Lời nói đầu.
Giai đoạn thực tập là giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Quá trình thực tập giúp sinh viên có cơ hội vận dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập của cơ sở thực tập. Từ đó sinh viên nâng cao được năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực thực hành. Đây là cơ hội cho mỗi sinh viên trước khi ra trường được làm quen với môi trường làm việc thực tế, tránh được những bỡ ngỡ khi bư
29 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại bảo hiểm xã hội huyện Văn Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc vào công việc trong tương lai.
Vì vậy em rất coi trọng thời gian thực tập tại BHXH huyện Văn Lâm. Trong thời gian thực tập tại công ty em đó tìm hiều được nhiều điều và học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Từ đó em xin viết báo cáo thực tập tổng hợp tại BHXH huyện Văn Lâm. Báo cáo gồm 3 phần:
Chương I : Tổng quan về BHXH Việt Nam và BHXH huyện Văn Lâm
Chương II : Thực trạng tổ chức tại BHXH huyện Văn Lâm
Chương III : Phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp của BHXH huyện Văn Lâm trong thời gian tới.
I. tổng quan về BHXH Việt Nam và BHXH huyện Văn Lâm.
1. Quá trình hình thành BHXH Việt nam.
1.1 Giai đoạn trước năm 1995.
Sau Cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm và thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động. Sắc lệnh số 54/SL ngày 03/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời. Sắc lệnh số 105/SL ngày 14/06/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/05/1950 về quy chế công chức. Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, sắc lệnh số 77/SL ngày 22/05/1950 về quy chế công nhân.
Kể từ khi có sắc lệnh số 54/SL ngày 01/11/1945 đến năm 1995 (Giai đoạn trước khi thành lập BHXH Việt nam), việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của BHXH Việt Nam do một số tổ chức tham gia thực hiện, đó là: Tổng công đoàn Việt nam (nay là Tổng liên đoàn Lao động Việt nam), Bộ nội vụ (trước đây), Bộ lao động thương binh và xã hội, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
1.2 Giai đoạn sau 1995 đến nay.
Sự phát triển của nền kinh tế và cơ chế thị trường ở nước ta đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải thành lập một tổ chức chuyên môn để quản lý, phát triển quỹ BHXH và chế độ chính sách BHXH. Trong chiến lược ổn định và tăng trưởng kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta, tổ chức BHXH Việt Nam đã ra đời cũng nhằm đáp ứng yêu cầu này.Ngày26/09/1995 Thủ tướng ra Quyết Định số 606/TTg ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam.
“BHXH Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện nay ở Trung ương và địa phương do hệ thống lao động thương binh và xã hội và tổng liên đoàn lao động Việt nam đang quản lý để giúp Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo, quản lý Quỹ BHXH và thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước. BHXH Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính Phủ, sự quản lý Nhà nước của Bộ lao động thương binh và xã hội, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và sự giám sát của tổ chức công đoàn” (Điều 1). Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Việt nam được quy định tại điều 5 của Quyết định số 606/TT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam.
2. Quá trình hình thành BHXH huyện Văn Lâm.
Theo quyết định số 01 ngày 01/01/2001 của BHXH tỉnh Hưng Yên, BHXH Huyện Văn Lâm đã được thành lập. Với diện tích khuôn viên công tác là 1200m2 và tổng số cán bộ, công nhân viên chức là 11 người thì BHXH huyện Văn Lâm đã góp một phần không nhỏ vào công tác hoạt động của BHXH Việt Nam, đồng thời cũng giúp cho nhiều người dân, người lao động và học sinh trong huyện được hưởng những quyền lợi của chính mình, để đảm bảo và ổn định cuộc sống. Từ khi được thành lập cho đến nay BHXH huyện Văn Lâm đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần to lớn trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong huyện.
II. Thực trạng thực hiện BHXH huyện văn lâm (từ 2001 đến 2008)
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực hiện công tác bhxh trên địa bàn huyện văn lâm
1.1. Đặc điểm về tự nhiên.
Huyện Văn Lâm là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá của tỉnh Hưng Yên. Dân số tính đến 31/12/2008 là: 102.000 người. Cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Phía nam giáp huyện Mỹ Hào, phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp huyện Văn Giang.
Huyện Văn Lâm có vị thế thuận lợi về giao thông, nằm trên tuyến giao lưu kinh tế Bắc nam, Đông-Tây tuyến đi Hà Nội – Hải Phòng.
Là trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh Hưng Yên song huyện Văn Lâm mang sắc thái của thành phố công nông nghiệp, nhưng cũng có đất để trồng lúa, rau và cây công nghiệp.
Tóm lại, với điều kiện tự nhiên như trên huyện Văn Lâm hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành một trong những trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá của tỉnh Hưng Yên.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.
Huyện Văn Lâm có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế, được xây dựng lại sau chiến tranh, đất đai cho quy hoạch là nhiều. Song trên thực tế khai thác những tiềm năng còn hạn chế. Thu ngân sách hàng năm đạt thấp. Đời sống của dân cư tuy có được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn thuộc dạng có mức thu nhập thấp so với cả nước. Thời gian qua huyện uỷ, UBND huyện Văn Lâm cùng với ban ngành và các xã đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với các xã huyện đã khuyến khích các hộ mở rộng cơ sở sản xuất thủ công nghiệp củng cố cơ sở dạy nghề nhằm tạo ra nhiều cơ sở làm việc mới.
Huyện Văn Lâm là quê hương có truyền thống hiếu học, hàng năm có nhiều học sinh đỗ đại học, cao đẳng, đã đóng góp nhiều nhân tài trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Hiện nay với nguồn bổ sung lao động hàng năm lớn chủ yếu là học sinh hết học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và diện hoàn thành nghĩa vụ quân sự về. Trình độ học vấn tay nghề ngày càng được nâng cao. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện nên tiềm năng khai thác để phát triển BHXH là rất lớn.
2. Hệ thống quản lý và bộ máy hoạt động của BHXH huyện Văn Lâm.
2.1. Hệ thống quản lý.
BHXH huyện Văn Lâm là cơ quan bảo hiểm cấp huyện do đó, theo quy định chung của Chính phủ và BHXH Việt Nam nó chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH cấp tỉnh tương ứng là BHXH tỉnh Hưng Yên theo ngành dọc và của phòng LĐ&TBXH huyện Văn Lâm theo ngành ngang.
Hàng năm, BHXH huyện Văn Lâm chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ BHXH tỉnh Hưng Yên về kế hoạch thu, chi BHXH cho các đối tượng tham gia. Ngược lại, thông qua BHXH huyện Văn Lâm mà BHXH tỉnh Hưng Yên nắm được số đối tượng tham gia và được hưởng từ đó đề ra các chỉ tiêu cho những năm tới chính xác hơn.
Sơ đồ: vị trí của BHXH huyện Văn Lâm trong hệ thống tổ chức quản lý BHXH:
Chính phủ
Hội đồng quản lý BHXH
bộ lđtb và xh
BHXHVN
BHXH tỉnh Hưng Yên Sở LĐTBXH tỉnh Hưng Yên
BHXH huyện Văn Lâm Phòng LĐTBXH huyện Văn Lâm
đại diện của BHXH ở cơ sở
( Chi nhánh BHXH xã, thôn)
Ghi chú:
: Quan hệ trực tiếp ngành dọc
: Quan hệ ngành ngang
2.2. Bộ máy hoạt động
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Văn Lâm:
Theo quyết định số 01 ngày 01/01/2001 của BHXH tỉnh Hưng Yên, BHXH Huyện Văn Lâm đã được thành lập và đi vào hoạt động nhằm thực hiện các nhiệm vụ do BHXH tỉnh Hưng Yên giao cho bao gồm:
- Lập kế hoạch thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy theo quý, năm gửi BHXH tỉnh.
- Theo dõi kết qủa đóng BHXH trên từng đơn vị, từng người lao động trong từng tháng. Trên cơ sở đó thực hiện 3 chế độ BHXH là: ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức.
- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và người tham gia BHXH trên địa bàn nộp đầy đủ, kịp thời ghi sổ xác nhận số thu BHXH cho người lao động
- Tổ chức thực hiện việc chi trả lương và trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH đảm bảo an toàn, đầy đủ, đúng hạn.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chi trả BHXH của đơn vị cơ sở, thu hồi các khoản chi sai chế độ và báo cáo cơ quan BHXH cấp trên.
- Theo dõi di biến động các đối tượng được hưởng BHXH theo từng tháng.
- Lưu trữ hồ sơ các đối tượng được hưởng BHXH theo phân cấp của huyện.
- Lập báo cáo quyết toán quý, năm về thu, chi BHXH, chi quản lý bộ máy gửi BHXH tỉnh, huyện.
2.2.2 Bộ máy hoạt động:
Là cơ quan BHXH cấp huyện, BHXH huyện Văn Lâm là đơn vị có tư cách pháp nhân không có tổ chức phòng ban mà nó được chia thành 3 bộ phận:
a. Bộ phận kế hoạch tài chính ( Do bà Đỗ Thị Vảng, giám đốc BHXH huyện Văn Lâm quản lý)
Bộ phận này có chức năng:
- Tiếp nhận hồ sơ danh sách chi trả và nguồn kinh phí do BHXH tỉnh lập chuyển về, tổ chức chi trả cho người được hưởng, kiểm tra giám sát việc chi trả và thanh quyết toán với cấp trên.
- Phối hợp với bộ phận thu và bộ phận chế độ để tiếp nhận hồ sơ các chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất). Thông qua đơn vị sử dụng lao động để chi trả cho người được hưởng. Nộp kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của BHXH tỉnh.
- Thực hiện chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu tài chính, chế độ kế toán của đơn vị theo quy định của nhà nước và cơ quan BHXH cấp trên. Thực hiện nghiêm túc chế độ giao nhận và quản lý tiền mặt theo quy định của bộ tài chính.
- Theo dõi lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của bộ tài chính. quản lý tài sản của cơ quan và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
b. Bộ phận quản lý thu (Do ông Khương Văn Dưỡng, phó giám đốc phụ trách)
Bộ phận này có chức năng:
- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động, tiền lương đăng ký nộp BHXH. Tổ chức phối hợp tốt với các ngành, các cấp địa phương để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền BHXH theo điều lệ BHXH và các văn bản hướng dẫn của các bộ, các ngành và cơ quan BHXH cấp trên.
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ theo phân cấp của BHXH tỉnh và đề nghị BHXH tỉnh xét cấp sổ BHXH cho ngươì lao động tham gia BHXH. Quản lý danh sách lao động, tiền lương, theo dõi sự biến động tăng giảm. Hàng quý tiến hành đối chiếu công nợ với đơn vị, xác nhận kịp thời trên sổ BHXH khi có thay đổi chức danh, địa điểm và mức đóng BHXH.
- Định kỳ hàng quý tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị báo cáo giám đốc và trình BHXH tỉnh xét duyệt. Phối hợp với bộ phận chế độ để xét hưởng các chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất).
- Tuyên truyền chủ trương chính sách BHXH cho các đơn vị và người lao động, đôn đốc thu nộp, kiểm tra việc thực hiện trích nộp ở các đơn vị và thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
c. Bộ phận quản lý chế độ ( do ông Nguyễn Hoài Nam phụ trách)
Bộ phận này có nhiệm vụ:
- Quản lý hồ sơ đối tượng hưởng BHXH dài hạn trên địa bàn, tiếp nhận hồ sơ do BHXH tỉnh chuyển về. Theo dõi biến động tăng giảm của từng loại đối tượng tham gia, thông báo cho đối tượng và bộ phận kế hoạch tài chính để cắt giảm kịp thời đối tượng chết và hết hạn hưởng.
- Cung cấp hồ sơ cho bộ phận kế hoạch tài chính để tăng, giảm mức hưởng của đối tượng khi có quyết định của BHXH tỉnh.
- Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất những bất hợp lý về mức hưởng của đối tượng, hướng dẫn đối tượng và ban chi trả phường, xã lập hồ sơ tuất trình cấp trên xét duyệt giải quyết.
- Xét duyệt các chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất), cho các đối tượng ở các đơn vị. Tổng hợp cung cấp hồ sơ cho bộ phận kế hoạch tài chính chuyển tiền cho đơn vị để chi trả cho đối tượng được hưởng, kiểm tra việc thực hiện chi trả ở các đơn vị.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Văn Lâm
Giám đốc
Phó Giám đốc
Kế toán
QL chế độ
QL thu
Phó Giám đốc
3. Tình hình công tác quản lý thu BHXH của BHXH huyện văn lâm giai đoạn 2001-2008.
Ngày 16/02/1995 Chính phủ ra Nghị định số 19/CP thành lập tổ chức BHXH Việt Nam, trên cơ sở tách bộ phận làm công tác BHXH của 2 ngành LĐTB&XH và liên đoàn lao động thành một tổ chức mới. Theo quy định, BHXH Việt Nam có 3 cấp: TW; tỉnh, thành phố; quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Nhưng mãi đến tháng 01/01/2001 BHXH huyện Văn Lâm mới có quyết định được thành lập và chính thức đi vào hoạt động.
Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi BHXH huyện Văn Lâm được thành lập, cơ quan BHXH đã thực sự tiến hành nghiệp vụ thu BHXH một cách nghiêm túc. Công tác này trước đây do sở tài chính và Cục thuế thực hiện, việc thu BHXH phải căn cứ vào danh sách lao động, tổng quỹ lương, mức lương của từng người lao động nên bước đầu thực hiện cơ quan gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, để thực hiện được một cách đầy đủ công tác thu BHXH thì nhất thiết phải làm từ công đoạn đầu tiên là thiết lập danh sách lao động của các đơn vị, cùng với tổng quỹ lương hàng tháng của người lao động.
Theo điều lệ BHXH quy định thì việc đóng BHXH phải được theo dõi, ghi chép kết quả của từng đơn vị, từng người lao động. Theo đó, chủ sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương của đơn vị và người lao động đóng 5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Những năm qua và năm 2008 với các hình thức, biện pháp được tổ chức triển khai nhằm hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH tại BHXH huyện Văn Lâm là:
- Rà soát nắm lại số cơ sở đóng trên địa bàn từng phường thuộc huyện quản lý.
- Phân công cán bộ chuyên quản quản lý từng khu vực nhất định về các đơn vị trên địa bàn nhằm đôn đốc và nắm tình hình thực hiện việc trích đóng BHXH theo luật định.
- BHXH huyện đã tổ chức lại thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 2 đến 3 cán bộ viên chức, đến từng cơ sở để đối chiếu danh sách từng người lao động với bậc lương hiện hưởng, đối chiếu với phần đã đóng, số còn nợ đọng từ những năm trước đều được chuyển sang năm 2008 và được đôn đốc nhắc nhở bằng công văn hoặc trực tiếp làm việc với lãnh đạo để có biện pháp thực hiện nghĩa vụ trích đóng quỹ BHXH làm cơ sở thực hiện giải quyết quyền lợi của người lao động.
- Vào sổ cập nhật theo dõi đối chiếu việc thực hiện trích đóng BHXH của từng đơn vị kịp thời.
- Có kế hoạch phối hợp với các ngành tổ chức kiểm tra việc thực hiện điều lệ BHXH theo chỉ thị 15 của Bộ tài chính về tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện các chính sách BHXH với người lao động.
- Triển khai tổ chức vận động các doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký đóng BHXH cho người lao động, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện tốt các quyền lợi cho người lao động theo luật định và điều lệ BHXH quy định.
Cụ thể BHXH huyện Văn Lâm đã tổ chức quá trình thu BHXH thành 4 bước:
1.Quá trình thực hiện nghiệp vụ quản lý thu ở BHXH huyện Văn Lâm
Bước 1: Nắm đối tượng
Bước này BHXH huyện Văn Lâm cần xác định đối tượng phải nộp BHXH.
Có 2 loai đối tượng phải nộp BHXH là:
+ Người sử dụng lao động
+ Người lao động
Phương pháp nắm đối tượng:
Có 2 phương pháp năm đối tượng là phương pháp chủ động và phương pháp thụ động
+ Phương pháp chủ động: là dựa vào luật lệ, các tiêu chuẩn của đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải tham gia bắt buộc. Tổ chức điều tra nắm tình hình, biết trước về đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc, chủ động mời họ tới đăng ký nộp BHXH. Nếu họ không tới thì tìm cách tác động để họ thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH cho người lao động.
+ Phương pháp thụ động là chờ người lao động đến đăng ký nộp BHXH. Nắm số đối tượng và số người tham gia BHXH chỉ khi họ tự đến đăng ký nộp BHXH.
Muốn chủ động nắm đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc ta có thể thu thập thông tin qua các cơ quan sau:
Sở kế hoạch đầu tư và các sở chủ quản nơi cấp giấy phép thành lập các đơn vị, doanh nghiệp.
Chi cục thuế tỉnh nơi cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký nộp thuế.
Cấp uỷ, UBND tỉnh, huyện nơi quản lý hành chính tại địa phương.
Liên đoàn lao động tỉnh.
Bưu điện: hầu hết các đơn vị hiện nay đều sử dụng điện thoại làm phương tiện liên lạc.
Bước 2: Lập kế hoạch thu
Hiện nay, kế hoạch thu BHXH được lập theo 2 bước:
+ Bước 1: Lập và giao sổ kiểm tra.
+ Bước 2: Điều chỉnh kế hoạch và giao chính thức.
Muốn lập được kế hoạch phải nắm được:
Số lao động tham gia BHXH
Mức lương của từng người lao động và mức lương bình quân của đơn vị
Mức thu từng đối tượng
Tỷ lệ tăng lương tự nhiên
Khả năng tăng giảm lao động và thu hồi nợ BHXH
Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH.
Thu nhận tiền:
- Thu bằng chuyển khoản: Mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thu bằng tiền mặt: Rất hạn chế, nếu phát sinh phải thu bằng tiền mặt thì phải đảm bảo nộp vào tài khoản trong ngày.
Thời điểm thu tiền:
Đối với các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp: phải nộp hàng tháng vào kỳ phát lương cuối cùng trong tháng.
Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài: Đóng BHXH 6 tháng 1 lần.
Chuyển tiền thu BHXH lên cấp trên:
Mỗi tháng chuyển 3 lần vào các ngày 10, 20 và cuối tháng.
Định kỳ 15 ngày 1 lần BHXH Việt Nam phải chuyển toàn bộ số tiền BHXH đã thu vào tài khoản tiền gưỉ quỹ BHXH mở tại hệ thống kho bạc nhà nước.
Xác định số thu nộp và công nợ BHXH
Cùng đơn vị sử dụng lao động định kỳ mỗi quý một lần lập bảng đối chiếu nộp BHXH, xác định số phải nộp, đã nộp và số còn nợ.
Cuối mỗi quý, BHXH cấp trên kiểm tra số liệu thu nộp đối với BHXH cấp dưới.
Báo cáo kết quả thu nộp:
Lập báo cáo kết quả thu nộp BHXH theo biểu mẫu nộp cho BHXH tỉnh vào các ngày 12, 22 và ngày 2 của tháng liền kề.
Bước 4: Xác nhận số đã thu (nộp) đối với người lao động:
Căn cứ số tiền đã thu BHXH của từng đơn vị sử dụng lao động sau khi đã đối chiếu, tiến hành:
- Ghi sổ BHXH cho từng người lao động khi có biến động về tiền lương, phụ cấp và giải quyết chế độ(với người đã có sổ BHXH).
- Ghi giấy xác nhận đã nộp BHXH cho người lao động chưa có sổ BHXH khi họ di chuyển đi làm việc ở nơi khác.
Để đánh giá đúng thực trạng công tác thu ở BHXH huyện Văn Lâm, chuyên đề tập trung phân tích trên các nội dung sau:
- Quản lý đối tượng tham gia
- Quản lý quỹ lương trích nộp
- Quản lý nguồn thu BHXH
2. Quản lý đối tượng tham gia
2.1. Đối tượng phải nộp BHXH
a. Người sử dụng lao động
- Doanh nghiệp quốc doanh phải đóng 15% tổng quỹ lương của đơn vị.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng trên 10 lao động: Phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp: Phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.
- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể: Phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.
- Các đơn vị sự nghiệp gán thu bù chi, đơn vị sự nghiệp hưởng nguồn thu bằng viện trợ nước ngoài để trả lương cho công nhân viên chức trong đơn vị: Phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể, hội quần chúng , dân cử từ TW đến cấp huyện phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia.
- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức Quốc tế đặt tại Việt Nam phải đóng 15% tổng quỹ lương của người tham gia BHXH.
- UBND xã, thôn phải đóng 10% tổng quỹ sinh hoạt phí của người tham gia BHXH.
b. Người lao động: Người làm việc tại:
- Doanh nghiệp quốc doanh phải đóng 5% tiền lương tháng.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên đóng 5% tiền lương tháng.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp đóng 5% tiền lương tháng.
- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp (gọi là đơn vị có thu ) phải đóng 5% tiền lương tháng.
- Các cơ quan hành chính sự nghiệp (quản lý nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể, hội quần chúng, dân cử đến cấp huyện ) phải đóng 5% tiền lương tháng.
- Cán bộ chủ chốt ở xã, phường phải đóng 5% mức sinh hoạt phí hàng tháng.
- Người Việt nam lao động ở nước ngoài phải đóng 15 % mức tiền lương đã đóng BHXH trước khi ra nước ngoài làm việc đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc ở trong nước. Còn đối với đối tượng lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc ở trong nước phải đóng 15% của 2 lần mức tiền lương tối thiểu.
2.2. Kết quả đạt được
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một vấn đề quan trọng của nghiệp vụ thu BHXH. Đây là cơ sở hình thành nguồn thu cũng là thể hiện vai trò của BHXH trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Như đã biết, BHXH là hoạt động dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít” và mục tiêu của nhà nước là BHXH mở rộng đối với mọi người dân do đó: càng mở rộng dược diện đối tượng tham gia càng tốt. Qua theo dõi đối tượng tham gia BHXH tại huyện Văn Lâm nhìn chung lao động tham gia BHXH hàng năm đều tăng.
+ Đối với khối doanh nghiệp Nhà nước: Khối này luôn chiếm đa số trong tổng số lao động tham gia ở BHXH huyện Văn Lâm. Lao động tham gia thuộc khối này thường chiếm hơn 50% tổng số lao động tham gia trên địa bàn. Tuy nhiên, tỷ trọng người tham gia của khối trong tổng thể lại có xu hướng giảm qua các năm. Qua số liệu theo dõi và báo cáo thu được từ cơ quan BHXH, đối tượng tham gia của khối này có xu hướng giảm vì một số nguyên nhân như: ban đầu chủ yếu là tồn tại các doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước, do tư duy lạc hậu, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc khối này không chịu vận động, tìm tòi hướng sản xuất kinh doanh nên hoạt động kinh doanh trở nên đình trệ, thua lỗ kém hiệu quả. Được sự chỉ đạo và khuyến khích từ phía nhà nước, các doanh nghiệp thuộc khối này tiến hành cổ phần hoá đổi mới hoạt động vì vậy số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn có xu hướng giảm và tăng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Một số doanh nghiệp do thua lỗ kéo dài nên buộc phải giải thể. Số còn lại tuy điều kiện sản xuất còn nhỏ hẹp, máy móc còn lạc hậu nhưng cũng cố gắng tham gia BHXH
+ Đối với khối HCSN, Đảng, đoàn thể và thôn xã: Khối này có số đối tượng tham gia tương đối ổn định. Số lao động tham gia có tăng nhẹ qua các năm, khối này có điều kiện thuận lợi khi tham gia BHXH do được UBND huyện giao cho cân đối thu chi, thiếu tỉnh cấp bù. Qua số liệu ta thấy khối này có đối tượng tham gia cao thứ 2 trong tổng thể.
+ Đối với khối sự nghiệp có thu: Khối này cũng có vị trí khá quan trọng trong nguồn thu. Đối tượng tham gia thuộc khối này cũng có xu hướng tăng do lực lượng lao động được thu hút vào ngành này hàng năm tương đối lớn và khả năng về mặt tài chính của khối cũng khá ổn định do đó đối tượng tham gia của khối cũng có xu hướng tăng.
+ Đối với khối ngoài quốc doanh: Đây là khối có nhiều chuyển biến và chuyển biến mạnh nhất so với tổng thể tuy rằng tỷ trọng của nó trong tổng thể là thấp nhất.
Bảng 1: Tăng giảm đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện Văn Lâm
Năm
Đối tượng tham gia (người)
Mức tăng liên hoàn
Tốc độ tăng liên hoàn( %)
2001
8.016
-
-
2002
9.230
1.214
15,14
2003
12.655
3.425
37,13
2004
19.241
6.586
52,04
2005
26.130
6.889
35,81
2006
29.562
3.432
13,14
2007
36.538
6.976
23,60
2008
40.624
4.086
11,18
(Nguồn: Báo cáo thu các năm của BHXH huyện Văn Lâm)
Trên đây ta mới chỉ xem xét đến đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện Văn Lâm và tiếp theo chúng ta sẽ theo dõi quỹ lương trích nộp trên địa bàn huyện.
3. Quản lý quỹ lương trích nộp BHXH
3.1 Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và cách xác định tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp: chức vụ, đắt đỏ, thâm niên, tái cử, bảo lưu(nếu có) của từng người. Các khoản phu cấp ngoài quy định trên không thuộc diện phải đóng BHXH và cũng không được đóng để tính vào tiền lương hưởng BHXH.
Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả thấp, tiền lương tháng trả cho người lao động không đủ mức lương cấp bậc, chức vụ của từng người để dăng ký đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị thực trả cho người lao động nhưng mức lương đóng cho từng người không được tháp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Mức lương tối thiểu của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, các văn phòng đại diện kinh tế thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có thuê lao động Việt Nam tiền lương tính bằng đô la Mỹ(USD) được quy định trong thông tư số 24/2008/TT-LĐTBXH.
Đơn vị Tham gia đóng BHXH cộng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người lao động trong đơn vị sẽ được tổng quỹ lương của đơn vị làm căn cứ đóng BHXH. Như vậy, muốn biết tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH của cả đơn vị, nhất thiết phải lập danh sách thuộc diện đóng BHXH theo mẫu C45-BH.
Cách xác định mức đóng BHXH của cả đơn vị khi đã có danh sách lao động và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người trong đơn vị. Ta lấy tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH của đơn vị nhân với 20% trong đó đơn vị sử dụng đóng 15% và người lao động đóng 5% mức lương làm căn cứ đóng.
3.2 Kết quả đạt được
Quỹ lương trích nộp là cơ sở quan trọng mà trách nhiệm của BHXH cấp huyện phải thu nhằm làm cơ sẻ cho BHXH cấp tỉnh lập kế hoạch thu cho năm tới. Trong những năm qua, BHXH huyện Văn Lâm đã hoàn thành tốt công tác quản lý quỹ lương trích nộp thể hiện qua bảng số liệu sau:
B ảng 2: Tổng quỹ lương trích nộp của các đơn vị trên địa bàn
(Đơn vị tính:1000 đồng)
Năm
Tổng quỹ lương trích nộp
Mức tăng giảm tuyệt đối
Tốc độ tăng giảm (%)
2001
117.669.710
-
-
2002
99.487.548
-18.182.162
-15,5
2003
133.471.492
33.983.944
34,2
2004
166.921.700
33.450.209
25,1
2005
175.091.179
8.169.497
4,9
2006
192.649.956
17.558.777
10,1
2007
170.784.654
-21.865.302
-11,3
2008
186.342.287
15.557.633
9,1
(Nguồn: Báo cáo thu các năm của BHXH huyện Văn Lâm)
Qua bảng số liệu ta thấy: Quỹ lương có xu hướng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không ổn định. Quỹ lương thay đổi là do các yếu tố: Đối tượng tham gia tăng, mức lương trích nộp tăng thông qua các quyết tăng lương của chính phủ, khai báo của chủ sử dụng lao động… quỹ lương tăng là điều đáng mừng thể hiện đời sống của người lao động được nâng lên. Nhưng thực tế cơ quan BHXH chỉ có thể nắm tốt tiền lương trên giấy tờ mà các cơ quan đơn vị tham gia BHXH thường không kê khai chính xác quỹ lương thực tế. Điều này gây nhiều khó khăn cho cơ quan BHXH.
Thực tế các chủ doanh nghiệp thường kê khai quỹ lương thấp hơn thu nhập thực tế cũng có doanh nghiệp kê khai cao hơn thu nhập thực tế. Nhiều đơn vị có thu nhập thực tế cao hơn nhiều lần nhưng chỉ đăng ký đóng lương cơ bản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:
- Xuất phát từ phía người lao động:
Có một số người lao động nhận thức chưa được đúng hoặc chưa đầy đủ về quyền lợi và lợi ích của họ khi họ tham gia BHXH. Đặc bệt có một bộ phận người lao động vẫn còn thói quen, nếp sống thời bao cấp muốn ỷ lại ngân sách nhà nước, muốn hưởng BHXH nhưng lại không muốn đóng góp. Một số trường hợp khác lại do tâm lý sợ mất việc làm nên không giám đấu tranh đòi quyền lợi, buộc người sử dụng lao động phải đóng BHXH cho mình. Bên cạnh đó có một số người lao động lại muốn tham gia BHXH, được chủ sử dụng cho phép nhưng lại không có ý định tham gia vì mức thu nhập hiện tai của họ quá thấp, không đủ cho họ trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày.
- Xuất phát từ người sử dụng lao động:
Có rất nhiều cơ quan đơn vị, doanh nghiệp không muốn đóng BHXH cho người lao động nhằm tận dụng nguồn kinh phí này cho đầu tư sản xuất đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Vì vậy mà họ luôn tìm mọi cách né tránh như: Thuê mướn công nhân, lao động theo tính thời vụ, thuê lao động làm việc dưới 3 tháng hoặc trên 3 tháng nhưng lại cố tình chậm trễ trong việc ký kết hợp đồng với lý do đó là thời gian thử việc. Họ lợi dụng sự kém hiểu biết của người lao động về các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, lợi dụng việc không có chế tài quy định chặt chẽ buộc họ phải tham gia BHXH. Một số doanh nghiệp vẫn tuyên truyền với người lao động là họ sẽ đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH cho người lao động nhưng thực tế là họ lại tham gia loại hình bảo hiểm khác có số chi phí ít hơn như mua bảo hiểm sinh mạng có thời hạn…Bên cạnh những đơn vị cố tình không đóng BHXh thì cũng có nhiều đơn vị mong muốn đóng BHXH cho người lao động nhưng lại không thực hiện được do tình hình sản xuất kinh doanh trên những lĩnh vực gặp đầy rủi ro nên khả năng tài chính thường không ổn đinh, nguồn vốn kinh doanh không đủ đóng BHXH liên tục cho người lao động.
4. Quản lý nguồn thu BHXH.
Cứ vào cuối mỗi năm, căn cứ vào tình hình thu, chi BHXH ở huyện báo cáo lên, BHXH tỉnh Hưng Yên xem xét dựa vào kết quả đó, dự báo phát triển kinh tế trên địa phương, số liệu của phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên …để đề ra kế hoạch thu cho BHXH huyện trong những năm tới.
Trong những năm qua: tình hình thực hiện kế hoạch của BHXH huyện Văn Lâm như sau:
Bảng 3: Thực hiện kế hoạch thu BHXH
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm
Kế hoạch
Thực hiện
Hoàn thành(%)
2001
16,00
19,70
123
2002
19,00
19,60
103
2003
19,90
23,32
107
2004
25,09
24,59
98
2005
28,67
28,97
100
2006
35,71
35,90
100
2007
35,50
35,20
99
2008
41,02
40,90
98
(Nguồn: Báo cáo thu các năm của BHXH huyện Văn Lâm)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy BHXH huyện Văn Lâm trong những năm đầu luôn hoàn thành kế hoạch do BHXH tỉnh giao và số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây 2007 – 2008 huyện chưa hoàn thành 100% kế hoạch do tình hình kinh tế gặp phải không ít khó khăn. Khả năng trong một vài năm tới tình hình có thể sẽ có kết quả khả quan hơn.
III.Phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp của BHXH huyện Văn Lâm trong thời gian tới.
1. Phương hướng, nhiệm vụ của BHXH huyện Văn Lâm trong thời gian tới.
Thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 2 năm 2005 của Bộ chính trị về công tác Bảo vệ,chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Nghị định số 63/NĐ- CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ ban hành điều lệ BHXH.
Ban chỉ đạo công tác BHXH huyện Văn Lâm xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai BHXH năm 2009-2012 và tiến dần đến bảo hiểm toàn dân.
Nâng cao nhận thức cho nhân dân về tính ưu việt của chính sách BHXH do nhà nước ban hành, để các tầng lớp nhân dân và học sinh trên địa bàn hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa, mục đích, tính cộng đồng của việc tham gia BHXH, góp phần thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới được công bằng, hiệu quả. Đồng thời thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 và Nghị quyết số 46 của bộ chính trị đã đề ra.
Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành, hội đoàn thể, chủ tịch uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn phải tổ chức, chỉ đạo, quán triệt và thực hiện nghiêm nghị quyết số 46 của Bộ chính trị, nghị định số 63/2005/NĐCP của chính phủ về ban hành điều lệ Bảo hiểm y tế và thông tư số 14/2007/TTLB Bộ tài chính – Bộ y tế về hướng dẫn sửa đổi một số điều lệ của thông tư 06 nhằm để nhân dân và học sinh nâng cao nhận thức, ý nghĩa và tầm quan trọng khi tham gia BHXH.
BHXH huyện Văn Lâm cũng như BHXH tỉnh Hưng Yên đã đề ra kế hoạch chỉ đạo._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22588.doc