Báo cáo Thực tập tại Bộ Kế hoạch đầu tư & Vụ đầu tư nước ngoài

Lời nói đầu Do những đòi hỏi khách quan trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, mỗi một sinh viên cần phải có sự tiếp cận thực tế trước khi ra trường. Do giữa lý thuyết và những kiến thức thực tế luôn có một khoảng cách, vì vậy thực tập tốt nghiệp đối với mỗi sinh viên là điều vô cùng cần thiết. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở trường, vận dụng tổng hợp kiến thức vào thực tế. Qua quá trình thực tập, chúng ta tự rèn luyện tác phong và phương ph

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ Kế hoạch đầu tư & Vụ đầu tư nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp làm việc, quản lý, bổ sung những kiến thức mà chúng ta không có điều kiện tiếp cận trong nhà trường. Vì vậy, em đã chọn Vụ đầu tư nước ngoài, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nơi để học hỏi kinh nghiệm và là phối hợp quan để cung cấp cho em những thông tin hữu ích trong linh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài mà em đang nghiên cứu. Chủ trương hợp tác đầu tư với nước ngoài nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thị trường xuất khẩu phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đã được xác định và cụ thể hoá trong các văn kiện của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành từ cuối năm 1987 đã mở đầu cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. ĐTNN đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Nhưng tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi với những thuận lợi và khó khăn mới khác với dự báo ban đầu. Do đó, cần đánh giá hoạt động ĐTNN trong hơn mười năm qua, nhất là 5 năm trở lại đây để rút ra những kết luận cần thiết, trên cơ sở đó đề ra chủ trương, phương hướng và một hệ thống giải pháp hữu hiệu phù hợp với tình hình mới để thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ĐTNN phục vụ cho chiến lược phát triển trong thời gian tới. Đó cũng là nội dung chính mà em muốn đề cập đến trong báo cáo tổng hợp này dựa trên những thông tin có đựoc từ Vụ ĐTNN. Trên cơ sở đó, em xin được trình bày báo cáo với bố cục như sau: Phần I : Khái quát về Bộ Kế hoạch- Đầu tư và Vụ ĐTNN Phần II : Thực trạng ĐTTTNN tại Việt Nam trong thời gian qua và giai đoạn 1996-2002 Phần III : Đánh giá hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam giai đoạn 1996-2002 và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong giai đoạn 2003-2005 Phần I Khái quát về Bộ kế hoạch đầu tư và vụ đầu tư nước ngoài I. Khái quát chung về Bộ Kế hoạch - Đầu tư 1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch - Đầu tư Do yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, ngày 8-10-1955 Nhà nước thành lập Uỷ ban kế hoạch quốc gia để thực hiện nhiệm vụ từng bước kế hoạch hoá việc xây dựng và phát triển kinh tế- văn hoá, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Nhà nước. Từ đó hệ thống kế hoach từ Trung ương đến địa phương được thành lập bao gồm: Uỷ ban kế hoạch Quốc gia; Các bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương; Ban kế hoạch khu, tỉnh, huyện nằm trong Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, huyện. Ngày 6-10-1961 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Theo nghị đinh này, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Uỷ ban Kinh tế Nhà nước có trách nhiệm quản lý công tác xây dựng cơ bản theo đúng đường lối chính sách kế hoạch của Nhà nước. Ngày 25-3-1974 Hội đồng Chính phủ chính thức phê chuẩn điều lệ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước bằng Nghị định 49- CP, bao gồm các chức năng chủ yếu sau: Thực hiện kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân; -Tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế có kế hoạch; -Nghiên cứu và dự báo kinh tế -Tổng hợp cân đối và xây dựng dự án dài hạn 5 năm ngiên cứu hướng dẫn về phương pháp chế độ kế hoạch hóa. Ngày 5-10-1990 chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng đã khẳng định vị trí của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, Ngày 27-10-1992 chính phủ quyết định đưa Viện quản lý kinh tế Trung ương về Uỷ ban kế hoạch hoá Nhà nước quản lý. Ngày 12-8-1994 Chính phủ ban hành Nghị định 86-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 21-10-1995 thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ VIII của Quốc hội khoá IX sát nhập Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước vào Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thành Bộ kế hoạch- Đầu tư. 2. Chức năng, nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch- Đầu tư Chức năng, nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã được quy định rõ trong Nghị định 75/CP của Chính phủ ngày 01/11/1995, như sau: 2.1. Chức năng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính Phủ có chức năng: - Tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước về cơ chế chính sách quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước. - Giúp chính phủ phối hợp, điều hành, thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền Kinh tế quốc dân. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện chức năng của mình, Bộ Kế hoạch - Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngành Bộ quy định tại chương IV Luật tổ chức Chính phủ và tại Nghị định 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ như sau: - Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ. - Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liện quan đến chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. - Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả nguồn kực của nước ngoài để xây dựng, trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. - Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: xét duyệt định mức kinh tế kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nước; là cơ quan thường trực thẩm định dự án đầu tư trong và ngoài nước; là cơ quan đầu mối trong việc điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA. - Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước. -Tổ chức nghiên cứu, dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế- xã hội trong và ngoài nước phục vụ cho việc xây dựng và điều hành kế hoạch. -Tổ chức và đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức- viên chức thuộc Bộ quản lý. -Thực hiện hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, hỗ trợ phát triênẻ và hợp tác đầu tư. 2.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư Phục vụ cho nhiệm vụ của mình, theo điều 3 của Nghị định 75/CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư, hệ thống tổ chức của Bộ như sau: Bộ trưởng; Thứ trưởng; Các cơ quan trong Bộ bao gồm: Các cơ quan giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước: + Vụ pháp luật và đầu tư với nước ngoài; + Vụ quản lý đầu tư nước ngoài; + Vụ quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp; + Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân; + Vụ kinh tế đối ngoại; + Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ; + Vụ doanh nghiệp; + Vụ tài chính tiền tệ; + Vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn; + Vụ công nghiệp; + Vụ thương mại và dịch vụ; + Vụ cơ sở hạ tầng; + Vụ lao động văn hoá và xã hội; + Vụ khoa học giáo dục và môi trường; + Vụ quan hệ Lào và Cămpuchia; + Vụ quốc phòng an ninh; + Vụ tổ chức cán bộ; + Văn phòng thẩm định dự án quốc gia; + Văn phòng xét thầu quốc gia; + Văn phòng Bộ; + Cơ quan đại diện phía nam. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc: - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: + Ban nghiên cứu chhính sách vĩ mô; + Ban nghiên cứu quản lý doanh nghiệp; + Ban nghiên cứu chính sách cơ cấu; - Viện chiến lược và phát triển: + Ban tổng hợp; + Ban phân tích và đự báo kinh tế; + Ban kết cấu hạ tầng và đô thị; + Ban vùng lãnh thổ; + Ban công nghiệp thương mại và dịch vụ; + Ban nguồn nhân lực và xã hội; + Ban kinh tế thế giới; + Văn phòng; Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam; Trung tâm thông tin; Trường nghiệp vụ kế hoạch; Báo Việt Nam đầu tư nước ngoài. II. Tổng quan về Vụ đầu tư nước ngoài 1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ đầu tư nước ngoài Căn cứ vào Nghị định 75/CP của Chính phủ ngày 01/11/1995, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã ra quyết định số 103 BKH/TCCB quy định về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Vụ ĐTNN, như sau: 1.1. Chức năng Vụ Đầu tư nước ngoài là đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoach và Đầu tư giúp Bộ trưởng là chức năng theo dõi và quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài. 1.2. Nhiệm vụ Theo Quyết định số 103 BKH/TCCB, nhiệm vụ của Vụ Đầu tư nước ngoài được quy định như sau: - Làm đầu mối hướng dẫn các chủ đầu tư trong và ngoài nước về thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam và các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. - Tổng hợp, xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trương trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ. - Tiếp nhận hồ sơ dự án xin cấp giấy phép đầu tư, xử lý sơ bộ hồ sơ dự án, giấy phép điều chỉnh khi thay đổi mục tiêu của dự án. - Tham gia thẩm định dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài. - Làm đầu mối phối hợp với Văn phòng Thảm định dự án đầu tư và các đơn vị trong Bộ tổ chức làm việc với chủ đầu tư về yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi và giải đáp kiến nghị của chủ đầu tư. -Tổ chức tiếp xúc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với lãnh đạo Bộ, các Vụ, Viện trong Bộ về các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư - Hoàn chỉnh việc soạn thảo giấy phép đầu tư sau khi dự án đã được thẩm định và được Bộ chấp thuận. - Tổng hợp kế hoạch thu hút vốn và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các cơ quan thông tin đại chúng trong và ngoài nước. - Thừa lệnh Bộ trưởngký văn bản thông báo, giấy mời liên quan đến các dự án đầu tư nước ngoài. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 1.3. Cơ cấu tổ chức của Vụ Đầu tư nước ngoài Vụ Đầu tư nước ngoài tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên. Vụ có Vụ trưởng và các Vụ phó, biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định riêng. Vụ có phân Vụ tại cơ quan Đại diện phía Nam do đồng chí Vụ phó phụ trách để triển khai công việc nhanh chóng và kịp thời. Do không có các ban ngành phụ trách các công việc chuyên trách nên mỗi chuyên viên thực hiện nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Sơ đồ cơ cấu, tổ chức củaVụ Đầu tư nước ngoài Chuyên viên viên Chuyên viên viên Chuyên viên viên Chuyên viên viên Chuyên viên n Vụ phó phụ trách CN nhẹ, chế biến, y tế, GD. Vụ phó phụ trách CN nặng và khai khoáng. Vụ trưởng Chuyên viên viên Nguồn: Vụ ĐTNN – Bộ Kế hoạch - Đầu tư Vụ đầu tư nước ngoài có 12 biên chế trong đó có một người đi học tại Nhật Bản, một người được Lãnh đạo Vụ cử đi công tác tại Trung tâm ASEAN- Nhật Bản nên trong thời gian vừa qua số người làm việc thường xuyên tại Vụ là 10 người. Ngoài ra, có một số cán bộ làm hợp đồng do Vụ tự trả lương và một số cộng tác viên khác. 2. Kết quả các hoạt động chính của Vụ Đầu tư nước ngoài trong năm 2002 Tuy có những khó khăn nhất định nhưng tập thể Vụ đều đoàn kết, khắc phục để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao, góp phần xây dựng Vụ ngày càng vững mạnh, đóng góp tích cực vào công việc chung của Bộ. 2.1. Về xây dựng chủ trương, chính sách về Đầu tư nước ngoài. 2.1.1. Vụ Đầu tư nước ngoài đã chủ trì, xây dựng các đề án. - Chủ trì, phối hợp với các Vụ chức năng trong Bộ, các Bộ, ngành và địa phương xây dựng danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài năm 2001- trình Thủ tướng Chính phủ 2005. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng “ Tóm tắt danh mục dự án đầu tư nước ngoài” làm cơ sở cho việc vận động, xúc tiến đầu tư. - Trình Thủ tướng Chính phủ “Đề án về một số vấn đề đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ2002-2005. 2.1.2. Vụ Đầu tư nước ngoài đã phối hợp với các Vụ khác trong Bộ xây dựng các đề án có liên quan đến đầu tư nước ngoài. - Phối hợp tham gia góp ý xây dựng Đề án Cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Đề án sửa đổi Nghị định về Quy chế Khu công nghiệp- Khu chế xuất, Khu cộng nghệ cao; Đề án thành lập và hoạt động Khu Kinh tế mở Chu Lai. - Phối hợp tham gia xây dựng Đề án rà soát các quy định, giấy phép không cần thiết đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong đó chủ trì phần đánh giá đúng thực trạng phân cấp cấp giấy phép đầu tư trong thời gian qua. - Tham gia các đề án: Đề án sửa đổi bổ sung Nghị định 24/2000/NĐ-CP; Đề án Chương trình tổng thể vận động đầu tư nước ngoài qua các giai đoạn… 2.1.3. Tham gia với các Vụ, Viện xây dựng các đề án chung của Bộ ( Vụ đầu tư nước ngoài chuẩn bị nội dung liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài). - Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. - Tham gia đề án về luận cứ nền kinh tế thị trường của Việt Nam liên quan đến các vụ kiện với nước ngoài: Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa, bán phá giá bật lửa ga. - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến triển khai Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, báo cáo của nhóm công tác thuốc ADB về đầu tư và thương mại tiểu vùng, tham gia thảo luận về các báo cáo đánh giá thường niên của IFC, IMF liên quan đến đầu tư và kinh tế Vịêt Nam. 2.2. Tiếp nhận và xử lý các dự án đầu tư nước ngoài 2.2.1. Tiếp nhận, xử lý cấp Giấy phép đầu tư. - Trong năm 2002 Vụ đã tiếp nhận và xử lý trên 40 dự án đầu tư nước ngoài, tham gia thẩm định, soạn tháo giấy phép đầu tư cho 34 dự án, tổng vốn đăng ký gần 252 triệu USD ( chiếm gần 5% số dự án và 18% vốn đăng ký cấp giấp phép đầu tư của cả nước). - Đã xử lý, soạn thảo và trình cấp giấy phép đầu tư cho 11 dự án đầu tư ra nước ngoài, tổng vốn đầu tư gần 139 triệu USD. 2.2.2. Trả lời chủ trương về đầu tư nước ngoài Là đầu mối tiếp nhận trả lời về chủ trương đối với các dự án đầu tư nước ngoài cho các nhà đầu tư, các địa phương gửi xin ý kiến và là đầu mối tham gia góp ý về một số dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền cấp phép đầu tư của điạ phương xin ý kiến, mỗi năm xử lý trên 600 văn bản liên quan đến trả lời chue trương về đầu tư nước ngoài. 2.3. Tổ chức các cuộc gặp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hàng năm, Vụ đầu tư nước ngoài đều tổ chức và tham gia các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo các cơ quan Nhà nước Việt Nam với cộng đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: - Chủ trì, phối hợp với các Vụ khối đầu tư nước ngoài, Kinh tế đối ngoại tổ chức đoàn vận động xúc tiến đầu tư tại Châu Âu, Italia, Hy Lạp..... - Tham gia chuẩn bị nôi dung và tổ chức Diễn đần kinh tế Việt Nam- Hoa Kỳ, Diễn đàn kinh tế Việt Nam- Nhật Bản, Việt Nam- Trung Quốc và Việt Nam với một số quốc gia, vùng kinh tế khác - Phối hợp với Vụ Kinh tế đối ngoại chuẩn bị nội dung cuộc họp hàng năm của các Uỷ ban hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Nhật Bản, Italia, Cuba, Hàn Quốc, ấn Độ, EEC, Cộng hoà liên bang Đức... 2.4. Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền về Đầu tư nước ngoài - Báo cáo cung cấp tình hình về đầu tư nước ngoài phục vụ chuyến công tác nước ngoài của Lãnh đạo các cấp.( Các báo cáo về tình hình đầu tư của Nhật Bản, ấn Độ, Mỹ, EU, ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Cuba, Italia...) - Báo cáo cung cấp tình hình về đầu tư nước ngaòi phục vụ các Hội nghị giao ban vùng, Hội nghị ngành kế hoạch cho các buổi Lãnh đạo Bộ làm việc với các địa phương. - Cung cấp thông tin về pháp luật, chính sách, tình hình đầu tư cho các Đại sứ nới chuẩn bị đi nhận công tác ở nước ngoài. - Chủ trì phối hợp các Vụ và Tổng cục thống kê chuẩn bị số liệu thông tin về đầu tư nước ngoài của Việt Nam cung cấp cho UNCTAD để ấn hành cuốn sách về Đầu tư trực tiếp nước ngoài thế giứo năm 2002, trao đổi cung cấp tình hình đầu tư cho các tổ chức tài chính quốc tế liên quan đến các chương trình tài trợ cho Việt Nam như IMF, WB, Moodly, JICA... 2.5. Vận động, xúc tiến đầu tư hợp tác quốc tế Vụ Đầu tư nước ngoài là đầu mối phía Việt Nam tham gia trung tâm xúc tiến đầu tư ASEAN- Nhật Bản (AJC) từ 1998. Trong năm 2002, Vụ Đầu tư nước ngoài đã phối hợp cùng trung tâm AJC tổ chức hội thảo về đầu tư nước ngoài tại Osaka và Tokyo. Hoạt động của tổ xúc tiến đầu tư đã chú trọng vào các dự án lớn, quan trọng. Vụ Đầu tư đã phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ đón, chuẩn bi nội dung làm việc với tập đoàn Intel, chuẩn bị các chính sách ưu đãi cho dự án Intel nói riêng và dự án công nghệ cao nói chung trình Thủ tướng Chính phủ. Đang phối hợp với Vụ Công nghiệp xúc tiến dự án phôi màn hình của Trung Quốc, xi măng Thành Mỹ, Quảng Nam của Holiom, Thuỵ Sỹ, sơn mạ thép của BHP (Astralia). Trong năm 2002 Vụ cũng cố gắng thúc đẩy dự án thép của China Steel, nhà máy điện 1000 MW của Ever Fortuna ( Đài Loan), dự án xây dựng Cảng nông sản Hiệp Phước của ILLCOR (Canada). 3. Chương trình hành động năm 2003 Để thực hiện tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ của mình với quyền hạn cho phép, Vụ ĐTNN đã vạch ra chương trình hành động năm 2003, với những nội dung cơ bản sau: - Tiếp nhận, xử lý Hồ sơ dự án cấp Giấy phép đầu tư; - Xây dựng chủ trương, chính sách; - Công tác thông tin, kế hoạch; - Tổ chức hợp tác thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; - Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; - Công tác quản lý Vụ. Trên đây là những thông tin khái quát về Bộ Kế hoạch - Đầu tư và chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và một số hoạt động chính của Vụ ĐTNN. Chính nhờ những chức năng, nhiệm vụ và những hoạt động đó mà trong thời gian qua, Vụ ĐTNN đã đóng góp một vai trò to lớn trong việc xúc tiến, thu hút cũng như những hoạt động khác liên quan đến ĐTNN, như cấp phép, thẩm định, điều chỉnh các dự án ĐTNN… Nhờ vầy mà thông qua Vụ ĐTNN em có được những đánh giá sơ bộ về thực trạng ĐTTTNN ở Việt Nam trong thời gian qua và trong giai đoạn 1996-2002 sẽ được trình bày trong phần II. Phần II Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua và giai đoạn 1996-2002 Dựa theo báo cáo trình Chính phủ của Bộ Kế hoạch - Đầu tư số 40/BKH-ĐTNN ngày 25/3/2001 và theo bảng Tổng hợp thực hiện ĐTTTNN (tính đến 31/12/2002) của Vụ ĐTTN, tình hình hoạt động ĐTTTNN ở Việt Nam thời gian qua và giai đoạn 1996-2002 cò nhiều biến động phức tạp và phản ánh nhạy cảm với tình hình Thế giới. Trong thời gian thực tựp ở Vụ ĐTNN, em thấy nổi côm lên một số vấn đề sau. I. Tình hình cấp Giấy phép đầu tư - Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đến hết tháng 12 năm 2002, đã có 4564 dự án ĐTNN được cấp GPĐT với số vốn đăng ký đạt khoảng 42,688 tỷ USD, trong đó, thời kỳ 1988-1990 có 214 dự án với số vốn đăng ký đạt 1,6 tỷ USD; thời kỳ 1991-1995 có 1.398 dự án với số vốn đăng ký đạt 16,24 tỷ USD; thời kỳ 1996-2000 có 1.676 dự án với số vốn đăng ký đạt 20,8 tỷ USD; năm 2001 có 523 dự án với số vốn đăng ký 2,5 tỷ USD; năm 2002 có 754 dự án với số vốn đăng ký là 1,56 tỷ USD. - Tính chung từ năm 1988 đến nay, đã có trên 2000 lượt dự án ĐTNN tăng vốn với quy mô vốn tăng thêm đạt khoảng 7,76 tỷ USD, nâng tổng vốn cấp mới và đăng ký bổ sung từ năm 1988 đến nay đạt khoảng 51,5 tỷ USD. Trừ các dự án hết hạn, giải thể trước thời hạn và cộng thêm khoảng trên 40 dự án được tách ra từ các dự án đã cấp phép, hiện còn 3603 dự án còn hiệu lực, với số vốn đăng ký đạt 40,477 tỷ USD. Riêng thời kỳ 1996-2002 có trên 1398 lượt dự án ĐTNN tăng vốn mở rộng kinh doanh, với số vốn tăng thêm đạt 5,633 tỷ USD, gấp 2,3 lần quy mô tăng vốn của 8 năm trước (8 năm 1988-1995 là 2,432 tỷ USD). (Xem bảng) II. Tình hình thực hiện dự án 1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư - Với tổng vốn ĐTNN thực hiện từ năm 1988 đến nay đạt 24,629 tỷ USD (gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết hạn hoặc giải thể trước thời hạn); trong đó vốn bên ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 21,799 tỷ USD, chiếm gần 88,5% tổng vốn thực hiện, các dự án ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Trong đó, vốn thực hiện thời kỳ 1988-1995 khoảng 7,35 tỷ USD, gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD (chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất) và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD (gồm góp vốn pháp định 3,5 tỷ USD và vốn vay nước ngoài 2,6 tỷ USD). Thời kỳ 1996-2002: vốn thực hiện đạt 17,476 tỷ USD, gần bằng dự kiến kế hoạch đặt ra mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực) và tăng 130% so với 8 năm trước; trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam 1,763 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 15,743 tỷ USD. - Các dự án ĐTNN chủ yếu vay nước ngoài hoặc vay từ công ty mẹ của bên nước ngoài do nguồn vốn tín dụng trong nước còn hạn chế, và chủ trương chung là ưu tiên dành cho các dự án trong nước vay. Tỷ trọng vốn vay nước ngoài trong tổng vốn đầu tư thực hiện có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây, từ mức 39,5% năm 1996, tăng lên 43,2% năm 1998 và 56,5% trong năm 2000 và chiều hướng tăng này còn có khả năng tiếp tục trong thời gian tới. (Thông thường, trong tính toán của các chủ dự án, vốn vay chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư (điều này cũng phù hợp với thông lệ ở các nước). Tuy nhiên, phải quan tâm nhiều hơn đến xu hướng này, bởi lẽ tuy Nhà nước ta không có trách nhiệm trả các khoản nợ này, song một mặt đây là khoản nợ quốc gia của nước ta và mặt khác, tuyệt đại bộ phận bên Việt Nam trong các liên doanh là doanh nghiệp Nhà nước. (Xem bảng) 2. Tình hình triển khai dự án Tính đến hết năm 2002, trong số 3603 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 40,477 tỷ USD: Kể từ khi thi hành Luật ĐTNN tới nay, các dự án trên đã đạt tổng doanh thu gần 46,037 tỷ USD (không kể dầu khí), trong đó, năm 2002, đạt 9,6 tỷ USD; xuất khẩu 4,5 tỷ USD, nộp ngân sách gần 0,472 tỷ USD và hiện chiếm tới 13,3% GDP cả nước. Nhờ có những quyết sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, của các Bộ ngành, nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã khắc phục khó khăn vượt qua khủng hoảng; các chỉ tiêu doanh thu, xuất khẩu tăng bình quân trên 20% năm và không chỉ ngăn được việc dãn lao động mà còn tạo thêm nhiều việc làm mới. (Xem bảng) 3. Điều chỉnh Giấy phép đầu tư Trong quá trình triển khai, hầu hết các dự án ĐTNN đều xin điều chỉnh GPĐT với các nội dung như điều chỉnh mục tiêu dự án, tăng vốn, thay đổi đối tác, thay đổi chế độ ưu đãi..., trong đó việc điều chỉnh tăng vốn pháp định, vốn đầu tư để mở rộng sản xuất là phổ biến. Tính đến nay đã có 2007 lượt dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng số vốn tăng thêm khoảng 8,8 tỷ USD, chiếm tới 16% tổng vốn đăng ký (cấp mới và vốn bổ sung) của các dự án còn hiệu lực. Đây là xu hướng tích cực vì chất lượng nguồn vốn này cao hơn và thực hiện nhanh hơn nhiều so với vốn đầu tư cấp mới, do các doanh nghiệp sau khi triển khai dự án thành công mới xin phép đầu tư tăng công suất, mở rộng nhà máy. Nhiều doanh nghiệp sử dụng chính lợi nhuận thu được tại Việt Nam để tái đầu tư. Nhiều dự án số vốn điều chỉnh tăng thêm lớn hơn cả số vốn đăng ký ban đầu hoặc điều chỉnh tăng vốn đầu tư nhiều lần... (Xem bảng) 4. Rút Giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn - Tính đến hết năm 2002, đã có 34 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký 629 triệu USD, vốn thực tế đã thực hiện là 264 triệu USD. Các dự án kết thúc đúng thời hạn chủ yếu là các dự án đầu tư trong những lĩnh vực đặc thù như trục vớt tàu đắm, thăm dò và khai thác dầu, khí, nuôi trồng thuỷ sản... - Cũng tính đến hết năm 2002, đã có 883 dự án bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký khoảng 10,421 tỷ USD và số vốn đã được thực hiện là 2,7 tỷ USD (chiếm 26% vốn đăng ký); trong đó thời kỳ 1996-2002 có 640 dự án giải thể và vốn đăng ký là 8,872 tỷ USD, tăng 69% về số dự án và bằng 4,9 lần về vốn giải thể so với 8 năm trước (thời kỳ 1988-1995 có 243 dự án phải giải thể, vốn đăng ký 1,782 tỷ USD). (Xem bảng) - Trong thời kỳ 1996-2002, các dự án giải thể tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 50% số dự án giải thể), nhưng số vốn đăng ký bị giải thể lại tập trung vào lĩnh vực dịch vụ (chiếm 58% số vốn bị giải thể). Đồng thời, trong các dự án giải thể, tỉ lệ lớn nhất là các liên doanh (chiếm 70% về dự án và 68% về vốn giải thể) trong khi tỷ lệ này ở các dự án 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 21% và ở các hợp doanh chỉ chiếm 9%. (Nguồn: Báo cáo tình hình ĐTTTNN trình Chính phủ số 40/BKH-ĐTNN của Bộ Kế hoạch - Đầu tư) III. Đầu tư nước ngoài trong một số ngành, lĩnh vực chủ yếu Cơ cấu vốn ĐTNN thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng CNH-HĐH. Nếu trong những năm đầu, ngoài dầu khí, vốn ĐTNN tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê ... thì những năm 1996-2000 nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật chất với cơ cấu ngành nghề được điều chỉnh hợp lý hơn, hướng mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng, chế biến, sử dụng hiệu quả tài nguyên và sử dụng nhiều lao động: + Nguồn vốn ĐTNN chủ yếu tập trung trong các ngành công nghiệp và xây dựng với số vốn đăng ký tính đến cuối năm 2000 đạt 20,8 tỷ USD; trong đó thời kỳ 1996-2000 đạt 11,6 tỷ USD, tăng 30% so với 5 năm trước với tỉ trọng vốn trong tổng nguồn vốn ĐTNN không ngừng tăng lên, từ 41,5% giai đoạn 1988-1990, lên 52,7% giai đoạn 1991-1995 và 55,8% giai đoạn 1996-2000. Vốn thực hiện trong lĩnh vực này cũng đạt tỉ lệ cao nhất so với các lĩnh vực khác và tỉ trọng tăng dần từ 46% thời kỳ 1988-1990 lên 56% thời kỳ 1991-1995 và tăng lên 73% thời kỳ 1996-2000. + ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ tính đến cuối năm 2000 đạt 16,3 tỷ USD, trong đó, thời kỳ 1996-2000, đạt trên 8,7 tỷ USD, tuy vẫn duy trì tỷ trọng khoảng 42% trong tổng vốn đăng ký như thời kỳ 1991-1995 nhưng cơ cấu có sự chuyển dịch rõ rệt. ĐTNN về khách sạn du lịch, dịch vụ, văn phòng cho thuê giảm mạnh (vốn đăng ký thời kỳ 1996-2000 chỉ đạt 2,8 tỷ USD, giảm 52% so với 5 năm trước), trong khi các dự án xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật như bưu chính viễn thông, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, giáo dục, y tế tăng mạnh (gấp 2,4 lần 5 năm trước). (Nguồn: Báo cáo tình hình ĐTTTNN trình Chính phủ số 40/BKH-ĐTNN của Bộ Kế hoạch - Đầu tư) IV. Đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư 1. Hình thức doanh nghiệp liên doanh Với 1035 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký khoảng 21,5 tỷ USD, doanh nghiệp liên doanh là hình thức ĐTNN chủ yếu, chiếm 40% số dự án dự án và 59% vốn đầu tư. Quy mô bình quân mỗi dự án 20,7 triệu USD, trong đó có những dự án vốn đầu tư tới hàng tỷ USD như Liên doanh Nhà máy lọc dầu Vietross tại Quảng Ngãi (1,3 tỷ USD). Đến hết năm 2000, số vốn đã thực hiện của các doanh nghiệp liên doanh đạt hơn 9,7 tỷ USD, tạo ra hơn 140.000 việc làm. Xuất phát từ định hướng thu hút đầu tư của Nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp lớn, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, sản xuất xi măng, sắt thép, phân bón, hoá chất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử... đều là doanh nghiệp liên doanh. Các doanh nghiệp liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam (bị suy thoái do thiếu vốn, thiếu vật tư, công nghệ lạc hậu, mất thị trường khi Liên xô và Đông Âu tan rã), cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, tiếp thu được công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. (Nguồn: Tài liệu đã dẫn) Bên cạnh những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế nêu trên, đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế: - Khả năng góp vốn của các doanh nghiệp Việt Nam rất thấp, bình quân chỉ chiếm chưa đầy 30% vốn pháp định và bằng khoảng 10% vốn đầu tư của các liên doanh; vốn góp chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất. Với cơ chế doanh nghiệp Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Nhà nước cho doanh nghiệp Việt Nam nhận nợ (trước đây) và ghi vốn (hiện nay), nhưng khi doanh nghiệp Việt Nam chưa được chia lãi hoặc liên doanh thua lỗ thì Nhà nước không thu được tiền cho thuê đất để góp vốn; trong khi đó, nếu cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuê đất, thì Nhà nước thu được ngay tiền cho thuê đất. Ngoài ra, với cơ chế hiện nay, doanh nghiệp nào có quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp đó có thể liên doanh với nước ngoài thậm chí trong những ngành nghề chuyên môn không phù hợp với chức năng, sở trường kinh doanh của Bên Việt Nam. - Một trong những mục tiêu của việc liên doanh là đưa cán bộ Việt Nam vào tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp nhằm bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, của Nhà nước, tiếp thu kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ của ta chưa đủ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, phẩm chất chính trị, nên không phát huy được tác dụng đại diện cho phía Việt Nam; hoặc chấp nhận "làm thuê" cho nước ngoài để hưởng lương cao, lo thu vén lợi ích cá nhân, thụ động theo sự điều hành của Bên nước ngoài, không dám đấu tranh bảo vệ lợi ích chung của Việt Nam, thậm chí đứng về phía lợi ích của bên nước ngoài. - Tuy không phổ biến, nhưng vẫn còn hiện tượng một số đối tác nước ngoài trong liên doanh ( nhất là các đối tác nước ngoài mà công ty mẹ của họ là bên cung cấp thiết bị, nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm) đã khai vống các chi phí đầu tư, nâng giá thiết bị, máy móc góp vốn và nguyên liệu đầu vào, hạ giá đầu ra thông qua chuyển giá với công ty mẹ để thu lợi nhuận từ bên ngoài ngay từ đầu, hạch toán lỗ cho liên doanh mà bên Việt Nam trong liên doanh không có khả năng kiểm soát được. Ngoài ra, nhiều đối tác có mục tiêu lâu dài là chiếm lĩnh thị phần ở Việt Nam, nên họ thực hiện chính sách khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo với chi phí lớn và giá bán thấp nhằm cạnh tranh, thậm chí chấp nhận lỗ những năm đầu. Trong khi đó, ta chưa có luật chống độc quyền, chống bán phá giá nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh. Giữa các Bên liên doanh nảy sinh hàng loạt bất đồng về chiến lược kinh doanh, phương thức quản lý điều hành doanh nghiệp, tài chính, quyết toán công trình... dẫn đến tình trạng mâu thuẫn diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến việc triển khai dự án, và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều dự án. Những hạn chế nêu trên một phần phát sinh từ cách nhìn nhận khác nhau về các hình thức ĐTNN ở Việt Nam. Trong những năm đầu hợp tác đầu tư với nước ngoài, do quan niệm hình thức doanh nghiệp liên doanh có nhiều lợi thế hơn cho phía Việt Nam, chúng ta chủ trương hướng nhà ĐTNN đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1052.doc
Tài liệu liên quan