Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ kế hoạch và Đầu tư và vụ tổng hợp kinh tế quốc dân: ... Ebook Báo cáo Thực tập tại Bộ kế hoạch và Đầu tư và vụ tổng hợp kinh tế quốc dân
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ kế hoạch và Đầu tư và vụ tổng hợp kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Qua b¶y kỳ học lý thuyết trên giảng đường, để hoàn thiện một khoá đào tạo cử nhân kinh tế là giai đoạn áp dụng những gì đã tiếp thu được trong quá trình học lý thuyết đó vào thực tiễn công việc.Qua thời gian tìm hiểu, em thấy rằng bộ kế hoạch và đầu tư là nơi rất phù hợp để em mang những gì đã được các thầy cô truyền đạt lại để áp dụng vào thực tế.Vì thế em đã xin vào Bộ kế hoạch và đầu tư để thực tập.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Qua quá trình năm tuần thực tập tại vụ, qua quá trình tìm hiểu chức nămng nhiệm vụ và quá trình hoạt động của vụ cùng với sự giúp đỡ rất tận tình của anh Lê thủy Trung là cán bộ tại vụ, và đăc biệt là sự giúp đõ của thầy giáo hướng dẫn thực tập PGS,TS Lê Huy Đức em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này.Bản báo cáo là những hiểu biết của em về bộ kế hoạch và đầu tư, về vụ KT công nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS,TS Đức vµ anh Lª Thuû Chung chuyªn viªn cña vô đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Phần I: Giới thiệu chung về bộ kế hoạch và đầu tư và vụ tổng hợp kinh tế quốc dân
1. Bộ kế hoạch và đầu tư
1.1. Cơ cấu tổ chức
Bộ trưởng: Ông Võ Hồng Phúc. Tel: (84) 08042560
Các Thứ trưởng: Ông Trương Văn Đoan. Tel: (84) 08043981
Ông Nguyễn Bích Đạt. Tel: (84) 08043782
Ông Nguyễn Đức Hòa. Tel: (84) 08042544
Ông Cao Viết Sinh. Tel: (84) 08044666
Ông Nguyễn Chí Dũng. Tel: (84) 08042966
Các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ:
Ông Đỗ Quốc Sam. Tel: (84) 08042800
Ông Lại Quang Thực. Tel: (84) 08043980
Ông Trần Đình Khiển. Tel: (84) 08042531
Ông Phan Quang Trung. Tel: (84) 08043109
Chánh Văn phòng: Ông Nguyễn Kiếm. Tel: (84) 8453027
1.2.Quá trình xây dựng và trưởng thành của Bộ Kế hoạch và đầu tư
Trải qua hơn nửa thế kỷ, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã ngày càng lớn mạnh và trưởng thành. Hàng trăm cán bộ từ các cơ quan Kế hoạch cấp tỉnh nay đã là các cán bộ cốt cán ở các địa phương và có hàng chục cán bộ kế hoạch từ cơ quan Kế hoạch Trung ương đã trở thành những đồng chí lãnh đạo cao cấp giữ các vị trí trọng trách trong bộ máy của Đảng và Chính phủ, như các đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Côn, Nguyễn Duy Trình, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lam, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, v.v...
Thành tích của Ngành nói chung và của Bộ nói riêng là các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước từ 1955 tới nay, bao gồm các kế hoạch khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN, các kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm, kế hoạch dài hạn và chiến lược, quy hoạch phát triển 10 năm, 20 năm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1995) và Huân chương Sao Vàng (năm 2000). Nhiều đơn vị trong Bộ cũng đã được tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng.
Cơ quan Kế hoạch cũng chính là tác giả của nhiều cơ chế, chính sách mới trong quá trình đổi mới kinh tế đất nước. Vì vậy người ta thường gọi đó là các cơ quan tham mưu tổng hợp của Đảng và chính quyền các cấp về phát triển kinh tế - xã hội.
Từ trước năm 2000, ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày Lễ chính thức của mình.
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho ủy ban Kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v...).
1.3.Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.3.1. Vị trí và chức năng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số hnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định;
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
5. Về quy hoạch, kế hoạch :
a) Trình Chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý để báo cáo Chính phủ, điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực được Chính phủ giao;
b) Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt;
c) Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đầu tư cho các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ thông qua theo phân cấp của Chính phủ;
d) Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân : cân đối tích lũy và tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ nhà nước. Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước.
6. Về đầu tư trong nước và ngoài nước :
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
b) Trình Chính phủ kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức và cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, tổng mức bổ sung dự trữ nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động và thưởng xuất, nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập phương án phân bổ vốn của ngân sách trung ương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia;
c) Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước; phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản;
d) Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền; thực hiện việc ủy quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất quản lý việc cấp giấy phép các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài;
đ) Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
e) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
7. Về quản lý ODA :
a) Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA;
c) Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA với các Nhà tài trợ;
d) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các Nhà tài trợ;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA;
f) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA.
8. Về quản lý đấu thầu :
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt;
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu.
9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất :
a) Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước;
b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt;
c) Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất.
10. Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh :
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước;
b) Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước.
11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
13. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
14. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
15. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ;
16. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
17. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
2. Vụ kinh tế công nghiệp
2.1.Chức năng nhiệm vụ của vụ kinh tế công nghiệp:
2.1.1.Vị trí và các mối quan hệ của vụ kinh tế công công nghiệp
Vụ Kinh tế công nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư phát triển ngành công nghiệp. Vụ chịu sự quản lý trực tiếp của bộ kế haọch và đầu tư.Vụ cũng có quan hệ chặt chẽ với các vụ khác trong bộ kế hoạch và đầu tư như vụ kinh tế nông nghiệp, vụ kinh tế đối ngoại,…vµ c¸c bé ngµnh cã liªn quan kh¸c nh Bé c«ng th¬ng,… ®Ó phèi hîp lËy kÕ haäch ph¸t triÓn kinh tÕ hµng n¨m.
2.1.2. Vụ Kinh tế công nghiệp có các nhiệm vụ
1. Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ tổng hợp, lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ.
2. Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm, hằng năm về phát triển ngành công nghiệp. Trực tiếp phụ trách kế hoạch các ngành và sản phẩm công nghiệp: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, than, khai thác khoáng sản, điện tử và công nghệ thông tin, hoá chất và phân bón, xi măng và vật liệu xây dựng khác, đóng tầu, vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm và chế biến khác (gồm : dệt - may, da- giày, giấy, sánh sứ thuỷ tinh, nhựa, rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, chế biến sữa, dầu thực vật, thuốc lá, chế biến bột và tinh bột).
3. Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách. Làm đầu mối quản lý các chương trình, dự án được Bộ giao.
4. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm, hằng năm. Trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao. Làm đầu mối tham gia thẩm định các cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách để các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền.
5. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án (kể cả dự án ODA), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách. Đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành triển khai thực hiện kế hoạch.
6. Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách để các bộ, ngành, địa phương quyết định theo thẩm quyền gồm: thẩm định thành lập mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước; thẩm định các dự án đầu tư (cả vốn trong nước và vốn ngoài nước); thẩm định quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện việc giám sát đầu tư các dự án thuộc ngành Vụ phụ trách.
7. Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thông tin về phát triển ngành công nghiệp.
8. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm của Bộ Công nghiệp và các Tổng Công ty thuộc ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
2.2. Cơ cấu tổ chức của vụ kinh tế công nghiệp
Vụ Kinh tế công nghiệp làm việc theo chế độ chuyên viên, Vụ có một Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng. Biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định riêng. Bao gồm một vụ trưởng quản lý chung, các vụ phó, và các chuyên viên (chuyên viên chính và các chuyên viên) quản lý các lĩnh vực khác nhau như sau:
Stt
Họ và tên
Chức vụ
Lĩnh vực phụ trách
Phòng
1
Nguyễn Quang Dũng
Vụ trưởng
Phụ trách chung
405
2
Bùi Ngọc Hiền
Phó vụ trưởng
Dầu khí, cơ khí, luyện kim
401
3
Trần đông Phong
Phó vụ trưởng
Điện, công nghiệp nhẹ(dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm)
406
4
Lương văn kết
Phó vụ trưởng
Hoá chất, phân bón, Bộ Công thương, tổng hợp
404
5
Nguyễn Trọng Cầm
Chuyên viên chính
Dầu khí,than, địa chất
401
6
Lê Thuỷ Chung
Chuyên viên
Luyện kim, khoáng sản, tổng hợp chung
402
7
Vũ Thị Khuyên
Chuyên viên
giấy, rượu, bia, nước giải khát
402
8
Đinh Nguyễn Hoàng Phương
Chuyên viên
Dầu khí, tổng hợp
402
9
Nguyễn Hoàng Thông
Chuyên viên chính
Xi măng, vật liệu xây dựng
403
10
Vũ Tùng Quân
Chuyên viên
Dầu khí, hoá dầu
403
11
Phùng Mạnh HÀ
Chuyên viên
Cơ khí
403
12
Phạm Minh Hùng
Chuyên viên
Điện
404
13
Trần Mai Hồng
Chuyên viên chính
Dệt may, da giầy
407
14
Nguyễn Công Đoàn
Chuyên viên chính
Thuốc lá, chế biến thực phẩm, công nghiệp, công nghiệp địa phương
407
Phần 2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ của vụ trong những năm vừa qua
I) Tình hình thực hiện nhiệm vụ của Vụ kinh tế công nghiệp năm 2007
1. Về nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp:
1.1. Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp
Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Vụ kinh tế công nghiệp trong thời gian qua, nhìn chung theo em tìm hiêủ được là đã cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ do bộ kế hoạch và đầu tư giao phó. Vụ cũng đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình trong việc giám sát kiểm tra, báo cáo lên cấp trên tình hình ơhát triển của các ngành thuộc vụ phụ trách. Vụ đã có đóng góp to lớn vào việc đế kiến nêu lên những quy bản văn phạm để thúc đẩy định hướng các ngành công nghiệp trong nước phát triển và đi đúng hướng. Như trong năm 2004, trước tình hình xuất khẩu than tràn lan xảy ra sẽ có nguy cơ thất thoát nguồn năng lượng cho đất nước thì vụ kinh tế công nghiệp đã kịp thời can thiệp. Vụ kinh tế công nghiệp đã đề nghj tăng thuế để hạn chế xuất khẩu than, dành than cho các nhà máy nhiệt điện sắp đi vào hoạt động, Vụ đề nghị đánh thuế xuất khẩu vào vuệc xuất khẩu than, và tăng thuế tài nguyên lên mức 5-10%. Nhờ sự can thiệp kịp thời của vụ kinh tế nông nghiệp về việc đánh thuế vào xuất khẩu than mà tình hình xuất khẩu than tạm trầm xuống, do đó đảm bảo cho nhu cầu năng lượng trong nước. Đó cũng là một trong những minh chững cho vai trò của vụ kinh tế công nghiệp. Cũng trong năm 2004, dưới sự định hướng, hướng dẫn của vụ kinh tế công nghiệp ngành công nghiệp cũng đã có những phát triển không những đạt được mục tiêu đ ra mà còn phát triển bền vững. Trong 8 tháng đầu năm 2004, tuy có nhiều biến động về giá cả nguyên liệu, vật tư ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh nhưng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước vẫn tiến triển khả quan ước đạt 240.501 tỷ đồng (tăng 15,4% so cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch đề ra là 14,5-15%), Có 13 trên 15 tỉnh, thành đạt và vượt dự kiến kế hoạch đề ra... Bước sang năm 2007 bên cạnh những thuận lợi như: Tình hình kinh tế xã hội, an ninh chính trị trong nước tiếp tục được giữ vững và phát triển. Môi trường đầu tư kinh doanh từng bước được cảI thiện do đó đã khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kinh doanh đặc biệt là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án có vốn đầu tư lớn ( 1-2 tỷ USD) trong lĩnh vực công nghiệp. Tình trạng thiếu điịen trong sản xuất nông nghiệpp trong mùa khô đã được kắc phục nên không ảnh hơpngr nhiều đến sản xuất cong nghiệp. Ngành cũng có những khó khăn tồn tại như:á một số nguyện vật liệu đầu vào cho sản xuất vẫn đứng ở mức cao ảnh hưởng tới chi phí sản xuấu và gáI thành của hầu hết các sản phẩm của công nghiệp; mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước ngày càng gay gắt do sự cắt giảm thuết của nhiều mặt hàng theo tiến trình hội nhập WTO; và tình hình thời tiết không mấy thuận lợi trong năm cũng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế công nghiệp.
Mặc dù còn nhiều khó khăn như trên nhưng với sự hướng dẫn phát triển, sự kiểm tra theo dõi, và có những can thiệp đúng đăn kịp thời của vụ kinh tế công nghiệp nên ngành kinh tế công nghiệp đã có nhiều thành tựu trong năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng 17,1% so với thực hiện năm 2006, vượt mức kế hoạch( so với kế haọch đề ra là 17-17,2%). Trong đó khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng cao nhất là 21%, khu vực nhà nớpc tăng 10,3%. Giá trị tăng ngành công nghiệp – xây dựng tăng 10,6% so với năm 2006. Năm 2007 ước tính sản phẩm đạt mức tăng trưởng cao hơn kế hoạch hơn kế hạch đề ra cho toàn ngành (17%) gồm: ôtô các loại tăng 52,8%, xe máy tăng 23,9%, bia các loại tăng 19,2%, máy công cụ 69,8%, động cơ điện 24,3%, máy biến tyế 17%, điều hoà nhiệt độ 51,9%, máy giặt 21,3%, quạt điện 18,6%. Bên cạhn đó một số sản phẩm có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhưng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch toàn ngành như: điện sản xuất tăng 13,2%, thép cán các loại tăng 10,85, than sạch khai thác tăng 11,5%, khí đốt thiện nhiên tăng 4,3%, xi măng tăng 11,8%, thuốc lá bao tăng 9,6%, sữa hộp đặc có đường tăng 11,9%thuỷ sản chế biến tăng 12,6%, đường mật tăng 14,1%, bột ngọt tăng 6,8%, vảI lụa thành phẩm tăng 10,6%, quần áo dệt kim tăng 10,1%,…Và một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ như: dầu thô khai thác đạt 92.2%, khí hoá lỏng đạt 89,85.
Theo vùng lãnh thổ năm 2007 các tỉnh, thành phố đạt mức tăng trưởng GTSXCN so với cùng kỳ cao hơn kế hoạch toàn ngành (17%) gồm : Hà Nội tăng 21,4%, HảI Phòng tăng 18,2%, Hà Tây tăng 251%, Vĩnh Phúc tăng 41,4%, Đà Nẵng tăng 19,7%, Bình Dương tăng 25,3 %, Đồng Nai tăng 22,4%, Cần Thơ tăng 23,4%.
1.2. Kết quả xuất nhập khẩu hàng công nghiệp:
Về xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2007 ước đạt trên 48,4 tỷ USD tăng 21,5% so với thực hiện năm 2006, trong đó các sản phẩm công nghiẹp đạt 35,8 tỷ USD chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhiều mặt hành công nghiệp đạt kim ngạch cao hơn kế hoạch năm như : than đá, dầu thô, sản phẩm dệt may, sản phâm rgỗ, hàng điện tử, linh kiện máy tính…
Về nhập khảu: kim ngạch nhập khẩu cả nước năm 2007 ước đạt 60,8tỷ USD tăng 35,5% so với cùng kỳ. Trong đó chủ yếu là may móc thiết bị va vật tư, nguyên liệu cho đầu tư, sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu tăng với tốc độ cai chủ yếu là do giá nguyên liệu , máy móc thiết bị trên thị trường thế giới tăng mạnh.
1.3. Công tác đầu tư
Mặc dù đã áp dung nhiều biện pháp tháo gỡ kho khăn trogn đầu tư xây dựng nhưng tiến độ đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm thuộc ngành công nghiệp vẫn chậm so với kế hoạch như: một số dự án xi măng, hầu hết các dự án phát triẻn nguồn điện, dự án nhà máy đạm Cà Mau, dự án nhà máy bột giấp Thanh Hoá,…
Chỉ đạo xây dựng tham gia góp ý kiến các dự án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các tỉnh thành phố…
1.4. Các công việc khác
Ngay từ đầu năm vụ đã phối hợp với EVN tính toán cân đối nhu cầu điện năm 2007 và có kế hoạch đáp ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt nhằm giảm tình trạng cắt điện ảnh hưởng tới kinh tế và đời sống của người dân.
Chủ trì thực hiện kiểm tratình hình thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010. Tham gia kiểm tra tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010, quy haọch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ngệ An.
2. Tình hình thực hiện một số chương trình đề án do Bộ giao:
Vụ đã hoàn thành và trình chính Phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủban hành Quy chế đấu thầu thăm dò khai thác khoáng sản.
Chủ trì và phối hợp tốt với các đơn vị trong Bộ góp ý kiến các đề án, Quy hoạch phát triển ngành sản phẩm, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các tỉnh, thành phố, các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm…
Tham gia cùng Bộ công thương xây dựng luật sửa đổi Luật dầu khí.
3. Công tác xây dựng đơn vị, phối hợp công tác
Lãnh đạo vụ luôn quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước chỉ đạo của lãnh đạo bộ tới cán bộ công chức thuộc vụ. Đoàn kết nội bộ vụ được duy trì tốt , quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy tốt.
Vụ không có đơn thư tố cáo, khiếu kiện. Cán bộ công chức vụ thực hiện nghiên túc luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành chống lãng phí và các quy định khác của Bộ.
Việc phối hợp công tác giữa các cá nhân trogn vụ được thực hiện tốt và bảo đảm hoàn thành công việc được giao.
Thực hiện tốt việc đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp năm 2007 và xây dựng ké hoạch năm 2008.
Cán bộ công chức thuộc vụ đã phối hợp tốt với các đơn vị thuộc bộ và các bộ, ngành khác để tổng hợp tình hình phát triển ngành; tham gia giao ban hàng tháng để giải quyết những kho khăn, vướng mắc trong sản xuất , đầu tưnhằm thúc đẩy phát trển ngành công nghiệp.
Lãnh đạo vụ thường xuyên quan tâm đến việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức.
4. Xây dựng kế hoạch phát trển ngành công nghiệp năm 2008
Vụ chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển công nghiệp năm 2008 cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau:
4.1. Mục tiêu chủ yếu
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trởng cao cảu ngành công nghiệp đi đôI với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả sản xuất. Tiếp tục điều chỉnh giá bán theo giá thị trường bcho các ngành xi măng , giấy, phân lân; xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý để hình thành thị trường điện, đảm bảo cung cầu về một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu.
Xây dưng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ,nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17.3-18% so với thực hiện năm 2007, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp 10,6-11%.
4.2. Đề ra giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp năm 2008
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp năm ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22765.doc