Báo cáo thực tập Lập bản đồ đo địa hình

Tr-ờng Đại học Khoa học Huế Báo cáo Thực tập + Đồ án chuyên ngành SVTH: Phạm Minh Tốt Trang 1 LỜI NểI ĐẦU - Để gắn lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành, nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa việc học ở trường với việc vận dụng những kiến thức ấy vào thực tế sản xuất. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viờn sau khi ra trường sẽ hũan thiện kỹ năng làm việc, hoàn thiện bản thõn mỡnh, bắt nhịp được với mụi trường sản xuất sụi động ở cỏc cơ quan, xớ nghiệp, cụng tyVỡ vậy trong chương t

pdf41 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo thực tập Lập bản đồ đo địa hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình học nhà trường đã đưa môn Thực tập + Đồ án chuyên ngành vào giảng dạy. Nội dung của môn học là giới thiệu sinh viên đến các cơ sở sản xuất để tham quan, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. - Với một sinh viên của ngành trắc địa như em, sau khi đã được trang bị những cơ sở lý thuyết ở trường. Em được tham gia thực tế sản xuất ở Trung tâm Khoa học và công nghệ TIC. Một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ. Trải qua thời gian thực tế sản xuất tại trung tâm, em đã được học hỏi rất nhiều điều ở những anh chị trong trung tâm. Từ những kinh nghiệm này đã giúp em hiểu sâu và nắm chắc kiến thức đã được học. Đồng thời hoàn thiện kỹ năng làm việc, cũng như hoàn thiện chính bản thân mình. Đây cũng là tiền đề tốt giúp em có thêm tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia vào lao động sản xuất trong tương lai. - Từ việc tham gia thực tế sản xuất tại Trung tâm. Em nhận thấy rằng bản đồ địa hình tỷ lệ lớn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thiết kế, quy hoạch, xây dựng các công trình. Việc thành lập một bản đồ địa hình có độ chính xác cao, đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật như trong phương án đã đề ra cũng như tuân thủ các quy định trong quy phạm thành lập bản đồ địa hình sẽ quyết định đến chất lượng của các hạng mục thi công sau này. Rất may mắn cho em khi thực tập tại Trung tâm, em được trực tiếp tham gia Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, phục vụ công tác lập dự án xây dựng Khu thực nghiệm và ứng dụng công nghệ Sinh học. Địa điểm xã Hoà Quang Bắc, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên. Những công việc và kiến thức đã gặt hái được qua thời gian thực tập được thể hiện qua quyển báo cáo này Báo cáo gồm 4 chương: Chương 1: Khái quát chung Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 2 Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Chuyên môn Chương 4: Kết luận và kiến nghị - Với những kiến thức rất cơ bản và nông cạn công tác đo vẽ bản đồ địa hình, cũng như những kiến thức chuyên môn của ngành trắc địa. Chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót và khiếm khuyết. Rất mong sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô giáo, anh chị em đi trước và tất cả các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Đặc điểm nhiệm vụ nơi thực tập - Khu thực nghiệm & Ứng dụng Công nghệ sinh học dự kiến sẽ xây tại khu Nông nghiệp để áp dụng Công Nghệ cao tỉnh Phú Yên tại xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Để tiến hành xin giấy phép xây dựng công việc của trắc địa là đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn đế xác định vị trí khu thực hiện dự án cũng như thực tế bề mặt địa hình để có cơ sở xin thông số quy hoạch. Đồng thời làm cơ sở để thiết kế và bố trí các hạng mục xây dựng sau này. - Theo yêu cầu của chủ đầu tư cũng như mức độ cần thiết phải xây dựng một bộ bản đồ đảm bảo độ chính xác phục vụ cho việc bố trí công trình, đơn vị tiến hành: + Thành lập lưới khống chế toạ độ đường chuyền cấp 2 + Thành lập lưới khống chế độ cao thuỷ chuẩn kỹ thuật + Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 + Xác định vị trí ranh giới khu đo + Hoàn thiện bộ hồ sơ khảo sát địa hình 1.2. Đặc điểm chung khu đo 1.2.1. Vị trí địa lí - Khu thực nghiệm & Ứng dụng Công nghệ sinh học dự kiến sẽ xây tại khu Nông nghiệp để áp dụng Công Nghệ cao tỉnh Phú Yên tại xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. - Vị trí tại Khu B1 theo vị trí trên bản đồ thuộc khu nghiên cứu thực nghiệm, trình diễn mô hình, chuyển giao công nghệ. Các giới cận như sau: - Đông giáp: Khu dân cư thôn Thạnh Lâm - Tây giáp: Đường trục chính - Nam giáp: Khu dân cư thôn Thạnh Lâm - Bắc giáp: Trạm thực nghiệm sinh học Hòa Quang 1.2.2. Hệ thống giao thông vận tải - Phía tây có đường trục chính bằng nhựa, phía đông còn có đường liên thôn bằng bêtông, nhìn chung giao thông đi lại có nhiều thuận lợi. Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 4 1.2.3. Thủy hệ - Phía đông khu đo có kênh dẫn nước, nhìn chung nguồn nước ở đây chủ yếu từ con kênh dẫn nước này. 1.2.4. Kinh tế, chính trị, xã hội - Người dân của ở đây đa số làm nông và đều biết chữ, đời sống người dân ở mức trung bình, con cái được học hành, về mặt an ninh trật tự tương đối ổn định - Trạm y tế xã với đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị đủ để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. - Mức sống người dân địa phương trung bình, vì vậy đơn giá các vật liệu phục vụ cho thi công cũng không cao lắm. 1.3. Nhiệm vụ 1.3.1. Khối lượng nhiệm vụ - Lập tuyến đo nối dẫn tọa độ từ các điểm Địa chính cơ sở về khu vực đo, trong khu vực đo lập đường chuyền cấp 2, thực lập 9 điểm. - Tăng dày mật độ điểm khống chế bằng các cọc phụ để đo vẽ chi tiết địa hình. - Dẫn chuyền độ cao từ điểm Địa chính cơ sở 899409 về khu vực đo theo tiêu chuẩn hạng IV, dự kiến 3km - Dẫn tuyến thủy chuẩn kỹ thuật qua các điểm đường chuyền cấp 2 trong khu vực đo làm cơ sở độ cao đo vẽ bình đồ, chiều dài dự kiến 2 km. - Đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/500, đồng mức 0,5m trong phạm vi xin lập dự án với diện tích dự kiến 10ha. 1.3.2. Tình hình trang thiết bị kỹ thuật * Tìm mốc cấp cao và bố trí điểm đường chuyền: Máy định vị GPS cầm tay Garmin GPSMAP 78/78S * Đo lưới đường chuyền và chi tiết địa hình: - Máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS-721 với độ chính xác như sau: + Đo góc: mβ = 1" + Đo cạnh: mS = ±(2 + 2ppm)mm - Gương đi kèm Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 5 * Đo thủy chuẩn hạng IV và kỹ thuật - Máy thủy chuẩn NIKON AS – 2C, độ phóng đại 34*, sai số trung phương 0,8mm/km - Mia đi kèm * Biên tập bản đồ: - Máy vi tính HP ProBook 4540s cài phần mềm bình sai Pronet2002, DPSurvey 2.7, TOPO2004, Autocad 2007. - Máy vi tính DELL N4030 cài phần mềm bình sai Pronet2002, DPSurvey 2.7, TOPO2004, Autocad 2007. - Thước thép 30m - Thước thép 2m đo cao máy 1.3.3. Giới hạn phạm vi thực hiện báo cáo - Trong báo cáo này, em sẽ đi sâu vào công tác đo lưới và đo chi tiết để thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 phục vụ công tác lập dự án xây dựng Khu thực nghiệm và ứng dụng công nghệ Sinh học. Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT * Cơ sở để thành lập bản đồ địa hình nói chúng và bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, phục vụ công tác lập dự án xây dựng Khu thực nghiệm và ứng dụng công nghệ Sinh học nói riêng phải tuân thủ theo: - Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 (phần ngoài trời) gọi tắt là Quy phạm 96TCN 43-90. - Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 và 1:25000 (phần trong nhà) gọi tắt là Quy phạm 96TCN 42-90. - Ký hiệu Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 của Cục đo đạc Bản đồ Nhà Nước (96-TCN 31-91) nay thuộc Bộ Tài Nguyên Môi Trường - Đề cương khảo sát địa hình Khu thực nghiệm & Ứng dụng Công nghệ sinh học tại khu công nghệ cao Xã Hoà Quang Bắc, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên đẫ được phê duyệt 2.1. Yêu cầu kỹ thuật xây dựng lưới khống chế 2.1.1 Lưới khống chế mặt phẳng - Từ toạ độ của 2 điểm khởi tính địa chính cơ sở 899409 và 899412 tiến hành lập lưới đường chuyền cấp 1 để dẫn toạ độ gần khu đo. Từ đó phát triển các điểm đường chuyền cấp 2 gồm 9 điểm. Lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2 phải tuẩn thủ theo quy phạm hiện hành: QUY PHẠM 96TCN 43-90 Bảng số: 01 STT Các yếu tố của lưới đường chuyền Đường chuyền Cấp I Cấp II 1 Chiều dài đường đơn dài nhất 5 km 3 km 2 Chiều dài từ điểm gốc đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút 3 km 2 km 3 Chu vi vòng khép lớn nhất 15 km 10 km 4 Chiều dài cạnh đường chuyền + Lớn nhất + Nhỏ nhất + Trung bình 0,8 km 0,12 km 0,3 km 0,35 km 0,08 km 0,2 km 5 Số cạnh lớn nhất trong đường chuyền 15 15 6 Sai số khép tương đối của đường chuyền phải nhỏ hơn 1/10000 1/5000 7 Sai số trung phương đo góc không quá 5” 10” 8 Chênh góc cố định không quá 10” 20” 9 Sai số khép góc Không quá n - Số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép 10” x n 20”x n Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 7 2.1.2 Lưới khống chế độ cao - Từ độ cao của điểm địa chính cơ sở 899409 tiến hành dẫn chuyền độ cao về khu vực đo theo tiêu chuẩn hạng 4. Sau đó từ độ cao của điểm hạng 4 này tiến hành dẫn thủy chuẩn kỹ thuật qua các điểm đường chuyền cấp 2 trong khu vực đo làm cơ sở độ cao đo vẽ bình đồ. Việc thành lập lưới độ cao phải tuân theo quy phạm hiện hành: QUY PHẠM 96TCN 43-90 Bảng số: 02 YẾU TỐ KỸ THUẬT HẠNG 1. Chỉ tiêu xây dựng lưới IV Kỹ thuật Chiều dài đường đơn: - Đồng bằng - Trung du, miền núi 16-20km 100 km 8km 8km Chiều dài từ điểm góc đến điểm nút: - Đồng bằng -Trung du, miền núi 9-15km 75km 6km 6km Chiều dài giữa các điểm nút: - Đồng bằng -Trung du, miền núi 6-10km 50km 4km 4km Sai số khép chênh cao: - Khi số trạm/ 1km < 15 -Khi số trạm/ 1km > 15  20mmL(km)  25mmL(km)  50mmL(km)  50mmL(km) 2. Kiểm tra 1 trạm máy (K + đen – đỏ)  3mm  5mm Số chênh giữa chênh cao tính theo mặt đen và mặt đỏ)  5mm  7mm [(T+D)/2] - G  5mm  5mm Chênh khoảng cách từ máy đến mia sau và mia trước  3m  5m Chênh khoảng cách cộng dồn  10m  50m Chiều cao tia ngắm: S > 30m S < 30m >0.2m >0.1m >0.1m >0.1m Chiều dài tia ngắm: XXV 30 XXV 30  150m  100m  200m  150m 2.1.3 Lưới khống chế đo vẽ - Với mật độ các điểm khống chế đường chuyền cấp 2 gồm 9 điểm trên 10ha nên việc đo chi tiết rất thuận lợi, chỉ cần đặt máy tại các điểm đường chuyền cấp 2 là có thể đo gần hết các điểm chi tiết. Chỉ có 1 vài chỗ bị khuất nên chỉ cần phóng các cọc Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 8 phụ là có thể đo hết các điểm chi tiết. Do đó đối với công trình này lưới khống chế đo vẽ là các điểm cọc phụ. 2.2. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 2.2.1. Phương pháp đo vẽ: - Bản đồ địa hình tỷ lệ:1/500 được đo theo phương pháp toàn đạc điện tử. Các điểm chi tiết được chuyển lên bản vẽ bằng phần mềm chuyên dùng như: Phần mềm TOPO 2004, Land Desktop 2004 và AutoCAD 2004. 2.2.2. Nội dung đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500: - Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 được thể hiển đúng vị trí, kích thước và các yếu tố địa hình, địa vật. Nội dung bản đồ được thể hiện các yếu tố sau: a. Các điểm khống chế: - Các điểm khống chế mặt bằng, điểm khống chế độ cao gồm: + Các điểm đường chuyền cấp 1, cấp 2 và thủy chuẩn kỹ thuật. + Các điểm đo vẽ chi tiết, điểm ranh giới, tọa độ và độ cao của điểm ranh và độ cao của các điểm chi tiết. b. Các công trình xây dựng: - Nhà cửa xây dựng dọc trục đường, nhà độc lập. . . - Các trụ điện cao thế, hạ thế, đường dây thông tin, đèn chiếu sang . . . - Ghi chú và phân biệt nhà xây, nhà cấp 3, nhà cấp 4, nhà tạm . . . - Ghi chú tên cơ quan hành chính . . . c. Hệ thống giao thông: - Toàn bộ các loại đường giao thông như: Đường BT nhựa, đường láng nhựa, đường BT xi măng, đường đất . . . - Thể hiện các công trình ngầm như cống ngầm, đường ống dẫn nước sạch . . . - Thể hiện các cột Km, các loại biển báo hiệu đường bộ, đường sắt, mốc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới . . . - Ghi chú tên đường, tên cống, tên cầu và hướng đi đến địa điểm, địa danh gần nhất, thông dụng nhất. d. Lớp phủ thực vật: - Tên của các lớp phủ thực vật và ranh giới thực vật. - Vị trí các cây độc lập. e. Các điểm độ cao đo đạc và ghi chú điểm: - Tại góc nhà và góc các công trình xây dựng. Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 9 - Sông ngòi, hệ thống thoát nước dọc và thoát nước ngang. - Độ cao của các điểm có địa hình đặc trưng như đường phân thủy, đường tụ thủy, chân taluy đường, bờ, các địa vật và cây độc lập. - Độ cao tim đường, mép đường, đầu cầu, và những nơi có địa hình thay đổi đột ngột. - Mật độ điểm mia, khoảng cách từ máy đến mia khi đo dáng địa hình, ranh giới các loại, khi đo địa vật rõ rệt và địa vật không rõ rệt theo đúng quy phạm hiện hành 96 TCN 43-90. 2.2.3. Công tác biên tập bản đồ - Sau khi hoàn thành công tác ngoại nghiệp, dùng phần mềm chuyền dụng Topcon link để trút số liệu đo vào máy tính. Sau đó dùng phần mềm chuyên dụng, Topo 2004 để phun các điểm chi tiết và tiến hành nối điểm, chạy đường đồng mức, biên tập bản đồ. CHƯƠNG 3 : CHUYÊN MÔN 3.1. Xây dựng lưới khống chế mặt phẳng - Dựa vào các tài liệu có liên quan đến khu vực xây dựng của dự án, căn cứ vào nhiệm vụ khối lượng được giao và địa hình địa vật tại thực địa, đội khảo sát đã tiến hành lập lưới đường chuyền cấp 1 để dẫn toạ độ gần khu đo. Sau đó phát triển tiếp lưới đường chuyền cấp 2 để phục vụ cho công tác đo chi tiết. 3.1.1.Số liệu khởi tính ĐIỂM ĐỊA CHÍNH CƠ SỞ STT Tên điểm Địa danh Tọa độ và độ cao X (m) Y (m) H (m) 1 899409 Thôn Ngọc Sơn 2 – Hòa Quang bắc 1449085.756 576001.306 14.034 2 899412 Thôn Nho Lâm – Hòa Quang Nam 1446085.891 578696.094 6.352 ĐIỂM ĐƯỜNG CHUYỀN CẤP 1 STT Tên điểm Tọa độ X (m) Y (m) 1 CNII-1 1447837.758 575415.338 2 D7 1447464.151 575365.448 Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 10 3.1.2. Hình thức lưới - Sau khi dựa và 2 điểm địa chính cơ sở dẫn toạ độ về gần khu đo. Dựa vào toạ độ của 2 điểm đường chuyền cấp 1 là CNII-1 và D7 ta tiến hành lập lưới đường cấp 2. Với đồ hình lưới là dạng khép kín. SƠ ĐỒ LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐƯỜNG CHUYỀN CẤP 2 D7 CNII-2 CNII-1 CNII-3 CNII-4 CNII-5 CNII-6 CNII-6A CNII-7 CNII-8 Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 11 3.1.3. Chọn điểm chôn mốc: - Sau khi đã thiết kế lưới khống chế, ta tiến hành khảo sát để chọn điểm ở thực địa. Sau đó tiến hành đúc mốc, mốc bêtông đã đúc sẵn đúng theo kích thước quy định: 10x10x30x20x20 (cm) và được kí hiệu từ CNII-1 đến CNII-8. - Vị trí chôn mốc được chọn là vị trí có nền đất rắn chắn, cao ráo không bị sạt lở có thể bảo quản được mốc lâu dài, có tầm nhìn bao quát sao cho nhìn được nhiều điểm chi tiết và thuận lợi cho việc phát triển lưới cấp thấp hơn sau này. Xung quanh vị trí chôn mốc ta dùng sơn đỏ ghi chú chỉ dẫn một cách cẩn thận. Sơ họa mốc 3.1.4. Đo lưới khống chế mặt phẳng - Máy toàn đạc điện tử dùng để đo lưới mặt phẳng (đo góc, cạnh kết hợp) là máy Topcon GTS 721. Trước khi đưa vào sử dụng, máy đã được mang đi kiểm định các sai số và vẫn còn trong thời gian kiểm định. - Góc trong đường chuyền cấp 1 tiến hành đo 3 lần, lưới đường chuyền cấp 2 ta tiến hành đo 2 lần. Trong quá trình đo tại mỗi trạm việc tính toán để kiểm tra và so sánh giá trị đo với các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định phải thực hiện thường xuyên. - Dưới đây em xin trình bày quy trình đo góc, cạnh tại diểm CNII-2. CNII-3 CNII-1 CNII-2 β Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 12 * Lần đo thứ nhất Máy đặt tại mốc CNII-2, hai gương được đối tâm và cân bằng bằng giá ba chân tại hai mốc CNII-1 và CNII-3. Chọn hướng từ điểm đặt đến điểm CNII-1 làm hướng mở đầu. Bước 1: Đặt máy tại CNII-2, tiến hành đối tâm cân bằng chính xác Bước 2: Máy đang ở trái kính, khởi động máy vào chế độ đo - Khởi động máy xuất hiện màn hình: Hình 1 - Kích vào biểu tượng khi đó xuất hiện màn hình. Hình 2 Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 13 - Vào SETUP, ADJUST để cài đặt các thông số như hằng số gương, nhiệt độ, áp suất Sau đó kích vào MEAS để vào chế độ đo. Xuất hiện màn hình: Hình 3 - Kích vào phím mềm ANG để vào chế độ đo góc. Bước 3: Ngắm chính xác tâm gương dựng tại điểm CNII-1, sau đó nhấn phím mềm F1 (OSET) để đưa bàn đồ về giá trị 000’0”. Hoặc nhấn phím mềm F3 (HSET), để đặt giá trị bàn độ theo số lần đo (000’0”). Ghi kết quả đo góc ở dòng HR trên màn hình vào trang sổ. - Tiếp theo ta kích vào phím mềm để vào chế độ đo cạnh khi đó xuất hiện màn hình : Hình 4 Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 14 - Nhấn phím mềm F1 (MEAS) để đo cạnh, ghi kết quả đo cạnh ở dòng HD trên màn hình vào trang sổ. Bước 4: Sau đó nhấn vào phím mềm ANG để trở lại màn hình đo góc. Quay máy theo chiều kim đồng hồ ngắm chính xác tâm gương dựng tại CNII-3. Ghi kết quả hiện thị ở dòng HR vào trang sổ. Như vậy ta đã kết thúc nửa lần đo trái kính. Ta lại kích vào phím mềm để vào lại chế độ đo cạnh, nhấn phím mềm F1 (MEAS) để đo cạnh ghi kết quả đo cạnh ở dòng HD vào trang sổ. Như vậy ta kết thúc việc đo cạnh. Bước 5: Đảo ống kính qua thiên đỉnh (máy ở phải kính). Vào lại chế độ đo góc, quay máy ngược chiều kim đồng hồ ngắm chính xác tâm gương dựng tại CNII-3, ghi kết quả đo góc ở dòng HR vào trang sổ. Sau đó quay máy ngược chiều kim đồng hồ ngắm chính xác gương dựng tại CNII-2, ghi kết quả đo góc ở dòng HR vào trang sổ. Như vậy ta đã kết thúc nửa lần phải kính, cũng như kết thúc lần đo thứ nhất tại mốc CNII-2. Các kết quả đo được ghi ngay vào trang sổ, tiến hành tính toán trang sổ ngay. Và kiểm tra đối chiếu với hạn sai. - Lần đo còn lại cũng thao tác tương tự, nhưng chỉ khác ở việc đặt giá trị ban đầu cho hướng mở đầu theo số lần đo. Các điểm khác trong lưới cũng thực hiện tương tự. - Trích trang sổ đo góc phụ lục 1, Trang sổ đo cạnh xem phụ lục 2. 3.1.5. Bình sai, tính toán lưới khống chế mặt phẳng. - Lưới khống chế mặt phẳng sau khi đã đo đạc tính toán trang sổ xong sau đó ta tiến hành bình sai lưới. - Vẽ sơ đồ lưới, đưa các số liệu đo và số liệu gốc lên sơ đồ lưới. - Sử dụng phần mềm Pronet 2002 để bình sai lưới khống chế mặt phẳng. - Thành quả bình sai lưới đường chuyền xem phụ lục 3. 3.2. Xây dựng lưới khống chế độ cao. - Từ độ cao của điểm Địa chính cơ sở 899409 thành lập lưới độ cao hạng IV để dẫn chuyền độ cao về khu đo. Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 15 - Từ độ cao của điểm hạng IV (CNII-5) dẫn tuyến thủy chuẩn kỹ thuật qua các điểm đường chuyền cấp 2 trong khu vực đo làm cơ sở độ cao đo vẽ bình đồ. 3.2.1.Số liệu khởi tính ĐỘ CAO ĐIỂM ĐỊA CHÍNH CƠ SỞ STT Tên điểm Độ cao H (m) Ghi chú 1 899409 14.034 Mốc bê tông ĐỘ CAO ĐIỂM HẠNG IV STT Tên điểm Độ cao H (m) Ghi chú 1 CNII-5 14.610 Mốc bê tông 3.2.2. Hình thức lưới - Sau khi dẫn chuyền độ cao từ điểm 899409 về khu đo, ta tiến hành dẫn tuyến thuỷ chuẩn kỹ thuật qua các điểm đường chuyền cấp 2 tạo thành một vòng khép kín. SƠ ĐỒ TUYẾN THUỶ CHUẨN KỸ THUẬT CNII-2 CNII-1 CNII-3 CNII-4 CNII-5 CNII-6 CNII-6A CNII-7 CNII-8 Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 16 3.2.3. Chọn điểm chôn mốc: - Các điểm độ cao được bố trí trùng với các mốc khống chế mặt phẳng. 3.2.4. Đo lưới khống chế độ cao - Máy dùng để đo lưới độ cao là máy thuỷ bình Nikon AS-2C và mia nhôm. Máy và mia trước khi đưa vào sử dụng đã được kiểm định và vẫn còn trong thời gian kiểm định. Trong quá trình đo mia được dựng trên đế mia, chỉ khi khép về mốc mới dựng trực tiếp trên mặt mốc. Lưới độ cao được tiến hành đo đi và đo về, công tác tính toán kiểm tra đối chiếu với hạn sai được thực hiện liên tục trong quá trình đo. - Dưới đây là quy trình đo độ cao tại một trạm máy. Xác định chênh cao giữa 2 điểm CNII-7 và CNII-8. Bước 1: Đặt máy ở giữa 2 mia, mia dựng ở mốc CNII-7 là mia sau, còn mia dựng tại mốc CNII-8 là mia trước. Kiểm tra khoảng cách từ máy tới mia trước và từ máy tới mia sau, so sánh với hạn sai nếu vượt thì tiến hành điều chỉnh. Bước 2: Sau khi cân bằng máy và mia chính xác ta quay máy về mia sau dựng ở mốc CNII-7 và điều quang để nhìn mia rõ nét, dùng ốc vi động ngang đưa chỉ đứng của lưới chữ thập vào chính giữa mia sau và tiến hành đọc số trên mia theo chỉ giữa và đọc khoảng cách từ máy tới mia. Kết quả đo được ghi ngay vào trang sổ. Sau đó quay máy ngắm tới mia trước dựng tại mốc CNII-8 lúc này không cần điều quang nữa để tránh sai số do thấu kính điều chỉnh tiêu cự gây ra. Ta dùng ốc vi động ngang để đưa chỉ đứng của lưới chữ thập chắn vào giữa mia và ta tiến hành đọc số trên mia mia trước mia sau CNII-7 CNII-8 Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 17 theo chỉ giữa và đọc khoảng cách từ máy tới mia. Kết quả đo được ghi ngay vào trang sổ. Bước 3: Sau khi đo xong lần 1 ta tiến hành đo lần 2 cũng tại trạm máy này, ta chỉ thay đổi chiều cao máy, cân bằng máy. Sau đó ngắm mia trước (mia dựng tại mốc CNII-8) đọc số như trên. Sau đó quay máy ngắm mia sau (mia dựng tại mốc CNII-7) đọc số. Ghi kết quả đo vào trang sổ, tiến hành tính toán so sánh với hạn sai nếu đạt yêu cầu thì mới được chuyển trạm. Bước 4: Khi chuyển sang trạm tiếp theo, mia dựng tại CNII-8 giữ nguyên và trở thành mia sau, còn mia dựng tại CNII-7 chuyển đến dựng tại điểm tiếp theo (CNII-1) và trở thành mia trươc. Tiến hành thao tác đọc số như trên cho đến khi khép về điểm gốc. 3.2.5. Bình sai, tính toán lưới khống chế độ cao - Sau khi đo xong lưới ta tiến hành tính chênh cao trung bình giữa đo đi và đo về, tính chiều dài giữa hai mốc. - Vẽ sơ đồ lưới đưa các số liệu đo và số liệu gốc lên sơ đồ. - Tiến hành bình sai lưới độ cao bằng phần mềm Pronet2002. - Thành quả bình sai lưới độ cao xem phụ lục 5 3.3. Công tác lập sơ họa mốc - Sau khi kết thúc công tác đo đạc ngoài hiện trường tất cả các điểm đường chuyền cấp 2 đều được vẽ sơ họa mốc và ghi chú điểm theo mẫu quy định. Trên sơ họa mốc có ghi chú đầy đủ, chính xác, các yếu tố địa hình, địa vật ngoài ra còn ghi rõ người chọn điểm và chôn mốc, người kiểm tra. Khoảng cách giữa các điểm địa vật cố định với mốc được đo chính xác bằng thị cự hoặc kéo thước. Kết thúc công việc hiện trường tiến hành kiểm tra, bàn giao và lập biên bản giao mốc cho chủ đầu tư và địa phương quản lý theo quy định. 3.4. Đo chi tiết địa hình - Sau khi đo đạc tính toán bình sai lưới khống chế mặt phẳng và lưới khống chế độ cao. Các điểm khống chế đã xác định được toạ độ và độ cao. Ta tiến hành đo vẽ chi tiết địa hình. Máy dùng để đo chi tiết địa hình là máy toàn đạc điện tử TOPCON – GTS 721 và 2 sào gương cao 2.5m. Dùng phương pháp cực để đo chi tiết, mật độ Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 18 điểm gương từ 10 đến đến 15m thể hiện các điểm địa vật, đường giao thông, suối và các địa vật khác. Các điểm đặt máy để đo chi tiết là các điểm khống chế trắc địa ta đã xây dựng, trong khi đo gặp nhiều dạng địa hình phức tạp không thể thấy được hết các điểm chi tiết nên ta phải bố trí các cọc phụ để đo hết các điểm chi tiết của địa hình. - Dưới đây là quy trình đo chi tiết tại trạm máy CNII-2 3 2 1 D CNII-3 CNII-2  Bước 1: Đặt máy tại CNII-2 đối tâm cân bằng máy chính xác, đo chiều cao máy, chiều cao gương. Bước 2. Khởi động máy, vào chế độ đo chi tiết - Sau khi khởi động máy, xuất hiện màn hình: Hình 5 - Kích đúp vào biểu tượng Topsurv như hình trên để vào chế độ đo chi tiết. Khi đó xuất hiện màn hình: Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 19 Hình 6 Bước 3: Để tạo một file công việc mới ta nhấn chọn Job New Hình 7 - Khi đó xuất hiện màn hình: Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 20 Hình 8 + Dòng Name ta đặt tên công việc, đây là file chứa số liệu sẽ đo. + Các dòng Created by , Comments ta khai báo tên người tạo, chú thích nếu có. + Sau đó nhấn Create để tạo file khi đo xuất hiện màn hình: Hình 9 Bước 4: Nhập toạ độ và độ cao điểm đặt máy, điểm định hướng: - Từ màn hình trên ta nhấn chọn Edit  Points xuất hiện màn hình: Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 21 Hình 10 - Sau đó nhấn vào phím Add trên màn hình tiếp tục xuất hiện màn hình: Hình 11 - Tiến hành nhập tên điểm vào dòng Point, nhập toạ độ X, Y, H lần lượt vào các dòng North, East, Elev tiếp theo nhấn OK để lưu các điểm vào máy . Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 22 Bước 5: Khai báo trạm máy - Để khai báo trạm máy, từ màn hình 9 ta nhấn chọn Survey  Occ/BS Setup Hình 12 - Xuất hiện màn hình: Hình 13 + Tiến hành nhập tên điểm đặt máy (CNII-2) vào dòng Occ point. + Chiều cao máy (1.450) vào dòng IH. + Chiều cao gương (1.350) vào dòng RH. + Tên điểm định hướng (CNII-3) vào dòng BS Point. + Ghi chú điểm đặt máy (Cồn đất) vào dòng Occ Code. + Rồi nhấn SET để lưu các thông tin vừa nhập. - Sau đó quay máy bắt chính xác chân gương dựng tại điểm định hướng CNII- 3. Nhấn ZERO để đưa giá trị bàn độ về 000’0’’. Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 23 -Tiếp theo ngắm chính xác tâm gương và nhấn Check BS để kiểm tra điểm định hướng. Nhấn Close để thoát (quay về màn hình 12). Bước 6: Thực hiện đo chi tiết - Từ màn hình 12 , nhấn chọn Survey  Observations khi đó xuất hiện màn hình: Hình 14 - Tiến hành khai báo: + Nhập tên điểm chi tiết đầu tiên vào dòng Point + Nhập ghi chú điểm chi tiết vào dòng Code - Sau đó quay máy bắt gương dựng tại các điểm chi tiết rồi nhấn Meas hoặc ấn phím ENTER để đo. Cứ như vậy ta tiến hành đo hết các điểm chi tiết tại trạm CNII- 2. Rồi mới chuyển máy sang điểm khác và thực hiện tương tự như các bước trên. - Để thể hiện chính xác ranh giới các khoanh vi thửa đất, các điểm địa vật đặc trưng. Trong quá trình đo, ngoại việc ghi chú tên điểm chi tiết, đội khảo sát còn vẽ sơ hoa . Căn cứ vào bản vẽ sơ hoạ để tiến hành nối điểm thể hiện các khoanh vi thửa đất, các địa vật đảm bảo chính xác và không bỏ sót. - Trích số liệu đo chi tiết trạm CNII-2 xem phụ lục 6 3.5. Phát triển cọc phụ: - Trong quá trình đo chi tiết địa hình có một số khu vực vì địa hình phức tạp, bị che khuất nhiều nên đội khảo sát đã phát triển cọc phụ để tăng dày lưới khống chế để đo hết các điểm chi tiết địa hình. Trích sơ họa phát triển điểm cọc phụ tại mốc CNII-2 như sau: Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 24 CP1 D CNII-3 CNII-2  - Máy toàn đạc điện tử đang đo tại mốc CNII-2, tại vị trí dự tính phát triển cọc phụ có nền đất chắc chắn và nhìn được nhiều điểm chi tiết ta đóng cọc gỗ đã vót nhọn một đầu còn đầu kia đã đóng đinh vít, đóng cách mặt đất khoảng 1cm. Dựng gương vào tâm đinh vít, dùng giá ba chân để cân bằng gương thật chính xác. - Điểm cọc phụ được đo góc, đo cạnh và đo chênh cao theo hai chiều thuận nghịch. Nếu ΔS/STB <1/300 và Δh ≤3cm/100m chiều dài thì lấy kết quả trung bình để tính toán, dựa vào tọa độ và độ cao của điểm đã biết để tính ra tọa độ và độ cao của điểm cọc phụ. 3.6. Phương pháp vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500: - Sau khi kết thúc công tác đo chi tiết. Các điểm chi tiết được lưu vào bộ nhớ của máy toàn đạc điện tử. Ta tiến hành trút số liệu điểm chi tiết từ máy đo sang máy tính bằng phần mêm chuyên dụng. Ở đây sử dụng phần mềm Topconlink để trút số liệu. - Điểm chi tiết sau khi đã trút sang máy tính, tiến hành xử lí để đưa về dạng số liệu mà phần mềm Topo2004 có thể đọc được. Ta tiến hành phun điểm chi tiết lên phần mềm Topo2004. - Căn cứ vào bản sơ hoạ và ghi chú điểm chi tiết, sử dụng các công cụ vẽ trong phần mềm Topo2004 để nối điểm, vẽ các địa vật. - Sử dụng chức năng chạy đường đồng mức để vẽ đường đồng mức. Tr-êng §¹i häc Khoa häc HuÕ B¸o c¸o Thùc tËp + §å ¸n chuyªn ngµnh SVTH: Ph¹m Minh Tèt Trang 25 - Sử dụng chức năng vẽ khung bản đồ để vẽ khung - Sử dụng phối hợp các chức năng trong phần mềm Topo2004 để biên tập hoàn chỉnh bản đồ địa hình. - Tờ bản đồ địa hình hoàn chỉnh xem ở Phụ lục 06. 3.7. Kiểm tra nghiệm thu bản đồ: - Trong quá trình thi công và hoàn chỉnh công trình, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện cụ thể theo ba bước sau: + Đơn vị thi công kiểm tra 100% sản phẩm của đơn vị mình. + Phụ trách kỹ thuật thi công kiểm tra 100% sản phẩm của đơn vị. + Phòng kỹ thuật cử người kiểm tra 100% khối lượng công việc của công trình. Trình tự các bước kiểm tra được thực hiện như sau: 3.7.1. Công tác kiểm tra nội nghiệp: - Sau khi hoàn thành công trình tiến hành kiểm tra nội nghiệp được thực hiện từng bước sau: a) Kiểm tra lập lưới khống chế mặt bằng và lưới độ cao: - Kiểm tra tất cả các số liệu đo góc bằng, đo cạnh trong lưới đường chuyền cấp 2, đo thủy chuẩn kỹ thuật, các sổ sách, các file số liệu, kết quả tính toán bình sai, sổ đo chi tiết bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 hồ sơ sổ sách số liệu. b) Kiểm tra bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500: - Kiểm tra nội dung bản đồ, kỹ thuật cũng như mỹ thuật, biên tập bản đồ, độ chính xác vị trí điểm chi tiết. Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 phải tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy phạm bản đồ. 3.7.2. Công tác kiểm tra ngoại nghiệp: - Sau khi kiểm tra nội nghiệp xong, tiến hành kiểm tra ngoại nghiệp bao gồm các công đoạn sau: a) Kiểm tra lưới khống chế mặt bằng : - Tiến hành đo kiểm tra một số góc bằng của lưới đường chuyền cấp 2. - Tiến hành đo kiểm tra một số cạnh của lưới đường chuyền cấp 2. b) Kiểm tra lưới khống chế độ cao : - Tiến hành đo (thủy chuẩn kỹ thuật) giữa hai điểm độ cao bất kỳ trong đường chuyền. 3.7.3. Kiểm tra đo vẽ chi tiết bản đồ địa hì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_lap_ban_do_do_dia_hinh.pdf
Tài liệu liên quan