Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố hN
Mục lục
Lời nói đầu 1
I. Sự cần thiết thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng 2
II. Nội dung thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng 7
1.Tên gọi: Ban Chỉ Đạo giải phóng mặt bằng 7
2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện 7
II. quy chế hoạt động của ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng 10
Những quy định chung
Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong ban 10
Mối quan hệ của ban với các cơ quan khác 10
Tài chính của ban 14
IV.chức năng
29 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiêm vụ các phòng thuộc ban chỉ đạo
giải phóng mặt bằng 14
1.Những kết quả đạt được 17
2. Bố trí vốn giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở
hạ tầng tái định cư 20
3. Những vấn đề còn tồn tại 21
4. Nguyên nhân 22
V mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp củ yếu 24
Mục tiêu, nhiệm vụ 24
Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn công tác
giải phóng mặt bằng măn 2003 25
kết luận 27
Lời nói đầu
- Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Để làm được nhiêm vụ trên một phần chúng ta phải thu hút được các nguồn vốn đầu tư, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế- xã hội
- Đối với thành phố Hà Nội nhu cầu sử dụng đất cho các dự án đầu tư là rất lớn. Vì thế công tác giải phóng mặt bằng được Thành uỷ, HĐND và UBND Thành phố Hà Nội coi trọng để thu hút vốn đầu tư, xem nó như một thường xuyên và cần nhiều ngành cấp tham gia
- Căn cứ Nghị quyết của Thành uỷ ngày 13/7/2000 kỳ họp thứ 17 của ban chấp hành Đảng bộ Thành phố và Nghị quyết 09 ngày 21/7/2000 của HĐND Thành phố
- Ngày 31/10/2000 của UBND Thành phố ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các dự án phát triển kinh tế xã hội của thủ đô
- Mục đích bài viết báo các tổng hợp nhằm tìm hiểu cơ cấu, chức năng, nhiêm vụ, mối quan hệ của Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng với các cơ quan khác có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng và củng cố thêm kiến thức đã học trong nhà trường. Đồng thời bước đầu tiếp cân với công việc thực tế
- Bài viết báo cáo tổng hợp với sự hướng dẫn tận tình của TS. Hoàng Cường và cán bộ Bùi Trần Hồng. Qua báo cáo tổng hợp em xin chân thành cám ơn thầy giáo và các cán bộ trong Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố
- Báo cáo này không tránh được những thiếu sót, em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Trung tâm quản lý Địa chính và Kinh doanh bất động sản đặc biệt là TS. Hoàng cường
I. Sự cần thiết thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng
- Trong những năm qua, Thành Uỷ, HĐND, UBND Thành phố đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kimh tế- xã hội của Thủ Đô. Đại bộ phân nhân dân bị thu hồi đồng tình với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tự giác thực hiện; nhiều người sẵn sàng chịu thiệt thòi vì lợi ích chung, giúp công tác giải phóng mặt bằng được thuận lợi.
-Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng của Thành phố còn nhiều khó khăn tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá thủ đô; thậm chí có lúc, có nợi xảy ra vụ việc kéo dài, làm chậm tiến độ thực hiện dự án, gây tổn hại về kinh tế và trật tự xã hội, phải mất nhiều thời gian, công sức để giải quyết.
- Có tình trạng trên là do có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan: Nhưng chủ yếu do tính thiếu đồng bộ, chưa nhất quán trong một số chính sách và quy định của Chính Phủ và Thành phố, có những quy định chưa thật sự phù hợp với thực tiễn chậm được bổ sung, sửa đổi. Trong một số trường hợp, lãnh đạo các ngành, các cấp chưa thấy rõ trách nhiệm của mình, xem việc giải phóng mặt bằng như là việc của nhà đầu tư và các chủ dư án. Quá trình chỉ đạo thực hiện còn nhiều khiếm khuyết, yếu kém; chưa coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền vận động nhân dân; việc quy hoạch, cắm mốc giới công trình nhiều nơi chưa thực hiện được. Các khu định cư mới còn thiếu hoặc chưa được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để ổn định đời sống nhân dân. Ơ một số nơi đội ngũ làm công tác giải phóng mặt bằng chưa đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
- Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định chính trị Thủ Đô, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thủ Đô. Ngày 13/7/2000 Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ 17 ban hành Nghị quyết về công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội của Thủ Đô
Về tư tưởng chỉ đạo:
- Giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng hết sức khó khăn và phức tạp, nhạy cảm. Các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể phải coi đây là một nhiệm vụ vừa cấp bách và lâu dài; có trách nhiêm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương để vân động, thuyết phục cán bộ, đảng viên gương mẫu và nhân dân tự giác thực hiện.
- Phương pháp giải quyết phải trên cơ sở pháp luật và những quy định của Thành phố, phù hợp với thực tiễn, có lý có tình; kết hợp chặt chẽ các biên pháp vận động- thuyết phục- kinh tế – hành chính và pháp luật.
2. Định hướng giải pháp chủ yếu.
- Tiến hành cắm mốc giới và công khai trước dân quy hoạch chi tiết các quận, huyện Thành phố; nhất là quy hoạch chi tiết mạng lưới cơ sở hạ tầng trọng điểm của Thành phố, quy hoạch các khu định cư mới. Đồng thời phải tổ chức bộ máy đủ mạnh, phân công phân cấp hợp lý, tăng cường đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để quản lý chặt chẽ quy hoạch đã công bố.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của Thành phố về giải phóng mặt bằng theo đúng quy hoạch của Chính Phủ và của các Bộ, ngành Trung ương, bao gồm cả việc hỗ trợ chuyển nghề, hướng nghiệp đối với người thu hồi đất.
- Đối với các tuyến đường mới, cần gán việc làm đường với công trình kỹ thuật với xây dựng các tuyến phố mới theo quy hoạch để từng bước thu lại vào ngân sách địa tô chênh lệch và giá trị tăng thêm do nhà nước đầu tư mà có, tạo sự công bằng chung.
- Huy động mọi nguồn vốn trước hết sử dụng ngân sách phát triển hạ tầng để đầu tư tạo quỹ nhà, quỹ đất xây dựng khu định cư mới phục vụ giải phóng mặt bằng. Bảo đảm tạo lập chỗ ở mới cho người phải di chuyển có diện tích và điều kiện kỹ thuật hạ tầng tương đương nơi ở cũ. Có nhiều hình thức đền bù khác nhau để nhân dân lựa chọn, như: bằng tiền, bán nhà, giao đất .
- Khi đã đảm bảo các chính sách có tình, có lý, cần cương quyết xử lý đích đáng đối với những người cố tình chây ỳ, không chịu thực hiện quyết định của chính quyền các cấp.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện:
- Ban cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo xây dựng đề án và quy chế giải phóng mặt bằng để chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này
- Ban Tổ chức Thành Uỷ, Ban Tổ chức chính quyền Thành phố tham mưu cho Ban thường vụ và UBND Thành phố sớm thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng cấp Thành phố, do đồng chí Phó chủ tịch phụ trách Địa chính- Nhà đất làm trưởng ban; có sư tham gia của cấp Uỷ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, cơ quan chuyên môn và cơ quan nội chính.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân tổ chức, đông viên cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên gương mẫu thực hiện Nghị quyết. Các cơ quan bảo vệ pháp luật có kế hoạch tham gia công tác giải phóng mặt bằng khi có yêu cầu.
- Ban cán sự Đảng UBND Thành phố, các ban Đảng Thành Uỷ có trách nhiệm giúp Ban thường vụ Thành uỷ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết đối với các cấp, các ngành thuộc Thành phố và định kỳ báo cáo với Ban thường vụ
II. nội dung thành lập Ban Chỉ Đạo GPMB Thành phố
- Căn cứ Nghị quyết 20-NQ/TƯ ngày 13/07/2000, kỳ họp thứ 17 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố về công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội của Thủ Đô và Nghị Quyết số 09/2000-NQ/HĐ ngày 2/7/2000 của Hội đồng nhân dân Thành phố về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. UB D Thành phố ban hành Quyết định 88-QĐ/UB ngày 31/10/2000 về việc thành lập Ban Chỉ Đạo GPMB Thành phố Hà Nội với nội dung như sau:
Tên gọi: Ban Chỉ Đạo Giải Phóng Mặt Bằng Thành phố Hà Nội
- Là cơ quan chuyên trách giúp UBND Thành phố chỉ đạo toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng của Thành phố Hà Nội, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Thành phố và chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Là cơ quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.
Chức năng, nhiêm vụ, tổ chức, bộ máy của Ban:
Chức năng:
- Xây dựng kế hoạch của Thành phố và chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng ở cấp, ngành mình và thực hiện chủ trương, chính sách của Trung Ương và Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện GPMB của: Chủ đầu tư, Hội đồng đền bù GPMB, đồng thời đề xuất với UBND Thành phố giải quyết các công việc phát sinh trong công tác GPMB.
Nhiệm vụ:
- Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố để xây dựng và tổng hợp kế hoạch GPMB đối với mọi ngành, mọi cấp, mọi nhu cầu và chỉ đạo tiến độ thực hiện kế hoạch đó.
- Căn cứ các chính sách pháp luật của Nhà nước xây dựng các quy định về công tác giải phóng mặt bằng cho toàn bộ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện nhu cầu đầu tư giải phóng mặt bằng và ngân sách đảm bảo đầu tư các nguồn vốn chỉ đạo thực hiện.
Phân bổ kế hoạch các nguồn vốn, quỹ tài chính và quản lý các quỹ nhà đất phục vụ cho công tác GPMB trên địa bàn Thành phố.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách đền bù tại các Hội đồng đền bù GPMB quận, huyện.
- Chỉ đạo Hội đồng đền bù quận, huyện, sở, ban ngành thuộc Thành phố phối hợp với chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn để giải quyết kịp thời các công việc sau:
+ Cấp các loại giấy phép cho dự án
+ Hướng dẫn các tổ chức điều tra, khảo sát, lập kế hoạch đền bù đúng quy định đền bù hiện hành của Nhà nước và UBDN Thành phố, đúng tiến độ của dự án.
+ Hướng dẫn Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng quận, huyện trong việc thực hiện chính sách đền bù trước khi trình Hội đồng thẩm định Thành phố phê duyệt.
- Chỉ đạo Hội đồng thẩm định Thành phố thẩm định đúng chính sách, chế độ và các quy định hiện hành của Nhà nước, của UBND Thành phố.
Nghiên cứu đề xuất với UBND Thành phố và Chính phủ điều chỉnh bổ sung chính sách đền bù cho phù hợp với thực tế của Hà Nội.
- Xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, để xác định trách nhiệm trước Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố và pháp luật về những công việc đã giao.
Tổ chức của ban:
- Ban Chỉ Đạo GPMB do đồng trí Phó chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban
- Phó trưởng ban chuyên trách là giám đốc sở hoặc tương đương do UBDN Thành phố bổ nhiệm.
- Các Phó trưởng ban khác có thể cùng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm:
Các cơ quan phải cử một cán bộ lãnh đạo cấp trưởng hoặc cấp phó của đơn vị mình làm Phó trưởng ban kiêm nhiệm là:
+ Sở tài chính- Vật giá
+ Sở địa chính- Nhà đất
- Các uỷ viên kiêm nhiệm:
- Các cơ quan phải cử cán bộ cấp trưởng hoặc phó của đơn vị mình làm uỷ viên kiêm nhiệm gồm:
+ Kiến trúc sư trưởng Thành phố( nay là sở Quy hoạch và kiến trúc Hà Nội)
+ Sở xây dựng Hà Nội
+ Cục thuế Hà Nội
+ Sở kế hoạch và đẩu tư Hà Nội
+ Công an Thành phố Hà Nội
+ Thanh tra Nhà nước Thành phố
+ UBND các quận, huyện có đất phải giảiphóng mặt bằng
- Các thành viên mời tham gia:
- Các cơ quan dưới đây cử cán bộ lãnh đạo cấp trưởng hoặc cấp phó của đơn vị mình tham gia thành viên Ban chỉ đạo GPMB Thành phố
+ Ban pháp chế HĐND Thành phố
+ Ban tuyên giáo Thành uỷ
+ Viện kiểm sát nhân dân Thành phố
+ Mặt trân tổ quốc Việt Nam Thành phố
+ Liên đoàn lao động Thành phố
+ Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố
+ Hội cựu chiến binh Thành phố
+ Hội nông dân Thành phố
Bộ máy thường trực của Ban
- Cán bộ và chuyên viên chuyên trách:
- Cán bộ công chức của Ban làm nhiêm vụ chuyên trách gồm có các Phó trưởng ban chuyên trách và các chuyên viên. Biên chế của bộ phân thường trực không quá 15 người.
- Giao ban tổ chức chính quyền Thành phố thống nhất với các sở, ngành điều động chuyên viên về Ban chỉ đạo GPMB nhận công tác.
- chuyên viên kiêm nhiệm
- Các Phó trưởng ban kiêm nhiệm và các uỷ viên kiêm nhiệm cử 2 cán bộ cấp Trưởng phòng hoặc cấp Phó phòng của cơ quan mình tham gia Tổ chuyên viên giúp Ban chỉ đạo GPMB Thành phố để giúp lãnh đạo sở, ngành giải quyết các việc trong công tác giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của sở, ngành mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tuỳ điều kiện cụ thể Ban có thể lập phòng hoặc tổ chuyên môn để giúp việc:
Quyền hạn, trách nhiêm của các thành viên trong Ban:
- Trưởng ban chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Ban và chịu trách nhiêm trước Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố về kết quả công tác của Ban.
- Phó trưởng ban chuyên trách thay mặt của Trưởng ban giải quyết mọi công việc khi Trưởng ban đi vắng.
- Các Phó trưởng ban và Uỷ viên kiêm nhiệm chịu trách nhiệm trước Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố và Trưởng ban chỉ đạo và những việc thuộc trách nhiêm của đơn vị mình giải quyết trong công tác GPMB và trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm.
- Công chức chuyên trách và kiên nhiệm chịu trách nhiện trước Ban chỉ đạo GPMB và Thủ trưởng trực tiếp của sở, ngành mình về nhiệm vụ được giao.
Kinh phí hoạt đông của Ban
- Kinh phí hành chính sự nghiệp do ngân sách Thành phố cấp
- Kinh phí phục vụ công tác GPMB có quy định riêng
III. quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố hà nội
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đông nhân dân và Uỷ ban nhân dân:
- Căn cứ Quyết định số 88/2000/QĐ_UB ngày 31/12/2000 của Uỷ ban Thành phố Hà Nội về việc ban hành chỉ đạo GPMB Thành phố Hà Nội;
- Xét đề nghị của TRưởng ban tổ chức chính quyền thành phố và Trưởng ban chỉ đạo GPMB Thành phố Hà Nội. Ngày 6/7/2001 UBND Thành phố ra Quyết định quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo GPMB như sau:
1. Những quy định chung
- Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố là cơ quan chuyên trách, giúp UBND Thành phố chỉ đạo kịp thời, đúng chủ trương chính sách của Trung ương, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố, trong công tác GPMB, di dân tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Ban chỉ đạo GPMB có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành.
- Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố có trụ sở riêng và kinh phí hoạt động do ngân sách Thành phố cấp theo quy định hiện hành và quyết định của UBND thành phố.
2.Trách nhiệm, quyền hạn của thành viên trong ban
a. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong ban
- Trưởng ban chỉ đạo chung hoạt động của ban, trực tiếp giải quyết công tác giải phóng mặt bằng theo thẩm quyền.
- Phó trưởng ban chuyên trách thường trực điều hành các hoạt động của ban. Thay mặt ban ký các văn bản của ban để phát hành; thay mặt Trưởng ban khi đi vắng giải quyết những việc được Trưởng ban giao, những việc vượt quá thẩm quyền của mình phải báo cáo chủ tịch hoặc phó chủ tịch để giải quyết.
+ Giúp Trưởng ban xây dựng kế hoạch công tác của ban, tổng hợp để báo cáo việc thực hiện kế hoạch của ban với UBND Thành phố theo định kỳ và đột xuất.
+ Quản lý và điều hành bộ máy chuyên trách và chuyên viên kiêm nghiệm thực hiên nhiệm vụ được giao.
- Phó trưởng ban chuyên trách trực tiếp phụ trách chính sách và công tác quản trị hành chính cùng một số mặt công tác do Trưởng ban giao.
-Phó trưởng ban kiêm nhiệm và các thành viên kiêm nhiệm:
+ Thay mặt lãnh đạo cơ quan, đồng thời sử dụng bộ máy giúp việc tại cơ quan mình trực tiếp giải quyết những nhiệm vụ tại cơ quan mình, ngành mình phu trách khi trưởng ban giao
- Các thành viên được mời tham gia:
+ Căn cứ và chế độ chính sách hiện hành và các chức năng của ngành mình tham gia chỉ đạo đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai đúng chế độ chính sách trong công tác giải phóng mặt bằng di dân tái định cư.
- Chuyên viên chuyên trách và chuyên viên kiêm nhiệm thực hiên những nhiệm vụ của lãnh đạo ban và Thủ Trưởng trực tiếp cơ quan mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b. Bộ máy thường trực ban gồm:
- Các phó ban chuyên trách, chuyên viên chuyên trách.
- Ban được tổ chức thành các bộ phận chuyên môn giúp việc với các chức năng như sau:
- phòng hành chính tổng hợp: thực hiện các nhiệm vụ sau:
+Thực hiện nhiệm vụ hành chính quản trị; công tác văn phòng văn thư lưu trữ; đảm bảo cơ sở, phương tiện làm việc cho ban; thực hiện quản lý cán bộ công chức theo pháp lệnh và các quy định hiện hành của UBND Thành phố.
+ Căn cứ sự chỉ đạo của Ban, chủ động phối hợp với các sở, ngành, các chủ đầu tư, các ban quản lý dự an có liên quan trên địa bàn Thành phố để tổng hợp và xây dựng kế hoạch dài hạn; trung hạn; hàng năm về : tiền vốn; địa điểm xây dựng; nhu cầu về căn hộ.... + + Đồng thời đề xuất kế hoạch phân bổ tài chính; quỹ đất, quỹ nhà cho từng dự án và quận, huyện, để thực hiện công tác GPMB; di dân và xây dựng các khu tái định cư của thành phố.
+ Ghi chép nội dung hội nghi của ban để dự thảo các văn bản chỉ đạo của Ban, trình lãnh đạo Ban phê duyệt.
Thực hiện các công việc khác khi lãnh đạo ban giao.
- Phòng quản lý nghiệp vụ: thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Thông báo công việc chuẩn bị GPMB cho địa phương và chủ đầu tư dự án, cùng địa phương và chủ đầu tư xem xét trình lập Hội đồng GPMB, các tổ chức tư vấn, khảo sát.
+ Kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc kế hoạch đã giao; nắm chắc thông tin báo cáo ban chỉ đạo giải quyết kịp thời các vướng mắc của đơn vị.
+ Đề xuất ý kiến trong phê duyệt phương án GPMB theo sự phân cấp của UBND Thành phố
+ Truyền đạt chỉ đạo của ban chỉ đạo GPMB Thành phố xuống các Hội đồng đền bù quận, huyện và nắm chắc tình hình điều tra khảo sát và kế hoạch của chủ đầu tư, của Hội đồng đền bù; đóng góp ý kiến theo thẩm quyền. Đồng thời báo cáo ban chỉ đạo GPMG Thành phố các vướng mắc về chính sách đền bù và tiến độ GPMB để ban chỉ đạo GPMB có biện pháp kịp thời chỉ đạo cho đơn vị
+ Thực hiện các công việc khác khi lãnh đạo ban giao.
- phòng kiểm tra chính sách.
+ Chủ động phối hợp với cơ quan có kiên quan xây dựng văn bản dự thảo về.
+ Điều chỉnh bổ sung chế độ, chính sách đền bù cho phù hợp với Hà Nội.
+ Để xuất với ban chỉ đạo GPMB Thành phố loại hình tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát thực hiện các chính sách đền bù
+ Phân cấp thẩm định kế hoạch đền bù cho phù hợp với báo cáo ban chỉ đạo GPMB Thành phố xem xét trình UBND Thành phố phê duyệt.
+ Chủ động và phối hợp với các ban TCCQ Thành phố lập kế hoạch tập huấn nghiệp vụ, phục vụ công tác GPMB, di dân tái địnhcư, đồng thời tổ chức tuyên truyền, giải thích chế độ chính sách, trách nhiệm và nhiệm vụ của những hộ bị thu hồi đất.
+ Thực hiện các công việc khác khi lãng đạo ban giao
Họp giao ban và chuyên đề
- Hàng tháng ban họp mặt vào ngày thứ năm đầu tuần để kiểm điểm công tác, bàn biện pháp chỉ đạo giải quyết các vướng mắc công tác GPMB .
- Phó trưởng ban thường trực chuyên trách chuẩn bị nội dung, địa điểm báo cáo Trưởng ban phê duyệt. Trường hợp đột xuất sẽ thông báo cho các thành viên và các đơn vị mời họp trước năm ngày.
- Các sở, ngành, UBDN quận, huyện có trách nhiêm tổng hợp các vướng mắc trong ban GPMB báo cáo hội nghị. Ban chỉ đạo GPMB phải xem xét giải quyết cụ thể.
- Các kệt luận của ban chỉ đạo GPMB Thành phố, bộ phận thường trực của ban phải ghi chép đầy đủ và thông báo bằng văn bản đến các cấp, các ngành có liên quan biết và thực hiện nghiêm túc.
- Ngoài giao ban thường kỳ sẽ có các cuộc họp chuyên đề do các thành viên của ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố đề nghị có nội dung cụ thể, trưởng ban chỉ đạo GPMB sẽ quyệt định cuộc họp.
Q bộ phân thường trực của ban chỉ đạo GPMB Thành phố có trách nhiệm phối hợp để thống nhất với Hội đồng đền bù quận , huyện về giá đền bù, về phương án đền bù giải phóng mặt bằng của quận, huyện báo cáo Trưởng ban chỉ đạo GPMB Thành phố thống nhất chỉ đạo và trình UBND Thành phố phê duyệt.
3. Mối quan hệ chỉ đạo giữa ban với các tổ chức liên quan
- Ban thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp thành viên thông qua hội nghi giao ban, đồng thời sử dụng bộ máy chuyên trách của ban truyền đạt, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức nhà nước, các chủ đầu tư và các ban quản lý dự án về việc thực hiện GPMB, xây dựng khu tái định cư và di dân.
- Bộ máy chuyên trách của ban quan hệ thường xuyên và trực tiếp với HĐND và UBND Thành phố tổng hợp báo cáo kịp thời trình UBND Thành phố và Ban chỉ đạo GPMB Thành phố.
- Đối với Hội đồng đền bù GPMB quận, huyện là quan hệ phối hợp thông qua chế độ báo cáo để xuất với ban chỉ đạo GPMB Thành phố trong việc GPMB, di dân tái đinh cư.
- Đối với các chủ đầu tư các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn tổ chức thực hiện lập kế hoạch đền bù. Là mối quan hệ báo cáo đề xuất giải quyết các công việc vượt quá thẩm quyền mịnh và để xuất biện pháp giải quyết
- Bộ phận chuyên trách của ban tuỳ tình hình cụ thể quy định thời gian, nội dung và địa chỉ nhận báo cáo của các hội đồng GPMB quận, huyện và có trách nhiệm tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định.
4. tài chính của ban:
- Ban chỉ đạo GPMB Thành phố được cấp phát ngân sách như các sở thuộc UBND Thành phố.
- Kinh phí phục vụ công tác GPMB thực hiện theo mức quy định.
- Vốn thực hiện GPMB và di dân tái định cư có quy chế riêng.
- Cán bộ và nhân viên chuyên trách và kiêm nhiệm được thực hiện phụ cấp như ban quản lý dự án nhóm A và được duyệt theo quy định hiện hành.
IV. Chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc Ban chỉ đạo GPMB Thành phố
- Căn cứ Quyết định 88/2000/QĐ_UB ngày 3/10/2000 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban chỉ đạo GPMB và Quyết định 51/2001/QĐ-UB ngày 06/7/2001 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo GPMB Thành phố Hà Nội
- Căn cứ quyết định 4394/QĐ-UB ngày 6/7/2001 của UBND Thành phố Hà Nội về cho phép thành lập các phòng nghiệp vụ của Ban chỉ đạo GPMB Thành phố Hà Nội
- Ngày 06/9/2001 Trưởng ban chỉ đạo GPMB Thành phố Hà Nội ra quyết định về việc sắp xếp tổ chức, biên chế và phân công chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc Ban chỉ đạo GPMB Thành phố
Phòng hành chính- tổng hợp giúp việc cho Ban chỉ đạo GPMB Thành phố thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau:
- Thực hiên chức năng hành chính của Ban bao gồm: quản lý và hướng dẫn quản lý, phát hành, lưu trữ văn bản đi, đến, quản lý con dấu theo quy đinh của Nhà nước.
- Triển khai trương trình công nghệ thông tin.
Hướng dẫn khách đến cơ quan liên hệ công tác, bố trí tiếp khách và phục vụ các cuộc họp của Ban.
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo điều kiên vật chất và kinh phí hoạt đông của Ban; quản lý tài sản và các nguồn kinh phí được cấp và nguồn thu phục cho hoạt đông của Ban; đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh nội vụ cơ quan.
- Quản lý hồ sơ cán bộ công chức và nhân viên hợp đồng; quản lý thời gian và chất lượng lao động và thực hiện hành chính đối với người lao động; thực hiên công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ công chức, sắp xếp tổ chức bộ máy, đề bạt cán bộ.
- Theo dõi hoạt động và thực hiên chính sách với các Trưởng, Phó ban, thành viên và Chuyên viên kiêm nhiệm của Ban;
Xây dựng kế hoạch công tác của Ban, theo dõi và tổng hợp kết quả thực hiên kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm báo cáo cấp trên theo quy định;
- Chủ động phối hợp với các sở, ngành, chủ đầu tư, các Ban quản lý dư án có liên quan tổng hợp kế hoặc hàng năm, trung hạn và dài hạn về các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố phải thực hiện GPMB; tổng hợp nhu cầu và giải pháp về tài chính cho GPMB về tiền vốn, địa điểm xây dựng, căn hộ phục vụ tái định cư cho từng dự án quân, huyện; về phương án phục hồi chuyển đổi sản xuất để thực hiện các dư án đó.
- Tổ chức phong trào thi đua, chăm lo đới xống vật chất tinh thần cho cán bộ, công chức cơ quan; thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong công tác GPMB trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức các cuộc giao ban thường kỳ của Ban, ghi chép dự thảo các thông báo cuộc họp của thương trực Ban chỉ đạo GPMB và các cuộc họp theo chức năng nhiệm vụ được phân công, theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo ban.
2. Phòng nghiệp vụ- kiểm tra giúp cho Lãnh đạo ban chỉ đạo GPMB thực hiện các chức năng nhiệm vu sau;
- Chủ động phối hợp với các thành viên, chuyên viên kiêm nhiệm của Ban chỉ đạo các ngành, các cấp có liên quan để xuất sửa đổi, xây dựng chính sách và các quy định liên quan về công tác GPMB trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch GPMB và kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch của các chủ đầu tư, các ngành, các cấp về công tác GPMB.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư, người sử dụng đất và Hội đồng GPMB quận, huyện trong việc thực hiện chính sách, trình tự, thủ tục đền bù GPMB bao gồm cả tái định cư và khôi phục, chuyển đổi phát triển sản xuất do tác động của GPMB.
- Điều hoà sự phối hợp giữa các chủ đầu tư và các ngành, các cấp có liên quan của Thành phố và người sử dụng đất có quyết định thu trong công tác GPMB đảm bảo tiến độ để thực hiện dự án, báo cáo kịp thời và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong công tác GPMB.
- Theo dõi, thẩm định, kiểm tra việc thực hiện chính sách GPMB của các tổ chức cá nhân đối với các dự án; đề xuất biện pháp động viên khen thưởng những đơn vị có thành tích hoặc xử lý các tổ chức, cá nhân sai phạm; tiếp dân giải quyết khiếu nại tố cáo về giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền của Ban.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn về chính sách GPMB.
- Chuẩn bị nội dung kế hoạch họp giao ban hàng tháng vầ chuyên đề của Ban chỉ đạo GPMB giưa Thường trực ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng với các ngành các cấp có liên quan, dự thảo thông báo kết luận các cuộc họp và theo dõi đôn đốc thực hiện các kết luận đó
- Thực hiên các công việc khác khi Lãnh đạo ban giao.
IV kết quả thực hiện công tác GPMB năm 2001 và 2002 của Thành phố Hà Nội
Những kết quả đã đạt được:
Năm 2001
- Tổng số dự án đầu tư của Thành phố Hà Nội là 333 dự án có liên quan đến GPMB.
- Nguồn vốn đầu tư của kế hoạch năm 2001 là trên 3000 tỷ đồng
- Tổng diện tích đất thu hồi 902 ha
- Số hộ gia đình và tổ chức bị thu hồi đất là 20.000
- Số hộ gia đình và các tổ chức bị ảnh hưởng đến nhà là 6000
- Số dự án đủ điều kiện để triển khai GPMB là 257 dự án chiếm 73% tổng số dự án đầu tư.
- Số dự án đã thực hiên xong công tác GPMB là 159 dự án chiếm 61,5% tổng số dự án đầu tư tăng gấp 2 lần so với năm 2000
- Số hộ gia đình và các tổ chức đã bồi thường thiệt hại là 8000
- Tổng kinh phí bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là 500 tỷ đồng
- Số hộ bố trí tái định cư là 1400 hộ
- Các dự án trọng điểm được thực hiện triển khai như: khu liên hiệp thẻ thao Quốc gia, đường vành đai III, khu tái định cư Nam Trung Yên. Đặc biệt là một số dự án GPMB gặp khó khăn vướng mắc, tồn đọng lâu dài hoặc những lấn chiếm đất công với quy mô lớn đã được tập trung giải quyết: như đoạn Voi Phục Cầu Giấy, đường 1A đoạn Văn Điển, tuyến tránh Hà Nội Cầu Giẽ, khu công nghiệp Sài Đồng B, công viên Tuổi Trẻ, Ao ThướcThợ, công viên Đống Đa, Học Viện Quốc Phòng. Tập trung giải toả các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép các công trình thoát nước Sông Lừ , sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch vv... Kết quả công tác GPMB đã góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ Đô
Năm 2002
- Tổng số dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng là 417 tăng 19% so với năm 2001
- Diện tích đất thu hồi là 1188 ha tăng 276 ha 30% so với năm 2001
- Số dự án đủ diều kiện triển khai GPMB là 309 dự án đạt 79,1% tổng số dự án đầu tư
- Diện tích cần GPMB cho các dự án 1768 ha
- Diện tích đã giải phóng mặt bằng là 1003 ha đạt 84,4%
- Số dự án đã bàn giao mặt bằng là 194 dự án chiếm 63% tổng số dự án đầu tư
- Đã bồi thường thiệt hại cho 27.767 hộ
- Tổng kinh phí đền bù là 969 tỷ đồng gấp gần 2 làn so với năm 2001
các quận, huyện có số dự án GPMB cao như: Từ Liêm 72 dự án, quận Cầu Giấy, Đống Đa, huyện Thanh Trì trên 40 dự án.
- Số dự án hoàn thành GPMB, bàn giao cho chủ đầu tư đạt cao nhất trong 3 năm gần đây, các quận, huyện hoàn thành GPMB trên 15 dự án Từ Liêm 51, Cầu Giấy 15 và Gia Lâm 19.
- Diện tích đất thu hồi và bàn giao mặt bằng: Có 10/12 quận, huyện có diện tích thu hồi đất tăng so với năm trước, trong đó có 6 quận, huyện tăng trên 2 lần. Các quận, huyện có diện tích hoàn thành GPMB cao như: Thanh Trì 198 ha, Từ Liêm 194 ha. Các quận: Cầu Giấy 97ha, Gia Lâm, Đông Anh trên 70ha. So với năm 2001, diện tích đất đã bàn giao mặt bằng của một số quận, huyện tăng cao như: Hoàn Kiếm 6 lần, Thanh Trì 4,5 lần, Hai Bà Trưng 3,7 lần, Tây Hồ 1,6 lần.
- Các dự án trọng điểm đã GPMG:
+ Khu Liên hợp thể thao Quốc gia: dự án đã hoàn thành GPMB giai đoạn I; bàn giao 92 ha đất; chi trả 85,2 tỷ đồng cho 1.200 hộ; bố trí tái định cư cho 2100 hộ.
+ Đường vành đai III và cầu Thanh Trì: đã bàn giao 75/151 ha; chi trả 47,3 tỷ đồng cho 3.325 căn hộ; Thành phố đã chỉ định bán 550 căn hộ phục vụ tái định cư khu vực nội thành, cầu Thanh Trì đã khởi công vào ngày 30/11/2002.
Khu đô thị mới Bắc Thăng Long- Vân Trì; đã bàn giao 3 dự án thành phần với diện tích 16 ha.
+ Quốc lộ 18 đã bàn giao xong 122ha
+ Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ Gia Lâm đã 14,7ha: Từ Liêm đã bàn giao 17 ha.
Bố trí vốn cho GPMB, xây dựng hạ tầng các khu tái định cư
Năm 2001
- Xác định đây là điều kiện quan trọng để giải phóng mặt bằng, UBND Thành phố đã tập trung triển khai và chỉ đạo xây dựng các khu tái định cư tập trung của Thành phố để chủ động về quỹ đất, quỹ nhà phục vụ công tác tái định cư cho các dự án theo nguyên tắc; khu vực nội thành tái định cư bằng nhà ở cao tầng; khu vực ngoại thành giao đất có hạ tầng để các đối tượng tư xây nhà ở theo quy hoạch, xin Chính Phủ cho phép mua nhà theo hình thức đặt hàng, chìa khoá trao tay để phục vụ công tác GPMB.
- Trong năm Thành phố đã bố trí gần 500 tỷ đồng để đầu tư xây dưng 50 dự án xây dựng hạ tầngkhu tái định cư, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nhà thấp tầng nâng lên cao tầng, khởi công xây dựng 65 nhà cao tầng, trong đó có 69 nhà từ 9 đến 17 tầng. Triển khai thực hiện 37 khu tái định cư tập trung với quy mô tái định cư là 9.400 hộ, đã hoàn thành đưa vào sử dung 1917 căn.
Ngoài việc xây dựng các khu tái định cư tập trung, UBND Thành phố đac chỉ đạo sở Địa chính - Nhà đất rà soát việc sử dụng quỹ đất (20%) hoặc quỹ nhà (30%) tại các dự án xây dựng nhà ở, bổ sung quỹ nhà ở cho Thàn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC125.doc