Tài liệu Báo cáo Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống tài chính tại Công ty cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực - VVMI: ... Ebook Báo cáo Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống tài chính tại Công ty cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực - VVMI
156 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống tài chính tại Công ty cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực - VVMI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
khoa kÕ to¸n
---@&?---
chuyªn ®Ò
thùc tËp tèt nghiÖp
§Ò tµi:
ph©n tÝch t×nh h×nh tµi chÝnh th«ng qua hÖ thèng b¸o c¸o tµi chÝnh t¹i c«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ vµ thiÕt bÞ ¸p lùc - vvmi
Hä vµ tªn sinh viªn : Tr¬ng ThÞ H¬ng Giang
Líp : KÕ to¸n tæng hîp A
Kho¸ : 46
Gi¸o viªn híng dÉn : TrÇn §øc Vinh
Hµ Néi – 04/2008
LỜI MỞ ĐẦU
Báo cáo tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý của một doanh nghiệp, đồng thời hệ thống báo cáo tài chính cũng là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không chỉ cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định mà còn cho biết được hiệu quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kinh doanh.
Phân tích báo cáo tài chính đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của mỗi công ty nhằm đánh giá thực trạng tài chính, hiệu quả hoạt động. Từ đó, đề ra các giải pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Do đó việc phân tích báo cáo tài chính luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như của các đối tượng bên ngoài.
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI, nhận thấy vai trò quan trọng của công tác phân tích tài chính. Trong khi đó, công ty lại không hề chú trọng đến việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Do đó em lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống BCTC tại Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI” nhằm có những đánh giá và kiến nghị về thực trạng tình hình tài chính tại công ty.
Nội dung chuyên đề gồm có 2 phần chính:
Chương 1: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI
Chương 2: Đánh giá chung về tình hình tài chính và phương hướng cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI
Do sự giới hạn về trình độ nên chuyên đề không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong thầy hướng dẫn giúp đỡ cho em hoàn thiện chuyên đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC-VVMI
1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC-VVMI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – VVMI tiền thân là Xí nghiệp thu hồi vật tư ứ đọng thuộc Công ty phục hồi thiết bị trực thuộc Bộ Mỏ - than được thành lập theo quyết định số 909QĐ-TĐLKT ngày 04/06/1974 của Bộ trưởng Bộ điện than. Nhiệm vụ của xí nghiệp trong giai đoạn này là thu hồi vật tư, thiết bị tồn đọng trong và ngoài ngành để tân trang, phục chế.
Ngày 08/06/1981 Bộ trưởng Bộ Mỏ-than có quyết định số 23 MT-TCCB3 về vấn đề tổ chức lại Công ty phục hồi thiết bị và đổi tên thành Công ty Coalimex. Do đó nhiệm vụ của Xí nghiệp giai đoạn này được đổi thành chế tạo bình khí axetylen, làm chức năng kho để tiếp nhận hàng gia công như: xăm lốp ô tô, xà phòng, ống gió lò, ắc quy…
Ngày 30/06/1993 Bộ trưởng Bộ Năng lượng (nay là Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam) có quyết định số 467 NVL-TCCBLĐ về việc thiết lập lại Xí nghiệp kinh doanh vật tư và chế tạo bình áp lực-Than nội địa. Nhiệm vụ của Xí nghiệp trong giai đoạn này là sản xuất bình khí axetylen, kinh doanh, cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hoá cho nghành than, sửa chữa phục hồi thiết bị sản xuất, kinh doanh than, vật liệu xây dựng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
Ngày 14/10/2004 Xí nghiệp kinh doanh vật tư và chế tạo bình áp lực-Than nội địa được cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-Than nội địa (nay là công ty TNHH một thành viên Công nghiệp mỏ Việt Bắc). Tổng số vốn là 2.200.000.000 đ trong đó vốn Ngân sách là 1.122.000.000 chiếm 51%, vốn cổ phần phổ thông là 1.078.000.000 chiếm 49%.
Ngày 18/04/2007 doanh nghiệp đổi tên thành Công ty Cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI.
Tên giao dịch quốc tế: APLUCO
Trụ sở chính: Số 506 đường Hà Huy Tập-Yên Viên-Gia Lâm-Hà Nội.
Tel : 048782971
Mã số thuế : 0100100015-013
Số lượng cán bộ công nhân viên hiện nay là 140 người
Công ty hiện nay là thành viên của công ty TNHH một thành viên công nghiệp mỏ Việt Bắc với chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp hiện nay là chế biến và kinh doanh than, chế tạo, sửa chữa và lắp đặt thiết bị áp lực, phụ tùng, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống, sửa chữa, hiệu chỉnh điện.
Có thể đánh giá khái quát về công ty thông qua một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động của công ty trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 như sau:
Bảng 01:Bảng một số chỉ tiêu phản ánh khái quát về doanh nghiệp
Đơn vị: 1000đ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ
139.519.321
162.728.961
215.812.937
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
3
Doanh thu thuần về bán hàng & cung cấp dịch vụ
139.519.321
162.728.861
215.812.937
4
Giá vốn hàng bán
130.981.216
149.871.595
202.778.379
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng &cung cấp dịch vụ
8.538.105
12.857.366
13.034.558
6
Doanh thu hoạt động tài chính
20.560
32.160
49.809
7
Chi phí tài chính
403.665
908.120
766.302
8
Chi phí bán hàng
4.875.847
7.720.941
8.067.628
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.768.771
2.520.685
2.605.955
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.510.381
1.739.780
1.644.482
11
Thu nhập khác
63.402
19.556
106.565
12
Chi phí khác
36.419
97.951
500
13
Lợi nhuận khác
2.983
-78.395
106.065
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1.537.364
1.661.385
1.750.547
15
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
-
-
245.076
16
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
1.537.364
1.661.385
1.505.471
17
Số đã nộp Ngân sách
1.171034
2.259.483
3.129.585
18
Tổng tài sản
24.235.102
28.944.934
43.649.384
19
Vốn chủ sở hữu
3.865.935
5.177.482
5.911.844
20
Số lượng lao động
110
127
131
21
Tổng quỹ lương
3.492.199
4.278.299
4.788.289
22
Thu nhập bình quân một lao động/tháng
2.400
2.780
2.850
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh số của doanh nghiệp liên tục tăng cả về quy mô và tốc độ trong từng năm. Cụ thể năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 là 23.209.640 nghìn đồng đạt 117%, năm 2007 doanh thu tăng so với năm 2006 là 53.083.976 nghìn đồng đạt 133%. Lợi nhuận trước thuế thu nhập của doanh nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2005 là 124.021 nghìn đồng đạt 108%, năm 2007 lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2006 là 89.161 nghìn đồng đạt 105%. Sự tăng lên của lợi nhuận kế toán trước thuế chủ yếu là do doanh nghiệp đã tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc dù giá vốn hàng bán và chi phí có tăng nhưng với tốc độ không nhanh bằng tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp vẫn tăng. Tuy nhiên, đến năm 2007 sau 2 năm cổ phần hoá, doanh nghiệp bắt đầu phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2007 giảm so với năm 2006 là -155.915 nghìn đồng đạt 90,6%. Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy quy mô của công ty ngày càng được mở rộng. Điều này được thể hiện ở việc tổng tài sản và số lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp ngày càng tăng. Cụ thể so với năm 2005 tổng tài sản trong năm 2006 có giảm không đáng kể (giảm -49.506 nghìn đồng đạt 99,8%) nhưng đến năm 2007 tổng tài sản của công ty đã tăng đáng kể. So với năm 2006 tổng tài sản tăng 14.165.541 nghìn đồng đạt 148%. Thu nhập bình quân một lao động của công ty là khá cao so với mặt bằng thu nhập của nước ta hiện nay. Hơn nữa chỉ tiêu này lại được tăng dần qua các năm. So với năm 2005 thu nhập bình quân một lao động trong năm 2006 tăng 380 nghìn đồng đạt 116%. Năm 2007 so với năm 2006 thu nhập bình quân một lao động tăng 70 nghìn đồng đạt 103%. Như vậy ta có thể thấy Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI là một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Lợi nhuận liên tục tăng qua các năm, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào Ngân sách, nâng cao phúc lợi cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Nhìn chung Công ty đang có một xu thế phát triển tốt trong tương lai.
1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1.2.1 Đặc điểm sản phẩm sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm cơ khí như: bình sinh khí, nồi hơi, thiết bị áp lực, gông lò, tấm chèn và một số thiết bị cơ khí khác. Đây là các thiết bị được sản xuất từ nguyên vật liệu chính là thép, yêu cầu chất lượng sản phẩm cao.
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Có thể khái quát quy trình công nghệ chung sản xuất sản phẩm của công ty như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu
Tạo phôi
Gia công
cơ khí
KCS
Sơn
KCS
Thành phẩm
KCS
Nguội, lắp ráp
Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm của công ty là thép, bao gồm nhiều loại như: Thép lập là, thép tròn, thép tấm, que hàn…
Đầu tiên thép được đưa vào phân xưởng cơ khí để tạo nên các phôi thép-dạng nguyên vật liệu đã được chế biến. Sau đó phôi được đưa vào gia công để tạo nên các thiết bị cấu tạo nên sản phẩm.
Sau khi gia công các thiết bị được kiểm tra về khối lượng, hình dáng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật…
Các thiết bị đủ tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được mài, giũa sau đó chuyển qua phân xưởng cơ khí sửa chữa để lắp ráp tạo nên thành phẩm. Sản phẩm sau khi lắp ráp sẽ được kiểm tra chất lượng lần thứ 2.
Các sản phẩm đủ chất lượng được sơn mầu, sau đó kiểm tra chất lượng lần cuối cùng trước khi nhập kho. Sản phẩm nhập kho là sản phẩm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật.
1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI là đơn vị thành viên trực thuộc Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc. Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc gồm có 11 công ty, chi nhánh thành viên. Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI được tổ chức hoạt động kinh doanh theo mô hình từ công ty đến các phân xưởng sản xuất.
Công ty có hai phân xưởng là: Phân xưởng cơ khí sửa chữa và phân xưởng chế tạo áp lực
- Phân xưởng chế tạo áp lực: là phân xưởng chủ lực của công ty với nhiệm vụ chính là sản xuất, chế tạo các loại bình sinh khí, các loại nồi hơi, bình chịu áp lực, gông lò và một số thiết bị cơ khí khác. Phân xưởng gồm có 60 nhân viên với trình độ tay nghề cao.
- Phân xưởng cơ khí sửa chữa: Đảm nhận công việc chế tạo các loại kết cấu thép, thực hiện lắp đặt các dây chuyền thiết bị, nồi hơi theo đơn đặt hàng, sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ các mỏ than trong ngành than và các đơn vị khác. Phân xưởng gồm có 60 nhân viên.
Có thể khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI
Phân xưởng chế tạo áp lực
Phân xưởng cơ khí sửa chữa
1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý
1.4.1 Đặc điểm tổ chức quản lý công ty
Mô hình tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình một cấp. Đứng đầu là giám đốc công ty, tiếp đó có 2 phó giám đốc và các phòng ban.
- Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty. Giám đốc có trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển, phương án đầu tư, tổ chức quản lý trong công ty. Giám đốc là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trên về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong toàn công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác quản lý tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong toàn công ty. Phó giám đốc kinh doanh thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm và xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người phụ trách công tác kỹ thuật, công nghệ sản xuất sản phẩm, chỉ đạo sản xuất sản phẩm, an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, vật tư, hàng hoá nhập kho….Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề có liên quan đến sản xuất như: chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức nhân công, chi phí sản xuất chung…
- Phòng kế hoạch: Gồm 4 người chịu sự quản lý của giám đốc, tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dự trữ, cung ứng vật tư đầu vào, điều tra, nghiên cứu thị trường, tìm đối tác mới
- Phòng kinh doanh XNK: gồm 10 người chịu sự quản lý của giám đốc. Phòng có trách nhiệm thực hiện công tác kinh doanh hàng hoá cho các khách hàng nước ngoài.
- Phòng kinh doanh tổng hợp: Gồm 8 người, chịu sự quản lý của giám đốc. Thực hiện công tác kinh doanh thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho các mỏ trong ngành than và các khách hàng ngoài ngành.
- Phòng kỹ thuật: Gồm 3 người, có chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nghiên cứu công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng các yếu tố đầu vào, xây dựng định mức kỹ thuật, quản lý cơ điện và làm công tác an toàn lao động. Phòng phối hợp với phòng kế hoạch để lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua các yếu tổ đầu vào.
- Phòng tổ chức lao động-hành chính: Gồm 12 người trực thuộc giám đốc, tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức nhân sự, đào tạo, tuyển dụng lao động. Tham mưu cho giám đốc trong việc soạn thảo các quy chế, nội quy vềquản lý, chế độ đối với lao động, quản lý hoạt động trong toàn công ty…Ngoài ra, phòng còn thực hiện công tác hành chính, bảo vệ, lễ tân, phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp.
- Phòng kế toán-tài chính: Gồm 4 người, trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty. Thực hiện công tác kế toán tài chính theo quy định, tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý cũng như phân tích tình hình tài chính trong công ty. Phòng có trách nhiệm ghi chép, tính toán và phản ánh trung thực, chính xác, đầy đủ về tình hình tài sản, nguồn vốn, và kết quả hoạt động của công ty. Lập các báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước, lập báo cáo quản trị nộp cho cơ quan cấp trên, thực hiện tính toán, hạch toán đầy đủ các khoản nộp Ngân sách…
1.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc
PGĐ kinh doanh
Phòng tổ chức lao động
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phòng kdoanh XNK
Phòng kdoanh tổng hợp
PGĐ kỹ thuật
1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán của doanh nghiệp gồm có 4 nhân viên, bao gồm Kế toán trưởng và 3 kế toán viên. Mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm đảm nhận một số phần hành kế toán cụ thể. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi nhân viên được phân chia cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty. Kế toán trưởng có trách nhiệm bao quát toàn bộ tình hình tài chính của Công ty, giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, lập kế hoạch tài chính năm, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế-tài chính của Công ty. Kế toán trưởng phân công, chỉ đạo trực tiếp và kiểm tra công việc của các kế toán viên và chịu trách nhiệm lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
- Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành thành phẩm và kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá. Kế toán tổng hợp tập hợp số liệu do các phần hành kế toán khác gửi lên để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành thành phẩm, lập các bảng kê số 4,5,6,9 và Nhật ký chứng từ số 7. Cuối kỳ căn cứ vào hoá đơn, phiếu xuất kho và sổ chi tiết hàng tồn kho để lên sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết giá vốn, Nhật ký chứng từ số 8.
- Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm thực hiện các phần hành kế toán sau:
+ Kế toán thu-chi tiền mặt: quản lý, ghi sổ đối với các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt lên Nhật ký chứng từ số 1 và Bảng kê số 1.
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng: ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng, lên Nhật ký chứng từ số 2, Bảng kê số 2.
+ Kế toán tiền lương: Cuối tháng căn cứ vào chứng từ về tiền lương tiến hành tính lương cho công nhân viên và lập bảng phân bổ số 1.
+ Kế toán công nợ: Tiến hành theo dõi tình thình phát sinh và thanh toán nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp, lên sổ chi tiết TK131, TK331, Nhật ký chứng từ số 4, 5; Bảng kê số 11, Bảng tổng hợp thanh toán với người bán, với khách hàng, sổ chi tiết TK138, 338, 141.
- Thủ quỹ: Thực hiện các phần hành kế toán sau:
+ Căn cứ vào các chứng từ thu-chi tiền kiểm tra tính hợp lệ hợp lý và thực hiện nhập, xuất quỹ.
+ Hàng ngày lập báo cáo quỹ, kiểm kê tiền mặt tồn quỹ và báo cáo cho kế toán trưởng.
+ Nhận phiếu nhập-xuất kho vật tư về kiểm tra và lập sổ chi tiết nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ, thành phẩm , hàng hoá. Lên Bảng kê số 3, 8, 10 Nhật ký chứng từ số 6
+ Thực hiện kế toán TSCĐ: Căn cứ vào các chứng t ừ có liên quan, tiến hành lên sổ chi tiết TSCĐ, Nhật ký chứng từ số 9, 10.
Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN THANH TOÁN
- Tiền mặt
- Tiền gửi
- Công nợ
- Tạm ứng
THỦ QUỸ
- Vật tư
- Hàng hoá
- TSCĐ
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
- Tiêu thụ
- Tập hợp chi phí sx và tính giá thành
1.5.2. Một số nguyên tắc kế toán chủ yếu áp dụng tại Công ty
Doanh nghiệp tổ chức hạch toán kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Cụ thể đối với một số phần hành doanh nghiệp áp dụng như sau:
- Niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong công ty là Đồng Việt Nam. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời nguyên tệ được theo dõi trên sổ chi tiết của các tài khoản vốn bằng tiền.
- Công ty hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Kế toán hàng tồn kho:
Công ty hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên.
Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song và tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho theo phương pháp Nhập trước-xuất trước.
- Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
1.5.3. Đặc điểm hệ thống chứng từ kế toán tại công ty
Công ty sử dụng các chứng từ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Cụ thể, hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng trong từng phần hành như sau:
- Chứng từ về tiền mặt, tiền gửi: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, bảng sao kê của ngân hàng, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, biên lai thu tiền…
- Chứng từ về hàng tồn kho: phiếu nhập kho; phiếu xuất kho; biên bản kiểm nhận vật tư, sản phẩm hàng hoá; biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá; phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ; bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ…
- Chứng từ về lao động, tiền lương: bảng chấm công; bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng,bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Chứng từ mua hàng: hoá đơn mua hàng; biên bản kiểm nhận vật tư, hàng hoá, hoá đơn chi phí mua hàng.
- Chứng từ bán hàng: hoá đơn GTGT; Bảng kê hàng hoá bán ra…
- Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ; biên bản thanh lý TSCĐ; biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Công ty sử dụng một số chứng từ khác theo quy định của Bộ Tài chính.
1.5.4. Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán.
Hệ thống tài khoản cấp 1 được công ty sử dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC cụ thể như sau:
* Tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán
- TK loại 1: TK111, TK112, TK131, TK133, TK136, TK138, TK141, TK142, TK144, TK152, TK153, TK154, TK155, TK156, TK157.
- TK loại 2: TK211, TK214, TK241.
TK loại 3: TK311, TK315, TK331, TK333, TK334, TK335, TK336, TK338, TK341.
TK loại 4: TK 411, TK 413, TK414, TK415, TK421, TK431
TK loại 5: TK511, TK515
TK loại 6: TK621, TK 622, TK 627, TK632, TK635, TK 641, TK642
TK loại 7: TK711
TK loại 8: TK811
TK loại 9: TK911
TK ngoài bảng
TK 007: Ngoại tệ các loại
Hệ thống TK cấp 2 được công ty chi tiết theo đối tượng sử dụng và hạch toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và hoạt động kế toán trong công ty.
1.5.5. Đặc điểm hệ thống sổ kế toán
Doanh nghiệp thực hiện ghi sổ theo hình thức Nhật ký-Chứng từ. Hệ thống sổ được sử dụng trong doanh nghiệp như sau:
* Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
- Sổ chi tiết TSCĐ
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán
- Sổ chi tiết tiền vay
- Sổ chi tiết bán hàng
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
………………………………….
* Hệ thống sổ kế toán tổng hợp
- Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Bảng tổng hợp thanh toán với người mua, người bán
- Nhật ký chứng từ số: 1,2,3,4,5,7,8,9,10
- Bảng kê số: 1,2,3,4,5,6,8,9,10,11
- Sổ cái của các TK sử dụng trong doanh nghiệp
Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký-Chứng từ
Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi chú:
Hiện nay Công ty đang áp dụng kế toán trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán Bravo 6.0. Tuy nhiên doanh nghiệp chưa hoàn toàn áp dụng kế toán trên máy vi tính. Quy trình áp dụng tại doanh nghiệp như sau: Hàng ngày, kế toán tiến hành nhập các chứng từ và bảng tổng hợp chứng từ cùng loại vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo đó, các thông tin được tự động nhập vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp có liên quan.
Cuối tháng, cuối quý và cuối năm dựa vào số liệu trên các sổ, kế toán tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm hoàn thành, tập hợp doanh thu, chi chi phí và xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị doanh nghiệp.
1.5.6. Đặc điểm hệ thống Báo cáo kế toán
1.5.6.1. Báo cáo kế toán do nhà nước quy định
* Các loại báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo trên được Công ty lập vào cuối mỗi quý, mỗi năm
* Báo cáo được nộp cho các cơ quan:
- Cơ quan thuế: Cục thuế Hà Nội
- Cơ quan thống kê: Cục thống kê Hà Nội
- Doanh nghiệp cấp trên: Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc
- Cơ quan đăng ký kinh doanh: Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam
1.5.6.2. Báo cáo quản trị
* Các loại báo cáo quản trị
- Báo cáo lập vào cuối năm
+ Báo cáo xếp loại doanh nghiệp
+ Báo cáo các khoản phải thu và nợ phải trả
- Báo cáo lập vào cuối quý
+ Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
+ Báo cáo chi phí khác bằng tiền và chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Báo cáo chi tiết doanh thu, chi phí, lãi, lỗ
…………………………………………………………………………...
- Báo cáo được lập vào cuối tháng
Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố
* Nơi gửi báo cáo quản trị
- Cơ quan cấp trên: Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc
- Ban Giám đốc Công ty
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC-VVMI
2.1. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
2.1.1. Các nguyên tắc được sử dụng trong lập BCTC tại công ty
Hệ thống BCTC của công ty được lập tuân thủ theo chuẩn mực kế toán số 21 và Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Theo đó hệ thống Báo cáo được tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc hoạt động liên tục: BCTC của Công ty được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần.
* Nguyên tắc cơ sở dồn tích: BCTC của Công ty được lập trên cơ sở kế toán dồn tích ngoại trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền. Theo đó, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và các BCTC của kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, các khoản mục không thoả mãn định nghĩa tài sản và nợ phải trả thì không được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán.
* Nguyên tắc nhất quán: việc phân loại và trình bầy các khoản mục trong BCTC được thực hiện nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác.
* Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: tuân thủ nguyên tắc trọng yếu và tập hợp. Các khoản mục trọng yếu được trình bầy riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì được tập hợp với các khoản mục khác có cùng tính chất hoặc chức năng, hoặc được trình bầy trong thuyết minh BCTC.
* Nguyên tắc bù trừ: khi ghi nhận các sự kiện kinh tế và các sự kiện để lập và trình bầy BCTC công ty không tiến hành bù trừ giữa tài sản và nợ phải trả, tất cả các khoản mục tài sản và nợ phải trả được trình bầy riêng biệt trên BCTC.
* Nguyên tắc có thể so sánh: các thông tin, số liệu trong các BCTC nhằm để so sánh được giữa các kỳ được trình bầy tương ứng với thông tin bằng số liệu trong BCTC của kỳ trước kể cả thông tin diễn giải bằng lời nếu cần thiết cho người sử dụng hiểu rõ được BCTC của kỳ hiện tại.
2.1.2. Phương pháp lập BCTC tại Công ty
* Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán
Cuối kỳ, kế toán các phần hành hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, tiến hành khoá sổ kế toán, tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản, kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan đảm bảo khớp, đúng số liệu. Số liệu sau khi đã được kiểm tra được tổng hợp và gửi cho kế toán trưởng.
Kế toán trưởng kiểm tra số liệu của cột số cuối năm của Bảng cân đối kế toán năm trước, số liệu ở cột này sẽ được chuyển sang cột số đầu năm của Bảng cân đối kế toán năm nay.
Từ sổ cái các tài khoản kế toán trưởng tổng hợp số liệu, lên Bảng cân đối số phát sinh từ đó lên Bảng cân đối kế toán.
Ghi vào phần tài sản của Bảng cân đối kế toán số dư Nợ của các tài khoản loại 1, loại 2 và số dư Nợ của TK331 và số dư Có của TK 214 (ghi âm). Ghi vào phần nguồn vốn của bảng số dư Có của các tài khoản loại 3, loại 4, và số dư Có của TK131 số dư Nợ của các TK loại 4 được ghi âm bên nguồn vốn.
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán được đối chiếu với Sổ cái, Sổ chi tiết và các Bảng tổng hợp có liên quan.
* Phương pháp lập Báo cáo kết quả kinh doanh
Trong công ty, kế toán trưởng là người có trách nhiệm theo dõi và tập hợp các khoản doanh thu và chi phí của công ty.
Cuối kỳ kế toán hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, thực hiện các bút toán kết chuyển, tính ra lợi nhuận của công ty và thực hiện khoá sổ kế toán. Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ sách kế toán liên quan đảm bảo khớp đúng số liệu. Sau đó, chuyển số liệu từ cột số cuối năm của Báo cáo kết quả kinh doanh năm trước sang cột số đầu năm của Báo cáo kết quả kinh doanh năm nay. Căn cứ vào sổ cái các TK loại 5,6,7,8, Bảng cân đối số phát sinh, sổ chi tiết và bảng tổng hợp có liên quan kế toán tiến hành lên Báo cáo kết quả kinh doanh năm nay.
Số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh được so sánh, đối chiếu với các sổ sách có liên quan.
* Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được công ty lập theo phương pháp trực tiếp. Theo đó Báo cáo được lập bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản thực thu và thực chi bằng tiền trên sổ kế toán vốn bằng tiền của từng hoạt động và theo từng nội dung thu, chi.
Căn cứ vào Báo cáo lưu chuyển tiền năm trước kế toán tiến hành chuyển số liệu từ cột số cuối năm sang cột số đầu năm của Báo cáo lưu chuyển tiền năm nay.
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, thuyết minh BCTC, sổ tổng hợp và sổ chi tiết các TK vốn bằng tiền, các TK phải thu, phải trả, TK chi phí kế toán tiến hành hoàn tất các chỉ tiêu cho cột số năm nay của Báo cáo lưu chuyển tiền.
* Phương pháp lập thuyết minh BCTC
Căn cứ để lập thuyết minh BCTC là Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh BCTC của năm trước. Ngoài ra còn phải sử dụng các sổ chi tiết và sổ tổng hợp của các phần hành kế toán.
Bản thuyết minh BCTC của công ty gồm có 8 phần chính:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Chế độ kế toán áp dụng
- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán tại Việt Nam
- Các chính sách kế toán áp dụng
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bầy trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bầy trong Báo cáo lưu chuyển tiền
- Những thông tin khác
2.1.3. Hệ thống BCTC của công ty trong 2 năm, 2006, 2007
(phụ lục)
2.2. Phân tích thực trạng tài chính thông qua hệ thống BCTC tại Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không. Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm xác định được mức độ độc lập về tài chính, tình hình huy động vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như xác định được những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải. Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp như sau:
Bảng 02: Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
2007/2005
2007/2006
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1.Chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn
Tổng nguồn vốn
29.533.348
29.483.842
43.649.383
-49.506
99.8%
14.116.035
148%
14.165.541
148%
Nợ phải trả
25.667.411
24.306.361
37.737.539
1.361.050
95%
12.070.128
147%
13.431.178
155%
Vốn chủ sở hữu
3.865.937
5.177.481
5.911.844
1.311.544
134%
2.045.907
153%
734.363
114%
2.Chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập tài chính
Hệ số tài trợ
0,13
0,18
0,14
0,05
138%
0,01
108%
-0,04
78%
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
0,73
1,08
0,87
0,35
148%
0,14
119%
-0,21
81%
Hệ số tự tài trợ TSCĐ
0,73
1,38
0,93
0,65
189%
0,2
127%
-0,45
67%
3. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán tổng quát
1,15
1,21
1,16
0,06
105%
0,01
101%
-0,05
96%
Hệ số thanh toán nhanh
0,13
0,012
0,015
-0,118
9%
-0,115
12%
0,003
125%
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
1,04
1,07
1,04
0,03
103%
0
100%
-0,03
._.97%
Hệ số chuyển đổi thành tiền của TSNH
0,12
0,012
0,015
-0,108
10%
-0,105
13%
0,03
125%
4.Chỉ tiêu phản ánh khả năng cân bằng tài chính (Vốn lưu động thuần)
948.406
1.682.731
1.447.523
734.325
177%
499.117
153%
-235.208
86%
Trong đó:
Hệ số tài trợ =
VCSH
Tổng nguồn vốn
Hệ số tự tài trợ
=
VCSH
TSDH
TSDH
Hệ số tự tài trợ
=
VCSH
TSCĐ
TSCĐ
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Nợ phải trả
Hệ số thanh toán
=
TSNH
nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán
=
Tiền và tương đương tiền
nhanh
Nợ ngắn hạn
Hệ số chuyển đổi thành
=
Tiền và tương đương tiền
tiền của TSNH
TSNH
Vốn lưu động thuần = TSNH - Nợ ngắn hạn
Nhận xét: Tổng nguồn vốn doanh nghiệp huy động được trong năm 2006 so với năm 2005 giảm -49.506 nghìn đồng đạt 99.8% nhưng đến năm 2007 tổng nguồn vốn doanh nghiệp đã được tăng lên đáng kể cả về tốc độ và quy mô của nguồn vốn đều tăng. Cụ thể, năm 2007 tổng nguồn vốn tăng so với năm 2006 là 14.165.541 nghìn đồng đạt 148%. Sở dĩ có sự gia tăng đáng kể của nguồn vốn như trên là do doanh nghiệp đã tiến hành huy động thêm cả 2 nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Năm 2007 tổng nợ phải trả tăng thêm 13.431.178 nghìn đồng đạt 155% so với năm 2006, Vốn chủ sở hữu năm 2007 so với năm 2006 cũng tăng thêm 734.363 nghìn đồng đạt 114%. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện khả năng huy động vốn của doanh nghiệp hiện nay là đang có xu hướng khả quan, hứa hẹn một xu thể mở rộng quy mô của doanh nghiệp trong tương lai. Việc công ty ngày càng vay được nhiều vốn từ các đối tượng bên ngoài thể hiện uy tín của công ty đối với nhà cung cấp, Ngân hàng…
Hệ số tài trợ của công ty trong cả 3 năm đều thấp và biến đổi qua các năm với tốc độ và nhịp điệu không đồng đều. So với năm 2005 hệ số tài trợ trong năm 2006 tăng thêm 0.05 lần, đạt 138%. Nhưng đến năm 2007 hệ số này giảm xuống chỉ còn 0,14 lần tức là giảm -0,04 lần, đạt 78% so với năm 2007. Đây là một dấu hiệu không tốt về tình hình tài chính doanh nghiệp, khả năng tự chủ về tài chính của công ty là không cao và đang có xu hướng giảm xuống.Công ty cần xem xét để nâng cao hệ số tài trợ nhằm đảm bảo mức độ an toàn về tài chính và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI là một doanh nghiệp có sản xuất sản phẩm cơ khí nên tài sản dài hạn, đặc biệt là TSCĐ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của công ty. Do đó để đánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp ta cần xem xét hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn và hệ số tự tài trợ TSCĐ của doanh nghiệp. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp chỉ có trong năm 2006 đạt 1.08 lần còn lại trong năm 2005 và năm 2007 hệ số này đều nhỏ hơn 1. Đây là một dấu hiệu không tốt, điều này thể hiện Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải vay thêm từ các đối tượng bên ngoài để đầu tư cho tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp chủ yếu là TSCĐ, hệ số tự tài trợ TSCĐ của doanh nghiệp cũng chỉ có trong năm 2006 là lớn hơn 1, trong năm 2005, 2007 hệ số này nhỏ hơn 1. Như vậy, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho TSCĐ, điều này thường khiến các nhà đầu tư vào doanh nghiệp không tin tưởng vào sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Bởi vì đối với một doanh nghiệp sản xuất như công ty thì TSCĐ chiếm một vai trò hết sức quan trọng. Chỉ khi doanh nghiệp tự tài trợ cho toàn bộ TSCĐ của mình thì mới tạo cho doanh nghiệp một tình hình tài chính khả quan, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.
Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Qua bảng phân tích trên ta thấy: hệ số thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong cả 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo thanh toán được các khoản nợ bằng tổng số tài sản hiện có của mình. Tuy vậy, hệ số thanh toán tổng quát có sự biến đổi qua các năm với tốc độ không đồng đều. So với năm 2005, trong năm 2006 hệ số thanh toán tổng quát tăng 0.06 lần, đạt 105% nhưng đến năm 2007 hệ số này lại giảm -0.05 lần, đạt 96% so với năm 2006. Như vậy khả năng thanh toán trong năm 2007 không tốt bằng năm 2006, doanh nghiệp cần xem xét để đảm bảo khả năng thanh toán trong các năm tiếp theo. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong cả 3 năm đều lớn hơn một, đây là một dấu hiệu tài chính khả quan cho doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, mặc dù hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có sự thay đổi qua từng năm nhưng sự thay đổi trên là không đáng kể, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên ta thấy hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong 3 năm chỉ có năm 2005 là đạt 0,13 lần còn trong năm 2006 và năm 2007 hệ số này chỉ đạt 0,012 lần và 0,015 lần. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong 2 năm 2006, 2007 như vậy là rất thấp điều này sẽ dễ dẫn đến việc có khả năng doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Do sự giảm mạnh của tiền mặt dẫn đến hiện tượng hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm trong năm 2006 và năm 2007. Như vậy doanh nghiệp đang sử dụng có hiệu quả tiền mặt, tiền không bị ứ đọng tuy nhiên doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do vậy công ty cần chú ý tăng lượng tiền dự trữ nhằm bảo đảm bảo khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn.
Ngoài ra, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng cần xem xét khái quát khả năng cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp trong cả 3 năm đều lớn hơn 0. Đây là một dấu hiệu khả quan, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn là hợp lý-Nguồn vốn dài hạn được sử dụng để tài trợ cho TSDH và một phần TSNH, nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho TSNH, đảm bảo cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần duy trì tình trạng như trên nhằm đảm bảo khả năng cân bằng tài chính của mình trong những năm tiếp theo.
Như vậy, thông qua việc đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ta đã có được cái nhìn tổng quan nhất về công ty. Nhìn chung, Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI là một doanh nghiệp có tình hình tài chính tương đối khả quan. Khả năng huy động vốn ngày càng được nâng cao, Nguồn vốn doanh nghiệp huy động được phần lớn là nguồn vốn vay và được sử dụng để tài trợ cho TSDH, TSCĐ nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát cũng như khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Việc sử dụng nguồn vốn huy động được để tài trợ cho từng loại tài sản là hợp lý và đảm bảo khả năng cân bằng tài chính cho công ty. Tuy nhiên, công ty cần chú ý nâng cao mức độ độc lập về tài chính nhằm tạo được một cơ sở tài chính vững chắc và tạo được lòng tin từ các nhà đầu tư. Ngoài ra vốn bằng tiền hiện có tại công ty là thấp, doanh nghiệp cần tăng thêm lượng tiền dự trữ để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trên đây là những đánh giá khái quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để có cái nhìn sâu rộng hơn nữa về tình hình tài chính của doanh nghiệp ta cần tiến hành phân tích các khía cạnh khác phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
2.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp thể hiện tình hình sử dụng vốn và tình hình huy động vốn cũng như mối quan hệ giữa tình hình sử dụng vốn và tình hình huy động vốn tại doanh nghiệp. Do đó việc phân tích cấu trúc tài chính được thực hiện thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cũng như mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn tại doanh nghiệp.
a. Phân tích cơ cấu tài sản
Mỗi doanh nghiệp để có thể hoạt động thì cần thiết phải có tài sản để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tài sản hiện có và việc sử dụng tài sản như thế nào là đặc biệt quan trọng đối với việc thành bại của một doanh nghiệp.Việc phân tích cơ cấu tài sản của công ty cho biết được tình hình sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp đã hợp lý chưa? Sự biến động của từng loại tài sản của doanh nghiệp? Việc phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện thông qua bảng sau:
Bảng 03: Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006/2005
2007/2005
2007/2006
Số tiền
tt
Số tiền
tt
Số tiền
tt
Số tiền
%
tt
Số tiền
%
tt
Số tiền
%
tt
A.TSNH
24.235.103
82,1
24.690.380
83,7
36.858.152
84,4
455.277
102
1,6
12.623.049
152
2,3
12.167.772
149
0,7
I. Tiền và tương đương tiền
2.976.972
10,1
286.565
1
552.360
1,3
-2.690.407
10
-9,1
-2.424.612
19
-8,8
265.795
193
0,3
III.Phải thu
15.449.310
52,3
16.203.421
55
29.171.533
66,8
754.111
105
2,7
13.722.223
189
15
12.968.112
180
11,8
1. Phải thu khách hàng
14.696.722
49,8
16.171.046
54,8
28.637.085
65,6
1.474.324
110
5
13.940.363
195
15,8
12.466.039
177
10,8
2.Trả trước người bán
589.838
2
-
-
529.648
1,2
-589.838
-
-2
-60.190
90
-0,8
529.648
-
1,2
3.Phải thu khác
162.750
0,6
32.375
0,1
4.800
0
-130.375
20
-0,5
-157.950
3
-0,6
-27.575
15
-0,1
IV. HTK
5.808.821
19,7
8.136.554
27,6
7.111.388
16,3
2.327.733
140
7,9
1.302.567
122
-3,4
-1.025.166
87
-11,3
V.TSNH khác
-
-
63.840
0,2
22.871
0,1
63.840
-
0,2
22.871
-
0,1
-40.969
36
-0,1
B.TSDH
5.298.245
17,9
4.793.462
16,3
6.791.231
15,6
-504.783
90
-1,6
1.492.986
128
-2,3
1.997.769
142
-0,7
I. TSCĐ hữu hình
5.298.245
17,9
4.793.462
16,3
6.331.231
14,5
-504.783
90
-1,6
1.032.986
119
-3,4
1.537.769
132
-1,8
1.TSCĐ
5.298.245
17,9
3.743.146
12,7
6.331.231
14,5
-1.555.099
71
-5,2
1.032.986
119
-3,4
2.588.085
169
1,8
Nguyên giá
7.769.271
26,3
7.531.599
25,5
11.896.310
27,3
-237.672
97
-0,8
4.127.039
153
1
4.364.711
158
1,8
Giá trị hao mòn
-2.471.026
-8,4
-3.788.453
-12,8
-5.565.079
-12,7
-1.317.427
153
-4,4
-3.094.053
225
-4,3
-1.776.626
147
0,1
2.Chi phí XDCB
-
-
1.050.316
3,6
-
0
1.050.316
-
3,6
0
-
0
-1.050.316
0
-3,6
II. Đầu tư dài hạn khác
-
-
-
0
460.000
1,1
-
-
0
460.000
-
1,1
460.000
-
1,1
Tổng tài sản
29.533.348
100
29.483.842
100
43.649.383
100
-49.506
99,8
0
14.116.035
148
0
14,165.541
148
0
Thông qua bảng phân tích cơ cấu tài sản ta thấy:
Tổng tài sản của công ty năm 2006 có giảm đôi chút so với năm 2005, tuy nhiên tỉ lệ giảm lại không đáng kể. So với năm 2005, năm 2006 tổng tài sản giảm -49.506 nghìn đồng, đạt 99,8%. Đến năm 2007 tổng tài sản của công ty tăng 14.165.541 nghìn đồng đạt 148% so với năm 2006. Việc tăng lên của tổng tài sản chứng tỏ công ty đang xu hướng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Để xem xét lý do tăng lên của tổng tài sản của công ty ta cần đi sâu phân tích sự biến động của từng khoản mục tài sản. TSNH của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 12.167.772 nghìn đồng đạt 149%. TSDH tăng thêm 1.997.769 nghìn đồng, đạt 142%. Như vậy trong năm 2007 tốc độ tăng của TSNH và TSDH là tương đối đồng đều, điều này đã kéo theo sự gia tăng của tổng tài sản của công ty. Tuy nhiên, đóng góp vào sư gia tăng của tổng tài sản chủ yếu là do sư gia tăng của TSNH. Tỷ trọng của TSNH và TSDH ít biến động. TSNH thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (thông thường là từ 82%-84%), TSDH thường chiếm một tỷ trọng nhỏ-chỉ khoảng 16%-18%. Sở dĩ tỷ trọng TSDH của công ty chỉ đạt ở mức dưới 20% hiện nay bởi vì Công ty là một doanh nghiệp vừa tiến hành hoạt động sản xuất, vừa tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hoá. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh hàng hoá của công ty lại chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh thu hoạt động của công ty. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp có hoạt động sản xuất sản phẩm cơ khí như công ty thì tỉ trọng TSDH của doanh nghiệp đạt ở mức từ 16% - 18% như trong các năm vừa qua là chưa thật hợp lý. Công ty nên đầu tư thêm vào TSDH đặc biệt là TSCĐ để tăng năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
TSNH của công ty trong trong 3 năm qua đều tăng nhưng với một tốc độ không đều. Trong năm 2007 TSNH tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với năm 2006. So với năm 2005 TSNH năm 2006 tăng thêm 455.277 nghìn đồng đạt 102%. Đến năm 2007 TSNH tăng thêm 12.167.772 nghìn đồng, đạt 149%. Theo đó, bản thân từng khoản mục trong TSNH cũng có những sự biến động nhất định. Trong năm 2006 khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp giảm mạnh so với năm 2005. Tiền và tương đương tiền giảm -2.690.407 nghìn đồng tương đương với tỉ trọng giảm -9,1%. Sang năm 2007 tiền và tương đương tiền có tăng thêm nhưng không đáng kể (tăng 265.795 nghìn đồng, tỉ trọng tăng 0,3%). Sở dĩ trong năm 2006 tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp giảm mạnh là bởi vì doanh nghiệp đã tiến hành thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại không đủ để bù đắp các khoản đã thanh toán. Do đó, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty trong năm 2006 và 2007 là rất thấp (chỉ chiếm hơn 1% trong tổng tài sản của công ty). Như đã phân tích ở trên điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Để phân tích rõ hơn nguyên nhân dẫn đến những biến động về tiền mặt trong kỳ của doanh nghiệp ta tiến hành phân tích báo cáo lưu chuyển tiền của công ty trong các phần tiếp theo.
Khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH của công ty. Năm 2005 tỷ trọng khoản phải thu so với tổng tài sản là 52,3% đến năm 2006 là 55% (tăng thêm 754.111 nghìn đồng) đến năm 2007 tỉ trọng này đạt 66,8% tăng thêm 11,8% so với năm 2006. Khoản phải thu của doanh nghiệp như vậy là rất cao, điều này chứng tỏ khoản vốn mà công ty đang bị chiếm dụng là rất lớn và liên tục tăng qua các năm. Trong số các khoản phải thu của công ty thì khoản mục phải thu khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng ngày càng tăng theo từng năm. So với năm 2005 phải thu khách hàng năm 2006 tăng thêm 1.474.324 nghìn đồng, đạt 110% tương ứng với tỷ trọng tăng thêm là 5,1%. Liên hệ với sự biến đổi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Bảng 02: Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp), năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thêm là 23.209.640 nghìn đồng đạt 117% so với năm 2005. Như vậy, sự tăng lên của khoản phải thu khách hàng năm 2006 tương ứng với sự gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Điều này là hoàn toàn hợp lý, chứng tỏ công tác thu tiền của công ty không phải kém hiệu quả mà lý do của sự gia tăng khoản mục phải thu khách hàng là do doanh số tăng lên. Năm 2007 phải thu khách hàng của công ty tăng mạnh 13.940.363 nghìn đồng, đạt 195% so với năm 2006. Liên hệ với sự gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng 53.083.976 nghìn đồng, đạt 133% so với năm 2006. Như vậy, trong năm 2007 tốc độ tăng của khoản mục phải thu khách hàng lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Có thể trong năm 2007 doanh nghiệp đã thay đổi chính sách cho nợ hoặc việc thu tiền của công ty được tiến hành không hiệu quả bằng các năm trước. Doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách thu tiền cũng như cho nợ của mình. Việc phân tích tốc độ thu hồi tiền hàng sẽ được phân tích ở phần phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu.
HTK của công ty bao gồm: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hoá. Trong đó, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2006 HTK của công ty tăng mạnh, tăng thêm 2.327.733 nghìn đồng, đạt 140% so với năm 2005, tỷ trọng HTK trong tổng tài sản cũng tăng thêm 7,9%. Sở dĩ HTK tăng thêm là do trong năm 2006 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng hoá tồn kho của công ty tăng cao, dẫn đến HTK lớn, hiệu quả sử dụng HTK giảm sút. Điều này chứng tỏ luân chuyển hàng hoá của công ty không tốt, đang xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Sang năm 2007, tình trạng trên đã được cải thiện. HTK của công ty giảm -1.025.166 nghìn đồng đạt 87% so với năm 2006, tương ứng tỷ trọng của HTK so với tổng tài sản cũng giảm xuống, chỉ còn 16,3%. Trong năm 2007 HTK giảm so với năm 2006 chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm, lượng thành phẩm, hàng hoá tồn kho tăng không đáng kể. Đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động dự trữ HTK. Việc phân tích sự biến động trong cơ cấu cũng như tính hợp lý trong hoạt động dự trữ HTK sẽ được xem xét trong phần phân tích hiệu quả sử dụng HTK.
Ngoài ra cũng cần nhận thấy: HTK của công ty bao gồm nhiều loại, trong đó mỗi loại lại có giá trị khác nhau. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty luôn dự trữ một lượng đáng kể HTK để phục phụ cho hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh hàng hoá. Năm 2008 Nhà nước đã có một số điều chỉnh nhất định về giá cả của hàng hoá, đồng thời việc nước ta gia nhập WTO cũng làm cho giá cả một số loại hàng hoá giảm xuống. Cụ thể tại công ty hiện nay là việc giảm giá của một số nguyên vật liệu tồn kho. Tuy nhiên công ty lại không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá HTK. Điều này đã vi phạm nguyên tắc thận trọng của kế toán. Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng giảm giá HTK nhằm bảo đảm an toàn và độ tin cậy trong giá trị tài sản hiện có tại công ty.
Như vậy, sự gia tăng TSNH của công ty trong các năm chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản phải thu mà chủ yếu ở đây là khoản phải thu khách hàng. Cơ cấu TSNH của công ty đang được thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tiền mặt, tăng tỷ trọng các khoản phải thu và tỷ trọng HTK. Chứng tỏ công ty đang tăng cường đầu tư tiền vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, có thể thấy cơ cấu TSNH của công ty như hiện nay là chưa hoàn toàn hợp lý. Với lượng tiền tồn quỹ quá ít công ty cũng nên cân nhắc tăng lượng tiền dự trữ bằng cách đẩy nhanh tốc độ thu hồi tiền hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn, tránh tình trạng thiếu tiền trong thanh toán. Đồng thời nên xem xét giảm lượng HTK nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của HTK, nâng cao hiệu quả sử dụng HTK.
TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Trong 3 năm TSDH biến động với quy mô và tốc độ không đồng đều. Năm 2006 TSDH giảm -504.783 nghìn đồng đạt 90% so với năm 2005, tỷ trọng TSDH chỉ chiếm 16,3% so với tổng tài sản. Đến năm 2007 TSDH tăng thêm 1.997.769 nghìn đồng, đạt 142% so với năm 2006, tuy nhiên tỷ trọng TSDH giảm -0,7% chỉ chiếm 15,6%. Trong năm 2006 TSDH của doanh nghiệp không những không tăng mà còn giảm so với năm 2005 là do công ty đầu tư thêm rất ít vào TSDH, trong khi đó giá trị còn lại của TSCĐ hiện có lại giảm do hao mòn luỹ kế ngày càng tăng. Sang năm 2007 công ty tiến hành đầu tư XDCB hoàn thành nhiều công trình như: nhà điều hành sản xuất, nhà xưởng sửa chữa, nhà khách…Do đó năm 2007 TSCĐ tăng mạnh. So với năm 2006 Nguyên giá TSCĐ trong năm 2007 tăng thêm 4.364.711 nghìn đồng, đạt 169%. Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ, công ty cần thiết đầu tư thêm vào TSCĐ nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động. Như vậy công ty đang có xu hướng đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó chú trọng cả đầu tư vào TSNH và TSDH. Tuy nhiên, tốc độ tăng của TSDH vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản do đó tỷ trọng TSDH vẫn giảm so với các năm trước.
Như vậy, cơ cấu tài sản của công ty đang có biến động nhưng sự thay đổi trong cơ cấu giữa TSNH và TSDH là không đáng kể, TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, tỷ trọng TSDH không cao. TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản trong đó khoản phải thu và HTK lại chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng ngày càng gia tăng, các khoản tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản hiện có tại công ty. Do đó có thể nhận thấy cơ cấu tài sản của công ty hiện nay chưa thật sự hợp lý, công ty nên giảm tỷ trọng các khoản phải thu, HTK và tăng tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền, tỷ trọng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo tình hình tài chính được vững mạnh.
b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nếu như việc phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy được tình hình sử dụng vốn thì việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy được tình hình huy động vốn của công ty. Theo đó, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn lại cho ta thấy được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó việc phân tích cả cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cũng như mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn là điều rất quan trọng khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn được thực hiện thông qua bảng sau:
Bảng 04: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
năm 2005
năm 2006
năm 2007
2006/2005
2007/2005
2007/2006
Số tiền
tt
Số tiền
tt
Số tiền
tt
Số tiền
%
tt
Số tiền
%
tt
Số tiền
%
tt
A.Nợ phải trả
25.667.411
86,9
24.306.361
82,4
37.737.539
86,5
-1.361.050
94,7
-4,5
12.070.128
147
-0,4
13.431.178
155
4,1
I. Nợ ngắn hạn
23.286.699
78,8
23.007.649
78
35.410.629
81,1
-279.050
98,8
-0,8
12.123.930
152,1
2,3
12.402.980
154
3,1
1.Vay ngắn hạn
5.623.711
19
5.577.886
18,9
5.849.981
13,4
-45.825
99,2
-0,1
226.270
104
-5,6
272.095
105
-5,5
2.Phải trả người bán
13.997.025
47,4
14.858.460
50,4
26.808.522
61,4
861.435
106,2
3
12.811.497
191,5
14
11.950.062
180
11
3.Người mua trả trước
377.500
1,3
601.846
2
847.797
1,9
224.346
159,4
0,7
470.297
224,6
0,6
245.951
141
-0,1
4.Thuế phải nộp
169.409
0,6
129.094
0,4
340.499
0,8
-40.315
76,2
-0,2
171.090
201
0,2
211.405
264
0,4
5.Phải trả CNV
819.296
2,8
920.935
3,1
923.754
2,1
101.639
112,4
0,3
104.458
112,7
-0,7
2.819
100
-1
6.Chi phí phải trả
40.117
0,1
87.575
0,3
0
47.458
218,3
0,2
-40.117
0
-0,1
-87.575
0
-0,3
7.Phải trả nội bộ
1.606.932
5,4
134.108
0,5
81.506
0,2
-1.472.824
8,3
-4,9
-1.525.426
5,0
-5,2
-52.602
60,8
-0,3
8.Phải trả khác
652.709
2,2
697.745
2,4
558.570
1,3
45.036
106,9
0,2
-94.139
85,6
-0,9
-139.175
80,1
-1,1
II.Nợ dài hạn
2.380.712
8,0
1.298.712
4,4
2.326.910
5,3
-1.082.000
54,5
-3,6
-53.802
97,8
-2,7
1.028.198
179
0,9
1.Vay và nợ dài hạn
2.380.712
8,0
1.298.712
4,4
2.175.462
5
-1.082.000
54,5
-3,6
-205.250
91,4
-3,0
876.750
168
0,6
2.Dự phòng trợ cấp mất việc làm
-
-
-
-
151.448
0,3
-
-
-
-
-
-
151.448
-
0,3
B.Vốn chủ sở hữu
3.865.937
13,1
5.177.481
17,6
5.911.844
13,5
1.311.544
133,9
4,5
2.045.907
152,9
0,4
734.363
114
-4,1
I.Vốn đầu tư
2.200.000
7,4
2.200.000
7,5
4.519.214
10,4
0
100
0,1
2.319.214
205,4
3
2.319.214
205
2,9
II Quỹ đầu tư phát triển
115.865
0,4
1.195.729
4,1
938.976
2,2
1.079.864
1032
3,7
823.111
810,4
1,8
-256.753
78,5
-1,9
III.Quỹ dự phòng tài chính
11.807
0,04
67.150
0,2
213.240
0,5
55.343
568,7
0,16
201.433
1806
0,46
146.090
318
0,3
IV.Quỹ khen thưởng phúc lợi
900
0,01
53.216
0,2
240.414
0,6
52.316
5913
0,19
239.514
26713
0,59
187.198
452
0,4
V Lợi nhuận chưa phân phối
1.537.365
5,2
1.661.386
5,6
0
0
124.021
108,1
0,4
-1.537.365
0
-5,2
-1.661.386
0
-5,6
Tổng nguồn vốn
29.533.348
100
29.483.842
100
43.649.383
100
-49.506
99.,8
0
14.116.035
147,8
0
14.165.541
148
0
Tương tự như tổng tài sản tổng nguồn vốn của công ty trong 3 năm qua có sự biến động không đồng đều giữa các năm. Để xem xét nguyên nhân biến động tổng nguồn vốn của công ty ta cần xem xét sự biến động của từng loại nguồn vốn . Nguồn vốn của công ty được tạo thành từ 2 nguồn là: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Năm 2006 nợ phải trả của công ty giảm 1.361.050 nghìn đồng, đạt 95% so với năm 2005, tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống 4,5%. Tuy nhiên tỷ trọng nợ phải trả trong năm 2006 vẫn rất lớn (chiếm 82,4% so với tổng nguồn vốn). Đến năm 2007 nợ phải trả của công ty tăng thêm 13.431.178 nghìn đồng đạt 155%, tỷ trọng nợ phải trả tăng thêm 4,1%. Có thể thấy ở đây nợ phải trả của công ty tăng theo tốc độ tăng của tổng nguồn vốn công ty huy động được. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải trả của công ty là nợ ngắn hạn. Năm 2006 nợ ngắn hạn có giảm đôi chút (279.050 nghìn đồng) nhưng đến năm 2007 nợ ngắn hạn tăng thêm 12.402.980 nghìn đồng dẫn đến tỷ trọng nợ ngắn hạn so với tổng tài sản tăng thêm 3,1%. Trong cả 3 năm tỷ lệ nợ ngắn hạn so với tổng nguồn vốn của công ty đều rất cao (xấp xỉ 80%), tuy nhiên so sánh với tỉ trọng TSNH trong tổng tài sản (lớn hơn 80% -Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản) thì tỷ trọng nợ ngắn hạn của công ty như hiện nay là hợp lý. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng đúng mục đích của nợ ngắn hạn là tài trợ cho TSNH. Đồng thời việc huy động thêm nguồn vốn từ các khoản nợ phải trả ngày càng tăng cao cũng chứng tỏ uy tín của công ty đối với nhà cung cấp, ngân hàng, khách hàng... Tuy nhiên khoản mục nợ phải trả người bán lại chiếm tỷ trọng cao và đang có xu hướng gia tăng trong năm 2007. Năm 2006 nợ phải trả người bán tăng 861.435 nghìn đồng tương ứng tỷ trọng tăng thêm 3%. Đến năm 2007 nợ phải trả người bán tăng so với năm 2006 là 11.950.062 nghìn đồng, đạt 180% và tỷ trọng nợ phải trả người bán là 61,4% trong tổng tài sản, tăng thêm 11%. Khoản nợ phải trả người bán cao chứng tỏ lượng vốn doanh nghiệp đang đi chiếm dụng của các doanh nghiệp khác là khá lớn. Sở dĩ khoản nợ phải trả người bán tăng cao trong năm 2007 bởi vì doanh nghiệp đang có xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng hàng hoá cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn do đó sẽ phát sinh quan hệ mua bán chịu hàng hoá. Trong khi đó công ty lại không thu được đầy đủ các khoản phải thu của khách hàng, lượng tiền hiện có lại không nhiều. Do vậy công ty chưa thể thanh toán ngay các khoản nợ phải trả người bán. Công ty nên tập trung vào việc thu tiền từ khách hàng để thanh toán cho người bán, đảm bảo uy tín của công ty. Các khoản mục còn lại trong nợ ngắn hạn như khoản mục trả trước cho người bán, phải thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có sự biến động không đáng kể. Sự biến động của nợ ngắn hạn chủ yếu là do sự biến động của nợ phải trả người bán. Nợ dài hạn năm 2006 giảm mạnh, so với năm 2005 nợ dài hạn giảm -1.082.000 nghìn đồng, chỉ đạt 55% và tỷ trọng nợ dài hạn giảm 3,6%. Sở dĩ có sự giảm sút này là do năm 2006 có nhiều khoản nợ đến hạn đã được công ty tiến hành thanh toán. Đến năm 2007 nợ dài hạn lại tăng cao, so với năm 2006 nợ dài hạn tăng thêm 1.028.198 nghìn đồng, đạt 179%. Năm 2007 công ty đang tiến hành đầu tư thêm nhiều tài sản cố định do đó cần vay thêm vốn cho hoạt động đầu tư. Điều này là một xu hướng tốt cho hoạt động sau này của công ty. Như vậy sự tăng thêm của nợ phải trả chủ yếu là do sự tăng thêm của nợ ngắn hạn, nợ dài hạn của công ty có tăng nhưng chỉ đóng góp một phần nhỏ trong sự tăng thêm của nợ phải trả. Việc phân tích cơ cấu nợ phải trả sẽ được phân tích kỹ ở phần phân tích tình hình thanh toán của công ty
Nguồn vốn chủ sở hữu trong 3 năm đều tăng nhưng với một tốc độ không đều. So với năm 2005, năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm 1.311.544 nghìn đồng, đạt 134%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn tăng thêm 4,5%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng là do doanh nghiệp tiến hành trích lập thêm các quỹ cơ quan như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi từ lợi nhuận tại công ty. Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm 734.363 nghìn đồng đạt 114% so với năm 2006, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm 4,1%. Tỷ trọng vốn chuủ sở hữu giảm là do tốc độ tăng VCSH nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Như vậy, ở đây tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu đã giảm xuống. Tuy nhiên tỷ trọng từng khoản mục của vốn chủ sở hữu trong năm 2007 đã có sự thay đổi đáng kể. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong VCSH tại công ty là nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu. Trong cả 2 năm 2005 và 2006 vốn đầu tư của chủ sở hữu đều được giữ nguyên ở mức 2.200.000 nghìn đồng như khi mới cổ phần hoá. Tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng nguồn vốn trong 2 năm đạt xấp xỉ 7,5% so với tổng tài sản hiện có. Trong năm 2007 nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng thêm 2.319.214 nghìn đồng, đạt 205% so với năm 2006, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng thêm 2,9%. Đồng thời, trong năm 2006 và 2007 công ty cũng tăng cường đầu tư vào quỹ dự phòng tài chính và quỹ khen thưởng phúc lợi nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khuyến khích cán bộ công nhân viên tại công ty.
Trong năm 2007, công ty đã trích toàn bộ số lợi nhuận chưa phân phối của năm 2006 và năm 2007 vào quỹ đầu tư phát triển và tiến hành đầu tư cho hoạt động XDCB và mua sắm TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là xu hướng tất yếu và phù hợp với tình hình hiện tại của công ty - TSDH, đặc biệt là TSCĐ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản.
Nguồn vốn của công ty ngày càng tăng, chứng tỏ khả năng huy động vốn của công ty là rất tốt. Tuy nhiên đóng góp vào sự gia tăng nguồn vốn chủ yếu là do sự tăng lên của nợ phải trả. Cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự biến động nhưng không đáng kể. Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Việc sử dụng quá nhiều nợ phải trả sẽ khiến cho số tiền lãi mà công ty phải trả sẽ lớn, mức độ độc lập về tài chính không cao và rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải sẽ rất lớn. Công ty nên tăng cường huy động thêm các nguồn vốn tự có, giảm nợ vay nhằm bảo đảm cho tình hình tài chính được ổn định, vững chắc, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư.
2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh.
Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần có các biện pháp thiết thực nhằm huy động vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh. Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI là một doanh nghiệp cổ phần, trong đó vốn cổ phần nhà nước chiếm 51% và vốn cổ phần phổ thông chiếm 49%. Ngoài ra công ty cũng sử dụng vốn vay ngắn hạn, dài hạn từ các tổ chức bên ngoài để tài trợ cho tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích tình ._.¸nh gi¸ l¹i tµi s¶n
414
5. Chªnh lÖch tû gi¸ hèi ®o¸i
415
6. Quü ®Çu t ph¸t triÓn
416
21
938 975 905
1 195 728 812
7. Quü dù phßng tµi chÝnh (415)
417
21
213 240 030
67 150 013
8. Quü kh¸c thuéc vèn chñ së h÷u
418
21
9. Lîi nhuËn cha ph©n phèi ( 421 )
419
1 661 386 490
I1. Nguån kinh phÝ vµ quü kh¸c
420
240 414 067
53 215 519
1. Quü khen thëng phóc lîi (431)
421
240 414 067
53 215 519
2. Nguån kinh phÝ (461)
422
22
3. Nguån kinh phÝ ®· h×nh thµnh TSC§ (466)
423
tæng céng Nguån vèn (430 = 300 + 400)
430
43 649 383 537
29 483 841 759
Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí và Mẫu số B02-DN
thiết bị áp lực-VVMI Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: 506-Hà Huy Tập-Yên ViênGL-Hà Nội Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT Đ ỘNG KINH DOANH
Năm 2007
Đơn vị tính: Đồng
ChØ tiªu
Mã số
thuyÕt
minh
N¨m nay
n¨m tríc
1
2
3
4
5
1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô
01
VI.25
215 812 936 834
162 728 961 278
2. C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu
02
3. Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch
10
215 812 936 834
162 728 961 278
vô ( 10 = 01 - 02)
4. Gi¸ vèn b¸n hµng
11
VI.28
202 778 379 311
149 871 594 710
5. Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch
20
13 034 557 523
12 857 366 598
vô ( 20 = 10 - 11)
6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh
21
VI.29
49 808 744
32 160 155
7. Chi phÝ tµi chÝnh
22
VI.30
766 301 826
908 119 561
Trong ®ã: Chi phÝ L·i vay
23
766 301 826
848 438 964
8. Chi phÝ b¸n hµng
24
8 067 628 330
7 720 941 157
9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp
25
2 605 954 513
2 520 684 659
10. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh
30
1 644 481 598
1 739 781 346
( 30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25))
11.Thu nhËp kh¸c
31
106 565 412
19 556 139
12.Chi phÝ kh¸c
32
500 000
97 950 995
13.Lîi nhuËn kh¸c( 40 = 31 - 32 )
40
106 065 412
(78 394 856)
14. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tríc thuÕ
50
1 750 547 010
1 661 386 490
( 50 = 30 + 40)
15. Chi phÝ thuÕ TNDN hiÖn hµnh
51
VI.31
245 076 581
16. Chi phÝ thuÕ TNDN ho·n l¹i
52
VI.32
17. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp
60
1 505 470 429
1 661 386 490
( 60 = 50 -51 - 52)
18. L·I c¬ b¶n trªn cæ phiÕu
Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí và Mẫu số B03-DN
thiết bị áp lực-VVMI Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: 506-Hà Huy Tập-Yên ViênGL-Hà Nội Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp)
Năm 2007
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyếtminh
Năm nay
Năm trước
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1.Tiền thu từ bán hàng&cung cấp dịch vụ
01
211 045 333 377
183 614 677 859
2.Tiền chi trả cho người cung cấp
02
(179 550 846 189)
-141 475 704 717
3.Tiền chi trả cho người lao động
03
(4 987 117 534)
-3 936 384 465
4.Tiền chi trả lãi vay
04
(616 440 495)
-885 911 364
5.Tiền chi nộp thuế TNDN
05
(224 000 000)
6.Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
06
1 652 222 741
328 386 789 653
7.Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
07
(7 516 685 870)
(58 943 000 406)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
19 802 466 021
6 760 466 560
II.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, TSDH
21
(28 306 780)
(394 145 420)
2.Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, TSDH
22
3. Tiền chi cho vay mua các công cụ nợ của đơn vị khác
23
4. Tiền thu cho vay, bán các công cụ nợ của đơn vị khác
24
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
25
(460 000 000)
6. Tiền thu đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
26
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia
27
37 647 128
27 556 671
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
(450 659 652)
(366 588 749)
III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
2. Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành
32
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
1 792 000 000
26 119 116 741
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
34
(20 548 011 425)
(34 873 400 959)
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
6.Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
(330 000 000)
(330 000 000)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
(19 086 011 425)
(9 084 284 218)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20+30+40)
50
265 794 944
(2 690 406 407)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
286 565 413
2976972
ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá quy đổi ngoại tệ
61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50+60+61)
70
552 360 357
286565
Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí và Mẫu số B09-DN
thiết bị áp lực-VVMI Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: 506-Hà Huy Tập-Yên ViênGL-Hà Nội Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
BÀN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm 2007
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:
1- Hình thức sơ hữu vốn: Công ty cổ phần Nhà nước giữ cổ phần chi phối 51%
2- Lĩnh vực kinh doanh: Chế biến và kinh doanh than. Chế tạo, sửa chữa và lắp đặt thiết bị
Áp lực.Tư vấn đầu tư các công trình về thiết bị áp lực và cơ khí.
Kinh doanhxuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hoá
phục vụ sản xuất và ĐS
3- Ngành nghề kinh doanh: Chế biến và kinh doanh than. Chế tạo, sửa chữa và lắp đặt thiết bị
áp lực.Tư vấn đầu tư các công trình về thiết bị áp lực và cơ khí.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hoá
phục vụ sản xuất và ĐS. Sửa chữa, hiệu chỉnh điện
II-Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
1- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01//2007 kết thúc vào ngày 31/12/2007
2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam
III-Chế độ kế toán áp dụng:
1- Chế độ kế toán áp dụng: Theo chế độ kế toán Việt Nam
2- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký-chứng từ
IV-Tuyên bố về tuân thủ chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam
Tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam đã ban hành và đang áp dụng.
V-Các chính sách kế toán áp dụng:
1- Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển gồm:
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền;
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.
2- Chính sách kế toán đối với HTK
- Nguyên tắc đánh giá HTK: Theo giá gốc
- Phương pháp xác định giá trị HTK cuối kỳ: Nhập trước xuất trước
- Phương pháp hạch toán HTK: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Lập dự phòng giảm giá HTK: Chênh lệch giữa giá gốc HTK lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
3-Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác:
- Nguyên tắc ghi nhận: Theo đối chiếu xác nhận nợ
- Lập dự phòng phải thu khó đòi: Theo đánh giá khả năng thu hồi công nợ.
4-Nguyên tắc xác định khoản phải thu, phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng:
- Nguyên tắc xác định khoản phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
- Nguyên tắc xác định khoản phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
5- Ghi nhận và khấu hao TSCĐ
- Nguyên tắc xác định Nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Xác định theo nguyên gí và giá trị còn lại của tài sản.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Phương pháp khấu hao đường thẳng.
6- Hợp đồng thuê tài chính:
- Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TSCĐ thuê tài chính: Giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.
- Nguyên tắc và phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài chính: Tính khấu hao theo thời hạn đi thuê theo HĐ.
7. Ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư:
- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư
- Nguyên tắc và phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư
8. Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí khác:
- Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí đi vay.
- Tỷ lệ vốn hoá chi phí đi vay được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ;
- Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí khác:
+ Chi phí trả trước;
+ Chi phí khác;
- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước;
- Phương pháp phân bổ lợi thế thương mại;
9- Nguyên tắc kế toán chi phí nghiên cứu và triển khai:
10- Kế toán các khoản đầu tư tài chính:
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết;
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn;
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác;
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
11- Kế toán hoạt động liên doanh:
12- Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và các khoản phải trả khác: Theo đối chiếu xác nhận nợ
13- Ghi nhận chi phí phải trả, trích trước chi phí sửa chữa lớn, chi phí bảo hành sản phẩm, trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
14- Ghi nhận các khoản chi phí trả trước, dự phòng.
15- Ghi nhận các trái phiếu có thể chuyển đổi.
16- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ và các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái.
17- Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Ghi nhận và trình bầy cổ phiếu mua lại
- Ghi nhận cổ tức;
- Nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ các quỹ từ lợi nhuận sau thuế.
18- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính: Theo hoá đơn tài chính và chứng từ quy định hợp lệ khác.
19- Nguyên tắc ghi nhân doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng:
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí hợp đồng xây dựng.
VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bầy trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1- Tiền và các khoản tương đương tiền
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- TiÒn mÆt
418 489 406
44 468 741
- TiÒn göi Ng©n hµng
133 870 951
242 096 672
- TiÒn ®ang chuyÓn
- Các khoản tương đương tiền
Céng:
552 360 357
286 565 413
2- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
KHOẢN MỤC
Cuối năm
Đầu năm
-Chứng khoán đầu tư ngắn hạn
- Đầu tư ngắn hạn khác
460 000 000
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Cộng
460 000 000
3-Các khoản phải thu ngắn hạn
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- Phải thu của khách hàng
28 637 084 570
16 171 045 951
- Trả trước cho người bán
529 648 500
- Phải thu nội bộ
- Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
- Các khoản phải thu khác
12 428 735
32 374 855
+ Tạm ứng
3 400 000
18 995 303
+ Tài sản thiếu chờ xử lý
+ Ký quỹ, ký cược ngắn hạn
950 817
+ Phải thu khác
9 038 735
12 428 735
- Dự phòng phải thu khó đòi
- Giá trị thuần của phải thu thương mại và phải thu khác
Cộng
29 171 533 070
16 203 420 806
4- Hàng tồn kho
KHOẢN MỤC
Cuối năm
Đầu năm
- Hàng mua đang đi trên đường
- Nguyên liệu, vật liệu
973 196 274
1 030 184 476
- Công cụ dụng cụ
1 571 650
5 011 429
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
942 543 752
2 032 815 198
- Thành phẩm
740 104 296
738 542 585
- Hàng hoá
4 453 971 455
4 329 999 840
- Hàng gửi bán
Cộng giá gốc hàng tồn kho
8 136 553 528
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
5- Các khoản thuế phải thu
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- Thuế GTGT còn được khấu trừ
- Các khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
……………………………….
Cộng
6- Tài sản ngắn hạn khác
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- Chi phí chờ kết chuyển
63 839 690
- Phải thu nội bộ dài hạn
+ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
+ Cho vay nội bộ
+ Phải thu nội bộ khác
- Phải thu dài hạn khác
- Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
- Giá trị thuần của các khoản phải thu dài hạn
Cộng:
63 839 690
7- Phải thu dài hạn
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- Phải thu nội bộ dài hạn
+ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
+ Cho vay nội bộ
+ Phải thu nội bộ khác
- Ký quỹ, ký cược dài hạn
- Các khoản tiền nhận uỷ thác
- Phải thu dài hạn khác
Cộng
8- Tăng giảm TSCĐ hữu hình:
KHOẢN MỤC
Nhà cửa vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lý
TSCĐ
khác
Tổng
số
Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Số dư đầu kỳ
2 564 704 218
4 043 780 234
861 894 994
61 219 592
7 531 599 038
-Tăng trong năm
+ Đầi tư XDCB hoàn thành
4 094 881 227
4 364 711 226
+Nhà điều hành sản xuất
1 743 315 171
1 743 315 171
+Nhà xưởng sửa chữa
76 326 629
76 326 629
+ Nhà xưởng sửa chữa
1 515 430 371
1 515 430 371
+ Nhà khách, nhà bảo vệ
273 180 581
273 180 581
+ Nhà phục vụ sửa chữa
124 741 347
124 741 348
+ Sân đường
361 887 128
361 887 128
+ Dầm cầu trục 5 tấn
13 125 221
13 125 221
+ Máy vê chỏm cầu
-953 353
-953 353
+ Máy biến áp
8 068 816
8 068 816
- Tang khác
- Chuyển sang BĐS đầu tư
- Thanh lý nhượng bán
- Giảm khác
- Số dư cuối năm
6 659 585 445
4 313 610 233
861 894 994
61 219 592
11 896 310 264
- Giá trị hao mòn luỹ kế
- Số dư đầu kỳ
1 271 996 650
1 617 759 122
861 894 994
61 219 592
- Khấu hao trong năm
729 593 099
1 034 824 627
12 208 800
1 776 626 526
Số cuối kỳ
2 001 589 749
2 652 583 749
861 894 994
49 010 992
5 565 079 484
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình
Tại ngày đầu kỳ
1 292 707 568
2 426 021 112
24 417 400
3 743 146 080
Tại ngày cuối kỳ
4 657 995 696
1 661 026 484
12 208 600
6 331 230 780
* Giá trị còn lại cuối kỳ của TSCĐ hữu hình đã dùng thế chấp, cầm cố các khoản vay:
* Nguyên giá TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:
* Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ xử lý
* Các cam kết về mua bán TSCĐ lớn chưa thực hiện;
9- Tăng giảm TSCĐ thuê tài chính
KHOẢN MỤC
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lý
TSCĐ khác
Tổng số
Nguyªn gi¸ TSC§ thuª TC
Sè dư ®Çu kú
- Thuª tµi chÝnh trong n¨m
- Mua l¹i TSC§ thuª tµi chÝnh
- Tr¶ l¹i TSC§ thuª tµi chÝnh
Sè dư cuèi n¨m
Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ
Sè dư ®Çu kú
- KhÊu hao trong n¨m
- Mua l¹i TSC§ thuª tµi chÝnh
- Tr¶ l¹i TSC§ thuª tµi chÝnh
Sè cuèi kú
Gi¸ trÞ cßn l¹i cña TSC§ thuª TC
T¹i ngµy ®Çu kú
T¹i ngµy cuèi kú
* TiÒn thuª ph¸t sinh thªm ®îc ghi nhËn lµ chi phÝ trong n¨m
* C¨n cø ®Ó x¸c ®Þnh tiÒn thuª ph¸t sinh thªm
* §iÒu kho¶n gia h¹n thuª hoÆc quyÒn ®îc mua tµi s¶n
10- Tăng giảm TSCĐ vô hình
KHOẢN MỤC
Quyền sử dụng đất
Bằng phát minh, sáng chế
Nhãn hiệu hàng hoá
Phần mềm máy tính
TSCĐ khác
Tổng số
Nguyên giá TSCĐ hữu hình
- Số dư đầu kỳ
- Mua trong năm
+ Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
+ Tăng do hợp nhất kinh doanh
+ Tăng khác
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
- Số dư cuối năm
- Giá trị hao mòn luỹ kế
+ Số dư đầu kỳ
+ Khấu hao trong năm
- Chuyển sang BĐS đầu tư
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
- Số cuối kỳ
- Giá trị còn lại của TSCĐVH
Tại ngày đầu kỳ
Tại ngày cuối kỳ
11- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
Chi phí XDCB dở dang
1 050 316 242
Trong đó: Công trình xây dựng lớn
+ Công trình dự án mở rộng XN
99 978 791
+ Công trình nhà điều hành sản xuất
950 337 451
12- Tăng giảm BĐS đầu tư
KHOẢN MỤC
Số đầu năm
Tăng trong năm
Giảm trong năm
Số cuối năm
- Nguyên giá BĐS đầu tư
Quyền sử dụng đất
. Nhà
. Nhà và quyền sử dụng đất
- Giá trị hao mòn luỹ kế
Quyền sử dụng đất
. Nhà
. Nhà và quyền sử dụng đất
- Giá trị còn lại của BĐS đầu tư
. Quyền sử dụng đất
. Nhà
. Nhà và quyền sử dụng đất
13- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn khác
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
I. Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
+ Chứng khoán ngắn hạn là tương đương tiền
+ Chứng khoán đầu tư ngắn hạn khác
+ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoản ngắn hạn
- Giá trị thuần của đầu tư tài chính ngắn hạn
II. Đầu tư tài chính dài hạn
- Đầu tư vào công ty con
- Đầu tư vào công ty liên kết
- Đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
- Đầu tư dài hạn khác
+ Đầu tư chứng khoán dài hạn
+ Cho vay dài hạn
+ Đầu tư dài hạn khác
- Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
- Giá trị thuần của khoản đầu tư dài hạn
Cộng
* Danh sách các công ty con, công ty liên doanh, liên kết quan trọng.
14- Chi phí trả trước dài hạn
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- Vay ngắn hạn
- Vay dài hạn đến hạn trả
- Nợ thuê tài chính đến hạn trả
- Trái phiếu phát hành đến hạn trả
13- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả
15- Các khoản vay và nợ ngắn hạn
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- Vay ngắn hạn
4 424 381 071
4 313 885 769
- Vay dài hạn đên hạn trả
1 425 600 000
1 264 000 000
- Nợ thuê tài chính đến hạn trả
- Trái phiếu phát hành đến hạn trả
Cộng
5 849 981 071
5 577 885 769
16- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước:
KHOẢN MỤC
Cuối năm
Đầu năm
16.1- Thuế phải nộp Nhà nước
- Thuế GTGT
317 081 781
97 643 171
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế TNDN
21 076 581
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
2 340 660
1 245 400
- Thuế tài nguyên
- Thuế nhà đất và tiền thuê đất
30 204 955
- Tiền thuê đất
- Các loại thuế khác
16.2- Các khoản phải nộp khác
- Các khoản phí, lệ phí
- Các khoản phải nộp khác
Cộng
340 499 022
129 093526
17- Chi phí phải trả:
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- Chi phí phải trả
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
87 575 163
40 16 813
Cộng
87 575 163
40 116 813
18- Các khoản phải trả phải nộp khác
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- Tài sản thừa chờ xử lý
- Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế
- Kinh phí công đoàn
2 160 479
- Doanh thu chưa thực hiện
- Quỹ quản lý của cấp trên
- Cổ tức phải trả
- Các khoản phải trả, phải nộp khác
695 584 942
Cộng
697 745 421
19- Phải trả dài hạn nội bộ:
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- Phải trả dài hạn nội bộ về cấp vốn
- Vay dài hạn nội bộ
- Phải trả dài hạn nội bộ khác
Cộng
20- Các khoản vay và nợ dài hạn:
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
20.1-Vay dài hạn
2 175 461 649
1 298 711 649
- Vay dài hạn ngân hàng
2 175 461 649
1 298 711 649
- Vay đối tượng khác
20.2-Nợ dài hạn
151 448 262
87 575 163
- Thuê tài chính
- Trái phiếu phát hành
- Nợ dài hạn khác
151 448 262
87 575 163
Cộng
2 326 909 911
1 386 286 812
* Giá trị trái phiếu có thể chuyển đổi:
* Thời hạn thanh toán trái phiếu:
20.3 Các khoản nợ thuê tài chính:
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
Tổng khoản t.toán tiền thuê tài chính
Trả lãi thuê
Trả gốc thuê
Tổng khoản t.toán tiền thuê tài chính
Trả lãi thuê
Trả gốc thuê
Dưới 1 năm
Từ 1-5 năm
Trên 5 năm
21- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả
a- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng
- Khoản hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ năm các năm trước
Cộng
b- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế
- Khoản hoàn thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Cộng
22- Vốn chủ sở hữu
22.1 Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu
KHOẢN MỤC
Vốn góp
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu ngân quỹ
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ khác thuộc VCSH
Quỹ đầu tư XDCB
Cộng
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
- Số dư đầu năm trước
2 200 000 000
115 865 104
11 805 889
899 783
2 382 570 776
- Tăng vốn trong năm trước
1 079 863 708
55 345 124
77 155 736
2 873 751 058
- Giảm trong năm
24 840 000
- Lợi nhuận tăng
1 079 863 708
55 345 124
77 155 736
1 212 364 568
………………..
Số dư cuối năm trước
2 200 000 000
1 195 728 812
67 151 013
53 215 519
5 177 481 834
Số dư đầu năm nay
2 200 000 000
1 195 728 812
67 151 013
53 215 519
5 177 481 834
- Tăng năm nay
2 319 214 261
2 062 461 354
55 345 124
77 155 736
2 516 856 919
+ Lợi nhuận tăng
2 062 461 354
146 089 017
308 306 548
2 516 856 919
+ Tăng khác
- Giảm năm nay
2 319 214 261
121 108 000
2 440 322 261
+ Chia cổ tức
+ Giảm khác
Số dư cuối năm nay
4 519 214 261
1 195 728 812
67 151 013
53 215 519
5 911 844 263
22.2- Chi tiết vốn đầu tư của chủ sử hữu:
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
Tổng số
Vốn cổ phần thường
Vốn cổ phần ưu đãi
Tổng số
Vốn cổ phần thường
Vốn cổ phần ưu đãi
Vốn đầu tư của Nhà nước
1 122 000 000
1 122 000 000
1 122 000 000
1 122 000 000
Vốn góp (Cổ đông, thành viên)
1 078 000 000
1 078 000 000
1 078 000 000
1 078 000 000
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu quỹ
Cộng
2 200 000 000
1 122 000 000
1 078 000 000
2 200 000 000
1 122 000 000
1 078 000 000
* Giá trị trái phiếu đã chuyển thành cổ phiếu trong năm
21.3 Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và phân phối cổ tức, lợi nhuận
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2 200 000 000
2 200 000 000
+ Vốn góp đầu năm
2 200 000 000
2 200 000 000
+ Vốn góp tăng trong năm
+ Vốn góp giảm trong năm
+ Vốn góp cuối nă,
2 200 000 000
2 200 000 000
- Cổ tức, lợi nhuận đã chia
330 000 000
330 000 000
21.4- Cổ tức
- Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc niên độ kế toán: 15%/năm
+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu thường: 15%/năm
+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi: 15%/năm
+ Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế chưa được ghi nhận:
22.5- Cổ phiếu
KHOẢN MỤC
Cuối năm
Đầu năm
- Số lượng cổ phiếu được phép phát hành
22 000
- Số lượng cổ phiếu được phép phát hành và góp vốn đầy đủ
22 000
+ Cổ phiếu thường
11 220
+ Cổ phiếu ưu đãi
10 780
- Số lượng cổ phiếu được mua lại
+ Cổ phiếu thường
+ Cổ phiếu ưu đãi
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
22 000
22 000
+ Cổ phiếu thường
11 220
11 220
+ Cổ phiếu ưu đãi
10 780
10 780
- Mệnh giá cổ phiếu 100 000đ/1 cổ phiếu
100 000
100 000
22.6- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
22.7- Mục đích trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: Đầu tư xây dựng nhà văn phòng, giải quyết rủi ro về tài chính, giải quyết cho CBCNV thôi việc.
22.8- Thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán trực tiếp vào vốn chủ sở hữu theo quy định của các chuẩn mực kế toán khác.
23- Nguồn kinh phí
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
Nguồn kinh phí được cấp trong năm
Chi sự nghiệp
Nguồn kinh phí còn lại cuối kỳ
24- Tài sản thuê ngoài
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
24.1- Giá trị tài sản thuê ngoài
- TSCĐ thuê ngoài
- Tài sản khác thuê ngoài
24.2- Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai của Hợp đồng thuê hoạt động TSCĐ khôn huỷ ngang theo các thời hạn
- Đến 1 năm
- Trên 1-5 năm
- Trên 5 năm
25- Doanh thu
25- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Năm nay
Năm trước
-Tổng doanh thu
162 728 961 278
+ Doanh thu bán hàng
45 708 955 145
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ
117 020 005 133
26- Các khoản giảm trừ doanh thu
+ Chiết khấu thương mại
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+ Thuế GTGT phải nộp (PP trực tiếp)
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế xuất khẩu
- Doanh thu thuần
162 728 961 278
+ Doanh thu thuần trao đổi hàng hoá
45 708 955 145
+ Doanh thu thuần cung cấp dịch vụ
117 020 005 133
28- Giá vốn hàng bán
- Giá vốn của hàng hoá đã bán
152 003 308 117
109 314 544 905
- Giá vốn của thành phẩm đã bán
50 775 071 194
27 907 068
- Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp
12 649 982
- Giá trị còn lại, chi phí nhượng bán, thanh lý của BĐS đầu tư đã bán
- Chi phí kinh doanh BĐS đầu tư
- Hao hụt, mất mát hàng tồn kho
- Các khoản chi phí vượt mức bình thường
- Dự phòng giảm giá HTK
Cộng
202 778 379 311
149 871 594 710
29- Doanh thu hoạt động tài chính
- Lãi tiền gửi, tiền cho vay
37 647 128
27 556 671
- Lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu
- Cổ tức, lợi nhuận được chia
- Lãi bán ngoại tệ
- Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
12 161 616
2 603 484
- Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
- Lãi bán hàng trả chậm
- Doanh thu hoạt động tài chính khác
2 000 000
Cộng
766 301 826
32 160 155
30- Chi phí tài chính
- Lãi tiền vay
848 438 964
+ Lãi tiền vay ngắn hạn
404 541 829
723 516 150
+ Lãi tiền vay trung hạn, dài hạn
361 759 997
124 922 804
- Chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm
- Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn
- Lỗ bán ngoại tệ
50 659 814
- Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện
- Lỗ chênh lệch tỷ gí chưa thực hiện
- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn
- Chi phí tài chính khác
9 020 783
Cộng
766 301 826
908 119 561
31- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế
của năm hiện hành
- Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp các năm trước
vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm nay
- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
32- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Chi phí thuế thu nhập phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm
thời phải chịu thuế
- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tái
sản thuế thu nhập hoãn lại
- Thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh
lệc tạm thời được khấu trừ
- Thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính
thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng
- Thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập
thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Tổng chi phí thuế thu nhập hoãn lại
33- Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố
- Chi phí nguyên vật liệu
52 159 155 729
35 511 253 546
+ Nguyên liệu
51 769 375 392
35 171 065 170
+ Nhiên liệu
240 925 266
179 907 931
+ Động lực
148 855 071
155 280 445
- Chi phí nhân công
5 085 354 542
4 626 703 604
+ Tiền lương
4 14 733 412
4 107 508 578
+ BHXH, BHYT, KPCĐ
446 767 130
348 405 026
+ Ăn ca
223 854 000
170 790 000
- Chi phí khấu hao TSCĐ
1 776 626 526
1 490 326 500
- Chi phhí dịch vụ mua ngoài
7 332 734 842
8 286 098 460
- Chi phí khác bằng tiền
2 379 964 435
2 110 777 804
Cộng
68 733 836 074
52 025 159 914
VII- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bầy trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
34- Các giao dịch bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng:
KHOẢN MỤC
Năm nay
Năm trước
a- Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính
- Mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu
- Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu
b- Mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác trong kỳ báo cáo
- Tổng giá trị mua hoặc thanh lý
- Phần giá trị mua được thanh lý bằng các khoản tiền và tương đương tiền
- Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc công ty khác được mua hoặc thanh lý;
Phần giá trị tài sản (tổng hợp theo từng loại tài sản) và nợ phải trả không là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ;
c- Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có giá trị lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện;
VIII. Những thông tin khác
Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và thông tin tài chính khác
……………………………………………………………………………………………
Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán năm: ………………………
Thông tin về các bên liên quan: ……………………………………………………………
Trình bầy tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo từng bộ phận (theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 22: “Báo cao bộ phận”………………………………………………………………………………………..
Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong báo cáo tài chính các niên độ kế toán trước…………………………………………………………………………………..
Thông tin về hoạt động liên tục…………………………………………………………….
Những thông tin khác………………………………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyển 1, Bộ Tài chính, Nxb Tài chính, 2006.
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyển 2, Bộ Tài chính, Nxb Tài chính, 2006.
3. Chuyên khảo về BCTC và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính-PGS. TS Nguyễn Văn Công, Nxb Tài chính, 2005.
4. Phân tích hoạt động kinh doanh-PGS.TS Nguyễn Thị Đông, Nxb Tài chính, 2005.
5. Báo cáo quyết toán tài chính năm 2005, 2006, 2007-Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực-VVMI.
6. Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tổng hợp-Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Một số trang web:
www.thongtindoanhnghiep.com
www.congnghiepmovietbac.com
…………………………….
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VCSH
Vốn chủ sở hữu
LNST
Lợi nhuận sau thuế
TSNH
Tài sản ngắn hạn
BCTC
Báo cáo tài chính
TSDH
Tài sản dài hạn
tt
Tỷ trọng
HTK
Hàng tồn kho
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01:Bảng một số chỉ tiêu phản ánh khái quát về doanh nghiệp 4
Bảng 02: Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 22
Bảng 03: Bảng phân tích cơ cấu tài sản 28
Bảng 04: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 35
Bảng 05: Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 40
Bảng 06:Bảng chỉ tiêu phản ánh tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 43
Bảng 07: Bảng chỉ tiêu phân tích tốc độ thanh toán khoản phải thu 47
Bảng 08: Bảng chỉ tiêu phân tích tốc độ thanh toán nợ phải trả 49
Bảng 09: Bảng phân tích cơ cấu khoản phải thu 51
Bảng 10: Bảng phân tích cơ cấu khoản phải trả 55
Bảng 11: Bảng phân tích khả năng thanh toán 60
Bảng 12: Bảng chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 62
Bảng 13: Bảng phân tích một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh 67
Bảng 14: Bảng phân tích lợi nhuận gộp 71
Bảng 15: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 74
Bảng 16: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSNH 75
Bảng 17: Bảng chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của TSNH 77
Bảng 18: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH 79
Bảng 19: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ 81
Bảng 20: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH 83
Bảng 21: Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng HTK 85
Bảng 22: Bảng phân tích cơ cấu HTK 89
Bảng 23: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền 92
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 6
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 7
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 11
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 11
Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký-Chứng từ 15
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 2008
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33249.doc