Báo cáo Thực tập tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc

MỤC LỤC Chương I : Tổng quan về ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc 3 I.Quá trình hinh thành và phát triển ban quản lý dự án các công trình điện miền bắc 3 II. Cơ cấu - tổ chức 4 1. Trưởng ban : 5 2. Các phó ban : 5 3. Phòng tổng hợp : 6 4. Phòng kế hoạch - kỹ thuật : 7 5. Phòng tài chính kế toán : 8 6. Phòng vật tư : 9 7. Phòng tư vấn giám sát kỹ thuật : 10 8. Phòng đền bù : 11 9. Phòng đấu thầu xây lắp : 11 10. Kho thượng đình : 12 Chương II: Tình hình hoạt động của

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ban quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc trong hai năm 2007 - 2008 13 I. Tình hình thực hiện kế hoạch ĐTXD trong hai năm 2007 – 2008 13 1. Thực hiện vốn đầu tư : 14 2. Thực hiện khối lượng đầu tư : 15 II. Công tác quản lý đầu tư xây dựng 18 1. Đánh giá chung : 18 2. Các mặt công tác chuyên môn 19 2.1 Công tác kế hoạch kỹ thuật 19 2.2 Công tác quản lý chất lượng xây lắp 19 2.3 Công tác tài chính kế toán 19 2.4 Công tác quản lý vât tư thiết bị 19 2.5 Công tác đền bù giải phóng mặt bằng 20 2.6 Công tác đấu thầu xây lắp 20 2.7 Công nghệ thông tin 21 3. Các mặt công tác khác 21 3.1 Công tác tổ chức cán bộ 21 3.2 Công tác lao động tiền lương 22 3.3 Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực 22 3.4 Công tác chăm lo đời sống và điều kiện làm việc 22 Chương III: Dự kiến đề tài 23 “ Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu các dự án sử dụng vốn trong nước của Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc” Chương I : Tổng quan về ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc I. Quá trình hinh thành và phát triển ban quản lý dự án các công trình điện miền bắc Ban quản lý dự án các công trình điện miền bắc là đơn vị trực thuộc tổng công ty truyền tải điện quốc gia, được thành lập theo quyết định số 492 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 15/7/1995 của Tổng giám đốc Tổng công ty Điên lực Việt Nam trên cơ sở Ban quản lý đường dây 500kV và Ban quản lý các công trình điện trực thuộc công ty điện lực 1 với các chức năng chính như sau: Quản lý đầu tư xây dựng các công trình lưới điện cao thế từ 10kV đến 500kV khu vực miền Bắc Việt Nam Tư vấn giám sát các công trình thi công các công trình đường dây và trạm biến áp từ 110kV-500kV Tư vấn đền bù giải phóng mặt bằng thi công Thẩm tra dự toán và tổng dự toán công trình Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá thầu Kể từ khi thành lập đến nay, ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc ( AMB ) luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trong 14 năm qua ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc đã thực hiện quản lý đầu tư xây dựng được một khối lượng công việc khá đồ sộ, hoà vào lưới điện quốc gia các trạm biến áp có tổng công suất 7.500 MVA, xây dựng trên 4000 km đường dây cao thế đóng góp một phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển điện lực Việt Nam nói chung và phát triển lưới điện cao thế khu vực miền Bắc Việt Nam nói riêng. Các công trình lớn hiện nay Ban đã và đang triển khai thi công: trạm biến áp 500kV Hà Tĩnh, trạm cắt 500kV Nho Quan, trạm biến áp 500kV Thường Tín, trạm 500kV Thường Tín Quảng Ninh, đường dây 500kV Sơn La Hoà Bình, trạm 220kV Thái Bình, trạm 220kV Đồng Hoà… II. Cơ cấu - tổ chức TRƯỞNG BAN PHÓ BAN PHÓ BAN PHÓ BAN PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG TƯ VẤN GSKT KHO THƯỢNG ĐÌNH PHÒNG ĐỀN BÙ PHÒNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP MÔ HÌNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC 1. Trưởng ban : Trưởng ban quản lý dự án công trình Điện miền Bắc là người đứng đầu Ban AMB có nhiệm vụ chỉ đạo mọi hoạt động của Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc theo chức năng nhiệm vụ được tập đoàn Điện lực Việt Nam phân cấp. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc – Tập đoàn Điện lực Việt Nam về pháp luật về mọi mặt hoạt động của Ban quản lý dự án công trình Điện miền Bắc. Chỉ đạo chung mọi mặt hoạt động của Ban, trực tiếp phụ trách các khâu sau: - Tổ chức cán bộ và đào tạo. - Lao động tiền lương. - Kế hoạch đầu tư. - Tài chính kế toán. - Công tác đấu thầu. - Công tác đối ngoại. - Ký kết, thanh lý các loại hợp đồng thuộc chức năng của ban AMB - Quyết toán vốn ĐTXD công trình. - Thanh tra bảo vệ. - Thi đua, tuyên truyền, khen thưởng và kỷ luật. 2. Các phó ban : Các phó ban là người giúp Trưởng bản trong lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm như Trưởng Ban trước luật pháp về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công. Được quyền điều hành các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Trưởng Ban. Phụ trách công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án được phân công phụ trách, nằm trong kế hoạch ĐTXD, ở các nội dung sau: - Tổ chức thẩm tra BCĐTXD, DADTXD, TKCS, TMĐT, TKTK, TDT…báo cáo Trưởng Ban kết quả thẩm tra trước khi trình EVN phê duyệt. - Tổ chức thẩm định TKKT, TDT, TKBVTC, DT các dự án được EVN phân cấp, trình Trưởng Ban phê duyệt. - Làm tổ trưởng tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu. - Điều hành công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ thi công. - Quản lý tiến độ, chất lượng, khối lượng thi công xây lắp của dự án. - Tổ chức việc tiếp nhận, vận chuyển và cấp phát VTTB cho công trình. - Quản lý chất lượng, số lượng, chủng loại VTTB cung cấp cho dự án trên cơ sở hợp đồng mua bán VTTB, quy định của EVN và quy định của pháp luật về quản lý VTTB. - Quyết toán công trình. Thực hiện các nội dung công việc khác do Trưởng Ban uỷ quyền. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu phát sinh nội dung công việc liên quan đến Phó ban trực tiếp gặp nhau bàn biện pháp phối hợp giải quyết, trường hợp không thống nhất ý kiến thì báo cáo Trưởng ban quyết định. 3. Phòng tổng hợp 3.1 Chức năng : Tham mưu Trưởng ban điều hành dự án quản lý về công tác tổ chức nhân sự, đào tạo lao động, tiền lương, công tác hành chính quản trị, y tế, đời sống, công tác thanh tra bảo vệ và pháp chế của Ban. 3.2 Nhiệm vụ : 1. Nghiên cứu đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của của từng thời kỳ và theo quy chế phân cấp của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. 2. Bố trí sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý của các dự án, quản lý công tác tư vấn và nhiệm vụ sản xuất khác thông qua việc đề xuất cho Chủ nhiệm: quy hoạch, điều động, tuyển dụng, đề bạt cán bộ, đào tạo CBCNV của Ban. 3. Thực hiện đầy đủ và áp dụng các chế độ chính sách của Nhà nước cho người lao động bao gồm: chế độ về hưu, mất sức, BHXH, bảo hộ lao động, chế độ khen thưởng - kỷ luật, nâng bậc lương, chế độ phân phối vật chất … cho CBCNV trong Ban. 4. Thực hiện hợp đồng lao động trên cơ sở thoả ước lao động tập thể với các điều khoản được quy định tại Bộ luật lao động. 5. Xây dựng kế hoạch chi phí Ban quản lý, cùng các phòng có liên quan tham mưu cho Chủ nhiệm khai thác mọi nguồn thu của Ban trong công tác hoạt động tư vấn và các hoạt động khác nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động. 6. Xây dựng quy chế, định mức lao động nội bộ, thực hiện tiêu chuẩn chức danh viên chức, xác định áp dụng các hình thức trả lương, tính thưởng, phân phối vật chất và các chế độ phụ cấp cho CBCNV của Ban. 7. Tổng hợp báo cáo thống kê lao động và tiền lương trình cấp trên theo quy định, thực hiện công tác quản lý hồ sơ CBCNV. 8. Quản lý hồ sơ tài liệu, công tác bảo mật văn phòng, làm lịch công tác cho Ban chủ nhiệm, công tác lưu trữ, tiếp khách, lễ tân, phục vụ hội nghị, đấu thầu, khởi công và khánh thành công trình. Phổ biến các văn bản pháp quy và các văn bản về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, quản lý công tác thi đua của Ban. 9. Quản lý cơ sở vật chất của Ban, lập kế hoạch sửa chữa và kế hoạch xây dựng cơ bản nội bộ. 10. Lập kế hoạch và mua sắm văn phòng phẩm, dụng cụ, thiết bị văn phòng, phục vụ điện, nước cơ quan… 11. Quản lý và thực hiện công tác y tế và đời sống của Ban. 12. Làm đầu mối để cùng các phòng có liên quan và tổ chức đoàn thể tổ chức thanh tra các vụ việc xảy ra trong Ban, giải quyết các đơn thư khiếu tố, khiếu nại theo pháp lệnh thanh tra. 13. Thưch hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an toàn nơi làm việc của cơ quan, lập kế hoạch phòng chống bão lụt, phòng chống cháy nổ, thực hiện công tác dân quân tự vệ và quân sự, quan hệ với địa phương giải quyết mọi công việc có liên quan đến Ban. 14. Đôn đốc các phòng thực hiện các quyết định của Chủ nhiệm. 15. Là thành viên thường trực của Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng nâng bậc lương, Hội đồng khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng phân phối vật chất, tham gia Hội đồng kiểm kê, thanh lý tài sản của Ban… 4. Phòng kế hoạch - kỹ thuật : 4.1 Chức năng : Tham mưu Chủ nhiệm điều hành dự án về lĩnh vực quản lý kế hoạch, kỹ thuật các dự án. 4.2 Nhiệm vụ : 1. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch đấu thầu các dự án 2. Kiểm tra, trình duyệt, điều chỉnh : Báo cáo NCKT, thiết kế kỹ thuật, TDT, dự toán gói thầu giai đoạn BVTC, đề cương khảo sát, dự toán khảo sát thiết kế các giai đoạn các dự án. 3. Kiểm tra và trình duyệt dự toán công tác tư vấn, dự toán các công tác khác không nằm trong phạm vi đấu thầu của các dự án do Ban quản lý. 4. Soạn thảo và trình ký hợp đồng tư vấn thiết kế, xây lắp các dự án chỉ định thầu và các hợp đồng khác ngoài nhiệm vụ của các đơn vị khác. 5. Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ của các dự án do tư vấn lập và các hồ sơ các công trình chuyển giao từ các đơn vị khác về Ban. 6. Thanh, quyết toán và thanh lý hợp đồng khối lượng xây lắp hoàn thành chi phí khác của các dự án. 7. Sơ kết công tác kế hoạch XDCB tuần tháng quý năm, báo cáo thống kê theo quy định của cấp trên. 8. Tham gia cùng các phòng liên quan trong công tác đấu thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm thiết bị vật tư ( khi có yêu cầu ). 9. Kiểm tra và trình duyệt phương án tổ chức thi công các công trình chỉ định thầu xây lắp. 10. Chủ trì tổ chức xây dựng đơn giá định mức ( nếu có ). 11. Chủ trì tổ chức nhận và bàn giao tim mốc công trình giao cho tư vấn giám sát, đền bù và đơn vị nhận thầu xây lắp trên hiện trường, xử lý về sửa đổi bổ sung thiết kế và khối lượng phát sinh của các dự án chỉ định thầu. 12. Tập hợp đầy đủ hồ sơ công trình để giao cho đơn vị quản lý vận hành và lưu trữ. 13. Nhận toàn bộ hồ sơ kỹ thuật VTTB nhập ngoại từ phòng Vật tư để chuyển giao cho cơ quan tư vấn và các đơn vị có liên quan. 5. Phòng tài chính kế toán 5.1 Chức năng : Tham mưu trưởng ban điều hành dự án quản lý và giám sát về lĩnh vực tài chính kế toán, thực hiện công tác hạch toán, kế toán, thống kê và quyết toán vốn đầu tư xây dựng. 5.2 Nhiệm vụ : 1. Tham gia lập kế hoạch tài chính năm, quý, tháng trên cơ sở kế hoạch Tổng công ty duyệt. 2. Giải ngân các dự án trong kế hoạch vốn đầu tư được duyệt. 3. Quản lý và sử dụng vốn đầu tư theo chế độ hiện hành của Nhà nước. 4. Lập báo cáo thống kê tài chính kế toán kịp thời và chính xác. 5. Đảm bảo đủ kinh phí cho các nhu cầu hoạt động của Ban theo chế độ. 6. Tổ chức hạch toán chi phí theo từng nguồn thu từ các dự án. 7. Lập và trình duyệt quyết toán các dự án hoàn thành. 8. Lưu trữ và bàn giao hồ sơ tài liệu thanh toán vật tư thiết bị. 9. Tham gia với các phòng khác của Ban trong công tác đấu thầu. 10. Thường trực Hội đồng kiểm kê; tham gia hội đồng thanh xử lý tài sản; phân phối vật chất; thi đua khen thưởng … 11. Tham gia soạn thảo hợp đồng kinh tế và thanh lý các hợp đồng kinh tế. 12. Soạn thảo hợp đồng kiểm toán với các cơ quan kiểm toán. 13. Lập và trình duyệt dự toán phục vụ cho công tác quyết toán các dự án. 6. Phòng vật tư 6.1 Chức năng : Tham mưu trưởng ban tổ chức quản lý công tác mua sắm, tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển, cấp phát và quyết toán vật tư thiết bị cho các dự án. 6.2 Nhiệm vụ : 1. Kiểm tra và trình duyệt hồ sơ mua sắm thiết bị vật tư thiết bị các dự án. 2. Làm đầu mối tổ chức mua sắm VTTB kể cả gia công chế tạo trong nước. 3. Thương thảo và trình duyệt hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị. 4. Quản lý theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết. 5. Giải quyết thủ tục với các cơ quan hữu quan về việc thực hiện các hợp đồng. 6. Chủ trì tổ chức quyết toán hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị. 7. Tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, giám sát công tác gia công, vận chuyển, bảo quản vật tư thiết bị. 8. Nghiệm thu hồ sơ mời thầu mua sắm vật tư thiết bị, tham gia lập hồ sơ mời thầu vận chuyển. 9. Cấp phát bao quản vật tư thiết bị ( phần do A cấp ) cho các dự án trên cơ sở tiên lượng công trình . 10. Là thành viên thường trực của Hội đồng thanh lý vật tư thiết bị và tham gia Hội đồng kiểm kê. 11. Theo dõi việc sử dụng vật tư thiết bị đã lắp đặt cho dự án, đối chiếu thanh quyết toán vật tư thiết bị khi công trình hoàn thành. 12. Thực hiện chế độ báo cáo, kiểm kê vật tư thiết bị theo định kỳ. 13. Chủ trì tổ chức nghiệm thu khối lượng gia công, vận chuyển, bảo quản vật tư thiết bị. 14. Lập chứng từ thanh toán công tác đánh giá hồ sơ dự thầu VTTB theo chế độ quy định. 7. Phòng tư vấn giám sát kỹ thuật 7.1 Chức năng : Tham mưu trưởng ban điều hành dự án công tác giám sát hiện trường về số lượng, chất lượng sản phẩm và tổ chức nghiệm thu bàn giao các dự án. 7.2 Nhiệm vụ : 1. Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện công tác tư vấn giám sát theo kế hoạch của Ban. 2. Nhận hồ sơ thiết kế từ giai đoạn bản vẽ thi công. Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật để giám sát thi công công trình, theo dõi, phát hiện, thống kê và đề xuất phương án giải quyết những bất hợp lý và phát sinh trong quá trình giám sát thi công báo cáo trưởng ban để xử lý. 3. Tham gia giao nhận tim mốc, mặt bằng xây dựng tại hiện trường. 4. Làm đầu mối giải quyết sự cố xẩy ra trên hiện trường ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ từ khi khởi công công trình cho đến khi kết thúc thời gian bảo hành. 5. Kiểm tra và xác nhận khối lượng hoàn công do đơn vị thi công lập. 6. Nghiệm thu chất lượng, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo quy định để chuyển bước thi công, phục vụ thanh quyết toán, tổ chức nghiệm thu, tổng nghiệm thu để bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng và là thành phần cua Hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình cho đơn vị quản lý vận hành. 7. Đôn đốc và theo dõi tiến độ thi công các công trình. 8. Lập và trình duyệt dự toán chi tiết các chi phí tư vấn giám sát, khởi công nghiệm thu và khánh thành theo quy định. 9. Theo dõi, báo cáo tình hình thi công các dự án với trưởng ban điều hành dự án. 10. Soạn thảo, trình ký và thanh lý hợp đồng cứu hoả phục vụ cho công tác đóng điện và các hợp đồng tư vấn giám sát kỹ thuật ( nếu có ) 11. Tham gia tổ chuyên gia xét thầu. 12. Đề xuất thay thế VTTB khác với thiết kế. 8. Phòng đền bù 8.1 Chức năng : Tham mưu trưởng ban điều hành dự án về công tác xin cấp đất, giấy phép xây dựng và đền bù giải phóng mặt bằng dự án. 8.2 Nhiệm vụ : 1. Lập kế hoạch tổ chức công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo nhiệm vụ kế hoạch đầu tư xây dựng. 2. Thực hiện công tác xin cấp đất, giấy phép xây dựng lập và trình duyệt phương án đền bù và đền bù giải phóng mặt bằng. 3. Soạn thảo hợp đồng, theo dõi thực hiện và thanh lý hợp đồng. Thẩm tra và xác nhận thanh toán chi phí đền bù, chi phí tổ chức thực hiện đền bù cho các đơn vị uỷ thác đền bù thay A. 4. Lập và trình duyệt dự toán chi phí tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, trực tiếp thanh toán chi phí đền bù các dự án tự làm. 5. Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hồ sơ cấp đất, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ xin phép xây dựng để bàn giao cho đơn vị quản lý sản xuất. 6. Tham gia giao nhận tim mốc tại hiện trường các dự án. 7. Tham gia Hội đồng nghiệm thu, bàn giao giải phóng mặt bằng công . 8. Tham gia Hội đồng đền bù của địa phương. 9. Tổng hợp báo cáo công tác đền bù giải phóng mặt bằng thường xuyên và định kỳ. 9. Phòng đấu thầu xây lắp : 9.1 Chức năng : Tham mưu trưởng ban điều hành dự án quản lý công tác đấu thầu xây lắp, vận chuyển các dự án từ khâu chuẩn bị đấu thầu đến thương thảo ký kết hợp đồng xây lắp, vận chuyển. 9.2 Nhiệm vụ : 1. Lập, kiểm tra và trình duyệt hồ sơ mời thầu xây lắp, vận chuyển. 2. Làm đầu mối tổ chức đấu thầu xây lắp, vận chuyển các dự án. 3. Thương thảo ký hợp đồng xây lắp với các đơn vị trúng thầu. 4. Theo dõi và giải quyết việc thực hiện hợp đồng đã ký kết. 5. Đầu mối giải quyết các tranh chấp hợp đồng xây lắp đã ký kết (nếu có ) 6. Tham gia thanh lý hợp đồng xây lắp và vận chuyển các công trình đấu thầu. 7. Báo cáo thống kê theo quy định trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp các dự án. 10. Kho thượng đình 10.1 Chức năng : Tham mưu trưởng ban điều hành dự án quản lý giao nhận, bảo quản, cấp phát, sắp xếp vật tư thiết bị của ban thuộc phạm vi kho quản lý. 10.2 Nhiệm vụ : 1. Quản lý đất đai, nhà cửa, kho tàng trong phạm vi kho. 2. Tiếp nhận vật tư thiết bị nhập khovà sắp xếp theo đúng quy hoạch kho. 3. Thường xuyên làm công tác bảo quản, vệ sinh kho VTTB theo đúng định kỳ quy định. 4. Cấp phát VTTB đảm bảo an toàn, kịp thời theo phiếu xuất cấp hang. 5. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an toàn thuyệt đối. 6. Xây dựng quy chế quy định nội quy bảo vệ, giao nhận hang… 7. Lập kế hoạch và nhu cầu sửa chữa, xây dựng, cải tạo kho hang quý, năm. 8. Là thành viên của Hội đồng kiểm kê. 9. Quan hệ với địa phương để giải quyết các công việc có liên quan. Chương II Tình hình hoạt động của ban quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc trong hai năm 2007 - 2008 I. Tình hình thực hiện kế hoạch ĐTXD trong hai năm 2007 – 2008 : Trong giai đoạn này Ban QLDA điện miền Bắc đã được giao quản lý tổng số 102 dự án. Cụ thể : Đơn vị: Công trình Chỉ tiêu Tổng số Lưới 500kV Lưới 220kV Lưới 110kV CT khác Chuyển tiếp 22 2 15 4 1 Khởi công 11 1 10 CBXD 11 2 9 CBĐT 31 4 24 3 Quyết toán 27 3 15 9 Tổng cộng 102 12 73 13 4 Với tổng vốn đầu tư là 1.768.489 triệu đồng, trong đó : Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu TS XL TB Khác Lưới 500 686.002 239.728 364.996 81.308 Lưới 200 677.266 336.982 297.653 42.308 Lưới 110 28.736 9.896 16.886 1.954 Dự án khác 8.076 5.396 1.495 1.185 Tổng cộng 1.400.080 592.002 681.000 127.078 Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch được EVN và NPT giao, ban đã thực hiện được một khối lượng công việc như sau: 1. Thực hiện vốn đầu tư : Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu TS XL TB Khác Lưới 500 708.207 289.135 292.974 Lưới 220 827.765 382.694 389.791 Lưới 110 41.488 7.693 25.259 Dự án khác 33.711 22.575 16.949 Tổng cộng 1.611.171 702.097 724.973 184.101 Khối lượng lên phiếu giá Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu TS XL TB Khác Lưới 500 613.101 193.033 292.974 Lưới 220 747.986 338.064 355.112 Lưới 110 39.786 5.991 25.259 Dự án khác 13.711 8.085 1.439 Tổng cộng 1.414.584 545.173 674.784 194.627 Giải ngân Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu TS XL TB Khác Lưới 500 526.508 144.618 292.974 Lưới 220 666.744 269.205 353.738 Lưới 110 11.257 33 3.100 Dự án khác 11.020 5.659 1.439 Tổng cộng 1.215.529 419.515 651.251 144.763 Nguồn: Báo cáo tài chính của Ban năm 2007-2008 Như vậy giá trị thực hiện là 1.611.171 triệu đồng, đạt 91,1%, giá trị lên phiếu giá 1.414.584 triệu đồng đạt 79,99%, giá trị giải ngân 1.215.529 triệu đồng đạt 68,73%, so với kế hoạch đầu năm. So với kế hoạch điều chỉnh thì giá trị khối lượng Ban đã thực hiện được bằng 115,08%; giá trị lên phiếu giá đạt 1.414.584 triệu đồng / 1.400.080 triệu đồng bằng 101,04%; giải ngân đạt 1.215.529 triệu đồng/1.400.080 triệu đồng bằng 86,82%; 2. Thực hiện khối lượng đầu tư Các dự án hoàn thành đóng điện Bao gồm 22 dự án chuyển tiếp: Kế hoạch hoàn thành đóng điện 20 dự án, đến nay Ban mới hoàn thành 7/20 dự án đó là: ĐDK220kV Đồng Hoà - Đình Vũ. TBA220kV Đình Vũ. ĐDK220kV TĐ Tuyên Quang - Yên Bái. TBA220kV Bắc Ninh MR. ĐDK220kV đầu nối nhà máy điện Sơn Động vào HTĐ quốc gia. TBA110kV Hoằng Hoá NR. TBA110kV Hưng Yên và NR. 13 Dự án còn lại do vướng mắc công tác đền bù GPMB,khó khăn về vốn và cung cấp VTTB nên không thể hoàn thành phải chuyến tiếp sang năm 2009 đó là: ĐDK500kV Quảng Ninh - Thường Tín. TBA500kV Thường Tín M2 ĐDK220kV Bản Lả - Vinh. TBA220kV Thành Công. TBA220kV Đồng Hoà MR. TBA220kV Nghi Sơn MR. TBA220kV Tràng Bạch MR. TBA220kV Thái Bình MR. TBA220kV Vật Cách MR. TBA220kV Vân Trì. ĐDK220kV Trang Bạch - Vật Cách - Đồng Hoà M2. ĐDK110kV Hải Dương - Phố Cao. NR110kV XM Hạ Long. Các dự án khởi công: 9 dự án Kế hoạch khởi công 9 dự án, đến nay ban mới chỉ khởi công được 5/9 dự án đó là: ĐDK500kV Sơn La – Hoà Bình và Sơn lá – Nho Quan. TBA220kV Sơn La và đấu nối. TBA220kV Đô Lương và đấu nối. ĐDK220kV Quảng Ninh – Hoành Bồ. ĐDK220kV Quảng Ninh - Cẩm Phả. Còn 4 dự án phải chuyển sang năm 2009 khởi công do khó khăn về công tác thỏa thuận tuyến, nguồn vốn thực hiện dự án, đó là : - ĐDK220kV Vân Trì – Chèm. - ĐDK220kV Vân Trì – Sóc Sơn. - Nhánh rẽ 220kV Hải Dương. - ĐDK220kV Hà Đông – Thành Công. Các dự án CBXD: 11 dự án. Có 01 dự án đã duyệt xong kế hoạch đấu thầu, 01 dự án mới duyệt TKKT&TDT đang chờ duyệt KHĐT, đó là : ĐDK500kV Sơn La - Hiệp Hoà. ĐDK500kV Quảng Ninh – Mông Dương. Có 01 dự án Ban A đã trình TKKT&TDT đó là : ĐDK220kV Thanh Hoá – Vinh M2. Còn 11 dự án, các dơn vị tư vấn đang lập TKKT&TDT, đó là: TBA220kV Đình Vũ MR. TBA220kV Vân Trì MR. ĐDK220kV đầu nối nhà máy điện Nghi Sơn 1 va HTĐ. ĐDK220kV Thường Tín – Kim Động. TBA220kV Kim Động. Các dự án CBĐT : 31 dự án. Có 03 dự án Ban A đã trình bày NPT đang chờ phê duyệt, đó là : ĐDK220kV đầu nối nhà máy TĐ Bản Chát. ĐDK220kV đầu nối nhà máy TD Huội Quảng. TBA220kV Bắc Giang MR. Còn lại 28 dự án Ban A đang tiến hành triển khai theo KH và sẽ hoàn thành trong năm 2009, bao gồm các dự án sau : ĐDK500kV đầu nối Việt Nam – Trung Quốc Đ DK500kV Hiệp Hoà – Long Biên – Hà Nội. TBA500kV Phố Nối. ĐDK500kV đầu nối nhà máy nhiệt điện Thăng Long. ĐDK220kV Hà Tĩnh - Thạch Khê. TBA220kV Long Biên. TBA20kV Đông Anh. TBA220kV Tuyên Quang. TBA220kV Hải Dương 2. TBA220kV Hoài Đức. Đ DK220kV Hoà Bình – Hoài Đức. TBA220kV Bắc Ninh 2. TBA220kV Bắc Ninh 3. ĐDK220kV NMĐ Thái Bình – TBA220kV Thái Bình và MRNL. ĐDK220kV Thái Bình – Kim Động. ĐDK220kV Nam Định – Thái Bình. ĐDK220kV nhà máy điện Mạo Khê đấu nối vào 220kV Phả Lại – Tràng Bạch, ĐDK220kV Mạo Khê – TBA220kV Hải Dương 2. TBA220kV Bỉm Sơn và đấu nối. ĐDK220kV Bắc Kạn – Cao Bằng. TBA220kV cắt Bắc Kạn. Đ DK220kV TĐ Nho Quế - Cao Bằng. TBA220kV Cao Bằng. Đ DK220kV Đồng Hoà – Thái Bình M2. Dự án trả nợ KL và QT : 27 dự án. Trong đó đã có 17 dự án Ban A đã hoàn thành từ các năm trước, đến nay cần bổ xung vốn để quyết toán với các nhà thầu. Còn lại 10 dự án khác đang lập và trình báo quyết toán trong năm 2009, đó là : Đ DK500kV Hà Tĩnh - Thường Tín. TBA500kV Nho Quan MR. Nhánh rẽ 500kV Nho Quan. ĐDK220kV Yên Bái – Lào Cai. ĐDK220kV Việt Trì – Yên Bái M2. ĐDK220kV Hà Khẩu – Lào Cai. TBA220kV Vĩnh Yên và NR. Lắp đặt tụ bù tại các TBA220kV phục vụ mua điện Trung Quốc. Đ DK220kV đấu nối nhà máy nhiệt điện Sơn Động vào HTĐ. II. Công tác quản lý đầu tư xây dựng 1. Đánh giá chung : Trong 2 năm 2007- 2008 đứng trước nhiều khó khăn về nguồn vốn cấp cho dự án, những biến động về tổ chức, nhân sự đồng thời phải tập trung nhân lực giải trình trước Kiểm toán Nhà nước trong suốt hơn 3 tháng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng của Ban, giá trị đầu tư thực hiện đạt 1.611.171 triệu đồng, bằng 91,1% so với kế hoạch đã vạch ra, các mục tiêu về khố lượng đạt thấp. Thấy trước được tính bất khả thi trong kế hoạch EVN đã giao, trên cơ sở tình hình thực tế NPT đã điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư xây dựng cho Ban AMB với tổng giá trị kế hoạch đầu tư xây dựng là 1.400.080 triệu đồng, như vậy so với kế hoạch điều chỉnh Ban đã thực hiện 1.611.171 triệu đ/1.400.080 triệu đồng bằng 115,08%; giá trị lên phiếu giá đạt 1.414.584 triệu đ/1400.080 triệu đồng bằng 101,04%; giải ngân đạt 1.215.529 triệu đ/1.400.080 triệu đồng bằng 86,82%; Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, việc Ban thực hiện được khối lượng giá trị đầu tư như vậy thật đang khích lệ, có được kết quả đó bên cạnh sự cố gắng phấn đấu của tập thể CNVC Ban AMB còn có sự hỗ trợ tích cực từ phía Tổng công ty Truyền tải Điện Quốc gia, mặc dù mới thành lập phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng lãnh đạo NPT vẫn luôn quan tâm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vũ kế hoạch của Ban, trong điều kiện nguồn vốn khan hiếm Tổng công ty đã tập trung tìm cách giải quyết vốn cho các dự án trọng điểm của Ban, hỗ trợ Ban cải thiện mối quan hệ với chính quyền địa phương và các đơn vị hữu quan, để tạo thuận lợi cho công tác GPMB cũng như triển khai thi công dự án v.v… Ý thức được những khó khăn về mặt tổ chức, lao động và tài chính sẽ tác động tiêu cực đến tư tưởng CBVC trong Ban, nên tập thể lãnh đạo Ban đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm các giải pháp khuyến khích CBVC gắn bó với cơ quan, đơn vị, duy trì ổn định mức thu nhập cho CBVC ở mức không thấp hơn năm 2007, điều kiện và môi trường làm việc từng bước được tiếp tục cải thiện nên nhìn chung đại bộ phận cán bộ của Ban AMB đều yên tâm công tác, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nội bộ đoàn kết. 2. Các mặt công tác chuyên môn 2.1 Công tác kế hoạch kỹ thuật Nói chung tập thể CBVC làm công tác kế hoạch kỹ thuật đã từng bước trưởng thành, có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, chặt chẽ, chắc chắn trong công tác thẩm tra dự toán, hoàn thành tốt công tác bảo vệ quyết toán dự án trước Kiểm toán Nhà Nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần lưu ý khi lập kế hoạch năm, bên cạnh kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án thì kế hoạch chi phí dự án (bao gồm chi phí quản lý dự án và các chi phí tư vấn do Ban thực hiện…) cũng là một nội dung hết sức quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch năm của Ban, vì đó là một trong những cơ sở để xác định nhiệm vụ kế hoạch cho các đơn vị, cân đối kế hoạch tài chính và lập dự toán chi phí quản lý dự án của Ban. Từ những vướng mắc trong công tác thoả thuận tuyến qua các đô thị lớn, cần rút kinh nghiệm với các đơn vị tư vấn thiết kế để làm tốt công tác xác định tuyến ngay từ khâu khảo sát tuyến. 2.2 Công tác quản lý chất lượng xây lắp Bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ làm công tác giám sát thi công trên công trường để đảm bảo chất lượng công trình thì công tác quản lý thi công vẫn còn biểu hiện buông lỏng, thiếu sự kiểm tra nhà thầu tư vẫn giám sát TC, để xảy ra các vi phạm trong công tác nghiệm thu. 2.3 Công tác tài chính kế toán Công tác tài chính kế toán phải đối mặt với nhiều khó khăn, tập trung nhân lực phục vụ công tác kiểm toán, trong nguồn vốn khó khăn nhưng với sự cố gắng của cán bộ nhân viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giải ngân 100% số vốn được cấp, tạo thuận lợi cho các nhà thầu có vốn để thực hiện dự án, bảo đảm đủ kinh phí phục vụ cho mọi hoạt động của Ban. Tuy nhiên công tác quyết toán công trình còn chậm so với mục tiêu kế hoạch, cần rút kinh nghiệm để tập trung chỉ đạo quyết liệt trong năm 2009. 2.4 Công tác quản lý vât tư thiết bị Công tác quản lý vật tư thiết bị cũng phải đối mặt với những khó khăn, lúng túng trong điều hành… trước những khó khăn đó Ban vẫn hoàn thành tốt việc giải trình trước kiểm toán nhà nước về vật tư thiết bị cấp cho các dự án; cung cấp kịp thời vật tư thiết bị cho một số dự án đóng điện trong năm kế hoạch; hoàn thành quyết toán vật tư và quyết toán mã hàng của dự án; thực hiện công tác đấu thầu, ký kết hợp đồng và cấp phát vật tư thiết bị cho một số dự án trọng điểm như: Trạm 500kV Quảng Ninh; DDK220kV Quảng Ninh – Hoành Bồ và Quảng Ninh - Cẩm Phả. Công tác bảo vệ kho tang và quản lý khu thể thao đã được cán bộ công nhân viên kho Thượng đình hoàn thành tốt, kho được bảo đảm an toàn tuyệt đối, không để xảy ra mất mát vật tư thiết bị, duy trì tốt công tác vệ sinh, an toàn và phòng chống cháy nổ. 2.5 Công tác đền bù giải phóng mặt bằng Luôn là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, ý thức được việc này Ban đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về tài chính và phương tiện để cán bộ làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp lại sự mong mỏi của Ban phòng đền bù đã tập trung nhân lực bước đầu thực hiện tốt giải phóng mặt bằng tại các dự án trọng điểm của Ban là DDK500kV Sơn La – Hoà Bình và Sơn La – Nho Quan. Là một đơn vị thường xuyên phải trực tiếp cầm tiền chi trả cho nhân dân nên bên cạnh việc tằng cường các biện pháp nghiệp vụ quản lý thì việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ viên chức làm đền bù cần được xem là nhiệm vụ hết sức quan trọng và thường xuyên. 2.6 Công tác đấu thầu xây lắp Đây là công việc hết sức nhạy cảm, đòi hỏi tính pháp lý cao. Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện đấu thầu xây lắp quốc tế theo qui định của người tài trợ ( ADB), đây là một thách thức rất lớn đối với Ban nói chung và phòng đấu thầu xây lắp nói riêng, tuy nhiên cán bộ viên chức đã hoàn thành tốt dự án đấu thầu quốc tế đầu tay 2.7 Công nghệ thông tin Tăng cường nâng cao năng lực quản lý là nhu cầu tất yếu hiện nay của mọi doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như các đơn vị sự nghiệp. muốn thực hiện tốt điều đó, công nghệ thông tin đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu. Hiện nay hệ thống CNTT của các đơn vị thành viên trong NBT nói chung và của Ban nói riêng là rất lạc hậu, không đáp ứng được với yêu cầu của quản lý, mạng thường xuyên bị nghẽn, hệ thống bảo vệ và an ninh mạng chưa được quan tâm đúng mức… ý thức được việc này ngay từ khi mới thành lập lãnh đạo NBT đã chỉ thị cho các đơn vị thành viên khẩn trương nâng cấp hệ thống thông tin của đơn vị mình. Thực hiện chủ trương của lãnh đạo NBT, Ban đã và đang tích cực triển khai nâng cấp hệ thống CNTT của Ban theo hướng: Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, sẵn sang phù hợp với sự phát triển của tương lai và khả năng duy trì điều hành thuận lợi. Hiện tại Ban đang triển khai xây dựng tuyến truyền dẫn quang từ trụ sở Ban đến trụ sở EVN và NPT, mở rộng nâng cấp phòng máy chủ đồng thời tăng cường nhân lực cho bộ phận CNTT, lâu dài về mặt tổ chức cần thiết phải thành lập tổ hoặc phòng CNTT có chức năng nhiệm vụ rõ ràng, làm tốt được những việc trên chắc chắn sẽ góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý và hiệu suất công tác của các đơn vị trong Ban và góp phần hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn Tổng công ty. 3. Các mặt công tác khác 3.1 Công tác tổ chức cán bộ Trên cơ sở Quyết định số 69/QĐ-EVN-HĐQT ngày 30/1/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành quy chế ph._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22814.doc
Tài liệu liên quan