MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được ưu tiên sử dụng ở các ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong lĩnh vực Khoa học và công nghê
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đang đẩy mạnh việc áp dụng trong thực tế đời sống xã hội các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, cấp Bộ; triển khai thực hiện chương trình xây dựng các mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi; hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu và đổi mới công nghệ theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ.
Trong thời gian đầu thực tập tại Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt tại nhóm Khoa học và công nghệ của Vụ: Bước đầu em đã tìm hiểu được:
+ Đặc điểm, tình hình của cơ sở của Vụ, các vấn đề cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của cơ sở, những kết quả đạt được, những khó khăn tồn tại và nguyên nhân của tình hình
+ Tìm hiểu phương hướng, chương trình phát triển, những dự kiến về đổi mới hoạt động của Vụ trong tương lai
Chính vì vậy, em xin chân thành cảm ơn sự góp ý của giáo viên hướng dẫn thực tập: Thầy giáo, Thạc sỹ: Phạm Thanh Hưng và cán bộ hướng dẫn thực tế trực tiếp: Phó Vụ trưởng: Đào Đình Tân, cùng các cán bộ chuyên viên tại Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tâp tổng hợp này.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
I. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Địa chỉ: Số 2 Hoàng Văn Thụ, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: (84-4)8455298; (84) 0804404
Bộ trưởng: Ông Võ Hồng Phúc. Tel: (84) 08042560.
1. Lịch sử hình thành phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Từ trước năm 2000, ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành lập uỷ ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78 – SL thành lập uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Uỷ ban gồm các uỷ viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày lễ chính thức của mình.
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh số 68 – SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ ( thay cho uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết ). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603- TTg thông báo quyết định này. Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158- CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị đình quy đình và bổ sung chức năng cho uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v….)
Ngày 27/11/1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị đình 151/ HĐBT giải thể uỷ ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày7/1/1993, uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ côn cuộc đổi mới. Ngày 1/11/1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
2. Vị trí và chức năng
Bộ kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế ( bao gồm các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác);
3. Nhiệm vụ và quyền hạn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1.Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ chiến lựơc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm và hàng năm của cả nước cùng với các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; lộ trình, kế hoach xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoach, kế hoạch đầu tư phát triển;
3. Trình Thủ tướng Chính phủ:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, lãnh thổ; quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế; tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước;
- Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thống kê và các dự thảo văn bản khác trong các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật,
4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển, thống kê đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
6.Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
- Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
- Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong từng thời kỳ; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổng hợp chung các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: cân đối tích luỹ và tiêu dùng; cân đối về tài chính, tiền tệ, vay và trả nợ nước ngoài;
- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cua Bộ, ngành, địa phương; tổ chức theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.
7.Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước:
- Tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư xã hội năm năm, hàng năm, danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, danh mục các chương trình
Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia ( bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp ), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển;
- Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước các dự án đầu tư quan trọng quốc gia;
8.Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:
- Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
9.Về quản lý ODA:
- Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý nhà nước về ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp Danh mục các chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ;
- Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, định hướng thu hút, sử dụng ODA;
- Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại;
10.Về quản lý đấu thầu:
- Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi việc tổ chức thực hiện công tác đấu thầu đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
11. Về quản lý các khu kinh tế:
- Xây dựng, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu kinh tế trong phạm vi cả nước;
12.Về thành lập và phát triển doanh nghiệp:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế;
13.Về kinh tế tập thể, hợp tác xã:
- Xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
- Tổ chức xây dựng các cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
14. Về lĩnh vực thống kê:
- Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê; thống nhất quản lý việc công bố và cung cấp thông tin thống kê, niên giám thống kê theo quy định của phát luật;
15. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm:
- Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;
16. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
18. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
19. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
20. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
21. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
22. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật.
23. Quản lý tài chính, tài sản đươc giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
4. Cơ chế tổ chức
1.Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.
2.Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.
3.Vụ Tài chính, tiền tệ.
4.Vụ Kinh tế công nghiệp.
5. Vụ Kinh tế nông nghiệp.
6. Vụ Kinh tế dịch vụ.
7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị.
8. Vụ Quản lý các khu kinh tế.
9. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.
10. Vụ Kinh tế đối ngoại.
11. Vụ Lao động, văn hoá, xã hội.
12. Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.
13. Vụ Quản lý quy hoạch.
14. Vụ Quốc phòng, an ninh.
15. Vụ Hợp tác xã.
16. Vụ Pháp chế.
17. Vụ Tổ chức cán bộ.
18. Vụ thi đua khen - thưởng.
19. Thanh tra Bộ.
20.Văn phòng Bộ.
21. Cục Quản lý đấu thầu.
22. Cục phát triển doanh nghiệp.
23. Cục Đầu tư nước ngoài.
24.Tổng cục Thống kê.
25. Viện Chiến lược phát triển.
26. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
27. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia.
28. Trung tâm tin học.
29. Báo Đầu tư.
30.Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
31. Học viện Chính sách và Phát triển.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức quy định tử khoản 25 đến khoản 31 là các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ.
Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ Quản lý quy hoạch được tổ chức phòng.
II. Vụ Khoa học, Giáo duc, Tài nguyên và Môi trường.
1. Chức năng và nhiệm vụ của Vụ.
1.1. Chức năng
Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực: khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo( bao gồm cả dạy nghề), điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường.
1.2. Nhiệm vụ.
Vụ Khoa hoc, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường có các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược,quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực: khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo ( kể cả dạy nghề), điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ tổng hợp, lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ.
- Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển ngành và lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường và cân đối nguồn lực phát triển các ngành, lĩnh vực này. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch triển khai Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững và quản lý các dự án thuộc Chương trình.
- Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các chương trình, dự án đầu tư trong nước và ngoài nước thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách. Làm đầu mối quản lý các chương trình, dự án được Bộ giao.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm, hàng năm. Trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao. Làm đầu mối tham gia thẩm định các cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách để các bộ ngành trình Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền.
- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án (kể cả dự án ODA), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách. Đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành triển khai thực hiện kế hoạch.
- Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách để các bộ, ngành, địa phương quyết định theo thẩm quyền gồm: thẩm định thành lập mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp; thẩm định các dự án đầu tư (cả vốn trong nước và vốn ngoài nước); thẩm định quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo, đánh giá trữ lượng tài nguyên, đánh giá tác động môi trường. Thực hiện việc giám sát đầu tư các dự án thuộc ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách.
- Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành,lĩnh vực Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thông tin về các lĩnh vực Vụ được giao.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm của: Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Liên hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ tổng hợp kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của các đơn vị thuộc Bộ; làm thường trực Hội đồng khoa học của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
2. Cơ cấu tổ chức của Vụ:
Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường có cơ cấu tổ chức gồm ba nhóm chính và một văn phòng được thể hiện dưới sơ đồ như sau:
Vụ Khoa học, Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường.
Phòng Khoa học và Công Nghệ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Văn phòng phát triển bền vững.
Về nhân sự:Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường gồm có Vụ trưởng , phó Vụ trưởng và các chuyên viên.Trong đó:
- Tổng số cán bộ, công chức: có 31 cán bộ
- Nghạch công chức, viên chức gồm:
+ 10 chuyên viên chính và tương đương;
+ 15 chuyên viên và tương đương ;
- Trình độ học vấn:
+ Có 03 tiến sỹ
+ Có 10 thạc sỹ
+ Có 17 đại học
+ Không có cao đẳng, trung cấp và sơ cấp.
- Về trình độ lý luận chính trị gồm:
+ Có 01 cao cấp, cử nhân
+ Có 09 trung cấp
+ Có 21 sơ cấp
- Về độ tuổi
+ Dưới 30 tuổi: Có 13 người
+ Từ 31 – 40 tuổi: Có 07 người
+ Từ 41 – 50 tuổi: Có 08 người
+ Từ 51 – 60 tuổi: Có 03 người
CHƯƠNG II: PHÒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ.
I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ.
Phòng Khoa học và công nghệ có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược,quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực: khoa học và công nghệ.
- Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển ngành và lĩnh vực khoa học và công nghệ. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch triển khai Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững và quản lý các dự án thuộc Chương trình.
- Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các chương trình, dự án đầu tư trong nước và ngoài nước thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách. Làm đầu mối quản lý các chương trình, dự án được Bộ giao.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm, hàng năm. Trực tiếp soạn thảo các cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khi được Bộ giao. Làm đầu mối tham gia thẩm định các cơ chế, chính sách và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách để các bộ ngành trình Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền.
- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án (kể cả dự án ODA), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý và hàng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách. Đề xuất các giải pháp xử lý những vướng mắc trong quá trình điều hành triển khai thực hiện kế hoạch.
- Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách để các bộ, ngành, địa phương quyết định theo thẩm quyền gồm: thẩm định thành lập mới, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp; thẩm định các dự án đầu tư (cả vốn trong nước và vốn ngoài nước); thẩm định quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo, đánh giá trữ lượng tài nguyên, đánh giá tác động môi trường. Thực hiện việc giám sát đầu tư các dự án thuộc ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách.
- Nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành,lĩnh vực Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thông tin về các lĩnh vực Vụ được giao.
- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm của: Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Liên hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ tổng hợp kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học của các đơn vị thuộc Bộ; làm thường trực Hội đồng khoa học của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao
II. CƠ CẦU TỔ CHỨC.
Phòng Khoa học và công nghệ gồm có:
- 01 phó Vụ trưởng: Phụ trách trực tiếp Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực: Khoa học và công nghệ. Trực tiếp chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển ngành và lĩnh vực Khoa học và công nghệ.
- 06 chuyên viên (trong đó có một chuyên viên đang đi học thạc sỹ tại nước ngoài ). Các chuyên viên có 2 chức năng cơ bản :
+ Một là: Theo dõi kế hoạch phát triển Khoa học và công nghệ của bộ, ngành. Kiểm tra theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án (kể cả dự án ODA), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý và hàng năm của các ngành và lĩnh vực Khoa học và công nghệ.
+ Hai là: Làm đầu mối kế hoạch các đơn vị được theo dõi toàn diện. Đẩy mạnh việc áp dụng trong thực tế đời sống xã hội các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, cấp Bộ; triển khai thực hiện chương trình xây dựng các mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi; hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu và đổi mới công nghệ theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ.
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2008.
Năm 2008, nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ tập trung vào các nội dung sau:
- Tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH&CN.
- Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Nhà nước và cấp Bộ, ngành.
- Thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ thông qua việc tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị ở Trung ương và địa phương, duy trì và phát triển các chợ công nghệ và thiết bị ảo, Trung tâm giao dịch công nghệ.
- Đẩy mạnh việc áp dụng trong thực tế đời sống xã hội các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, cấp Bộ; triển khai thực hiện chương trình xây dựng các mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi; hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu và đổi mới công nghệ theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ.
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan khoa học và công nghệ, đẩy nhanh hoạt động đầu tư cho hai Khu công nghệ cao Hoà Lạc và thành phố Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
1. Tình hình thực hiện
1.1. Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và phát triển khoa học và công nghệ.
- Trong thời gian qua đã có những chuyển biến mới, hướng tới pháp chế hoá hoạt động khoa học và công nghệ, tăng cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ. Nhiều văn bản pháp quy quan trọng liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ/ngành ban hành từng bước tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động khoa học và công nghệ như: Luật Năng lượng nguyên tử
- Những cơ chế và chính sách ban hành đã đẩy nhanh việc giải quyết được một số vấn đề bức xúc hiện nay liên quan đến xác định và xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, công tác tuyển chọn cơ quan, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của nhà nước và tuyển chọn cơ quan chủ trì xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm đã có những đổi mới theo hướng bình đẳng và công khai hoá
1.2. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ tiếp tục được đẩy mạnh. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng tâm của các bộ/ngành đã được triển khai thực hiện theo tiến độ được duyệt, cụ thể là:
+ Tiếp tục tổ chức và triển khai thực hiện các đề tài, dự án thuộc các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010.
+ Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án độc lập thuộc các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước bắt đầu thực hiện từ năm 2009.
+ Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên.
- Thực hiện hợp tác nghiên cứu theo các Nghị định thư ký với nước ngoài nhằm khai thác tiềm năng chất xám và sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học quốc tế để phát triển ở Việt Nam.
1.3. Thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ:
- Đề án Phát triển thị trường công nghệ được tiếp tục triển khai thực hiện, trong đó tập trung hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường công nghệ như tổ chức thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ.
- Hoạt động của các chợ công nghệ và thiết bị đã đi vào nề nếp, có ảnh hưởng ngày càng rộng rãi trong xã hội.
1.4. Các Chương trình ứng dụng KH&CN và hỗ trợ doanh nghiệp :
Năm 2008, các chương trình ứng dụng KH&CN được tiếp tục thực hiện, cụ thể là:
+ Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn, miền núi
1.5. Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ:
Năm 2008, các cơ quan khoa học được tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Tuy nhiên, do lượng vốn hạn chế so với yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương nên vốn chủ yếu tập trung đầu tư cho các phòng thí nghiệm trọng điểm, đầu tư hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ những năm trước, hạn chế khởi công các dự án mới. Một số kết quả đạt được như sau:
- Dự kiến đến cuối năm 2008, sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 15 dự án đầu tư nhóm B.
- Tập trung đầu tư cho các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia: Sẽ có 17 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia hoàn thành việc đầu tư và chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra, có 4 phòng thí nghiệm trọng điểm của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an được hưởng theo quy chế phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về cơ bản cũng hoàn thành việc đầu tư.
- Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ban quản lý. Đã thành lập Công ty phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc FPT; Phối hợp với tổ chức JICA Nhật Bản triển khai công tác nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung. Điều chỉnh quy hoạch Khu CNC Hòa lạc đã hoàn thành và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 23/5/2008 theo Quyết định số 621/QĐ-TTg.
1.6. Công nghệ thông tin:
- Đề án Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đang được triển khai rộng khắp và đã thâm nhập vào hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội, cả khu vực hành chính nhà nước, dịch vụ công và cả các tổ chức chính trị xã hội.
- Đề án tin học hoá hoạt động các cơ quan Đảng theo Quyết định số 47 của Ban Bí thư đã được bố trí đủ vốn và được thực hiện ở hầu hết các cơ quan Đảng ở Trung ương và các tỉnh.
1.7. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác:
- Công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ và thẩm định công nghệ các dự án đầu tư cũng tiếp tục được đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, qua đó, góp phần nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước, nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định, giám định công nghệ cho các địa phương.
- Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục được triển khai thực hiện theo hướng hỗ trợ các doanh nghiệp và địa phương nâng cao nhận thức, năng lực quản lý và thực thi quyền cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống sở hữu công nghiệp cho những năm tới
2. Những tồn tại chính và nguyên nhân:
2.1. Tồn tại chính:
- Nhiệm vụ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ đã được xác định là một chủ trương lớn nhưng trong thực tế triển khai còn nhiều bất cập:
+ Chất lượng các kết quả nghiên cứu khoa học nói chung chưa cao, nhiều đề tài nghiên nghiên cứu chưa được lựa chọn, triển khai và đánh giá đúng mức do vậy nhiều kết quả nghiên cứu chưa được ứng dụng trong sản xuất và đời sống xã hội; nhiều mô hình thuộc Chương trình đưa ti._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22849.doc