Báo cáo Thực tập tại Bộ tài chính

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BỘ TÀI CHÍNH 1.1. Vị trí và chức năng. Bộ tài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, NSNN, thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính – ngân sách), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính – ngân

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: 1.2.1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực tài chính – ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả. 1.2.2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 1.2.3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 1.2.4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 1.2.5. Quản lý NSNN. 1.2.6. Quản lý thu thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN 1.2.7. Quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác của nhà nước. 1.2.8. Quản lý dự trữ quốc gia. - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư lập dự toán và phương án phân bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia của NSTW cho các Bộ, ngành được phân công dự trữ quốc gia. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý dự trữ quôc gia. - Ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính, khung giá, phí mua bán vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia, quy trình bảo quản, thời hạn bảo quản các mặt hàng dự trữ quốc gia; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định trong việc quản lý, bảo quản, mua bán, xuât nhập khẩu, đổi hàng và chất lượng vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia do các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý theo quy định. - Trực tiếp tổ chức, quản lý một số mặt hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Chính phủ. 1.2.9. Quản lý tài sản Nhà nước. - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc quản lý việc mua sắm tài sản công trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước. - Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước. - Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, điều chuyển, đấu giá, thanh lý, chuyển đối sở hữu đối với tài sản Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về mua sắm, sử dụng, quản lý tài sản nhà nước; tổng hợp tình hình quản lý tài sản nhà nước trong cả nước theo quy định của pháp luật. - Thống nhất tổ chức quản lý tài sản của Nhà nước chưa giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý sử dụng. 1.2.10. Về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ chế giám sát về tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống nhất trong cả nước. - Chủ trì hoặc tham gia thẩm định việc đầu tư vốn, hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào các doanh nghiệp và theo dõi, giám sát việc thực hiện đầu tư của Nhà nước cho các doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Theo dõi, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong cả nước; chủ trì, phối hợp thực hiện quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. - Làm đầu mối tổng hợp về tình hình thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền những vấn đề về vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp theo phân cấp của Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ và quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 1.2.11. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ và nguồn viện trợ quốc tế. - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch về vay nợ trong nước và ngoài nước của Chính phủ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và chính sách tài chính quốc gia từng thời kỳ. - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách chế độ về quản lý vay nợ và trả nợ trong nước và ngoài nước của Chính phủ; thực hiện bảo lãnh và cấp bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp (không gồm tổ chức tín dụng) vay vốn nước ngoài theo quy định của pháp luật. - Thống nhất quản lý nhà nước về vay và trả nợ của Chính phủ, vay và trả nợ của Quốc gia; quản lý tài chính đối với khoản vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại của Chính phủ và phát hành trái phiếu của Chính phủ ra nước ngoài. - Là đại diện “bên vay” của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam; tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn nước ngoài của Chính phủ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư cân đối, bố trí nguồn vốn đối ứng của NSNN; phân bổ vốn vay hoặc chỉ định tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính nhà nước cho vay lại cho các chương trình, dự án theo danh mục đã được phê duyệt; hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát quá trình giải ngân và quản lý sử dụng các nguồn vay nợ nước ngoài của Chính phủ. 1.2.12. Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán. - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quy định theo thẩm quyền chế đố kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, công khai tài chính – ngân sách để thi hành thống nhất trong cả nước. - Ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán; tiêu chuẩn nghiệp vụ kiểm toán viên, kế toán trưởng; tiêu chuẩn, điều kiện thành lập doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập. - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về kế toán, kiểm toán. Thống nhất quản lý việc đăng ký áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp. Có ý kiến cuối cùng về các bất đồng, tranh chấp về kết quả kiểm toán độc lập. 1.2.13. Quản lý tài chính các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và dịch vụ tài chính. - Trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, xổ số, cá cược, vui chơi có thưởng - Quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tài chính đối với các tổ chức hoạt động dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các tổ chức hoạt động kinh doanh và giao dịch chứng khoán. 1.2.14. Quản lý hoạt động hải quan. - Trình Chính phủ quy định cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại cửa khẩu, về hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, về kiểm tra sau thông quan. - Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và thống kê hải quan theo quy định của pháp luật. - Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của ngành hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. 1.2.15. Quản lý nhà nước về lĩnh vực giá. - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: quy định việc kiểm soát giá độc quyền; nguyên tắc và phương pháp xác định giá, khung giá các loại đất; quyết định giá một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng theo quy định của pháp luật. - Thẩm định phương án giá do các bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước xây dựng đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, giá sản phẩm, hàng hóa do Nhà nước đặt hàng hoặc trợ giá để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Quy định tiêu chuẩn thẩm định viên về giá và điều kiện hoạt động dịch vụ thẩm định giá; thống nhất quản lý hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý giá. 1.2.16. Phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ và tham gia quản lý thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. 1.2.17. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác thống kê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 1.2.18. Hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý của Bộ. - Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bột theo quy định của pháp luật. - Xây dựng phương án và tổ chức đàm phán các Hiệp định song phương, đa phương về thuế, dịch vụ tài chính, kế toán, hải quan và các lĩnh vực tài chính khác. - Đàm phán, ký kết điều ước quốc tê về tài chính theo ủy quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các diễn đàn tài chính quốc tế song phương, đa phương theo phân công của Chính phủ. 1.2.19. Tổ chức và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 1.2.20. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. 1.2.21. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 1.2.22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính – ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 1.2.23. Thực hiện cải cách hành chính theo quy định của Chính phủ. - Trình Chính phủ chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính công phục vụ chương trình cải cách hành chính nhà nước từng thời kỳ. - Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính Nhà nước đã được Chính phủ phê duyệt. 1.2.24. Quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 1.2.25. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. 1.3. Cơ cấu tổ chức. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1. Vị trí và chức năng. Vụ Ngân sách nhà nước là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý NSNN trong phạm vi quản lý cả nước. 2.2. Nhiệm vụ. Vụ Ngân sách nhà nước có các nhiệm vụ: 2.2.1.Chủ trì phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ về quản lý tài chính – NSNN: - Xây dựng dự án Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực NSNN trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Xây dựng chiến lược, kế hoạch NSNN 5 năm. - Xây dựng định hướng, mục tiêu, cơ chế phục vụ cho việc hoạch định chính sách tài chính và xây dựng NSNN hàng năm. 2.2.2. Tham gia xây dựng các chính sách, chế độ quản lý tài chính – ngân sách: - Tham gia với các cơ quan nhà nước về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội; định hướng phát triển nền tài chính quốc gia; bố trí cơ cấu các nguồn lực tài chính thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; tham gia với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thống nhất việc chuẩn bị ý kiến tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương về phương hướng, nhiệm vụ phát triển của các ngành, lĩnh vực và cơ chế, chính sách tài chính để thực hiện. - Tham gia với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng các cân đối lớn như: vay, trả nợ, dư nợ Chính phủ, quốc gia; cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển; cân đối ngoại tệ Nhà nước; cân đối các Quỹ trong và ngoài ngân sách hàng năm, 5 năm và dài hạn; các chính sách, chế độ thu ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; chế độ hạch toán, kế toán NSNN và các chế độ tài chính – ngân sách khác. 2.2.3. Lập dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW hàng năm, dự toán điều chỉnh NSNN khi cần thiết: - Xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN, Thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn lập dự toán NSNN hàng năm. - Xây dựng các định mức phân bổ NSNN. - Phối hợp Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan xây dựng dự toán thu NSNN, xây dựng số kiểm tra thu NSNN hàng năm đối với các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương. Chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng số kiểm tra chi ngân sách hàng năm đối với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương. - Tổ chức làm việc với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dự toán ngân sách địa phương; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ làm việc với các Bộ, cơ quan trung ương về dự toán ngân sách hàng năm. - Chủ trì tổng hợp, lập dự toán thu, chi NSNN, phương án phân bổ NSTW hàng năm; soạn thảo các báo cáo về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW hàng năm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng các phụ lục thuyết minh căn cứ, cơ sở tính toán dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW; giải trình các chất vấn của Đại biểu Quốc hội về NSNN theo phân công của Bộ. - Chủ trì, chuẩn bị tài liệu, số liệu để trình cấp có thẩm quyền giao dự toán NSNN hàng năm cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương. - Xây dựng các giải pháp, biện pháp thực hiện dự toán NSNN được Quốc hội quyết định. - Thực hiện công khai dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định, công khai dự toán NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đã được các cấp có thẩm quyền giao theo chế độ quy định. - Tổng hợp, xây dựng phương án điều chỉnh dự toán ngân sách trong những trường hợp cần thiết theo quy định của Pháp luật. 2.2.4. Tổ chức điều hành dự toán NSNN hàng năm. 2.2.5. Tổ chức công tác lập quyết toán NSTW, lập quyết toán NSNN: - Xây dựng hệ thống Mục lục NSNN, chỉ tiêu báo cáo thu, chi NSNN. - Chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện công tác khóa sổ kế toán NSNN và lập quyết toán NSNN hàng năm đảm bảo đúng theo chế độ và Mục lục NSNN. - Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương; phối hợp Vụ Đầu tư lập quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản các dự án, công trình trọng điểm Quốc gia. Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu, chi NSNN trung ương hàng năm. - Chủ trì, thẩm định và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn, chi ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ tổng hợp, lập quyết toán NSNN hàng năm trình Chính phủ, trình Quốc hội phê chuẩn. - Thực hiện công khai quyết toán NSNN theo chế độ quy định 2.2.6. Chủ trì phối hợp các đơn vị thống nhất quản lý nợ Quốc gia. 2.2.7. Tham gia đàm phán với nước ngoài và các tổ chức quốc tế về vay nợ, viện trợ, về các chỉ tiêu cam kết có liên quan đến tài chính – ngân sách; tổ chức thực hiện các dự án hợp tác với nước ngoài về lĩnh vực NSNN theo phân công của Bộ. 2.2.8. Thực hiện thống kê NSNN theo quy định của pháp luật; tổ chức phân tích dự báo về NSNN. Chủ trì phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công tác phân tích dự báo tổng hợp về NSNN và tài chính quốc gia. Thực hiện cung cấp số liệu thống kê NSNN cho tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước theo quy định của Bộ. 2.2.9. Chủ trì, phối hợp các đơn vị tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các cơ chế chính sách tài chính, hiệu quả chi NSNN; phối hợp kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách, đánh giá hiệu quả chi ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương, ngành và lĩnh vực. 2.2.10. Phối hợp, tham gia xây dựng chính sách tài chính quốc gia; phổ biến chính sách, pháp luật về NSNN; nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực NSNN theo phân công của Bộ. 2.2.11. Chủ trì, phôí hợp các đơn vị thuộc Bộ xây dựng cơ chế tài chính đối với tiền lương và tham gia các vấn đề về chính sách tiền lương. 2.2.12. Chủ trì hoặc phối hợp các đơn vị thuộc Bộ làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc các Bộ, cơ quant rung ương và địa phương để thực hiện công tác quản lý, lập dự toán NSNN, phân bổ NSTW, thực hiện NSNN, kiểm tra NSNN, lập quyết toán NSNN, thống kê, phân tích NSNN, dự báo NSNN theo phân công của Bộ. 2.3. Quyền hạn. . Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước có quyền hạn: 2.3.1. Được nhận các báo cáo theo chế độ quy định, các tài liệu, thông tin có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ cung cấp tài liệu, số liệu theo quy định. 2.3.2. Thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính: - Yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện đúng chế độ quy định về quản lý NSNN. - Quyết định tạm dừng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép, sai dự toán, sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn hoặc không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, thống kê, chế độ báo cáo tài chính – ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương. 2.3.3. Được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền làm Chủ tài khoản quỹ NSTW tại Kho bạc Nhà nước và một số tài khoản khác. 2.3.4. Được ký các văn bản giải thích, hướng dẫn, trả lời các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về quản lý NSNN theo phân cấp của Bộ. Trình Bộ việc đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản quản lý của các Bộ, địa phương trái với quy định của Nhà nước và của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách. 2.3.5. Từ chối nhận các báo cáo chưa đúng quy định, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý NSNN; được yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương lập lại báo cáo theo quy định của Nhà nước. 2.4. Cơ cấu tổ chức. Vụ Ngân sách nhà nước có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng. Vụ trưởng có trách nhiệm quản lý toàn diện công chức của vụ; tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Vụ. Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được phân công. Vụ Ngân sách nhà nước Phòng Tổng dự toán Phòng Quản lý ngân sách nhà nước Phòng Quản lý ngân sách địa phương Phòng Tổng quyết toán Phòng Phân tích, dự báo và thống kê ngân sách Nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng do Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước quy định. Vụ Ngân sách nhà nước tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chế độ chuyên viên kết hợp tổ chức phòng; đối với những công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức công việc và phân công nhiệm vụ cho từng công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Biên chế của Vụ Ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định CHƯƠNG 3 PHÒNG TỔNG DỰ TOÁN 3.1. Vị trí và chức năng. Phòng tổng dự toán là phòng nghiệp vụ thuộc Vụ Ngân sách nhà nước – Bộ Tài chính có chức năng giúp Vụ Ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ được Bộ giao trong công tác xây dựng, tổng hợp dự toán NSNN và các chính sách, chế độ có liên quan. 3.2. Nhiệm vụ. 3.2.1. Về công tác xây dựng các chính sách, chế độ về quản lý tài chính – ngân sách nhà nước 3.2.1.1. Giúp Vụ chủ trì xây dựng các chính sách, chế độ: - Xây dựng các dự án luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật (phần về công tác dự toán NSNN); xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác dự toán NSNN. - Xây dựng định hướng, mục tiêu và các nguyên tắc cân đối NSNN, phân phối và sử dụng các nguồn lực ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. - Xây dựng và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ ngân sách dài hạn, trung hạn và hàng năm. - Xây dựng định mức phân bổ dự toán NSTW đối với các Bộ, cơ quant rung ương. - Dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm, Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán NSNN hàng năm. - Chủ trì xây dựng cơ chế tài chính chung đối với chính sách tiền lương. 3.2.1.2. Chủ trì giúp Vụ tham gia xây dựng chính sách, chế độ - Chính sách chế độ thu NSNN, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, chính sách tiền lương và các chế độ tài chính – ngân sách khác để áp dụng trong phạm vi toàn quốc và trong phạm vi các Bộ, cơ quan Trung ương. - Tham gia chính sách chung về vay nợ, trả nợ; đánh giá phân tích rủi ro về chính sách chung vay nợ, trả nợ. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, các cân đối lớn về phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và của các Bộ, cơ quan trung ương. 3.2.1.3. Tham gia với các Phòng trong Vụ và các cơ quan trong việc xây dựng các chính sách, chế độ có liên quan theo phân công. 3.2.1.4. Giúp Vụ thực hiện phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương về chính sách, pháp luật về tài chính - ngân sách và chuyên môn nghiệp vụ quản lý tài chính - ngân sách nhà nước. 3.2.2. Chủ trì giúp Vụ xây dựng chiến lược NSNN, kế hoạch NSNN dài hạn và trung hạn; lập dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW hàng năm - Xây dựng chiến lược NSNN, kế hoạch NSNN 5 năm báo cáo Bộ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. - Phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương, các đơn vị trong Bộ tổng hợp, lập các cân đối lớn về tài chính - ngân sách như: vay nợ, trả nợ; dư nợ Chính phủ, dư nợ Quốc gia; cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm, trung hạn và dài hạn. - Phối hợp với Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan lập khái toán thu NSNN (tổng mức và theo lĩnh vực); chủ trì, phối hợp với các vụ, cục và các đơn vị liên quan trong Bộ lập khái toán chi NSNN (tổng mức và theo lĩnh vực), lập và thông báo số kiểm tra thu, chi NSNN hàng năm đối với các bộ, cơ quan trung ương. - Giúp Vụ phối hợp tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thảo luận với cơ quan chuyên môn thuộc các Bộ, cơ quan trung ương về lập dự toán NSNN, phân bổ NSTW hàng năm. - Giúp Vụ tổng hợp, lập dự toán thu - chi NSNN, phương án phân bổ NSTW hàng năm; phối hợp phòng Quản lý ngân sách địa phương xác định số bổ sung từ NSTW cho ngân sách địa phương (bổ sung cân đối và mục tiêu). Soạn thảo các báo cáo về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW, tổng hợp các phụ lục, thuyết minh căn cứ, cơ sở lập dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW; chuẩn bị ý kiến giải trình, trả lời các chất vấn của Đại biểu Quốc hội và ý kiến cử tri về dự toán NSNN và phân bổ NSTW theo sự phân công của Vụ. - Giúp Vụ trình Bộ, trình Thủ tướng Chính phủ giao dự toán NSNN hàng năm cho các Bộ, cơ quan Trung ương. - Giúp Vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các cơ quan có liên quan trình Bộ, trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ tiếp một số khoản chi NSTW đã bố trí trong dự toán NSNN nhưng chưa phân bổ (nếu có). - Giúp Vụ tổng hợp, xây dựng phương án điều chỉnh, dự toán NSNN trong những trường hợp theo quy định của pháp luật. 3.2.3. Công tác điều hành thực hiện dự toán NSNN hàng năm. - Phối hợp với các Phòng trong Vụ giúp Vụ hướng dẫn thực hiện và tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm. - Phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách Nhà nước giúp Vụ tham gia thẩm định phương án phân bổ chi tiết dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương. - Phối hợp với Phòng Phân tích, dự báo và thống kê ngân sách giúp Vụ thực hiện công khai dự toán NSNN, dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan trung ương hàng năm. - Phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách Nhà nước giúp Vụ xây dựng phương án tổ chức huy động nguồn bù đắp bội chi hàng năm theo Nghị quyết Quốc hội. - Giúp Vụ tham gia với các đơn vị trong Bộ trong việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau; bổ sung dự toán ngân sách cho các Bộ, cơ quan trung ương. Tổng hợp nhu cầu bổ sung dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương và phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách Nhà nước đề xuất phương án xử lý (từ dự phòng NSTW, tăng thu NSTW…); phối hợp với Phòng Quản lý xem xét điều chỉnh số giảm chi NSTW so với dự toán (nếu có). - Chủ trì giúp Vụ tham gia với các đơn vị trong Bộ đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các cơ chế chính sách tài chính, hiệu quả chi NSNN và hiện quả chi NSNN của từng ngành, lĩnh vực. - Phối hợp với Phòng Quản lý Ngân sách nhà nước và các phòng liên quan đánh giá tình hình thực hiện nhiệm Vụ Ngân sách nhà nước. - Các công việc điều hành ngân sách khác theo phân công của Vụ. 3.2.4. Thực hiện những công tác khác theo phân công của Vụ. - Tổng hợp, xây dựng chương trình công tác hàng tuần, tháng, quý và cả năm của Vụ. - Tổng hợp, xây dựng báo cáo giao ban công tác hàng tháng của Vụ. - Tổ chức công tác văn thư: tiếp nhận, luân chuyển công văn, hồ sơ đi, đến theo chỉ đạo của Vụ. - Tổ chức công tác lưu trữ công văn, hồ sơ chung của Vụ Ngân sách nhà nước. - Tham gia công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực NSNN. - Các công việc khác theo phân công của Vụ. 3.3. Quyền hạn. - Được nhận các báo cáo, các tài liệu, thông tin có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các phòng trong Vụ cung cấp tài liệu, số liệu theo quy định. - Từ chối nhận các báo cáo chưa đúng quy định, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; báo cáo Vụ yêu cầu các cơ quan đơn vị lập lại báo cáo theo đúng quy định 3.4. Cơ cấu tổ chức, biên chế. - Phòng tổng dự toán do Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Vụ về toàn bộ hoạt động của Phòng; giúp Trưởng phòng có một số phó Trưởng phòng. - Biên chế của Phòng Tổng dự toán do Vụ trưởng Vụ ngân sách nhà nước quy định trong phạm vi biên chế của Vụ ngân sách nhà nước trên cơ sở đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của phòng được vụ giao. 3.5. Một số kết quả hoạt động tài chính cụ thể. 3.5.1. Lập dự toán ngân sách nhà nước. 3.5.1.1. Quy định Theo điều 42 Luật Ngân sách nhà nước, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được Phòng tổng dự toán lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy định của pháp luật về thu ngân sách. Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán còn phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 3.5.1.2. Số liệu dự toán ngân sách nhà nước. Bảng 1. Cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 Đơn vị tính: Tỷ đồng STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 237,900 1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 132,000 2 Thu dầu thô 63,400 3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 40,000 4 Thu viện trợ không hoàn lại 2,500 B Thu kết chuyển từ năm trước sang 8,000 C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 294,400 1 Chi đầu tư phát triển 81,580 2 Chi trả nợ và viện trợ 40,800 3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, Đoàn thể 131,473 4 Chi cải cách tiền lương 29,197 5 Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 11,250 D Bội chi ngân sách 48,500 Tỷ lệ bội chi so GDP 5% Nguồn bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước 1 Vay trong nước 36,000 2 Vay ngoài nước 12,500 Bảng 2. Cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 (Kèm theo Quyết định số 3855 /QĐ-BTC ngày 24/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2007) Đơn vị tính: Tỷ đồng STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN NĂM 2007 A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 281.900 1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 151.800 2 Thu từ dầu thô 71.700 3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 55.400 4 Thu viện trợ không hoàn lại 3.000 B Thu kết chuyển từ năm trước sang 19.000 C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 357.400 1 Chi đầu tư phát triển 99.450 2 Chi trả nợ và viện trợ 49.160 3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, Đoàn thể (1) 174.550 4 Chi thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư 500 5 Chi cải cách tiền lương (2) 24.600 6 Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 7 Dự phòng 9.040 D Bội chi Ngân sách nhà nước 56.500 Tỷ lệ bội chi so GDP 5% Nguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước 1 Vay trong nước 43.000 2 Vay ngoài nước 13.500 Ghi chú: (1) Đã bao gồm chi thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP và Nghị định số 119/2005/NĐ-CP của Chính phủ (2) Để thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo mức 450.000 đồng/tháng Bảng 2. Cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2008  Đơn vị tính: Tỷ đồng STT CHỈ TIÊU DỰ TOÁN A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 323,000 1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 189,300 2 Thu dầu thô 65,600 3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 64,500 4 Thu viện trợ không hoàn lại 3,600 B Thu kết chuyển từ năm trước sang 9,080 C Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 398,980 1 Chi đầu tư phát triển 99,730 2 Chi trả nợ và viện trợ 51,200 3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, Đoàn thể 208,850 4 Chi cải cách tiền lương 28,400 5 Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 10,700 D Bội chi ngân sách 66,900 Tỷ lệ bội chi so GDP 5% Nguồn bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước 1 Vay trong nước 51,900 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22911.doc
Tài liệu liên quan