Báo cáo Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối Kế toán và kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông

Lời nói đầu Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung cũng như các doanh nghiệp tư nhân nói riêng đang đứng trước nhiều vấn đề bức xúc. Một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu hiện nay đối với các doanh nghiệp này là làm thế nào để có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Việc phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình sử dụng vốn của mình t

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối Kế toán và kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ đó đưa ra các quyết định kinh tế thích hợp nhằm sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả vốn, ngoài ra còn giúp các đối tượng quan tâm khác có cơ sở để lựa chọn các quyết định tối ưu cho mình. Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, đặc biệt là hai báo cáo Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, cung cấp hầu hết các thông tinh kế toán của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể coi hai báo cáo này là một bức tranh tương đối toàn diện về tình hình tài chính, khả năng và sức mạnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Do đó, việc trình bày các báo cáo này một cách trung thực và khách quan sẽ là điều kiện tiên quyết để có thể phân tích chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Có thể thấy việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa quyết định sống còn đối với doanh nghiệp, nhưng việc sử dụng như thế nào là có hiệu quả và các giải pháp để đạt được điều đó là một vấn đề cần được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian thực tập vừa qua tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn thạc sĩ Phạm Đức Cường và cán bộ phong kế toán - tài chính Xí nghiệp liên hợp Vận tải biẻn pha sông, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài lời nói đầu và kết luận có các nội dung chính như sau: Phần I: Lý luận chung về Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng tại Xí nghiệp liên hợp Phần III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại XNLH. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo thạc sĩ Phạm Đức Cường, anh Đoàn Minh An cùng toàn bộ cán bộ nhân viên cơ quan văn phòng Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông, đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. Phần I : Lý luận chung về bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh 1.1. Khái niệm Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống báo cáo tài chính. Do vậy, để hiểu được rõ về hai báo cáo này ta cần tìm hiểu thế nào là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của là hệ thống báo cáo tổng hợp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, cơ cấu tài sản, công nợ, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh là những báo cáo tài chính cung cấp phần lớn thông tin hữu ích trong hệ thống báo cáo và được hiểu là: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD): là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. 1.2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh Do BCĐKT và BCKQKD là một bộ phận của hệ thống báo cáo tài chính nên mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của hai báo cáo này phải nằm trong khuôn khổ mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của báo cáo tài chính nói chung. Doanh nghiệp phải lập và trình bày BCTC với các mục đích sau: -Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình biến động về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. -Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. -Cung cấp những thông tin, số liệu kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. -Cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế - tài chính doanh nghiệp để nhận biết tình hình kinh doanh, tình hình kinh tế - tài chính nhằm đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình và hiệu quả sử dụng vốn. -Dựa vào các báo cáo tài chính có thể phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế, dự đoán tình hình hoạt động kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn và có hiệu quả. -Cung cấp tài liệu, số liệu để tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh, kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi kinh doanh. -Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu phục vụ việc đánh giá, phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý. BCĐKT và BCKQKD có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp và trong hệ thống báo cáo tài chính, vì đây là căn cứ quan trọng giúp cho những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đưa ra các quyết định tối ưu nhất phục vụ cho mục đích của mình. Trong điều kiện Bộ Tài Chính quy định Thuyết minh báo cáo tài chính không là báo cáo tài chính bắt buộc, và do tính phức tạp khi lập báo cáo này nên hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đều bỏ qua Thuyết minh báo cáo tài chính, vì vậy BCĐKT và BCKQKD càng thể hiện vai trò quan trọng trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. BCĐKT và BCKQKD có ý nghĩa trong quản lý kinh doanh khi nó đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau: Thứ nhất là tính dễ hiểu: Các thông tin do BCTC cung cấp phải dễ hiểu đối với người sử dụng để họ có thể lấy đó làm căn cứ đưa ra các quyết định của mình. Thứ hai là độ tin cậy: Các thông tin được coi là đáng tin cậy khi chúng đảm bảo tính trung thực, tính khách quan và tính đầy đủ. Tính đầy đủ có nghĩa là các thông tin phải được trình bày một cách trung thực về những giao dịch và sự kiện phát sinh. Thông tin trình bày trên BCTC phải khách quan, không được xuyên tạc hoặc bóp méo một cách cố ý thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Các BCTC sẽ không được coi là khách quan nếu việc lựa chọn hoặc trình bày thông tin có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hoặc xét đoán và cách lựa chọn trình bày đó nhằm đạt kết quả mà người lập báo cáo đã biết trước. Thông tin BCTC cung cấp phải đảm bảo đầy đủ, không bỏ sót bất cứ khoản mục hay chỉ tiêu nào vì một sự bỏ sót dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ra thông tin sai lệch dẫn đến những kết luận phân tích nhầm lẫn. Thứ ba là tính so sánh được: Các thông tin do BCTC cung cấp phải đảm bảo cho người sử dụng có thể so sánh chúng với các kỳ trước để xác định xu hướng biến động về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, người sử dụng cũng có nhu cầu so sánh BCTC của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực để đánh giá mối tương quan giữa các doanh nghiệp cũng như so sánh thông tin khi có sự thay đổi về cơ chế chính sách tài chính kế toán mà doanh nghiệp áp dụng. Thứ tư là tính thích hợp: Để BCTC trở nên có ích cho người sử dụng, các thông tin trình bày trên BCTC phải thích hợp với người sử dụng để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế của mình. 1.3. Kết cấu của BCKQKD và BCĐKT BCĐKT được trình bày thành hai phần là "Tài sản" và "Nguồn vốn". +Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản phân chia thành các mục sau: A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Như vậy các chỉ tiêu trong phần tài sản được sắp xếp theo nguyên tắc tính thanh khoản giảm dần. Cách lập này đối lập với cách lập các chỉ tiêu trong phần "tài sản có" của hệ thống kế toán Pháp. Điều này có nghĩa là hệ thống kế toán Pháp quy định việc sắp xếp các chỉ tiêu tài sản theo tính thanh khoản tăng dần. Hai cách lập này đều hợp lý, vì nó đều cho phép người sử dụng báo cáo theo dõi được tình hình tài sản có theo mức thanh khoản, còn theo tính giảm dần hay tăng dần không quan trọng. +Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành các mục như sau: A. Nợ phải trả B. Nguồn vốn chủ sở hữu Mỗi phần của bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đều được phản ánh theo ba cột : Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm) BCĐKT được trình bày theo mẫu số B01 - DN Theo QĐ 167 của Bộ Tài Chính thì trong phần B. Nguồn vốn chủ sở hữu của BCĐKT có sự thay đổi. Tên của mục II chuyển thành " Nguồn kinh phí, quỹ khác " (trước đây là " Nguồn vốn kinh phí "). Chỉ tiêu " Quỹ khen thưởng và phúc lợi ", "Quỹ quản lý của cấp trên" được chuyển từ mục I xuống mục II. Điều này có ý nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu được phản ánh trong mục I chỉ dùng để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất - kinh doanh còn các nguồn vốn trong mục II là nguồn vốn chuyên dụng, không phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. BCKQKD được trình bày gồm ba phần chính: Phần I - lãi lỗ Theo chuẩn mực kế toán ra ngày 1/1/2002 thì trong phần I này có sự thay đổi là: không sử dụng chỉ tiêu "chiết khấu" và "bớt giá" mà thay thế vào đó ta sử dụng chỉ tiêu "chiết khấu thanh toán". Phần II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Phần III- Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. 1.4. Các nguyên tắc trình bày thông tin trên BCĐKT và BCKQKD BCĐKT và BCKQKD vừa phải đáp ứng các nguyên tắc chung trong việc trình bày thông tin trên BCTC vừa phải đáp ứng các nguyên tắc riêng áp dụng cho từng loại báo cáo tài chính. 1.4.1. Các nguyên tắc chung trong việc trình bày BCTC + Nguyên tắc thước đo tiền tệ: Các thông tin trình bày trên BCTC phải tuân thủ các quy định về đơn vị tiền tệ và đơn vị tính một cách thống nhất khi trình bày các chỉ tiêu trong một niên độ kế toán + Nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức: Một thông tin được coi là trình bày một cách trung thực về những giao dịch và sự kiện khi chúng phản ánh được bản chất kinh tế của giao dịch và sự kiện đó chứ không đơn thuần là hình thức của giao dịch hay sự kiện. + Nguyên tắc trọng yếu: Mọi thông tin trọng yếu cần được trình bày một cách riêng rẽ trong BCTC vì thông tin đó có thể tác động trực tiếp đến việc đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. + Nguyên tắc tập hợp: Đối với các thông tin không mang tính trọng yếu thì không cần thiết phải trình bày riêng rẽ mà cần tập hợp chúng lại theo cùng tính chất hoặc cùng chức năng tương đương nhằm mục đích đơn giản hoá công tác phân tích BCTC. + Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC cần được duy trì một cách nhất quán từ niên độ này tới niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi quan trọng về tính chất của các hoạt động của doanh nghiệp. + Nguyên tắc so sánh: Các thông tin trình bày trên BCTC phải đảm bảo tính so sánh giữa niên độ này và niên độ trước nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và sự biến động của chúng so với các niên độ trước. + Nguyên tắc dồn tích: BCTC cần được lập trên cơ sở dồn tích ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền mặt. Theo nguyên tắc này, tất cả các giao dịch và sự kiện cần được ghi nhận khi chúng phát sinh và được trình bày trên BCTC phù hợp với niên độ mà chúng phát sinh. + Nguyên tắc bù trừ: BCTC cần trình bày riêng biệt tài sản có và tài sản nợ, không được phép bù trừ các tài sản với các khoản nợ để chỉ trình bày vốn chủ sở hữu và tài sản thuần của doanh nghiệp. 1.4.2. Các nguyên tắc riêng khi trình bày thông tin trên BCĐKT và CKQKD Nguyên tắc trình bày thông tin trên Bảng cân đối kế toán. + Nguyên tắc phương trình kế toán: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp phải luôn tương đương với tổng số nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, thể hiện bằng phương trình: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn hay TSLĐ và ĐT ngắn hạn + TSCĐ và ĐT dài hạn = Nợ phải trả + NVCSH + Nguyên tắc số dư: Chỉ những tài khoản có số dư mới được trình bày trên BCĐKT. Những tài khoản có số dư là những tài khoản phản ánh tài sản (tài sản có) và những tài khoản phản ánh nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu (tài sản nợ). Các tài khoản không có số dư phản ánh doanh thu, chi phí làm cơ sở để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ không được trình bày trên BCĐKT mà được trình bày trên BCKQKD. + Nguyên tắc trình bày các khoản mục theo tính thanh khoản giảm dần: Các khoản mục tài sản có của doanh nghiệp được trình bày và sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần như sau: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tiền Đầu tư ngắn hạn Các khoản phải thu Tồn kho Tài sản cố định và đầu tư dài hạn +Nguyên tắc trình bày nợ phải trả theo thời gian: Các khoản nợ phải trả được trình bày theo nguyên tắc các khoản vay và nợ ngắn hạn được trình bày trước, các khoản vay và nợ dài hạn được trình bày sau. Nguyên tắc trình bày thông tin trên Báo cáo kết quả kinh doanh. + Nguyên tắc phân loại hoạt động: Báo cáo kết quả kinh doanh phân loại hoạt động theo mức độ thông dụng của hoạt động đối với doanh nghiệp. Như vậy, các hoạt động thông thường của doanh nghiệp sẽ được phân loại là hoạt động sản suất - kinh doanh, kết quả hoạt động này tạo ra doanh thu của doanh nghiệp; Các hoạt động liên quan đến đầu tư tài chính được phân loại là hoạt động tài chính; Hoạt động không xảy ra thường xuyên sẽ được phân loại là hoạt động bất thường. +Nguyên tắc phù hợp: Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. +Nguyên tắc thận trọng: Theo nguyên tắc này, một khoản chưa xác định chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì chưa được ghi nhận là doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp và không được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Ngược lại, một khoản lỗ trong tương lai chưa thực tế phát sinh đã được ghi nhận là chi phí trong kỳ và được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh. 1.5. Nguồn số liệu để lập BCĐKT và BCKQKD Bảng cân đối kế toán được lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp (sổ cái) và chi tiết các tài khoản có số dư cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và BCĐKT kỳ trước (quý trước, năm trước) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập, chi phí của doanh nghiệp (sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9) và sổ kế toán các tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước". 2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích BCTC doanh nghiệp là các kỹ thuật, cách thức để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của mọi đối tượng sử dụng BCTC, người ta có nhiều phương pháp phân tích khác nhau: Phương pháp chi tiết Phương pháp này dựa trên cơ sở mọi kết quả kinh doanh đều có thể chi tiết thành nhiều bộ phận cấu thành theo những hướng khác nhau, từ đó phân tích các bộ phận để biết được sự ảnh hưởng đến các đối tượng nghiên cứu. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: +Phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu (chi tiết theo nội dung kinh tế): Mọi kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Do vậy, chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. +Phương pháp chi tiết theo thời gian: Mọi kết quả kinh doanh đều hoàn thành qua một quá trình, do vậy chi tiết theo thời gian để biết được mức độ thực hiện đối với chỉ tiêu và các nhân tố của thời gian ảnh hưởng. +Phương pháp chi tiết theo địa điểm : Kết quả kinh doanh được phát sinh ở nhiều nơi, do vậy chi tiết theo địa điểm để biết được mức độ phát sinh ở các địa điểm, từ đó tăng cường công tác hạch toán nội bộ. Phương pháp so sánh : Phương pháp so sánh được sử dụng thông dụng nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng. Khi so sánh phải biết được mục tiêu của việc so sánh. Ta so sánh giữa số thực hiện kỳ nàyvới số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về mặt tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. So sánh số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với các doanh nghiệp cùng ngành. So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. Trong quá trình so sánh ta cần phải chú ý, khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp và đơn vị tính, còn khi so sánh về không gian, thường so sánh trong một ngành nhất định nên cần phải quy đổi về cùng một quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các tiêu chuẩn so sánh thích hợp. Phương pháp so sánh được tiến hành dưới hai dạng: So sánh giản đơn và so sánh liên hệ. Phương pháp loại trừ Phương pháp này dựa trên cơ sở khi phân tích sự ảnh hưởng của một nhân tố đến chỉ tiêu thì phải loại trừ sự ảnh hưởng của các nhân tố khác theo thứ tự sắp xếp, bản chất của các nhân tố. Thông thường các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng rồi đến nhân tố chất lượng. Sự ảnh hưởng của một nhân tố khi các nhân tố khác vẫn giữ nguyên trị số của kỳ gốc, khi nhân tố đã thay đổi thì trị số chuyển sang kỳ phân tích. Cuối cùng, tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố bằng sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp loại trừ được thể hiện dưới hai dạng là phương pháp chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp số chênh lệch thường được vận dụng khi các nhân tố quan hệ với chỉ tiêu dưới dạng tích Phương pháp cân đối Với mọi kết quả kinh doanh đều dựa trên mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận cấu thành, do vậy khi nghiên cứu sự biến động của các mối quan hệ sẽ cho biết bản chất của đối tượng nghiên cứu Phương pháp hồi quy tương quan Hồi quy tương quan là phương pháp của toán học, được vận dụng trong phân tích kinh doanh để biểu hiện và đánh giá mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế. 3. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Xuất phát từ nhu cầu thông tin về tình hình tài chính của chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác (các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, các nhà cho vay, cơ quan quản lý cấp trên...) phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: Thứ nhất: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin để đánh giá rủi ro từ hoạt động đầu tư và cho vay của các nhà đầu tư, ngân hàng. Thứ hai: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về khả năng tạo ra tiền và tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thứ ba: Phân tích tình hình tài chính phải tạo ra những khả năng về sự biến đổi tài sản, nguồn vốn và các nhân tố gây ra sự biến đổi đó. Nội dung của việc phân tích tình hình tài chính (chủ yếu thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) bao gồm: Một là : Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Hai là : Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh Ba là : Phân tích tình hình và khả năng thanh toán Bốn là : Phân tích hiệu quả kinh doanh 3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp như quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ, cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp; khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính. Từ đó sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được khái quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan. 3.1.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua BCĐKT. 3.1.1.1.So sánh sự biến động của tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Trước hết, căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để tiến hành so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Từ đó, xác định sự biến đổi nào là hợp lý, tích cực, ngược lại đâu là bất hợp lý, tiêu cực để có phương án phân tích chi tiết và hoạch định những giải pháp trong quản lý và điều hành. Cần lưu ý là số tổng cộng của "Tài sản" và "Nguồn vốn" tăng, giảm do nhiều nguyên nhân nên chưa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tài chính của đơn vị được. Giả sử tổng tài sản trong kỳ tăng, chưa thể kết luận là quy mô sản xuất - kinh doanh được mở rộng, mà quy mô sản xuất - kinh doanh mở rộng có thể do: vay nợ thêm, đầu tư tăng hoặc kinh doanh có lãi.Vì thế, cần đi sâu vào phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. 3.1.1.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong BCĐKT. Mối quan hệ giữa các khoản mục trong BCĐKT. Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tức là: B.nguồn vốn = A. tài sản [I + II + IV + V(2,3) +VI ] +B. tài sản (I + II + III) (1) Cân đối (1) chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xẩy ra một trong hai trường hợp sau: +TH 1: Vế trái >Vế phải : Trường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng. +TH 2: Vế trái < Vế phải :Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải tài sản nên chắc chắn doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Việc đi vay hoặc đi chiếm dụng vốn trong thời hạn thanh toán đều được coi là hợp pháp, còn ngoài thời hạn (nợ quá hạn) coi là không hợp pháp. Do vậy, về mặt lý thuyết, lại có quan hệ cân đối (2) sau đây: B.nguồn vốn + A. nguồn vốn [ I (1) + II ] = A.tài sản [ I + II + IV + V (2,3) + VI ] + B.tài sản (I + II + III ) (2) Cân đối (2) hầu như không xẩy ra mà trên thực tế, thường xảy ra một trong hai trường hợp sau: +TH 1: Vế trái > Vế phải :Trong trường hợp này, do không sử dụng hết nguồn vốn nên nguồn vốn dư thừa của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng. + TH 2 : Vế trái < Vế phải :Trường hợp này ngược với trường hợp trên, do thiếu nguồn bù đắp cho tài sản kinh doanh nên doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn. Tiếp theo việc phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán là việc đi sâu phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Phân tích sự biến động của các khoản mục trong BCĐKT. ăPhân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản. Phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ.Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Qua việc phân tích cơ cấu tài sản, ta biết được hệ số đầu tư. Hệ số đầu tư = Tài sản cố định và đang đầu tư Tổng số tài sản Trong đó, tài sản cố định và đang đầu tư được lấy từ chỉ tiêu "Tài sản cố định" (Mã số 210); chỉ tiêu "Chi phí xây dựng dở dang" (Mã số 230) và chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (Mã số 250) trên "Bảng cân đối kế toán" (Mẫu số B01-DN). Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuất nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể. Đồng thời với việc phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét tình hình biến động của từng khoản mục tài sản cụ thể. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến động. Căn cứ vào số liệu trên BCĐKT vào ngày cuối kỳ (quý, năm) ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Đơn vị tính: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A-TSLĐ và đầu tư ngắn hạn I-Tiền II-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III-Các khoản phải thu IV-Hàng tồn kho V-Tài sản lưu động khác VI-Chi sự nghiệp B-TSCĐ và đầu tư dài hạn I-TSCĐ II-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn III-Chi phí XDCB dở dang IV-Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn Tổng cộng tài sản ăPhân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp...) là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyết đối và tương đối) thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ thấy thông qua chỉ tiêu hệ số tài trợ. Hệ số tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn. Chỉ tiêu "Hệ số tài trợ" chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng số nguồn vốn và càng cao so với kỳ trước, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn. Đơn vị tính Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A-Nợ phải trả I-Nợ ngắn hạn II-Nợ dài hạn III-Nợ khác B-Nguồn vốn chủ sở hữu I-Nguồn vốn, quỹ II-Nguồn kinh phí, quỹ khác Tổng cộng 3.1.1.3.Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tình hình tài chính của doanh nghiệp lại được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Do vậy, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp không thể không xem xét khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn hạn. Để đánh giá khả năng thanh toán hiện hành, khi phân tích cần tính ra và so sánh chỉ tiêu "Hệ số thanh toán hiện hành": Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả Hệ số thanh toán hiện hành là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, Chỉ tiêu này có vai trò rất quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chỉ số này luôn lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán và ngược lại. Để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, người phân tích sử dụng chỉ tiêu " Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ": Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động Tổng số nợ ngắn hạn "Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn" cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan, ngược lại nếu "Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn" càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Bên cạnh "Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn", để nắm được khả năng thanh toán tức thời (thanh toán nhanh), cần tính ra và so sánh chỉ tiêu " Hệ số thanh toán nhanh": Hệ số thanh toán nhanh = Tổng số tiền và tương đương tiền Tổng số nợ ngắn hạn "Hệ số thanh toán nhanh" là chỉ tiêu được dụng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Thực tế cho thấy, tỷ suất thanh toán nhanh nếu > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó, có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Để nắm được khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động là nhanh hay chậm, từ đó xác định được doanh nghiệp có đủ tiền, thiếu tiền hay thừa tiền phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khi phân tích, cần xem xét chỉ tiêu " Hệ số thanh toán của vốn lưu động ": Hệ số thanh toán của vốn lưu động = Tổng số tiền và tương đương tiền Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động Thực tế cho thấy nếu "Hệ số thanh toán của vốn lưu động" tính ra mà lớn hơn 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của._. doanh nghiệp quá nhiều, bảo đảm thừa khả năng thanh toán; còn nếu nhỏ hơn 0,1 thì doanh nghiệp lại không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Như vậy, thừa tiền hay thiếu tiền đều phản ánh một tình trạng tài chính không bình thường, nếu thừa, sẽ gây ứ đọng vốn; ngược lại, nếu thiếu sẽ không bảo đảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Đối với các khoản nợ dài hạn, để biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khi phân tích, cần tính ra và so sánh chỉ tiêu "Hệ số thanh toán nợ dài hạn": Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn vay dài hạn hoặc nợ dài hạn Tổng số nợ dài hạn "Hệ số thanh toán nợ dài hạn" là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1, chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn và ngược lại, nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp buộc phải dùng các nguồn vốn khác để trả nợ. Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích cần xem xét chỉ tiêu vốn hoạt động thuần (vốn luân chuyển thuần). Vốn hoạt động thuần là chỉ tiêu phản ánh mức chênh lệch giữa tổng số tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn. Một doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì một mức vốn hoạt động thuần hợp lý nhằm thoả mãn việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, khi vốn hoạt động thuần giảm sút thì doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán. Trường hợp vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp < 0, chứng tỏ một bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp được hình thành bằng nguồn vốn ngắn hạn, dẫn đến cán cân thanh toán mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng tài sản dài hạn để thanh toán nợ tới hạn. Nói cách khác, khi vốn hoạt động thuần < 0, khi đó doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Vốn hoạt động thuần = Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động - Tổng số nợ ngắn hạn Để đánh giá một cách khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp ta còn sử dụng "Tỷ suất lợi nhuận so với tài sản" để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận so với tài sản = Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN x 100% Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong 1 kỳ phân tích. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu này được so sánh kỳ này với kỳ trước hoặc các doanh nghiệp có cùng điều kiện tương đương. Sau khi phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, ta có thể đưa ra kết luận sơ bộ về việc phân bổ tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, cụ thể là việc phân bổ đó có hợp lý hay không; các khoản nợ phải thu tăng hay giảm; tình hình đầu tư có khả quan hay không; ...Từ đó đưa ra kết luận chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc phân tích mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát. Để có kết luận chính xác ta cần phải đi sâu vào một số chỉ tiếu chủ yếu khác có liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua BCKQKD Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua BCKQKD giúp ta thấy được sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, của từng bộ phận lợi nhuận trong tổng số giữa thực tế với kế hoạch, giữa năm nay với năm trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên. Khi phân tích, cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu, đồng thời so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với tổng số doanh thu thuần. Tiếp theo cần đi sâu xem xét tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh để từ đó biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, từ đó đưa ra các nhận xét kiến nghị. 3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Để tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm TSCĐ và TSLĐ. Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Để đảm bảo đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập hợp các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn góp ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp có nguồn gốc từ lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối, các nguồn kinh phí, nguồn vốn xây dựng cơ bản...). Sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn ở ngân hàng và vay các đối tượng khác; nợ người cung cấp, nợ công nhân viên chức, nợ Ngân sách Nhà nước...). Cuối cùng, nguồn vốn được hình thành từ các nguồn bất hợp pháp (nợ quá hạn; vay quá hạn; chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán, của công nhân viên chức...). Có thể phân loại nguồn vốn (nguồn tài trợ) tài sản của doanh nghiệp thành hai loại: -Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh. Thuộc nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay - nợ dài hạn, trung hạn (trừ vay - nợ quá hạn). -Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Thuộc nguồn tài trợ tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn; nợ ngắn hạn; các khoản vay- nợ quá hạn (kể cả vay - nợ dài hạn ); các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua; của công nhân viên chức... Khi phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tài sản (TSCĐ và TSLĐ) với nguồn tài trợ thường xuyên (nguồn vốn chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn vay - nợ dài hạn). Nếu tổng số nguồn tài trợ thường xuyên có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý (đầu tư vào TSLĐ, TSCĐ, vào các hoạt động liên doanh, trả nợ vay...), tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn tài trợ thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp (huy động nguồn tài trợ tạm thời hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư, tránh đi chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp). Có thể khái quát nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp qua sơ đồ sau: Nguồn tài trợ tài sản Đơn vị tính: Tổng số tài sản Tài sản cố định -TSCĐHH -TSCĐVH -TSCĐ thuê tài chính -Góp vốn liên doanh dài hạn -Đầu tư chứng khoán dài hạn -Đầu tư dài hạn khác Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn tài trợ thường xuyên Tổng số nguồn tài trợ -Vay dài hạn -Nợ dài hạn -Vay trung hạn -Nợ trung hạn -Vay ngắn hạn -Nợ ngắn hạn -Chiếm dụng bất hợp pháp Nguồn vốn tài trợ tạm thời Tài sản lưu động -Tiền -Nợ phải thu -Hàng tồn kho -Đầu tư ngắn hạn -V.v... 3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 3.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Bảng phân tích tình hình thanh toán Đơn vị tính: Chỉ tiêu Năm N Năm N + 1 Chênh lệch Số tiền (đồng) % I.Các khoản phải thu 1.Phải thu của khách hàng 2.Trả trước cho người bán 3.Thuế GTGT được khấu trừ 4.Phải thu nội bộ 5.Phải thu khác 6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi II.Các khoản phải trả khác 1.Nợ dài hạn 2.Nợ ngắn hạn -Vay ngắn hạn -Phải trả cho người bán -Người mua trả trước -Phải trả nhà nước -Phải trả CNV -Phải trả đơn vị nội bộ -Phải trả khác Tình hình thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh nợ phải thu và các chỉ tiêu phản ánh nợ phải trả. Về mặt tổng thể, tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và thanh toán nợ phải trả được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tỉ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả = Tổng số nợ phải thu x 100 Tổng số nợ phải trả Nếu tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100% , chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đặc biệt đi chiếm dụng. Thực tế cho thấy, số đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số bị chiếm dụng đều phản ánh một tình hình tài chính không lành mạnh. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu = Tổng số tiền hàng bán chịu x 100 Số dư bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu số vòng luân chuyển của các khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn). Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải thu được tính như sau: Số dư bình quâncác khoản phải thu = Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ x 100 2 -Thời gian quay vòng của các khoản phải thu: Thời gian quay vòng các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu quay được một vòng thì mất mấy ngày. Chỉ tiêu này được tính như sau: Thời gian quayvòng của cáckhoản phải thu = Thời gian của kỳ phân tích x 100 Số vòng luân chuyển các khoản phải thu Thời gian quay vòng của các khoản phải thu càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian quay vòng các khoản phải thu càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. Khi phân tích, cần tính ra và so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng. Nếu thời gian quay vòng các khoản phải thu lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt được về thời gian. -Số vòng luân chuyển các khoản phải trả (vòng): Số vòng luân chuyển các khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải trả quay được mấy vòng và được tính theo công thức : Số vòng luân chuyển các khoản phải trả = Tổng số tiền hàng mua chịu x 100 Số dư bình quân các khoản phải trả Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải trả và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nêu số vòng luân chuyển của các khoản phải trả lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn và có thể được hưởng chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải trả nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ (kể cả vay, bán rẻ hàng hoá, dịch vụ...). Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải trả được tính như sau: Số dư bình quâncác khoản phải trả = Tổng số nợ phải trả đầu kỳ và cuối kỳ x 100 2 -Thời gian quay vòng của các khoản phải trả: Thời gian quay vòng các khoản phải trả là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải trả quay được một vòng thì mất mấy ngày. Chỉ tiêu này được tính như sau: Thời gian quay vòng của các khoản phải trả = Thời gian của kỳ phân tích x 100 Số vòng luân chuyển các khoản phải trả Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian quay vòng các khoản phải trả càng dài, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều. Khi phân tích, cần tính ra và so sánh với thời gian mua chịu được người bán quy định cho doanh nghiệp. Nếu thời gian quay vòng các khoản phải trả lớn hơn thời gian mua chịu được quy định thì việc thanh toán tiền hàng là chậm và ngược lại, số ngày quy định mua chịu lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thanh toán nợ đạt trước kế hoạch về thời gian. 3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Đơn vị tính: Nhu cầu thanh toán 01/01/N 31/12/N Khả năng thanh toán 01/01/N 31/12/N I.Các khoản thanh toán ngay I.Các khoản có thể dùng thanh toán ngay 1.Vay ngắn hạn 1.Tiền mặt 2.Phải trả cho người bán 2.TGNH 3.Phải trả khách hàng II.Các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới 4.Phải nộp ngân sách 1.Các khoản phải thu 5.Phải trả CNV 2.Phải thu khách hàng II.Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 3.Trả trước cho người bán 1.Phải trả phải nộp khác 4.Phải thu khác Tổng cộng Tổng cộng Đồng thời trên cơ sở bảng phân tích trên, cần tính ra chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán": Hệ số khả năng thanh toán (Hk ) = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Chỉ tiêu này có thể tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn (hiện thời, tháng tới, quý tới...): -Nếu Hk >1 chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. -Nếu Hk < 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Hk càng nhỏ bao nhiêu thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán bấy nhiêu. Khi Hk gần bằng 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán. 3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh. 3.4.1.Hệ thống chỉ tiêu tổng quát Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hệ thống chỉ tiêu để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung: Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán, tổng số tài sản luôn luôn bằng tổng số nguồn vốn nên cân đối (2) có thể viết lại như sau: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra (*) Yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần trước thuế, lợi nhuận thuần sau thuế, lợi nhuận gộp...; còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay... Công thức (*) phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng. Hiệu quả kinh doanh lại có thể tính bằng cách so sánh nghịch đảo: Hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vào (**) Kết quả đầu ra Công thức (**) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có 1 đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí (hoặc vốn) ở đầu vào. Ngoài hai cách tính trên, hiệu quả kinh doanh còn được tính bằng cách lấy tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng so với tổng thể đầu ra phản ánh số lượng (quy mô) hoặc ngược lại, so sánh tổng thể đầu ra phản ánh số lượng với tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng. Doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng so với tổng thể đầu ra phản ánh số lượng (quy mô) tăng lên hoặc tổng thể đầu ra phản ánh số lượng với tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng giảm xuống. 3.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản Hiệu quả sử dụng tổng tài sản được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của tổng tài sản = Tổng số doanh thu thuần (hoặc giá trị tổng sản lượng) Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần (hay giá trị sản lượng). Sức sản xuất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng giảm. Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính như sau: Tổng tài sản bình quân = Tổng giá trị tài sản hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ 2 Giá trị tài sản hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ được căn cứ vào chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (mã số 250) trên "Bảng cân đối kế toán" (Mẫu số B01-DN), cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối kỳ". Sức sinh lợi của tổng tài sản = Lợi nhuận thuần trước thuế (hoặc lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp) Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu sức sinh lợi của tổng tài sản cho biết 1 đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp). Sức sinh lợi của tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại. Suất hao phí của tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần (hoặc giá trị tổng sản lượng) Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và ngược lại. 3.4.3.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của tài sản cố định = Tổng số doanh thu thuần (hoặc giá trị tổng sản lượng) Nguyên giá bình quân (hoặc giá trị còn lại bình quân) TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần (hay giá trị sản lượng). Sức sản xuất của tài sản cố định càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản cố đinh càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng giảm. Nguyên giá bình quân tài sản cố định trong kỳ được tính như sau: Nguyên giá bình quân TSCĐ = Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ 2 Nguyên giá TSCĐ hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ được căn cứ vào các chỉ tiêu có mã số 212, mã số 215 và mã số 218 trên "Bảng cân đối kế toán" (Mẫu số B01-DN),cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối kỳ". Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ trong kỳ được tính như sau: Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ = Tổng giá trị còn lại của TSCĐ hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ 2 Giá trị còn lại của TSCĐ hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ được căn cứ vào chỉ tiêu "Tài sản cố đinh" (Mã số 210), trên "Bảng cân đối kế toán" (Mẫu số B01-DN), cột "Số đầu năm" và cột số "Số cuối kỳ". Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận thuần trước thuế (hoặc lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp) Nguyên giá bình quân (hoặc giá trị còn lại bình quân) TSCĐ Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ cho biết 1 đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) TSCĐ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp). Sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngược lại. Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá bình quân (hoặc giá trị còn lại bình quân) TSCĐ Doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần (hoặc giá trị tổng sản lượng) Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) TSCĐ. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng thấp. 3.4.4.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. 3.4.4.1.Phân tích chung Hiệu quả chung về sử dụng TSLĐ được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi và suất hao phí của vốn lưu động (TSLĐ). Sức sản xuất của TSLĐ = Giá trị tổng sản lượng Tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị giá trị tổng sản lượng. Sức sản xuất của tài sản lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của TSLĐ càng nhỏ, hiệu quả sử dụng TSLĐ càng giảm. Tài sản lưu đọng bình quân trong kỳ được tính như sau: Giá trị TSLĐ bình quân = Giá trị TSLĐ hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ 2 Giá trị TSLĐ hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ được căn cứ vào các chỉ tiêu "Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn" (Mã số 100) trên "Bảng cân đối kế toán" (Mẫu số B01-DN), cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối kỳ". Sức sinh lợi của TSLĐ = Lợi nhuận thuần trước thuế (hoặc lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp) Tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSLĐ cho biết 1 đơn vị TSLĐ bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp). Sức sinh lợi của TSLĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao và ngược lại. Suất hao phí của TSLĐ = Tài sản lưu động bình quân Lợi nhuận thuần trước thuế hoặc sau thuế (hoặc giá trị tổng sản lượng) Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị lợi nhuân thuần trước thuế hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc giá trị tổng sản lượng, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị TSLĐ bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSLĐ càng thấp và ngược lại. 3.4.4.2.Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Để có kết luận chính xác hơn về hiệu quả sử dụng TSLĐ cần thiết tiến hành phân tích tốc độ luân chuyển của TSLĐ. Trong quá trình sản xuất - kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Do đó, để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động cần xem xét các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động (N) (Hệ số luân chuyển) = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh, vốn lưu động của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Nếu số vòng quay càng tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. Thời gian của một vòng luân chuyển = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian 1 vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại, nếu thời gian 1 vòng (kỳ) luân chuyển càng dài thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng nhỏ. Ngoài 2 chỉ tiêu trên, khi phân tích còn có thể tính ra chỉ tiêu "Hệ số đảm nhiêm của vốn lưu động". Hệ số này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này, ta biết được để có 1 đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. Hệ số đảm nhiêm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Tổng số doanh thu thuần Trong đó: Tổng số thu nhập thuần = Tổng số doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh + Tổng số thu nhập thuần hoạt động tài chính + Tổng số thu nhập thuần hoạt động bất thường Sau khi phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động cần phải xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển. Tốc độ luân chuyển có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: tình hình thu mua, cung cấp, dự trữ nguyên vất liệu, tiến độ sản xuất, tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tình hình thanh toán công nợ. Để tăng tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian lưu lại ở từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh. Việc tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn, cho phép làm ra nhiều sản phẩm hơn và tiết kiệm vốn hơn. Điều này có thể được minh hoạ như sau: +Với một số vốn lưu động không tăng, có thể tăng doanh thu nếu tăng nhanh hơn tốc độ luân chuyển của nó. Từ công thức trên ta có: Tổng số doanh thu thuần = Vốn lưu động bình quân x Hệ số luân chuyển Khi hệ số luân chuyển (hay tốc độ luân chuyển) thay đổi: Số doanh thu thuần tăng thêm (+) hoặc mất đi (-) = Vốn lưu động bình quân x Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động kỳ phân tích - Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động kỳ gốc Đẳng thức trên cho thấy doanh thu thuần sẽ tăng lên hoặc mất đi là do sự thay đổi tốc độ luân chuyển vốn lưu động. +Với một số vốn lưu động ít hơn, nếu tăng tốc độ luân chuyển sẽ thu được doanh thu như cũ (kỳ gốc). Điều này có nghĩa là ta đã tiết kiệm được vốn lưu động so với kỳ gốc. Số vốn lưu động tiết kiệm (-) hoặc lãng phí (+) = Tổng doanh thu thuần kỳ phân tích x Thời gian của 1 vòng luân chuyển kỳ phân tích - Thời gian của 1 vòng luân chuyển kỳ gốc Thời gian kỳ phân tích Phương pháp phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động như sau: Bước 1: Đánh giá chung tốc độ luân chuyển: Tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tốc độ luân chuyển bằng phương pháp loại trừ. Bước 3: Tính ra số vốn lưu động tiết kiệm (-) hoặc lãng phí (+) do tốc độ luân chuyển vốn lưu động thay đổi. Bước 4: Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng và biện pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Ngoài việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh dưới góc độ sử dụng vốn cố định và vốn lưu động thì cũng cần phải xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi vì đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư; các nhà tín dụng và các cổ đông quan tâm đặc biệt do nó gắn liền với lợi ích của họ về hiện tại và tương lai. 3.4.5.Phân tích khả năng sinh lợi của vốn Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh của vốn dưới góc độ sử dụng tổng tài sản, tài sản cố định và tài sản lưu động, người phân tích cũng cần phải xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và các cổ đông quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người phân tích tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = Lợi nhuận Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Trong công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận thường là lợi nhuận ròng trước thuế hay sau thuế lợi tức hoặc lợi tức gộp, còn vốn kinh doanh có thể là tổng nguồn vốn (vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả) hay vốn chủ sở hữu, vốn vay... tuỷ thuộc vào mục đích phân tích và người sử dụng thông tin. Đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, quá trình phân tích có thể tiến hành theo các bước sau: 3.4.5.1.Đánh giá chung khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu Để đánh giá chung khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cần tính ra và so sánh chỉ tiêu "Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu"giữa kỳ phân tích với kỳ gốc" (kỳ kế hoạch, thực tế, các kỳ trước). Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao và ngược lại. Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Lãi ròng trước thuế Vốn chủ sở hữu 3.4.5.2. Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Từ công thức tính "hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu" và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng, ta có: Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Lãi ròng Vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần x Lãi ròng Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần = Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu x Hệ số doanh lợi doanh thu thuần Dựa vào công thức trên ta thấy hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của hai nhân tố và được xác định bằng phương pháp loại trừ: -Nhân tố "hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu": nhân tố này phản ánh trong kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng tăng thì hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại. -Nhân tố "hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh": nhân tố này cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại đơn vị lãi ròng. Số lãi đem lại trên một đơn vị doanh thu thuần càng lớn thì khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng tăng. 3.4.5.3.Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu, rút ra nhận xét và kết luận. Phần II: Thực trạng tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông 1. Khái quát chung về XNLH 1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển XNLH Vận tải biển pha sông (sau đây gọi tắt là XNLH) được thành lập theo Nghị định 274/HĐBT, ngày 04/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng với nhiệm vụ vận tải hàng hoá trên tuyến biển, sông từ đồng bằng sông Cửu Long đến đồng bằng sông Hồng và được Bộ Giao thông Vận tải xếp hạng XNLH là doanh nghiệp loại I (theo Quyết định số 2527/QĐ/TCCB, ngày 09.12.1985). XNLH là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản riêng ở Ngân hàng, có trụ sở chính đặt tại 80B, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tên đăng ký chính thức của XNLH bằng tiếng Việt là "Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông", gọi tắt là "VISERITRANS". Năm 1993, XNLH được Bộ Giao thông Vận tải thành lập lại theo Quyết định số 1086/QĐ/TCCB-TL, ngày 01/6/1993. Theo đó, các tàu Biển pha sông (loại tàu vừa chạy ven biển, vừa chạy được trong các sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu long) sẽ chuyên chở hàng hoá từ các cảng thuộc đồng bằng sông Cửu Long đến thẳng các cảng thuộc đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. XNLH có các đơn vị trực thuộc hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế nội bộ làm nhiệm vụ cung ứng vật tư, thiết bị, nhiên liệu, dịch vụ đầu bến,... cho đội tàu và kinh doanh bốc xếp, cho thuê kho, bãi. Thời kỳ đầu thành lập (khoảng những năm 1985 đến 1988), XNLH tập trung khai thác đội tàu Biển pha sông do các Nhà máy đóng tàu trong nước thiết kế và sản xuất, có trọng tải từ 400DWT đến 1000DWT để vận chuyển gạo từ đồng bằng sông Cửu Long ra Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Từ những năm 1988 đến 1992, XNLH tham gia liên doanh VIETSOVLIGHTER, tăng cường và mở rộng thị trường vận tải bằng sà lan LASH. XNLH đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận, quyết định sá._. lợi của vốn chủ sở hữu năm 2001 tăng lên đáng kể so với năm 2000. Nếu như với một đồng vốn của XNLH năm 2000 chỉ đem lại 0,008 đồng lãi trước thuế, thì sang năm 2001 đã tạo ra 0,022 đồng lợi nhuận trước thuế, như vậy là tăng 0,014 đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 260,759 % so với năm 2000. Sự tăng lên về giá trị của chỉ tiêu này chứng tỏ sự cố gắng rất lớn của XNLH trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh làm tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên giá trị của hệ số này trong cả hai năm 2000 và 2001 vẫn còn ở mức rất thấp. Từ công thức tính mức doanh lợi theo vốn chủ sở hữu và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng ta có: Hệ suất doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu x Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần = Hệ số quay của vốn chủ sở hữu x Hệ số doanh lợi doanh thu thuần (2) Năm 2000 = 4,054 x 0,002 = 0.008 Năm 2001 = 5,287 x 0,004 = 0,022 Dựa vào quan hệ ở công thức (2), ta thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (thể hiện qua chỉ tiêu "Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu") chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố : nhân tố "Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu" và nhân tố "Hệ số doanh lợi doanh thu thuần". +Do "Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu" tăng 1,233 vòng tương ứng là 30,424%, đã làm cho "Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu" tăng lên: (5,287 - 4,054 ) x 0,002 = 0,003 lần +Do "Hệ số doanh lợi doanh thu thuần " năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0,002 dẫn đến "Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu" tăng lên: 0011 lần (=5,287 x 0,002) +Tổng hợp sự tác động của các nhân tố: 0,003 + 0,011= 0,014 Như vậy, do hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu năm 2001 tăng so với năm 2000 làm cho khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng 0,003 đồng trên một đồng vốn chủ sở hữu, đồng thời do hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2001 tăng so với năm 2000 làm cho khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng 0,011 đồng trên một đồng vốn chủ sở hữu. Qua việc phân tích một loạt các chỉ tiêu trên, có thể đi đến một nhận xét: mặc dù khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu còn thấp song đã thể hiện xu hướng phát triển đi lên và sự cố gắng của XNLH trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Phần III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại XNLH 1. Nhận xét đánh giá chung về tình hình tài chính của XNLH Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông có bề dày lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Mô hình thành lập XNLH Vận tải biển pha sông lúc đầu là thử nghiệp Đề tài khoa học vận tải biển pha sông với nhiệm vụ chính trị là khai thông tuyến vận chuyển bằng tàu pha sông biển từ đồng bằng sông Cửu Long ra Hà Nội. XN cũng đã từng trải qua thời kỳ khó khăn kể từ sau khi Liên Xô tan rã, Trong điều kiện hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là "Sự kiện tàu Hy Vọng" đã thực sự đưa XNLH đến bờ phá sản. Được sự ủng hộ, giúp đỡ của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong việc đầu tư phương tiện, thiết bị, con người và những ý kiến chỉ đạo trong chiến lược kinh doanh, tổ chức bộ máy điều hành. Đến nay, sau 3 năm (1999, 2000, 2001) CBCNV toàn XNLH đã thực hiện thành công chương trình hai năm chống phá sản. Sản xuất ổn định, đời sống CBCNV không ngừng được cải thiện. Hiện nay, XN đang từng bước chuẩn bị vay vốn cho việc đóng mới tàu, bên cạnh đó vẫn tiếp tục hoạt động với sự hỗ trợ của nhà nước, của Tổng công ty Hàng hải Việt nam và các cơ quan ban ngành nhằm tạo thế đứng vững chắc trên thị trường vận chuyển, Qua nghiên cứu tình hình hoạt động, tình hình tài chính của XNLH cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng XNLH Vận tải biên pha sông cho thấy bước phát triển trong tương lai. Ta có những nhận định cụ thể sau: XNLH là một pháp nhân kinh tế trong đó bao gồm các Xí nghiệp thành phần có tư cách pháp nhân không đầy đủ hoạt động trên các lĩnh vực đa dạng. Nhìn chung, hoạt động dịch vụ của XNLH Vận tải biển pha sông có bề dày trên 10 năm hoạt động và tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, nổi bật nhất là làm dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá Bắc - Nam bằng đường biển..., ngoài ra XNLH còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như cho thuê kho, bãi chứa hàng, kinh doanh, tư vấn xây dựng và dịch vụ xuất khẩu lao động..., qua đó cho thấy lĩnh vực kinh doanh của XNLH là rất đa dạng, điều này sẽ tạo cho XN tăng doanh thu, tạo thêm thu nhập. Như vậy, XNLH không chỉ có sự đa dạng trong các lĩnh vực kinh doanh mà còn hoạt động trên một quy mô rộng như vậy sẽ tạo ra nhiều tiềm năng cũng như những thách thức cho XN trong việc sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả nhất. Việc phân tích tình hình tài chính của XNLH là rất cần thiết, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của XN nhằm đưa XN ngày càng phát triểm hơn. Cùng với sự phát triển của XN, tổ chức bộ máy kế toán cũng khẳng định vai trò của mình trong việc quản lý và điều hành XN. Với đội ngũ kế toán có trình độ, kết hợp với việc sử dụng kế toán máy, thực sự đã đem lại hiệu quả cao cho công ty trong công tác quản lý và phân tích hoạt động tài chính tại XNLH. Thông qua việc tiếp cận với tình hình tài chính của đơn vị, trên cơ sở bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000 và năm 2001, em có một số nhận xét đánh giá chung về tình hình tài chính của đơn vị như sau: Thứ nhất: Trong một số năm gần đây XNLH luôn làm ăn có lãi, doanh thu và tổng lợi nhuận trước thuế tăng hàng năm. Năm 2001 doanh thu tăng so với năm 2000 tăng 147,26 %, trong khi đó lợi nhuận thuần tăng 247,639 %. Điều này còn được thể hiện ở chỗ tỷ suất giữa lợi nhuận với tổng tài sản, TSCĐ, TSLĐ năm 2001 đều tăng so với năm 2000, chứng tỏ sức sản xuất của tổng tài sản, TSCĐ, TSLĐ ngày càng tốt lên. Thứ hai: Năm 2001 so với năm 2000 quy mô nguồn vốn của XNLH đã có bước tăng trưởng đáng kể và ngày càng biến đổi theo xu hướng tăng mạnh tỷ trọng nguồn công nợ ( đặc biệt là nợ dài hạn ) và giảm tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là do XNLH đang đẩy mạnh mở rộng quy mô và năng lực sản xuất của mình bằng nguồn vốn vay. Cụ thể là trong năm 2001, tổng trị giá tài sản cố định đầu năm so với cuối năm tăng 43.351.407.051 đồng, tương ứng với mức tăng tương đối là 171,9 %, và đến cuối năm 2001 chiếm tỷ trọng 79,65 % trong tổng tài sản. Nợ dài hạn của XN cuối năm 2001 so với đầu năm tăng 34.245.166.200 đồng tương ứng với mức tăng 232,5 %. Điều này chứng tỏ mặc dù tính tự chủ về mặt tài chính của XNLH giảm song lại thể hiện chiều hướng phát triển hơn nữa trong tương lai. Thứ ba: Khả năng thanh toán. Theo kết quả phân tích ở phần II, thì năm 2001 so với năm 2000, hệ số thanh toán hiện hành giảm 0,206 lần; hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm 0,14 lần; hệ số thanh toán nhanh trong cả hai năm đều nhỏ hơn 0,5, tuy nhiên đã tăng lên 0,067 lần. Nhìn chung, khả năng thanh toán của XNLH năm 2001 kém hơn so với năm 2000 và không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tức thời, dẫn đến tình hình tài chính của XN vẫn còn gặp khó khăn.. 2. Kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hoàn thiện công tác kế toán tại XNLH. XNLH là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình, XN phải đảm bảo một tình trạng tài chính lành mạnh, nghĩa là XN cần phải tự tổ chức và huy động và sử dụng vốn có hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc tài chính. Hiện tại XNLH đang trong quá trình đẩy mạnh đầu tư mua, đóng tàu chủ yếu từ các nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng. Để tạo niềm tin cho những đối tượng cho vay, đòi hỏi XN phải lành mạnh hoá tình hình tài chính của mình. Qua việc phân tích tình hình tài chính tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông cho thấy, mặc dù tình hình tài chính của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn song đã có đà phát triển đi lên. Qua thời gian thực tập ngắn tại XNLH tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại XNLH Vận tải biển pha sông Thứ nhất: Về cơ cấu nguồn vốn Thực trạng tại XNLH cho thấy, cơ cấu nguồn vốn tại XNLH đang có xu hướng biến đổi theo chiều hướng tỷ suất nợ ngày càng cao, chủ yếu là do sự tăng mạnh của khoản nợ dài hạn. Đây là một xu hướng biến đổi tốt, cho phép XNLH đáp ứng được nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh tại XN. Hơn nữa theo lý thuyết ta có công thức sau: Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế x Tổng tài sản Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu = Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Tổng tài sản Tổng tài sản - Nợ phải trả = Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x 1 1 - Nợ phải trả Tổng tài sản Thông qua công thức trên ta có thể thấy rằng nếu hệ số công nợ càng cao sẽ làm khuyếch đại hoá lợi nhuận và ngược lại. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của XNLH hiện nay là rất tốt do vậy XNLH nên có biện pháp để tiếp tục phát huy đà phát triển này. Thứ hai: Vế chính sách hạch toán đối với các khoản vốn và đầu tư từ các nguồn vốn. Về chính sách hạch toán đối với các khoản vốn và đầu tư từ các nguồn vốn đối với các đơn vị thành viên phải nhất quán, tức là XNLH nên tổ chức hạch toán vốn cho các đơn vị trực thuộc giống như nhau (ví dụ như có thể hạch toán vốn của đơn vị trực thuộc đối ứng với TK 1361, thông qua đó, có thể thực hiện việc điều tiết vốn giữa các đơn vị một cách dễ dàng hơn). Thêm nữa, công tác quản lý vốn và trích khấu hao, sử dụng quỹ khấu hao để lại cần phải được theo dõi một cách chặt chẽ .Vì doanh nghiệp có nhiều đầu mối, vốn vay đầu tư từ nhiều nơi và đầu tư cho nhiều tài sản nên cần phải ước lượng cụ thể mức khấu hao cho phù hợp trong năm, nguồn khấu hao nào của tài sản dùng để trả nợ vay đầu tư và đâu là nguồn dùng để tái đầu tư. Nếu cân đối được thì sẽ giảm được tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để thanh toán nợ dài hạn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được đánh giá có chất lượng quản lý vốn tốt, chất lượng công tác quản lý kinh doanh cao khi vốn được sử dụng hiệu quả. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu mà Xí nghiệp liên hợp Vận tải hướng tới. Việc sử dụng vốn rất phức tạp, do vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, mỗi loại vốn lại có cách thức quản lý và sử dụng khác nhau. Vốn chỉ được đánh giá là có hiệu quả khi kết hợp được hiệu quả từng loại vốn. Thứ ba: Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ta dựa vào công thức sau: Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Kết quả đầu ra Nguyên giá TSCĐ bình quân Kết quả đầu ra có thể là doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Theo công thức này, để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ có thể thực hiện hai biện pháp: Thứ nhất là nâng cao kết quả đầu ra như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận; thứ hai là giảm nguyên giá TSCĐ. Biện pháp thứ hai là không khả thi, vì nó đi ngược lại chủ trương của XNLH là đẩy mạnh đầu tư trạng thiết bị, vật chất nhằm nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh trong toàn Xí nghiệp. Như vây, đồng thời với giải pháp thứ nhất, XNLH vẫn nên tiếp tục đầu tư mua sắm TSCĐ song phải đảm bảo sao cho tốc độ tăng của TSCĐ nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả đầu ra. Như ta đã biết : Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí = Cước giá x sản lượng - Chi phí Rõ ràng, để nâng cao kết quả đầu ra ta phải áp dụng đồng thời các biện pháp nhằm làm cho tốc độ tăng của doanh thu luôn lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Việc tăng doanh thu có thể tiến hành thông qua việc tăng sản lượng vận tải, tăng cước giá. Trong điều kiện hiện nay, sức ép cạnh tranh trên thị trường vận tải biển nội địa từ phía các công ty tư nhân và cả từ một số doanh nghiệp thành viên khác trong Tổng công ty ngày càng tăng, xu thế container hoá là những nguy cơ làm giảm cơ hội kinh doanh và khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường của XNLH ở thị trường trong nước. Hơn thế nữa giá nguyên vật liệu trong nước tăng cao và tăng nhiều lần trong năm, mức thu phí và lệ phí hàng hải theo Quyết định số 48/2001/QĐ/BTC, ngày 28/05/2001 của Bộ Tài Chính tăng 25%; giá cước mất ổn định và có xu hướng giảm liên tục. Trước thực trạng trên, tôi xin đưa ra các giải pháp sau nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định : ỉ Đẩy mạnh hoạt động vận tải trên tuyến nước ngoài Trong tình hình thị trường vận tải trong nước gặp nhiều khó khăn như vậy, XNLH nên đầu tư đội tàu theo xu hướng để thực hiện dịch vụ vận chuyển tuyến nước ngoài. Nguyên nhân là do so với tuyến vận chuyển trong nước thì tuyến vận chuyển nước ngoài có cước phí vận chuyển cao hơn, nguồn nhiên liệu giá rẻ hơn, không phải nộp thuế GTGT, dẫn đến lợi nhuận thu được từ tuyến hoạt động này cao hơn nhiều so với tuyến trong nước. ỉ Giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Như đã phân tích ở phần II, tuy doanh thu tạo ra rất lớn song chi phí sản xuất - kinh doanh lại rất cao, dẫn đến lợi nhuận thu được chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu đạt được. Tiền lương cho đội ngũ sĩ quan, thuyền viên cũng là một khoản chi phí lớn trong chi phí hoạt động của XN. Nếu XN có thể sử dụng tối đa thuyền viên Việt Nam làm việc thay cho việc phải thuê thuyền viên nước ngoài với chi phí cao hơn sẽ góp phần làm giảm đáng kể chi phí kinh doanh của Xí nghiệp. ỉ Chính sách đối với các tàu biển cũ Đối với các tàu biển cũ, là tài sản có giá trị thu hồi lớn và giá trị còn lại không còn nhiều thì doanh nghiệp nên có biện pháp để xử lý, vì theo chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2002 thì giá trị phải khấu hao bằng chênh lệch giữa nguyên giá và giá trị thu hồi ước tính nên khi đó doanh nghiệp sẽ không được trích khấu hao những tàu đã hết giá trị phải khấu hao, nên sẽ không có nguồn khấu hao để bù đắp cho các nhu cầu trả nợ nên: Phải tính toán hiệu quả kinh doanh thực tế của các tàu đó, từ đó so sánh và đưa ra biện pháp như: - Cổ phần hoá từng phần. - Bán hoặc chuyển nhượng để lấy vốn tái đầu tư. Về mặt xã hội thì phải có chiến lược lâu dài đối với việc sử dụng loại tàu như cỡ tàu, đào tạo thuyền viên và các chuyên viên để quản lý cho phù hợp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng của việc đầu tư trang bị các tàu biển hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng trên các tuyến quốc tế. Đối với việc đầu tư tàu, do tàu mới và tàu cũ so sánh về mức doanh thu tương đối so với cỡ tàu không khác nhau nhiều, mặt khác, khi đầu tư mới thì giá thành rất cao, doanh nghiệp phải vay vốn thương mại trong thời gian kinh doanh dài nên không thể lường trước được rủi ro và sự biến động của thị trường, do vậy nên khi đầu tư doanh nghiệp nên chú ý đến việc mua các tàu đã qua sử dụng với giá thấp và tận dụng khai thác kéo dài thời gian, tạo nguồn lợi nhuận và giải quyết lao động xã hội ở XNLH, từ đó tích luỹ để đầu tư lớn. Như vậy, sẽ tăng được khả năng tự cân đối về tài chính, hay tỷ suất tự tài trợ. Thứ tư: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do tính chất liên tục của quá trình sản xuất dẫn đến sự cần thiết doanh nghiệp nào cũng phải có một số vốn thoả đáng để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và lưu thông. Để quá trình kinh doanh có hiệu quả cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng TSLĐ = Kết quả đầu ra Vốn lưu động bình quân Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cần phải tăng kết quả đầu ra và giảm tới mức hợp lý vốn lưu động. ỉ Xác định mức vốn lưu động hợp lý Để có mức vốn lưu động hợp lý, XNLH cần phải có kế hoạch dự toán mức vốn lưu động từng kỳ, đồng thời xem xét vốn lưu động trong mối quan hệ với các chỉ tiêu và khả năng thanh toán. Như phân tích ở phần II, XN đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh. Để đảm bảo khả năng thanh toán này, cũng như hạn chế bị chiếm dụng vốn, XN phải tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, nhằm tăng cường lượng tiền mặt dự trữ ở mức hợp lý, tránh trường hợp phải bán gấp các tài sản lưu động khác để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, XN cần phải dự đoán nhu cầu tiền và xác định mức dự trữ hợp lý. Hàng năm, XN phải sử dụng vật tư phục vụ cho sửa chữa tàu vận tải của mình, do vậy XN còn phải lập kế hoạch dự tính chính xác lượng vật tư và nhiên liệu theo từng tháng, từng quý. Nếu việc dự tính nhu cầu nhiên liệu vật tư chính xác sẽ góp phần làm giảm chi phí trong kỳ. ỉ Nâng cao số vòng quay của vốn lưu động Khi số vòng quay tăng, thì tốc độ chu chuyển của vốn lưu động tăng, do đó hiệu quả sử dụng vốn cũng được năng cao. Hệ quả trực tiếp của việc nâng cao số vòng quay của vốn lưu động là thời gian của một vòng luân chuyển sẽ giảm xuống, do đó XN sẽ thu hồi vốn được nhanh hơn. Cụ thể đối với vốn bằng tiền, ta có thể giảm chu kỳ vận động của tiền mặt bằng cách giảm thời gian thu hồi những khoản phải thu; kéo dài thời gian chậm trả các khoản phải trả bằng việc trì hoãn thanh toán trong điều kiện có thể. Đối với các tài sản lưu động khác, XN phải lập dự toán chính xác về các hợp đồng kinh doanh với khách hàng, để từ đó có kế hoạch dự trữ vật tư, nguyên vật liệu hợp lý, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng, xem xét việc thu hồi các khoản thanh toán với khách hàng Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán Thứ nhất : Hạch toán khoản mục xây dựng cơ bản Về doanh thu xây dựng cơ bản: theo nhận định của tôi thì việc xây dựng cơ bản chủ yếu tự làm để phục vụ cho nội bộ XNLH (như việc xây kho chứa hàng cho Cảng hoặc các công trình phục vụ cho XNLH). Như vậy, nếu hạch toán lợi nhuận thu được từ các khoản trên thì như vậy sẽ không đảm bảo tính khách quan của doanh số và lợi nhuận. Vì thực chất các khoản lãi mang lại do hoạt động đầu tư XDCB và việc sử dụng tài sản đó phải trích khấu hao của các tài sản đó. Như vậy, tính lợi nhuận trong năm nay có nghĩa thì ta phải trả cho các năm sau về phần lợi nhuận mà ta đã hưởng trong các năm trước. Theo nguyên tắc xác định doanh thu thì không được xác định doanh thu đối với hàng hoá mình vẫn còn chịu rủi ro về sở hữu, sử dụng, đối với hàng hoá bán mua cho chính mình, Chính vì vậy, nếu hạch toán hoạt động xây dựng cơ bản như hiện nay sẽ dẫn đến nhận định không chính xác như sau: Trước hết thông qua báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh chi tiết cho từng hoạt động của XN năm 2001 ta lập bảng phân tích 18 (trang 80) Nếu căn cứ vào bảng phân tích số 18 này ta sẽ đưa ra nhận xét là trong các hoạt động kinh doanh trên thì hoạt động "Vận tải" chiếm tỷ trọng doanh thu thuần cao nhất trong tổng doanh thu thuần của toàn XN (75,736%) và tỷ trọng lợi nhuận thuần cũng cao nhất 70,743%, do vậy chắc chắn doanh nghiệp nên đầu tư chú trọng khai thác hoạt động vận tải. Tuy nhiên, hoạt động đạt "Hệ số doanh lợi doanh thu thuần" cao nhất lại thuộc về hoạt động "Xây dựng cơ bản" (7,838%), song đây là hoạt động chiếm mức doanh thu thuần thấp nhất trong các loại hình hoạt động tại XN. Điều này chứng tỏ đây là một kết cấu đầu tư kinh doanh không hiệu quả, vì loại hình kinh doanh đạt doanh thu thuần cao nhất chỉ đạt mức lợi nhuận trên doanh thu thuần xếp thứ ba, còn hoạt động kinh doanh đạt mức doanh thu thấp nhất lại đạt hiệu quả lợi nhuận trên doanh thu thuần cao nhất. Dẫn đến đưa ra nhận định là: Do cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh không hợp lý làm giảm hiệu quả sản xuất - kinh doanh của XNLH, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì XN nên đầu tư thêm cho hoạt động xây dựng cơ bản và nâng cao hơn nữa hiệu quả từ loại hình hoạt động vận tải. Bảng 18 : Bảng phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Doanh thu thuần Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Hệ số doanh lợi doanh thu thuần Số tiền(đồng) (%) Số tiền(đồng) (%) Khai thác cảng 2.835.675.091 3,906 41.644.616 2,273 1,469 Vận tải 54.985.461.370 75,736 1.296.077.610 70,743 2,357 KD cát đen 4.602.947.502 6,340 157.750.846 8,610 3,427 XDCB 2.226.008.793 3,066 174.475.299 9,523 7,838 DVụ khác 7.951.154.884 10,952 162.152.418 8,851 2,039 XNLH 72.601.247.640 100 1.832.100.789 100 2,524 Rõ ràng đây là một nhận định không chính xác, nhưng nguyên nhân là do việc hạch toán hoạt động xây dựng cơ bản không được khách quan. Do đó, đối với hoạt động xây dựng cơ bản phục vụ cho bản thân đơn vị thì không được hạch toán vào doanh thu, còn đối với doanh thu thu được từ hoạt động xây dựng cơ bản cho các đơn vị thành phần khác trong nội bộ XNLH thì không được tính là doanh thu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp của toàn bộ XNLH. Thứ hai : Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm XNLH cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, không thể để thủ quỹ kiêm làm một số phần hành kế toán như tình hình hiện nay tại cơ quan văn phòng XNLH. Thứ ba : Tăng cường áp dụng kế toán máy Tại một số đơn vị thành phần của XNLH có áp dụng kế toán máy song việc áp dụng chưa triệt để nên không khai thác được các ưu thế của việc áp dụng kế toán máy, ví dụ tại Cảng Khuyến lương, đây là đơn vị trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh, và kinh doanh trên nhiều lĩnh vực hoạt động, do vậy các nghiệp vụ hàng ngày phát sinh với số lượng rất lớn, song chương trình kế toán máy chỉ được áp dụng để xử lý các số liệu tổng hợp còn các số liệu chi tiết vẫn áp dụng kế toán thủ công. Chính vì vậy XN nên quan tâm chú trọng hơn nữa đến việc áp dụng kế toán máy một cách hiệu quả hơn nữa nhằm năng cao hiệu quả của công tác kế toán của XN. Thứ tư : Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mặc dù chưa bắt buộc, nhưng với những lợi thế mà Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mang lại sẽ cung cấp cho đơn vị, cũng như những người có quan tâm biết được nhiều thông tin bổ ích. Thông qua việc phân tích, người sử dụng thông tin cũng thấy được khả năng thanh toán của đơn vị, biết được tiền tệ hiện có được sinh ra bằng cách nào và chúng được sử dụng ra sao, đồng thời biết được mối quan hệ giữa lãi (lỗ) ròng với luồng tiền tệ cũng như các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính ảnh hưởng tới tiền tệ ở mức độ nào, làm tăng hay giảm tiền tệ từ đó tăng cường hơn nữa tính chủ động trong việc quản lý vốn nói chung và vốn bằng tiền nói riêng. Tuy nhiên, việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại tương đối phức tạp đòi hỏi hệ thống thu thập thông tin của doanh nghiệp đầy đủ. Em có đề xuất là XNLH nên hướng tới thực hiện lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để từ đó giúp XNLH nói chung cũng như các đơn vị thành phần đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn, giúp XN có thể xây dựng tốt kế hoạch phát triển kinh doanh của mình. Nếu XN áp dụng kế toán máy một cách toàn diện sẽ giúp đồng thời giải quyết được rất nhiều vấn đề trong việc hoàn thiện công tác kế toán ví dụ như vừa nâng cao hiệu quả hoạt động kế toán, vừa giải quyết được việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách đơn giản hơn. Mục lục Danh mục tài liệu tham khảo 1. Tiến sĩ Nguyễn Văn Công Lập, đọc, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính. - Nhà xuất bản Tài chính 2001 2. Ngô Thế Chi Đọc và phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài chính 1996 3. Tiến sĩ Nguyễn Thị Đông Lý thuyết hạch toán kế toán - Nhà xuất bản Tài chính 1997 4.Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Khoa Kế toán - Kiểm toán trường ĐHKTQD -2001 5.Nguyên lý về kế toán Mỹ 6.Tiến sĩ Nguyễn Minh Phương Giáo trình Kế toán quản trị - Nhà xuất bản giáo dục 1998 7. Một số sách báo tạp chí khác có liên quan Phụ lục Bảng cân đối kế toán (Ngày 31 tháng 12 năm 2001) Đơn vị tính : đồng Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ A. tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn 100 13.124.666.999 15.448.810.733 I. Tiền 110 1.154.860.418 3.180.515.803 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân quỹ) 111 190.147.854 320.496.091 2. tiền gửi ngân hàng 112 964.712.573 2.860.019.712 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu 1. Phải thu của khách hàng 131 5.681.532.576 5.598.879.737 2. Trả trước cho người bán 132 490.300.000 1.011.342.412 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 3.130.128 51.547.895 4. Phải thu nội bộ 134 5. Các khoản phải thu khác 138 412.774.118 363.415.090 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 -500.431.930 IV. Hàng tồn kho 140 2.322.597.445 2.201.996.301 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên liệu vật liệu tồn kho 142 1.118.036.063 1.185.275.223 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 143 20.107.681 31.477.731 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 835.389.481 401.024.979 5. Thành phẩm tồn kho 145 334.475.720 247.005.935 6. Hàng tồn kho 146 4.588.500 337.212.433 7. Hàng gửi đi bán 147 V. Tài sản lưu động khác 150 3.059.472.314 3.540.545.425 1. Tạm ứng 151 3.059.472.314 3.525.375.139 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ NH 155 VI. Chi sự nghiệp 160 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 29.665.603.201 70.641.857.067 I. Tài sản cố định 210 25.219.718.739 68.571.125.790 1. Tài sản cố định hữu hình 211 25.195.588.739 68.546.995.790 - Nguyên giá 212 42.492.508.556 90.838.542.990 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 - 17.296.919.817 - 22.291.547.200 2. Tài sản cố định thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 24.130.000 24.130.000 - Nguyên giá 218 24.130.000 24.130.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 2.478.100.866 1.815.700.000 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 2.468.100.866 1.805.700.000 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 229 10.000.000 10.000.000 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 1.947.783.596 235.031.277 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 20.000.000 20.000.000 Tổng cộng tài sản 250 42.790.270.200 86.089.667.800 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 30.629.123.631 72.358.609.090 I. Nợ ngắn hạn 310 15.843.973.631 22.462.309.426 1. Vay ngắn hạn 311 530.000.000 3.800.000.000 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 11.382.453.196 13.528.186.120 4. Người mua trả tiền trước 314 45.457.639 570.363.080 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 - 25.171.475 - 115.002.117 6. Phải trả công nhân viên 316 978.831.637 1.578.912.322 7. Phải trả các đơn vị nội bộ 317 1.853.845.487 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 318 2.932.402.634 3.099.850.021 II. Nợ dài hạn 320 14.725.000.000 48.970.166.200 1. Vay dài hạn 321 14.725.000.000 48.970.166.200 2. Nợ dài hạn khác 322 III. Nợ khác 330 60.150.000 926.133.464 1. Chi phí phải trả 331 905.333.464 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 60.150.000 20.800.000 B. nguồn vốn chủ sở hữu 400 12.161.146.569 13.731.058.710 I. Nguồn vốn quỹ 410 12.051.422.880 13.570.102.757 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 39.595.870.160 40.082.072.819 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 93.284.939 93.284.939 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 -27.637.732.219 - 26.605.255.001 7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 109.723.689 160.955.953 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 99.567.803 100.781.543 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 10.155.886 12.735.886 3. Quỹ quản lý của cấp trên 423 47.438.524 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 Tổng cộng nguồn vốn 430 42.790.270.200 86.089.667.800 Kết quả hoạt động kinh doanh Ngày 30 tháng 12 năm 2001 Phần I: Báo cáo lãi lỗ: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Kỳ trước Kỳ này Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ +Chiết khấu +Giảm giá +Hàng bán bị trả lại +Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp 1. Doanh thu thuần 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp 4. Chi phí bán hàng 5. Chi phí quản lý DN 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính 7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính - Các khoản thu bất thường - Chi phí bất thường 8. Lợi nhuận bất thường 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 10. Thuế thu nhập DN PN. 11. Lợi nhuận sau thuế 01 03 04 05 06 07 10 11 20 21 22 30 31 32 40 41 42 50 60 70 80 72.601.247 72.601.247.640 66.164.528.645 6.436.718.995 4.604.618.206 1.832.100.789 463.113.305 1.543.441.021 - 1.080.327.716 1.330.022.811 1.054.939.666 275.083.145 1.026.856.218 1.026.856.218 49.301.273.612 49.301.273.612 44.389.164.085 4.912.109.527 4.446.553.475 465.556.052 21.333.138 21.333.138 1.249.939.421 1.332.170.437 - 72.231.016 414.658.174 414.658.174 Kết luận Một vấn đề luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp hiện nay là Vốn kinh doanh, làm thế nào để có đủ được Vốn kinh doanh cần thiết và sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Đây cũng là một vấn đề mà Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông đang tìm mọi cách để giải quyết một cách thoả đáng nhất. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông, đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Xí nghiệp, cho tôi thấy rằng phân tích tình hình tài chính đóng vai trò rất lớn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của XN, đây là công cụ để lãnh đạo Xí nghiệp đánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của để có phương hướng chỉ đạo hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị mình góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp. Hiện tại, mặc dù tình hình tài chính tại Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông còn gặp nhiều khó khăn nhưng Xí nghiệp đã cố gắng hợp lý hoá, sử dụng và điều phối vốn sao cho có hiệu quả nhất và đã thu được những kết quả tốt như đã phân tích ở phần trên. Vì thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Qua đây, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - thạc sĩ Phạm Đức Cường và phòng kế toán Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3074.doc