BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
Cần Giờ - ĐH Nông Lâm – VQG Cát Tiên – Đà Lạt
CHUYÊN NGÀNH LÂM SINH
Mã ngành: D620205
SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN VĂN HIỂU
MSSV: B1311054
Lớp Lâm Sinh Khóa 39
Cần Thơ – 2016
i
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh Tiếng Việt
BQL Ban quản lí
RNM Rừng ngập mặn
VQG Vườn quốc gia
ĐHCT Đại học Cần Thơ
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
1 Bản đồ Khu d
23 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo thực tập Giáo trình Cần giờ - ĐH Nông lâm – Vườn quốc gia Cát tiên – Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 7
2 Tập thể cán bộ giảng viên Khoa Lâm Nghiệp 10
3 Một góc Vườn hoa Đà Lạt 13
4, 5 Để di chuyển được tới Cần Giờ, đoàn phải qua Phà Bình 13
Khánh.
6, 7 Đoàn thực tập tham quan khu rừng đước rừng ngập mặn Cần 14
Giờ
8, 9, 10 Nuôi hàu – Mô hình sinh kế bền vững tại RNM Cần Giờ Mô 14
11 Khỉ tại Cần Giờ 15
12 Mô hình làm muối và nuôi hàu tại Cần Giờ 15
13 Sam và So biển 16
14 Thầy Nam chia sẽ công trình nghiên cứu của mình tại hội 18
trường khoa Lâm nghiệp.
15 Cán bộ VQG giới thiệu sơ nét về VQG Cát Tiên và một số lưu 18
ý cho sinh viên khi đi vào rừng tham quan
16 Dây đỏ buộc lên trên các cành cây nhằm đánh dấu hương đi 19
cho đoàn tham quan
17 Gốc cây Tung 19
18 Thác Bến Cự 19
19 Khu trồng xương rồng tuyệt đẹp 21
20, 21 HST rừng thông và sinh cảnh Đà lạt nhìn từ trên cao 21
22 Hồ Đa Thiện 23
ii
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường đại học Cần Thơ, ngoài sự nỗ lực phấn
đấu của bản thân còn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và nhiệt tình hỗ trợ từ quý thầy cô,
gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, Tôi xin chân thành cám ơn đến:
Quý thầy cô giảng dạy, đặc biệt là quý thầy cô trong Bộ môn Tài nguyên đất đai đã truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu, chia sẽ kinh nghiệm trong thực tế và nhiệt tình giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Xin Cám ơn Thầy Lê Tấn Lợi đã cùng tham gia đoàn và chia sẽ những kiến thức hữu ích
cho đoàn. Thầy Võ Quốc Tuấn đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện vạch kế hoạch và
lên lịch trình cho chuyến thực tập.
Xin cám ơn Quý thầy tại Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, các bộ tại BQL rừng phòng
hộ Cần Giờ, VQG Nam Cát Tiên đã hỗ trợ hướng dẫn tận tình cho đoàn.
Cám ơn các bạn trong lớp Lâm sinh khóa 39 đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình
thực tập.
Cảm ơn gia đình đã quan tâm, chăm sóc, tạo nguồn động lực để con vượt qua những khó
khăn và phấn đấu trong học tập, cùng con chia sẽ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc
sống, là chỗ dựa vững chắc để con tự tin bước đi trên con đường học tập.
Xin chân thành cám ơn !
iii
PHẦN MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Thực tập giáo trình là giai đoạn thực tập trong một khoảng thời gian nhất định, áp dụng
cho sinh viên năm cuối ngành Lâm sinh, Đại học Cần Thơ.
Thực tập giáo trình sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế được áp dụng vào
thực tiễn lâm sinh là nền tảng vững chắc cho việc làm tốt nghiệp và định hướng việc
làm sau này.
Học phần thực tập nghề nghiệp được tính 2 tín chỉ bắt buột trong chương trình đào tạo
ngành Lâm sinh
II. NỘI DUNG TIẾN HÀNH THỰC TẬP
1. Thời gian thực tập giáo trình: Từ ngày 19/07/2016 đến ngày 23/07/2016
2. Thành viên đoàn thực tập
- Thầy cô dẫn đoàn:
+ PGS. TS Lê Tấn Lợi – Trưởng đoàn
+ TS. Võ Quốc Tuấn
+ Ths. Lý Hằng Ny
+ KS. Lý Trung Nguyên
+ KS. Phan Nhựt Trường
- Cùng 67 Sinh viên ngành Lâm sinh khóa 39, Đại học Cần Thơ.
3. Địa điểm thực tập giáo trình
- Địa điểm 1: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
- Địa điểm 2: Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm – TP. Hồ Chí Minh
- Địa điểm 3: VQG Cát Tiên
- Địa điểm 4: Vườn hoa Đà Lạt
- Địa điểm 5: Thác Datanla
- Địa điểm 6: Thung lũng tình yêu
- Địa điểm 7: Thiền viện Trúc Lâm – Đà Lạt
- Địa điểm 8: Cty CP Rừng hoa Đà Lạt
iv
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ............................................................................................................... i
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. ii
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................... iii
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA .................................................................................................................. iv
II. NỘI DUNG TIẾN HÀNH THỰC TẬP ..................................................................................... iv
1. Thời gian thực tập giáo trình: .................................................................................................... iv
2. Thành viên đoàn thực tập ........................................................................................................... iv
3. Địa điểm thực tập giáo trình ...................................................................................................... iv
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP ............................................... 6
1. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ ................................................................................................ 6
2. Khoa Lâm nghiệp – Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh ........................................................... 9
3. Vườn Quốc gia Cát Tiên ............................................................................................................... 10
3.1. Vị trí ........................................................................................................................................ 11
3.2. Các hợp phần ......................................................................................................................... 11
3.3. Lịch sử .................................................................................................................................... 11
3.4. Đa dạng sinh học ................................................................................................................... 11
3.5. Thất bại đề cử di sản thế giới ............................................................................................... 12
4. Vườn hoa TP. Đà Lạt .................................................................................................................... 12
II. NỘI DUNG THỰC TẬP GIÁO TRÌNH ................................................................. 13
1. Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ ...................................................................... 14
1.1. Sinh kế của người dân Cần Giờ ........................................................................................... 14
1.2. Một số hình ảnh thu thập được tại Cần Giờ ....................................................................... 15
2. Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. HCM ...................................................................... 17
3. VQG Cát Tiên ................................................................................................................................ 18
4. Hệ sinh thái Rừng Đà Lạt ............................................................................................................. 20
4.1. Khái quát về Rừng đà lạt ...................................................................................................... 20
4.2. Một số khu sinh thái đoàn tham quan thực tập .................................................................. 20
III. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 23
v
PHẦN NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
1. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài
động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của
các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. UNESCO đã công nhận đây là khu
dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập
mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam
1.1. Vị trí địa lý
Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng
Nai – sông Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.
6
Hình 1: Bản đồ Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
(Ảnh:
Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long
An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ở phía Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139
ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực
vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài
chim, cò.
7
1.2. Hình thành
Trước chiến tranh, Cần Giờ là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú.
Nhưng trong chiến tranh bom đạn và chất độc hóa học đã làm nơi đây trở thành "vùng đất
chết". Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về Thành phố Hồ Chí Minh, và năm 1979 UBND
thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường
Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh
thái ngập mặn[3]. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20
nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại
rừng khác.
Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB
của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng
lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Sự khôi phục và phát triển cũng như bảo vệ của khu rừng này ghi nhận sự đóng góp rất lớn
của lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chi Minh và nhân dân Cần Giờ. Hiện
khu rừng đã được giao cho chính người dân nơi đây chăm sóc và quản lý.
1.3. Hệ sinh thái
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian
giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái
nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh
hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên
150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy
sinh, cá và các động vật có xương sống khác.
Về thực vật: nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần
trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng,
v.v Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất
canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả. Khảo sát
của Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2007) ghi nhận rừng ngập mặn Cần Giờ có 220 loài thực
vật bậc cao với 155 chi, thuộc 60 họ; trong đó, các họ có nhiều loài nhất gồm: họ Cúc
(Asteraceae) 8 loài, họ thầu dầu (Euphorbiaceae) 9 loài, họ Đước (Rhizophoraceae) 13 loài,
họ Cói (Cyperaceae) 20 loài, họ Hòa thảo (Poaceae) 20 loài, họ Đậu (Fabaceae) 29 loài.[6]
Về động vật: khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá
trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có
vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (gekko gekko),
kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn
cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja), rắn hổ chúa (ophiophagus hannah),
vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus) Khu hệ chim có khoảng 130
loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước
sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.
Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục,
chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Đây cũng là địa điểm lý
tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
8
Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành "lá phổi" đồng thời là "quả thận" có chức năng làm
sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng
Nai - Sài Gòn đổ ra biển Ðông.
1.4. Di tích lịch sử
Từ năm 1966 đến 30-4-1975, bộ đội đặc công Rừng Sác đã đánh gần 400 trận lớn nhỏ, loại
khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 lính Mỹ và chư hầu; đánh chìm và cháy 356 tàu, thuyền
chiến đấu, đánh đắm 13 tàu vận tải, bắn cháy 145 giang thuyền; bắn rơi 29 máy bay trực
thăng. Trong tổng số hơn 1.000 chiến sĩ thì có đến 860 đã hy sinh (trong đó 767 người hy
sinh từ năm 1966 tới 1975, trong đó có 542 chiến sĩ đến nay vẫn chưa tìm thấy xác. Ngày
23/9/1973, Đoàn 10 - Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác được phong tặng danh hiệu Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngày nay, rừng Sác có một tưởng niệm bộ đội đặc công Rừng Sác được coi là di tích lịch
sử cấp quốc gia.
1.5. Du lịch
Từ một vùng đất nghèo, Cần Giờ đã đổi thay khi được Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch
và phát triển thành khu du lịch sinh thái. Năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm
trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập, tháng 2/2003 đã được
chức du lịch thế giới cũng công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh
thái phát triển bền vững của thế giới ở nước ta. Ở đây có nhiều hoạt động du lịch thú vị như
tham quan đầm dơi, đi thuyền trên sông, thăm sân chim với rất nhiều loài chim sinh sông,
tiếp xúc với đàn khỉ hoang dã, tìm hiểu về hệ thực vật - động vật nơi đây.
Tiếp giáp về phía Nam của rừng Cần Giờ là biển Đông. Biển Đông trong xanh, bờ cát mịn,
với không khí thoáng mát với một khu sinh thái, đang được xây dựng trở thành khu du lịch
hiện đại.
2. Khoa Lâm nghiệp – Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
Khoa Lâm Nghiệp được thành lập năm 1955 thuộc trường Đại học Nông Lâm Súc. Năm
1985, Khoa Lâm Nghiệp, trường Ðại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh ngày nay được sát
nhập từ 3 Khoa: Khoa Lâm Nghiệp của trường Ðại học Nông nghiệp 4, khoa Lâm Học và
khoa Công Nghiệp Rừng của trường Cao Ðẳng Lâm Nghiệp Ðồng Nai. Hiện nay khoa có
2 ngành bậc đại học: ngành Lâm Nghiệp và ngành Chế biến Lân sản với 6 bộ môn chuyên
ngành và đào tạo 2 ngành bậc sau đại học: Lâm Sinh và Công nghệ chế biến lâm sản,
trong đó đào tạo tiến sĩ ngành Kỹ thuật Lâm sinh. Khoa Lâm Nghiệp đã đào tạo nhiều kỹ
sư và thạc sĩ, tiến sĩ ngành Lâm Nghiệp và Chế biến lâm sản ở các tỉnh phía Nam. Các kỹ
sư và thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo tại Khoa hiện đang giữ các trọng trách ở các Sở, ban
ngành, Trường, Viện và các doanh nghiệp. Uy tín về đào tạo của Khoa Lâm Nghiệp đã
được các cơ sở công nhận, hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều nhận được việc làm phù hợp
với ngành học.
Ban Chủ Nhiệm Khoa:
Trưởng Khoa: PGS. TS. Phạm Ngọc Nam
Phó Trưởng Khoa: ThS. Hoàng Văn Hòa
Phó Trưởng Khoa: TS. La Vĩnh Hải Hà
9
Bộ môn trực thuộc:
+ Bộ môn Lâm sinh
+ Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng
+ Bộ môn Nông Lâm kết hợp và Lâm nghiệp xã hội
+ Bộ môn Công nghệ Chế biến Lâm sản
+ Bộ môn Công nghệ Giấy và Bột Giấy
+ Bộ môn Thiết kế Đồ gỗ Nội thất.
Nhân sự: Khoa có 44 cán bộ và công nhân viên, trong đó: có 04 Phó giáo sư Tiến sĩ, 07
tiến sĩ, 28 thạc sĩ và 07 kỹ sư, cử nhân.
Chương trình đào tạo: ngành Lâm nghiệp và ngành Chế biến Lâm sản.
Trong đó, ngành Lâm nghiệp gồm 3 chuyên ngành là:
1. Lâm nghiệp (Lâm sinh)
2. Quản lý tài nguyên rừng
3. Nông Lâm kết hợp
Ngành Công nghệ Chế biến Lâm sản gồm 3 chuyên ngành:
1. Chế biến Lâm sản
2. Công nghệ Giấy và Bột giấy
3. Thiết kế Đồ gỗ Nội thất.
Hình 2: Tập thể cán bộ giảng viên Khoa Lâm Nghiệp 2015 (Ảnh: Khoa Lâm nghiệp)
3. Vườn Quốc gia Cát Tiên
Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú,
Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách
Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng
đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm
10
1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối
khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7
năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành
lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng).
3.1. Vị trí
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50" tới 11°50′20" vĩ bắc, và từ
107°09′05" tới 107°35′20" kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và
Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những
khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
3.2. Các hợp phần
Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực
này dành để bảo tồn loài tê giác. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi
là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu
(rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ,
Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng
137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và
phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù
Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên.
3.3. Lịch sử
Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên
và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có loài
tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế
giới quan tâm. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10 năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và
Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt
Nam. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên
hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị
săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành
vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá
sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng
này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội Hoa
Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các loại tre,
cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và sau chiến
tranh giảm đáng kể.[cần dẫn nguồn] Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt,
phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng.
3.4. Đa dạng sinh học
Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại.
Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu
rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng:
đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài
nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác một sừng. Cư dân địa phương
11
và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược và được
mua bán với giá cao trên thị trường (khoảng trên dưới 20.000 USD/sừng).
Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan.
Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới". Ngày 4 tháng
8 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Hệ đất ngập nước Bàu Sấu là Khu
Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ 2 của Việt Nam với tổng diện tích là 13.759 ha (trong
đó có 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151ha đất ngập nước quanh năm).
3.5. Thất bại đề cử di sản thế giới
Năm 2013, tại kỳ họp thứ 37 của Ủy ban Di sản thế giới tại Campuchia Vườn quốc gia Cát
Tiên từng được đưa ra bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới nhưng bị thất bại (Hồ sơ Cát
Tiên được các cơ quan tư vấn của UNESCO đặt ở mức N - Not recommended for
inscription, tức không được khuyến khích để ghi danh). Trước đó, Cát Tiên ứng cử hồ sơ
di sản theo tiêu chí X về đa dạng sinh học.
4. Vườn hoa TP. Đà Lạt
Vườn hoa thành phố Đà Lạt trước đây còn có tên gọi là vườn hoa Bích Câu cũng có thời
gian được gọi là công viên hoa Đà Lạt. Vườn hoa này được bắt đầu xây dựng và trồng các
loại hoa từ năm 1966 sau đó bỏ hoang và đến năm 1985 thì được xây dựng mới và trồng
các loài hoa đẹp để phục vụ khách du lịch.
12
Vườn hoa nằm phía đông Hồ Xuân Hương bên cạnh sân Golf Đồi Cù thơ mộng cách trung
tâm thành phố Đà Lạt khoảng 2km.
Hình 3: Một góc Vườn hoa Đà Lạt (Ảnh: Ng. V Hiểu)
Với tổng diện tích trồng hoa phục vụ khách tham quan lên tới 7000m2 thì nơi đây chắc
chắc là một trong những vườn hoa lớn nhất Việt Nam và thế giới.
Được xem như một bảo tàng hoa tươi với trên 300 loại hoa đủ loại từ các loại hồng, cẩm
tú cầu, mimosa.... Ngoài ra còn có một số loại hoa ngoại nhập như cúc, đồng tiền, đỗ
quyên.
II. NỘI DUNG THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
Khoảng 4g30’ ngày
19/07/2016 đoàn thực
tập giáo trình bắt đầu
khởi hành từ Hội trường
lớn khu II, ĐHCT. Xe
bắt đầu lăn bánh di
chuyển tới Khu dự trữ
sinh quyển RNM Cần
Giờ tới khoảng 9g00
cùng ngày.
Hình 4, 5: Để di chuyển được tới Cần Giờ, đoàn phải qua Phà Bình Khánh. (9g45’)
13
1. Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ
Đến Rừng ngập mặn Cần Giờ, đoàn nhận được sự hướng dẫn tận tình từ Ban quản lí rừng
phòng hộ Cần Giờ. Tại đây, đoàn thực tập:
- Nghe báo cáo tổng quan sơ lược về khu rừng ngập mặn Cần Giờ
- Tham quan mô hình sản xuất kinh tế của người dân Cần Giờ
- Tìm hiểu hệ sinh thái, đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cần Giờ
Hình 6, 7: Đoàn thực tập tham quan khu rừng đước rừng ngập mặn Cần Giờ
1.1. Sinh kế của người dân Cần Giờ
Rừ ng ngập mặn Cần Giờ không chỉ có vai trò lớn trong việc đảm bảo môi sinh, giảm thiểu
tác hại của thiên nhiên, khắc phục hiện tượng nước biển dâng mà còn đóng vai trò rất
quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế của con người.
Hình 8, 9, 10: Nuôi hàu – Mô hình sinh kế bền vững tại RNM Cần Giờ
Thêm một số mô hình kinh tế tại Cần Giờ như: Nuôi Ốc len, nghêu, làm muối, du lịch sinh
thái, v.v
14
1.2. Một số hình ảnh thu thập được tại Cần Giờ
Hình 11: Khỉ tại Cần Giờ
Hình 12: Mô hình làm muối và nuôi hàu tại Cần Giờ (trên xuống)
15
Tại khu trưng bày tiêu bản của
BQL RNM Cần Giờ đoàn được
giới thiệu về một số loại động
thực vật của rừng ngập mặn Cần
Giờ. Đặc biệt, được hướng dẫn
cách phân biệt SAM và SO để
tránh ngộ độc.
Sam biển, so biển là đông̣ vâṭ
giáp xác thân mềm, sống ở biển.
Trên thế giới họ Sam
SAM BIỂN
SO BIỂN (Xiphosuridae) có 4 loài, còn ở
Việt Nam chỉ có 2 loài là sam biển
Hình 13: Sam và So biển (Tachypleus tridentatus) và so
biển (Carcinoscorpius rotundicauda).
Phân biệt SAM và SO
Tachypleus tridentatus, dân gian gọi là sam biển (sam lớn). Khu vực phân bố của nó là
các vùng ven biển. Môi trường sinh sống thiết yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều
cao. Đuôi sam biển có gờ mặt lưng, hình tam giá c. Sam biển sống thành từ ng căp.̣ Mỗi cặp
sam làm tổ đều sinh sống kiểu một vợ một chồng và sống cùng nhau cho đến hết đời. Mỗi
cặp sam đẻ nhiều trứng. Sau khi đẻ trứng, sam cái bò đi nơi khác. Trứ ng đươc̣ phát triển
thành ấu trùng, sam con và sam trưởng thành. Sam biển đươc̣ khai thác, buôn bán tại và sử
dung̣ làm thưc̣ phẩm. Sam biển không gây ngộ độc.
Carcinoscorpius rotundicauda, dân gian goị là so biển (sam nhỏ). Khu vực phân bố của
nó cũng là ven biển. Môi trường sinh sống thiết yếu là các lạch nước ngọt. So biển có hình
hài rất giống sam biển, nhưng kích thước nhỏ hơn sam biển và không đi theo thành từng
cặp. Chiều dài thân của so biển thường khoảng 20 - 25 cm (không kể đuôi), toàn thân màu
xanh nâu đậm, đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng
hay tròn. Trong so biển có độc tố tetrodotoxin.
16
Tiêu bản một số loại thực vật ngập mặn đặc trừng tại Cần Giờ
Vẹt Dù Trang Cóc đỏ
2. Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. HCM
Khoảng 8g00, ngày 20/7/2016 đoàn đã đến được Đại học Nông Lâm, tại đây cả đoàn nghe
giới thiệu cơ bản về sự hình thành và phát triển khoa Lâm nghiệp;
Mấm đen
Đồng thời nghe thầy Viên Ngọc Nam chia sẽ về các công trình nghiên cứu lâm nghiệp của
mình cũng như của khoa Lâm nghiệp, đặc biệt với những công trình nghiên cứu về rừng
ngập mặn tại Cần Giờ, Bạc Liêu, Cà Mau v.v
17
Hình 14: Thầy Nam chia sẽ công trình nghiên cứu của mình tại hội trường khoa Lâm
nghiệp.
3. VQG Cát Tiên
Chia tay Cần Giờ, đoàn tiếp tục di chuyển ra VQG Cát Tiên tiếp tục hành trình học tập
thực tế của mình.
Hình 15: Cán bộ VQG giới thiệu sơ nét về VQG Cát Tiên và một số lưu ý cho sinh viên khi
đi vào rừng tham quan.
18
Hình 16: Dây đỏ buộc lên trên các cành cây nhằm đánh dấu hương đi cho đoàn tham quan
Sau khi nghe giới thiệu về
VQG Cát Tiên, cả đoàn tiếp tục
đi xuyên rừng để tìm hiểu về hệ
sinh thái rừng nhiệt đới tại Cát
Tiên. Trong chuyến đi bắt gặp
được rất nhiều loài cây gỗ quý
hiếm như Tung, Gõ đỏ, Cẩm
lai.. cũng một số loài có giá trị
làm dược liệu.
Sau khi đi hết các cung đường
đoàn tiến tới Thác Bến Cự.
Hình 17: Gốc cây Tung Hình 18: Thác Bến Cự
19
4. Hệ sinh thái Rừng Đà Lạt
4.1.Khái quát về Rừng đà lạt
Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên là 39.106 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp
chiếm 25.646 ha với tỷ lệ 73,9%. Đặc điểm chung của quần thể thực vật Đà Lạt là rừng
thông 3 lá thuần loại xen kẽ với rừng lá rộng.
Do có vị trí tự nhiên đặc biệt cùng với quần thể rừng thông thuần loại nên rừng Đà Lạt được
coi là rừng cảnh quan, phục vụ cho du lịch – nghỉ dưỡng. Vì thế, các chương trình định
hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Lạt trước đây và hiện nay đều nhấn mạnh
đến việc bảo tồn cảnh quan tự nhiên, khai thác thế mạnh điều kiện khí hậu tự nhiên để phục
vụ cho phát triển du lịch – nghỉ dưỡng, khẳng định rừng Đà Lạt là rừng đặc dụng thuộc
phạm vi bảo vệ và phát triển chứ không chú trọng đến khai thác lâm sản.
Vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đã góp phần hình thành khí hậu Đà Lạt theo kiểu khí hậu
nhiệt đới gió mùa vùng cao. Thảm thực vật ở Đà Lạt mang nhiều nét riêng biệt so với những
khu vực khác. Chúng vừa mang tính chất của thảm thực vật nhiệt đới ẩm, vừa mang tính
chất của vùng á nhiệt đới ẩm với các kiểu hình rừng khác nhau như rừng lá rộng thường
xanh, rừng lá kim, rừng hỗn giao lá kim – lá rộng, rừng hỗn giao gỗ – tre nứa, rừng tre nứa
lồ ô, trảng cỏ, cây bụi,
Đặc điểm của hệ sinh thái rừng vùng Đà Lạt là sự thay đổi rõ nét trong sự phân bố các khu
hệ động thực vật theo cao độ. Có những loài có biên độ sinh thái rộng và cũng có những
loài chỉ thích hợp với những biên độ hẹp. Các tài liệu phân loại học xác định khu hệ cao
nguyên Lang Biang có hơn 400 loài thực vật, trong đó có những loài có giá trị kinh tế cao
như thông, thông hôi, pơmu, tùng, thông nàng, có những loài là hoá thạch sống như thông
2 lá dẹt, thông đỏ, tuế lá chẻ, và có những loài đặc hữu như thông 5 lá, hồng tùng,
4.2.Một số khu sinh thái đoàn tham quan thực tập
4.2.1. Vườn hoa Đà Lạt
Khi vừa bước xuống xe đã nhìn thấy điều ngạc nhiên đầu tiên đó là cổng vào vườn hoa
được thiết kế thành một hình vòng cung đủ màu sắc được tạo nên bởi hàng ngàn chậu hoa
xếp lên nhau.
Khi vừa qua cổng đâu đâu cũng thấy chỉ hoa và hoa. Bên cạnh là hai bên lối đi là hệ thống
phun nước vô cùng ấn tượng và những cây tùng được trồng bằng những gốc cây lũa vùi
mình cả ngàn năm dưới lòng đất. Đi được vài bước du khách lại bắt gặp những mô hình
giống như chiếc xe ngựa rất dễ thương để du khách có thể ngồi nghỉ và tạo dáng chụp hình
Mỉm cười.
20
Đi thêm vài bước nữa du khách sẽ bắt gặp vườn Xương rồng khổng lồ có nguồn gốc từ
Châu Phi xa xôi.
Hình 19: Khu trồng xương rồng tuyệt đẹp
Một điểm đẹp tuyệt vời khác mà các du khách không thể bỏ qua đó là khu vực vườn lan.
Lan ở đây được trồng theo phương pháp cấy mô vô cùng hấp dẫn về màu sắc và chủng loại.
Đến với vườn hoa thành phố Đà Lạt với giá vé rất rẻ chỉ 30.000đ/người chắc chắn sẽ hài
lòng khi nhìn những loài hoa nơi đây được bàn tay của các nghệ nhân chăm sóc và tạo dáng.
4.2.2. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Để đến Thiền Viện Trúc Lâm có hai phương thức: Đi cáp treo và đi xe.
Một nhóm đoàn chọn đi cáp treo để quan sát hệ sinh thái Rừng thông và sinh cảnh bên dưới.
21
Hình 20, 21: HST rừng thông và sinh cảnh Đà lạt nhìn từ trên cao
Một số loài hoa được trồng trong thiền viện:
22
4.2.3. Thung lũng tình yêu
Bao quanh thung lũng tình yêu là Hồ Đa Thiện và rừng thông quanh năm xanh ngắt một
màu.
Hình 22: Hồ Đa Thiện
III. KẾT LUẬN
Tuy rằng thời gian thực tập khá ngắn nhưng cũng đủ để cho sinh viên ngành Lâm sinh
khóa 39, Đại học Cần Thơ có thêm những hiểu biết tại các khu vực hệ sinh thái khác
nhau như Rừng ngập mặn, Rừng nhiệt đới, rừng thông. Đồng thời giúp cho sinh viên
thêm yêu hơn về ngành Lâm nghiệp, làm trang vững bước cho công việc sau khi ra
trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
(Truy cập ngày 29/7/2016)
2.
(Truy cập ngày 29/7/2016)
3.
(Truy cập ngày 29/7/2016)
23
View publication stats
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_giao_trinh_can_gio_dh_nong_lam_vuon_quoc_gi.pdf