Báo cáo Thực tập tại Bộ kế hoạch và đầu tư

Lời mở đầu Trải qua hơn nửa thế kỷ, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã ngày càng lớn mạnh và trưởng thành. Hàng trăm cán bộ từ các cơ quan Kế hoạch cấp tỉnh nay đã là các cán bộ cốt cán ở các địa phương và có hàng chục cán bộ kế hoạch từ cơ quan Kế hoạch Trung ương đã trở thành những đồng chí lãnh đạo cao cấp giữ các vị trí trọng trách trong bộ máy của Đảng và Chính phủ, như các đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Côn, Nguyễn Duy Trình, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lam, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, v.v..Thành tích

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ kế hoạch và đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Ngành nói chung và của Bộ nói riêng là các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước từ 1955 tới nay, bao gồm các kế hoạch khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN, các kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm, kế hoạch dài hạn và chiến lược, quy hoạch phát triển 10 năm, 20 năm.Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1995) và Huân chương Sao Vàng (năm 2000). Nhiều đơn vị trong Bộ cũng đã được tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng.Cơ quan Kế hoạch cũng chính là tác giả của nhiều cơ chế, chính sách mới trong quá trình đổi mới kinh tế đất nước. Vì vậy người ta thường gọi đó là các cơ quan tham mưu tổng hợp của Đảng và chính quyền các cấp về phát triển kinh tế - xã hội. Chương 1: Giới thiệu bộ kế hoạch và đầu tư Fax: (84-4) 8234453 Bộ trưởng: Ông Võ Hồng Phúc. Tel: (84) 08042560 Các Thứ trưởng: - Ông TrươngVănĐoan. Tel: (84) 08043981 - ÔngNguyễnBích Đạt. Tel: (84) 08043782 - ÔngNguyễnĐứcHòa. Tel: (84) 08042544 - Ông Cao Viết Sinh. Tel: (84) 08044666 - Ông Nguyễn Ngọc Phúc. Tel: (84) 08043411 Các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ: - Ông Đỗ Quốc Sam.  Tel: (84) 08042800 - Ông Lại Quang Thực.  Tel: (84) 08043980 - Ông Trần Đình Khiển. Tel: (84) 08042531 - Ông Phan Quang Trung. Tel: (84) 08043109 Chánh Văn phòng: Ông Nguyễn Kiếm. Tel: (84) 8453027  1. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây 1.1 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; 1.2 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch t ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định; 1.3 Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; 1.4 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. 1.5 Về quy hoạch, kế hoạch : 1.5.1 Trình Chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý để báo cáo Chính phủ, điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực được Chính phủ giao; 1.5.2 Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt; 1.5.3 Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đầu tư cho các lĩnh vực của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ thông qua theo phân cấp của Chính phủ; 1.5.4 Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân : cân đối tích lũy và tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ nhà nước. Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước. 1.5.6 Về đầu tư trong nước và ngoài nước : - Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; - Trình Chính phủ kế hoạch tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức và cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, tổng mức bổ sung dự trữ nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước, tổng mức vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động và thưởng xuất, nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập phương án phân bổ vốn của ngân sách trung ương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia; - Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong nước và ngoài nước; phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản; - Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền; thực hiện việc ủy quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất quản lý việc cấp giấy phép các dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài; - Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư t ài ch ính - Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với các nhà đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài. 1.5.7 Về quản lý ODA : - Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; - Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; - Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA với các Nhà tài trợ; - Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; - Theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các Nhà tài trợ; - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA; - Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA. 1.5.8 Về quản lý đấu thầu : - Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt; - Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu. 1.5.9 Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất : -Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước; - Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt; - Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất. 1.5.10 Về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh : - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước; - Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng ký kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước. 1.5.11 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ; 1.5.12 Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; 1.5.13 Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ; 1.5.14 Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; 1.5.15 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ; 1.5.16 Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 1.5.17 Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; 1.5.18 Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định Trong đó có cục Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (ASMED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện điều phối và thực thi chính sách phát triển DNNVV tại Việt Nam. Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời là thư ký của Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV (theo Nghị định 90/2001/NÐ-CP  ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ) do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch. Căn cứ theo Nghị định 61/2003/NÐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 quy định  chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 29 tháng 7 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quyết định số 504/QÐ-BKH về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của  Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại Quyết định này,  nhiệm vụ của Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa  gồm các lĩnh vực: xúc tiến phát triển DNNVV, đăng ký kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong nước, sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN, hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục,....  Chương 2: Giới thiệu về cục DNNVV 1 Giới thiệu về cục DNNVV 1.1 Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. 1.2 Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh. 2 Chức năng và Nhiệm vụ của cục DNNVV 2.1 Chức năng Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đăng ký kinh doanh; khuyến khích đầu tư trong nước và sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. (Quyết định 504/QĐ-BKH ngày 29 tháng 7 năm 2003) 2.2 Nhiệm vụ Đối với từng chức năng, nhiệm vụ của Cục Phát triển DNNVV được xác định như sau: Về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V): Xây dựng định hướng, kế hoạch xúc tiến phát triển DNN&V; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và giải pháp trợ giúp phát triển DNN&V trên địa bàn; Xây dựng và tổng hợp các chương trình trợ giúp của Nhà nước; điều phối, hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện các chưng trình trợ giúp sau khi được duyệt; Theo dõi tình hình thực hiện chính sách trợ giúp DNN&V ở các bộ, ngành và địa phương. Định kỳ sáu tháng, tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển DNN&V và đề xuất các giải pháp cần thiết để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp các thông tin cần thiết và xúc tiến trợ giúp DNN&V trong việc tư vấn kỹ thuật và tiếp cận công nghệ, trang thiết bị mới, hướng dẫn, đào tạo vận hành, quản lý kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp thông qua các Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật DNN&V; Làm nhiệm vụ thư ký thường trực của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về đăng ký kinh doanh: Hướng dẫn nghiệp vụ và thủ tục về đăng ký kinh doanh; trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền những văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ công tác đăng ký kinh doanh: Quy định chế độ báo cáo và kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương trong phạm vi cả nước; phối hợp xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ; Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi cả nước; cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Nhà nước theo định kỳ, cung cấp thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp; Phát hành bản tin công bố các thông tin về doanh nghiệp: doanh nghiệp thành lập, giải thể, phá sản, những nội đung thay đổi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.   Về khuyến khích đầu tư trong nước:  Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ và ưu đãi đầu tư;  Quy định trình tự, thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư và cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;  Trình Bộ trưởng quyết định cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.Về sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước: Làm đầu mối phối hợp với các đn vị liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ;  Làm đầu mối phối hợp với các đn vị liên quan thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ phân công để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ. Tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục. Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuộc lĩnh vực phụ trách của Cục.  Những nguyên tắc cơ bản hướng dẩn chính sách phát triển DNNVV Nguyên tắc cơ bản Hướng dẫn phát triển khu vực DNNVV ở Việt Nam được tóm tắt theo ( Quyết định Phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV 2006-2010 ): - Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế: “thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. (Nghị quyết 14-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) ngày 18 tháng 03 năm 2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân). - Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. - Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao  chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật … làm chủ doanh nghiệp; ưu tiên phát triển một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao. - Hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. - Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội. " 4 Các tổ chức hỗ trợ DNNVV Hệ thống thể chế hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng được thành lập theo Nghị định 90/2001/NÐ-CP ngày 23/11/2001. Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV làm cố vấn cho Thủ tướng trong công tác phát triển DNNVV do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm chủ tịch. Cục Phát triển DNNVV là cơ quan điều phối chính sách liên quan tới DNVV ở cấp trung ương đồng thời đóng vai trò là thư ký thường trực cho Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV. Sở Kế hoạch và Đầu tư dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh/ thành phố là cơ quan điều phối chính sách liên quan tới DNNVV ở cấp địa phương đồng thời các Sở ban ngành khác cũng thực hiện các biện pháp hỗ trợ DNNVV. Các cơ quan ban ngành của Chính phủ ở Trung ương phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đại diện cho khu vực tư nhân và các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cũng như nhà nước hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh. 5 Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV 5.1 Chức năng 03 Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV tại Hà Nội, Đà Nẵngvà TP. Hồ Chí Minhđược thiết lập nhằm trợ giúp DNNVV nâng cao công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm. Xem Quyết định số 290/QÐ-BKH ngày 12 tháng 5 năm 2003. 5.2 Nhiệm vụ Theo Quyết định số 290/QĐ-BKH, ba trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về lĩnh vực đầu tư, nâng cấp công nghệ, bao gồm xúc tiến, ứng dụng thiết bị, công nghệ mới, cải thiện chất lượng sản phẩm. Ba trung tâm này sẽ hoạt động chính nhằm cung cấp thông tin và lời khuyên cho DNNVV về công nghệ và dựa vào dữ liệu của các nhà tư vấn, các nhà cung cấp công nghệ để đáp ứng nhu cầu của DNNVV. Ba trung tâm sẽ tổ chức đào tạo và luôn thay đổi các khóa học với từng chủ đề liên quan đến công nghệ; xúc tiến hợp tác giữa DNNVV với doanh nghiệp quy mô lớn và hướng dẫn họ trong việc chọn lựa, duy trì và vận hành công nghệ mới. 5.3 Cơ cấu tổ chức Hiện nay, Ba trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV đang trong quá trình tạo lập các dịch vụ và hoạt động theo quy định pháp luật. Các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV có con dấu, tài khoản cấp 3 tại ngân hàng. Theo Quyết định số 290/QĐ-BKH, các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV sẽ có 4 chức năng chính: lên kế hoạch và các vấn đề tổng hợp, đào tạo và tư vấn, tư vấn công nghệ. Một trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV điển hình trong dài hạn sẽ có từ 50-60 nhân viên. 6 Giới thiệu kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010 Trong quá trình xây dựng Kế hoạch Phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010, Cục PT DNNVV đã phối hợp với tất cả các Bộ, Ngành và địa phương theo đúng các quy trình và thủ tục hành chính hiện hành. Đồng thời, Cục cũng đã phối hợp chặt chẽ với các Tổ công tác DNNVV (được thành lập tại các Cơ quan Thành viên của Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV hoặc tại các Tổ chức hữu quan theo yêu cầu của Hội đồng, trên cơ sở quyết định của Hội đồng).  21 Tổ công tác đã được thành lập, gồm: 10 tổ tại các Bộ, 2 tổ tại các cơ quan cấp trung ương (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng cục Thống kê), 4 tổ tại các địa phương, 5 tổ tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (gồm đại diện của 34 cơ quan thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam). Việc phối hợp với các cơ quan thành viên của Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV đã được thể chế hoá bằng văn bản chính thức do Bộ KHĐT gửi tới các đơn vị hữu quan, đồng thời bằng việc thành lập Tổ công tác DNNVV liên cơ quan tại mỗi dơn vị nói trên.  Việc này cũng được cụ thể hoá bằng văn bản dưới hình thức thỏa thuận hợp tác giữa Cục PT DNNVV và mỗi Tổ công tác DNNVV.  Số lượng cán bộ làm việc tại các Tổ công tác DNNVV đã lên tới hơn 106 người. Nhóm Dự thảo Kế hoạch Phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010 do Cục trưởng Cục PT DNNVV làm trưởng nhóm và gồm thành phần như sau: 3 chuyên viên thuộc Phòng Tổng hợp và Khuyến khích Đầu tư Trong nước, Phòng Xúc tiến Phát triển DNNVV và Phòng Đăng ký Kinh doanh (thuộc Cục PT DNNVV), 4 chuyên viên nghiên cứu thuộc Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân (thành viên nhóm dự thảo cao cấp Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2006-2010 và thành viên Ban Thư ký Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Chiến lược Phát triển, Viện Khoa học Lao động và Xã Hội (thuộc Bộ Lao động, Thương Binh và Xã Hội).  Ngoài gia, các Tổ công tác DNNVV và Nhóm Dự thảo còn nhận được sự hỗ trợ của 2 chuyên gia tư vấn trong nước thuộc khu vực tư nhân, chuyên gia cố vấn quốc tế về Chiến lược DNNVV, cố vấn trưởng dự án UNIDO, ba chuyên gia cố vấn cấp cao thuộc Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương Đảng và Bộ KHĐT.  Mỗi Tổ công tác được giao nhiệm vụ đánh giá toàn diện về các quy định kinh doanh, quyết định quản lý và các thủ tục và thông lệ hành chính liên quan (bao gồm giấy phép kinh doanh được quy định cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp); nghiên cứu một số vấn đề pháp lý và các chương trình hoạt động DNNVV  trong phạm vi trách nhiệm của Tổ; rà soát và đề xuất các chương trình hỗ trợ DNNVV nếu cần thiết.  Các Tổ công tác cũng được yêu cầu sử dụng các mẫu văn bản có sẵn khi nghiên cứu và xây dựng các khuyến nghị cho Kế hoạch Phát triển DNNVV.  Tháng 1 năm 2005, các Tổ công tác, Bộ, Ngành và địa phương đều được cung cấp tài liệu Lộ trình Phát triển DNNVV do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) soạn thảo, để sử dụng làm tài liệu cơ bản trong quá trình làm việc.  Nhóm Dự thảo đã tổ chức một hội thảo khởi động vào tháng 1 năm 2005, một hội thảo đánh giá vào tháng 4 năm 2005, 7 hội thảo bàn tròn vào tháng 5 năm 2005, một hội thảo cho các nhà tài trợ vào tháng 6 năm 2005 và 3 hội thảo khu vực tại miền Bắc, miền Trung, và miền Nam trong hai tháng 7 và 8 năm 2005, với sự tham gia của đại diện cả khu vực công và tư từ 46 tỉnh thành.  Từ tháng 6 năm 2005, bản dự thảo lần 1 của Kế hoạch Phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010 và các báo cáo liên quan do các Tổ công tác DNNVV thực hiện đã được đăng tải trên website của Cục PT DNNVV (www.business.gov.vn) bằng tiếng Việt và tiếng Anh nhằm mục đích thu thập ý kiến đóng góp và khuyến nghị từ các tổ chức và cá nhân liên quan.  Hơn 550 cá nhân đã đóng góp ý kiến và khuyến nghị để hoàn thiện bản dự thảo. Các Tổ công tác DNNVV đã nhận được 197 khuyến nghị, với hơn 85% trong số này có nội dung liên quan đến công tác cải cách hành chính và pháp lý.  Nhóm Dự thảo đã xem xét từng khuyến nghị và đưa các nội dung khuyến nghị khả thi vào dự thảo Kế hoạch Phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010, bao gồm ngân sách và lịch trình dự kiến cho các khuyến nghị này.  Dự thảo lần 1 của bản Kế hoạch đã được trình lên Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV để thảo luận và xem xét ngày 7 tháng 10 năm 2005.  Tháng 1 năm 2006, Nhóm Dự thảo đã hoàn thiện và trình bản dự thảo cuối cùng và dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ̉ về việc Phê duyệt Kế hoạch Phát triển DNNVV 2006-2010 lên Văn phòng Chính phủ. Quyết định của thủ tướng chính phủ 236/2006/QD-TTg thông qua kế hoạch 5 nam 2006-2010 vào ngày 23 tháng 10 năm 2006 Dự án UNIDO “Hỗ trợ Thành lập Cơ cấu Trợ giúp DNNVV cấp Quốc gia và cấp Tỉnh” do chính phủ Phần Lan, Italy và Na-uy đồng tài trợ đã hỗ trợ Nhóm Dự thảo và các Tổ công tác DNNVV trong suốt quá trình khởi động và hoàn thiện dự thảo cuối cùng của Kế hoạch Phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010.  Chương 4 Kết luận Từ thực tế và hoạt động cuả doanh nghiệp nhỏ và vừa em muốn đề xuất làm chương trình quản lí hồ sơ cán bộ công nhân viên của cục doanh nghiệp nhỏ và vừa. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31027.doc
Tài liệu liên quan