầu, Chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu trình cấp quyết định đầu tư duyệt. Sau khi có kế hoạch đấu thầu được duyệt, Chủ đầu tư trực tiếp lập hoặc thuê tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân lập hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn khung điểm đánh giá hồ sơ dự thầu, xếp hạng nhà thầu trình cấp quyết định đầu tư xét duyệt để ra thông báo mời thầu và tổ chức đấu thầu.
Sau khi mở thầu, Chủ đầu tư tổ chức phân tích, đánh giá các hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu và làm thủ tục trình duyệt lên cấp quyết định đầu tư xem xét, ra quyết định duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được trúng thầu.
Tư vấn khảo sát thiết kế được trúng thầu có trách nhiệm điều tra khảo sát, Lập Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán. Chủ đầu tư kiểm tra nghiệm thu nội dung hồ sơ đề án để trình lên cấp quyết định đầu tư xét duyệt sau khi đã có các cơ quan chuyên môn thẩm định về Thiết kế và Tổng dự toán.
Trong giai đoạn này Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Thuỷ Sản có trách nhiệm xem xét nội dung hồ sơ để trình lên Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản xem xét quyết định.
Thi công xây lắp công trình: Vụ Kế hoạch Tài chính phối hợp với Bộ Xây dựng kiểm tra trong quá trình đầu tư và xây dựng của Ngành.
Vụ Kế hoạch Tài chính tham gia với vụ Tài chính – kế toán trong việc quyết toán vốn đầu tư các công trình đã hoàn thành. Tổ chức kiểm tra và xử lý những vướng mắc trong quá trình đầu tư và xây dựng cũng như nghiệm thu các công trình đầu tư xây dựng do Bộ quản lý( kể cả nguồn vốn nước ngoài).
4. công tác quản lý Giai đoạn kết thúc đưa dự án vào sử dụng
Được thực hiện theo các quy định trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-Chính phủ ngày 08/7/1999 của Chính phủ.
Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.
Biên bản tổng nghiệm thu bàn giao công trình là văn bản pháp lý để chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán công trình.
Chậm nhất là sau 6 tháng sau khi dự án đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi lên Vụ Kế hoạch Tài chính để Vụ trình lên nguời có thẩm quyền phê duyệt quyết toán đầu tư.
Việc tổng hợp của Bộ:
Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 hàng năm các đơn vị thực hiện các bước xây dựng dự án trên. Sau khi được phê duyệt, dự án sẽ được trình lên Bộ kế hoạch và đầu tư (chỉ các dự án được phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 năm trước mới được xem xét để cấp vốn đầu tư vào năm sau)
ỉ Bộ kế hoạch và đầu tư trình chính phủ, sau đó trình quốc hội (kỳ họp quốc hội cuối năm )
ỉ Sau khi quốc hội thông qua, chính phủ ra quyết định ,Bộ kế hoạch và đầu tư giao vốn, tiếp đó Bộ thuỷ sản (mà trực tiếp là Vụ Kế hoạch Tài chính ) căn cứ các dự án được giao vốn theo phân kỳ đầu tư hàng năm và tổng mức đầu tư được duyệt.
II. Đánh giá Tình hình quản lý đầu tư trong thời gian qua
1. Kết quả quản lý đầu tư:
1.1. Đối với các dự án đầu tư nguồn vốn trong nước
1.1.1 Đối với các dự án do Vụ Kế hoạch Tài chính trực tiếp quản lý
Triển khai thực hiện kế hoạch vốn ngân sách năm 2002, cụ thể như sau:
Tổng mức vốn đầu tư theo kế hoạch được giao với số vốn: 181000 triệu đồng. Đã phân bổ các loại vốn như sau:
Vốn thiết kế qui hoạch: 3000 triệu đồng
Vốn chuẩn bị đầu tư : 3000 triệu đồng
Vốn chuẩn bị thực hiện dự án: 1500 triệu đồng
Vốn thực hiện dự án: 173500 triệu đồng
Tổng số vốn triển khai năm 2002 là 44 dự án với tổng mức vốn là 175700 triệu đồng, bao gồm :
A. Đối với dự án nhóm A
Có một dự án (bao gồm 11 dự án thành phần) xây dựng hạ tầng nghề cá chuyển tiếp, đã khánh thành trong năm 2002 được gồm 9 cảng: Cát Bà, Cửa Hội, Phan Thiết, Cà Mau, Trần Đề, Sông Gianh, Côn Đảo, riêng cảng cá Tắc Cậu mới hoàn thành giai đoạn 1. Do lũ lụt, tiến độ triển khai không kịp, Bộ đã đề nghị Chính Phủ cho phép kéo dài công trình này sang tháng 6 năm 2003.
B. Đối với dự án nhóm B
Có 10 dự án, gồm các dự án chuyển tiếp:
ỉ Cảng và chợ cá Hạ Long, 3 Trung tâm giống quốc gia Thuỷ Sản miền Bắc, miền Trung, Nam Bộ và dự án tăng cường năng lực nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.
Các dự án khởi công mới 4 dự án :
ỉ Tăng cường năng lực kiểm nghiệm của Trung Tâm kiểm tra chất lượng và Vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACENT).
ỉ Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản Nam Bộ.
ỉ Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung
ỉ Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam Bộ
C. Đối với dự án nhóm C
Triển khai 34 dự án, trong đó:
ỉ Qui hoạch 6 dự án, chuẩn bị đầu tư 14 (trong đó chuẩn bị thực hiện 6 dự án )
ỉ Dự án qui hoạch triển khai và xây dựng 2 dự án : Nuôi tôm trên cát ven biển miền Trung và nuôi trồng thuỷ sản các khu ruộng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng.
ỉ Dự án chuẩn bị đầu tư có 4 dự án không triển khai được:
+ Vùng sản xuất tôm sú giống Hòn Khoai không đủ điều kiện xây dựng
+ Trường công nhân kỹ thuật thuỷ sản Huế chưa có qui hoạch
+Vùng nuôi tôm sinh thái Bàng La không thực hiện được vì đầu tư hiệu quả thấp
+ Trại thực nghiệm và chuyển giao công nghệ Cần Thơ chưa xá định được địa điểm đầu tư
Dự án chuẩn bị thực hiện chưa thực hiện được gồm:
+ Vùng nuôi tôm công nghiệp Tiền Hải chưa duyệt báo cáo khả thi vì phải tập trung cho các dự án chuyển tiếp.
+ Phân viện nghiên cứu Hải sản miền Nam chưa có địa điểm.
Có 7 dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng gồm :
+ Cảng cá Thuận An
+ Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu của Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng.
+ Tàu nghiên cứu Biển Đông.
+ Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
+ Trường công nhân kỹ thuật Hạ Long.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1029.doc