Lời mở đầu
Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp; tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ. Viện có một quá trình phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của công tác kế hoạch hoá và với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo kế hoạch của Khoa sau thời gian 2 tuần thực tập ở Viện em đã được các cô, chú, anh, chị trong Ban Tổng hợp giúp đỡ như: cho mượn một số
15 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ Kế hoạch & Đầu tư - Viện chiến lược phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài liệu,...
Và đến nay em cũng đã được hiểu phần nào về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tình hình hoạt động, những tồn tại về Viện Chiến lược phát triển và những nội dung này em xin được thể hiện ở bản Báo cáo thực tập tổng hợp để báo cáo với thầy.
Em rất mong thầy xem xét và góp ý cho em, đặc biệt là mong thầy giúp đỡ em trong việc chọn ra một vấn đề nghiên cứu phù hợp, cũng như những nội dung, yêu cầu cụ thể để em có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy !
Sinh viên
Nguyễn Tiến Cương
I. Lịch sử hình thành
Viện chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân từ hai Vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn (a) và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế (b). Quá trình hình thành và phát triển từ hai Vụ nêu trên cho đến Viện chiến lược phát triển hiện nay như sau:
- Năm 1964:
a. Thành lập Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn.
b. Thành lập Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế.
- Năm 1974:
b. Thành lập Vụ Phân vùng và quy hoạch.
- Năm 1983:
a. Thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Do vị trí và chức năng, nhiệm vụ của Viện, bố trí cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp Tổng cục và các cán bộ tương đương cấp Vụ phụ trách các ban và văn phòng Viện.
- Năm 1986:
b. Viện đổi tên Viện Phân vùng và quy hoạch thành Viện Phân bố lực lượng sản xuất.
- Năm 1988:
Sáp nhập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện Phân bố lực lượng sản xuất thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước.
- Năm 1994:
Đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thành Viện chiến lược phát triển (có vị trí tương đương Tổng cục loại I).
II. Chức năng, nhiệm vụ của Viện.
Viện có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp, tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển các vùng. Tham gia xây dựng quy hoạch các ngành, tỉnh, thành phố, các chương trình phát triển, các dự án lớn của Nhà nước và thẩm định các quy hoạch, dự án; tham gia xây dựng, định hướng kế hoạch 5 năm.
Trực tiếp chủ trì một số dự án quy hoạch và dự án hợp tác quốc tế, phù hợp với chức năng của Viện. Tổ chức việc phân tích và nghiên cứu dự báo phát triển kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế phục vụ cho nghiên cứu và quản lý kinh tế, nghiên cứu lý luận và phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
III. Ban lãnh đạo:
Viện trưởng : Dr Lưu Bích Hồ
Phó Viện trưởng : Dr Lê Anh Sơn
Phó Viện trưởng : Prof Dr Nguyễn Quang Thái
Phó Viện trưởng : Prof Dr Ngô Doãn Vịnh
Hội đồng Khoa học:
Giúp viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học của Viện, đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học và các dự án.
Ban Tổng hợp:
Nghiên cứu, tổng hợp hệ thống quan điểm và định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và nghiên cứu một số vấn đề kinh tế tổng hợp, khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trường.
Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô:
Phân tích và dự báo sự phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô cả nước; theo dõi các dự án phát triển kinh tế của cả nước, trong khu vực và các trung tâm phát triển trên thế giới để phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch tổng thể và quản lý kinh tế.
Tổ chức tiềm lực:
Viện phó có Hội đồng khoa học và 8 ban nghiên cứu: Tổng hợp; Phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô vùng và lãnh thổ; Công nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Nông nghiệp và nông thôn; Kết cấu hạ tầng và đô thị; Nguồn nhân lực và xã hội; Kinh tế thế giới và Văn phòng Viện.
Lực lượng cán bộ: 90 người, trong đó có 02 phó giáo sư, 01 tiến sỹ, 23 phó tiến sỹ, 06 thạc sỹ, 50 kỹ sư, cử nhân kinh tế và một số cán bộ làm việc theo hợp đồng.
- Ban vùng và lãnh thổ: nghiên cứu, tổng hợp kết quả nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cùng lãnh thổ. Đầu mối nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp để hướng dẫn triển khai công tác quy hoạch.
- Ban công nghiệp, thương mại và dịch vụ: nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. Tham gia nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các dự án cụ thể hoá chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp.
- Ban nông nghiệp và nông thôn: nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế nông thôn. Tham gia cùng với các ngành, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển theo chiến lược và quy hoạch.
- Ban kết cấu hạ tầng và đô thị: nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển các ngành giao thông, bưu điện, cấp điện, cấp thoát nước và phát triển đô thị. Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị.
- Ban nguồn nhân lực và xã hội: nghiên cứu, tổng hợp chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án liên quan đến giáo dục - đào tạo, văn hoá - thông tin, y tế, thể dục, thể thao và các vấn đề xã hội khác trong phát triển kinh tế xã hội.
- Ban kinh tế thế giới: nghiên cứu, tổng hợp chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và các trung tâm phát triển. Dự báo sự tác động của bên ngoài đối với nền kinh tế trong nước qua đầu tư và thương mại.
- Văn phòng Viện: đảm bảo điều kiện vật chất và tài chính cho Viện hoạt động thực hiện các công tác hành chính văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ và đào tạo, xử lý thông tin đầu vào, đầu ra và quản lý tư liệu chung của Viện. Theo dõi, quản lý hoạt động khoa học và các hoạt động hợp tác quốc tế.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược phát triển
Ban Tổng hợp
Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô
Ban vùng và lãnh thổ
Ban công nghiệp thương mại và dịch vụ
Ban nông nghiệp và nông thôn
Ban kết cấu hạ tầng và đô thị
Ban nguồn nhân lực và xã hội
Ban kinh tế thế giới
VănphòngViện
Các Ban nghiên cứu
Các Phó Viện trưởng
Hội đồng khoa học
Viện trưởng
IV. Hoạt động của Viện
Viện Chiến lược phát triển được hình thành trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế), hai Vụ này được thành lập theo Quyết định số 47-CP ngày 09 tháng 3 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ hoạt động liên tục trên hai hướng lớn về xây dựng kế hoạch dài hạn và về phân bố lực lượng sản xuất, cho đến năm 1988 được tổ chức thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất. Đến năm 1994 được đổi tên thành Viện Chiến lược phát triển. Viện chiến lược phát triển trải qua nhiều giai đoạn phát triển và ở từng giai đoạn tuy mang tên gọi khác nhau nhưng nhiệm vụ bao trùm các chặng đường lịch sử phát triển của Viện là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành và các vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Trong 35 năm hoạt động, được sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Phân vùng kinh tế Trung ương trước đây là của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay, với sự phấn đấu liên tục của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu khoa học và nhân viên phục vụ, Viện Chiến lược phát triển đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tóm tắt thành tích của Viện Chiến lược phát triển có thể chia làm hai giai đoạn chính như sau:
1. Giai đoạn 1964 - 1988
Giai đoạn này tồn tại hai đơn vị thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, công việc được thực hiện theo chức năng của hai đơn vị, những kết quả chính là:
1.1. Về mặt nghiên cứu phân vùng kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất.
- 1964 - 1975: Trong tình hình đất nước bị chia cắt, có chiến tranh, nhiệm vụ kinh tế lớn lúc này là tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn vững chắc chi viện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, công tác phân vùng quy hoạch chủ yếu nghiên cứu, triển khai ở miền Bắc. Trong giai đoạn này trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, ứng dụng lý luận của Liên Xô về phân vùng vào điều kiện miền Bắc Việt Nam, đã triển khai nghiên cứu một số vùng cây trồng (vùng dâu Ba Vì, vùng mía Vạn Điểm, vùng cói Kim Sơn,...). Cùng với các ngành, các Viện và một số trường đại học, được chuyên gia Liên Xô hướng dẫn, triển khai giới thiệu và nghiên cứu những công trình ban đầu về khoa học kinh tế vùng, đồng thời đề xuất một số dự án về phân vùng kinh tế, miền Bắc được chia thành 4 vùng nông nghiệp lớn gồm 46 tiểu vùng, năm 1969 đã trình Thường vụ Chính phủ xem xét kết quả nghiên cứu này.
Các dự án phân vùng kể trên là bước thử nghiệm đầu tiên nhằm đưa ra một sơ đồ tổ chức sản xuất trên lãnh thổ ở phạm vi một số ngành kinh tế chủ yếu. Qua công tác này đã hiểu biết thêm các điều kiện tự nhiên, kinh tế của đất nước, có một cách nhìn tổng hợp và toàn diện hơn để phác ra một số vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, những nơi có khả năng khai hoang mở rộng diện tích và một số địa điểm cho những khu công nghiệp quan trọng. Đồng thời đã tích luỹ một số kinh nghiệm ban đầu về công tác điều tra cơ bản, phân vùng quy hoạch, đào tạo được một lớp cán bộ đầu tiên về công tác này ở Trung ương và địa phương.
Năm 1970 bắt đầu triển khai quy hoạch phát triển kinh tế ở 30 huyện. Việc làm quy hoạch các vùng nhỏ, các huyện điểm đã phục vụ việc lập kế hoạch kinh tế quốc dân và kế hoạch ngành ở Trung ương và địa phương. Việc tiến hành quy hoạch các huyện điểm và quy hoạch các vùng kinh tế mới để làm cơ sở cho việc tổ chức lại sản xuất ở đơn vị cơ sở đã cho chúng ta một số kinh nghiệm bước đầu để sau này thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng huyện. Đã bắt đầu tiến hành xử lý tổng hợp liên ngành, nghiên cứu và đề xuất những quan điểm về phương pháp luận sát tình hình Việt Nam hơn, quan điểm kết hợp nông nghiệp và lâm nghiệp, quan điểm tổ chức các phức hợp kinh tế lãnh thổ, yếu tố quốc phòng được xem trọng. Đã bắt đầu thử nghiệm dùng toán kinh tế trong một số đề tài nhỏ như chọn địa điểm cho các nhà máy xi măng, tính cơ cấu một phức hợp công nghiệp,...
Năm 1976 triển khai công tác phân vùng quy hoạch kinh tế trên phạm vi cả nước, theo một quan điểm tổng hợp chung - kết hợp ngành và lãnh thổ, đã có những tiến bộ mới trong công tác phân vùng quy hoạch, đánh dấu bằng việc hoàn thành xây dựng một số dự án phân vùng nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến và dự án phân bố một số ngành công nghiệp.
Đi đôi với phân vùng nông, lâm nghiệp, công tác phân bố công nghiệp cũng được triển khai đồng đều hơn và có thêm tiến bộ về mặt nhận thức cũng như cách làm. Từ chỗ chủ yếu tìm địa điểm cho từng nhà máy, công trình riêng lẻ, đã bắt đầu nghiên cứu bố trí một hệ thống các nhà máy có tính chất liên ngành thành các khu, cụm công nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp đã nghiên cứu quy hoạch như các ngành điện, than, cơ khí, luyện kim, hoá chất, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng,... Quy hoạch các thành phố cũng đã được triển khai nghiên cứu song song với việc bố trí công nghiệp. Nhìn chung, quy hoạch ngành đã có tác dụng nhất định phục vụ cho công tác kế hoạch hoá của ngành. Các phương án quy hoạch đã đề cập được một cách tổng hợp các yếu tố kinh tế, kỹ thuật của ngành, đã đi vào nghiên cứu các khu, cụm công nghiệp theo quan điểm tổng hợp. Vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng cũng được coi trọng trong quá trình nghiên cứu bố trí công nghiệp.
Một nhiệm vụ lớn của công tác phân vùng quy hoạch kinh tế giai đoạn này nhằm thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đại hội IV đề ra là quy hoạch huyện, 227 huyện trong tổng số 390 huyện của cả nước (không tính các quận xã) đã được xây dựng quy hoạch tổng thể. Qua công tác quy hoạch, từng huyện đã hiểu sâu thêm các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện mình, xác định được phương hướng sản xuất, các trung tâm kinh tế kỹ thuật, bố trí hệ thống dân cư, mạng lưới đường sá và các vùng mở mang mới, bước đầu xây dựng được phương án phát triển dân số và sử dụng lao động trên địa bàn huyện.
- 1978 - 1988: Nhận thức được yêu cầu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô trước đây, đã tiến hành xây dựng "Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước thời kỳ 1986-2000". Lần đầu tiên ở Việt Nam, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì triển khai nghiên cứu quy hoạch một cách hệ thống, toàn diện từ Trung ương đến địa phương. Thực hiện Chỉ thị 212/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Viện đã chủ trì tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 70.01 gồm nhiều đề tài, kết quả nghiên cứu khoa học đã xác định phân chia nước ta thành 4 vùng, 7 á vùng và đã xây dựng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho cả 4 vùng. Tất cả các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã được xây dựng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất 1986 - 2000.
Về mặt tổ chức cán bộ, đã xây dựng được một hệ thóng từ Trung ương đến địa phương chuyên nghiên cứu về phân vùng quy hoạch.
1.2. Về mặt nghiên cứu kế hoạch dài hạn.
Ngay từ đầu, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã chăm lo công tác nghiên cứu kế hoạch dài hạn, triển khai xây dựng kế hoạch 5 năm đầu tiên 1961-1965 mở đầu công cuộc công nghiệp hoá đất nước theo Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng.
- Năm 1964: ngay sau khi thành lập Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn, đã triển khai mạnh mẽ công tác điều tra cơ bản, dự báo dân số và nguồn lao động, xây dựng các quy hoạch ngành và dự kiến các công trình đầu tư xây dựng cơ bản trọng điểm. Trong điều kiện có chiến tranh phá hoại của Mỹ đối với miền Bắc, đã triển khai hàng loạt nghiên cứu về triển vọng dài hạn và kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
- 1976 - 1982: trên cơ sở tiến hành các điều tra cơ bản, dự báo các nguồn lực và nghiên cứu quy hoạch phát triển các ngành, vùng kinh tế, đã chủ trì tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, phục vụ quá trình khôi phục và phát triển đất nước trong điều kiện cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, đã được Chính phủ trình lên Đại hội lần thứ IV của Đảng.
Tiếp theo đó, trong quá trình điều chỉnh chính sách kinh tế và các thử nghiệm bước đầu cơ chế mới trong nông nghiệp, công nghiệp khắc phục các khó khăn do thiên tai và chiến tranh ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, đã chủ trì tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm 1981 - 1985, được trình lên Đại hội lần thứ V của Đảng.
1983 - 1988: Trong thời kỳ này, Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn đã triển khai hàng loạt các nghiên cứu đánh giá các nguồn lực phát triển, các dự báo dài hạn và tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, phục vụ chuẩn bị Đại hội VI của Đảng.
2. Giai đoạn 1988 đến nay:
Do yêu cầu phải cải tiến bộ máy của Chính phủ và thực tế đòi hỏi kết hợp việc nghiên cứu kế hoạch dài hạn với nghiên cứu phân bố lực lượng sản xuất nên hai nhiệm vụ này đã được thu về một mối do một Viện đảm nhiệm - đó là Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
ở giai đoạn này, tập trung nghiên cứu để đáp ứng việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi, từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Do đó, Viện đã triển khai thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 70A, gồm nhiều đề tài cấp Nhà nước, bước đầu đi vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn đất nước trong mô hình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu cơ sở khoa học của định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đô thị, dân số, lao động, việc làm và phân bố dân cư, phát triển vùng,... Nhờ đó, một số vấn đề lý luận và thực tiễn được làm rõ hơn, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,...
Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1991-2000. Lần đầu tiên, Viện là một trong sáu cơ quan triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và giúp Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Tiểu ban xây dựng Chiến lược của Hội đồng Bộ trưởng tổ chức việc nghiên cứu xây dựng Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nước ta thời kỳ 1991-2000 trình Đại hội Đảng lần thứ VII. Qua việc này, Viện đã có sự đóng góp tích cực đối với việc xây dựng chiến lược và cũng thu nhận được nhiều bài học bổ ích: quan niệm về chiến lược, nội dung và phương pháp xây dựng chiến lược phát triể kinh tế xã hội. Viện cũng đã tham gia soạn thảo các văn kiện của các Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và một số Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Triển khai nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả theo chiều rộng và chiều sâu trên phạm vi cả nước. Do công tác nghiên cứu lý luận và phương pháp luận được coi trọng bằng việc triển khai hàng chục đề tài khoa học về những vấn đề cơ sở khoa học phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đóng góp cho công tác quy hoạch được tiến hành tương đối có bài bản.
- Đối với nông nghiệp: Viện đã tham gia cùng các Bộ chuyên ngành nghiên cứu: Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2000; "Định hướng và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2000", trên cơ sở chiến lược nông nghiệp, đã nghiên cứu quy hoạch một số chuyên ngành lớn như Tổng quan về sản xuất lương thực, thực phẩm, cao su, chè, cà phê, dâu tằm, mía đường, cây ăn quả và chăn nuôi,... và phục vụ việc xây dựng kế hoạch 5 năm (1996 - 2000).
- Đối với lâm nghiệp: Viện đã tham gia xây dựng báo cáo tổng quan phát triển lâm nghiệp (chủ yếu phục vụ triển khai chương trình 327) và chương trình trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.
- Đối với thuỷ sản: Viện đã tham gia cùng Bộ Thủy sản xây dựng chiến lược phát triển ngành thuỷ sản thời kỳ 1996 - 2010 và chiến lược xuất khẩu thuỷ sản thời kỳ 1996 - 2000 và đến 2010.
- Đối với công nghiệp và kết cấu hạ tầng: Viện đã tham gia cùng Bộ Công nghiệp xây dựng quy hoạch 9 ngành sản phẩm đến năm 2000 và 2010. Đồng thời đã chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng của cả nước thời kỳ 1996-2010 và quy hoạch này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (năm 1996). Các dự án quy hoạch công nghiệp đã làm rõ được tiềm năng, thế mạnh, khó khăn, phương hướng phát triển và đề xuất trọng điểm ưu tiên đầu tư,...; đã đưa ra những định hướng chung cho phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng, là cơ sở tốt cho việc xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nói chung và quy hoạch chi tiết cho các ngành, các địa phương, tạo thêm căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm. Đã phối hợp cùng các ngành chức năng triển khai nhiều dự án quy hoạch phát triển kết cấu hạ tần trong các năm 1994, 1995 và năm 1996. Trong đó nổi bật là các ngành: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, cấp nước đô thị và hạ tầng đô thị, trong đó có xác định được danh mục các dự án đầu tư trong 5 năm, và quy hoạch phát triển khu công nghiệp.
- Về dân số, lao động và xã hội: Viện đã phối hợp cùng với các ngành chức năng triển khai nghiên cứu dự báo dân số - lao động trong cả nước, các vùng, các tỉnh, định hướng chung cho phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, phân bố dân cư, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội,... góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chương trình Quốc gia giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển miền núi các vùng khó khăn, và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, các tỉnh.
- Viện đã phối hợp với các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư và với các ngành Trung ương triển khai lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng trọng điểm, quy hoạch kinh tế biển, và hướng dẫn, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, đóng góp thiết thực vào việc phục vụ sự chỉ đạo kinh tế theo lãnh thổ của Chính phủ và xây dựng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, phục vụ Đại hội Đảng bộ các tỉnh kỳ Đại hội VIII.
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác với Lào và Campuchia, Viện đã chủ trì tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Lào và Campuchia thời kỳ 1991 - 2000. Giúp Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào xây dựng quy hoạch tỉnh Khăm Muộn và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và chiến lược hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Sau khi tham gia tích cực vào việc chuẩn bị văn kiện và phục vụ Đại hội VIII của Đảng, trong năm 1997 - 1998 Viện đã chủ trì chuẩn bị đề cương xây dựng Chiến lược để Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Bộ Chính trị và Ban cán sự Đảng Chính phủ ra văn bản số 44/BCS ngày 03 tháng 6 năm 1998 về việc nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010; Viện cũng chuẩn bị để Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 1998 về công tác quy hoạch. Sau đó, công tác nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được triển khai mạnh.
Viện chủ trì xử lý tổng hợp và xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước thời kỳ 2001 - 2010; hướng dẫn các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh và xây dựng mới quy hoạch phát triển đến năm 2010.
Hiện nay, Viện đang làm đầu mối giúp Bộ tổ chức và phối hợp nghiên cứu chiến lược chung và trực tiếp tham gia nghiên cứu một số chuyên đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2010, hoàn thành tài liệu về tầm nhìn đến năm 2020 và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của cả nước, và xây dựng bộ tài liệu nghiệp vụ để hướng dẫn các địa phương triển khai nghiên cứu quy hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Viện Chiến lược phát triển đã mở rộng hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm của các nước về nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển. Trong đó có chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Trung tâm phát triển vùng của Liên Hợp Quốc (UNCRD), Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), Viện phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan phát triển vùng của Pháp (DATAR), Viện phát triển Hàn Quốc (KDI), Viện Nghiên cứu Nhật Bản (JRI), Viện phát triển nguồn nhân lực trường Đại học Tham-ma-sát Thái Lan, Quỹ hoà bình Sasakawa (SPF), Quỹ NIPPON Nhật Bản, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Lào,...
Quá trình phát triển của Viện Chiến lược phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của công tác kế hoạch hoá và lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thành quả công tác của Viện ngày càng được nâng cao và đem lại tác dụng ngày một tốt hơn. Viện Chiến lược phát triển có được sự phát triển không ngừng, và hoạt động có hiệu quả là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Chính phủ, sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên và chặt chẽ của lãnh đạo Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trước đây là Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay, sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ trong công tác nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, các địa phương và các cơ quan khoa học trong cả nước và bạn bè quốc tế. Hiện nay Viện đang tiếp tục được tăng cường về chức năng và tổ chức - cán bộ để có thể làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, đóng góp tích cực và có hiệu quả hơn vào công tác xây dựng chiến lược và công tác quy hoạch phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
V. Ban tổng hợp
Ban tổng hợp bao gồm hai tổ đó là: Tổ Bản đồ và tổ Tổng hợp.
1. Tổ bản đồ.
Tổ bản đồ gồm có 05 người trong đó có 01 người làm tổ trưởng và 04 tổ viên. Tổ có chức năng và nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Từ những con số, những dự kiện dự báo trong tương lai được Nhà nước thông qua thì tổ bản đồ đều thể hiện được trên những sản phẩm của mình tức là trên các bản đồ chứa được kế hoạch về công việc phải được hoàn thành của các đơn vị, tổ chức ở thời gian trong tương lai.
Trước đây thời kỳ kế hoạch hoá tập trung thì tổ bản đồ chỉ cần hướng dẫn để cho các tỉnh, thành, quận, huyện thực hiện và mọi vấn đề đều được cụ thể hoá như ở vùng nào thì trồng cây gì, nuôi con gì,... còn bây giờ theo cơ chế thị trường khác xa so với trước tức là tổ bản đồ hướng dẫn và cùng các đơn vị thực hiện và bây giờ không còn vạch ra cho các địa phương là ở vùng nào trồng cây gì, nuôi con gì,...
Tuy có tốn nhiều công sức, trí não và thời gian nhưng bản đồ đem lại nhiều lợi ích, một vấn đề quy hoạch, kế hoạch của vùng nào đó có thể tới nhiều trang giấy nhưng chúng ta chỉ cần thể hiện trên một bản đồ.
2. Tổ tổng hợp.
Nghiên cứu, tổng hợp hệ thống quan điểm và định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước và nghiên cứu một số vấn đề kinh tế tổng hợp, khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trường. Tổ tổng hợp phải gắn kết với các ngành lại.
Tổ tổng hợp gồm có 05 người trong đó mỗi người có một chức năng, nhiệm vụ quan trọng riêng được ban phân công cho.
Trước đây, thời kỳ kế hoạch hoá tập trung thì công việc của tổ bản đồ là chỉ cần đánh công văn xuống các đơn vị, tổ chức ở địa phương còn sau khi chuyển sang cơ chế thị trường thì công việc của tổ bản đồ căn bản đã thay đổi tức là các cán bộ của tổ phải hướng dẫn và cùng các đơn vị, tổ chức ở địa phương cùng thực hiện.
VI. Một số khó khăn của Viện Chiến lược phát triển trong điều kiện hiện nay.
Các hoạt động của Viện Chiến lược phát triển luôn đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều yếu tố đầu vào (từ yếu tố con người đến yếu tố thiết bị, thông tin, số liệu) để đưa ra các sản phẩm đầu ra (là các dự báo, quy hoạch, chương trình, chính sách,...). Trong đó, để hoạt động của Viện đạt kết quả tốt thì một yêu cầu rất cơ bản là phải có yếu tố đầu vào đủ chất lượng.
Song, hiện nay Viện đang gặp khá nhiều khó khăn về vấn đề này. Đó là:
ã Kinh phí: Hoạt động của Viện đòi hỏi phải có kinh phí lớn nhưng kinh phí hoạt động được cấp chưa đáp ứng được đầy đủ.
ã Về thông tin dữ liệu: Số liệu là nguồn đầu vào quan trọng để phục vụ xử lý, phân tích nhưng Nhà nước ta chưa có cơ chế thích hợp để đảm bảo hình thành được hệ thống các cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác. Thông tin trong nước cũng như nước ngoài chưa được cập nhật thường xuyên.
ã Về con người: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, các cán bộ của Viện đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật tri thức mới. Đây là một vấn đề đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của Viện.
VII. Phương hướng đổi mới
ã Duy trì tốt các mối quan hệ đã được thiết lập trong thời gian qua.
ã Mở rộng mối liên kết với các Viện có cùng chức năng trong nước cũng như trên thế giới.
ã Đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm tiếp thu các tri thức mới.
ã Tăng cường trao đổi khoa học giữa các bộ phận thành viên với nhau.
ã Thông qua hợp tác, trao đổi với nước ngoài để mở ra các đề tài nghiên cứu khoa học mới.
ã Hình thành các nhóm nghiên cứu trình độ cao.
ã Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu được cập nhật thường xuyên phục vụ cho công tác dự báo.
ã Đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin hiện đại trong tất cả các quá trình xử lý, phân tích thông tin.
Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh trên mọi phương diện. Một yêu cầu được đặt ra đối với mỗi sinh viên kinh tế là phải kết hợp được lý thuyết học tại trường với thực tiễn. Do đó trong thời gian qua tôi đã tiến hành thực tập trước khi tốt nghiệp theo đúng kế hoạch của Nhà trường.
Báo cáo thực tập tổng hợp này là tổng kết những tìm hiểu của tôi về đơn vị tôi tiến hành thực tập, gồm những nội dung sau:
- Tìm hiểu khái quát về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Tìm hiểu về Viện Chiến lược phát triển.
- Tìm hiểu về Ban Tổng hợp.
Những tìm hiểu bước đầu này đã cho tôi những khái niệm cụ thể về hoạt động của một đơn vị thực tiễn - điều mà trước đây rất lạ lẫm đối với tôi.
Đồng thời, qua những tìm hiểu này cũng giúp tôi tìm ra được một đề tài để tôi có thể tiếp tục tiến hành nghiên cứu và sẽ trình bày trong báo cáo của giai đoạn thực tập chuyên đề tiếp sau.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC249.doc