Tài liệu Báo cáo Thực tập hoạt động kinh doanh: ... Ebook Báo cáo Thực tập hoạt động kinh doanh
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập hoạt động kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Phần 1 : Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Tên, địa chỉ liên lạc và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Tên gọi : Xí nghiệp may Minh Hà
Địa chỉ: Km 13 đường Hà Nội – Sơn Tây, xã Di Trạch, Hoài Đức, Hà Tây.
Quy mô hiện tại : là doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ với hơn 300 lao động và số vốn hiện tại ..
Xí nghiệp may Minh Hà là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty may Bình Minh, là đơn vị thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam.
Được thành lập vào ngày 19 tháng 5 năm 1994 theo quyết định số 232/QĐT-TC của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là bộ Công nghiệp), là đơn vị hạch toán độc lập.
Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Đầu những năm 90, khi Bộ Công nghiệp tiến hành chính sách cắt giảm biên chế trong đó có viện điều dưỡng II. Sau khi tan rã, Bộ công nghiệp đã quyết định giao toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và cán bộ công nhân viên cho xí nghiệp may Minh Hà tiếp quản.Điều này thật sự khó khăn cho xí nghiệp nói riêng và công ty nói chung bởi hầu hết cơ sở hạ tầng đã cũ nát không phù hợp là phân xưởng, bên cạnh đó công nhân viên đều không phù hợp với công việc của xí nghiệp.
Từ khi thành lập đến nay, được sự đầu tư kịp thời của Nhà nước mà chủ đầu tư là công ty may Bình Minh, cùng với sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty dệt may Việt Nam, xí nghiệp đã không ngừng phát triển và thu được những kết quả đáng khích lệ.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật: hiện nay, xí nghiệp đã được trang bị hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của xí nghiệp. Xí nghiệp có tổng diện tích 12.761m2, trong đó 3.290 m2 là phân xưởng, 1500 m2 là nhà điều hành. Máy móc thiết bị của xí nghiệp gồm 3 bộ là hơi, 1 nồi hơi, 160 máy bằng kim brother…
Về đội ngũ công nhân viên : tính đến tháng 12/2006 số lượng cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp là 398 nhân viên.
Những năm gần đây thị trường may mặc nước ta nói riêng và thị trường thế giới nói chung có nhiều biến động và không ngừng tăng về mọi mặt cả về chất lượng và giá cả.Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên mới chỉ qua 10 năm thành lập, toàn thể xí nghiệp đã có những nỗ lực khích lệ điều này thể hiện xí nghiệp đã hai lần được tặng thưởng huân chương lao động hạng II và III vào những năm 1998 và 1999. Năm 2001, xí nghiệp được bộ công nghiệp tặng bằng khen về thành tích trong phong trào thi đua lao động.
Mặc dù với hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, chặng đường đó tuy còn ngắn nhưng với sự năng động và sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo xí nghiệp đã không ngừng phát triển và luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Có thể nói nhờ đó mà xí nghiệp đã phát triển về mọi mặt nhanh chóng đưa xí nghiệp lên ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu trong cơ chế mới, tìm được chỗ đứng vững trên thị trường.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng số vốn kinh doanh
6.852.700
7.402.000
7.977.979
8.730.650
Doanh thu
23.306.920
23.856.220
24.432.200
25.836.215
Lợi nhận trước thuế
5.384.432
5.697.930
6.620.700
7.423.845
Tổng số CNV
210
216
310
350
Thu nhập bq
698
750
816
904
(Nguồn: phòng kế toán)
Chức năng nhiệm vụ của của doanh nghiệp
Xí nghiệp may Minh Hà có nhiệm vụ chủ yếu là may gia công cho nước ngoài và sản xuất, kinh doanh hàng may mặc phục vụ nhu cầu trong nước. Mặt hàng chính là áo Jácket, áo sơ mi cao cấp, quần âu.. Bên cạnh đó công ty còn nhận gia công hàng hóa cho các đơn vị tổ chức trong nước có nhu cầu.
Các loại mặt hàng sản xuất của xí nghiệp : Sơ mi cao cấp, quần kaki, áo jăcket 2-3 lớp, đồ pizama…
Công nghệ sản xuất và một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu
Đối với các sản phẩm dệt may, phần lớn các bước công việc là tương tự nhau, dưới đây là công nghệ sản xuất của doanh nghiệp:
Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản phẩmVải
Cắt
May
KCS
Hoàn thành
Đóng gói
Nhập kho thành phẩm
Công đoạn in, thêu
Quy trình công nghệ sản xuất là một quy trình liên tục được tổ chức trên dây chuyền khép kín. Từ khâu nguyên liệu đưa vào là vải được đưa đến bộ phận cắt, sau đó được chuyển đến bộ phận may(nếu sản phẩm nào phải in, thêu thì phải qua công đoạn in, thêu thì mới chuyển đến công đoạn may). Sau khi may hoàn thành, sản phẩm được đưa đến bộ phận kiểm tra chất lượng, tiếp đến là giai đoạn là, đóng gói và nhập kho thành phẩm.
Mỗi công đoạn của quy trình công nghệ đều có một mức độ quan trọng nhất định, song công đoạn quan trọng nhất là công đoạn cắt, bởi vì cắt sai kích thước sẽ dẫn đến hỏng hàng loạt sản phẩm.
1.3.2. Bản tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm quần HH160
a, Đặc điểm:
Quần dài thân trước có 2 túi hàm ếch, có một túi nhỏ ở trong túi hàm ếch, thân sau có 2 túi ốp đáy túi nhọn, có đường trang trí ở túi quần, thân sau có đề cúp. Các đường đề cúp thân sau, miệng túi hàm ếch, diễu túi ốp thân sau đều chạy máy 2 kim. Túi nhỏ thân trước dán thấm cả lót túi.
b, Quy trình:
* Cắt
Yêu cầu xác định kỹ mặt phải, trái.
Đánh số lên mặt trái của vải, đánh số 100% vào phía cuối cùng của sản phẩm tại điểm giữa của chi tiết, riêng những chi tiết có dán mex thì đánh số ở mặt phải của chi tiết, từ mép vải đến hết số cao không quá 0.8cm(tất cả số cao 0.5cm).
Trải vải phải trải đều tay, không được trải căng quá, không được trải trùng quá.
Cắt đúng đường kẻ sơ đồ
Khi có khổ vải thay đổi phải báo ngay cho phòng kỹ thuật để giác lại sơ đồ.
Vải chính có thể trải 50-60 lá /1 bàn. Vải lót trải 70 lá/1bàn
Phải dỡ vải trước khi cắt 24 h đối với vải khaki chun.
Phối kiện phải đúng theo số thứ tự đánh số tránh nhầm mầu.
Phải cắt chính xác từng chi tiết nhỏ ở máy cắt vòng.
* May
- Thân trước
May đáp túi vào lót túi bằng máy kansai(chỉ tết trên, tết dưới), chỉ cùng mầu vải chính chỉ là chỉ kim to 30/3, chỉ móc là chỉ nhỏ 40/2.
May miệng túi nhỏ thân trước bằng đường liễu 1/4”, dán hoàn chỉnh túi nhỏ thân trước vào đáp túi hàm ếch bên phải quần khi mặc.
May lộn miệng túi thân trước với lót túi, mí diễu miệng túi thân trước bằng đường may 1/16”-1/18”, ghim xung quanh miệng túi thân trước, vắt sổ xung quanh lót túi bằng máy vắt sổ 2 kim 5chỉ.
Đáp khóa bản to TP 4cm từ đường tra chân khóa đến mép gập đôi sao cho khi kéo khóa lên che kín đáp moi, diễu moi từ cạnh moi đến đường diễu ngoài bằng 1 3/8”, dài khóa moi từ cỡ 0-5 bằng 2 1/2”, từ cõ 7-15 là 3”. Đường diễu moi 1/16”-1-18”.
May đáp moi: áp 2 mặt phải vào nhau, may lộn 1 đường, mí kẹp chì. Ghim khóa vào moi đúng phong không bùng vặn, réo moi. Chắp vắt sổ chập đũng trước bằng máy 2k5c, mí diễu đũng trước bản to đường may diễu 1/16”-1/4” thân bên moi đè thân bên đáp khóa. Bản to bọ 3/8” ở giữa hai đường quấn đũng trước và dưới đường chắp dàng 0.1cm cho khỏi bị dúm đũng.
Đính bọ moi: bọ dài 3/8” nằm đúng đường diễu moi trong, bọ bắt đầu từ mép ngoài của moi vào. Đính bọ phía trong đáp moi, bọ ngang chốt khóa.
- Thân sau
Thân sau có 2 túi đáy nhọn, trên 2 túi có may đường trang trí, mí diễu miệng túi1/16”-1/4” dán túi vào thân bằng đường mí 1/16”, sau đó diễu xung quanh, đính bọ 2 miệng túi, tp bọ dài 3/8”, bọ nằm ngang đúng đường mí miệng túi.
Chắp đề cúp thân sau bằng máy 2k5c sau đó mí diễu lên thân sau đường may từ dọc quần đến cạnh mác là 2 1/4”.
Chắp đũng sau bằng máy 2k5c, lật đường may về bên trái khi mặc, mí diễu 1/16”-1/4” lên thân sau trái.
Vắt sổ dọc quần bằng máy vắt sổ 3c, chắp dọc quần bằng máy 1k sao cho đáp túi hàm ếch êm, phẳng quần không bị bùng, vặn ống.
Mí dọc lên thân sau quần, đường may 1/16”, đường mí dọc quần dài 5” TP(tính từ đường tra cạp), đính bọ tại điểm cuối cùng của đường mí dọc, bọ dài1/2”
Ghim mác bảo vệ vào mác sử dụng, mác sử dụng đặt bên trái quần khi mặc quần cách đường tra cạp tp bằng 3”, mác đặt ở thân sau quần.
Chắp giàng bằng máy vắc sổ 2k5c phải chú ý ngã tư đũng thật bằng nhau, thân trước để lên thân trên, thân sau xuống dưới. Mí giàng quần bằng đường may 1/16”, mí lên thân trước quần.
May cạp: Dán mex cạp ngoài, may viền cạp lót bản to 1/4”, may lộn sống cạp, bản to cạp TP 1 1/2”.
Tra cạp đúng các điểm sang dấu, mí xung quanh cạp 1/16. Mác chính và mác cỡ trong cạp quần: đặt mác chính nằm giữa bản to cạp lót và giữa mác trùng với đường mí đũng. Mác cỡ đặt sang cạnh bên trái khi mặc của mác chính, mí đều không bong mác.
Đường mí chân cạp cách hết bản viền cạp lót là 1/2”.
Dán mex đỉa, may dây đỉa bằng máy kansai, dây đỉa quần bản to 1/2”, dài TP là 2 1/4”.
- Cách chia đỉa
Có 5 đỉa quần, đỉa thân trước một cạnh đặt về phía moi, một cạnh cách đường diễu túi 1/8”(chân cạp) đỉa sau đặt đường diễu đỉa trùng với đường mí diễu đũng thân sau, đỉa thứ ba(đỉa hông) đặt đỉa 1 và đỉa 2 trùng nhau điểm giữa là giữa đỉa. Đỉa 4 và 5 lấy đỉa giữa thân sau làm chuẩn gập đôi cạp sắp cho 2 mép sống cạp bằng nhau đánh dấu các điểm đỉa đối xứng sang bên còn lại.
May gấu quần cuốn lá ba bản to 1/2”, may gấu quần bằng máy 1 kim.
- Cúc-khuyết
Thùa khuyết cạp đầu tròn, khuyết thùa giữa bản to cạp, từ đầu cạp đến đầu chỉ của khuyết là 3/8” (từ đầu cạp đến dao chém là 1/2”), sang dấu sang đầu cạp bên kia để đính cúc.
c, Yêu cầu kỹ thuật
Quần may xong phải êm, phẳng, không bùng vặn, vênh, không bỏ mũi, xểnh mí.
Độ đối xứng phải an toàn. Ví dụ: 2 túi hàm ếch, 2 túi sau, các đường trang trí túi sau.
Đường may sống cạp và đường may tra cạp khi may xong phải sủa đều đường may là 1/2”
Phải là mặt trái của miệng túi thân trước sau đó mới may vào quần.
Tất là các đường may đều 1/2”.
Tất cả các đường may mí, diễu phải đều nhau, không bỏ mũi, sểnh mí.
Từ sườn đến đỉa phải chính xác và bằng nhau.
Đường may vắt sổ không được bỏ mũi
Tất cả các đường nối chỉ phải trùng khít.
Tất cả các đường mí phải đều 1/16”, các đường diễu phải đều 1/4”.
Mật độ mũi chỉ 4 mũi/1cm.
Các vị trí túi phải đúng.
Bọ đính phải đầy đủ, chắc chắn, đúng kích thước. Bọ moi, túi sau, túi nhỏ thân trước dài 3/8”, đỉa dài 1/2”, bọ đường mí dọc 1/2”.
Khóa may xong phải êm, kín, đúng chủng loại, đúng thông số.
Quần may xong phải đầy đủ thông số theo tác nghiệp.
Vệ sinh công nghiệp phải đảm bảo, quần may xong không dây dầu, ố bẩn, chỉ phải nhặt sạch sẽ.
Cúc đóng xong phải chắc chắn, khi cài vào đầu cạp phải êm, chữ của cúc phải nằm nganh theo đúng chiều của cúc.
Tất cả phải dùng phấn bay, tuyệt đối không được dùng phấn đất hoặc bút bi để sang dấu.
Không được tẩy bằng bàn chải, không được dùng hóa chất như: xà phòng, cồn.
+ Chú ý
Phụ liệu đi theo mầu vải chính
Dùng chỉ 30/3 cho tất cả chỉ trên và chỉ dưới(may cạp, may gấu).
Dùng chỉ 40/2 cho đường may: chỉ dưới, chỉ vắt sổ, chỉ đính bọ.
Đường vắt sổ lót túi, vắt sổ đáp moi để dư chỉ 1cm và gập lên chặn sát vào mép vải, chặn về phía mặt trái của đường vắt sổ.
Là hoàn thiện phải êm, phẳng.
Lót túi in chữ Dickies đen:dùng chỉ vắt sổ lót túi mầu đen.
Lót túi in chữ Dickies trắng: dùng chỉ vắt sổ lót túi mầu trắng.
Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp
Do đặc thù ngành sản xuất là ngành hàng may mặc, hình thức tổ chức sản xuất theo dây chuyền chuyên môn hóa sản phẩm. Mỗi một dây chuyền sẽ phụ trách sản xuất một loại mã sản phẩm của doanh nghiệp.Tuy nhiên, ở khâu đầu tiên là khâu cắt sản phẩm và khâu đóng gói sản phẩm lại được thực hiện ở cùng một địa điểm đối vối mọi sản phẩm. Điều này không những giúp doanh nghiệp đơn giản hoá bộ phận sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cắt và đóng gói từng loại sản phẩm.
Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Hình 2: Sơ đồ kết cấu tổ chức sản xuất của xí nghiệp
PGĐ phụ trách kỹ thuật
Quản đốc
Phân xưởng
cắt
Phân xưởng may
Phân xưởng hoàn thành
Tổ cắt
Tổ may
Tổ KCS
Tổ là
Tổ đóng gói
Phó giám đốc kỹ thuật có quyền chỉ đạo cao nhất, quản đốc trực tiếp chỉ đạo trực tiếp sản xuất. Các bộ phận sản xuất là một quy trình công nghệ liên tục, khép kín có quan hệ trực tiếp với nhau, nối tiếp nhau để hoàn thành sản phẩm
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng, trong đó mọi quyết định đều ra ban giám đốc đưa ra và các phòng ban chức năng đóng vai trò, tư vấn hỗ trợ ban giám đốc trong quá trình ra quyết định.
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Ban giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh và XNK
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may
Phân xưởng hoàn thành
Phòng kỹ thuật cơ điện
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:
Ban giám đốc : gồm 3 người, 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
+ Giám đốc: là đại diện pháp nhân của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước công ty, trước pháp luật về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo, giao nhiệm vụ cho các phòng ban và đưa ra quyết định cuối cùng.
+ Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách ngoại giao tìm kiếm đối tác làm ăn, chỉ đạo ký kết các hợp đồng sản xuất, cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm toàn bộ về khâu lãnh đạo kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm, xây dựng và chỉ đạo các định mức vật tư, nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm.
Phòng tổ chức hành chính gồm 5 người: có nhiệm vụ giúp việc cho lãnh đạo trong việc bố trí, tuyển dụng và đào tạo lao động, giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động. Chịu trách nhiệm về khâu hành chính, quản lý và mua sắm cáC thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, lập kế hoạch xây dựng cơ bản, sửa chữa nhà cửa, chỉ đạo công tác bảo vệ, công tác văn thư, bảo mật, phục vụ khi khách đến làm việc.
Phòng kế toán tài vụ gồm 4 người: thực hiện công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp, hạch toán đầy đủ và chính xác tình hình thực tế cho mọi hoạt động kinh tế phát sinh, đánh giá tình hình nhằm cung cấp thông tin cho giám đốc ra quyết định.
Phòng kế hoạch gồm 3 người: có nhệm vụ tham mưu cho lãnh đạo trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đề ra các biện pháp quản lý và sử dụng vật tư có hiệu quả, đôn đốc thực hiện kế hoạch đề ra đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên và đạt hiệu quả.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu gồm 5 người: có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây dựng phương án kinh doanh, tìm kiếm đơn đặt hàng, nguồn hàng và thực hiện tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
Phòng kỹ thuật cơ điện gồm 4 người chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật của máy móc thiết bị, quy trình sản xuất, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho từng mặt hàng, thiết kế mẫu mã mới, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị theo định kỳ, chịu trách nhiệm về công tác chất lượng của sản phẩm
Ngoài các phòng ban trên, xí nghiệp còn có 3 phân xưởng sản xuất gồm phân xưởng cắt, phân xưởng may, phân xưởng hoàn thành nằm trực tiếp dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc.
Phần 2 : Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây
Chính sách sản phẩm – thị trường
Chính sách giá
Chính sách phân phối
Chính sách xúc tiến bán
Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp
Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp
Phân tích công tác lao động tiền lương
Nguồn nhân lực là một nguồn lực vô cùng quý giá, nguồn lực này có tác động chủ yếu lên sự tồn tại và phát triển lớn mạnh của công ty. Đối với một nước có nền kinh tế đang trong gian đoạn phát triển như Việt Nam, trong cơ cấu dân số có 70% dân số đang ở độ tuổi lao động đây là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và tuyển dụng lao động. Đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, nhu cầu về lao động là rất lớn do đó việc nghiên cứu và đánh giá lao động trong doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết
Hiện tại tổng số lao động của doanh nghiệp là 398 lao động chia thành 2 bộ phận: bộ phận lao động trực tiếp gồm 370 người và bộ phận lao động gián tiếp là 28 người và độ tuổi bình quân toàn đơn vị là 24.
Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 2. Cơ cấu lao động theo trình độ:
TT
Chức vụ
Số người
Trình độ
ĐH
CĐ
TC
Bậc thợ
6/7
5/7
4/7
3/7
2/7
PT
I
Lao động gián tiếp
28
1
Giám đốc
1
1
2
Phó giám đốc
2
2
3ông nhân trực tiếp
Phòng TCHC
3
1
1
1
4
Phòng kế toán tài vụ
3
3
5
Phòng KD&XNK
5
3
1
1
6
Phòng KT
4
3
1
7
Quản lý phân xưởng
4
4
8
Bảo vệ
6
II
Lao động trực tiếp
370
Công nhân trực tiếp
368
11
7
9
16
43
282
Công nhân cơ khí
2
2
Tổng
398
13
2
7
11
7
9
16
45
282
(Nguồn: phòng kế toán)
Qua bảng phân loại lao động ta có thể thấy số người có trình độ đại học là 13 lao động chiếm 3.27%, trình độ cao đẳng là 2 người chiếm 0.52% số lượng lao động, trung học chuyên nghiệp là 7 người chiếm 1.56% tổng lao động. Số lượng lao động trực tiếp 370 lao động chiếm xấp xỉ 93% tổng lao động của toàn xí nghiệp trong đó công nhân kỹ thuật là 88 người chiếm 24.11%, lao động phổ thông là 282 người chiếm 68.22%. Số lượng lao động trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp tuy nhiên số lượng lao động phổ thông của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động.
Còn một đặc điểm lớn trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp là số lượng lao động nữ là 366 lao động chiếm 92% tổng số lao động toàn công ty. Điều này cũng dễ hiểu vì may mặc là nghề phù hợp với nữ giới bởi sự khéo léo và kiên nhẫn trong công việc. Do vậy đòi hỏi xí nghiệp phải chú ý nhiều đến các chế độ như ốm đau thai sản và các điều kiện làm việc khác cho lao động nữ.
Ngoài ra trong ngành may biến động về nhân công là rất lớn, theo báo cáo về tình hình lao động của phòng tổ chức hành chính của xí nghiệp trong năm 2006 số lượng lao động bỏ việc, chuyển việc là 244 lao động tức là số lao động bỏ việc hàng tháng là 20.3 lao động. Điều này đặt ra một vấn đề lớn trong hoạt động tổ chức và quản lý người lao động.
Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động
Nguồn lao động của xí nghiệp chủ yếu đến từ hai nguồn cơ bản: cán bộ xí nghiệp trực tiếp tuyển dụng công nhân kỹ thuật may từ các trường trung học dạy nghề trên địa bàn tỉnh, ngoài ra hiện tại xí nghiệp tổ chức những khóa đào tạo nghề may ngắn hạn 2 tháng liên tục mở tại xí nghiệp. Những học viên này trong thời gian đào tạo được nhân viên phòng kỹ thuật trực tiếp giảng dạy và thực hành trên những mã sản phẩm của doanh nghiệp. Trong thời gian đào tạo học viên được hưởng lương trên những sản phẩm đạt chất lượng như đối với đơn giá cho công nhân may, ngoài ra họ còn được hưởng chế độ cơm trưa như đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Sau thời gian đào tạo, học viên nào đạt yêu cầu sẽ được chuyển trực tiếp lên dây chuyền sản xuất để sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên về lâu dài, điều này sẽ dẫn đến chất lượng lao động không cao do đó năng suất lao động thấp, chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương
Tổng quỹ lương hay còn gọi là quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ. Hay nói cách khác tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
Do đặc thù kinh doanh của xí nghiệp là doanh nghiệp chuyên gia công hàng may mặc, tổng quỹ lương của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên doanh thu gia công.
Theo quy chế của công ty, tổng quỹ lương được trích 52% -54% trực tiếp từ đơn giá gia công làm tổng quỹ lương sau đó được phân bổ cho từng khối trong doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhất định, do đó tổng quỹ lương kế hoạch và thực tế của xí nghiệp đều dựa trên kế hoạch và thực tế sản xuất.
Bảng. Tổng quỹ lương thực tế của doanh nghiệp tháng 7 năm 2006
stt
Tªn thµnh phÈm
§VT
SL
DTGC
tl ®T(52%)
§GGC(USD)
DTGC(Tg:15900)
1
hh108
ch
1,930
1.45
44,496,150
23,137,998
2
2384
ch
4,737
1.20
90,381,960
46,998,619
3
nhh6011
ch
5,286
0.85
71,440,290
37,148,951
4
nhh11
ch
1,792
0.85
24,218,880
12,593,818
5
hh193
ch
638
1.12
11,361,504
5,907,982
6
hh131
ch
2,544
1.25
50,562,000
26,292,240
7
Al874g
ch
5,052
1.00
80,326,800
41,769,936
8
nhh6014
ch
2,096
0.82
27,327,648
14,210,377
9
107g
ch
636
1.30
13,146,120
6,835,982
10
nhb1011
ch
661
0.95
9,984,405
5,191,891
11
hh900
ch
24
3.00
1,144,800
595,296
12
hh9003
ch
24
3.00
1,144,800
595,296
13
nhb6011
ch
768
0.85
10,379,520
5,397,350
14
j107
ch
4,357
1.60
110,842,080
57,637,882
15
hh160
ch
870
1.12
15,492,960
8,056,339
16
112h
ch
1,125
0.90
16,098,750
8,371,350
17
WP 291
ch
10,926
0.142
24,668,723
12,827,736
18
WP 292
ch
8,000
0.142
18,062,400
9,392,448
Tæng céng
"
51,466
621,079,790
322,961,491
Ph©n bæ cho CNTT (TK622): 74.4%
240,283,349
QL PV X(TK627): 7.6%
24,545,073
HC-NV(TK642):18%
58,133,068
(nguồn: phòng kế toán tài vụ)
Đối với mỗi loại sản phẩm, phòng kỹ thuật nghiên cứu thiết kế một dây chuyền sản xuất riêng. Chia từng bước công việc, bấm thời gian cho từng bước công việc đó, định mức lao động cần dùng cho công việc đó. Từ đó tính được thời gian chế tạo một sản phẩm, tổng số lao động cần dùng, nghiên cứu bố trí máy móc sao cho có khoa học. Do đó đối với đơn giá tiền lương thực tế được xây dựng dựa vào đơn giá gia công và quy trình công nghệ của từng mã hàng.
Bảng . Quy trình công nghệ và đơn giá tiền lương của mã hàng quần HH 160
Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân
Thực tế doanh nghiệp sử dụng 2 hình thức trả lương :hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng cho lao động gián tiếp và hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho công nhân lao động trực tiếp dựa trên tổng quỹ lương thực tế
Trong mối tháng xí nghiệp trả lương 2 lần. Lần 1 vào ngày 10 hàng tháng: tạm ứng cho CNV, lần 2 vào cuối tháng sau khi tính lương và các khoản trả cho công nhân viên, xí nghiệp tiến hành trả nốt phần còn lại.
Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp
Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành nên sản phẩm. Vì vậy đặc điểm và chất lượng của nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tính đồng đều và tiêu chuẩn hóa của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng.
Đặc thù nguyên liệu, vật liệu của xí nghiệp không gây khó khăn trong quá trình vận chuyển và bảo quản, nhưng nếu việc vận chuyển, bảo quản không tốt thì chất lượng của nguyên liệu, vật liệu không tốt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Do vậy xí nghiệp cần phải có biện pháp quản lý, vận chuyển, dự trữ phù hợp với từng loại nguyên vật liệu tránh hư hỏng mất mát làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của xí nghiệp.
Tuy nhiên với đặc thù là một doanh nghiệp may gia công nên các loại nguyên vật liệu chủ yếu của doanh nghiệp không bao gồm vải, các loại mác… đó là những nguyên vật liệu doanh nghiệp nhận về khi nhận đơn hàng gia công do đó không tính vào các loại nguyên vật liệu của xí nghiệp. Mà nguyên vật liệu của doanh nghiệp bao gồm những loại nguyên liệu doanh nghiệp mua về để phục vụ việc may hoàn thành sản phẩm.
Việc phân loại nguyên vật liệu ở xí nghiệp được dựa trên nội dung kinh tế và chức năng của vật liệu trong quá trình sản xuất gồm:
Vật liệu chính : gồm chỉ các loại: chỉ đỏ,chỉ trắng, chỉ mạ non, khóa các loại và khuy: khuy đồng, khuy 14 ly, khuy 12 ly đen.. , cúc…
Vật liệu phụ: phấn may, phấn thỏi, bút chì, kim các loại
Vật liệu khác: ghim, chổi, đui đèn, bóng đèn, kéo, dao thùa…
Bảng. Các loại nguyên liệu của xí nghiệp
STT
Loại nguyên vật liệu
Đvị tính
STT
Loại nguyên vật liệu
Đvị tính
1
Chỉ các loại
cuộn
12
Kim các loại
chiếc
2
Giấy chống ẩm
gam
13
Phấn may
viên
3
Đạn nhựa
hộp
14
Bút sáp
chiếc
4
Vải viền cạp
m
15
Bút chì
chiếc
5
Khóa
chiếc
16
Phấn may
viên
6
Khuy
bộ
17
Giấy sao sơ đồ
kg
7
Cúc
chiếc
18
Dao 8E
chiếc
8
Băng dính
cuộn
19
Dao thùa
chiếc
9
Thùng carton
chiếc
20
Dao vắt sổ
bộ
10
Túi P.E
chiếc
21
Móc vắt gấu
bộ
11
Giấy than
kg
(nguồn: kho vật tư )
Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là lượng vật liệu lớn nhất cho phép dùng để sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Đối với mỗi chủng loại nguyên vật liệu sẽ có một định mức tiêu hao vật liệu khác nhau.
Hiện nay khi giao nguyên vật liệu cho xí nghiệp khách hàng thường tính 2-3% hao hụt cho xí nghiệp. Việc xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu dựa trên định mức của khách hàng, sau đó phòng kế hoạch tiến hành may mẫu và tính toán định mức dựa trên mức hao phí nguyên vật liệu thực tế đồi với từng mã hàng. Trong quá trình sản xuất xí nghiệp cố gắng tiết kiệm một cách triệt dể, kiểm tra sát sao từng công đoạn, tránh những sai sót về mặt kỹ thuật . Bởi những hoạt động này nên công ty chỉ sử dụng khoảng 1% hao hụt, còn 1-2% công ty sử dụng may những sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước, tạo thêm thu nhập cho công ty. Tuy nhiên những sản phẩm này lại phải chịu thuế cao đặc biệt trong việc tính thuế VAT cho mặt hàng này. Những vật tư này không có giấy tờ đầu vào nên sản phẩm nên không được khấu trừ thuế VAT đầu ra, điều này công ty có nhận thấy nhưng chưa có hướng giải quyết cụ thể.
Dưới đây là phiếu định mức tiêu hao nguyên vật liệu của một sản phẩm quần.
Bảng. Phiếu định mức
Mã hàng: Quần HH160
STT
Tên nguyên phụ liệu
Đvị
Số lượng
Ghi chú
1
Vải chính co giãn
y/sp
1.42
Đm khách: 1.44y/sp
2
Vải lót túi
y/sp
0.077
Đm khách: 0.1y/sp
3
Vải viền cạp
y/sp
0.02
4
Mex
y/sp
0.09
Đm khách: 0.16y/sp
5
Chỉ 30/3
m/sp
100
# Vải chính
6
Chỉ 40/2
m/sp
205
# Vải chính
7
Chỉ may mác
m/sp
2
# đỏ
8
Chỉ gióng 20/9
m/sp
0.2
# Vải chính
9
Cúc dập
c/sp
1
27 L(Silve)
10
Khóa
c/sp
1
0-5 :3, 7-15: 3
11
Mác chính
c/sp
2
1 mác to+ 1 mác nhỏ
12
Mác cỡ
c/sp
1
13
Mác bảo vệ
c/sp
1
14
Mác sử dụng
c/sp
1
15
Kim máy bằng
c/sp
1/70
Kim 16 thường
16
Kim vắt sổ 3chỉ
c/sp
1/200
Kim 16 thường
17
Kim vắt sổ 5chỉ
c/sp
1/500
Kim 16 tốt
18
Kim đôi
c/sp
1/500
Kim 16 tốt
19
Kim kansai
c/sp
1/300
Kim 16 tốt
20
Kim bọ
c/sp
1/400
Kim 18 tốt
21
Kim thùa
c/sp
1/700
Kim 16 tốt
22
Thẻ bài vuông
c/sp
1
23
Thẻ bài dài đỏ
c/sp
1
24
Thẻ bài dài đỏ đen
c/sp
1
25
Phấn thường
c/sp
1/150
Kẻ cạp
26
Phấn bay
viên/sp
1/150
27
Bút sáp
c/sp
1/300
(màu sáng dùng bút chì)
28
Giấy chống ẩm
tờ/sp
2.2
Khổ A4
29
Băng dính kiểm hàng
m/sp
0.05
30
Băng dính dán thùng
m/thùng
5
# trắng
31
Băng dính 1cm
m/sp
0.2
32
Túi nilon to
c/sp
1/35-40
ghép cỡ mỗi cỡ một túi ni lon
(nguồn: phòng kỹ thuật)
Xí nghiệp dựa trên phiếu định mức để tính hành cấp phát nguyên vật liệu đối với những mã hàng sản xuất. Đối với vải, các loại cúc, mác được cấp phát đích danh theo từng mã hàng, từng tổ sản xuất và xí nghiệp không hạch toán giá xuất kho đối với loại vật liệu này. Với các loại nguyên vật liệu này, ngoài những định mức từ khách hàng xí nghiệp còn được hưởng % hao hụt từ khách hàng. Xí nghiệp luôn cố gắng xây dựng và sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm nhằm hạ giá thành sản phẩm đồng thời tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối với các loại nguyên liệu khác được cấp theo số lượng xuất kho theo từng tổ sản xuất, đối với loại nguyên liệu này xí nghiệp xuất theo hình thức giá bình quân trong kỳ.
Tình hình quản lý ở hệ thống kho.
Tại xí nghiệp, tình hình dự trữ nguyên vật liệu do kế hoạch sản xuất sản phẩm, phòng kinh doanh đã ký hợp đồng lâu dài,thường xuyên, ổn định với một số dơn vị bán hàng, từ đó phòng kinh doanh tiến hành đặt hàng những nguyên liệu cần thiết cho khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Mỗi khi nhận được đơn đặt hàng gia công từ khách hàng xí nghiệp tiến hành đặt mua những nguyên vật liệu cần thiết cho đơn hàng theo định mức đã được đặt ra.Tức là xí nghiệp không xây dựng hình thức dự trữ nguyên vật liệu tối ưu.
Hệ thống kho tàng của doanh nghiệp nằm tập trung tại một điểm ở khu giữa xí nghiệp gần phân xưởng cắt và phân xưởng hoàn thành, giảm tối đa công vận chuyển bốc dỡ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát nguyên liệu và nhập kho thành phẩm. Hệ thống kho của doanh nghiệp gồm: kho vật liệu và kho thành phẩm. Kho vật liệu bao gồm kho vải và kho phụ liệu. Thông thường khi có lệnh sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ đưa xuống kho bảng mẫu và định mức vải và các loại nguyên phụ liệu đối với các loại sản phẩm.
Khối lượng công việc ở kho khá nhiều đặc biệt ở kho phụ liệu khi phụ liệu cho sản phẩm may rất nhiều chủng loại và kích cỡ do đó đòi hỏi những nhân viên kho phải thật sự kiên nhẫn và cẩn thận trong việc bảo quản tránh thất thoát.
Tuy nhiên với khối lượng công việc khá nhiều, nhân viên kho lại ít (2 người), số lượng vật tư quản lý nhiều loại, không phân ô để bảo quản và dự trữ từng loại nguyên vật liệu nên việc thất thoát là không tránh khỏi.
Thông thường việc cấp phát nguyên vật liệu chủ yếu căn cứ và lệnh sản xuất của phòng kế hoạch- kinh doanh, căn cứ vào định mức tiêu hao để tính nguyên vật liệu cho từng tổ sản xuất. Khi cấp phát nguyên vật liệu thực hiện chế độ ghi phiếu, cuối ca có tổ trưởng, KCS, quản đốc ký nhận vào thẻ kho rồi chuyển sang kế toán để có cơ sở làm quyết toán cho từng tháng. Tuy nhiên, do khối lượng công việc ở kho là khá lớn, nhân viên ở kho phụ liệu kiêm luôn kho thành phẩm, nên khi nhiều lúc công nhân ở các tổ lên lấy phụ liệu không có thời gian đếm chính xác số lượng cấp phát, không ghi phiếu xuất kho do đó nhiều lúc xảy ra mất mát, thiếu hụt.
Ngoài ra, khi cấp phát nguyên vật liệu lại được cấp phát theo từng mã hàng, mà trong kho nguyên vật liệu không thể phân loại theo từng mã hàng mà chỉ phân theo từng chủng loại và kích cỡ của nguyên phụ liệu, hơn nữa trong một năm hệ thống kho chỉ tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu 2 lần do đó không thể phát hiện ngay những mất mát, thiếu hụt hay thừa nguyên vật liệu của từng mã hàng trước khi kiểm kê. Hơn nữa khi tiến hành kiểm kê, nhiều khi kế toán cũng không trực tiếp tiến hành kiểm kê đối chiếu với thủ kho số lượng và giá trị trên sổ sách mà chỉ lấy số ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8509.doc