Báo cáo Thực tập tại Bộ kế hoạch & đầu tư

Lời mở đầu Bộ kế hoạch đầu tư, cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư. Với chức năng của mình Bộ thực hiện : tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội chung của cả nước, về cơ chế chính sách quản lý kinh tế chung của một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước ; quản lý nhà nước

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Bộ kế hoạch & đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật. Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân là một vụ trực thuộc Bộ kế hoạc và đầu tư. Có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổng hợp kế hoạch kinh tế – xã hội và đầu tư phát triển. trong hệ thống các chức năng của vụ tổng hợp kinh tế quốc dân có một chức năng đó là : Tổ chức nghiên cứu và tổng hợp vốn các cân đối về vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ trong việc tính toán tổng mức đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước ; cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước. Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong bộ trong lập phương án phân bổ ngân sách trung ương trong lĩnh vực xây dựng cơ bản theo ngành, lĩnh vực, địa phương và vùng lãnh thổ. Tổng hợp tín dụng đầu tư phát triển nhà nước . Qua việc tìm hiểu chức năng của Bộ kế hoạch và đầu tư. Chức năng của vụ tổng hợp kinh tế quốc dân. Bản thân sinh viên đã xin được vào thực tập tại vụ. Để nghiên cứu sâu hơn chuyên ngành tài chính công của mình . Nghiên cứu việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách trong công tác đầu tư, cơ chế phân bổ ngân sách, và hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ngân sách của các đơn vị. Kết cấu của đề tài gồm : I . lời mở đầu II. Nội dung của báo cáo tổng hợp III. Phần kết luận và Đưa ra đề tài thực tập chuyên ngành I. Giới thiệu chung và khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt đồng và chức năng của Bộ kế hoạch và đầu tư 1 Lịch sử hình thành và ra đời của Bộ kế hoạch và đầu tư : Tiền thân là Ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. ra đời vào ngày 31 tháng 12 năm 1945 theo sắc lệnh số 78 /SL thành lập uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết do Hồ chủ tịch ký. Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch có nhiệm vụ nghiên cứu một kế hoạch thiết thực để kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, hành chính, xã hội, văn hoá, thảo ra những đề án kiến thiết đưa lên Chính phủ. Theo sắc lệnh số 78 / SL thì uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết có các tiểu ban chuyên môn và một số cán bộ làm việc trong tiểu ban này. Sau khi được thành lập. Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết đã xây dựng các kế hoạch “ Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Huy động sức người sức của cho công cuộc kháng chiến 9 năm với khẩu hiệu “ tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng ”. Ngày 01 tháng 11 năm 1995 thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ra nghị định số 75/CP thành lập Bộ kế hoạch và đầu tư trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban kế hoạch nhà nước và Uỷ ban nhà nước về hợp tác đầu tư Sự thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư là kết quả của một quá trình phát triển với sự kế thừa của các tổ chức tiền thân trước đó. Đặc biệt, đó là kết quả của quá trình triển khai thực hiện ý tưởng của Bác Hồ thành lập Uỷ ban Nghiên Cứu Kế hoạch Kiến thiết vào năm 1945 . 2. chức năng của Bộ Kế hoạc và Đầu tư : Chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được nghị định số 61/2003/NĐ-CP quy định rõ : “ Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm : tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức sau đây gọi là (ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật” 61/2003/NĐ-CP 3. Bộ máy hoạt động : Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Vụ kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ Vụ tài chính, tiền tệ Vụ kinh tế công cộng Vụ kinh tế nông nghiệp Vụ thương mại và dịch vụ Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị Vụ quản lý đấu thầu Vụ kinh tế đối ngoại Vụ quản lý khu công nghiệp và chế xuất Vụ thẩm định và giám sát đầu tư Vụ quốc phòng anh ninh Vụ pháp chế Vụ tổ chức cán bộ Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường Vụ lao động, văn hoá, xã hội Cục đầu tư nước ngoài Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Thanh tra Văn phòng Vụ kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ, Văn phòng, được lập phòng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ b. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ Viện chiến lược phát triển Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Trung tâm thông tin kinh tế – xã hội quốc gia Trung tâm tin học Báo đầu tư Tạp chí kinh tê và dự báo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của viện chiến lược phát triển và Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương II. Chức năng, Nhiệm vụ, Cơ cấu tổ chức của Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân 1. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của vụ tổng hợp kinh tế quốc dân được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định tại quyết định 606/QĐ-BKH theo đó Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổng hợp kế hoạch kinh tế – xã hội và đầu tư phát triển. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có các nhiệm vụ cơ bản sau : Tổ chức nghiên cứu khung hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về phát triển kinh tế – xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong lập các bảng cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân, tổng sản phẩm trong nước ( GDP), thu nhập quôc gia ( GNP ), tích luỹ và tiêu dùng, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, phối hợp với các đơn vị liên quan lập các cân đối : ngân sách nhà nước, cán cân thanh toán quốc tế, xuất nhập khẩu, và các cân đối khác. Dự thảo các văn kiện, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, báo cáo lãnh đạo bộ, các cơ quan Đảng và Nhà nước . Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập và hệ thống hoá các thông tin, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và xây dựng các phương án phát triển kinh tế –xã hội phục vụ cho công việc tổng hợp kế hoạch 5 năm và hàng năm. Tổ chức nghiên cứu và tổng hợp các cân đối về vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước, cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước. Chủ trì, phối hợp các đơn vị trong Bộ lập phương án phân bổ ngân sách Trung ương trong lĩnh vực xây dựng cơ bản theo ngành, lĩnh vực, địa phương, lãnh thổ. Tổng hợp tín dụng đầu tư phát triển nhà nước. Chủ trì phối hợp các đơn vị trong và ngoài cơ quan để theo dõi và tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm và 5 năm, kiến nghị các chủ trương, biện pháp chỉ đạo điều hành kế hoạch . Nghiên cứu, tổng hợp các chủ trương cơ chế chính sách và các biện pháp quản lý kinh tế, nhằm bảo đảm định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xác định hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế hoạch, hệ thống chỉ tiêu giao kế hoạch phát triển kinh tê-xã hội, phối hợp với các viện nghiên cứu kinh tế Trung ương nghiên cứu cơ chế kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch hoá. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch hóa của văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê, Bộ ngoại giao, Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban tài chính Quản trị trung ương, Thanh tra nhà nước, Viện Thi đua khen thưởng nhà nước và một số đơn vị khác Bộ trưởng phân công. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao . 2. Cơ cấu tổ chức : Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân quy định tại quyết định 606/QĐ- BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân có cơ cấu tổ chức như sau ( vẽ bản đồ ) 2. 1 Phòng Tổng hợp gồm 5 đồng chí Trần Thanh Tùng Phạm Ngọc Cầu Đinh Thị Thanh Thuỷ Cao Thị Minh Nghĩa Hoàng Kim Tú Từ Bách Chiến Nhiệm vụ chính : Nghiên cứu cơ chế phương pháp, nội dung, phạm vi công tác kế hoạch hoá, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, biểu mẫu giao kế hoạch ; chủ trì theo dõi, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và cả năm. Tổng hợp chiến lược và quy hoạch đầu tư, các cơ chế chính sách về đầu tư phát triển, tổng hợp và cân đối vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, cân đối về xuất nhập khẩu, và các cân đối khác. Quản lý hệ thống công văn đi và đến của Vụ, các nhiệm vụ khác do lãnh đạo vụ phân công. 2. 2 Phòng cân đối và dự báo : Gồm 5 đồng chí Đinh Thị Chinh ( trưởng phòng ) Hồ Khắc Tân Nguyễn Đăng Bình Nguyễn Đức Tâm Lê Hoàng Sơn Nhiệm vụ chính : Xây dựng khung hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển kinh tế – xã hội, lập bảng cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân, GDP, GNP, tích luỹ và tiêu dùng, chủ trì, phối hợp với các phòng xác định vốn đầu tư toàn xã hội, vốn đầu tư từ ngấn sách nhà nước, giá cả, lạm phát, nghiên cứu dự báo, hệ thống hoá các thông tin, tính toán các chỉ tiêu tổng hợp, dự thảo các văn kiện về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, là đầu mối triển khai thực hiện chiến lược Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, báo cáo về các mục tiêu thiên niên kỷ, các nhiệm vụ khác do lãnh đạo vụ phân công. 2. 3 Phòng Tổng hợp kinh tế ngành : có 3 đồng chí : Hà Ngọc Quang ( trưởng phòng ) Đỗ Đức Hải Đặng Văn Thuận Đỗ Đức Uyển Trần Thị Yến Minh Nguyễn Thị Thu Minh Nhiệm vụ chính : Tổng hợp các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành do phòng phụ trách, tổng hợp kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các nhiệm vụ khác do lãnh đạo vụ phân công. 2. 4 Phòng Tổng hợp các vấn đề xã hội : Gồm 4 đồng chí Khúc Thị Tình ( trưởng phòng ) Nguyễn Thế Đồng Nguyễn Hoàng Yến Phan Xuân Kiên Nhiệm vụ chính : Tổng hợp các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế xã hội, văn hoá thông tin, thể thao, công cộng, cấp nước, quản lý nhà nước, tổng hợp kế hoạch hàng năm và 5 năm của các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Vụ phân công. 2. 5 Phòng quan hệ Quốc hội và đối ngoại : Gồm 5 đồng chí Lê Việt Đức Đinh Lâm Tấn Hoàng Thanh Tâm Nguyễn Đức Thịnh Nguyễn Thu Hà Nhiệm vụ Chính :Theo dõi và hệ thống hoá những vấn đề Quốc hội yêu cầu Chính phủ, đề xuất những nội dung cần chuẩn bị trước trong các kỳ họp của quốc hội, tổng hợp kiến nghị cử chi, đại biểu Quốc hội, tổng hợp ý kiến trả lời của các đơn vị trong Bộ, tổng hợp hình thành các báo cáo của Quốc hội, cân đối ngân sách, cân đối cán cân thanh toán, các việc khác do lãnh đạo vụ giao. III. Những hoạt động của vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân trong năm 2005 và chương trình công tác của vụ trong năm 2006 1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2005 Năm 2005, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân đã thực hiện một khối lượng lớn các công việc, soạn thảo nhiều báo cáo trình lãnh đạo Bộ, trình Chính phủ, Quốc hội, Đảng và Nhà nước. Các báo cáo do vụ tổng hợp kinh tế quốc dân chủ trì soạn thảo đều được đánh giá là có chất lượng tốt, thể hiện đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Nội dung báo cáo đáp ứng được yêu cầu của cấp trên và đảm bảo đúng tiến độ thời gian. Ngoài ra, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân cũng đã chủ trì và tham gia với các đơn vị khác xây dựng nhiều đề án, cơ chế chính sách quan trọng. Tổ chức tốt việc trả lời của cử tri và đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp Quốc hội của Quốc hội khoá XI năm 2005 Tham gia điều hành kế hoạch 5 năm tích cực và sát sao hơn : ngay từ đầu năm đã đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2005 và Nghị quyết về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Chuẩn bị báo cáo và tổ chức các cuộc giao ban sản xuất hàng tháng ; trước tình hình sản xuất công nghiệp có chiều hướng chững lại, trong quý I đã chuẩn bị tài liệu cho 2 cuộc giao ban sản xuất công nghiệp của Chính phủ cấp vùng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chủ trì xây dựng và tổng hợp nghị quyết 01 của Chính phủ, trong đó đã đưa ra nhiều giải pháp tình thế phục vụ cho công tác điều hành kế hoạch năm 2005 đạt kết quả tốt hơn . Trong năm 2005 chất lượng công việc của Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân được nâng cao một bước. Những báo cáo do Vụ chủ trì hoặc hoàn chỉnh cuối cùng đều được đánh giá cao. Nghiên cứu đưa ra được nhiều giải pháp trình Chính phủ để điều hành kế hoạch tốt hơn, góp phần tháo gỡ được nhiều khó khăn trong sản xuất và đầu tư của các Bộ, Ngành, Địa phương . Năm 2005 là năm có cải tiến một bước về lề lối làm việc trong Vụ . Cải cách hành chính, cán bộ được tăng cường. Toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên từ lãnh đạo Vụ đến các chuyên viên đều nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc chung, công tác học tập nâng cao trình độ lý luận, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ được quan tâm hơn. Cán bộ trong Vụ đã tham gia giảng dạy và tập huấn cho cán bộ kế hoạch cho nước bạn Lào. Vụ đã phối hợp với chi bộ quan tâm sâu sắc đến công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên mới, trong năm đã công nhận được 2 đảng viên chính thức, kết nạp được1 đảng viên mới, xét đưa vào diện cảm tình đảng 2 quần chúng, tổ chức và tạo điều kiện để nhiều đồng chí được tham gia vào lớp tìm hiểu về Đảng 2. Những kết quả đạt được trong năm 2005 về công tác chuyên môn : 2. 1. Triển khai giao và thực hiện kế hoạch năm 2005 : Đầu năm 2005 toàn Vụ tập trung rà soát các chỉ tiêu kế hoạch và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và biểu giao cho các bộ, ban ngành và địa phương theo đúng tiến độ đề ra. Chuẩn bị các tài liệu phục vụ hội nghị Chính phủ mở rộng và về nội dung chủ yếu của kế hoạch năm 2005, đề xuất các giải pháp cấp bách đưa vào Nghị quyết 01/2005/ NQ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2005 của Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2005 Chuẩn bị tài liệu báo cáo triển khai thưc hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước tại hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết của Quốc hội về đầu tư xây dựng cơ bản. Báo cáo đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát và lãng phí trong đầu tư Tập trung theo dõi tình hình triển khai phân bổ và giao kế hoạch của các bộ, ngành và địa phương để kịp thời tổng hợp tình hình, đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc Theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2005, định kỳ có báo cáo lãnh đạo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội Vụ đã chủ trì nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 21/2005/CT-TTg ngày 15/6/2005 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước và chống lãng phí, thất thoát trong xây dựng . Vụ đã chủ trì phối hợp với các Vụ triển khai và đưa ra các giải pháp cụ thể thực hiện công điện số 999/TTg-KTTH ngày 20/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm. Chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết số 36/2004/QH/11 của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI Phối hợp với các Vụ : Kết cấu hạ tầng và đô thị, Kinh tế nông nghiệp, Tài chính tiền tệ, thẩm định và giám sát đầu tư, và các vụ liên quan theo dõi giám sát tình hình thực hiện vốn trái phiếu Chính phủ. Tổng hợp báo cáo về việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2003- 2010 trình Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội Chuẩn bị báo cáo bổ sung về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2004 và những giải pháp bổ xung thực hiện kế hoạch năm 2005 trình Quốc hội, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội XI Soạn thảo tổng hợp, hoàn chỉnh các văn bản trả lời chất vấn của các cử tri, các đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội 2. 2. Tổ chức xây dựng, tổng hợp và giao kế hoạch năm 2006 Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị trong và ngoài Bộ chuẩn bị yêu cầu và nội dung kế hoạch năm 2006 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 18/2005/CT-TTg ngày 31/5/2005 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 Ngay từ tháng 6 năm 2005, Vụ đã chủ động xây dựng và trình lãnh đạo Bộ về khung hướng dẫn kê hoạch năm 2006 để phổ biến trong hội nghị ngành kế hoạch vào tháng 6 năm 2005. Tổ chức trao đổi cùng các đơn vị trong Bộ, các Bộ, Ngành, Địa phương về xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2006 Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện và sâu sắc công tác xây dựng và tổng hợp kế hoạch, Vụ đã tổ chức các cuộc hội thảo với các tổ chức nghiên cứu, các chuyên gia có kinh nghiệm về việc xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch Phối hợp các Vụ trong Bộ xây dựng quy trình, nguyên tắc phân bổ ngân sách, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để lãnh đạo Bộ trình Chính phủ, Uỷ ban kinh tế ngân sách của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Bộ Chính trị. Chủ trì tổng hợp 3 báo cáo quan trọng của Chính phủ tại kỳ họp thứ XI cụ thể là : + Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2005 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2006 + Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2005 và kế hoạch đầu tư phát triển năm 2006 + Báo cáo triển khai nghị quyết 36/2004/QH11 của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựn cơ bản sử dụng vốn nhà nước. Vụ đã chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan chuẩn bị phối hợp cùng các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung hệ thống các chỉ tiêu, hình thức biểu giao kế hoạch năm 2006, rà soát lần cuối và hoàn chỉnh các văn bản giao kế hoạch, dự thảo các quyết định giao kế hoạch của Thủ tướng chính phủ, của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, tổ chức giao kế hoạch năm 2006 theo đúng quy định về thời gian và nội dung. Vụ đã chủ trì chuẩn bị báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết số 01/2005/NQ-CP ngày 14/1/2005 của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ kinh tế –xã hội và ngân sách nhà nước năm 2005 trình chính phủ tại hội nghị chính phủ mở rộng triển khai nhiệm vụ năm 2006. Chuẩn bị báo cáo chuyên đề nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát lãng phí, đầu tư dàn trải, nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại hội nghị Chính phủ mở rộng triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2006 2. 3 Xây dựng và lập kế hoạch 5 năm 2006-2010 Xây dựng và tính toán các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, các phương án tăng trưởng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Chuẩn bị dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2005- 2010 gửi cho các đồng chí Uỷ viên Trung ương, các đại biểu Quốc hội, các Bộ, Ngành, địa phương và các ngành và các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế lấy ý kiến. Hoàn chỉnh số liệu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội 5 năm 2001-2005 phục vụ đại hội đại biểu đảng uỷ khối cơ quan kinh tế trung ương . 3. một số công tác chủ yếu của Vụ trong năm 2006. 3. 1 Các công tác chủ yếu : Theo dõi chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch năm 2006 Tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung các giải pháp đưa vào nghị quyết 01/2006/NQ-CP của chính phủ về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2006 để chính phủ thông qua vào đầu tháng 01/2006, chủ trì xây dựng chương trính hành động thực hiện Nghị quyết của chính phủ . Tập trung theo dõi tình hình triển khai giao kế hoạch của Bộ, Ngành để kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất tháo gỡ những vướng mắc khó khăn. Theo dõi việc tình hình thực hiện kế hoạch nói chung, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2006, định kỳ báo cá lãnh đạo bộ để trình các cấp. Chuẩn bị tốt nội dung và tổ chức hội nghị giao ban hàng tháng, hàng quý về sản xuất, kinh doanh, đầu tư và dịch vụ để phục vụ tốt cho công tác điều hành kế hoạch của chính phủ. Tổng hợp và hình thành các báo cáo về tình hình kinh tế –xã hội hàng tháng và giải pháp thực hiện kế hoạch phục vụ hội nghị thường kỳ chính phủ hàng tháng. Xây dựng các báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất do lãnh đạo Bộ giao. Tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết số 36 / 2004 / QH 11 của Quốc hội về công tác đầu tư cơ bản sử dụng vốn nhà nước. 3. 2. Xây dựng và tổng hợp kế hoạch 5 năm 2006- 2010. Triển khai cùng các đơn vị trong Bộ và cơ quan liên quan nghiên cứu tổng kết 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của đảng, rút ra những bài học về thực tiễn và lý luận như : Xây dựng tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành và lãnh thổ, đánh giá hiệu quả đầu tư, xây dựng cơ chế đầu tư… Tiếp tục lấy ý kiến của các cơ quan, đoàn thể trong nước và các tổ chức quốc tế về kế hoạch 5 năm 2006-2010 ( từ nay đến tháng 3 /2006) Hoàn chỉnh báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 -2010 để báo cáo chính phủ trình ban bí thư và Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9. 3. 3. Xây dựng, tổng hợp và giao kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2007 Xây dựng các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước trong kế hoạc 2007- 2010 . Xây dựng khung định hướng phát triển kinh tê - xã hội 2007 để phổ biến tại hội nghị ngành kế hoạch tháng 6/2006 Chuẩn bị chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2007 Xây dựng lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư năm 2007 trình lãnh đạo Bộ, trình Quốc hội Dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư về giao kế hoạch năm 2007 3. 4. Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ : thực hiện nghị quyết đại hội đảng lần thứ X và triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 sau khi Quốc hội thông qua. Nghiên cứu việc xây dựng chương trình đầu tư công cộng 5 năm 2006- 2010 IV. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2005 và đánh giá kết qủa thực hiện, giải pháp Đầu tư là hoạt động có tính liên ngành, do đó quản lý hoạt động đầu tư, tổng hợp đánh giá hoạt động đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư là yêu cầu khách quan của cơ quan quản lý hoạt động đầu tư, Bộ Kế hoạch Đầu tư nói chung, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân nói riêng. 1. Tình hình thực hiện đầu tư phát triển toàn xã hội Kế hoạch vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được Quốc hội thông qua năm 2005 là 300 nghìn tỷ đồng, tăng 9, 1 % so với thực hiện năm 2004, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 68%, vốn ngoài nước chiếm khoảng 32%. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP chiếm 36, 5 % - Vốn tín dụng đầu tư từ ngân sách nhà nước là 66 tỷ đồng, chiếm 22% tổng nguồn vốn, băng 95, 5% so với thực hiện năm 2004 - Vốn tín dụng đầu tư phát triển 31 nghìn tỷ đồng, tăng 3, 3% so với thực hiện năm 2004, trong đó, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 25 nghìn tỷ đồng ( bao gồm vốn trong nước là 18 nghìn tỷ đồng, nguồn ODA cho vay lại 7 tỷ đồng. Vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp nhà nước 59 nghìn tỷ đồng, chiếm 19, 7 %, tăng 48, 6 % so với thực hiện năm 2004, trong đó chủ yếu huy động từ khấu hao cơ bản để lại, nguồn lợi nhuận sau thuế và nguồn tín dụng thương mại. Vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân khoảng 86 nghìn tỷ đồng, chiếm 28, 7 %, tăng 4, 8% Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 43 nghìn tỷ đồng tương đương 2, 7 tỷ USD chiếm 14, 3 % tổng mức đầu tư toàn xã hội . Ngoài ra, huy động từ các nguồn khác 15 nghìn tỷ đồng ( từ công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ ) Qua những số liệu về tình hình thực hiện đầu tư phát triển toàn xã hội ta thấy được vốn đầu tư phát triển toàn xã hội lấy từ ngân sách nhà nước chiêm tỷ trọng lớn nhất 66 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% tổng nguồn bằng 95, 5 % so với thực hiện năm 2004. Trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2005 thì mức độ đóng góp vốn của khu vực kinh tế nhà nước tăng khá “… 59 nghìn tỷ đồng, chiếm 19, 7 %, tăng 48, 6 % so với thực hiện năm 2004 . ” báo cáo tình hình triển khai thực hiện nghị quyết 36/2004/QH11 Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước đối với toàn nền kinh tế. Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ta thấy cơ cấu vốn giờ đây không chỉ riêng từ ngân sách nhà nước hay từ khu vực kinh tế nhà nước mà giờ đây cơ cấu vốn đầu tư được đa dạng hoá từ mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là từ khu vực dân cư và doanh nghiệp tư nhân đóng góp 86 nghìn tỷ, chiếm 28, 7 % tăng 4, 8% thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân và ngoài quốc doanh trong nền kinh tế mở cửa. Thể hiện sự giải phóng sức sản xuất của nền kinh tế, huy động được nguồn vốn trong dân cư vào đầu tư phát triển, tránh khê đọng vốn trong nền kinh tế. Đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư, tư nhân vào triển vọng phát triển của nền kinh tế, sự lãnh đạo nền kinh tế của Đảng và Nhà nước trong năm 2005 . 2 Hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư nhà nước : Năm 2005 các ngành các địa phương đã bố trí kế hoạch chỉ đạo triển khai trên tinh thần nghiêm túc ngay từ đầu năm. Nhìn chung các ngành các địa phương đều tập trung nguồn vốn để hoàn thành các công trình trong năm, chống giàn trải, thất thoát lãng phí. Do vậy năm 2005 hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách đã có những cải thiện, biểu hiện ở một số mặt. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã phát huy tính tích cực trong việc thu hút cao hơn các nguồn khác trong xã hội để đưa vào đầu tư. Việc bố trí tập trung hơn nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đã có tác động tích cực trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành . +Tổng đầu tư phát triển toàn xã hội kế hoạch năm 2005 ước thực hiện khoảng 320 nghìn tỷ đồng, tăng 6, 8% so với kế hoạch năm 2005, chiếm 38, 2 % GDP. +Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện khoảng 74 nghìn tỷ đồng, tăng 12, 1 % so với kế hoạch đầu năm là 66 nghìn tỷ đồng. +Vốn tín dụng nhà nước ước thực hiện là 30 nghìn tỷ đồng băng 96, 8% so với kế hoạch, chiếm 9, 4 % tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển toàn xã hội +Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư ước thực hiện 105 nghìn tỷ đồng tăng 22% so với kế hoạch đầu năm, chiếm khoảng 32, 8 % tổng nguồn đầu tư phát triển toàn xã hội + Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện bằng kế hoạch đầu tư 47 nghìn tỷ đồng, chiếm 14, 7 % tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội + Vốn huy động khác thực hiện khoảng 14 nghìn tỷ đồng, bằng 93, 3% kế hoạch đầu năm, chiếm 4, 4% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tổng số dự án, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2005 nhiều hơn năm 2004, góp phần duy trì khả năng tăng trưởng cao nền kinh tế và cải thiện đời sống dân cư . Tổng số công trình dự án đầu tư từ ngân sách dự kiến hoàn thành năm 2005 là 5. 070 dự án, công trình ( năm 2004 là 3640 ) . Nhờ vậy năng lực sản xuất của các địa phương được nâng cao, nhất là các công trình hạ tầng kinh tế xã hội. Điển hình như : Ngành điện tăng thêm: 1. 075 MW, than 0. 8 triệu tấn /năm, thép cán 600 nghìn tấn, ximăng 3. 2 triệu tấn, năng lực tưới tăng thêm : 150 nghìn han…Cơ sở vật chất hạ tầng các ngành giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế văn hoá xã hội tăng lên đáng kể . Khối lượng thực hiện nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước năm 2005 đạt khá. Một số chủ đầu tư đã tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư vay vốn tín dụng nhà nước, nhanh chóng ký kết các hợp đồng vay vốn và giải ngân, nên tiến độ xây dựng nhiều công trình đã được đẩy nhanh hơn. Các tổ chức vay vốn ( Quỹ hỗ trợ phát triển các vung, các tỉnh …) đã cải tiến và đổi mới thủ tục xét duyệt, tiếp cận xát hơn với cơ sở, các chủ đầu tư và các đơn vị sản xuất kinh doanh để nắm bắt yêu cầu chủ động chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng vốn theo tiến độ giải ngân thích hợp. “Nguồn vốn tín dụng đầu tư năm 2005 chủ yếu tập chung cho dự án nhóm A quan trọng như : nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn ( Thái Nguyên ), nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, nhà máy thuỷ điện A Vương Điệp ( Ninh Bình ), nhà máy thuỷ điện Sông Gianh ( Quảng Bình) …” Báo cáo tình hình triển khai thực hiện nghị quyết 36/2004/QH11 Năm 2005 việc thực hiện vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước của các Bộ, Ngành, địa phương có nhiều cố gắng. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong sử dụng nguồn vốn ngân sách còn có những tồn tại và hạn chế cần được giải quyết : Nhiều dự án được duyệt nhưng tính khả thi thấp, tỷ lệ các dự án phải điều chỉnh vốn, kéo dài thời gian thi công còn cao. Việc thực hiện các thủ tục đầu tư như : Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, lập kế hoạch và tổ chức đấu thầu, giải phóng mặt bằng đối với các công trình khởi công mới trong năm còn chậm. Dẫn đến tiến độ triển khai thực hiện chậm, làm giảm hiệu quả đầu tư. Các dự án đầu tư bằng nguồn trái phiếu chính phủ, triển khai chậm hơn so với kế hoạch đề ra và so với khả năng huy động nguồn vốn. Nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân chậm chủ yếu là do việc hoàn thiện các thủ tục xây dựng, công tác đấu thầu còn chậm, một số dự án vướng mắc tron khâu giải phóng mặt bằng, đang hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư. Ví dụ : Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn triển khai 20 dự án lớn nhưng đến thời điểm này vẫn còn một số dự án chưa có phê duyệt quyết định đầu tư, có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán quy định Tương tự nguồn vốn công trái giáo dục nhìn chung giải ngân chậm, kế hoạch năm 2005 phải hoàn thành nhiệm vụ kiên cố hoá trường học, lớp học . Nhưng đến hết tháng 8/2005 chương trình này mới giải ngân được 68, 4% so với tổng vốn trung ương đã chuyển cho địa phương . Các tỉnh giải ngân chậm là : Bắc Cạn, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu … theo kế hoạch chương trình kiên cố hoá trường học và lớp học phải kết thúc vào cuối năm 2005 tuy nhiên còn gần 28% số phòng học cần xây dựng chưa được triển khai III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong hoạt động đầu tư Chống giàn trải trong đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước Chống thất thoát và lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng Xử lý nợ khối lượng đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC113.doc
Tài liệu liên quan