Báo cáo Quy trình đánh giá trọng yếu & rủi ro trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán & tư vấn DCPA

Tài liệu Báo cáo Quy trình đánh giá trọng yếu & rủi ro trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán & tư vấn DCPA: LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để khẳng định vị thế kinh tế của mình cũng như tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Việt Nam đang cố gắng để ngày càng hoàn thiện thể chế kinh tế. Một trong những yêu cầu quản lý nền kinh tế là đòi hỏi minh bạch hoá tình hình tài chính. Xuất phát từ yêu cầu đó, ngành kiểm toán tại Việt Nam đang phát triển hết sức mạnh mẽ không chỉ về quy mô mà cả loại hình dịch vụ cung cấp. Cũng xuấ... Ebook Báo cáo Quy trình đánh giá trọng yếu & rủi ro trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán & tư vấn DCPA

doc104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Quy trình đánh giá trọng yếu & rủi ro trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán & tư vấn DCPA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t phát từ hội nhập kinh tế với sự cạnh tranh của các công ty kiểm toán lớn và có uy tín trên thế giới, các công ty kiểm toán Việt Nam đang phải nỗ lực hết sức để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, đáp ứng được yêu cầu chung trên thế giới. Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA là một công ty ra đời muộn. Tuy nhiên nếu nhìn vào sự gia tăng số lượng khách hàng của DCPA trong những năm qua, có thể thấy DCPA đang tạo được uy tín, gây dựng được niềm tin với khách hàng. Đó là nhờ sự chú trọng của ban lãnh đạo công ty vào vấn đề nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Một cuộc kiểm toán chất lượng cao phải được thực hiện tốt ngay từ giai đoạn đầu tiên, đặc biệt là trong những giai đoạn đòi hỏi sự xét đoán của kiểm toán viên như giai đoạn đánh giá trọng yếu và rủi ro. Xuất phát từ tầm quan trọng, tính chất phức tạp của công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro, góp phần hoàn thiện kiến thức của bản thân, trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em xin trình bày những hiểu biết của mình về “quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA”. Chuyên đề thực tập gồm 3 phần Phần I : Tổng quan về công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA Phần II: Đặc điểm về quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA. Phần III: Hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty DCPA. PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA là một công ty quy mô nhỏ hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 2005 theo giấy phép thành lập số 0102022913 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Khi mới thành lập, công ty lấy tên là công ty TNHH tư vấn DCPA, đặt trụ sở tại số nhà 243 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Những thành viên sáng lập công ty là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, từng làm việc lâu năm tại các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Mặc dù được thành lập chỉ với 4 thành viên ban đầu, công ty đã tổ chức hoạt động khá thành công, liên tục tăng doanh thu qua các năm. Vượt qua những khó khăn ban đầu, trong năm 2006, công ty liên tục mở rông cả về quy mô hoạt động và dịch vụ cung cấp. Cuối năm 2006, công ty mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hưng Yên nhằm tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Tháng 2 năm 2007, nhằm thể hiện rõ hơn lĩnh vực hoạt động và tính chất của công ty, ban giám đốc công ty đã quyết định đổi tên công ty thành công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA, tên giao dịch tiếng Anh là DCPA Auditing and Consulting Company Limited company, đặt trụ sở chính tại số nhà 82 đường Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hiện nay, số lượng nhân viên của công ty đã tăng đến 20 người, phần lớn là những nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Thành phần khách hàng của công ty rất đa dạng,bao gồm các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA… Không chỉ dừng lại ở đó, công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA vẫn đang không ngừng phát triển, mở rộng thị trường, đa dạng hoá loại hình cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng hoạt động. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hoà nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới như hiện nay, DCPA có rất nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa, xứng tầm với các công ty kiểm toán lớn trên thế giới. 1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn DCPA (Gọi tắt là công ty DCPA) chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn (bao gồm tư vấn quản lý và tư vấn thuế). Công ty DCPA cung cấp dịch vụ cho các khách hàng với quy mô đa dạng, thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, công ty tập trung vào các công ty vừa và nhỏ, các dự án được tài trợ, các tổ chức phi chính phủ,…các khách hàng cần dịch vụ chất lượng cao với mức phí hợp lý. Các dịch vụ công ty chủ yếu cung cấp bao gồm: Dịch vụ kiểm toán Thứ nhất, kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định; Thứ hai, kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt (Cho mục đích thuế, theo yêu cầu của tập đoàn, nhà đầu tư hoặc ngân hàng ); Thứ ba, kiểm toán hoạt động; Thứ tư, kiểm toán tuân thủ; Thứ năm, kiểm toán nội bộ; Thứ sáu, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành; Thứ bảy, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án; Thứ tám, kiểm toán các thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước; Thứ chín, soát xét thông tin trên báo cáo tài chính. Dịch vụ kế toán Thứ nhất, xây dựng hệ thống kế toán, tổ chức bộ máy kế toán; Thứ hai, đào tạo, hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán tài chính; Thứ ba, trợ giúp công việc mở sổ, hạch toán kế toán và lập các báo cáo tài chính theo luật định và theo các yêu cầu cụ thể, báo cáo cho mục đích thuế; Thứ tư, trợ giúp thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính theo các chuẩn mực và chế độ khác nhau; Thứ năm, trợ giúp công việc tuyển dụng nhân viên và đào tạo nhân viên trước khi tiếp nhận công việc; Thứ sáu, trợ giúp cài đặt phần mềm kế toán và đào tạo nhân viên thực hiện công việc trên các phần mềm đã cài đặt. Dịch vụ tư vấn thuế Thứ nhất, hoạch định chiến lược thuế, lập kế hoạch thuế; Thứ hai, phân tích và xây dựng cơ cấu kinh doanh, kế hoạch kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế; Thứ ba, soát xét tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiêp; Thứ tư, tính toán chi phí thuế đối với các nghiệp vụ và giao dịch phức tạp, tư vấn giải pháp tiết kiệm chi phí thuế cho doanh nghiệp; Thứ năm, lập kế hoạch tính toán và kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu nước ngoài cho các doanh nghiệp; Thứ sáu, tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình quyết toán với cơ quan thuế Thứ bảy, tổ chức hội thảo và đào tạo kiến thức về thuế; Thứ tám, các dịch vụ tư vấn thuế khác. Dịch vụ tư vấn quản lý Thứ nhất, hỗ trợ, huy đông vốn và các giao dịch tài chính; Thứ hai, tư vấn hỗ trợ cơ cấu và tái cơ cấu doanh nghiệp; Thứ ba, xác định giá trị doanh nghiệp; Thứ tư, tư vấn lập phương án cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng; Thứ năm, trợ giúp phân tích đầu tư và lập kế hoạch kinh doanh; Thứ sáu, soát xét và đánh giá việc xây dựng hệ thông kiểm soát nội bộ; Thứ bảy, các dịch vụ đánh giá rủi ro và tư vấn kiểm soát liên quan đến môi trường kinh doanh và hệ thống thông tin của doanh nghiệp. 1.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA QUA CÁC NĂM Dựa vào bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể thấy tình hình hoạt động của công ty khả quan. Lợi nhuân, tỷ lệ lợi nhuận, số lượng khách hàng của công ty tăng qua các năm với tỷ lệ cao. Trong năm đầu tiên hoạt động, năm 2005, do mới được thành lập từ tháng 10 cùng những khó khăn ban đầu do chưa tạo được niềm tin ở nhiều khách hàng, lợi nhuận của công ty ở mức thấp (52 triệu đồng). Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 I Tổng doanh thu Triệu đồng 404,050 14.684,98 32.907,90 1 Doanh thu từ dịch vụ kế toán Triệu đồng - 245,98 1.070 2 Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán Triệu đồng 404,050 10.070 28.750 3 Doanh thu từ dịch vụ tư vấn Triệu đồng - 4.396 3.087,9 II Các chỉ tiêu LĐ-TL 1 Lao động bình quân Người 5 15 22 3 Thu nhập bình quân Triệu đồng 2,5 5,7 9,8 III Lợi nhuân Triệu đồng 52 1.500 2.750 IV Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu 0,1287 0,1021 0,0835 V Số lượng KH Đơn vị 3 50 75 Trong các năm tiếp theo, năm 2006 và 2007, số lượng khách hàng của công ty tăng lên nhanh chóng đồng thời công ty cũng dần đi vào nền nếp hoạt động, lợi nhuận của công ty tăng vượt bậc. Mặt khác, có thể thấy công ty đang dần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp. Mặc dù doanh thu của công ty vẫn chủ yếu từ hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán, tuy nhiên có thể thấy dịch vụ kế toán và dịch vụ tư vấn cũng đang dần mang lại nguồn lợi đáng kể cho doanh nghiệp. 1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bao gồm dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán và dịch vụ tư vấn. Công ty tổ chức các bộ phận riêng biệt để thực hiện các dịch vụ này. Mỗi bộ phận bao gồm một người phụ trách và các nhân viên thực hiện các công việc theo yêu cầu. 1.5. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA Công ty DCPA là công ty nhỏ với số lượng nhân viên không lớn. Tuy nhiên, công ty có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng với số lượng lớn, tính chất công việc phức tạp, đó là nhờ công ty xây dựng một hệ thống quản lý, điều hành khoa học, được phân chia thành hai khối riêng biệt: khối hành chính và khối chuyên môn Giám đốc Phó giám đốc phụ trách hành chính Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bộ phận hành chính Bộ phận kế toán Bộ phận CNTT Bộ phận kiểm toán Bộ phận tư vấn Kiểm toán BCTC Kiểm toán XDCB Tư vấn thuế Tư vấn quản lý Sơ đồ 1. Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại công ty DCPA Giám đốc: chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của công ty. Giám đốc công ty DCPA là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, từng làm việc lâu năm tại các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Các phó giám đốc: công ty có hai phó giám đốc phụ trách hai khối công việc khác nhau là khối hành chính và khối chuyên môn, cả hai đều là những kiểm toán viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tương đương giám đốc kiểm toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc khối công việc mình phụ trách. Phó giám đốc phụ trách hành chính quản lý ba bộ phận bao gồm bộ phận hành chính, bộ phận kế toán và bộ phận công nghệ thông tin. Bộ phận hành chính: thực hiện công việc quản lý hành chính, xây dựng và thực hiện các kế hoạch thu chi cho công ty, thiết lập các quy định và quản lý việc thực hiện các quy định đó, quản lý về nhân sự của công ty. Bộ phận kế toán: quản lý về mặt tài chính kế toán của công ty Bộ phận công nghệ thông tin: công ty DCPA áp dụng công nghệ thông tin và xử lý hầu hết các công việc trên máy tính nên bộ phận công nghệ thông tin và hệ thống máy tính đóng vai trò rất quan trọng. Bộ phận công nghệ thông tin chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống phần mềm được sử dụng cho toàn công ty, hướng dẫn nhân viên trong công ty sử dụng hệ thống đã được thiết lập, sửa chữa hệ thống khi có sai sót. Bộ phận công nghệ thông tin còn chịu trách nhiệm hỗ trợ các nhóm kiểm toán khi có yêu cầu từ chủ nhiệm kiểm toán. Phó giám đốc phụ trách chuyên môn quản lý hai bộ phận chính là bộ phận kiểm toán và bộ phận tư vấn. Bộ phận kiểm toán bao gồm nhiều nhân viên nhất trong các bộ phận của công ty, thực hiện dịch vụ kiểm toán mang lại hơn 80% doanh thu cho công ty. Bộ phận kiểm toán gồm hai bộ phận nhỏ là bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán xây dựng cơ bản. Bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính gồm 11 nhân viên, thực hiện các hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính theo theo quy định của công ty. Khi cần thiết bộ phận này có thể bổ sung nhân viên từ các bộ phận khác để hoàn thành tiến độ công việc do các hợp đồng kiểm toán báo tài chính chiếm đa số trong các hợp đông cung cấp dịch vụ của công ty. Bộ phận kiểm toán xây dựng cơ bản gồm 3 nhân viên, thực hiện các hợp đồng kiểm toán báo cáo đầu tư xây dựng hoàn thành theo quy định của công ty. Bộ phận này bao gồm các kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm và thường phải kết hợp với các kiểm toán viên của bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính để hình thành nhóm kiểm toán. Bộ phận tư vấn có số nhân viên không lớn, gồm hai bộ phận nhỏ là bộ phận tư vấn thuế và tư vấn quản lý. Bộ phận tư vấn thuế gồm hai nhân viên, thực hiện việc tư vấn về thuế và luật cho các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp áp dụng đúng luật thuế và có giải pháp hữu hiệu về thuế. Bộ phận tư vấn quản lý gồm hai nhân viên, thực hiện việc tư vấn cho doanh nghiệp các giải pháp quản lý, kinh doanh có hiệu quả. Nhân viên bộ phận tư vấn ngoài việc thực hiện chức năng tư vấn còn thực hiện việc trợ giúp cho bộ phận kiểm toán theo yêu cầu của chủ nhiệm kiểm toán. 1.6. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 1.6.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA là một công ty nhỏ, bộ máy quản lý đơn giản đồng thời đây là một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ chỉ gồm kế toán trưởng, kế toán thanh toán và thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty DCPA Kế toán trưởng là người điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc phụ trách hành chính về các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán trong công ty. Do cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, kế toán trưởng thực hiện việc kết chuyển chi phí, doanh thu, tính lãi lỗ, lập các sổ sách tổng hợp và báo cáo quyết toán. Kế toán thanh toán thực hiện theo dõi tình hình thu chi, sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình thanh toán của công ty với các bên như: ngân hàng, kho bạc, khách hàng… Thủ quỹ có nhiệm vụ thu tiền vào quỹ và chi tiền theo các chứng từ đã được phê duyệt, lập và ghi sổ tiền mặt 1.6.2. Đặc điểm vận dụng các chế độ kế toán 1.6.2.1. Đặc điểm vận dụng các chính sách kế toán Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA áp dụng các chính sách kế toán cơ bản sau: Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền: theo tỷ giá thực tế của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo số dư giảm dần. 1.6.2.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA áp dụng hệ thống tài khoản cấp I, cấp II và hệ thống tài khoản ngoài bảng theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính ra ngày 14/9/2006 vê chế độ kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên DCPA là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nên công ty chỉ sử dụng một số tài khoản trong hệ thống tài khoản theo quy định, đặc biệt không sử dụng các tài khoản hàng tồn kho. 1.6.2.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán Kế toán kiểm tra, ký chứng từ kế toán Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định tại quyết định 48/2006/QĐ-BTC do bộ Tài chính ban hành ngày 14/9/2006 về chế độ kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sơ đồ 3: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ kế toán 1.6.2.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này, hệ thống sổ kế toán của công ty bao gồm các loại sổ sau: Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ chi tiết Chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty DCPA Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu 1.6.2.5. Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn DCPA lập hệ thống báo cáo kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DNN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DNN Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNN Bảng cân đối tài khoản Mẫu số F01 – DNN Báo cáo kế toán được lập theo tháng và năm tài chính, mỗi năm tài chính bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. 1.7. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 1.7.1. Đặc điểm về quy trình kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA Trong số các dịch vụ công ty DCPA cung cấp cho khách hàng, kiểm toán đặc biệt là kiểm toán báo cáo tài chính được xem là dịch vụ quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của công ty. Mặc dù là một công ty nhỏ, mới thành lập chưa lâu nhưng DCPA đã thể hiện được phong cách làm việc chuyên nghiệp, tạo được niềm tin cho khách hàng. Đó là nhờ sự đầu tư thích đáng của công ty cho việc đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Các nhân viên của công ty đều là những người được đào tạo bài bản, có hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực kiểm toán và có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Mỗi cuộc kiểm toán cụ thể luôn được hướng dẫn bởi một kiểm toán viên có hiểu biết sâu rộng về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Trong tất cả các cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên được yêu cầu phải tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo tính độc lập, khách quan và trung thực đồng thời tuân thủ các quy định về kỹ thuật nghiệp vụ trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế. Hệ thống phương pháp kỹ thuật kiểm toán của công ty DCPA được xây dựng một cách khoa học trên cơ sở vân dụng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Phương pháp kiểm toán của DCPA tập trung vào các vấn đề có mức rủi ro cao giúp các kiểm toán viên vừa tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán vừa vận dụng linh hoạt vào từng cuộc kiểm toán cụ thể. Quy trình chung của một cuộc kiểm toán do công ty DCPA thực hiện gồm 6 giai đoạn như sau Thực hiện các công việc trước kiểm toán Lập kế hoạch kiêm toán tổng thể Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Thực hiện kiểm toán Kết luận và lập báo cáo kiểm toán Thực hiện các công việc sau kiểm toán Sơ đồ 5: Quy trình kiểm toán tại công ty DCPA 1.7.1.1. Thực hiện các công việc trước kiểm toán Trước khi chấp nhận một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, tình hình hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị, qua đó đánh giá khả năng thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng từ đó đánh giá khả năng chấp nhận cuộc kiểm toán. Việc thu thập thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh của khách hàng là một quá trình tích luỹ liên tục, các thông tin này có thể thu được từ các nguồn cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm các nguồn sau: Kinh nghiệm thực tiễn về đơn vị và ngành nghề kinh doanh của đơn vị trên báo cáo tổng kết, biên bản làm việc, báo chí; Hồ sơ kiểm toán năm trước; Trao đổi với giám đốc, kế toán trưởng hoặc cán bộ, nhân viên của đơn vị được kiểm toán; Trao đổi với kiểm toán viên nội bộ và xem xét báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị được kiểm toán; Trao đổi với kiểm toán viên khác và với các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán hoặc hoạt động trong cùng lĩnh vực với đơn vị được kiểm toán; Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán; Các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán; Các tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp (Nghị quyết và biên bản các cuộc họp, tài liệu gửi cho các cổ đông hay cho cơ quan cấp trên, báo cáo quản lý nội bộ…) Những hiểu biết về tình hình kinh doanh là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra các xét đoán chuyên môn. Mức độ hiểu biết về tình hình kinh doanh và việc sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ trợ giúp kiểm toán viên trong các công việc: Đánh giá rủi ro và xác định các vấn đề đáng chú ý; Lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả; Đánh giá bằng chứng kiểm toán; Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho đơn vị được kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, hiểu biết về tình hình kinh doanh là rất quan trọng để giúp kiểm toán viên xét đoán trên các khía cạnh cụ thể sau: Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; Phân tích rủi ro kinh doanh và các phương án giải quyết của giám đốc; Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán; Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độ trọng yếu đó trong quá trình kiểm toán; Đánh giá sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán; Đánh giá các ước tính kế toán và giải trình của giám đốc; Xác định các vùng phải chú ý đặc biệt trong việc kiểm toán và các kỹ năng kiểm toán cần thiết; Xác định các bên liên quan và nghiệp vụ phát sinh giữa các bên liên quan; Xác định các thông tin có mâu thuẫn; Xác định các tình huống bất thường; Đặt ra câu hỏi thăm dò và đánh giá mức độ hợp lý của các câu trả lời; Xem xét sự phù hợp của chế độ kế toán, các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Để sử dụng hiệu quả các hiểu biết về tình hình kinh doanh, kiểm toán viên phải đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng tổng thể từ những hiểu biết của mình đến báo cáo tài chính của đơn vị cũng như sự phù hợp của các cơ sở dẫn liệu trong báo cáo tài chính so với những hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình kinh doanh. 1.7.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vị dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán. Những vấn đề chủ yếu kiểm toán viên phải trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm: Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán Bao gồm Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểm toán; Các đặc điểm cơ bản của khách hàng như: Lĩnh vực hoạt động, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước; Năng lực quản lý của ban giám đốc. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thông kiểm soát nội bộ Bao gồm: Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó; Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán; Hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và những điểm quan trọng mà kiểm toán viên dự kiến thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu Bao gồm: Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định những vùng kiểm toán trọng yếu; Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán; Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến; Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kế toán phức tạp bao gồm cả những ước tính kế toán. Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán Bao gồm: Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán; Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán; Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với các thủ tục kiểm toán độc lập. Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra Bao gồm: Sự tham gia của các kiểm toán viên khác trong công việc kiểm toán những đơn vị cấp dưới như các công ty con, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; Sự tham gia của chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác; Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán; Yêu cầu về nhân sự. Các vấn đề khác Bao gồm: Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị; Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm; Điều khoản của các hợp đồng kiểm toán và trách nhiệm pháp lý khác; Nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng. 1.7.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể là dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của kế hoạch kiểm toán cụ thể là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán cụ thể được thiết kế phù hợp sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán như: Sắp xếp công việc và nhân lực hợp lý, đảm bảo sự phối hợp giữa các kiểm toán viên; Giúp chủ nhiệm kiểm toán dễ dàng quản lý, giám sát cuộc kiểm toán; Là bằng chứng chứng minh các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện. Kế hoạch kiểm toán cụ thể gồm 3 phần: trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư. Mỗi một trắc nghiệm được thiết kế gồm 4 nội dung: Thủ tục kiểm toán cần được sử dụng: hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập một loại bằng chứng kiểm toán ở một thời điểm nào đó trong khi tiến hành kiểm toán. Quy mô mẫu chọn: kiểm toán viên cần tiến hành chọn mẫu theo phương pháp khoa học để chọn được mẫu có tính đại diện, phản ánh được đặc trưng cơ bản của tổng thể. Khoản mục được chon: Khi quyết định được số lượng mẫu thì cần phương pháp chọn mẫu. Thời gian thực hiện: Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán đã đề ra. 1.7.2.4. Thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ triển khai một cách tích cực và chủ động kế hoạch kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ hợp lý và trung thực của bảng khai tài chính trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Trước hết, cần đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ để quyết định việc sử dụng các trắc nghiệm kiểm toán. Nếu kiểm toán viên khẳng định không thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ, công việc kiểm toán sẽ được triển khai với việc sử dụng một số lượng lớn các trắc nghiệm độ vững chãi. Nếu kiểm toán viên khẳng định có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ, có thể sử dụng kết hợp các trắc nghiệm đạt yêu cầu với trắc nghiệm độ vững chãi trên một số lượng ít hơn các nghiệp vụ. Nếu kiểm toán viên đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức cao thì bằng chứng kiểm toán được thu thập và tích luỹ chủ yếu qua trắc nghiệm đạt yêu cầu kết hợp với một số ít trắc nghiệm độ vững chãi. Nếu kiểm toán viên đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức thấp thì trắc nghiệm độ tin cậy được thực hiện với số lượng lớn hơn. Có thể thấy trắc nghiệm đạt yêu cầu chỉ được triển khai với mục đích thu thập bằng chứng đảm bảo về sự tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cùng với trắc nghiệm đạt yêu cầu, trong mọi trường hợp phải sử dụng trắc nghiệm độ vững chãi như trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp số dư, trắc nghiệm độ tin cậy. Có thể xem xét khái quát các thủ tục kiểm toán như sau: Thủ tục kiểm soát Thủ tục kiểm soát được thực hiện trong trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá ban đầu là hoạt động có hiệu lực nhằm chứng minh được thiết kế các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách thể kiểm toán là thích hợp và hoạt động kiểm soát được triển khai theo đúng thiết kế. Các phương pháp kỹ thuật kiểm toán được áp dụng trong thủ tục kiểm soát bao gồm: Điều tra; Phỏng vấn; Thực hiện lại; Kiểm tra từ đầu đến cuối; Kiểm tra ngược lại. Thủ tục phân tích Thủ tục phân tích thường được thực hiện kết hợp với thủ tục kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng và khi sắp kết thúc cuộc kiểm toán để đánh giá tính hợp lý chung của bảng khai tài chính. Thủ tục phân tích thường gồm các giai đoạn chủ yếu sau: Phát triển mô hình: xác định các biến tài chính và quan hệ giữa chúng; Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ: tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng kiểm toán thu thập được từ thủ tục phân tích; Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ; Phân tích nguyên nhân chênh lệch: chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót cũng có thể do chính ước tính trong phân tích. Lới giải thích cần được tìm hiểu từ những nhân viên của khách thể kiểm toán. Nếu qua tiếp xúc vẫn không có được lời giải thích hợp lý thì cần xem xét lại giả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính. Nếu vẫn còn chênh lệch thì lời giải và bằng chứng cần được giải quyết qua các thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu; Xem xét những phát hiện qua kiểm toán. Thủ tục kiểm tra chi tiết Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong thủ tục kiểm tra chi tiết bao gồm: so sánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra thực tế, quan sát, soát xét lại chứng từ sổ sách. Quá trình kiểm tra chi tiết bao gồm các bước cơ bản sau: Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết: gồm các công việc: xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật, lựa chọn các khoản mục trong tổng thể . Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết: Nếu không lựa chọn tất cả các khoản mục để kiểm tra chi tiết, có thể lựa chọn khoản mục dựa trên cơ sở chọn điển hình những khoản mục chính hoặc chọn mẫu đại diện hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Lựa chọn khoản mục chính: Thường là những khoản mục mà theo đánh giá, kinh nghiệm và sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên thấy chúng là khoản mục không phát sinh thông thường, không dự đoán trước được hay dễ có sai phạm. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã lựa chọn. Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết. Xử lý chênh lệch kiểm toán: chênh lệch kiểm toán nếu có cần được điều tra tính chất và nguyên nhân, thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, báo cáo cho ban giám đốc. Với chênh lệch kiểm toán không được sửa đổi, cần lập tóm tắt tính trọng yếu của những chênh lệch này và xét khả năng ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính. 1.7.2.5. Kết luận và lập báo cáo kiểm toán Kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải tập hợp các sai sót, đưa ra các bút toán điều chỉnh, đánh giá mức độ ảnh hưởng tới báo cáo tài chính. Sau đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập và phát hành báo cáo kiểm toán. Trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận về báo cáo tài chính được kiểm toán, trong đó trình bày ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của các thông tin định lượng và sự trình bày các thông tin định lượng này trên báo cáo tài chính do khách hàng lập. Công ty DCPA yêu cầu các kiểm toán viên trình b._.ày báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán quy định cả về nội dung, kết cấu và hình thức. Kết cấu một báo cáo kiểm toán bao gồm: Tên, địa chỉ công ty kiểm toán; Số hiệu báo cáo kiểm toán; Tiêu để báo cáo kiểm toán; Người nhận báo cáo kiểm toán; Mở đầu báo cáo kiểm toán; Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán; Ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính; Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán Chữ ký và đóng dấu. Có 4 loại ý kiến kiểm toán mà kiểm toán viên có thể trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: Ý kiến chấp nhận toàn phần Ý kiến chấp nhận từng phần Ý kiến từ chối Ý kiến không chấp nhận 1.7.1.6. Thực hiện các công việc sau kiểm toán Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, Công ty DCPA thường tiến hành họp tổng kết các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán để rút kinh nghiệm. Các vấn đề cần lưu ý cho các năm kiểm toán tiếp theo được đặc biệt lưu ý và được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán là nơi lưu giữ tất cả các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên trong mỗi cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán là tài sản quan trọng của công ty và vì vậy thường được lưu giữ một cách cẩn thận. Sau khi thực hiện kiểm toán, các Kiểm toán viên của công ty, tùy theo cấp bậc của mình sẽ phải thường xuyên có mối liên hệ với khách hàng để trợ giúp khách hàng trong quá trình thực công việc theo đúng phương châm Công ty là người bạn đồng hành của doanh nghiệp. Ngoài ra, tại Công ty DCPA, việc đánh giá nhân viên sau mỗi cuộc kiểm toán là một thủ tục bắt buộc. Thông qua đó, mỗi nhân viên sẽ thu được các bài học kinh nghiệm thực tế rất hữu ích cho các cuộc kiểm toán tiếp theo. 1.7.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA Hồ sơ kiểm toán bao gồm tất cả các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán là tài sản của công ty kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán gồm 2 loại: hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm. Hồ sơ kiểm toán chung chứa đựng các thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng. Hồ sơ kiểm toán năm là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính. Hồ sơ kiểm toán tại công ty DCPA được lập rất khoa học, được lưu trữ bằng văn bản và trong mạng máy tính nội bộ của công ty. Hồ sơ kiểm toán chung thường bao gồm: quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp, các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như chính sách thuế, các tài liệu liên quan đến nhân sự, thoả ước lao động, hợp đồng liên doanh, liên kết. Hồ sơ kiểm toán năm thường bao gồm: Thông tin về người lập, kiểm tra hồ sơ kiểm toán; Các văn bản về tài chính, kế toán, thuế, báo cáo kiểm toán, thư quản lý, báo cáo tài chính và các báo cáo khác; Hợp đồng kiểm toán, thư hẹn kiểm toán, phụ lục hợp đồng, bản thanh lý hợp đồng; những bằng chứng về thay đổi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng; Những bằng chứng và kết luận trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và những đánh giá khác; Những bằng chứng đánh giá của kiểm toán viên về những công việc và kết luận của kiểm toán viên nội bộ, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ; Những ghi chép về nội dung, chương trình và phạm vi của những thủ tục kiểm toán được thực hiện và kết quả thu được; Những phân tích của kiểm toán viên về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số dư các tài khoản; Những phân tích về các tỷ lệ, xu hướng quan trọng đối với tình hình hoạt động của khách hàng; Những bằng chứng về việc kiểm tra và soát xét của kiểm toán viên và người có thẩm quyền đối với những công việc do kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên hoặc chuyên gia khác thực hiện; Các thư từ liên lạc với các kiểm toán viên khác, các chuyên gia khác và các bên hữu quan; Các văn bản hoặc những chú giải về những vấn đề đã trao đổi với khách hàng, kể cả các điều khoản của hợp đồng kiểm toán; Bản giải trình của Giám đốc đơn vị được kiểm toán; Bản xác nhận do khách hàng hoặc người thứ ba gửi tới; Các kết luận của kiểm toán viên về những vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán Các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ kiểm toán của công ty DCPA được sắp xếp rất khoa học, được đánh số cụ thể để tiện cho việc quản lý và sử dụng, cụ thể như sau: 100 : Tài liệu liên quan chung đến cuộc kiểm toán như hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán… 200: Báo cáo của khách hàng báo gồm: báo cáo tài chính năm trước, báo cáo tài chính năm nay, giải trình của ban giám đốc… 1000: Tài liệu liên quan đến kiểm toán tài sản ngắn hạn 1100: Tiền 1200: Hàng tồn kho 1300: Phải thu khách hàng 1400: Đầu tư tài chính ngăn hạn 1500: Tài sản ngắn hạn khác 2000: Tài liệu liên quan đến kiểm toán tài sản dài hạn 2100: Tài sản cố định 2200: Đầu tư tài chính dài hạn 2300: Phải thu dài hạn 2400: Tài sản dài hạn khác 3000: Tài liệu liên quan đến kiểm toán các khoản phải trả 3100: Phải trả người bán 3200: Phải nộp nhà nước 3300: Khách hàng trả trước 3400: Phải trả nợ vay 3500: Phải trả khác 4000: Tài liệu liên quan đến kiểm toán các khoản chi phí 4100: Chi phí nhân công trực tiếp 4200: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4300: Chi phí sản xuất chung 4400: Chi phí bán hàng 4500: Chi phí quản lý doanh nghiệp 5000: Tài liệu liên quan đến kiểm toán doanh thu 6000: Các tài liệu khác có liên quan. Tuỳ theo từng công ty khách hàng, hồ sơ kiểm toán có thể thay đổi cho phù hợp, đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ. 1.7.3. Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA 1.7.3.1. Phân công trách nhiệm cho các nhân viên nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn Nhóm cấp bậc Cấp bậc Giám đốc kiểm toán Chủ nhiệm kiểm toán Kiểm toán viên chính Một cấp Chủ nhiệm kiểm toán cấp 3 Chủ nhiệm kiểm toán cấp 2 Chủ nhiệm kiểm toán cấp 1 Kiểm toán viên cấp 3 Kiểm toán viên cấp 2 Kiểm toán viên cấp 1 Trợ lý kiểm toán viên Trợ lý kiểm toán cấp 3 Trợ lý kiểm toán cấp 1 Trợ lý kiểm toán cấp 2 Sơ đồ 6: Sơ đồ phân chia cấp bậc nhân viên tại công ty DCPA Mỗi cuộc kiểm toán do một số nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện. Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán, tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất cuộc kiểm toán mà một hay một số cấp bậc kể trên với trình độ chuyên môn phù hợp sẽ tham gia. Trong mỗi nhóm kiểm toán có sự thống nhất cao về công việc và sự tuân thủ hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên đối với cấp dưới. Giám đốc kiểm toán là người có chuyên môn cao nhất, chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng cuộc kiểm toán, là người soát xét cuối cùng nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán đã tuân thủ theo đúng yêu cầu chung của công ty DCPA. Mọi cuộc kiểm toán của công ty DCPA đều có sự tham gia của ít nhất một giám đốc kiểm toán tuỳ theo quy mô và tính chất phức tạp của công việc. Giám đốc kiểm toán sẽ xem xét các vấn đề về tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, về tính độc lập của nhóm kiểm toán và các quy định khác. Chủ nhiệm kiểm toán cũng là người có chuyên môn cao, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán bằng cách trực tiếp hướng dẫn cuộc kiểm toán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên chính là người thực hiện các công việc chính của một cuộc kiểm toán từ lập kế hoạch kiểm toán đến lập báo cáo kiểm toán. Thông thường, kiểm toán viên chính là trưởng nhóm kiểm toán, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các trợ lý kiểm toán. Tại công ty DCPA, kiểm toán viên chính phụ trách mọi cuộc kiểm toán đều là những kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề của bộ tài chính. Trong suốt cuộc kiểm toán, kiểm toán viên chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và soát xét công việc của trợ lý kiểm toán. Trợ lý kiểm toán là những nhân viên có từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm. Trong cuộc kiểm toán, trợ lý kiểm toán thực hiện công việc kiểm tra chi tiết theo sự phân công của kiểm toán viên chính và báo cáo mọi vấn đề xảy ra với kiểm toán viên chính. 1.7.3.2. Xây dựng và tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách về kiểm soát chất lượng Tuân thủ nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp; Thường xuyên duy trì, cập nhật, nâng cao kỹ năng và năng lực chuyên môn cho các nhân viên; Giao công việc kiểm toán cho các cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn để đáp ứng nhu cầu thực tế; Công việc kiểm toán cần được hướng dẫn và giám sát thực hiện ở tất cả các cấp nhằm đảm bảo việc thực hiện phù hợp với chuẩn mực; Khi cần thiết, có thể tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia trong công ty và bên ngoài; Duy trì các khách hàng hiện có và cân nhắc kỹ lưỡng việc chấp nhận các khách hàng mới; Thường xuyên theo dõi việc thực hiện các chính sách đảm bảo chất lượng của công ty; Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng phải được phổ biến tới tất cả các cán bộ, nhân viên của công ty giúp họ hiểu và thực hiện các chính sách đó; Việc áp dụng các chính sách kiểm soát chất lượng cần linh hoạt, phù hợp với đặc điểm riêng của từng công ty khách hàng. PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO CỦA CÔNG TY DCPA Chất lượng cuộc kiểm toán là vấn đề ban lãnh đạo công ty DCPA rất quan tâm, tạo nên uy tín cho công ty. Để có một cuộc kiểm toán đạt chất lượng cao, tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán đều được chú trọng, đặc biệt là những giai đoạn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của kiểm toán viên như giai đoạn đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu của cuộc kiểm toán, đều do quản lý cấp cao, có nhiều năm kinh nghiệm của công ty thực hiện. Mặc dù được cụ thể hoá thành nhiều giai đoạn nhưng nhìn chung quy trình thực hiện kiểm toán của công ty DCPA tuân theo quy trình kiểm toán chung, gồm 3 bước: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro được thực hiện trong cả 2 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán và thực hiện kiểm toán 2.1.1. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty DCPA Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện các công việc: Tìm hiểu về khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán. 2.1.1.1. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty DCPA Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Trước khi chấp nhận một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá ban đầu về rủi ro trong việc chấp nhận cuộc kiểm toán đó, đánh giá việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục với một khách hàng cũ có làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của công ty không, công ty có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho khách hàng hay không. Đối với công ty DCPA, việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán do chủ nhiệm kiểm toán cấp 3 thực hiện, bao gồm đánh giá: tính liêm chính của ban giám đốc công ty khách hàng, khả năng thực hiện cuộc kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên đối với công ty khách hàng. Các thông tin được dùng để đánh giá được thu thập từ các nguồn sau: Kinh nghiệm của kiểm toán viên; Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm; Trao đổi với ban giám đốc; Thu thập thông tin từ báo chí, ấn phẩm; Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan; … Các bảng hỏi thường được công ty sử dụng để tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh cần thiêt. Dựa trên các thông tin thu được, rủi ro được đánh giá trên 3 cấp độ: thấp, trung bình, cao. Nếu rủi ro được đánh giá ở mức thấp, hợp đồng kiểm toán đương nhiên được chấp nhận. Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức trung bình, chủ nhiệm kiểm toán cần thảo luận với giám đốc kiểm toán trước khi đưa ra quyết định chấp nhận hợp đồng. Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức cao, chủ nhiệm kiểm toán thảo luận với giám đốc kiểm toán về vấn đề này nhưng thông thường hợp đồng kiểm toán không được chấp nhận. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Khi quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành tìm hiểu kỹ hơn về khách hàng để đưa ra mức rủi ro cụ thể hơn nhằm lập kế hoạch phù hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, rủi ro kiểm toán được xác định bao gồm: xác định mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính. Rủi ro được đánh giá tại 1 trong 3 mức độ: thấp , trung bình, cao. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán có thể được minh họa qua công thức sau: AR = IR x CR x DR Trong đó: AR : mức rủi ro kiểm toán mong muốn IR: rủi ro tiềm tàng CR: rủi ro kiểm soát DR: rủi ro phát hiện Do đó, rủi ro phát hiện được xác định sau khi xác định rủi ro mong muốn, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát bằng cách: DR = Xác định mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính Việc xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính phụ thuộc vào các yếu tố: Quy mô của khách hàng; Số lượng người sử dụng thông tin tài chính; Tình hình công nợ của khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng; Khả năng tăng doanh thu, lợi nhuận của khách hàng; … Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính Rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính được đánh giá dựa trên các yếu tố sau: Sự liêm khiết, năng lực của ban giám đốc; Sự thay đổi thành phần quản lý trong niên độ kế toán; Trình độ, kinh nghiệm, thái độ của kế toán trưởng, các nhân viên kế toán, kiểm toán viên nội bộ; Những áp lực bất thường đối với ban giám đốc và kế toán trưởng có thể khiến họ trình bày báo cáo tài chính không trung thực; Đặc điểm hoạt động của đơn vị; Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như: thị trường mua, bán, cạnh tranh, những thay đổi về pháp luật ảnh hưởng đến đơn vị; … Đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính Rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính được đánh giá dựa trên hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, bao gồm: Môi trường kiểm soát: bao gồm đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, uỷ ban kiểm soát và môi trường kiểm soát bên ngoài. Hệ thống kế toán: kiểm toán viên cần quan tâm đến việc tổ chức hệ thống bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán, quy trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Các thủ tục kiểm soát: kiểm toán viên cần xem xét các thủ tục kiểm soát có được xây dựng trên 3 nguyên tắc cơ bản không: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn. Bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị (nếu có). Đối với những đơn vị tồn tại bộ phận kiểm toán nội bộ, hoạt động và vị trí của bộ phận này trong đơn vị là một yếu tố rất quan trọng để kiểm toán viên đánh rủi ro kiểm soát đối với báo cáo tài chính của đơn vị đó. Xác định mức rủi ro phát hiện cần thiết cho báo cáo tài chính Để đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên dựa vào kết quả đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng để xác định mức rủi ro phát hiện cho cuộc kiểm toán theo công thức DR = Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ trong báo cáo tài chính để có thể thiết kế các thử nghiệm kiểm toán phù hợp. Quá trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn này cũng bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm soát được đánh giá trên 3 mức độ: thấp, trung bình, cao. Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ Rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ được đánh giá dựa trên các nhân tố sau: Báo cáo tài chính có nhiều điều chỉnh liên quan đến niên độ trước; Báo cáo tài chính có nhiều ước tính kế toán; Có sự thay đổi chính sách kế toán trong năm kế toán; Cần chú ý đến số dư của các tài khoản dự phòng, các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định; Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi ý kiến của chuyên gia; Các nghiệp vụ kinh tế bất thường; Mức độ biến động của các số dư tài khoản; Bản chất của các khoản mục và rủi ro có thể xảy ra đối với từng loại khoản mục; … Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ Công ty sẽ lập ra một bảng hỏi để đánh giá hiệu quả kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ. Đối với mỗi số dư tài khoản hay nghiệp vụ sẽ có yêu cầu về kiểm soát khác nhau. Đánh giá rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, tưng loại nghiệp vụ Để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức mong muốn, kiểm toán viên cần dựa vào kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định mức rủi ro phát hiện cần thiết cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính theo công thức DR = 2.1.1.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty DCPA Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên dựa vào đó để xác định mức trọng yếu cần thiết. Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính đã được thực hiện, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính trên cơ sở tổng tài sản, cụ thể như sau: Mức rủi ro phát hiện Mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC Thấp 0.25%*tổng tài sản Trung bình 0,5%*tổng tài sản Cao 1%* tổng tài sản Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trong báo cáo taì chính Mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính căn cứ vào mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục đó. Tuỳ thuộc vào đánh giá của kiểm toán viên về mức rủi ro phát hiện cho từng khoản mục, các khoản mục được xếp vào 3 nhóm: Nhóm 1 tương ứng với hệ số 1 gồm các khoản mục được đánh giá mức rủi ro phát hiện là thấp; Nhóm 2 tương ứng với hệ số 2 gồm các khoản mục được đánh giá mức rủi ro phát hiện trung bình; Nhóm 3 tương ứng với hệ số 3 gồm các khoản mục được đánh giá mức rủi ro phát hiện cao. Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục được xác định theo công thức sau: Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục A = Mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC * Số dư khoản mục A * Hệ số của khoản mục A Tổng số dư từng khoản mục đã nhân hệ số 2.1.2. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại công ty DCPA Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, sau khi tìm hiểu sơ lược về khách hàng, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán để từ đó đưa ra mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán và tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. Tuy nhiên, những đánh giá này của kiểm toán viên cũng chỉ là những đánh giá ban đầu, dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên. Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, có thể kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng để chứng tỏ nhận định ban đầu của mình về rủi ro kiểm soát là không chính xác, kiểm toán viên có thể dựa vào đó để thay đổi đánh giá, thay đổi kế hoạch kiểm toán. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA, em được tham gia vào nhiều cuộc kiểm toán với nhiều khách hàng khác nhau. Đối với mỗi khách hàng, công ty DCPA đều tiến hành đầy đủ các bước đánh giá rủi ro, trọng yếu. Trong khuôn khổ chuyên đề thực tập này, em xin được trình bày quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu đối với hai khách hàng A và B với nhiều điểm khác biệt, phản ánh được sự linh hoạt của công ty DCPA trong việc áp dụng quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro với từng khách hàng cụ thể. Công ty A là một doanh nghiệp sản xuất. Cuộc kiểm toán công ty A lại là cuộc kiểm toán năm đầu tiên. Do đó, rủi ro kiểm toán thường được đánh giá cao. Những tìm hiểu ban đầu về công ty A tương đối khó khăn. Công ty B là một doanh nghiệp thương mại lại là khách hàng thường niên của công ty DCPA với kết quả kiểm toán các năm trước tốt. Do đó, kiểm toán viên không gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu về công ty B để đưa ra đánh giá về rủi ro kiểm toán. 2.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN KHÁCH HÀNG A 2.2.1. Đánh giá trọng yếu, rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng A 2.2.1.1. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng A Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Công ty DCPA đã gửi thư chào hàng đến công ty cổ phần A trong năm 2007 và được công ty này chấp nhận. Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán, công ty DCPA cần đánh giá rủi ro của hợp đồng, đánh giá khả năng ảnh hưởng đến uy tín của công ty khi chấp nhận một khách hàng mới là công ty A. Để tiến hành đánh giá rủi ro ban đầu về việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu sơ bộ về khách hàng và đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán. Qua tìm hiểu ban đầu về khách hàng, kiểm toán viên thu được các thông tin ban đầu được lưu vào giấy tờ làm việc như sau: CÔNG TY CỔ PHẦN A Loại hình doanh nghiệp: Công ty A thuộc loại hình công ty cổ phần được thành lập năm 2000 theo giấy phép số 1250/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp. Lĩnh vực hoạt động : Công ty A hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị công ty A bao gồm Ông Hoàng A - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Bà Nguyễn Ngọc B – phó chủ tịch hội đồng quản trị thứ nhất Ông Dương Mạnh C – phó chủ tịch hội đồng quản trị thứ hai Ông Phạm Lê D – Ủy viên Ông Nguyễn Tiến E - Ủy viên Bà Trần Ngọc F - Ủy viên. Kiểm toán viên tiền nhiệm: báo cáo tài chính năm 2006 do công ty kiểm toán ACPA thực hiện với ý kiến chấp nhận toàn phần. Nhận định ban đầu: Từ khi ra đời, công ty cổ phần A chưa có những sai phạm lớn, doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, sản phẩm của công ty chiếm 50% thị trường gỗ đã qua chế biến tại miền Bắc. Hội đồng quản trị và ban Giám đốc công ty có thái độ hợp tác tích cực với kiểm toán viên. Kiểm toán viên tiền nhiệm đánh giá cao hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Để đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán, công ty DCPA lập bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên như sau: Bảng 2. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty cổ phần A năm 2007 STT Câu hỏi Trả lời Có Không 1 Kiểm toán viên có phải thành viên hội đồng quản trị của công ty A không? X 2 Kiểm toán viên có góp vốn vào công ty A không? X 3 Kiểm toán viên có cho công ty A vay tiền không? X 4 Kiểm toán viên có ký hợp đồng cung cấp hàng hoá dịch vụ với công ty A không? X 5 Kiểm toán viên có vay tiền của công ty A không? X 6 Kiểm toán viên có trực tiếp ghi sổ, giữa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng A không? X 7 Kiểm toán viên có họ hàng thân thiết giữ các chức vụ quản lý trong công ty A không? X 8 Kiểm toán viên tham gia kiểm toán khách hàng A có đảm bảo nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên không? X Qua tìm hiểu về khách hàng A và đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên, công ty DCPA xét thấy tính liêm chính của ban Giám đốc công ty và hội đồng quản trị công ty A được đánh giá cao,hoạt động kinh doanh của công ty tương đối tốt, kiểm toán viên của DCPA hoàn toàn độc lập với công ty A, do đó DCPA có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho khách hàng A và quyết định ký kết hợp đồng kiểm toán. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn Để xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với cuộc kiểm toán khách hàng A, kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về quy mô, tình hình hoạt động, tình hình tài sản, công nợ… của khách hàng thông qua giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán năm trước, quan sát thực tế hoạt động… Có thể khái quát những thông tin kiểm toán viên thu thập và tiến hành phân tích như sau: Trước hết, xem xét khái quát về quy mô, tổ chức của công ty A CÔNG TY CỔ PHẦN A Vốn đầu tư: 7.000.000.000 VND Ban giám đốc: Ông Hoàng A - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc : tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân, có 12 năm kinh nghiệm quản lý, đã từng là tổng giám đốc công ty VICECO. Bà Dương Thu G - phó tổng giám đốc: tốt nghiệp đại học lâm nghiệp, am hiểu về lĩnh vực chế biến lâm sản. Bà Trần Tuyết H - giám đốc tài chính: tốt nghiệp học viện tài chính kế toán, đã từng là kiểm toán viên tại công ty kiểm toán KPMG. Ông Vương Lâm I – giám đốc kinh doanh: tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân. Kế toán trưởng : Bà Trần Hải J: tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân, có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán. Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty A Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư Phân xưởng sản xuất số 1 Phân xưởng sản xuất số 2 Phân xưởng sản xuất số 3 Nhận xét: công ty A có bộ máy tổ chức tương đối hợp lý, ban giám đốc và người đứng đầu các phòng ban đều có trình độ quản lý, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của công ty và có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan. Bộ máy kế toán được phân chia đầy đủ các phần hành, các kế toán viên đều có trình độ đại học. Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần A Kế toán trưởng Kế toán hàng tồn kho Kế toán tài sản cố định Kế toán bán hàng Kế toán tổng hợp Kế toán mua hàng Kế toán tiền và các khoản phải trả Sau khi tìm hiểu khái quát về công ty A, kiểm toán viên tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty A thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Bảng 3: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty cổ phần A Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % A. Tài sản I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 8.672.531.797 10.479.205.536 1.806.673.739 20,83 1. Vốn bằng tiền 979.654.254 2.093.312.708 1.113.658.454 113,68 - Tiền mặt 129.084.567 394.876.950 265.792.383 205,91 - Tiền gửi ngân hàng 850.569.687 1.698.435.758 847.866.071 99,68 2. Hàng tồn kho 4.124.598.654 5.475.989.987 1.351.391.333 32,76 - Nguyên vật liệu 1.567.098.954 1.897.098.076 329.999.122 21,06 - Công cụ dụng cụ 456.932.714 389.380.384 (67.552.330) (14,78) - CP sản xuất kinh doanh dở dang 904.643.710 876.954.034 (27.689.676) (3,06) - Thành phẩm 1.195.923.267 2.312.557.493 1.116.634.226 93,37 3. Phải thu 1.568.524.939 1.149.805.783 (418.719.156) (26,70) -Phải thu khách hàng 1.568.524.939 1.149.805.783 (418.719.156) (26,70) 4.Tài sản lưu động khác 1.999.753.950 2.030.097.058 30.343.108 1,52 - Chi phí trả trước ngắn hạn 1.999.753.950 2.030.097.058 30.343.108 1,52 II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 8.376.688.500 10.097.874.950 1.721.186.450 20,55 1. Tài sản cố định 7.979.604.000 8.956.947.972 977.343.972 12,25 - Tài sản cố định hữu hình 7.979.604.000 8.956.947.972 977.343.972 12,25 2. Tài sản dài hạn khác 397.084.500 1.140.926.978 743.842.478 187,33 - Chi phí trả trước dài hạn 397.084.500 1.140.926.978 743.842.478 187,33 Tổng tài sản 17.049.220.297 20.847.080.486 3.797.860.189 22,28 B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 8.424.570.000 10.957.087.030 2.532.517.030 30,06 1. Nợ ngắn hạn 5.454.570.000 6.970.790.058 1.516.220.058 27,80 -Vay ngăn hạn 2.650.000.000 2.450.000.000 (200.000.000) (7,55) - Phải trả người bán 2.804.570.000 4.520.790.058 1.716.220.058 61,19 2. Nợ dài hạn 2.970.000.000 3.986.296.972 1.016.296.972 34,22 - Vay dài hạn 2.970.000.000 3.986.296.972 1.016.296.972 34,22 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.624.650.297 9.889.993.456 1.265.343.159 14,67 1. Nguồn vốn kinh doanh 7.000.000.000 7.000.000.000 0 0 - Vốn góp 7.000.000.000 7.000.000.000 0 0 2. Nguồn kinh phí, quỹ 567.000.000 754.000.000 187.000.000 32,98 - Quỹ khen thưởng phúc lợi 567.000.000 754.000.000 187.000.000 32,98 3. Lợi nhuận chưa phân phối 1.057.650.297 2.135.993.456 1.078.343.159 101,96 Tổng nguồn vốn 17.049.220.297 20.847.080.486 3.797.860.189 22,28 Bảng 4: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Số tiền Chênh lệch 2006 2007 Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16.087.884.950 21.987.059.060 5.899.174.110 36,67 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 230.090.067 - (230.090.067) (100) 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.857.794.883 21.987.059.060 6.129.264.177 38,65 4 Giá vốn hàng bán 12.057.987.095 16.098.954.300 4.040.967.205 33,51 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.799.807.788 5.888.104.760 2.088.296.972 54,96 6 Doanh thu hoạt động tài chính - - - - 7 Chi phí hoạt động tài chính 239.098.098 340.000.058 100.901.960 42,20 8 Chi phí bán hàng 123.789.065 150.098.134 26.309.069 21,25 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.783.025.543 2.034.659.023 251.633.480 14,11 10Thu nhập khác 23.098.087 - (23.098.087) (100) 11 Chi phí khác 28.097.054 30.845.109 2.748.055 9,78 12 Lợi nhuận khác (4.998.967) (30.845.109) (25.846.142) 517,03 13 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.648.896.115 3.332.502.436 1.683.606.321 102,11 14 Chi phí thuế TNDN 461.690.912 933.100.682 471.409.770 102,11 15 Tổng lợi nhuận sau thuế 1.187.205.203 2.399.401.754 1.212.196.551 102,11 Bảng 5: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty A Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1.Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,4671 0,4652 (0,0019) (0,41) 2. Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,1796 0,3003 0,1207 67,2 3. ROA 0,0967 0,1599 0,0632 65,29 4. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 0,0738 0,1091 0,0353 47,88 Qua phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A, có thể thấy tốc độ gia tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cao, tình hình tài chính khả quan, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Kết luận: Mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mức thấp. Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo t._.nghiệp vụ bị bỏ sót trong phân chia quyền hạn và trách nhiệm không Không 8. Công ty có văn bản quy định cụ thể về chính sách tuyển dụng không? Có 9. Có nhân viên kế toán của công ty chưa được đào tạo qua trường lớp chính quy không? Không 10. Nhân viên kế toán có thái độ hợp tác với kiểm toán viên không? Có 11. Các chính sách của công ty có được phổ biến rộng rãi tới các nhân viên của công ty không? Có 12. Đường lối chiến lược của công ty có được lập cụ thể, rõ ràng không? Có 13. Kế hoạch của công ty có được thực hiện khoa học và nghiêm túc không? Có 14. Ban giám có theo dõi thường xuyên việc thực hiện kế hoạch và có những điều chỉnh phù hợp khi cần thiết không? Có 15. Trong năm kiểm toán, có những thay đổi về chế độ chính sách ảnh hưởng đến hoạt động của công ty không? Không Đánh giá chung về môi trường kiểm soát của công ty TNHH B Tốt Có thể thấy thành viên hội đồng quản trị và ban Giám đốc công ty B được đánh giá cao về tính trung thực và trình độ, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối hợp lý, góp phần hiệu quả vào việc ngăn chặn các sai phạm, năng lực của các nhân viên trong công ty phù hơp với công việc. Do đó, môi trường kiểm soát của công ty B được đánh giá tốt. Hệ thống kế toán Bảng 34: Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty TNHH B Câu hỏi Trả lời 1.Nhân sự kế toán trong công ty B Phòng kế toán gồm 6 người: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán hàng tồn kho, kế toán tiền và các khoản phải trả, kế toán bán hàng, kế toán mua hàng. Phân chia công việc giữa các nhân viên không bị chồng chéo. 2. Chính sách kế toán được doanh nghiệp áp dụng Công ty B áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Trong năm 2007, không có sự thay đổi về chính sách kế toán đối với công ty. 3. Nguyên tắc ghi nhận ngoại tệ Ghi theo tỷ giá hạch toán 4. Nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố định Công ty A tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần 5. Tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá Theo phương pháp FIFO 6. Công ty có quy định cụ thể về quy trình luân chuyển chứng từ không? Có 7. Quá trình luân chuyển chứng từ có theo đúng quy định của công ty không? Có 8. Hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng trong công ty Chứng từ ghi sổ 9. Có tồn tại các bút toán không thường xuyên ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính của công ty không? Không 10. Có tồn tại số lượng lớn các giao dịch tại thời điểm trước và sau kết thúc niên độ kế toán không? Không Đánh giá chung về hệ thống kế toán của công ty B Tốt Có thể thấy hệ thống kế toán của công ty B hoạt động hữu hiệu, đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết: tính có thực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phân loại, tính đúng kỳ, tính chính xác cơ học. Do đó, hệ thống kế toán của công ty B được đánh giá tốt. Các thủ tục kiểm soát Bảng 35: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty TNHH B Câu hỏi Trả lời 1.Công ty có quy định cụ thể về phân công chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người trong bộ phận không? Có 2. Quy định của công ty về phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người trong bộ phận có được thực hiện khoa học và nghiêm túc không? Có 3. Các chức năng nhiệm vụ có được phân chia cho những nhân viên khác nhau để đảm bảo không ai thực hiện toàn bộ các khâu trong một quá trình quản lý không? Có 4. Công ty có quy định rõ về nhiệm vụ phê chuẩn và chế độ uỷ quyền không? Có 5. Những quy định về chế độ phê chuẩn và uỷ quyền của công ty có được thực hiện nghiêm túc không? Có 6. Công ty có quy định cụ thể về chứng từ, sổ sách, quá trình kiểm soát đối với tài sản và các hoạt động của đơn vị không? Có 7. Quy định của công ty về chứng từ, sổ sách, quá trình kiểm soát đối với tài sản và các hoạt động của đơn vị có được thực hiện nghiêm túc không? Có Đánh giá chung về các thủ tục kiểm soát của công ty B Tốt Có thể thấy công ty có đầy đủ các quy định và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nhằm đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng các thủ tục kiểm soát: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm và chế độ uỷ quyền. Do đó, các thủ tục kiểm soát của công ty B được đánh giá tốt. Kiểm toán nội bộ Công ty TNHH B là một công ty nhỏ, không có bộ phận kiểm toán nội bộ Kết luận về rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty : qua tìm hiểu, có thể thấy môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát của công ty B đều được đánh giá ở mức tốt, do đó, rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty B được đánh giá ở mức thấp. Xác định mức rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính Theo đánh giá của kiểm toán viên, rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty B ở mức trung bình, rủi ro kiểm soát thấp, do đó, để rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức thấp, kiểm toán viên xác định rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức trung bình. c) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền Số dư khoản mục tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản (5,49%), mức biến động trong năm 2007 không lớn (17,11%), không chứa đựng các ước tính kế toán và các nghiệp vụ phức tạp, kết quả kiểm toán năm 2006 không phát hiện ra sai phạm trọng yếu đối với khoản mục này. Tuy nhiên, tiền là khoản mục dễ xảy ra sai phạm (tăng tiền để tăng khả năng thanh toán, biển thủ…). Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền của công ty B được đánh giá ở mức trung bình Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu Khoản mục các khoản phải thu của công ty B không chứa đựng các ước tính kế toán và các nghiệp vụ phức tạp, các chính sách liên quan đến các khoản phải thu không thay đổi trong năm 2007, kết quả kiểm toán năm trước đối với khoản mục này không có sai phạm trọng yếu. Tuy nhiên, so với năm 2006, số dư khoản mục phải thu tăng đáng kể (10,86%), khoản mục này lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Mặt khác, trên bảng cân đối kế toán của công ty không tồn tại khoản mục phải thu nội bộ, cần chú ý khả năng cộng các khoản phải thu nội bộ vào phải thu khách hàng. Với phân tích như trên, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu của công ty B được đánh giá ở mức trung bình. Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối v ới khoản mục hàng tồn kho Khoản mục hàng tồn kho của công ty B không chứa đựng các ước tính kế toán, các nghiệp vụ phức tạp, không có thay đổi về chính sách kế toán trong năm 2007, kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản mục này không có sai phạm trọng yếu. Tuy nhiên, khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản (55,65%), lại biến động tương đối trong năm qua (tăng 9,13%), cần chú ý khả năng ghi tăng hàng tồn kho. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty B trong năm 2007 được đánh giá ở mức trung bình. Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản lưu động khác Khoản mục tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản (6,45%), không chứa đựng các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản lưu động khác được đánh giá ở mức thấp. Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định Trong năm 2007, khoản mục này không chứa đựng các bút toán phức tạp và các nghiệp vụ bất thường, kết quả kiểm toán năm trước không có sai phạm trọng yếu. Tuy nhiên, khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản (9,24%) và chứa đựng nhiều ước tính kế toán. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này được đánh giá ở mức trung bình. Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ ngắn hạn Khoản mục nợ ngắn hạn không chứa đựng các ước tính kế toán, các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường, kết quả kiểm toán năm trước không có sai phạm trọng yếu với khoản mục này. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này được đánh giá ở mức thấp. Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ dài hạn Khoản mục nợ dài hạn của công ty B không biến động trong năm 2007, không chứa đựng các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ dài hạn của công ty B được đánh giá ở mức thấp. Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu Khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu của công ty B không chứa đựng các bút toán phức tạp và các nghiệp vụ bất thường, không có sai phạm trọng yếu trong cuộc kiểm toán năm trước. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này được đánh giá ở mức thấp. Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu và khoản mục chi phí Tỷ lệ doanh thu và chi phí so với tổng tài sản là lớn, các khoản mục này lại là những khoản mục dễ xảy ra gian lận. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu và khoản mục chi phí của công ty B đều được đánh giá ở mức cao Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính Bảng 25: Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty TNHH B Câu hỏi Trả lời I. Đối với khoản mục tiền 1. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền có được ghi chép thường xuyên, đúng thời điểm phát sinh nghiệp vụ không? Có 2. Các khoản tiền thu có được nộp vào két hoặc gửi vào tài khoản ngân hàng đúng thời gian quy định không? Có 3. Các khoản chi tiền có được phê duyệt đúng cấp có thẩm quyền không? Có 4. Số dư tiền của công ty B có được coi là hợp lý không? Có 5. Có sự cách ly hợp lý giữa người ghi sổ và người giữ tiền không? Có 6. Công ty có thực hiện việc đối chiếu hàng tháng với ngân hàng không? Có 7. Việc đối chiếu với ngân hàng có do nhân viên phòng kế toán thực hiện không? Không Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tiền Thấp II. Đối với khoản mục phải thu 1. Các khoản phải thu có được theo dõi riêng cho từng khách hàng không? Có 2. Các khoản phải thu có thường xuyên được đối chiếu với khách hàng không? Có 3. Công ty có lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi không? Không 4. Việc hạch toán các khoản phải thu có đúng kỳ không? Có 5. Việc phê duyệt các khoản phải thu không thu hồi được có được thực hiện đúng cấp có thẩm quyền không? Có Kết luận về mức rui ro kiểm soát đối với khoản mục phải thu Trung bình III. Đối với khoản mục hàng tồn kho 1. Thủ kho có kiêm nhiệm vụ ghi sổ kế toán về hàng tồn kho không? Không 2. Hàng tồn kho có được kiểm kê định kỳ không? Không 3. Việc xuất hàng tồn kho có được phê chuẩn đúng cấp có thẩm quyền không? Có 4. Các hoạt động nhập, xuất kho có đầy đủ các chứng từ hợp lệ không? Có 5. Kho hàng có an toàn không? Có 6. Công ty có thực hiện việc phân loại hàng tồn kho chậm luân chuyển, lỗi thời và để riêng ra không? Có 7. Phiếu nhập kho, xuất kho có được ghi sổ kế toán kịp thời không? Có 8. Có lập sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng tồn kho không? Có 9. Công ty có lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không? Không 10. Các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho có được ghi sổ kịp thời không? Có Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho Cao IV. Đối với khoản mục tài sản lưu động khác (chi phí trả trước ngắn hạn) 1. Các khoản chi phí trả trước có được phê duyệt đúng cấp có thẩm quyền không? Có 2. Có đầy đủ giấy tờ hợp lệ đối với chi phí trả trước không? Có 3. Các khoản chi phí trả trước có được ghi sổ kịp thời không? Có 4. Các ước tính kế toán có theo đúng quy định của công ty không? Có Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tài sản lưu động khác Thấp V. Đối với khoản mục tài sản cố định 1. Công ty có quy định rõ ràng tách biệt công tác bảo quản và việc ghi chép các nghiệp vụ không? Có 2. Việc mua sắm, chuyển nhượng, thanh lý tài sản cố định có được đúng cấp có thẩm quyền phê duyệt không? Có 3. Công ty có quy định cách ly quyền phê chuẩn và bảo quản tài sản cố định không? Có 4. Tài sản cố định có được bảo quản đúng tiêu chuẩn không? Có 5. Công ty có mở sổ theo dõi chi tiết cho từng tài sản cố định không? Có 6. Doanh nghiệp có quy định rõ ràng về thời gian sử dụng đối với mỗi loại tài sản cố định không? Có 7. Doanh nghiệp có thực hiện việc ghi chép riêng, quản lý các tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh không? Có 8. Phương pháp tính khấu hao có được áp dụng thống nhất không? Có 9. Các nghiệp vụ mua sắm, thanh lý, nhượng bán, khấu hao tài sản cố định có được ghi sổ kịp thời không? Có Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tài sản cố định Thấp VI. Đối với khoản mục nợ ngắn hạn 1. Các khoản nợ có thường xuyên được đối chiếu không? Có 2. Lãi vay có được theo dõi thường xuyên không? Có 3. Công ty B có tính toán chi tiết hiệu quả của đồng vốn vay không? Có 4. Thời hạn trả nợ có thường xuyên được theo dõi không? Có 5. Có đầy đủ các hợp đồng vay không? Có 6. Các khoản vay nợ có được hạch toán đúng kỳ không? Có 7. Các khoản vay nợ có được phân loại hợp lý không? Có 8. Công ty B có mở sổ chi tiết cho từng đối tượng cho vay không? Có Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí nợ ngắn hạn Thấp VII. Đối với khoản mục nợ dài hạn 1. Các khoản nợ có thường xuyên được đối chiếu không? Có 2. Lãi vay có được theo dõi thường xuyên không? Có 3. Công ty B có tính toán chi tiết hiệu quả của đồng vốn vay không? Có 4. Thời hạn trả nợ có thường xuyên được theo dõi không? Có 5. Có đầy đủ các hợp đồng vay không? Có 6. Các khoản vay nợ có được hạch toán đúng kỳ không? Có 7. Các khoản vay nợ có được phân loại hợp lý không? Có 8. Công ty B có mở sổ chi tiết cho từng đối tượng cho vay không? Có 9. Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả có được theo dõi và phân loại hợp lý không? Có Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí nợ dài hạn Thấp VIII. Đối với khoản mục nguồn vốn chủ sỏ hữu 1. Công ty có thường xuyên theo dõi các nguồn kinh phí, quỹ, phân loại hợp lý không? Có 2. Các nguồn kinh phí, quỹ của công ty có tạo ra hiệu quả hoạt động cho công ty không? Có Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục vốn chủ sỏ hữu Thấp IX. Đối với khoản mục doanh thu 1. Việc ghi sổ doanh thu có căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ hợp lệ không? Có 2. Hoá đơn bán hàng có được đánh số trước không? Có 3. Chức năng giao hàng và viết hoá đơn có tách biệt nhau không? Có 4. Các khoản chiết khấu, giảm giá, trả lại hàng bán có được sự phê chuẩn đúng thẩm quyền không? Có 5. Việc hạch toán doanh thu có được thực hiện đúng kỳ không? Có 6. Công ty B có theo dõi riêng từng loại doanh thu không? Không Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu Trung bình X. Đối với khoản mục chi phí 1. Các khoản chi phí có được đúng cấp có thẩm quyền phê duyệt không? Có 2. Các khoản chi phí có đầy đủ giấy tờ hợp lệ không? Có 3. Công ty B có theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí không? Có 4. Chi phí có được hạch toán đúng kỳ kế toán không? Có Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí Thấp Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính Mức rủi ro phát hiện được xác định căn cứ vào việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục đó Bảng 26. Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty B Khoản mục Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện 1. Tiền Trung bình Thấp Trung bình 2. Phải thu Trung bình Trung bình Trung bình 3. Hàng tồn kho Trung bình Cao Thấp 4. Tài sản lưu động khác Thấp Thấp Cao 5. Tài sản cố định Trung bình Thấp Cao 6. Nợ ngắn hạn Thấp Thấp Cao 7. Nợ dài hạn Thấp Thấp Cao 8. Nguồn vốn chủ sở hữu Thấp Thấp Cao 9. Doanh thu Cao Thấp Trung bình 10. Chi phí Cao Thấp Trung bình 2.3.1.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính Căn cứ vào việc đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ báo cáo tài chính. Mức rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A là mức trung bình, do đó, mức trọng yếu cho báo cáo tài chính của công ty A là: 0,5% * tổng tài sản của công ty A = 0,5% * 4.187.186.662 = 20.935.933 VND Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính Bảng 27. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục Khoản mục Số dư từng khoản mục Rủi ro phát hiện Hệ số từng khoản mục Số dư từng khoản mục đã nhân hệ số 1. Tiền 230.050.960 Trung bình 2 460.101.920 2. Phải thu 2.329.976.805 Trung bình 2 4.659.953.610 3. Hàng tồn kho 970.058.897 Thấp 1 970.058.897 4. Tài sản lưu động khác 270.050.000 Cao 3 810.150.000 5. Tài sản cố định 387.050.000 Cao 3 1.161.150.000 6. Nợ ngắn hạn 1.156.286.575 Cao 3 3.468.859.725 7. Nợ dài hạn 650.000.000 Cao 3 1.950.000.000 8. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.380.900.087 Cao 3 7.142.700.261 9. Doanh thu 4.470.048.950 Trung bình 2 8.940.097.900 10. Chi phí 3.303.953.714 Trung bình 2 6.607.907.428 Tổng Mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A Tổng số dư các khoản mục đã nhân hệ số 20.935.933 = = 0.000578805 36.170.979.741 Bảng 28: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục Khoản mục Số dư từng khoản mục đã nhân hệ số Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục 1. Tiền 460.101.920 266.309 2. Phải thu 4.659.953.610 2.697.204 3. Hàng tồn kho 970.058.897 561.475 4. Tài sản lưu động khác 810.150.000 468.919 5. Tài sản cố định 1.161.150.000 672.079 6. Nợ ngắn hạn 3.468.859.725 2.007.793 7. Nợ dài hạn 1.950.000.000 1.128.670 8. Nguồn vốn chủ sở hữu 7.142.700.261 4.134.231 9. Doanh thu 8.940.097.900 5.174.573 10. Chi phí 6.607.907.428 3.824.690 Tổng 36.170.979.741 20.935.933 2.3.2. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên không phát hiện thấy những vấn đề bất thường làm thay đổi đánh giá của kiểm toán viên về mức rủi ro, trọng yếu của công ty A. 2.4. SO SÁNH QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN A VÀ CÔNG TY TNHH B 2.4.1. Điêm giống nhau trong quy trình đánh giá rủi ro trọng yếu 2 công ty A và B Để đảm bảo có thể cung cấp một cuộc kiểm toán chất lượng cao cho khách hàng, công ty DCPA luôn tuân theo quy trình đánh giá trọng yếu rủi ro hết sức chặt chẽ, gồm đầy đủ các bước theo đúng quy định của công ty, bao gồm: Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán; Đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính; Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính; Đánh giá rủi ro cho từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính; Xác định mức trọng yếu cho từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính; Cân nhắc về việc đánh giá lại rủi ro, trọng yếu nếu phát hiện thấy những vấn đề bất thường trong quá trình thực hiện kiểm toán. Quá trình đánh giá rủi ro đối với báo cáo tài chính của hai công ty A và B đều được kiểm toán viên tiến hành suôn sẻ, kiểm toán viên đều đánh giá cao hệ thống kiểm soát nội bộ của hai công ty, cả hai công ty đều đáp ứng được hầu như toàn bộ những yêu cầu kiểm toán viên đặt ra trong các câu hỏi đánh giá rủi ro. Xét trên phương diện toàn bộ báo cáo tài chính, cả hai công ty đều được kiểm toán viên đánh giá rủi ro mong muốn ở mức thấp, rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình, rủi ro kiểm soát ở mức thấp, rủi ro phát hiện ở mức trung bình. 2.4.2. Điểm khác nhau trong quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu của hai công ty A và B Mặc dù cùng được công ty DCPA kiểm toán với quy trình thống nhất nhưng hai công ty A và B có nhiều điểm khác biệt về quy mô, ngành nghề kinh doanh, do đó, quy trình kiểm toán hai công ty cũng có những khác biệt nhất định. Thứ nhất, công ty B là khách hàng thường niên của DCPA, những thông tin cơ bản về công ty B được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung, kiểm toán viên chỉ tìm hiểu những thay đổi trong năm 2007, việc đánh giá rủi ro, do vậy, cũng dễ dàng hơn. Còn đối với công ty A, năm 2007 là năm đầu tiên DCPA tiến hành kiểm toán, do đó, DCPA phải tìm hiểu toàn bộ thông tin cơ bản về công ty A. Thứ hai, công ty B là một công ty TNHH, lãnh đạo cao nhất là ban Giám đốc, trong khi công ty A là một công ty cổ phần, có hội đồng quản trị và ban kiểm soát, do đó, kiểm toán viên cần tìm hiểu rất kỹ bộ phận này. Thứ ba, công ty A là một công ty lớn, có bộ phận kiểm toán nội bộ trong khi công ty B không có, kiểm toán viên có thể dựa rất nhiều vào bộ phận này để đánh giá rủi ro, trọng yếu cũng như để thực hiện kiểm toán. Thứ tư, công ty là một công ty lớn, có văn phòng đại diện ở nhiều nơi, để đưa ra đánh giá về rủi ro, trọng yếu, kiểm toán viên cần tìm hiểu hoạt động của cả những văn phòng này, điều này không phải thực hiện ở công ty B. PHẦN III. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA 3.1. Đánh giá 3.1.1. Ưu điểm a) Công tác quản lý tại công ty DCPA Công ty DCPA là một công ty nhỏ. Sự đơn giản trong bộ máy quản lý là cần thiết để phù hợp với yêu cầu quản lý trong công ty. Tuy nhiên, công ty cũng tổ chức được bộ máy hành chính gồm đầy đủ các phòng ban, bộ phận với những nhân viên có trình độ chuyên môn cao, hoạt động hiệu quả, góp phần vào thành công của công ty trong những năm qua. b) Quy trình kiểm toán tại DCPA Quy trình kiểm toán được ban Giám đốc công ty và các kiểm toán viên áp dụng thống nhất và chặt chẽ cho mọi cuộc kiểm toán, đảm bảo cung cấp những cuộc kiểm toán chất lượng cao cho khách hàng. c) Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro tại DCPA Quy trình đánh giá rủi ro và trọng yếu được công ty DCPA thiết lập chặt chẽ, các bước thực hiện tương đối khoa học. Việc đánh giá trọng yếu, rủi ro trong công ty DCPA đều do những kiểm toán viên cấp cao thực hiện, có sự trao đổi, thống nhất chặt chẽ, do đó đảm bảo tính hiệu quả cao. Các kiểm toán viên thực hiện quy trình đánh giá rủi ro và trọng yếu với từng khách hàng cụ thể đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chung của công ty, tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra, giám sát. Đồng thời việc tuân thủ chặt chẽ quy trình chung nhằm đảm bảo tính khách quan cao, giảm thiểu ý kiến chủ quan của kiểm toán viên trong việc đưa ra quyết định. 3.1.2. Nhược điểm a) Công tác quản lý tại DCPA Mặc dù bộ máy kế toán đơn giản là phù hợp với quy mô của công ty nhưng điều đó cũng tạo khó khăn cho phân công công việc, gây chồng chéo trong việc thực hiện. Chẳng hạn thủ quỹ của công ty cũng kiêm luôn công việc của kế toán tiền lương. b) Quy trình kiểm toán Do thiếu về nhân sự, việc xét duyệt chấp nhận cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán không được thực hiện ở nhiều cấp, điều này gây hạn chế cho việc thực hiện cuộc kiểm toán c) Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro tại DCPA Mặc dù được thiết lập bởi những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, công ty DCPA cũng là một công ty kiểm toán mới thành lập, quy trình kiểm toán chưa thể hoàn thiện, đặc biệt là với những với công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm như quy trình đành giá rủi ro, trọng yếu. Thứ nhất,có thể thấy mức rủi ro do công ty DCPA đánh giá chỉ có 3 mức: thấp, trung bình, cao. Trong một số trường hợp, mức rủi ro như vậy là không thoả đáng, cần được đánh giá chi tiết hơn. Thứ hai, với tất cả các khách hàng, công ty DCPA đều áp dụng quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu như nhau, điều này là không phù hợp với những công ty có quy mô khác nhau. Thứ ba, mức trọng yếu của công ty được đánh giá dựa trên tổng tài sản, trong một số trường hợp, điều này là chưa hợp lý. 3.2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA 3.2.1. Xây dựng các mức rủi ro kiểm toán cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xác định mức trọng yếu, thiết kế chương trình kiểm toán. Mức rủi ro sẽ được công ty DCPA sử dụng để xác định mức trọng yếu, thiết kế chương trình kiểm toán, do đó, công ty nên xác định mức rủi ro cụ thể hơn nhằm thể hiện chính xác hơn ý kiến của kiểm toán viên về mức rủi ro của cuộc kiểm toán. Công ty DCPA có thể xác định mức rủi ro theo tỷ lệ từ 0% đến 100% thay vì chỉ có đánh giá ở 3 mức thấp, trung bình, cao. Mặt khác, đánh giá rủi ro bằng tỷ lệ từ 0% đến 100% sẽ giúp kiểm toán viên sáng tạo hơn trong việc đánh giá, dễ dàng thích nghi với những khách hàng khác nhau. 3.2.2. Áp dụng quy trình kiểm toán khác nhau với những khách hàng khác nhau Với những khách hàng có quy mô khác nhau, kiểm toán viên có thể áp dụng quy trình xác định rủi ro kiểm toán khác nhau để vẫn đảm bảo hiệu quả cao nhưng tiết kiệm được chi phí. Chẳng hạn, với những khách hàng có quy mô lớn như công ty A, DCPA có thể đánh giá rủi ro theo tỷ lệ từ 0% đến 100% nhưng với những khách hàng nhỏ như công ty B, DCPA có thể đánh giá rủi ro theo 3 mức thấp, trung bình, cao. 3.2.3. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đa dạng làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu Chỉ tiêu được sử dụng để làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu nên là một chỉ tiêu ổn định qua các năm, chỉ tiêu tổng tài sản trong một số trường hợp không đảm bảo được yêu cầu này. Công ty DCPA có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu bao gồm: Lợi nhuận trước thuế; Doanh thu thuần; Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Nợ ngắn hạn; Tổng tài sản. Việc lựa chọn chỉ tiêu cho từng khách hàng cụ thể căn cứ vào chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏ và ổn định qua các năm. KẾT LUẬN Mặc dù chưa thực sự hoàn thiện nhưng những thành quả mà DCPA đạt được trong những năm qua đã cho thấy sự đúng đắn của công ty trong việc xây dựng quy trình kiểm toán cho riêng mình. Quá trình thực tập tại DCPA đã giúp em hiểu thêm nhiều về thực tế công việc kiểm toán, giúp em hoàn thiện những kiến thức đươc học tại trường, đặc biệt là về quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Việt Nam đang trên đường hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, vẫn còn rất nhiều khía cạnh cần sửa đổi, hoàn thiện để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới. Với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, chuyên đề thực tập của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự hướng dẫn, sửa đổi của các thày cô để hoàn thiện hơn chuyên đề “quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA”. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Thuý, giáo viên hướng dẫn nhóm thực tập và các anh, chị nhân viên công ty DCPA đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề. Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 2008 Sinh viên thực hiện Đặng Huyền Trang Danh mục tài liệu sử dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4) Giáo trình Lý thuyết kiểm toán (DH Kinh tế quốc dân) Giáo trình Kiểm toán tài chính (DH Kinh tế quốc dân) Auditing – A systematic approach kiemtoan.com.vn MỤC LỤC Danh mục từ việt tắt được sử dụng STT 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 TSCD Tài sản cố định 3 HTK Hàng tồn kho 4 BCDKT Bảng cân đối kế toán 5 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh Danh mục sơ đồ được sử dụng Sơ đồ 1. Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại công ty DCPA 7 Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty DCPA 9 Sơ đồ 3: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ kế toán 10 Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty DCPA 11 Sơ đồ 5: Quy trình kiểm toán tại công ty DCPA 13 Sơ đồ 6: Sơ đồ phân chia cấp bậc nhân viên tại công ty DCPA 26 Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty A 39 Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần A 39 Sơ đồ 9: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty B 70 Sơ đồ 10: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH B 71 Danh mục bảng được sử dụng Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 5 Bảng 2. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty cổ phần A năm 2007 37 Bảng 3: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty cổ phần A 40 Bảng 4: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A 41 Bảng 5: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty A 43 Bảng 6: Câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính 43 Bảng 7: Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty A 45 Bảng 8: Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty A 47 Bảng 9: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty A 48 Bảng 10: Đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ trong công ty A 49 Bảng 11: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính 50 Bảng 12: Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính 55 Bảng 13. Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính 62 Bảng 14. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 63 Bảng 15: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 64 Bảng 16. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty TNHH B năm 2007 68 Bảng 17: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty TNHH B 71 Bảng 18: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B 73 Bảng 19: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty B 74 Bảng 20: Câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty TNHH B 74 Bảng 21: Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty TNHH B 76 Bảng 22: Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty TNHH B 77 Bảng 23: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty TNHH B 78 Bảng 24: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính Bảng 25: Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty TNHH B 82 Bảng 26. Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty B 87 Bảng 27. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 88 Bảng 28: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 89 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11124.doc
Tài liệu liên quan